Sao Đen

Quyển 1 - Chương 14: ĐÁM CƯỚI

Triệu Huấn

22/04/2014

Trận thảm bại của sư đoàn 97 trên lưu vực sông Mang lại làm cho tôi nổi bật. Các sĩ quan đều cho rằng nếu chấp nhận phương án của tôi thì chẳng những tránh được thất bại mà còn có khả năng chụp gọn tiểu đoàn 195 vì địa hình đó cho phép phát huy được sức mạnh của chi đoàn thiết kỵ. Tôi cũng không tỏ ra kiêu ngạo mà còn có thái độ rất hữu hảo với trung tá Tùng Lâm. Tuy vậy sự có mặt của tôi thường gợi lại trong ký ức của anh cái không khí của buổi thảo luận kế hoạch tác chiến. Vì vậy khi tướng Lâm Quang Thới gợi ý anh về việc cử tôi đi học lớp sĩ quan tham mưu ở Fort Leavenworth thì anh hoàn toàn ủng hộ. Tướng Thới đã nói tốt cho tôi khi gặp các bạn bè ở Bộ Tổng tham mưu. Hai tháng sau tôi được thông báo đi dự khóa bổ trợ nghiệp vụ ở Mỹ quốc. Cả gia đình anh chị tôi sửng sốt vui mừng. Phần mình tôi chưa nghĩ là có đáng mừng hay không. Trước mắt là công tác sẽ gián đoạn, tôi phải xa Dung. Nhưng Dung đã khuyên tôi:

- Anh nên đi. Đây là một thời cơ lớn để anh có điều kiện tiếp cận với cơ quan tham mưu chiến lược. Tối nay em sẽ điện cho cậu Đức để xin ý kiến. Em tin là cậu sẽ ủng hộ ý kiến của em.

- Nhưng đi thì anh bỏ vợ anh cho ai? - Tôi nói đùa.

- Sao lại bỏ cho ai? Rõ lẩn thẩn! - Dung cười - Để dành!

- Anh muốn trước khi đi chúng mình phải cưới. Chưa cưới anh chưa đi (tôi quay đi vờ dỗi).

- Vâng nếu anh muốn thì điều đó sẽ đến. Nhưng hãy nghe em kể lại những điều chưa bao giờ em nói với anh. Đó là câu chuyện chồng con của em.

Cả một mang đời quá khứ của Dung hiện lên theo dòng tâm sự: Như anh đã biết, em lấy chồng năm tròn mười tám tuổi. Chồng em là Lê Thanh Hải. Vốn là một sinh viên y khoa, kháng chiến bùng nổ, sự học hành của anh dang dở. Anh tản cư vào Thanh Hóa xin dạy Anh văn cho một trường trung học. Em là cô học trò cưng của anh và thày đã... yêu trò. Năm 1951 cậu Đức vào Thanh tình cờ gập người giáo viên này. Qua câu chuyện tâm tình cậu thấy anh có nguyện vọng muốn đóng góp sức mình cho kháng chiến, nhưng anh không thể tham gia bộ đội vì mắt đeo kính cận số ba. Cậu Đức ngỏ ý tuyển anh vào làm việc với cậu anh vui vẻ nhận lời ngay. Một ngày sau anh đã khán gói lên đường theo cậu ra khu ba, không kịp từ biệt đàn học trò nhỏ. Ba tháng sau em mới nhận được thư Hải. Anh hẹn em cuối năm sẽ về cưới em rồi đưa em đi theo anh luôn. Nhưng anh lại dặn em giữ kín điều này không lên cho ai biết sớm. Dĩ nhiên là em vẫn phải tiết lộ với cha mẹ. Cả nhà chẳng ai đồng ý vì không rõ anh sẽ lôi em đi đâu. Hai người không cùng quê quán, hai gia đình chưa quen nhau, gả con như vậy ai mà yên tâm được. Còn em thì em thực sự yêu anh, đi đâu em cũng đi. Anh biết đấy, em là một con bé nhiệt tình và cứng rắn.

Em về cơ quan được ít lâu, ai cũng quý vợ chồng em. Chúng em nhận được lệnh vào Hà Nội. Cậu Đức chuẩn bị thế đứng cho chúng em. Anh Hải về ở nhờ một người bạn cũ, y làm việc ở sở mật thám. Còn em thì ở một cơ sở và đi làm văng-đơ cho một cửa hàng kim hoàn. Hải tiếp tục đi học trường thuốc đồng thời chơi bời với nhiều người khác, bạn của tên mật thám. Anhl thu được rất nhiều tin tức quan trọng chuyển cho em. Từ em nó theo nhiều ngả để trở về với kháng chiến. Những tin tức lúc đầu chỉ nằm trong lĩnh vực phản gián, nhưng kháng chiến cũng cần rất nhiều những tin tức loại điệp báo. Với dáng điệu rụt rè chậm chạp, với cặp kính cận dày cộp, anh đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang những nhân viên người Pháp trong tổng hành dinh tướng Cogny. Những tin tức của anh rất có giá trị nhưng do một sơ xuất nhỏ anh đã bị bại lộ. Tên quan ba mật thám Michel de Roy đã đánh hơi thấy đối thủ. Anh phải bỏ trốn đến với em ở một căn gác xép gần Cầu Giấy. Chúng em sống hạnh phúc với nhau trong những ngày lẩn tránh để chờ tình hình lắng dịu anh sẽ về hậu phương.

Nhưng một đêm bỗng có tiếng đập cửa dữ dội "Mở của mau!" em vơ vội khẩu súng ngắn lên đạn, tụt xuống khỏi gác xép đứng trong tư thế phòng thủ. Cánh cửa bật tung, ánh đèn pin quét loang loáng. Em nổ phát súng đầu tiên, một cây thịt đổ xuống. Em đứng nép vào cái tủ, anh nhảy được ra cửa sau. Em cố nán lại chống cự để anh tẩu thoát. Tên thứ hai thấp thoáng sau cánh cửa. Em bắn viên thứ hai nhưng đạn chỉ sượt vào thái dương đối thủ. Trong chớp lửa, bộ mặt của nó in sâu vào trí nhớ em, nó rất giống "người bạn" Hoàng Quý Nhân của chúng ta.

