Quyển 5 - Chương 1: BỨC TƯỜNG BÁ LINH
Triệu Huấn
22/04/2014
Kết thúc chuyến viễn du Đông Nam Á viếng mộ Tùng Lâm tôi làm một báo cáo mật khá dài chuyển về cho tướng Đức. Sau khi phân tích thất bại trong
việc đưa toán chính khách lưu vong đổ bộ, kẻ địch đã chuyển hướng sang
chiến lược gây bạo loạn, lập mật cứ, hi vọng gây vết dầu loang, hình
thành vùng da báo làm cơ sở gây mất ổn định lâu dài cho đất nước. Tôi
làm báo cáo về cho tướng Đức tường thuật rõ những biến đổi ở mật cứ
Bêta, cái chết của tướng Tùng Lâm và đôi nét "trích ngang" về người kế
vị anh. Từ một căn cứ huấn luyện biệt kích quy mô nhỏ nay Bêta đã trở
thành một quân doanh đông đúc, đồn trú hàng chiến đoàn lính biệt kích
được vũ trang hiện đại trong tư thế sẵn sàng xuất kích. Cuộc phỏng vấn
phó đô đốc Lưu Hoàng Minh đã hé mở những bí mật cuộc hành quân sắp tới.
Trung tâm điện cho tôi cần theo dõi kỹ động tĩnh để báo cáo: kịp thời những diễn biến và dự đoán. Tôi đã đi lại chơi bời với Hào hàng tháng trời, viếng thăm mọi cảnh quan du lịch nổi tiếng trong vùng, nhưng cũng không nhận được tin tức gì mới hơn. Tiền bạc đã cạn. Mấy bài báo gửi về cho ông Bùi Hạnh được hoan nghênh xã giao. Ông luôn luôn giục tôi kết thúc chuyến công du vì sợ chi phí quá lớn sẽ vượt khả năng đài thọ của toà báo.
Tôi đành bay về Mỹ và trông chờ vào đường dây liên lạc đường dài với Trương Tấn Hào để nghe ngóng thêm.
Loạt phóng sự dài của tôi về Đông Nam Á và những triển vọng đổi thay trong quốc nội được lần lượt đăng tải trên tờ Chim Việt. Những quốc gia vốn theo Mỹ tham gia cuộc chiến chống lại Việt Nam đều đã có cái nhìn mới mẻ về đất nước này. Sau sự công nhận về ngoại giao là mở rộng giao thương hợp tác. Đi đầu là Thái Lan với khẩu hiệu: Biến Đông Dương từ một chiến trường thành thương trường! Việt Nam đã hưởng ứng và hoan nghênh sáng kiến này. Việt Nam muốn khép lại quá khứ hướng về tương lai, mở cửa hợp tác đôi bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau. Việt Nam cũng đã kết thúc tiến trình rút khỏi Căm-pu-chia đúng dự định. Mỹ chẳng còn lý do cấm vận, cô lập Việt Nam ngoài vấn đề tù binh chiến tranh. Các nước trong vùng ào ạt vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn. Nhiều nước đã vượt lên trước cả Thái Lan, nước đề xướng, trong công việc buôn bán đầu tư. Các nhà kinh doanh Mỹ cũng thấy sốt ruột muốn được Chính phủ Mỹ cắt bỏ cấm vận.
Dĩ nhiên chủ trương biến Đông Dương thành thương trường đã cáo chung nhiều vùng đất thánh, nhiều căn cứ quân sự bí mật của mọi tổ chức phản loạn trên đất nước họ. Việt Nam bước vào một thế ổn định vững vàng hơn. Việt Nam cũng tuyên bố hợp tác với các nước láng giềng đàm phán giải quyết vấn đề người tị nạn theo đúng tinh thần nhân đạo và chủ trương của Liên Hiệp quốc. Thế là những mối bùng nhùng căng thẳng trong vùng đã có hướng giải quyết theo những nguyên tắc khung mà mọi đối tác hài lòng.
Tôi viết những vấn đề trên đúng với hiện thực cuộc sống. Ông chủ bút Bùi Hạnh khi cho đăng cũng hơi ngại. Tuy nhiên công chúng đã đón đọc nồng nhiệt, bằng cứ là số lượng xuất bản tăng mạnh. Nhưng những nhân vật cực đoan trong Liên Minh Việt kiều Hải ngoại thì phản ứng gay gắt. Họ cho là báo Chim Việt đã tuyên truyền không công cho cộng sản Hà Nội, giữa lúc đội ngũ của họ đang đứng trước những nguy cơ tan rã thực sự.
Quả vậy. Cuối thập kỉ tám mươi các nước Xã hội chủ nghĩa đang bước vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Ấu. Brezynski, cố vấn an ninh của Chính phủ Hoa Kỳ tiên đoán là chủ nghĩa Cộng sản sẽ bị biến khỏi mặt đất vào cuối thế kỷ XX. Có thể nó không đúng với quy mô toàn thế giới nhưng ở Đông Âu thì thảm hoạ đã diễn ra trước dự báo. Thoạt đầu là nền kinh tế tập trung vĩ đại của Liên Xô bị thách thức tụt hậu trước Tây Âu, Bắc Mỹ hàng thập kỷ, thậm chí còn thua cả những nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chóp thất bại. Những bất ổn ở Ba Lan, trung tâm của khối Vac-sô-vi làm cho khối quân sự hùng mạnh này mất sức chiến đấu. Tình hình tương tự lan sang các nước Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Đông Đức và cả những nước có mô hình tương tự tuy đã li khai như Nam Tư, Anbani... Và sự kiện lớn nhất biểu trưng cho sự sụp đổ là tháng 11 năm 1989, bức tường Bá Linh bị san bằng. Phương Tây ăn mừng như một ngày hội lớn. Cuối cùng là Liên Xô tan rã. Mười sáu nước cộng anh em chung sống bên nhau bỗng nhiên tách ra, độc lập lạnh nhạt, chê bai, tranh giành, chống đối, thù ghét lẫn nhau. Các nước đế quốc phương Tây hoan hỉ vì đã thanh toán được một đối thủ không đội trời chung. NATO tuyên bố mở rộng sang phương Đông để đẩy Nga vào một tư thế không thể cựa quậy!
Trong suốt cuộc đời chiến đấu của mình chưa bao giờ tôi phải chịu đựng một tổn thất tinh thần lớn lao như vậy. Là người theo chủ nghĩa quốc tế, tôi luôn luôn coi Liên Xô là thánh địa, là ngôi sao chỉ đường, là thành trì của cách mạng thế giới, là niềm tin và ước vọng của những người cần lao nghèo khổ, là kẻ bênh vực cho những dân tộc vong quốc bị áp bức bóc lột, khinh rẻ. Liên Xô đã ủng hộ Việt Nam từ đầu đến cuối để đánh thắng ba đạo quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới. Thế mà Liên Xô lại bị sụp đổ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng thì làm sao tâm hồn tôi không bị tổn thương cho được?
Một người hoạt động bí mật xa Tổ Quốc, tôi chẳng được cấp trên giải thích nguyên nhân, cũng không có cơ hội chia sẻ những thất vọng với đồng chí đồng bào. Xung quanh tôi đầy báo chí, phim ảnh truyền hình, radio quảng bá tưng bừng cuồng nhiệt về những thành quả của cuộc "cách mạng nhung" kì diệu đã quét sạch chủ nghĩa cộng sản ra khỏi nền văn minh châu Âu! Tôi phải quăng báo tắt đài trốn lủi trong "cõi u tịch" của căn buồng riêng bên hồ Green Lake để khỏi phải đối mặt với nỗi đau lý tưởng.
Quang Trung có lẽ cũng linh cảm thấy những diễn biến quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi nên cháu thường ý tứ né tránh công bố những tin thất thiệt. Trà Mỹ thì hồn nhiên hơn, cháu vẫn tươi vui chơi đàn, ca hát và đùa giỡn với em. Chỉ có Bạch Kim là thực sự thông cảm được với những biến động dữ dội đang diễn ra trong óc tôi. Cô an ủi chồng.
- Anh cũng chỉ là người lính trong đạo quân lớn. Thắng bại là do các vị tư lệnh, các tướng lĩnh cầm quân chứ đâu phải tại anh mà phải đau khổ đến thế!
- Anh không phải người lính mà là một chiến sĩ quốc tế, một người tự nguyện đấu tranh cho quyền tự do của các dân tộc!
- Vĩ đại quá! Nhưng thưa chiến sĩ, ông cũng vẫn ở cương vị một người lính. Ông chỉ huy một bà vợ và ba đứa con, nhưng cũng chưa phải chi lương cho ai! Thậm chí cả bản thân ông cũng không có lương lậu theo quân hàm cấp bậc. Vậy ông có khác chi một người lính? Cho nên trách nhiệm của ông không quá lớn, công của ông cũng chưa cao, và hiển nhiên tội cũng chưa to đến mức làm cho bức tường Bá Linh sụp đổ. Xin ông hãy sống bình thường. Đừng vác cái bộ mặt u sầu đưa đám như thế, xấu trai lắm!
- Già rồi, xấu đẹp thì em cũng phải chịu đựng thôi!
- Em chịu đã đành nhưng không nên để mọi người khác nhìn thấy tâm trạng thất bại của anh. Có khi lại bại lộ chân tướng gián điệp của mình đấy.
- Cũng vì thế mà anh chỉ nằm bẹp trong phòng chứ có dám giao du để mọi người nhìn mặt mình đâu.
- Cái chính là anh quá nhạy cảm nên mới bị sức nặng như thế. Các dân tộc đều phải biết lo cho số phận và lợi ích của chính họ. Đông Âu sụp đổ anh có đau buồn lo lắng cũng chẳng giúp gì được họ.
- Tình cảm cách mạng sao có thể thờ ơ với các bạn đồng minh? Bàng quan với những tổn thất to lớn của phe Xã hội chủ nghĩa.
- Thuật ngữ anh dùng đã lạc hậu với thời thế rồi. Việt Nam tuy được sự giúp đỡ chí tình của các nước bạn trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc thống nhất đất nước nhưng lại không tham gia Liên Minh quân sự với nước nào. Trái lại nước ta còn có tên trong danh sách các nước không liên kết. Bây giờ người ta gọi là cộng đồng các nước Xã hội chủ nghĩa chứ không kêu là phe nữa. Anh thấm nhuần tư tưởng quốc tế, tinh thần giai cấp nên anh dễ dao động hơn em. Em nặng đầu óc dân tộc, lấy tinh thần yêu nước làm trọng nên khi Việt Nam đứng vững là em yên tâm rồi!
- Em nông cạn lắm! Anh lo cái bệnh dịch mô hình cơ cấu này nó sẽ lan ra cả cộng đồng. Việt Nam đâu có đứng ngoài cuộc được?
- Hình như tốc độ lan truyền kiểu "đo-mi-nô" sang châu Á có phần suy giảm cường độ. Nó bị chặn đứng lại ở Trung Quốc! Việt Nam được cách li bởi một vùng đệm rộng lớn. Một quốc gia có diện tích rộng thứ ba thế giới với dân số một tỉ hai trăm triệu người chắc không dễ thâm nhiễm hội chứng này. Vả lại Việt Nam là Việt Nam. Ý thức tự tôn dân tộc của mình rất cao. Chúng ta vừa thắng liền mấy đế quốc hùng mạnh, thắng cuộc chiến tranh hai đầu biên giới, nòng súng chưa nguội. Ta lại thắng trong cuộc bao vây cấm vận, ta hoà nhập được với môi trường khu vực. Những bài báo anh viết trong cuộc công du Đông Nam Á - về rất lạc quan. Em tin là Tổ Quốc mình sẽ vượt qua cơn biến động lịch sử để tồn tại.
- Đúng là ta cũng đã có những điều chỉnh mạnh mẽ nên cuộc cấm vận của Mỹ đã không đạt được mục đích chúng mong muốn.
- Theo em chủ trương rút khỏi vũng lầy Cam- pu-chia là một hành động khôn ngoan và dũng cảm. Chúng ta đã thoát ra khỏi thế cô lập.
- Cam-pu-chia là một vấn đề tế nhị. Ta vào Cam-pu-chia là một hành động tự vệ nhưng cũng là một cử chỉ đạo lý, một cuộc trừng phạt hợp pháp đối với chế độ diệt chủng. Nhưng bọn đế quốc đã biến thành vấn đề chính trị để trả thù ta.
- Tiến vào Cam-pu-chia trừng phạt hành động xâm lược, lật đổ chế độ diệt chủng là một chiến tích nghĩa hiệp, một hành động cao thượng. Nhưng ở lại, sa lầy kiên trì chiếm đóng và tuyên bố "không thể đảo ngược" là chẳng khôn ngoan. Bọn đế quốc đã biến chủ đề này thành lợi thế tuyên truyền để chia rẽ ta với các nước xung quanh. May mà những nhà lãnh đạo của chúng ta đánh giá được tầm vóc của vấn đề đã công bố tiến trình rút quân, mở ra quá trình đàm phán hoà bình. Sự kiện đó đã giúp ta lấy lại uy tín ngoại giao, hoà nhập vào môi trường khu vực và mở cửa ra năm châu bốn biển. Em tin là nếu ta biết uyển chuyển linh hoạt trong các vấn đề quốc tế Việt Nam nhất định hạn chế được tác động ảnh hưởng tiêu cực từ Đông Âu lan truyền sang.
Tôi cầm lấy bàn tay vợ xúc động.
- Cảm ơn em đã cổ vũ và giữ vừng tinh thần cho anh!
Nàng cười.
- Đảng biết tin và dựa vào dân, Đảng sẽ mạnh. Tự kiêu tự đại xa rời quần chúng là chết! Anh là đảng viên, là lãnh đạo dĩ nhiên là phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Lo có nghĩa là toan tính công việc chuyển bại thành thắng, yếu thành mạnh chứ không phải lo phiền thoái chí!
Tôi bật cười và phần nào lấy lại được tinh thần lạc quan, hồi phục ý chí chiến đấu.
Trong những ngày tháng xám xịt này thì anh Ân tôi lại tỏ ra khoái chí hả hê. Lâu nay anh không tham gia các hoạt động của Liên Minh Việt kiều Hải ngoại nữa. Quan điểm chính trị của anh không cực đoan chống đối chế độ Xã hội chủ nghĩa như họ. Anh đứng tách biệt nhưng vẫn quan tâm đến diễn biến của tình hình. Anh theo dõi sự sụp đổ của hệ thống các nước Đông Âu một cách thích thú đầy ác ý. Mỗi lần gặp nhau ở bàn ăn anh đều thông báo tình hình diễn biến rất chi tiết. Công chúng biểu tình ủng hộ ai, cảnh sát quân đội ngả về đâu, nơi nào đổ máu, nơi nào ôn hoà. Ai từ chức, chính quyền nào tan rã, chạy trốn, trao quyền, hạ vũ khí? Cá nhân nào trở thành người hùng, thành lãnh đạo, thủ lĩnh. Ai chạy trốn, bị điệu ra toà hay tự sát. Nhóm nào nắm được quyền hành, nhóm nào gây rối, đập phá khuynh đảo, đe doạ dùng bạo lực!... Tất cả được anh tôi ghi chép và tường thuật một cách khoái trá như xem World Cup vậy!