Em luồn ra cửa sau, tưởng chồng đã chạy xa nên em cứ men theo những ngõ hẻm ra cánh đồng phía làng Láng. Nhưng em không bao giờ còn được gặp chồng nữa. Sau này em mới biết là khi bừng tỉnh anh không mò thấy chiếc kính cận. Ra khỏi nhà anh không sao tìm ra lối thoát. Anh đành nép vào một bụi cây và bị chúng bắn chết.

Cậu Đức đã cho người đưa em ra. Em đã có nghén cháu Hiền được bốn tháng. Sinh cháu ít lâu em bế cháu về Thanh gặp gia đình. Bố mẹ em cũng đã nhận được thư báo từ trước. Bố mẹ bàn với em để con ở nhà với ông bà để có điều kiện tiếp tục công tác. Thực ra ông bà thương em còn trẻ, muốn em son rỗi để có cơ hội bước đi bước nữa. Em rất thương con nhưng thấy cách giải quyết của cha mẹ cũng là lợp lý. Để đổi địa bàn công tác cho em cậu Đức đã bố trí để cha mẹ em trở về Hải Dương. Nhưng tình hình lại biến đổi theo hướng khác.

Khi nhận nhiệm vụ đi công tác với anh lần này, em đã có một yêu cầu tha thiết với cậu Đức là đừng tiết lộ với ai là em góa chồng. Nỗi thương tiếc anh Hải mạnh mẽ tới mức em tưởng bình không thế nào nguôi, em sẽ suốt đời ở vậy. Em cũng không muốn vì hoàn cảnh công tác khắc nghiệt, em lại lôi cuốn một người đàn ông khác phải chia sẻ cùng mình, phải bù đắp cho mình.

Nhưng rồi em gặp anh! - Dung ngước mắt nhìn tôi, nước măt lưng tròng - Ôi anh Nghĩa... em đã yêu anh. Thế đấy, em yêu trước cả khi anh yêu em, một tình yêu không sao cưỡng nổi... Nhưng khi một tình yêu đã quá lớn lao thì nó càng buộc em phải giữ mình trong sáng.

- Dung ơi! Em nói không đúng đâu, chính là anh yêu em trước.

- Em yêu trước, thật đấy.

- Thôi thì chúng ta cùng yêu nhau một lúc vậy, ngày khi mới nhìn thấy nhau! Và như vậy thì chẳng còn một trớ ngại đạo lý nào ngăn cản chúng ta lấy nhau. Hôm nay sẽ là ngày cưới của chúng ta.

- Vâng, tư nay em hoàn toàn thực về anh là vợ anh hoàn toàn. Nhưng em vẫn muốn anh chiều em một lần nữa nhé! Em muốn ngày cưới là ngày mai. Ngày mai mới tốt ngày?

- Ôi người chiến sĩ cộng sản mà còn thê tín à? Ngày nào chẳng như ngày nào?

- Em muốn kết hợp hai sự kiện đáng ghi nhớ. Ngày mai anh sẽ chính thức thành đảng viên cộng sản. Như đã nhiền lần em "tuyên truyền" điều lệ và cương lĩnh, còn anh thì đã tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng. Vì vậy cậu Đức điện cho em mai sẽ làm lễ kết nạp. Chúng ta sẽ gặp cấp trên ở Vũng Tàu. Nhân đợt nghỉ phép, chúng ta sẽ làm một cuộc "voyage de noce"1 (Du ngoạn tuần trăng mật). Anh thấy thế nào?

- Anh hoàn toàn đồng ý.

Một điều gì to lớn choán ngập tâm hồn tôi. Được tin, được yêu đối với tôi là hạnh phúc, cũng lã khát vọng.

...

Sáng hôm sau chúng tôi đi Vũng Tàu. Chiếc Renault mới mua tuy không còn "mốt" nửa nhưng máy khỏe, và nhất là nó thuộc quyền mình. Chúng tôi cũng nuốn có một phương tiện riêng để được tự do trong công tác. Tôi cố hình dung ra cấp trên của mình. Tuy đã có mật khẩu liên lạc nhưng Dung vẫn đề phòng. Dung phân công tôi cảnh giới để mình cô đi bắt liên lạc.

Chúng tôi đỗ xe dưới bóng một cây dương. Xe quay mũi sẵn để lao ra đường thuận lợi. Hai chúng tôi ngồi trong xe như một cặp uyên ương say đắm nhưng mắt vẫn liếc ra điểm hẹn. Ngày nghỉ, bãi biển Vũng Tàu chỗ nào cũng đông nghịt người qua lại.

Một chiếc Citroen đen bóng lướt tới đỗ trước quầy giải khát "thiên Đường". Một người đàn ông từ trong xe bước ra, đội mũ vải trắng, đeo kính đen, áo ca rô ngắn tay, xách chiếc túi màu xanh, trên vai trái vát chiếc khăn tắm sọc đỏ.

Dung bấm nhẹ vào cánh tay tôi rồi ra khỏi xe. Tôi lên đạn khẩu côn đề phòng có "cái đuôi" nào bám theo. Dung tiến về phía người đàn ông. Bỗng nhiên cô xô lại chỗ ông khách, nắm chặt cánh tay ông. Nét mặt tươi vui hớn hở. Cô lôi người khách về phía tôi. Khi khoảng cách còn chừng mười mét, tôi bỗng vui sướng nhận ra cậu Đức. Tôi nhảy ra khỏi xe nhào lại.

- Cậu, trời ơi, thế mà cháu tưởng là ai.

Cậu Đức lừ mắt ra hiệu cho chúng tôi không nên để tình cảm biểu hiện lộ liễu quá. Hai chúng tôi vẫn bám vào hai tay cậu như ba cha con.

- Cậu mới vào trong này ạ? - tôi hỏi nhỏ.

Cậu khẽ gật và bảo chúng tôi:

- Ta ra bãi đi, giờ này tắm nắng thì tuyệt.

Chúng tôi thay quần áo, khóa xe và kéo ra bãi tắm. Chúng tôi lựa một chỗ thích hợp để vừa tắm nắng vừa nói chuyện. Lúc đó cậu Đức mới vỗ vai chúng tôi cười:

- Gián điệp gì mà chẳng tuân theo nguyên tắc nào cả. Mật khẩu vứt đâu hết. Chưa chi đã ôm chầm lấy "Cậu Đức! Cậu Đức !'" Chán cho tinh thần cảnh giác của các cháu. Lỡ "cậu Đức giả" thì sao?