Tôi rất khó chịu, đôi khi không kiềm chế nổi đã chua chát hỏi lại.
- Anh có vẻ thích thú sự rối loạn tan rã đó lắm?
- Tôi rất sợ chiến tranh, kể cả chiến tranh cách mạng! Càng già càng nhát gan. Cứ thấy chết người là mình rợn tóc gáy. Nhưng đây là một cuộc cách mạng "nhung", không có đổ máu ngoại trừ một vài vụ lẻ tẻ không đáng kể. Trông bộ mặt gào thét của họ trên ti vi thấy quyết liệt nhưng cũng rất vui vẻ. Cảnh sát miễn cưỡng dùng dùi cui. Còn quân đội thì hầu như đứng ngoài không can thiệp. Họ tôn trọng ý nguyện của dân chúng. Xem ra ai cũng muốn có thay đổi trong đời sống chính trị. Họ không cần đến sự tiếp tay từ bên ngoài.
- Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lí của phương Tây được huy động hết công suất cổ xuý cho những sự kiện này.
- Đúng thế! Nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự rạn nứt, tan vỡ tự thân. Không có chiến tranh là phúc rồi! Trước đây hai anh khổng lồ cứ dùng vũ khí hạt nhân chĩa vào mặt nhau gầm ghè chửi bới, đe doạ bấm nút! Nếu xảy ra đại chiến thì không sinh vật nào trên trái đất thoát khỏi tai hoạ. Số năng lượng dự trừ của họ đủ sức huỷ diệt bốn lần nhân loại. Không ai khuyên can nổi họ trừ khi chính họ hạ vũ khí từ bỏ tham vọng bá chủ. Mỹ hay Liên Xô sụp đổ cũng đều là niềm vui cho nhân loại. Tôi muốn có một nền hoà bình vô điều kiện! Thế giới cần từ bỏ chiến tranh lạnh trước khi nó trở thành nóng!
- Nhưng khi không còn đối trọng quyền lực thì thế giới sẽ trở thành đơn cực và nước Mỹ sẽ áp đặt thế giới sống trong một nền hoà bình nóng! - Tôi nói - Bản năng ngông cuồng của đế quốc siêu đẳng sẽ tự phong vai trò lãnh đạo thế giới buộc các nước nhỏ phải phục tùng chế độ sen đầm quốc tế của Mỹ.
- Đó sẽ là một bất công tồi tệ về mặt đạo lý nhưng nó cũng làm suy nguy cơ tự sát tập thể nếu như vô thức để xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Nhưng Bạch Kim thì lại phán đoán thời cục quốc tế sau chiến tranh lạnh sẽ chuyển sang một mặt bằng khác. Liên Xô sụp đổ nhưng số nước có vũ khí hạt nhân tăng lên, lượng vũ khí không giảm nên nguy cơ vẫn còn, song khả năng chiến tranh hạt nhân sẽ giảm thiểu nhiều. Cộng đồng Xã hội chủ nghĩa tuy thu nhỏ nhưng vẫn tồn tại với số dân gần một phần tư nhân loại. Thế giới sẽ phân thành đa cực. Mỹ tham vọng nắm vai trò lãnh đạo bá chủ nhưng chắc chắn không dễ dàng.
Những cuộc tranh luận chính trị luôn luôn xảy ra trong gia đình tôi. Tất cả đều là đánh giá dự đoán chứ không thể kết luận. Xa cấp trên chúng tôi không nhận được bất cứ lời động viên giải thích nào. Cứ chủ động tìm hiểu và suy luận trên tinh thần yêu nước và lập trường đổi mới tư duy xã hội chủ nghĩa!
Trong những khu vực có đông cư dân người Việt sinh sống diễn biến tư tưởng cũng vô cùng sôi động.
Vùng quận Cam (Orange), Thành phố San Hosé là nơi có mật độ người Việt đông đúc. Những kiều dân còn dây mơ rễ má với chế độ Sài Gòn trước kia tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Đông Âu sụp đổ là niềm phấn khích lớn, làm họ dịu bớt nỗi hận thù thất trận mà họ phải gánh chịu. Những người lớn tuổi luôn miệng ca ngợi cảnh quan, khí hậu sản vật quê hương xứ sở. Lũ trẻ mới lớn ra đi từ thuở ấu thơ hoặc sinh ra nơi đất khách quê người chỉ biết tròn mắt vểnh tai há mồm lắng nghe. Tinh thần dân tộc được đề cao, ý chí báo oán, phục thù được hâm lại. Mấy người tiên đoán cuộc hành binh tái thiết lần này sẽ dễ dàng như trở bàn tay! Dân chúng trong nước sẽ tận diệt cộng sản đón chờ họ mang tài năng học hỏi được từ Hoa Kỳ về mở mang đất nước. Đám chính khách lưu vong tận dụng cơ hội lôi kéo công chúng về phe mình để chuẩn bị cho cuộc tranh quyền sắp tới. Họ chè chén say sưa, hội hè cuồng nhiệt mong mỏi chớp được thời cơ ngàn năm có một quay về quê hương trong tư thế chiến thắng. Họ cổ vũ mọi người hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ quan trọng trong chính quyền mới khi Tổ Quốc cần đến!
Nhưng trong thời kì này cũng xảy ra hai sự kiện đáng lưu ý.
Thứ nhất là Hà Nội quyết định tha bổng cho mười một nhân vật của Liên Minh Việt kiều hải ngoại. Họ can tội thâm nhập trái phép vào lãnh thổ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với âm mưu bạo loạn lật đổ chế độ. Tuy nhiên âm mưu trên mới nằm trên văn bản và ý nghĩ chứ chưa có hành động và hậu quả trực tiếp đến nền an ninh quốc gia. Bị giam cầm thẩm vấn nhiều năm, những tội phạm tỏ ra ăn năn hối lỗi, thành thực khai báo và thề không bao giờ tái phạm nên được hưởng lượng khoan hồng nhân đạo của Nhà nước Việt Nam. Họ bị trục xuất ra khó lãnh thổ Việt Nam với một khoản phạt vạ tượng trưng. Hội Chữ Thập Đỏ sẽ giúp họ phương tiện để trở về nước họ đang cư trú.
Họ tẩu tán đi một số nước, nhưng phần lớn là ở Mỹ. Có ba người quay về Cali là cựu nghị sĩ Tôn Thất Bình, kỹ sư Lâm Quý Thao và tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch. Khi biết tin này những người lãnh đạo của Liên Minh toan tổ chức linh đình nghinh đón những người "Chiến thắng từ tiền tuyến trở về". Nhưng sau khi bàn đi tính lại các vị thấy rằng mấy chính khách này đã khai báo quá thực thà với Vixi lại còn rẻo mồm hối lỗi tự tội phỉ báng Liên Minh là làm tay sai cho CIA! Hơn nữa họ thất bại và đầu hàng ngay sau khi đổ bộ nên không tôn vinh họ là anh hùng được. Tuy nhiên Ban Chấp hành của Liên Minh vẫn dành cho họ một cuộc đón tiếp thân mật tại trụ sở của Hội. Cũng có diễn văn đón chào, tưởng lệ công lao chiến tích, cũng có bài học kinh nghiệm thành công thất bại. Cũng tôn vinh giá trị lịch sử của cuộc đổ bộ tiên phong, cũng tri ân các chiến sĩ tự do. Và sau đó là sâm banh nổ lốp bốp, tiệc tùng vui vẻ, chè chén no say để trả bữa cho những năm tháng tù đầy đói khát trong lao tù cộng sản!
Là nhà báo, là thành viên của cuộc đổ bộ tôi cũng được mời tham dự để viết bài tường thuật cho báo Chim Việt. Thấy mặt tôi các vị chạy lại tay bắt mặt mừng ôm hôn thắm thiết. Hoàng Bảo Thạch hỏi tôi.
- Trời ơi! Anh Hoài Việt! Không ngờ còn gặp lại anh. Bằng cách nào anh lại về được đây trước bọn tôi?
- Tôi đã chui lọt được bức màn sắt dày đặc của Cộng quân!
- Phải chăng có một phép màu? - ông Lâm Quý Thao tỏ ra thán phục.
- Phép màu thì không, nhưng may mắn thì có. Tôi bị trọng thương, đạn xuyên qua phổi. Tôi lết được vào một bụi rậm nằm im chờ tan cuộc. Họ rút đi hết tôi mới mò ra và thoát chết!
- Ôi thật khó tin. - ông Tôn Thất Bình tỏ vẻ nghi ngờ - Chúng cho hàng đàn chó ngao nòi Đức hung dữ và thính mũi săn lùng chúng tôi nên không ai thoát được. Còn ông bị thương máu mê đầy người mà chúng không đánh hơi thấy! Thật là kỳ lạ.
Tôi giật mình trước thắc mắc có lí của ông ta.
- Nhờ có loại thuốc chống chó của Mlle Mộng Vân mà tôi thoát được. Trước đây khi cộng tác với Mafia chị ấy có thủ được một hộp mang theo. Tôi khoác hộ hành lý nên được hưởng lây!
- Thế Mlle Mộng Vân cũng tẩu thoát với ông à?
- Mlle Eugéni và cả bác sĩ Ngô Thế Vị nữa. Chúng tôi cùng nhau lần ra được tới bãi Kim Ngưu. Chúng tôi phát mật hiệu cấp cứu. Khinh hạm Polar của Hải quân Hoa Ky đã cứu được cả ba anh chị em! Ông Warrens đã tiếp đón thân tình và cho đi nhờ máy bay của USAF về căn cứ không quân Stanford. Từ đấy chúng tôi chia tay nhau. Ông Vị về Hokaido, Mộng Vân đi Paris còn tôi bay tiếp về Cali.
Hoàng Bảo Thạch bắt chặt tay tôi như chúc tụng.
- Thật là một cuộc phiêu lưu kì thú! Thế ông đã viết bài phóng sự lãng du trường thiên này chưa?
- Tôi viết rồi nhưng báo Chim Việt chưa được Liên Minh cho phép đăng. Chính vì muốn bảo vệ cho các ông nên không thể công khai chuyến đổ bộ phi pháp đó được. Nay thì Hà Nội đã phóng thích tất cả mười một yếu nhân. Chúng tôi sẽ tường thuật lại sự kiện lịch sử này để quốc dân tri ân quý vị Chỉ xin các ông kể lại toàn bộ sự tích đấu tranh kiên cường bất khuất của mình cho tôi ghi lại. Cũng có thể các vị tự viết. Báo Chim Việt sẽ lần lượt công bố những tác phẩm giá trị này liên tục trong nhiều số.
Ba chính khách đều im lặng suy nghĩ và khó nói. Tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch đành thay lời.
- Tất nhiên là chúng tôi sẽ viết, nhưng những gì được phép công bố, những gì phải giữ kín thì phải do Ban Chấp hành của Liên Minh cân nhắc và quyết định. Cuộc đấu tranh của chúng ta vô cùng phức tạp và tế nhị. Ông Warrens tài trợ cho toàn bộ cuộc hành quân. Công bố điều gì ta cũng phải tham khảo trước đã. Riêng ông với tư cách nhà báo ông ăn nói dễ hơn bọn tôi!
Ông Lâm Quý Thao cũng phụ hoạ.
- Ông Thạch nói rất đúng. Nếu Liên Minh cho phép thì chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp báo quốc tế để công bố toàn bộ sự kiện lịch sử này trước thế giới chứ không thể làm lúi xùi cò con trên tờ báo nội bộ của Liên Minh được!
- Chí lý! - Ông Tôn Thất Bình tán thành.
Còn tôi thì lại hiểu các ông chỉ muốn tính kế hoãn binh chứ có chiến tích hào hùng gì mà công bố. Chẳng lẽ họ lại bật mí những lời cung khai tự tội với các thẩm phán hình sự quốc nội hay sao!
Tuy nhiên theo lệnh ông Bùi Hạnh tôi vẫn viết một bài tổng thuật lễ đón tiếp những chiến sĩ tự do cứu nguy dân tộc! Ông Bùi Hạnh đọc kỹ và thêm phần tôn vinh vào cuối bài.
"... Tuy cuộc đổ bộ chưa được thành công như mong ước, nhưng các chính khách của tự do đã nêu tấm gương lớn cho thế hệ chúng ta, đã khắc lên một dấu tích chói lọi vào lịch sử dân tộc! Tuy bị bắt, nhưng những chiến si tiêu biểu của chúng ta đã kiên cường bất khuất dùng lý lẽ chính đạo, vĩ nhân đại nghĩa đánh bại lý luận cộng sản buộc chúng phải trả lại tự do! Chiến tích huy hoàng đó dù nhỏ bé nhưng cũng đã góp sức mạnh làm tan ra chủ nghĩa cộng sản toàn cầu, làm vỡ tung bức tùng Bá Linh, đẩy Đông Âu tự sụp đổ hoàn toàn. Việt kiều Hải ngoại vô cùng biết ơn và đời đời ghi danh nhũng con người trung dũng đó!...".
Tôi cũng buộc phải chấp nhận đoạn kết hùng hồn đó của chủ bút. Chỉ có điều nó chẳng nhất quán gì với phần phóng sự miêu tả bên trên của bài này. Chắc bạn đọc sẽ phải ôm bụng cười về tác phẩm đầu Ngô mình Sở này của tôi!
Cụ Hoàng Cơ Bảo tuổi gần chín chục, má hóp mắt trũng, mi trên chảy xệ nhìn đời như thiu thiu ngủ, da mặt nhăn nheo như quả táo khô, râu tóc bạc phơ, mình gầy như hạc. Đi đâu cũng phải chống chiếc gậy trúc hoặc có người xốc nách. Người ta đang tính mua cho cụ chiếc xe đẩy có động cơ điện để cụ di chuyển theo các tuyến đường dành cho người tàn tật. Với cương vị Chủ tịch danh dự của Liên Minh cụ vẫn gắng gượng hoạt động. Cụ cảm thấy ngọn cờ đại nghĩa ba xọc của mình đang có cơ may được cắm trên cột thành Thăng Long cổ kính như trước đây nó đã có một thời gian phất phới sóng đôi với lá cờ tam tài của mẫu quốc. Ôi nếu lịch sử tái diễn thêm một lần nữa thì cụ có chết cũng thoả lòng mong ước. Sức khoẻ của cụ suy sụp từ khi chính khách Hoàng Bảo Thạch, ông con trai yêu quý, người kế vị, kẻ hương khói, niềm hy vọng duy nhất của cụ bị mất tích. Suốt đời theo đuổi chính trường, nhiều lần đạt tới cực trị là thủ lĩnh phe đối lập, nhưng đồng tiền và họng súng chưa bao giờ cho cụ sờ nắm được đến quyền hành pháp, những chức vụ có khả năng sinh lợi. Thế nên đến gần chết cụ vẫn phải sống thanh bạch với đồng tiền trợ cấp chó chết đầy ô nhục. Cụ hy vọng ông con trai tài năng có thể trở thành Tổng trưởng, Quốc vụ khanh thậm chí Thủ tướng lâm thời dù chỉ là bù nhìn lưu vong mà cũng chưa thành đạt. Ngay lần xáp trận đầu tiên vị chính khách đầy ảo vọng đã chui gọn vào cái bẫy giăng sẵn của Việt Cộng!