- Ôi, cháu nhìn cậu là cháu nhận ra ngay? - Dung láu táu - Đôi mắt và trí nhở của cháu còn tốt lắm đóng giả ai thì được chứ không thể đóng giả cậu được.

- Còn cháu thì rất cảnh giác. Cháu cầm súng gác cho Dung. Cháu thực không ngờ gặp cậu. Hạnh phúc quá. Cậu vào trong này từ bao giờ ạ?

- Cậu vào gần một năm nay rồi. Nói chung cậu ở ngoài cứ, chỉ có việc đặc biệt mới phải vào đô thành. Hôm nay theo điện của trên là người khác đến gặp các cháu. Cậu tranh việc này vì cậu rất nhớ và mong gặp chúng mày. Hơn nữa cậu cố gắng hạn chế số người biết nhặt các cháu, ít chừng nào hay chừng ấy.

Cậu kể ngay chuyện gia đình chúng tôi trước tiên. Mẹ tôi vẫn khỏe và sống với vợ chồng chị Huệ ở Hà Nội. Trước khi đi B cậu cũng đến chơi vài ngày. Cậu cũng xuống Hải Dương thăm ông bà bên Dung và bên anh Hải. Cậu báo tin cháu Thu Hiền rất giống bố, xinh gái, học giỏi và cũng đeo kính cận. Cậu kể về miền bắc. Chúng tôi khát khao nuốt từng lời của cậu. Cậu có mang ảnh của gia đình chúng tôi vào nhưng hôm nay không mang theo. Ngân sẽ chuyển đến Dung sau.

Cậu khen ngợi những thành tích chúng tôi đã đạt được. Đó là những tin tức rất có ích cho Bộ chỉ huy Quân Giải phóng và Bộ Tổng Tham mưu. Cậu biểu dương tinh thần dũng cảm, tận tụy, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh của bọn tôi. Tôi đã thưa với cậu:

- Đúng là hoàn cảnh công tác của chúng cháu có những khó khăn căng thẳng về tinh thần nhưng không thấm vào đâu với những chiến sĩ ngoài mặt trận. Chúng cháu đâu có phải chịu đựng nhữrng thiếu thốn về vật chất, trái lại còn dư thừa. Nguy hiểm cũng có nhưng nếu khôn khéo thì vẫn an toàn. Do đó chúng cháu cũng vẫn cứ bảo nhau phải lấy gương người chiến sĩ ngoài mặt trận mà phấn đấu.

- Về phía mình, các cháu nghĩ thế là rất tốt - Cậu nói - Nhưng Tổ Quốc khi đánh giá những đứa con của mình không thể so sánh đơn giản như thế được. Ngoài sự đe dọa, các cháu phải đấu tranh với nhưng cám dỗ. Các cháu sống trong một môi trường "vương giả", nhưng vì Tổ Quốc, các cháu không tiếc một thứ gì, kể cả sự sống của mình. Thế thì sự thử thách, sự dũng cảm hy sinh đó có kém gì người chiến sĩ ngoài mặt trận? Cậu nhắc lại sự thử thách quyết liệt đối với mỗi con người là cuộc sống chứ không phải bằng cái chết. Cái chết chỉ đến trong khoảnh nhắc, nhưng ta có cả trăm năm để sống để làm tròn nghĩa vụ với đời, để giữ gìn phẩm giá của mình đâu phải là chuyện dễ dàng? Rất nhiều người ngã gục không phải vì viên đạn. Trong công việc của chúng ta, câu đó lại càng đúng.

Cậu thông báo Đảng đã chấp nhận đơn xin gia nhập của tôi. Cậu và Dung là hai người giới thiệu. Trong điền kiện đặc biệt, vấn đề nguyên tắc cũng được vận dụng cho thích hợp. Tôi xin thề là sẽ trung thành suốt đời với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc, của Bác Hồ vĩ đại và xin cậu báo tin này cho mẹ tôi mừng.

Cậu đồng ý để cho tôi đi Mỹ học. Cậu nói:

- Trong lãnh đạo cũng đã có bàn bạc rất kỹ về nhiệm vụ của các cháu. Căn cứ vào những thành tích và bước trưởng thành của Nghĩa. Trung tâm đã định bố trí cháu nắm và chỉ đạo một mạng lưới mới. Nhưng khi nhận được tin Bộ Tổng tham mưu địch có ý định cử cháu đi thụ giáo công tác tham mưu ở Mỹ thì cạp trên lại phải bàn lại. Vấn đề là nên để Nghĩa phát triển theo bề rộng hay bề sâu? Hai vấn đề đều quan trọng. Phát triển một cán bộ theo bề rộng chủ yến căn cứ vào điều kiện chủ quan. Nhưng phát triển theo bề sâu thì rất khó vì nó lệ thuộc vào nhiều vào yếu tố khách quan. Ta muốn nhưng địch chưa "cho phép" cũng không làm được. Hoàn cảnh hiện nay của Nghĩa là rất thuận lợi để leo cao hơn. Do đó phương hướng lại phải thay đổi cho phù hợp. Cậu quyết định sự phát triển bề rộng sẽ giao cho Dung đảm nhiệm. Một mình lo toan chắc sẽ rất nặng nề, nhưng cấp trên sẽ hỗ trợ. Nghĩa cứ việc yên tâm lên đường học tập...

Sau khí điểm qua tình hình hiện tại, cậu phân tích thêm:

- Cuộc chiến tranh chưa dễ gì kết thúc trong thời gian một sớm một chiều. Có hai khả năng: Nếu Mỹ không vào thì chắc chắn Diệm sẽ sụp đổ để mở đường cho việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Nếu Mỹ nhảy vào thì tình hình sẽ phức tạp hơn nhiều. Cuộc chiến tranh sẽ rất ác liệt và chúng ta sẽ có rất nhiều việc cần làm để thắng Mỹ. Lúc đó vị trí của cháu sẽ rất có ích cho cách mạng.

Sau gần hai giờ chuyện trò, giao nhiệm vụ, cậu tạm biệt chúng tôi.

Lúc đó tôi mới nhớ đến có một chuyện cực kỳ quan trọng chúng tôi chưa nói với cậu:

- Thưa cậu chúng cháu có câu chuyện muốn thưa với cậu.

- Có chuyện gì các cháu cứ nói.

Tôi nháy Dung:

- Em nói với cậu đi !

Dung đỏ bừng mặt lấy tay đẩy tôi:

- Anh nói đi, em chịu thôi.

Cậu Đức cười:

- Có chuyện gì mà cứ lúng ta lúng túng đun đẩy nhau thế ?

- Thưa cậu, cậu vừa là thay mặt cho tổ chức, vừa là bậc cha mẹ chúng cháu. Hôm nay xin cậu công nhận cuộc hôn nhân chính thức cho chúng cháu. Chúng cháu thực sự yêu thương nhau.

Cậu quàng tay lên vai chúng tôi, vẻ mặt xúc động:



- Được các cháu ủy thác cậu rất sung sướng chứng kiến cho sự kiện tốt đẹp này. Mấy năm theo dõi bước đường công tác của hai cháu cậu nghĩ rằng chuyện đó rồi sẽ đến vì các cháu rất hoà hợp với nhau. Nhưng chưa thấy các cháu báo cáo nên cậu cũng cứ day dứt về chuyện này. Nếu như hai cháu không thương yêu nhau, một trong hai đứa muốn lấy người khác thì tổ chức cũng có những biện pháp thích hợp là tổ chức một cuộc ly hôn vờ rồi chuyển vị trí công tác cho các cháu. Ta tổ chức được một màn kịch vợ chồng thì ta cũng có thể dựng nổi một màn ly hôn hoàn hảo. Nhưng không có gì tốt đẹp bàng hai cháu thương yêu nhau. Lý tưởng tình yêu là một. Sân khấu, cuộc đời là một... Đẹp lắm chứ. Cậu xin chúc mừng hai cháu. Cậu sẽ báo tin về gia đình để mọi người cùng chia vui với các cháu.

- Thưa cậu, chúng cháu xin cảm ơn cậu. Chúng cháu sẽ sống chung tình yêu, chết chung lý tưởng. Nhân có những niềm vui lớn, cháu mong cậu nâng với chúng cháu chén rượu mừng.

- Cậu sẵn sàng ! Chúng ta hãy đến một tiện nào gần gần.

Ba cậu cháu vào khách sạn. Chúng tôi gọi một bữa ăn rất sang. Trông cậu Đức lúc này hệt như một thương gia Sài Gòn đưa các con đi Week- end, chẳng còn tí gì là "dân trên xanh" nữa.

Chúng tôi chạm cốc chúc tụng. Cậu Đức không uống nhiều, cậu phải tự lái xe về Sài Gon nên chúng tôi không dám ép. Nửa tiếng sau, chúng tôi tiễn cậu ra xe. Cận nhìn chúng tôi bàng cặp mắt thương yêu tin tưởng. Xe nổ máy lao đi với một gia tốc lớn, tay lái của cậu vững vàng và quả quyết.

Chúng tôi ở lại Khách sạn Palace để sống tuần trăng mật.

Mùa thu năm 1961 tôi lên đường đi Mỹ.

Chương trình tu nghiệp của tôi kéo dài hai năm, do đó những ngày sắp lên đường, tình cảm của hai chúng tôi đều rất bịn rịn. Những ngày sống tràn đầy hạnh phúc bên nhau tạm thời chấm dứt. Chúng tôi cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Khi từ miền Bắc vào đây chúng tôi cũng cảm thấy lẻ loi, nhưng dù sao cũng còn có hai người để mở cửa tâm hồn, để chia sẻ với nhau những lo âu hoài vọng. Giờ đây tôi phải đến một xứ sở xa lạ, một thân một mình, một bầu tâm sự. Còn Dung cũng sẽ phải âm thầm chịu cảnh cô đơn. Tôi thương Dung vô cùng. Hình như cô lại đang có nghén, công việc trong nhà bận rộn, khối lượng công tác của cả hai dồn lại mình Dung, không hiểu cô sẽ xoay xở ra sao?

Rồi đây qua thư từ, chúng tôi cũng có thể chăm sóc động viên nhau, nhưng chỉ là những chuyện công khai. Bàn công tác là không thể được. Cả lai đều thuộc mật mã, nhưng khoảng cách nửa vòng trái đất không có điện đài loại thông thường với tới. Mã hóa lá thư là một việc mạo hiểm vô cùng. Dĩ nhiên chúng tôi cũng có quy ước một số thuật ngữ nói lóng. Nhưng thứ ngôn ngữ nghèo nàn này cũng chỉ giúp chúng tôi một phần nhỏ nhu cầu.

Cùng đoàn với tôi có bảy sĩ quan cấp tá. Tôi là người thứ tám cấp đại úy và ít tuổi nhất. Tôi chưa quen biết ai trong số sĩ quan này. Tất nhiên là trước lạ sau quen nhưng với họ tôi cũng chỉ có thể biểu hiện thân tình trong những câu chuyện phiếm, những trò giải trí nhà binh. Tôi cũng phải hòa nhập với họ những buổi uống rượu, đánh bài, tán gái, gây sự ở một mức độ nhất định. Khi đàm đạo thời cuộc, chiến tranh, danh dự, Tổ Quốc, tôi cũng phải uốn giọng theo họ cho dẻo và điều đó thật là mệt!

Tuy nhiên tôi cũng đã đặt cho mình một mục tiêu thật nghiêm túc phải đạt được trong hai năm. Thứ nhất phải học cho giỏi. Sự cần cù vẫn là thế mạnh của tôi. Việc xếp đặt các sĩ quan vào bộ máy chiến tranh điều chủ yếu phải nhìn vào tài năng, học vấn, nhất là khi quân đội Sài Gòn được Mỹ hiện đại hóa. Thứ hai, tôi sẽ lắp một bộ điện đài thu phát thật tối tân để sử đụng độc lập trực tiếp với Trung tâm để báo cáo các tin tức chiến thuật cho kịp thời. Thứ ba, tôi sẽ kiếm những máy ảnh vi hình và loại phim siêu nhạy để thu thập tài liệu. Và thứ tư tôi sẽ mua những máy ghi âm nghe trộm tối tân là thị trường trong nước không có bán.