Cụ Bảo đang phấn khích cao độ trước sự kiện Đông Âu sụp đổ thì lại hay tin con về. Niềm vui tăng trưởng đến mức có thể làm vỡ tim. Nhìn thấy mặt con khoẻ mạnh béo tốt cụ càng sung sướng.
- Làm sao con về được đây? Một nhân vật quan trọng như con mà lại được cộng sản tha bổng dễ dàng thế hay sao? Chắc các tổ chức Hồng thập tự, ân xá quốc tế hay nhân quyền trên thế giới đã vận động gây sức ép để buộc chúng phải thả con?
- Chúng con đi theo con đường mật nhập của CIA. Không ai công bố chuyện thất thiệt này nên chẳng tổ chức quốc tế nào thèm đê mắt tới. Vả lại cuộc đổ bộ này là hành động phản loạn bất hợp pháp, trái với công ước và thông lệ quốc tế.
- Thế mà chúng lại không dám công khai xét xử đành phải giam ngầm rồi phóng thích!
Bảo Thạch cười.
- Vì chúng con là sản phẩm của CIA nên họ cần im lặng phong toả tin tức điều tra để cạo trọc mạng lưới cơ sở rồi mới buông tha những kẻ ngoại nhập vô tích sự. Xét xử tùm lum dứt dây động rừng khiến các chiến hữu nội địa lẩn trốn tẩu thoát thì bất lợi cho họ.
Cụ Bảo cười.
- Kể ra họ cũng ngu. Cả một Chính phủ lâm thời với đầy đủ chức danh mà chúng dám coi là những kẻ vô tích sự. Chắc là con và các chiến hữu đã kiên cường bảo vệ khí tiết không chịu cung khai nên chúng tưởng chỉ là một băng nhóm hữu dũng vô mưu, những tên lính đánh thuê tham tiền liều mạng nên mới khinh khi phóng thích?
- Thưa cha chúng con đã không kiên cường bất khuất như những lời chào đón, những bài viết tán dương thái quá của báo Chim Việt đâu. Việt Cộng chưa tra tấn mà chúng con đã vội vã cung khai để mong được khinh giảm tội trạng. Họ còn thuộc tung tích, nhân cách đám chính khách lưu vong hơn cả chúng con hiểu biết về nhau. Họ tha vì biết rằng chúng con đã hết độc tố phản kháng, nuôi nữa cũng chỉ thêm tốn phí công quỹ mà thôi. Tống xuất, phạt vạ tượng trưng là phương sách tốt nhất. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố hoan nghênh cử chỉ nhân đạo này của họ. Trong giai đoạn mối bang giao Việt-Mỹ đang tiến theo xu hướng bình thường thì hành động trên của họ là khôn ngoan và thiện chí!
- Trời ơi con mới ăn cơm tù cộng sản mấy năm mà đã nhiễm phải luận điệu nhồi sọ của họ. Ta tưởng là cảnh tù đầy hà khắc của kẻ thù đã tôi luyện những chiến sĩ tự do thêm kiên cường sáng suốt mới phải. Không ngờ con lại khen chúng là khôn ngoan thiện chí!
- Cơm tù của họ làm sao ngon như cơm của Pháp của Mỹ của Tầu. Con không sụt cân là may lắm rồi. Họ chẳng có gì làm xoay chuyển được bộ óc con. Con cũng chẳng có chút cảm tình nào với họ. Tuy nhiên con nhìn thấy mình rõ hơn. Con đã có bằng thạc sĩ ở châu Âu, bằng tiến sĩ ở Bắc Mỹ. Con mang quốc tịch và hộ chiếu nhiều quốc gia hùng mạnh. Con cũng sống ở các trung tâm văn minh bậc nhất thế giới nhiều hơn ở quê nhà. Ngay khi phải đóng vai Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời con cũng quên đi mình là người Việt!
Cụ Bảo chua chát.
- Đến khi vào tù con mới nhận ra mình là con Lạc cháu Hồng?
- Vâng đúng thế! Việt Nam chiến thắng chứ không phải là chiến bại! Đó là nhận định quay ngoắt của con. Chỉ thừa nhận điều này thì mới giải thích được mọi quan điểm khác!
Cụ Bảo không hiểu Thạch nói như thế là có ẩn ý gì.
- Con muốn nói là Đông Âu sụp đổ Việt Nam sẽ có cơ hội vùng lên lật đổ chế độ cộng sản hiện hành giành chiến thắng chứ gì?
- Ô con không muốn tiên đoán tương lai. Con muốn nói Việt Nam đã chiến thắng những đạo quân xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sừ thế giới hiện đại.
- Con nhầm lẫn lung tung rồi! Ba thừa nhận Việt Cộng được Nga, Tầu yểm trợ đã đánh thắng Việt Nam Cộng hoà. Nhưng giờ đây quan thày họ đã sụp đổ và quay lưng lại với họ. Sớm muộn họ cũng tàn lụi theo! Lúc đó Việt Nam mới thực sự chiến thắng!
Hoàng Bảo Thạch cười.
- Dân tộc Việt Nam gồm hơn bảy chục triệu người. Việt Cộng cùng lắm cũng chưa tới hai triệu. Nếu không được dân chúng ủng hộ hy sinh chiến đấu suốt mấy chục năm trời thì làm sao họ có thể đánh bại được Pháp được Mỹ và cả Tầu nữa? Ta quen tách họ ra để nhận mình mới thực sự là Việt Nam. Những người ôm chân các đạo quân đế quốc xâm lược mới đại diện cho dân tộc! Cuối cùng thì chúng ta đã bị lịch sử quăng vào sọt rác!
Mặt cụ Bảo tái xám, vừa tức giận vừa đuối lý. Cụ đành dùng cái quyền huynh thế phụ áp đảo ông con trai.
- Thì ra con đã phản bội đại nghĩa cao đẹp của chúng ta! Con đã bán linh hồn cho quỷ dữ mất rồi!
- Con chẳng có gì bán cho họ. Cái cha gọi là đại nghĩa cao đẹp của dân tộc thì họ nắm trong tay hết rồi Họ đã tha tội thâm nhập gây bạo loạn cho tất cả toán đổ bộ. Là người chiến thắng họ tỏ ra khoan dung, độ lượng. Kẻ chiến bại chỉ có lòng căm thù đặc sánh. Vì thế họ không còn tỉnh táo đánh giá mọi chân lý khách quan.
- Đúng thế! Mày đang thâm nhiễm hội chứng chiến bại nên ăn nói hồ đồ, không còn phân biệt đúng sai. Chẳng nhận thức nổi chân lý là gì nữa!
Cuộc cãi lộn xảy ra ngay những ngày đầu sau nhiều năm cha con gặp lại khiến cụ Bảo vô cùng buồn bã. Cụ Bao lắm vợ nhiều con, nhưng chỉ có Hoàng Bảo Thạch là tốt mã đẹp trai được học hành đầy đủ nhất. Cậu quý tử lại có lá số tử vi khôi nguyên cát vận, hứa hẹn sự thành đạt lớn lao, vững chắc trong tương lai. Cụ Bảo đã hết lòng vun đắp trước tiên cho những thành tích học vấn trong các đại học đường danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Tiếc rằng đúng vào lúc Thạch có bằng tiến sĩ thì chế độ Cộng hoà bị nhào ra biển, lưu vong trôi dạt đến bên kia bờ Thái Bình Dương. Đặt chân lên đất Mỹ cụ Bảo đã vội lôi kéo đám chính khách lưu vong sáng lập ra Liên Minh Việt kiều Hải ngoại và tiến cử con trai vào vào ban lãnh đạo. Cụ muốn truyền ngôi lãnh tụ cho con.
Những tham vọng chính trị đã làm Thạch quên đi chuyện vợ con để hiến thân cho đại nghĩa dân tộc. Nay đã gần năm mươi Thạch vẫn chăn đơn gối chiếc, không công ăn việc làm. Tất cả các danh hiệu Thường vụ Trung ương, Bộ trưởng lâm thời... đều chỉ là nghiệp dư, hữu danh vô thực! Chuyến thâm nhập qua "bức màn sắt" Thạch và các chiến hữu khác được CIA hứa sẽ chi cho thành viên "Chính phủ' mỗi người ba mươi ngàn đô-la vào tài khoản riêng. Nhưng cuộc hành quân thất bại, Phan Quang Nghĩa, Ngô Thế Vị, Mlle Mộng Vân chạy thoát về căn cứ của Warrens. Bà "Bộ trưởng" đã gay gắt đòi ông Phân Vụ trưởng giữ lời hứa chi trả món tiền trên. Thế nhưng Vvarrens đã nhã nhặn từ chối vì đây là tổn thất chung, mỗi bên đều phải chịu. Cuối cùng mỗi người chỉ được chiếc vé máy bay và ngàn đô tiêu vặt để đưa trả về điểm xuất phát. Giờ đây toán ngồi tù được tha bổng đang kiến nghị đòi CIA phải bồi thường cho họ tiền lương năm năm và khoản ba mươi ngàn đã ký trong giao kèo. Hoàng Bảo Thạch định sau khi thu được khoản truy lĩnh này sẽ từ bỏ chính trường, lấy vợ và mở văn phòng luật sư để kiếm sống cho thanh thản.
Những tin tức về cuộc "cách mạng nhung" xem ra đã bão hoà. Các nước Đông Âu đã thay đổi chế độ nhưng chưa phải là phép màu để giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Tình hình kinh tế chính trị vẫn bất ổn triền miên. Thất nghiệp, vỡ nợ, khủng hoảng, lạm phát vẫn là mối đe doạ thường nhật đối với đại bộ phận dân chúng. Chỉ có biểu tình, đình công, chiếm giữ phong toả các xí nghiệp công trường, kỹ nghệ sex... là diễn ra phong phú và thoải mái! Thay đổi cả một cơ cấu kinh tế đâu phải một sớm một chiều. Trong một số nước, đảng của những người cộng sản đắc cử quay lại cầm quyền.
Cùng lúc ấy Tổng thống Bush trước khi dời Nhà Trắng trao quyền cho ông Clinton đã đi một bước theo hướng tích cực là gỡ bỏ cấm vận tiến tới bình thường quan hệ với Việt Nam. Chính anh Ân tôi là người hoan hỉ thông báo tin này trong bữa ăn gia đình.
Dù đã dự báo được xu hướng nhưng tôi vẫn vô cùng ngạc nhiên vì đề xướng này lại xuất phát từ một tổng thống cộng hoà, một đảng bảo thủ, có nhiều nghị sĩ ác cảm và thâm thù với Việt Nam. Xem thế mới biết áp lực của giới kinh doanh Hoa Kỳ đã đè nặng lên tư duy các chính khách mạnh mẽ đến mức nào!
Bạch Kim hỏi anh Ân.
- Lúc nào cũng thấy anh lạc quan. Bữa qua bức tường Bá Linh sụp đổ anh cũng vui. Nay Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Việt Cộng anh cũng khoái. Em không thể giải thích lập trường của anh ra sao!
- Lập trường của anh là hoà bình, đồi thoại, dân tộc tự quyết. Bất cứ nơi đâu diễn ra điều đó anh đều vui. Nếu bây giờ khối quân sự Bắc Đại Tây Dương tan vỡ anh cũng rất vui. Tiếc rằng điều đó chưa xảy ra!
- Anh không mong Việt Nam sụp đổ sao?
- Việt Nam là Tổ Quốc anh. Tuy không thích thú chủ nghĩa xã hội nhưng anh coi đó là chính thể của người nghèo, là quyền lựa chọn của mỗi dân tộc. Anh có muốn cũng không được. Việt Nam đã chiến đấu ba chục năm cho độc lập thống nhất. Cần được ổn định để xây dựng lại đất nước. Nếu Mỹ quên đi hận thù, gạt bỏ được mặc cảm bại trận, hướng về tương lai thì có lợi cho cả hai dân tộc. Là người Việt tại sao anh lại không thấy vui mừng. Cô Kim, ta mở chai sâm-banh uống chơi!
Bạch Kim hưởng ứng ngay. Tiếng nút chai nổ bốp, bọt rượu trào ra trắng xoá. Kim rót ra li trên chảy tràn xuống li dưới... Mọi người nâng cốc chạm li chúc cho tương lai đất nước ngày càng phồn vinh sánh vai được với các dân tộc văn minh trên thế giới.
Chị Ngọc tôi rưng rưng nước mắt nghĩ có ngày trở lại thăm viếng quê hương, mồ mả ông cha ngoài đất Bắc. Hai cháu Trung và Trà Mỹ tranh nhau kể lại chuyến đi Sài Gòn năm xưa và muốn xin bố mẹ cho về thăm quê ngoại lần nữa. Chỉ có cháu Việt Dũng là chưa biết gì. Cháu tròn mắt nhìn cả nhà vui vẻ hướng về một vùng đất lung linh hư ảo như trong cổ tích.
Không khí trong gia đình tôi vui vẻ thế nhưng ở vùng Little Sai gon thì biểu hiện rất nhiều tình cảm trái ngược. Nhiều người cho sự kiện này đã bước vào trang sử mới, giúp Việt kiều có điều kiện thuận lợi liên hệ với quê hương. Một số khác phẫn nộ và lớn tiếng hơn, chống lại xu hướng bình thường hoá. Họ đòi chính sách bao vây phong toả phải duy trì cho đến khi chế độ cộng sản ở Việt Nam sụp đổ!
Nghe tin cụ Hoàng Cơ Bảo ốm, vợ chồng tôi quyết định đến thăm. Tiện thể cũng tiếp kiến xã giao tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch mới từ tiền tuyến trở về Tôi đã gặp anh ở bữa tiệc mừng của Liên Minh chiêu đãi. Nhưng Bạch Kim thì chưa gặp anh lần nào. Cũng có thể nhắc lại là trước đây Thạch đôi lần nhắm nhe Bạch Kim. Anh đã tỏ tình nhưng cô hoãn binh vì thực ra lúc ấy chúng tôi đã yêu nhau. Trước khi có chuyến đổ bộ của con tàu Amnarg thì chúng tôi cưới nhau.
Thấy chúng tôi đến Thạch ra đón rất thân tình. Sau khi bát tay chào hỏi xã giao Bạch Kim hỏi.