Chúng tôi bay đi Guam bằng máy bay của USAF. Nghỉ lại hòn đảo này một ngày, chúng tôi bay đến Thành phố Los Angeles bên bờ Đông Thái Bình Dương và sau đó là Kansas City.

Fort Leavenworth là một trường quân sự nổi tiếng trên thế giới. Ở đây đã đào tạo ra nhiều thế hệ tướng lĩnh tài năng của nước Mỹ. Chúng tôi là một trong số những đoàn sĩ quan ngoại quốc, không nhiều lắm, đến thụ giáo ở trường này. Đó là một niềm tự hào, là ngay ở tôi, một người chống đế quốc, một chiến sĩ cộng sản cũng cảm thấy.

Mặc dù là nhưng sĩ quan đã từng tham chiến, được tuyển chọn ở một nước bạn liệt vào loại ưu tiên tối huệ quốc, bọn tôi vẫn phải dự một đợt kiểm tra trình độ. May cho tôi là mới rời ghế nhà trường chưa lâu nên mấy bài toán tôi làm rất tốt. Bài ngữ văn cũng không phải xoàng. Nhiều sĩ quan có bằng cấp cao nhưng bỏ lâu nên gặp khó khăn.

Kết quả cuối cùng là tôi được lựa vào học Ban điện toán của khoa tham mưu chiến lược. Sự may mắn đã vượt qua điều mong ước của tôi. Chỉ có hai người vào ban này. Tôi sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thụ nhưng kiến thức mới nhất của khoa tham mưu, hiện đại cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật chỉ huy.

Phương tiện học tập của nhà trường là những thành quả tôi tân của nhiều ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn của nước Mỹ đế quốc. Muốn theo học có kết quả, tôi phải cố gắng rất cao.

Để có điều kiện bố túc ngôn ngữ thêm, tôi được bố trí ở cùng phòng với một sĩ quan Mỹ: Đại úy lục quân John Antonio. Đây là con người đầu tiên tôi làm quen trên đất nước xa lạ này.

Antonio là một chàng trai có tầm vóc trung bình, tóc đen, rậm và quản, nước da không trắng lắm. Anh ta có đôi lông mày xếch, cặp lông mi dài và cong đôi mắt màu hổ phách. Antonio để ria mép, cặp môi mỏng và tươi dễ bắt chuyện, bước đần gây cho tôi nhột cảm giác dễ chịu.

Qua những buổi tiếp xúc đầu tiên tôi đã có thể hiểu được tường tận nguồn gốc gia đình người Mỹ này.

Tổ tiên của Antonio là người Tây Ban Nha. Họ chuyển cư sang Mê-hi-cô từ thế kỷ XVI, khi đất này còn là thuộc quốc của Tây Ban Nha dưới triều phó vương Antonio de Mendoza. Cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Mê-hi-cô năm 1846-1848 đã cắt mất của nước Mê-hi-cô một vùng đất rộng lớn gồm các bang Texas, New Mexico và California sát nhập vào Hoa Kỳ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo. Gia đình, dòng họ Antonio trở thành công dân Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. John Antonio là con cháu của một gia đình có truyền thống binh nghiệp. Cha anh tướng Davis Antonio đã từng tham gia chiến tranh thế giới thứ hai chiến tranh Triều Tiên. Ông ta đã về hưu và hiện sống ở trại Olive gần Fortworth bang Texas.

John Antonio nối nghiệp cha. Từ thiếu sinh quân, anh theo học trường sĩ quan Forbrag và nay thành học viên sĩ quan tham mưu Fort Leavenworth. Tuổi trẻ của anh ta hầu như gắn liền với quân trường.

Antonio thông minh và năng động. Anh rất quan tâm đến Nam Việt Nam, một đất nước xa lạ theo cái tình cảm được hệ thống thông tin lại chúng Hoa Kỳ hướng dẫn. Anh nói với tôi bằng một vẻ ân cần đặc biệt:

- Làm sao giúp Nam Việt Nam thoát khỏi sự sụp đổ, tránh rơi vào tay Cộng sản là quan tâm hàng đần của Tổng thống và của Chính phủ Mỹ. Tôi sẽ sẵn sàng sang chiến đấu bên cạnh các bạn nếu chính phủ chúng tôi cho phép.

- Cảm ơn nhiệt tình của bạn. Nhưng bạn có biết sang Nam Việt Nam bạn sẽ phải chiến đấu với ai không?

- Với Vi-xi, hiển nhiên là với bọn phiến loạn, bọn Bắc Việt.

- Nhưng làm sao bạn có thể biết họ là Vi-xi. Ngay như bọn tôi cũng không thể biết nổi ai là Vi-xi, ai không phải là Vi-xi. Khi biết được họ là Vi-xi thì thường đã muộn, quá muộn.

- Tôi hiểu, đó là nhưng toán dn kích. Họ không thể là những binh đội lớn đủ để đè bẹp chúng ta dễ dàng. Họ chỉ có thể tiến hành những chiến dịch khủng bố, các cuộc ám sát, bắn lén. Chúng ta có chất lượng và số lượng áp đảo. Tỷ lệ bảy trên một sẽ dẫn họ đến sự tàn lụi. Vấn đề là chúng ta phải có một chiến lược thích hợp, một đội ngũ sĩ quan chỉ huy giỏi, một đội quân trang bị tốt. Ba yếu tố để cấu thành thắng lợi trên hình như đang được giải quyết tốt?

- Gần đây báo chí thường đưa những tin lạc quan về chủ trương chiến lược của tướng Taylor. Chúng ta định đưa những người nông dân vào bảy ngàn ấp chiến lược để cô lập họ với Vi-xi. Thế nhưng chúng ta lại gặp một mâu thuẫn mới. Có rất nhiều ấp lại trở thành làng xã chiến đấu với tất cả những phương tiện ta cung cấp cho họ. Vì tất cả những người chúng ta nhốt vào lại là Vi-xi hoặc cảm tình với Vi-xi? Thế là tướng Taylor đã giúp họ có một hệ thống phòng ngự tốt.