- Em nghe tin bác Bảo ốm, hiện bác nằm ở nhà thương nào?
- Nằm nhà thôi! Cụ tôi chỉ già yếu thôi chứ có bệnh gì đâu mà phải nằm nhà thương.
- Cho phép chúng tôi vào vấn an cụ có được không ạ?
- Được chứ ạ! Anh chị đến có khi cụ tôi khoẻ ra đấy. Cụ nằm liệt giường mấy bữa nay là vì thời tiết chính trị! Hoa Kỳ tháo bỏ cấm vận hướng tới bình thường hoá với Việt Nam mà! Cụ tôi uất lên mà sinh kém ăn mất ngủ đấy!
Nói rồi Thạch dẫn chúng tôi vào buồng cụ. Chúng tôi rón rén mở cửa. Cụ đang dùng kính lúp đọc loại sách chữ to dành cho người già. Chúng tôi cất tiếng chào, cụ bỏ kính quay ngoắt lại, điệu bộ còn nhanh nhẹn. Nhà tôi đặt gói hoa quả làm quà theo kiểu Việt Nam rồi nói.
- Nghe tin bác bị ốm. Chúng con đến thăm có ít trái cây biếu bác.
- Ông bà Nghĩa đấy a? Ngồi chơi! Cảm ơn các vị đã đến thăm. Tuổi già mẫn cảm, hễ thế sự có chuyện gì đau buồn là ốm liền.
Tôi cười.
- Tình hình thế giới là một bức tranh ngoạn mục. Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã. Anh Bảo Thạch lại mới chiến thắng từ "tiền tuyến" trở về. Làm sao bác có thể buồn được?
Cụ ho lên khù khụ, khạc nhổ ra ống phóng rồi mới nói giọng run run hụt hơi.
- Tôi muốn nói chuyện Hoa Kỳ phản bội sự nghiệp của chúng ta kia! Tại sao Bush lại gỡ bỏ cấm vận trong lúc này! Cộng sản Việt Nam đang ngập đến cổ trong khủng hoảng mà lại đi quăng phao cho nó! Ôi ngu quá!
Tôi cười.
- Vì tấm lòng nhân đạo mà bác! Chẳng lẽ thấy người hoạn nạn mà lại nhắm mắt quay đi sao được!
Cụ Bảo cười chua chát.
- Nhưng kẻ hoạn nạn là đứa nào? Có phải cái thằng nó vừa quật mình máu me đầm đìa, thương tích đầy người đó không? Đến lúc nó đang sắp chết chìm lại ra tay cứu vớt thì có phải là ngu đần dại dột gàn dở, đạo đức giả không? Tốt nhất là ấn đầu nó xuống nước thêm vài phút nữa?
- Nhưng ấn đến hơn một thập kỷ nó vẫn không chìm thì liệu có nên kiên trì thêm nữa không thưa cha?
- Mấy năm trước nó còn đồng minh. Nay bạn nó bỏ nó rồi. Nó đang bị cô lập sống dở chết dở, tại sao lại tha chết cho nó? Làm như thế có phải Chính phủ Mỹ đã phản bội gần hai triệu người Việt sống trên đất Mỹ không?
Bạch Kim chắp tay thưa.
- Chuyện này làm con nhớ đến một câu nói của bố con. Bác có nhớ bố con không?
- Tôi lạ gì ông Cự Phách! Bạn Trường Bưởi. Bạn ten-nít, pít-xin. Bạn cô đầu, mạt chược, kéc-mét, đăng-xinh. Chỉ có điều tham vọng khác nhau. Tôi thích quyền lực còn ông ấy khoái làm giàu! Kết cục thì ông ấy lắm tiền hơn nhưng lại không sống dai được như tôi!
- Hồi Pháp rút khỏi Hà Nội anh Ân cháu cũng viết báo công kích, phản ứng và trách cứ người Pháp đã phản bội chúng ta. Anh kêu gọi binh sĩ và dân chúng ở lại từ thủ bảo vệ cố đô chứ không tập kết vào Nam như Hiệp ước Genève quy định. Ba cháu nói: "Làm luật sư mà anh ăn nói hồ đồ. Pháp nó trả lương nuôi anh để chống lại Việt Minh. Nay nó thua trận đành cắn răng rút vào Nam. Là đầy tớ anh phải theo chủ. Nó bảo nói anh nói, nó bảo quỳ anh quỳ, nó bảo lao vào chỗ chết anh cũng phải lao. Đó là nghĩa vụ của người đầy tớ trung thành với chủ. Không thích vai đó anh cứ việc ở lại tử thủ hoặc sống với Việt Minh. Anh bảo nó phản bội vì không ở lại bảo vệ anh là nói ngược, là ngú! Chỉ có đầy tớ phản chủ chứ không ai nói chủ phản tớ!"
Hoàng Bảo Thạch che miệng cười còn tôi phải tế nhị đỡ lời cho cụ Bảo.
- Trước kia Mỹ và Việt Nam Cộng hoà là đồng minh. Nhưng nay thì Việt Nam Cộng hoà chỉ còn là bóng ma của quá vãng. Dân di tản gốc Việt đã được họ cho phép là người Mỹ cả rồi. Toàn là Mc Gill Việt, Victor Hoàng, David Trân, Julie Kim... cả ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, hưởng lương Mỹ, nhận phụ cấp tị nạn Mỹ, chính phủ cũng là Mỹ. Ta được bình đẳng với các sắc dân Bồ, dân Mễ, dân Hoa ,dân Ấn. Ta là con dân Hợp Chủng quốc. Họ cấm vận hay gỡ bỏ cũng là công việc của chính quyền hợp hiến. Sao ta lại bảo họ là ngu là phản bội?
Cụ Bảo bực tức.
- Không phản bội thì cũng là mang con bỏ chợ, là vô trách nhiệm với cộng đồng người Việt. Là vô ân bất kính với vong hồn bốn mươi ngàn quân nhân Mỹ chết trận.
Hoàng Bảo Thạch phải cố làm dịu cảm xúc yếu đuối của ông bố.
- Thực ra người Mỹ cũng đã hết lòng đối với chúng ta. Họ đã đem hai triệu binh sĩ luân phiên vào chiến đấu ở Việt Nam. Họ chi sáu trăm tỷ đô-la. Tất cả vũ khí tân kì đắt giá nhất đều đem ra xử dụng trừ bom hạch tâm. Họ đã ném xuống mảnh đất này mười ba triệu tấn bom đạn đương lượng với bảy trăm trái bom nguyên tử 20KT ném xuống Hiroshima để phá huỷ hàng ngàn thành phố làng mạc cầu cống, đê điều. Họ giết hàng triệu người Việt tay không. Họ muốn biến miền Nam thành hoang mạc, miền Bắc quay về thời kỳ đồ đá. Và cuối cùng họ nhận được kết cục đại bại. Họ phải cưu mang hơn một triệu dân tị nạn. Họ tiếp tục bao vây cấm vận thêm mười bảy năm chờ cho dân Việt chảy máu, kiệt quệ, đói rách bệnh tật chết mòn cho thoả cơn thù hận. Họ giúp những người phục thù tiền bạc chất nổ, thuyền bè để thâm nhập phá hoại gây bạo loạn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có cách giữ vững an ninh ổn định và thoát khỏi vòng kiềm toả của Mỹ. Nói đúng hơn là tất cả các đồng minh cũ của Mỹ dính líu vào chiến tranh đều không đồng tình với Mỹ. Họ đã vào làm ăn với Việt Nam, khép lại một quá khứ đáng xấu hổ để kiến tạo mối hoà hảo với một dân tộc anh hùng, dũng lược và nhân hậu muốn xoá bỏ hận thù. Con nghĩ là nước Mỹ đã thua về quân sự, thua về chính trị, thua về bao vây cấm vận. Họ không muốn thua nốt về kinh tế nữa! Họ đã hành động tất cả vì chúng ta rồi. Cộng đồng di tản cần tri ân, cảm thông hơn là trách móc họ.
- Anh ngu lắm! Nước Mỹ hùng mạnh đủ sức làm tan rã thế giới cộng sản, làm sao có thể thất bại trong kinh tế đối với Việt Cộng được? Chỉ có đứng ngoài tuyên bố cấm vận là đủ cho các quốc gia khác khốn đốn, sụp đổ rồi. Hơn nữa cục diện thế giới đang có lợi cho ta. Chỉ cố gây sức ép chút xíu nữa là Vi-xi hạ cờ thôi. Thế mà lại đi cởi trói cho chúng? Chính sách ngoại giao kiểu ấy có rõ ràng là ngu xi đần độn không!
- Họ khôn ngoan đấy cha ạ. Họ không thể bị đám dân di tản quẩn chân quấy rầy mãi được. Lợi ích của giới kinh doanh Mỹ, của nước Mỹ là trên hết!
Cụ Bảo lắc đầu cười nhạt.
- Anh chị thấy chưa, mới ngồi tù mấy năm mà khẩu khí thằng con tôi đã sặc mùi cộng sản. Quả là chúng biết cách nhồi sọ. Người đằng mình chân thật trắng trong cả tin là dễ nhiễm độc lắm.
- Con nghĩ anh Thạch bao giờ cũng trung thành với đằng mình. Lời anh nói cũng là những ý kiến, quan điểm đã được đăng tải nhiều trên báo chí nước Mỹ. Chỉ có cộng đồng chúng ta chưa có người tài năng được bầu vào cơ quan lập pháp để làm xoay chuyển được các quyết định của Chính phủ. Cầu trời có một Tổng thống Mỹ gốc Việt thì cơ hội phục thù của chúng ta mới có cơ thành đạt!
- Thôi thôi tôi chán các vị Tổng thống lắm rồi. Ông Bush thì như thế. Đến cái cha Clinton này xem ra còn tệ hơn. Mệt lắm!
- Bác mệt rồi bác nằm nghỉ đi!
Chúng cháu không dám quấy rầy bác nữa. Chúng tôi cáo từ, kéo nhau ra phòng khách chuyện trò với Hoàng Bảo Thạch. Sau khi yên vị Bạch Kim tỏ ra ân hận.
- Vui chuyện sa đà tranh luận thời cuộc tôi đã vô tình làm bác Bảo thêm mệt. Tệ hại quá!
- Không sao đâu! Hai bạn không đến hai cha con cũng thường tranh luận với nhau quyết liệt như thế đấy. Ông cụ tôi thích tranh cãi. Thuở trẻ đã từng là nhà hùng biện nổi tiếng. Diễn đàn nào thiếu vắng cụ là mất vui. Nay tuy tuổi đã cao cụ vẫn thích nói nhiều. Đó là bệnh nghề nghiệp mà. Khoẻ nói, ốm cũng nói. Ho rũ, thở không được vẫn nói. Nếu cấm cụ nói cụ càng mệt hơn. Hôm nay anh chị đến thăm cụ được nói thoải mái. Đó là liệu pháp vận động làm bộ óc hưng phấn. Là liều thuốc kích thích làm tâm lý linh hoạt. Có khi mai cụ khỏi bệnh cũng nên!
Lời nhận xét có vẻ hài hước, chúng tôi không tin nhưng cũng thấy vui vui, bớt căng thẳng. Tôi nói.
- Anh Thạch kì này về chắc cũng phải lấy vợ đi chứ? Nhà chỉ có hai người đàn ông buồn hiu!
- Con cái cháu chắt rất đông nhưng ông cụ tôi khó tính không ai ở lâu được vài tháng với cụ. Tôi là đứa con cưng hợp tính nhất mà đôi khi vẫn không chịu nổi. Đưa một cô vợ buông tuồng về thì đến tan cửa nát nhà mất!
- Anh phải chọn một cô con nhà gia giáo, nhu mì hiếu đễ về là cụ ưng ngay thôi.
- Loại người mẫu đó nay rất hiếm. Người nhiều tuổi thường đã có gia đình, ít tuổi ai thiết lấy tôi.
Bạch Kim cười.
- Người Việt hiếm thì kiếm cô gái Mỹ, cãi nhau bằng tiếng Anh có khi cụ lại khoái!
- Lấy vợ Mỹ thì phải nhiều tiền, phải khoẻ. Cả hai thứ mình đều kém, kham sao nổi!
- Đi chuyến vừa rồi nghe nói CIA phải bồi thường theo lương tháng hàm Bộ trưởng và ba mươi ngàn tiền thưởng kèm khoản truy lĩnh theo lãi xuất ngân hàng kia mà. Anh sẽ thừa tiền cưới vợ!
- Toàn là trên giấy cả thôi mà! Thưởng giấy, lương giấy! Tất cả đều do Warrens hứa mồm thôi. Có kí kết giao kèo gì đâu mà đủ lí để kiện cáo đòi truy lĩnh. Chúng tôi cũng đã làm đơn khiếu nại chuyển cho Bảy Dĩ để nó lo chung cho anh em. Tôi được thì anh Nghĩa cũng được. Tóm lại là số phận của linh đánh thuê thì có gì đảm bảo đâu. Tất cả chỉ là canh bạc được ăn cả ngã về không!
- Anh là hàm Bộ trưởng bị bắt mới có lương truy lĩnh. Còn tôi là nhà báo tháp tùng các chính khách, thu nhập theo sản phẩm. Tôi lại chạy thoát sau có một tuần nên không có phụ cấp lưu niên trong tù. Cùng lắm nó cho khoản tiền thưởng ba mới ngàn. Nhưng đã lĩnh một ngàn và chiếc vé máy bay rồi. Trừ đi cũng chẳng còn được bao nhiêu. Ấy là chưa kể bị gã Bảy Dĩ ăn chặn.
Bạch Kim cười.
- Có bị ăn chặn thì anh Thạch cũng đủ tiền cưới vợ!
Thạch cười.
- Xưa kia tôi hỏi Kim cô chê không lấy! Nay đã có ai đâu mà đòi cưới!
- Lúc đó hai anh đều tỏ tình. Anh Nghĩa ở gần nên mạnh thế hơn. Nay em làm mối đền anh Thạch vậy!
- Cảm ơn! Cô định giới thiệu ai cho tôi thế?
- Mlle Eugéni Mộng Vân! Ông Bộ trưởng lấy bà Bộ trưởng! Môn đăng hộ đối, đẹp đôi quá đi chứ?
Tôi lừ mắt gạt đi.
- Không được đâu! Chị Mộng Vân hơn tuổi lấy sao được!
- Gái hơn hai, trai hơn một mà!
- Nhưng chị ấy mãn kinh rồi còn sinh đẻ được đâu mà cưới?
Hoàng Bảo Thạch nháy mắt thì thầm.
- Nói nhỏ chứ! Chị Mộng Vân đã từng là amant của ông cụ nhà mình đấy! Ai lại đi cưới bạn tình của bố làm vợ bao giờ! Văn hoá phương Đông đâu có chấp nhận trò loạn luân đó!
Cả ba chúng tôi ôm bụng cười bò. Cụ Hoàng Cơ Bảo chống gậy lọm khọm đi ra cất tiếng hỏi.
- Có chuyện gì mà cười vui vẻ thế?
Bạch Kim đành nói tránh đi.
- Thưa bác anh Thạch đang muốn tận dụng cơ hội quan hệ Việt-Mỹ bình thường, quay về Việt Nam cưới một cô Vixi trẻ măng đấy ạ!
Cụ Bảo cười nhạt.
- Cũng có thể! Quen vị cơm tù rồi nó có thể làm bất cứ trò vô đạo bất luân nào! Ai mà lường trước được!
Trung tâm điện cho tôi cần theo dõi kỹ động tĩnh để báo cáo: kịp thời những diễn biến và dự đoán. Tôi đã đi lại chơi bời với Hào hàng tháng trời, viếng thăm mọi cảnh quan du lịch nổi tiếng trong vùng, nhưng cũng không nhận được tin tức gì mới hơn. Tiền bạc đã cạn. Mấy bài báo gửi về cho ông Bùi Hạnh được hoan nghênh xã giao. Ông luôn luôn giục tôi kết thúc chuyến công du vì sợ chi phí quá lớn sẽ vượt khả năng đài thọ của toà báo.
Tôi đành bay về Mỹ và trông chờ vào đường dây liên lạc đường dài với Trương Tấn Hào để nghe ngóng thêm.
Loạt phóng sự dài của tôi về Đông Nam Á và những triển vọng đổi thay trong quốc nội được lần lượt đăng tải trên tờ Chim Việt. Những quốc gia vốn theo Mỹ tham gia cuộc chiến chống lại Việt Nam đều đã có cái nhìn mới mẻ về đất nước này. Sau sự công nhận về ngoại giao là mở rộng giao thương hợp tác. Đi đầu là Thái Lan với khẩu hiệu: Biến Đông Dương từ một chiến trường thành thương trường! Việt Nam đã hưởng ứng và hoan nghênh sáng kiến này. Việt Nam muốn khép lại quá khứ hướng về tương lai, mở cửa hợp tác đôi bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau. Việt Nam cũng đã kết thúc tiến trình rút khỏi Căm-pu-chia đúng dự định. Mỹ chẳng còn lý do cấm vận, cô lập Việt Nam ngoài vấn đề tù binh chiến tranh. Các nước trong vùng ào ạt vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn. Nhiều nước đã vượt lên trước cả Thái Lan, nước đề xướng, trong công việc buôn bán đầu tư. Các nhà kinh doanh Mỹ cũng thấy sốt ruột muốn được Chính phủ Mỹ cắt bỏ cấm vận.
Dĩ nhiên chủ trương biến Đông Dương thành thương trường đã cáo chung nhiều vùng đất thánh, nhiều căn cứ quân sự bí mật của mọi tổ chức phản loạn trên đất nước họ. Việt Nam bước vào một thế ổn định vững vàng hơn. Việt Nam cũng tuyên bố hợp tác với các nước láng giềng đàm phán giải quyết vấn đề người tị nạn theo đúng tinh thần nhân đạo và chủ trương của Liên Hiệp quốc. Thế là những mối bùng nhùng căng thẳng trong vùng đã có hướng giải quyết theo những nguyên tắc khung mà mọi đối tác hài lòng.
Tôi viết những vấn đề trên đúng với hiện thực cuộc sống. Ông chủ bút Bùi Hạnh khi cho đăng cũng hơi ngại. Tuy nhiên công chúng đã đón đọc nồng nhiệt, bằng cứ là số lượng xuất bản tăng mạnh. Nhưng những nhân vật cực đoan trong Liên Minh Việt kiều Hải ngoại thì phản ứng gay gắt. Họ cho là báo Chim Việt đã tuyên truyền không công cho cộng sản Hà Nội, giữa lúc đội ngũ của họ đang đứng trước những nguy cơ tan rã thực sự.
Quả vậy. Cuối thập kỉ tám mươi các nước Xã hội chủ nghĩa đang bước vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Ấu. Brezynski, cố vấn an ninh của Chính phủ Hoa Kỳ tiên đoán là chủ nghĩa Cộng sản sẽ bị biến khỏi mặt đất vào cuối thế kỷ XX. Có thể nó không đúng với quy mô toàn thế giới nhưng ở Đông Âu thì thảm hoạ đã diễn ra trước dự báo. Thoạt đầu là nền kinh tế tập trung vĩ đại của Liên Xô bị thách thức tụt hậu trước Tây Âu, Bắc Mỹ hàng thập kỷ, thậm chí còn thua cả những nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Công cuộc cải tổ của Gooc-ba-chóp thất bại. Những bất ổn ở Ba Lan, trung tâm của khối Vac-sô-vi làm cho khối quân sự hùng mạnh này mất sức chiến đấu. Tình hình tương tự lan sang các nước Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Đông Đức và cả những nước có mô hình tương tự tuy đã li khai như Nam Tư, Anbani... Và sự kiện lớn nhất biểu trưng cho sự sụp đổ là tháng 11 năm 1989, bức tường Bá Linh bị san bằng. Phương Tây ăn mừng như một ngày hội lớn. Cuối cùng là Liên Xô tan rã. Mười sáu nước cộng anh em chung sống bên nhau bỗng nhiên tách ra, độc lập lạnh nhạt, chê bai, tranh giành, chống đối, thù ghét lẫn nhau. Các nước đế quốc phương Tây hoan hỉ vì đã thanh toán được một đối thủ không đội trời chung. NATO tuyên bố mở rộng sang phương Đông để đẩy Nga vào một tư thế không thể cựa quậy!
Trong suốt cuộc đời chiến đấu của mình chưa bao giờ tôi phải chịu đựng một tổn thất tinh thần lớn lao như vậy. Là người theo chủ nghĩa quốc tế, tôi luôn luôn coi Liên Xô là thánh địa, là ngôi sao chỉ đường, là thành trì của cách mạng thế giới, là niềm tin và ước vọng của những người cần lao nghèo khổ, là kẻ bênh vực cho những dân tộc vong quốc bị áp bức bóc lột, khinh rẻ. Liên Xô đã ủng hộ Việt Nam từ đầu đến cuối để đánh thắng ba đạo quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới. Thế mà Liên Xô lại bị sụp đổ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng thì làm sao tâm hồn tôi không bị tổn thương cho được?
Một người hoạt động bí mật xa Tổ Quốc, tôi chẳng được cấp trên giải thích nguyên nhân, cũng không có cơ hội chia sẻ những thất vọng với đồng chí đồng bào. Xung quanh tôi đầy báo chí, phim ảnh truyền hình, radio quảng bá tưng bừng cuồng nhiệt về những thành quả của cuộc "cách mạng nhung" kì diệu đã quét sạch chủ nghĩa cộng sản ra khỏi nền văn minh châu Âu! Tôi phải quăng báo tắt đài trốn lủi trong "cõi u tịch" của căn buồng riêng bên hồ Green Lake để khỏi phải đối mặt với nỗi đau lý tưởng.
Quang Trung có lẽ cũng linh cảm thấy những diễn biến quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi nên cháu thường ý tứ né tránh công bố những tin thất thiệt. Trà Mỹ thì hồn nhiên hơn, cháu vẫn tươi vui chơi đàn, ca hát và đùa giỡn với em. Chỉ có Bạch Kim là thực sự thông cảm được với những biến động dữ dội đang diễn ra trong óc tôi. Cô an ủi chồng.
- Anh cũng chỉ là người lính trong đạo quân lớn. Thắng bại là do các vị tư lệnh, các tướng lĩnh cầm quân chứ đâu phải tại anh mà phải đau khổ đến thế!
- Anh không phải người lính mà là một chiến sĩ quốc tế, một người tự nguyện đấu tranh cho quyền tự do của các dân tộc!
- Vĩ đại quá! Nhưng thưa chiến sĩ, ông cũng vẫn ở cương vị một người lính. Ông chỉ huy một bà vợ và ba đứa con, nhưng cũng chưa phải chi lương cho ai! Thậm chí cả bản thân ông cũng không có lương lậu theo quân hàm cấp bậc. Vậy ông có khác chi một người lính? Cho nên trách nhiệm của ông không quá lớn, công của ông cũng chưa cao, và hiển nhiên tội cũng chưa to đến mức làm cho bức tường Bá Linh sụp đổ. Xin ông hãy sống bình thường. Đừng vác cái bộ mặt u sầu đưa đám như thế, xấu trai lắm!
- Già rồi, xấu đẹp thì em cũng phải chịu đựng thôi!
- Em chịu đã đành nhưng không nên để mọi người khác nhìn thấy tâm trạng thất bại của anh. Có khi lại bại lộ chân tướng gián điệp của mình đấy.
- Cũng vì thế mà anh chỉ nằm bẹp trong phòng chứ có dám giao du để mọi người nhìn mặt mình đâu.
- Cái chính là anh quá nhạy cảm nên mới bị sức nặng như thế. Các dân tộc đều phải biết lo cho số phận và lợi ích của chính họ. Đông Âu sụp đổ anh có đau buồn lo lắng cũng chẳng giúp gì được họ.
- Tình cảm cách mạng sao có thể thờ ơ với các bạn đồng minh? Bàng quan với những tổn thất to lớn của phe Xã hội chủ nghĩa.
- Thuật ngữ anh dùng đã lạc hậu với thời thế rồi. Việt Nam tuy được sự giúp đỡ chí tình của các nước bạn trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc thống nhất đất nước nhưng lại không tham gia Liên Minh quân sự với nước nào. Trái lại nước ta còn có tên trong danh sách các nước không liên kết. Bây giờ người ta gọi là cộng đồng các nước Xã hội chủ nghĩa chứ không kêu là phe nữa. Anh thấm nhuần tư tưởng quốc tế, tinh thần giai cấp nên anh dễ dao động hơn em. Em nặng đầu óc dân tộc, lấy tinh thần yêu nước làm trọng nên khi Việt Nam đứng vững là em yên tâm rồi!
- Em nông cạn lắm! Anh lo cái bệnh dịch mô hình cơ cấu này nó sẽ lan ra cả cộng đồng. Việt Nam đâu có đứng ngoài cuộc được?
- Hình như tốc độ lan truyền kiểu "đo-mi-nô" sang châu Á có phần suy giảm cường độ. Nó bị chặn đứng lại ở Trung Quốc! Việt Nam được cách li bởi một vùng đệm rộng lớn. Một quốc gia có diện tích rộng thứ ba thế giới với dân số một tỉ hai trăm triệu người chắc không dễ thâm nhiễm hội chứng này. Vả lại Việt Nam là Việt Nam. Ý thức tự tôn dân tộc của mình rất cao. Chúng ta vừa thắng liền mấy đế quốc hùng mạnh, thắng cuộc chiến tranh hai đầu biên giới, nòng súng chưa nguội. Ta lại thắng trong cuộc bao vây cấm vận, ta hoà nhập được với môi trường khu vực. Những bài báo anh viết trong cuộc công du Đông Nam Á - về rất lạc quan. Em tin là Tổ Quốc mình sẽ vượt qua cơn biến động lịch sử để tồn tại.
- Đúng là ta cũng đã có những điều chỉnh mạnh mẽ nên cuộc cấm vận của Mỹ đã không đạt được mục đích chúng mong muốn.
- Theo em chủ trương rút khỏi vũng lầy Cam- pu-chia là một hành động khôn ngoan và dũng cảm. Chúng ta đã thoát ra khỏi thế cô lập.
- Cam-pu-chia là một vấn đề tế nhị. Ta vào Cam-pu-chia là một hành động tự vệ nhưng cũng là một cử chỉ đạo lý, một cuộc trừng phạt hợp pháp đối với chế độ diệt chủng. Nhưng bọn đế quốc đã biến thành vấn đề chính trị để trả thù ta.
- Tiến vào Cam-pu-chia trừng phạt hành động xâm lược, lật đổ chế độ diệt chủng là một chiến tích nghĩa hiệp, một hành động cao thượng. Nhưng ở lại, sa lầy kiên trì chiếm đóng và tuyên bố "không thể đảo ngược" là chẳng khôn ngoan. Bọn đế quốc đã biến chủ đề này thành lợi thế tuyên truyền để chia rẽ ta với các nước xung quanh. May mà những nhà lãnh đạo của chúng ta đánh giá được tầm vóc của vấn đề đã công bố tiến trình rút quân, mở ra quá trình đàm phán hoà bình. Sự kiện đó đã giúp ta lấy lại uy tín ngoại giao, hoà nhập vào môi trường khu vực và mở cửa ra năm châu bốn biển. Em tin là nếu ta biết uyển chuyển linh hoạt trong các vấn đề quốc tế Việt Nam nhất định hạn chế được tác động ảnh hưởng tiêu cực từ Đông Âu lan truyền sang.
Tôi cầm lấy bàn tay vợ xúc động.
- Cảm ơn em đã cổ vũ và giữ vừng tinh thần cho anh!
Nàng cười.
- Đảng biết tin và dựa vào dân, Đảng sẽ mạnh. Tự kiêu tự đại xa rời quần chúng là chết! Anh là đảng viên, là lãnh đạo dĩ nhiên là phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Lo có nghĩa là toan tính công việc chuyển bại thành thắng, yếu thành mạnh chứ không phải lo phiền thoái chí!
Tôi bật cười và phần nào lấy lại được tinh thần lạc quan, hồi phục ý chí chiến đấu.
Trong những ngày tháng xám xịt này thì anh Ân tôi lại tỏ ra khoái chí hả hê. Lâu nay anh không tham gia các hoạt động của Liên Minh Việt kiều Hải ngoại nữa. Quan điểm chính trị của anh không cực đoan chống đối chế độ Xã hội chủ nghĩa như họ. Anh đứng tách biệt nhưng vẫn quan tâm đến diễn biến của tình hình. Anh theo dõi sự sụp đổ của hệ thống các nước Đông Âu một cách thích thú đầy ác ý. Mỗi lần gặp nhau ở bàn ăn anh đều thông báo tình hình diễn biến rất chi tiết. Công chúng biểu tình ủng hộ ai, cảnh sát quân đội ngả về đâu, nơi nào đổ máu, nơi nào ôn hoà. Ai từ chức, chính quyền nào tan rã, chạy trốn, trao quyền, hạ vũ khí? Cá nhân nào trở thành người hùng, thành lãnh đạo, thủ lĩnh. Ai chạy trốn, bị điệu ra toà hay tự sát. Nhóm nào nắm được quyền hành, nhóm nào gây rối, đập phá khuynh đảo, đe doạ dùng bạo lực!... Tất cả được anh tôi ghi chép và tường thuật một cách khoái trá như xem World Cup vậy!
Tôi rất khó chịu, đôi khi không kiềm chế nổi đã chua chát hỏi lại.
- Anh có vẻ thích thú sự rối loạn tan rã đó lắm?