- Nhưng bạn phải biết ráng quân đội Mỹ cũng có những truyền thống đè bẹp những cuộc chiến tranh du kích. Chẳng hạn như ở vùng Seminon, người da đỏ cũng đã nổi tiếng với những đội du kích Apacha, của "người ngáp" Goyahla. Trong những năm 1885, 1886 Geronimo và quân của ông ta đã làm cho cả miền Tây Nam nước Mỹ phải kinh hoàng. Nhưng rồi họ cũng chẳng thoát được bàn tay truy lùng của các tướng Olive Howard, George, Nelson... Quân đội Mỹ quét sạch họ như dập tắt những ngọn lửa do họ đốt lên trên những thảo nguyên mênh mông.

- Những đội du kích da đỏ rất dễ nhận ra bởi trang bị màu da, sắc tộc của họ. Hơn nữa nếu quân đội có giết nhầu du kích da đỏ với dân da đỏ thì cũng là một điều tốt vì người ta có ý định loại bớt hắn những bộ tộc này trên mặt đất. Nhưng quân Anh thì lại không làm được điều này đối với những đội quân du kích của Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1776). Trung tá Marian, người mang danh "con cáo đồng lầy" ở Nam Caroline đã làm cho quân Anh thiệt hại nạng nề. Chính tướng George Waghington cũng đã nắm những nguyên tắc của chiến tranh du kích đem vận dụng vào rất nhiều trận đánh để thắng đội quân xâm lược có trang bị vũ khí mạnh hơn.

- Nhưng có một điều rất quan trọng là cuộc cách mạng kỹ thuật đã làm thay đổi nhanh chóng toàn bộ trang bị vũ khí của quân đội. Nó sẽ dẫn ta đến những quan điểm quân sự hết sức mới mẻ. Còn chiến tranh du kích thì cứ vẫn cổ lỗ như cái thời mới sinh ra nó. Nghĩa là họ vẫn len lỏi trong bóng đêm, vẫn đi bộ, vẫn khẩu súng trường, gói thuốc nổ. Kính ngắm hồng ngoại, máy báo tiếng động và pháo sáng sẽ tước đi của họ màn đêm. Máy bay lên thẳng dễ dàng mở những cuộc truy lùng nóng làm cho đôi chân tài len lủi của họ bất lực. Bom bi sẽ tạo ra những vùng chết rộng lớn đối với những cơ thể không được bọc thép. Đó là chưa kể đến những vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp khác như bom hạt nhân, vũ khí hóa học vũ khí vi trùng. Tôi tin tưởng là sớm muộn chúng ta cũng sẽ nghiền nát họ.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi thường bỏ ngỏ phần kết tận chung. Tôi không có ý định tranh cãi đến cùng. Không dễ gì thuyết phục những người Mỹ hiếu thắng giàu có bằng lý luận. Ít ra cũng phải có những đòn trực diện của thực tiễn mới giúp họ bớt ngạo mạn.

Trong khi học kỹ thuật điện toán, tôi nghĩ ra trò chơi lắp láy vô tuyến điện nghiệp dư. Tôi mời Antonio cùng chơi, anh vui vẻ hưởng ứng ngay. Anh còn giới thiệu tôi đến thư viện của một Câu lạc bộ vô tuyến điện nghiệp dư ở Kanasas City để tôi nghiên cứu các phương tiện của họ. Tôi mua sách nghiêng cứu những sơ đồ vừa vững chắc vừa có công suất thích hợp, hiệu suất cao. Tôi phải kiếm những linh kiện điện tử. Tôi đưa một bản thống kê cho John Antonio:

- Liệu có thể mua được những thứ này không?

Không cần nhìn, John cười và trả lời tôi:

- Nưởc Mỹ sản xuất sáu mươi phần trăm linh kiện điện tử của thế giới, trong đó nhiều thứ chưa một nước nào sản xuất được. Riêng tổ hợp công nghiệp điện tử bang Texas ngay gần chúng ta thôi đã làm chủ nhiều thị trường ở Châu Âu và Trung Đông.

- Ồ đấy là nói số lượng lớn. Tôi muốn hỏi là liệu mình có thể mua lẻ lặt vặt ở các cửa hàng...

- Không có gì khó cả. Người ta thường nói: "Ở Hoa Kỳ có thể mua các thứ phụ tùng để lắp lấy một trái bom nguyên tử!".

Thấy tôi ngạc nhiên, John nhún vai hào hứng kể tiếp một chuyện:

- Ở thành phố Chicago có lần cảnh sát nhận được một bưu kiện nặc danh. Kẻ khủng bố yêu cần nhà cầm quyền thành phố nộp cho chúng một trăm triệu đô-la (khoảng vài ô tô tiền giấy) đến Lake Forest bên bờ hồ Michigan phía Bắc thành phố chừng vài chục dặm, vào một ngày giờ nhất định. Nếu không chúng sẽ cho nổ tung thành phố bằng một trái bom nguyên tử cỡ một trên ngàn ki-lô-ton (đương lượng TNT). Dĩ nhiên đó là trò đùa. Nhưng khi người ta xem kỹ tập sơ đồ kỹ thuật kèm theo và bản chỉ dẫn nơi mua bán các thứ nguyên liệu phụ tùng (mà chúng gửi đến) thì các nhà bác học đều thừa nhận: hoàn toàn có thể lắp được một trái bom nguyên tử "thủ công" kiểu đó! Tuy nhiên hiệu suất của nó chắc chắn thua kém những trái bom của Ngũ giác đài.

- Câu chuyện đó rất thú vị nhưng còn một chi tiết chưa thỏa đáng. - Tôi vui vẻ nhận xét - Họ có thể mua được mọi thứ nhưng không thể mua được U-ra-ni-um!

Ở thị trường chợ đen U-ra-ni-um từ Cong Léopolville từ Nam Phi, từ Israel được các tổ chức buôn lậu quốc tế, các chế độ độc tài, các liên minh tôn giáo cúc đoan chuyển đến. Họ mang đến vì lợi nhuận, cũng có thể làm vật trao đổi lấy vũ khí, kỹ thuật nguyên tử. Có hàng tá nước muốn có vũ khí hạch tâm. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc gia hàng ngày phải đưa nhiều xe chuyển U-ra-ni-um cho các lò phản ứng. Đó là những chuyến xe đạc biệt. Theo sau mỗi xe có một tiểu đội cảnh vệ quốc gia, trang bị đến răng đi hộ tống. Thế mà cuối năm kiểm lại trong số bốn trăm bảy mươi chuyến xe người ta thấy mất biến hai chuyến! CIA, FBI... và các trung tâm điện toán xô vào điều tra nhưng kết quả cũng không thấy tăm hơi. Không thấy khe hở nào để cho hai chiếc xe chở U-ra-ni-um đi lọt! Người ta nói số lượng đó thừa sức cho một năng lượng phá trụi nhưng thành phố cỡ Chicago, Detroi...!