- Tôi rất sợ chiến tranh, kể cả chiến tranh cách mạng! Càng già càng nhát gan. Cứ thấy chết người là mình rợn tóc gáy. Nhưng đây là một cuộc cách mạng "nhung", không có đổ máu ngoại trừ một vài vụ lẻ tẻ không đáng kể. Trông bộ mặt gào thét của họ trên ti vi thấy quyết liệt nhưng cũng rất vui vẻ. Cảnh sát miễn cưỡng dùng dùi cui. Còn quân đội thì hầu như đứng ngoài không can thiệp. Họ tôn trọng ý nguyện của dân chúng. Xem ra ai cũng muốn có thay đổi trong đời sống chính trị. Họ không cần đến sự tiếp tay từ bên ngoài.
- Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lí của phương Tây được huy động hết công suất cổ xuý cho những sự kiện này.
- Đúng thế! Nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự rạn nứt, tan vỡ tự thân. Không có chiến tranh là phúc rồi! Trước đây hai anh khổng lồ cứ dùng vũ khí hạt nhân chĩa vào mặt nhau gầm ghè chửi bới, đe doạ bấm nút! Nếu xảy ra đại chiến thì không sinh vật nào trên trái đất thoát khỏi tai hoạ. Số năng lượng dự trừ của họ đủ sức huỷ diệt bốn lần nhân loại. Không ai khuyên can nổi họ trừ khi chính họ hạ vũ khí từ bỏ tham vọng bá chủ. Mỹ hay Liên Xô sụp đổ cũng đều là niềm vui cho nhân loại. Tôi muốn có một nền hoà bình vô điều kiện! Thế giới cần từ bỏ chiến tranh lạnh trước khi nó trở thành nóng!
- Nhưng khi không còn đối trọng quyền lực thì thế giới sẽ trở thành đơn cực và nước Mỹ sẽ áp đặt thế giới sống trong một nền hoà bình nóng! - Tôi nói - Bản năng ngông cuồng của đế quốc siêu đẳng sẽ tự phong vai trò lãnh đạo thế giới buộc các nước nhỏ phải phục tùng chế độ sen đầm quốc tế của Mỹ.
- Đó sẽ là một bất công tồi tệ về mặt đạo lý nhưng nó cũng làm suy nguy cơ tự sát tập thể nếu như vô thức để xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Nhưng Bạch Kim thì lại phán đoán thời cục quốc tế sau chiến tranh lạnh sẽ chuyển sang một mặt bằng khác. Liên Xô sụp đổ nhưng số nước có vũ khí hạt nhân tăng lên, lượng vũ khí không giảm nên nguy cơ vẫn còn, song khả năng chiến tranh hạt nhân sẽ giảm thiểu nhiều. Cộng đồng Xã hội chủ nghĩa tuy thu nhỏ nhưng vẫn tồn tại với số dân gần một phần tư nhân loại. Thế giới sẽ phân thành đa cực. Mỹ tham vọng nắm vai trò lãnh đạo bá chủ nhưng chắc chắn không dễ dàng.
Những cuộc tranh luận chính trị luôn luôn xảy ra trong gia đình tôi. Tất cả đều là đánh giá dự đoán chứ không thể kết luận. Xa cấp trên chúng tôi không nhận được bất cứ lời động viên giải thích nào. Cứ chủ động tìm hiểu và suy luận trên tinh thần yêu nước và lập trường đổi mới tư duy xã hội chủ nghĩa!
Trong những khu vực có đông cư dân người Việt sinh sống diễn biến tư tưởng cũng vô cùng sôi động.
Vùng quận Cam (Orange), Thành phố San Hosé là nơi có mật độ người Việt đông đúc. Những kiều dân còn dây mơ rễ má với chế độ Sài Gòn trước kia tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Đông Âu sụp đổ là niềm phấn khích lớn, làm họ dịu bớt nỗi hận thù thất trận mà họ phải gánh chịu. Những người lớn tuổi luôn miệng ca ngợi cảnh quan, khí hậu sản vật quê hương xứ sở. Lũ trẻ mới lớn ra đi từ thuở ấu thơ hoặc sinh ra nơi đất khách quê người chỉ biết tròn mắt vểnh tai há mồm lắng nghe. Tinh thần dân tộc được đề cao, ý chí báo oán, phục thù được hâm lại. Mấy người tiên đoán cuộc hành binh tái thiết lần này sẽ dễ dàng như trở bàn tay! Dân chúng trong nước sẽ tận diệt cộng sản đón chờ họ mang tài năng học hỏi được từ Hoa Kỳ về mở mang đất nước. Đám chính khách lưu vong tận dụng cơ hội lôi kéo công chúng về phe mình để chuẩn bị cho cuộc tranh quyền sắp tới. Họ chè chén say sưa, hội hè cuồng nhiệt mong mỏi chớp được thời cơ ngàn năm có một quay về quê hương trong tư thế chiến thắng. Họ cổ vũ mọi người hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ quan trọng trong chính quyền mới khi Tổ Quốc cần đến!
Nhưng trong thời kì này cũng xảy ra hai sự kiện đáng lưu ý.
Thứ nhất là Hà Nội quyết định tha bổng cho mười một nhân vật của Liên Minh Việt kiều hải ngoại. Họ can tội thâm nhập trái phép vào lãnh thổ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với âm mưu bạo loạn lật đổ chế độ. Tuy nhiên âm mưu trên mới nằm trên văn bản và ý nghĩ chứ chưa có hành động và hậu quả trực tiếp đến nền an ninh quốc gia. Bị giam cầm thẩm vấn nhiều năm, những tội phạm tỏ ra ăn năn hối lỗi, thành thực khai báo và thề không bao giờ tái phạm nên được hưởng lượng khoan hồng nhân đạo của Nhà nước Việt Nam. Họ bị trục xuất ra khó lãnh thổ Việt Nam với một khoản phạt vạ tượng trưng. Hội Chữ Thập Đỏ sẽ giúp họ phương tiện để trở về nước họ đang cư trú.
Họ tẩu tán đi một số nước, nhưng phần lớn là ở Mỹ. Có ba người quay về Cali là cựu nghị sĩ Tôn Thất Bình, kỹ sư Lâm Quý Thao và tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch. Khi biết tin này những người lãnh đạo của Liên Minh toan tổ chức linh đình nghinh đón những người "Chiến thắng từ tiền tuyến trở về". Nhưng sau khi bàn đi tính lại các vị thấy rằng mấy chính khách này đã khai báo quá thực thà với Vixi lại còn rẻo mồm hối lỗi tự tội phỉ báng Liên Minh là làm tay sai cho CIA! Hơn nữa họ thất bại và đầu hàng ngay sau khi đổ bộ nên không tôn vinh họ là anh hùng được. Tuy nhiên Ban Chấp hành của Liên Minh vẫn dành cho họ một cuộc đón tiếp thân mật tại trụ sở của Hội. Cũng có diễn văn đón chào, tưởng lệ công lao chiến tích, cũng có bài học kinh nghiệm thành công thất bại. Cũng tôn vinh giá trị lịch sử của cuộc đổ bộ tiên phong, cũng tri ân các chiến sĩ tự do. Và sau đó là sâm banh nổ lốp bốp, tiệc tùng vui vẻ, chè chén no say để trả bữa cho những năm tháng tù đầy đói khát trong lao tù cộng sản!
Là nhà báo, là thành viên của cuộc đổ bộ tôi cũng được mời tham dự để viết bài tường thuật cho báo Chim Việt. Thấy mặt tôi các vị chạy lại tay bắt mặt mừng ôm hôn thắm thiết. Hoàng Bảo Thạch hỏi tôi.
- Trời ơi! Anh Hoài Việt! Không ngờ còn gặp lại anh. Bằng cách nào anh lại về được đây trước bọn tôi?
- Tôi đã chui lọt được bức màn sắt dày đặc của Cộng quân!
- Phải chăng có một phép màu? - ông Lâm Quý Thao tỏ ra thán phục.
- Phép màu thì không, nhưng may mắn thì có. Tôi bị trọng thương, đạn xuyên qua phổi. Tôi lết được vào một bụi rậm nằm im chờ tan cuộc. Họ rút đi hết tôi mới mò ra và thoát chết!
- Ôi thật khó tin. - ông Tôn Thất Bình tỏ vẻ nghi ngờ - Chúng cho hàng đàn chó ngao nòi Đức hung dữ và thính mũi săn lùng chúng tôi nên không ai thoát được. Còn ông bị thương máu mê đầy người mà chúng không đánh hơi thấy! Thật là kỳ lạ.
Tôi giật mình trước thắc mắc có lí của ông ta.
- Nhờ có loại thuốc chống chó của Mlle Mộng Vân mà tôi thoát được. Trước đây khi cộng tác với Mafia chị ấy có thủ được một hộp mang theo. Tôi khoác hộ hành lý nên được hưởng lây!
- Thế Mlle Mộng Vân cũng tẩu thoát với ông à?
- Mlle Eugéni và cả bác sĩ Ngô Thế Vị nữa. Chúng tôi cùng nhau lần ra được tới bãi Kim Ngưu. Chúng tôi phát mật hiệu cấp cứu. Khinh hạm Polar của Hải quân Hoa Ky đã cứu được cả ba anh chị em! Ông Warrens đã tiếp đón thân tình và cho đi nhờ máy bay của USAF về căn cứ không quân Stanford. Từ đấy chúng tôi chia tay nhau. Ông Vị về Hokaido, Mộng Vân đi Paris còn tôi bay tiếp về Cali.
Hoàng Bảo Thạch bắt chặt tay tôi như chúc tụng.
- Thật là một cuộc phiêu lưu kì thú! Thế ông đã viết bài phóng sự lãng du trường thiên này chưa?
- Tôi viết rồi nhưng báo Chim Việt chưa được Liên Minh cho phép đăng. Chính vì muốn bảo vệ cho các ông nên không thể công khai chuyến đổ bộ phi pháp đó được. Nay thì Hà Nội đã phóng thích tất cả mười một yếu nhân. Chúng tôi sẽ tường thuật lại sự kiện lịch sử này để quốc dân tri ân quý vị Chỉ xin các ông kể lại toàn bộ sự tích đấu tranh kiên cường bất khuất của mình cho tôi ghi lại. Cũng có thể các vị tự viết. Báo Chim Việt sẽ lần lượt công bố những tác phẩm giá trị này liên tục trong nhiều số.
Ba chính khách đều im lặng suy nghĩ và khó nói. Tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch đành thay lời.
- Tất nhiên là chúng tôi sẽ viết, nhưng những gì được phép công bố, những gì phải giữ kín thì phải do Ban Chấp hành của Liên Minh cân nhắc và quyết định. Cuộc đấu tranh của chúng ta vô cùng phức tạp và tế nhị. Ông Warrens tài trợ cho toàn bộ cuộc hành quân. Công bố điều gì ta cũng phải tham khảo trước đã. Riêng ông với tư cách nhà báo ông ăn nói dễ hơn bọn tôi!
Ông Lâm Quý Thao cũng phụ hoạ.
- Ông Thạch nói rất đúng. Nếu Liên Minh cho phép thì chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp báo quốc tế để công bố toàn bộ sự kiện lịch sử này trước thế giới chứ không thể làm lúi xùi cò con trên tờ báo nội bộ của Liên Minh được!
- Chí lý! - Ông Tôn Thất Bình tán thành.
Còn tôi thì lại hiểu các ông chỉ muốn tính kế hoãn binh chứ có chiến tích hào hùng gì mà công bố. Chẳng lẽ họ lại bật mí những lời cung khai tự tội với các thẩm phán hình sự quốc nội hay sao!
Tuy nhiên theo lệnh ông Bùi Hạnh tôi vẫn viết một bài tổng thuật lễ đón tiếp những chiến sĩ tự do cứu nguy dân tộc! Ông Bùi Hạnh đọc kỹ và thêm phần tôn vinh vào cuối bài.
"... Tuy cuộc đổ bộ chưa được thành công như mong ước, nhưng các chính khách của tự do đã nêu tấm gương lớn cho thế hệ chúng ta, đã khắc lên một dấu tích chói lọi vào lịch sử dân tộc! Tuy bị bắt, nhưng những chiến si tiêu biểu của chúng ta đã kiên cường bất khuất dùng lý lẽ chính đạo, vĩ nhân đại nghĩa đánh bại lý luận cộng sản buộc chúng phải trả lại tự do! Chiến tích huy hoàng đó dù nhỏ bé nhưng cũng đã góp sức mạnh làm tan ra chủ nghĩa cộng sản toàn cầu, làm vỡ tung bức tùng Bá Linh, đẩy Đông Âu tự sụp đổ hoàn toàn. Việt kiều Hải ngoại vô cùng biết ơn và đời đời ghi danh nhũng con người trung dũng đó!...".
Tôi cũng buộc phải chấp nhận đoạn kết hùng hồn đó của chủ bút. Chỉ có điều nó chẳng nhất quán gì với phần phóng sự miêu tả bên trên của bài này. Chắc bạn đọc sẽ phải ôm bụng cười về tác phẩm đầu Ngô mình Sở này của tôi!
Cụ Hoàng Cơ Bảo tuổi gần chín chục, má hóp mắt trũng, mi trên chảy xệ nhìn đời như thiu thiu ngủ, da mặt nhăn nheo như quả táo khô, râu tóc bạc phơ, mình gầy như hạc. Đi đâu cũng phải chống chiếc gậy trúc hoặc có người xốc nách. Người ta đang tính mua cho cụ chiếc xe đẩy có động cơ điện để cụ di chuyển theo các tuyến đường dành cho người tàn tật. Với cương vị Chủ tịch danh dự của Liên Minh cụ vẫn gắng gượng hoạt động. Cụ cảm thấy ngọn cờ đại nghĩa ba xọc của mình đang có cơ may được cắm trên cột thành Thăng Long cổ kính như trước đây nó đã có một thời gian phất phới sóng đôi với lá cờ tam tài của mẫu quốc. Ôi nếu lịch sử tái diễn thêm một lần nữa thì cụ có chết cũng thoả lòng mong ước. Sức khoẻ của cụ suy sụp từ khi chính khách Hoàng Bảo Thạch, ông con trai yêu quý, người kế vị, kẻ hương khói, niềm hy vọng duy nhất của cụ bị mất tích. Suốt đời theo đuổi chính trường, nhiều lần đạt tới cực trị là thủ lĩnh phe đối lập, nhưng đồng tiền và họng súng chưa bao giờ cho cụ sờ nắm được đến quyền hành pháp, những chức vụ có khả năng sinh lợi. Thế nên đến gần chết cụ vẫn phải sống thanh bạch với đồng tiền trợ cấp chó chết đầy ô nhục. Cụ hy vọng ông con trai tài năng có thể trở thành Tổng trưởng, Quốc vụ khanh thậm chí Thủ tướng lâm thời dù chỉ là bù nhìn lưu vong mà cũng chưa thành đạt. Ngay lần xáp trận đầu tiên vị chính khách đầy ảo vọng đã chui gọn vào cái bẫy giăng sẵn của Việt Cộng!
Cụ Bảo đang phấn khích cao độ trước sự kiện Đông Âu sụp đổ thì lại hay tin con về. Niềm vui tăng trưởng đến mức có thể làm vỡ tim. Nhìn thấy mặt con khoẻ mạnh béo tốt cụ càng sung sướng.
- Làm sao con về được đây? Một nhân vật quan trọng như con mà lại được cộng sản tha bổng dễ dàng thế hay sao? Chắc các tổ chức Hồng thập tự, ân xá quốc tế hay nhân quyền trên thế giới đã vận động gây sức ép để buộc chúng phải thả con?
- Chúng con đi theo con đường mật nhập của CIA. Không ai công bố chuyện thất thiệt này nên chẳng tổ chức quốc tế nào thèm đê mắt tới. Vả lại cuộc đổ bộ này là hành động phản loạn bất hợp pháp, trái với công ước và thông lệ quốc tế.
- Thế mà chúng lại không dám công khai xét xử đành phải giam ngầm rồi phóng thích!
Bảo Thạch cười.
- Vì chúng con là sản phẩm của CIA nên họ cần im lặng phong toả tin tức điều tra để cạo trọc mạng lưới cơ sở rồi mới buông tha những kẻ ngoại nhập vô tích sự. Xét xử tùm lum dứt dây động rừng khiến các chiến hữu nội địa lẩn trốn tẩu thoát thì bất lợi cho họ.
Cụ Bảo cười.
- Kể ra họ cũng ngu. Cả một Chính phủ lâm thời với đầy đủ chức danh mà chúng dám coi là những kẻ vô tích sự. Chắc là con và các chiến hữu đã kiên cường bảo vệ khí tiết không chịu cung khai nên chúng tưởng chỉ là một băng nhóm hữu dũng vô mưu, những tên lính đánh thuê tham tiền liều mạng nên mới khinh khi phóng thích?
- Thưa cha chúng con đã không kiên cường bất khuất như những lời chào đón, những bài viết tán dương thái quá của báo Chim Việt đâu. Việt Cộng chưa tra tấn mà chúng con đã vội vã cung khai để mong được khinh giảm tội trạng. Họ còn thuộc tung tích, nhân cách đám chính khách lưu vong hơn cả chúng con hiểu biết về nhau. Họ tha vì biết rằng chúng con đã hết độc tố phản kháng, nuôi nữa cũng chỉ thêm tốn phí công quỹ mà thôi. Tống xuất, phạt vạ tượng trưng là phương sách tốt nhất. Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố hoan nghênh cử chỉ nhân đạo này của họ. Trong giai đoạn mối bang giao Việt-Mỹ đang tiến theo xu hướng bình thường thì hành động trên của họ là khôn ngoan và thiện chí!
- Trời ơi con mới ăn cơm tù cộng sản mấy năm mà đã nhiễm phải luận điệu nhồi sọ của họ. Ta tưởng là cảnh tù đầy hà khắc của kẻ thù đã tôi luyện những chiến sĩ tự do thêm kiên cường sáng suốt mới phải. Không ngờ con lại khen chúng là khôn ngoan thiện chí!
- Cơm tù của họ làm sao ngon như cơm của Pháp của Mỹ của Tầu. Con không sụt cân là may lắm rồi. Họ chẳng có gì làm xoay chuyển được bộ óc con. Con cũng chẳng có chút cảm tình nào với họ. Tuy nhiên con nhìn thấy mình rõ hơn. Con đã có bằng thạc sĩ ở châu Âu, bằng tiến sĩ ở Bắc Mỹ. Con mang quốc tịch và hộ chiếu nhiều quốc gia hùng mạnh. Con cũng sống ở các trung tâm văn minh bậc nhất thế giới nhiều hơn ở quê nhà. Ngay khi phải đóng vai Bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời con cũng quên đi mình là người Việt!
Cụ Bảo chua chát.
- Đến khi vào tù con mới nhận ra mình là con Lạc cháu Hồng?
- Vâng đúng thế! Việt Nam chiến thắng chứ không phải là chiến bại! Đó là nhận định quay ngoắt của con. Chỉ thừa nhận điều này thì mới giải thích được mọi quan điểm khác!
Cụ Bảo không hiểu Thạch nói như thế là có ẩn ý gì.
- Con muốn nói là Đông Âu sụp đổ Việt Nam sẽ có cơ hội vùng lên lật đổ chế độ cộng sản hiện hành giành chiến thắng chứ gì?
- Ô con không muốn tiên đoán tương lai. Con muốn nói Việt Nam đã chiến thắng những đạo quân xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sừ thế giới hiện đại.
- Con nhầm lẫn lung tung rồi! Ba thừa nhận Việt Cộng được Nga, Tầu yểm trợ đã đánh thắng Việt Nam Cộng hoà. Nhưng giờ đây quan thày họ đã sụp đổ và quay lưng lại với họ. Sớm muộn họ cũng tàn lụi theo! Lúc đó Việt Nam mới thực sự chiến thắng!
Hoàng Bảo Thạch cười.
- Dân tộc Việt Nam gồm hơn bảy chục triệu người. Việt Cộng cùng lắm cũng chưa tới hai triệu. Nếu không được dân chúng ủng hộ hy sinh chiến đấu suốt mấy chục năm trời thì làm sao họ có thể đánh bại được Pháp được Mỹ và cả Tầu nữa? Ta quen tách họ ra để nhận mình mới thực sự là Việt Nam. Những người ôm chân các đạo quân đế quốc xâm lược mới đại diện cho dân tộc! Cuối cùng thì chúng ta đã bị lịch sử quăng vào sọt rác!
Mặt cụ Bảo tái xám, vừa tức giận vừa đuối lý. Cụ đành dùng cái quyền huynh thế phụ áp đảo ông con trai.
- Thì ra con đã phản bội đại nghĩa cao đẹp của chúng ta! Con đã bán linh hồn cho quỷ dữ mất rồi!
- Con chẳng có gì bán cho họ. Cái cha gọi là đại nghĩa cao đẹp của dân tộc thì họ nắm trong tay hết rồi Họ đã tha tội thâm nhập gây bạo loạn cho tất cả toán đổ bộ. Là người chiến thắng họ tỏ ra khoan dung, độ lượng. Kẻ chiến bại chỉ có lòng căm thù đặc sánh. Vì thế họ không còn tỉnh táo đánh giá mọi chân lý khách quan.
- Đúng thế! Mày đang thâm nhiễm hội chứng chiến bại nên ăn nói hồ đồ, không còn phân biệt đúng sai. Chẳng nhận thức nổi chân lý là gì nữa!
Cuộc cãi lộn xảy ra ngay những ngày đầu sau nhiều năm cha con gặp lại khiến cụ Bảo vô cùng buồn bã. Cụ Bao lắm vợ nhiều con, nhưng chỉ có Hoàng Bảo Thạch là tốt mã đẹp trai được học hành đầy đủ nhất. Cậu quý tử lại có lá số tử vi khôi nguyên cát vận, hứa hẹn sự thành đạt lớn lao, vững chắc trong tương lai. Cụ Bảo đã hết lòng vun đắp trước tiên cho những thành tích học vấn trong các đại học đường danh tiếng bậc nhất trên thế giới. Tiếc rằng đúng vào lúc Thạch có bằng tiến sĩ thì chế độ Cộng hoà bị nhào ra biển, lưu vong trôi dạt đến bên kia bờ Thái Bình Dương. Đặt chân lên đất Mỹ cụ Bảo đã vội lôi kéo đám chính khách lưu vong sáng lập ra Liên Minh Việt kiều Hải ngoại và tiến cử con trai vào vào ban lãnh đạo. Cụ muốn truyền ngôi lãnh tụ cho con.
Những tham vọng chính trị đã làm Thạch quên đi chuyện vợ con để hiến thân cho đại nghĩa dân tộc. Nay đã gần năm mươi Thạch vẫn chăn đơn gối chiếc, không công ăn việc làm. Tất cả các danh hiệu Thường vụ Trung ương, Bộ trưởng lâm thời... đều chỉ là nghiệp dư, hữu danh vô thực! Chuyến thâm nhập qua "bức màn sắt" Thạch và các chiến hữu khác được CIA hứa sẽ chi cho thành viên "Chính phủ' mỗi người ba mươi ngàn đô-la vào tài khoản riêng. Nhưng cuộc hành quân thất bại, Phan Quang Nghĩa, Ngô Thế Vị, Mlle Mộng Vân chạy thoát về căn cứ của Warrens. Bà "Bộ trưởng" đã gay gắt đòi ông Phân Vụ trưởng giữ lời hứa chi trả món tiền trên. Thế nhưng Vvarrens đã nhã nhặn từ chối vì đây là tổn thất chung, mỗi bên đều phải chịu. Cuối cùng mỗi người chỉ được chiếc vé máy bay và ngàn đô tiêu vặt để đưa trả về điểm xuất phát. Giờ đây toán ngồi tù được tha bổng đang kiến nghị đòi CIA phải bồi thường cho họ tiền lương năm năm và khoản ba mươi ngàn đã ký trong giao kèo. Hoàng Bảo Thạch định sau khi thu được khoản truy lĩnh này sẽ từ bỏ chính trường, lấy vợ và mở văn phòng luật sư để kiếm sống cho thanh thản.
Những tin tức về cuộc "cách mạng nhung" xem ra đã bão hoà. Các nước Đông Âu đã thay đổi chế độ nhưng chưa phải là phép màu để giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Tình hình kinh tế chính trị vẫn bất ổn triền miên. Thất nghiệp, vỡ nợ, khủng hoảng, lạm phát vẫn là mối đe doạ thường nhật đối với đại bộ phận dân chúng. Chỉ có biểu tình, đình công, chiếm giữ phong toả các xí nghiệp công trường, kỹ nghệ sex... là diễn ra phong phú và thoải mái! Thay đổi cả một cơ cấu kinh tế đâu phải một sớm một chiều. Trong một số nước, đảng của những người cộng sản đắc cử quay lại cầm quyền.
Cùng lúc ấy Tổng thống Bush trước khi dời Nhà Trắng trao quyền cho ông Clinton đã đi một bước theo hướng tích cực là gỡ bỏ cấm vận tiến tới bình thường quan hệ với Việt Nam. Chính anh Ân tôi là người hoan hỉ thông báo tin này trong bữa ăn gia đình.
Dù đã dự báo được xu hướng nhưng tôi vẫn vô cùng ngạc nhiên vì đề xướng này lại xuất phát từ một tổng thống cộng hoà, một đảng bảo thủ, có nhiều nghị sĩ ác cảm và thâm thù với Việt Nam. Xem thế mới biết áp lực của giới kinh doanh Hoa Kỳ đã đè nặng lên tư duy các chính khách mạnh mẽ đến mức nào!
Bạch Kim hỏi anh Ân.
- Lúc nào cũng thấy anh lạc quan. Bữa qua bức tường Bá Linh sụp đổ anh cũng vui. Nay Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Việt Cộng anh cũng khoái. Em không thể giải thích lập trường của anh ra sao!
- Lập trường của anh là hoà bình, đồi thoại, dân tộc tự quyết. Bất cứ nơi đâu diễn ra điều đó anh đều vui. Nếu bây giờ khối quân sự Bắc Đại Tây Dương tan vỡ anh cũng rất vui. Tiếc rằng điều đó chưa xảy ra!
- Anh không mong Việt Nam sụp đổ sao?
- Việt Nam là Tổ Quốc anh. Tuy không thích thú chủ nghĩa xã hội nhưng anh coi đó là chính thể của người nghèo, là quyền lựa chọn của mỗi dân tộc. Anh có muốn cũng không được. Việt Nam đã chiến đấu ba chục năm cho độc lập thống nhất. Cần được ổn định để xây dựng lại đất nước. Nếu Mỹ quên đi hận thù, gạt bỏ được mặc cảm bại trận, hướng về tương lai thì có lợi cho cả hai dân tộc. Là người Việt tại sao anh lại không thấy vui mừng. Cô Kim, ta mở chai sâm-banh uống chơi!
Bạch Kim hưởng ứng ngay. Tiếng nút chai nổ bốp, bọt rượu trào ra trắng xoá. Kim rót ra li trên chảy tràn xuống li dưới... Mọi người nâng cốc chạm li chúc cho tương lai đất nước ngày càng phồn vinh sánh vai được với các dân tộc văn minh trên thế giới.
Chị Ngọc tôi rưng rưng nước mắt nghĩ có ngày trở lại thăm viếng quê hương, mồ mả ông cha ngoài đất Bắc. Hai cháu Trung và Trà Mỹ tranh nhau kể lại chuyến đi Sài Gòn năm xưa và muốn xin bố mẹ cho về thăm quê ngoại lần nữa. Chỉ có cháu Việt Dũng là chưa biết gì. Cháu tròn mắt nhìn cả nhà vui vẻ hướng về một vùng đất lung linh hư ảo như trong cổ tích.
Không khí trong gia đình tôi vui vẻ thế nhưng ở vùng Little Sai gon thì biểu hiện rất nhiều tình cảm trái ngược. Nhiều người cho sự kiện này đã bước vào trang sử mới, giúp Việt kiều có điều kiện thuận lợi liên hệ với quê hương. Một số khác phẫn nộ và lớn tiếng hơn, chống lại xu hướng bình thường hoá. Họ đòi chính sách bao vây phong toả phải duy trì cho đến khi chế độ cộng sản ở Việt Nam sụp đổ!
Nghe tin cụ Hoàng Cơ Bảo ốm, vợ chồng tôi quyết định đến thăm. Tiện thể cũng tiếp kiến xã giao tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch mới từ tiền tuyến trở về Tôi đã gặp anh ở bữa tiệc mừng của Liên Minh chiêu đãi. Nhưng Bạch Kim thì chưa gặp anh lần nào. Cũng có thể nhắc lại là trước đây Thạch đôi lần nhắm nhe Bạch Kim. Anh đã tỏ tình nhưng cô hoãn binh vì thực ra lúc ấy chúng tôi đã yêu nhau. Trước khi có chuyến đổ bộ của con tàu Amnarg thì chúng tôi cưới nhau.
Thấy chúng tôi đến Thạch ra đón rất thân tình. Sau khi bát tay chào hỏi xã giao Bạch Kim hỏi.
- Em nghe tin bác Bảo ốm, hiện bác nằm ở nhà thương nào?
- Nằm nhà thôi! Cụ tôi chỉ già yếu thôi chứ có bệnh gì đâu mà phải nằm nhà thương.
- Cho phép chúng tôi vào vấn an cụ có được không ạ?
- Được chứ ạ! Anh chị đến có khi cụ tôi khoẻ ra đấy. Cụ nằm liệt giường mấy bữa nay là vì thời tiết chính trị! Hoa Kỳ tháo bỏ cấm vận hướng tới bình thường hoá với Việt Nam mà! Cụ tôi uất lên mà sinh kém ăn mất ngủ đấy!