Tôi hoàn toàn thích thú nhưng không tin gì vào những truyện trinh thám của anh ta vì nó rất... Mỹ. Nhưng đại úy Antonio đã chiếm được lòng tin của tôi ở một phạm vi hẹp hơn. Chỉ một cuộc dạo chơi ngắn ngủi bằng ô tô trong thành phố Kansas City anh đã mua giúp tôi tất cả các linh kiện phụ tùng đủ lắp chiếc máy thu phát nghiệp dư. Tôi cố lôi anh vào trò chơi này vì một mình tôi không thể chơi được.

Gần suốt năm đầu chúng tôi học chủ yếu là kỹ thuật điện toán. Những máy tính thế hệ hai có tốc độ cao và bộ nhớ rộng sẽ là công cụ rất tốt cho chiến tranh hiện đại. Máy thu nhận xử lý hàng trăm nguồn tin từ khắp các trung tâm ra-đa trinh sát, thám không vệ tinh do thám, hàng hải, đạo lành, tình báo chiến thuật và chiến lược. Khi hạ quyết tâm các bộ xử lý chương trình sẽ cung cấp cho chỉ huy những số liệu chính xác và tối ưu.

Đó là một hệ thống đồng bộ, nhạy cảm, độ tin cậy cao. Nhưng nó phải được nhận ở các nguồn, các người điều khiển nó những dữ kiện chính xác. Trong hàng trăm dữ kiện chính xác có kèm theo một vài dữ kiện sai lầm thì: Hoặc là máy trả lời không làm được, vì sao, hoặc là cho ta những kết quả sai lầm một cách rất chính xác. Nói chung, máy không biết phản ứng bằng cảm giác trực quan, bằng nghi vấn. Vai trò của con người vẫn rất lớn.

Những tháng đầu xa quê hương, tôi rất nhớ nhà, nhớ Dung. Tôi cứ ngong ngóng người phu trạm. Mỗi lá thư đến làm cho lòng tôi ấm lại. được cái Dung cũng rất chăm viết thư. Chúng tôi đang chờ đón một đứa con ra đời. Sự kiện đó không chỉ là mong đợi của vợ chồng tôi mà cũng còn là sự mong đợi của anh chị tôi nữa. Ngôi nhà đồ sộ đó không có tiếng trẻ nhỏ gây cho mọi người một cảm giác lạnh lẽo hoang vắng. Anh chị tôi hình như đã không còn hy vọng ở đường con cái. Lấy nhau hai chục năm rồi mà chưa lần nào chị Ngọc tôi thấy được dấu hiệu của niềm hạnh phúc được làm mẹ.

Mặc dù thai nghén nhưng Dung vẫn tận tụy với công việc. Cô không thể thông báo cho tôi những kết quả trong thư từ nhưng tôi biết là Dung vẫn khai thác tình hình qua hai nguồn gián tiếp là Quý Nhân và Vĩnh Quốc.

Rồi một bữa tôi nhận được thư Kim báo tin: Vĩnh Quốc đã cùng một số sĩ quan phải trốn đi nước ngoài vì dính líu vào một âm mưu đảo chính bất thành. Tòa án của Diệm đã kết án nặng nề những sĩ quan trên, trong đó Vĩnh Quốc lãnh trọn bản án tử hình vắng mặt. Bạch Kim rất xúc động khi viết cho tôi những dòng chữ trên. Trước kia cô chỉ mới có cảm tình với anh qua những tài hoa lặt vặt, những câu chuyện phiêu lưu thì nay cô thực sự khâm phục anh về một hành động dũng cảm vang dội chống lại nền độc tài. Bây giờ có lẽ cô đã hoàn toàn tin yêu anh và cô sẵn sàng trao trái tim mình cho anh. Nhưng tình yêu chỉ đến khi nó đã trở thành bất hạnh. Anh bị kết án và phải lưu lạc quê người, biết bao giờ gạp lại. Cô đã có ý định bỏ Sài Gòn đi tìm người bạn tình chia sẻ với anh nỗi cô đơn, những khó khăn thất vọng, nhưng không rõ anh đi đâu, cư trú ở nước nào. Anh có cùng chiến hữu ra một bản tuyên bố ở Phnôm Pênh lên án chế độ Diệm và bác bỏ bản án bất công của chúng, nhưng họ cũng không cho các nhà báo biết địa chỉ của mình vì sợ mật vụ của Diệm theo dõi ám hại. Kim nói với mọi người cô sẽ chờ đợi Vĩnh Quốc, chiến sĩ của tự do, con người hùng của lòng cô cho tới ngày gặp lại, mặc dù tuổi của Kim cũng không còn trẻ lắm. Giờ đây, mỗi lần mở đĩa nhạc Les belles étoiles do Tin Rossi hát, cô lại nhớ tới anh, nhớ tới những ngôi sao lưu lạc cô đơn trong bầu trời câm lặng, Bạch Kim lại muốn khóc.

Tant qu'il y aura des étoiles...

Solts la voute ales cteux...1

(Lời của bài hát: Những ngôi sao xinh đẹp. Tạm dịch.

Chừng nào còn những vì sao

(Lung linh sáng) dưới (đỉnh cao) vòm trời...)

Tôi rất thương Bạch Kim và tôi thấy tình yêu của cô thật lãng mạn, sáng trong, vị tha... nhưng đặt không đúng chỗ. Cô sẽ không đi tới hạnh phúc. Tuy nhiên tôi đã không thể có được một lời khuyên chân thực. Tôi chỉ viết thư an ủi cô.