Nói rồi Thạch dẫn chúng tôi vào buồng cụ. Chúng tôi rón rén mở cửa. Cụ đang dùng kính lúp đọc loại sách chữ to dành cho người già. Chúng tôi cất tiếng chào, cụ bỏ kính quay ngoắt lại, điệu bộ còn nhanh nhẹn. Nhà tôi đặt gói hoa quả làm quà theo kiểu Việt Nam rồi nói.
- Nghe tin bác bị ốm. Chúng con đến thăm có ít trái cây biếu bác.
- Ông bà Nghĩa đấy a? Ngồi chơi! Cảm ơn các vị đã đến thăm. Tuổi già mẫn cảm, hễ thế sự có chuyện gì đau buồn là ốm liền.
Tôi cười.
- Tình hình thế giới là một bức tranh ngoạn mục. Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã. Anh Bảo Thạch lại mới chiến thắng từ "tiền tuyến" trở về. Làm sao bác có thể buồn được?
Cụ ho lên khù khụ, khạc nhổ ra ống phóng rồi mới nói giọng run run hụt hơi.
- Tôi muốn nói chuyện Hoa Kỳ phản bội sự nghiệp của chúng ta kia! Tại sao Bush lại gỡ bỏ cấm vận trong lúc này! Cộng sản Việt Nam đang ngập đến cổ trong khủng hoảng mà lại đi quăng phao cho nó! Ôi ngu quá!
Tôi cười.
- Vì tấm lòng nhân đạo mà bác! Chẳng lẽ thấy người hoạn nạn mà lại nhắm mắt quay đi sao được!
Cụ Bảo cười chua chát.
- Nhưng kẻ hoạn nạn là đứa nào? Có phải cái thằng nó vừa quật mình máu me đầm đìa, thương tích đầy người đó không? Đến lúc nó đang sắp chết chìm lại ra tay cứu vớt thì có phải là ngu đần dại dột gàn dở, đạo đức giả không? Tốt nhất là ấn đầu nó xuống nước thêm vài phút nữa?
- Nhưng ấn đến hơn một thập kỷ nó vẫn không chìm thì liệu có nên kiên trì thêm nữa không thưa cha?
- Mấy năm trước nó còn đồng minh. Nay bạn nó bỏ nó rồi. Nó đang bị cô lập sống dở chết dở, tại sao lại tha chết cho nó? Làm như thế có phải Chính phủ Mỹ đã phản bội gần hai triệu người Việt sống trên đất Mỹ không?
Bạch Kim chắp tay thưa.
- Chuyện này làm con nhớ đến một câu nói của bố con. Bác có nhớ bố con không?
- Tôi lạ gì ông Cự Phách! Bạn Trường Bưởi. Bạn ten-nít, pít-xin. Bạn cô đầu, mạt chược, kéc-mét, đăng-xinh. Chỉ có điều tham vọng khác nhau. Tôi thích quyền lực còn ông ấy khoái làm giàu! Kết cục thì ông ấy lắm tiền hơn nhưng lại không sống dai được như tôi!
- Hồi Pháp rút khỏi Hà Nội anh Ân cháu cũng viết báo công kích, phản ứng và trách cứ người Pháp đã phản bội chúng ta. Anh kêu gọi binh sĩ và dân chúng ở lại từ thủ bảo vệ cố đô chứ không tập kết vào Nam như Hiệp ước Genève quy định. Ba cháu nói: "Làm luật sư mà anh ăn nói hồ đồ. Pháp nó trả lương nuôi anh để chống lại Việt Minh. Nay nó thua trận đành cắn răng rút vào Nam. Là đầy tớ anh phải theo chủ. Nó bảo nói anh nói, nó bảo quỳ anh quỳ, nó bảo lao vào chỗ chết anh cũng phải lao. Đó là nghĩa vụ của người đầy tớ trung thành với chủ. Không thích vai đó anh cứ việc ở lại tử thủ hoặc sống với Việt Minh. Anh bảo nó phản bội vì không ở lại bảo vệ anh là nói ngược, là ngú! Chỉ có đầy tớ phản chủ chứ không ai nói chủ phản tớ!"
Hoàng Bảo Thạch che miệng cười còn tôi phải tế nhị đỡ lời cho cụ Bảo.
- Trước kia Mỹ và Việt Nam Cộng hoà là đồng minh. Nhưng nay thì Việt Nam Cộng hoà chỉ còn là bóng ma của quá vãng. Dân di tản gốc Việt đã được họ cho phép là người Mỹ cả rồi. Toàn là Mc Gill Việt, Victor Hoàng, David Trân, Julie Kim... cả ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, hưởng lương Mỹ, nhận phụ cấp tị nạn Mỹ, chính phủ cũng là Mỹ. Ta được bình đẳng với các sắc dân Bồ, dân Mễ, dân Hoa ,dân Ấn. Ta là con dân Hợp Chủng quốc. Họ cấm vận hay gỡ bỏ cũng là công việc của chính quyền hợp hiến. Sao ta lại bảo họ là ngu là phản bội?
Cụ Bảo bực tức.
- Không phản bội thì cũng là mang con bỏ chợ, là vô trách nhiệm với cộng đồng người Việt. Là vô ân bất kính với vong hồn bốn mươi ngàn quân nhân Mỹ chết trận.
Hoàng Bảo Thạch phải cố làm dịu cảm xúc yếu đuối của ông bố.
- Thực ra người Mỹ cũng đã hết lòng đối với chúng ta. Họ đã đem hai triệu binh sĩ luân phiên vào chiến đấu ở Việt Nam. Họ chi sáu trăm tỷ đô-la. Tất cả vũ khí tân kì đắt giá nhất đều đem ra xử dụng trừ bom hạch tâm. Họ đã ném xuống mảnh đất này mười ba triệu tấn bom đạn đương lượng với bảy trăm trái bom nguyên tử 20KT ném xuống Hiroshima để phá huỷ hàng ngàn thành phố làng mạc cầu cống, đê điều. Họ giết hàng triệu người Việt tay không. Họ muốn biến miền Nam thành hoang mạc, miền Bắc quay về thời kỳ đồ đá. Và cuối cùng họ nhận được kết cục đại bại. Họ phải cưu mang hơn một triệu dân tị nạn. Họ tiếp tục bao vây cấm vận thêm mười bảy năm chờ cho dân Việt chảy máu, kiệt quệ, đói rách bệnh tật chết mòn cho thoả cơn thù hận. Họ giúp những người phục thù tiền bạc chất nổ, thuyền bè để thâm nhập phá hoại gây bạo loạn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có cách giữ vững an ninh ổn định và thoát khỏi vòng kiềm toả của Mỹ. Nói đúng hơn là tất cả các đồng minh cũ của Mỹ dính líu vào chiến tranh đều không đồng tình với Mỹ. Họ đã vào làm ăn với Việt Nam, khép lại một quá khứ đáng xấu hổ để kiến tạo mối hoà hảo với một dân tộc anh hùng, dũng lược và nhân hậu muốn xoá bỏ hận thù. Con nghĩ là nước Mỹ đã thua về quân sự, thua về chính trị, thua về bao vây cấm vận. Họ không muốn thua nốt về kinh tế nữa! Họ đã hành động tất cả vì chúng ta rồi. Cộng đồng di tản cần tri ân, cảm thông hơn là trách móc họ.
- Anh ngu lắm! Nước Mỹ hùng mạnh đủ sức làm tan rã thế giới cộng sản, làm sao có thể thất bại trong kinh tế đối với Việt Cộng được? Chỉ có đứng ngoài tuyên bố cấm vận là đủ cho các quốc gia khác khốn đốn, sụp đổ rồi. Hơn nữa cục diện thế giới đang có lợi cho ta. Chỉ cố gây sức ép chút xíu nữa là Vi-xi hạ cờ thôi. Thế mà lại đi cởi trói cho chúng? Chính sách ngoại giao kiểu ấy có rõ ràng là ngu xi đần độn không!
- Họ khôn ngoan đấy cha ạ. Họ không thể bị đám dân di tản quẩn chân quấy rầy mãi được. Lợi ích của giới kinh doanh Mỹ, của nước Mỹ là trên hết!
Cụ Bảo lắc đầu cười nhạt.
- Anh chị thấy chưa, mới ngồi tù mấy năm mà khẩu khí thằng con tôi đã sặc mùi cộng sản. Quả là chúng biết cách nhồi sọ. Người đằng mình chân thật trắng trong cả tin là dễ nhiễm độc lắm.
- Con nghĩ anh Thạch bao giờ cũng trung thành với đằng mình. Lời anh nói cũng là những ý kiến, quan điểm đã được đăng tải nhiều trên báo chí nước Mỹ. Chỉ có cộng đồng chúng ta chưa có người tài năng được bầu vào cơ quan lập pháp để làm xoay chuyển được các quyết định của Chính phủ. Cầu trời có một Tổng thống Mỹ gốc Việt thì cơ hội phục thù của chúng ta mới có cơ thành đạt!
- Thôi thôi tôi chán các vị Tổng thống lắm rồi. Ông Bush thì như thế. Đến cái cha Clinton này xem ra còn tệ hơn. Mệt lắm!
- Bác mệt rồi bác nằm nghỉ đi!
Chúng cháu không dám quấy rầy bác nữa. Chúng tôi cáo từ, kéo nhau ra phòng khách chuyện trò với Hoàng Bảo Thạch. Sau khi yên vị Bạch Kim tỏ ra ân hận.
- Vui chuyện sa đà tranh luận thời cuộc tôi đã vô tình làm bác Bảo thêm mệt. Tệ hại quá!
- Không sao đâu! Hai bạn không đến hai cha con cũng thường tranh luận với nhau quyết liệt như thế đấy. Ông cụ tôi thích tranh cãi. Thuở trẻ đã từng là nhà hùng biện nổi tiếng. Diễn đàn nào thiếu vắng cụ là mất vui. Nay tuy tuổi đã cao cụ vẫn thích nói nhiều. Đó là bệnh nghề nghiệp mà. Khoẻ nói, ốm cũng nói. Ho rũ, thở không được vẫn nói. Nếu cấm cụ nói cụ càng mệt hơn. Hôm nay anh chị đến thăm cụ được nói thoải mái. Đó là liệu pháp vận động làm bộ óc hưng phấn. Là liều thuốc kích thích làm tâm lý linh hoạt. Có khi mai cụ khỏi bệnh cũng nên!
Lời nhận xét có vẻ hài hước, chúng tôi không tin nhưng cũng thấy vui vui, bớt căng thẳng. Tôi nói.
- Anh Thạch kì này về chắc cũng phải lấy vợ đi chứ? Nhà chỉ có hai người đàn ông buồn hiu!
- Con cái cháu chắt rất đông nhưng ông cụ tôi khó tính không ai ở lâu được vài tháng với cụ. Tôi là đứa con cưng hợp tính nhất mà đôi khi vẫn không chịu nổi. Đưa một cô vợ buông tuồng về thì đến tan cửa nát nhà mất!
- Anh phải chọn một cô con nhà gia giáo, nhu mì hiếu đễ về là cụ ưng ngay thôi.
- Loại người mẫu đó nay rất hiếm. Người nhiều tuổi thường đã có gia đình, ít tuổi ai thiết lấy tôi.
Bạch Kim cười.
- Người Việt hiếm thì kiếm cô gái Mỹ, cãi nhau bằng tiếng Anh có khi cụ lại khoái!
- Lấy vợ Mỹ thì phải nhiều tiền, phải khoẻ. Cả hai thứ mình đều kém, kham sao nổi!
- Đi chuyến vừa rồi nghe nói CIA phải bồi thường theo lương tháng hàm Bộ trưởng và ba mươi ngàn tiền thưởng kèm khoản truy lĩnh theo lãi xuất ngân hàng kia mà. Anh sẽ thừa tiền cưới vợ!
- Toàn là trên giấy cả thôi mà! Thưởng giấy, lương giấy! Tất cả đều do Warrens hứa mồm thôi. Có kí kết giao kèo gì đâu mà đủ lí để kiện cáo đòi truy lĩnh. Chúng tôi cũng đã làm đơn khiếu nại chuyển cho Bảy Dĩ để nó lo chung cho anh em. Tôi được thì anh Nghĩa cũng được. Tóm lại là số phận của linh đánh thuê thì có gì đảm bảo đâu. Tất cả chỉ là canh bạc được ăn cả ngã về không!
- Anh là hàm Bộ trưởng bị bắt mới có lương truy lĩnh. Còn tôi là nhà báo tháp tùng các chính khách, thu nhập theo sản phẩm. Tôi lại chạy thoát sau có một tuần nên không có phụ cấp lưu niên trong tù. Cùng lắm nó cho khoản tiền thưởng ba mới ngàn. Nhưng đã lĩnh một ngàn và chiếc vé máy bay rồi. Trừ đi cũng chẳng còn được bao nhiêu. Ấy là chưa kể bị gã Bảy Dĩ ăn chặn.
Bạch Kim cười.
- Có bị ăn chặn thì anh Thạch cũng đủ tiền cưới vợ!
Thạch cười.
- Xưa kia tôi hỏi Kim cô chê không lấy! Nay đã có ai đâu mà đòi cưới!
- Lúc đó hai anh đều tỏ tình. Anh Nghĩa ở gần nên mạnh thế hơn. Nay em làm mối đền anh Thạch vậy!
- Cảm ơn! Cô định giới thiệu ai cho tôi thế?
- Mlle Eugéni Mộng Vân! Ông Bộ trưởng lấy bà Bộ trưởng! Môn đăng hộ đối, đẹp đôi quá đi chứ?
Tôi lừ mắt gạt đi.
- Không được đâu! Chị Mộng Vân hơn tuổi lấy sao được!
- Gái hơn hai, trai hơn một mà!
- Nhưng chị ấy mãn kinh rồi còn sinh đẻ được đâu mà cưới?
Hoàng Bảo Thạch nháy mắt thì thầm.
- Nói nhỏ chứ! Chị Mộng Vân đã từng là amant của ông cụ nhà mình đấy! Ai lại đi cưới bạn tình của bố làm vợ bao giờ! Văn hoá phương Đông đâu có chấp nhận trò loạn luân đó!
Cả ba chúng tôi ôm bụng cười bò. Cụ Hoàng Cơ Bảo chống gậy lọm khọm đi ra cất tiếng hỏi.
- Có chuyện gì mà cười vui vẻ thế?
Bạch Kim đành nói tránh đi.
- Thưa bác anh Thạch đang muốn tận dụng cơ hội quan hệ Việt-Mỹ bình thường, quay về Việt Nam cưới một cô Vixi trẻ măng đấy ạ!
Cụ Bảo cười nhạt.
- Cũng có thể! Quen vị cơm tù rồi nó có thể làm bất cứ trò vô đạo bất luân nào! Ai mà lường trước được!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.