Vĩnh Quốc là nhột người nhiệt tình dũng cảm nhưng thường không quyết định điều gì theo bộ óc của mình. Anh cả tin, hoang tưởng và rất dễ bị kích động, bị lôi kéo. Nghe tin anh tổ chức đảo chính chống Diệm, tôi cũng thấy hay hay nhưng vẫn không có cảm tình với anh ta. Một công việc quan trọng như vậy lại do một người ba hoa và phiêu lưu tham gia chỉ đạo thì khó mà thành đạt.

Sau này tôi mới biết thêm rằng nhóm của anh cũng khá đông do mấy sĩ quan không quân cầm đầu. Họ cũng được sự ủng hộ của một số sĩ qnan trẻ trong lục quân. Họ đọc trên báo chí Mỹ những lời chỉ trích Ngô Đình Diệm và anh em hắn khá mạnh mẽ. Một số quan chức Mỹ ở Sài Gòn cũng đổ trách nhiệm nặng nề lên đầu Ngô qua nhưng thất bại to lớn trên chiến trường. Chính quyền Mỹ chính thức gây sức ép với Diệm. Một số chính khách nổi tiếng muốn thay Diệm, đại biếu cho phải này là Cabot Lodge. Có dư luận Lodge sắp sang nhận chức đại sứ nên số phận Diệm càng bị đe dọa. Nhóm sĩ quan trẻ coi đây là một cơ hội tốt để giành quyền lực. Họ tin là chỉ cần giết Diệm là mọi người sẽ theo ngay. Nhưng công việc tổ chức của họ vội vàng, bất cẩn. Trong khi vui chuyện ở nhà tôi, Vĩnh Quốc đã khinh xuất hở ra nhiều chi tiết đáng nghi. Quý Nhân vừa nghe vừa khéo léo gợi chuyện và y chuyển những tin tức đó cho Trần Kim Tuyến. Một mặt khc, người của nhóm đảo chính đã tiếp xúc với những quan chức ở cơ quan tình báo, của Bộ Ngoại giao và giới phóng viên báo chí Hoa Kỳ để thăm dò và tìm kiếm sự ủng hộ. Price, William Roger, Handerson hứa ủng hộ Harald Smith không ủng hộ nhưng hứa không can thiệp. Lansdale và nhất là Richardson thì không tán thành đảo chính mà còn sốt sắng bảo vệ Diệm. Vì thế họ hay lui tới gặp Price ở khách sạn Phoénic. Nhưng một cuộc nói chuyện đã được ghi vào băng từ. Vì không có máy khuếch đại chuyên dụng nên Dlulg không kiểm soát được tin này để lọt vào tay Hoàng Quý Nhân. Mãi đến khi Nhân yên cầu cô kiêm tra xem ai nói chuyện với Price cô nới hiểu nội dung câu chuyện. Dung trả lời không nắm được vì việc phong tỏa Price là việc riêng của Quý Nhân, cô không nhận giúp y. Dung rất muốn giúp nhóm đảo chính, nhưng những lời bóng gió của cô không sao lọt nổi vào tai Vĩnh Quốc. Anh ta con mải ba hoa và dỏng tai nghe tiếng nói dịu dàng của Bạch Kim. Họ lại tiến hành một cuộc tiếp xúc nữa với Price và lần này chân tay của Hoàng Quý Nhân nhận được mặt đối tượng. Cơ quan an ninh ra lệnh bắt ngay viên sĩ quan này. Nhóm đảo chính lo sợ người của mình yếu chịu đòn khai ra thì vỡ chuyện, họ quyết định hành động ngay. Hai máy bay đem bom đi yểm trợ đã ném thẳng vào dinh Gia Long. Lính bảo vệ Diệm đề phòng trước đã bắn hạ một chiếc. Diệm không chết và ra lệnh thiết quân luật. Nhân cốt của nhóm đảo chính nằm trong các đơn vị bộ binh bị bất ngờ không hành động kịp. Số sĩ quan không quân cầm đầu cuộc đảo chính nhìn thấy thất bại đành kéo nhau lên một chiếc C.47 bay ra nước ngoài. Cuộc đảo chính bị đập tan.

Ba ngày sau Diệm yêu cầu sứ quán Mỹ triệu hồi tức khắc tiến sĩ Price vì ông ta đã có những hành động không thân thiện!



Việc ra đi của Price làm cho Đỗ Thúc Vượng mất một chỗ dựa quan trọng. Từ ngày được tha, anh ta vẫn bí mật tìm kiến một liên minh chống Diệm. May mà anh ta chưa bắt tay với nhóm Huỳnh Vĩnh Quốc. Nhưng trong nhà anh ta đã có kẻ phản bội. Đó là vợ anh: Hứa Quế Lau. Từ ngày trở thành người tình của Hoàng Quý Nhân, Lan luôn luôn can ngăn chồng không cho anh ta dính líu vào những nhóm chống đối. Tình yêu của chị ta với chồng càng ngày càng giảm. Chị ta không còn thán phục sự hiểu biết cao siêu của chồng như trước nửa. Hứa Quế Lan bỗng thấy những bài diễn thuyết hùng luồn của chồng trên giảng đường, trước công chúng trở nên vô duyên. Ngay cả đến những cái vuốt ve âu yếm của chồng cũng chỉ còn thấm vào dục vọng của chị như một ly rượu nhạt. Mỗi lần người đàn bà lai này muốn được thỏa mãn tính cuồng si, chị chỉ việc nháy mắt với Hoàng Quý Nhân là nhà chính khách của lý tưởng tự do lại được mời lên an trí ở nhà lao vài ngày. Anh ta vẫn được ăn uống tử tế, đêm nằm màn và ngày đi dạo ngoài trời hai giờ. Những khi anh cô đơn với thế giới bên ngoài thì cô vợ đẹp lại tìm đến tòa biệt thự phố Đồn Đất.

Hứa Quế Lan có mang, điều mà chị ta không cầu mong, nhưng với Dỗ Thúc Vượng, đó là một niềm vui lớn. Họ đã lấy nhau tám năm nay mới có đứa con đầu. Hoàng Quý Nhân cũng có một niềm vui độc ác. Y tin tưởng cái bào thai nằm trong bụng Quế Lan là con mình. Y nhớ đến chuyện Lã Bất Vi cấy được dòng máu của mình vào vương cung.

Sự mong đợi của những người đàn ông này dẫn đến một kết quả kinh ngạc! Bó hoa từ tay Đỗ Thúc Vượng bỗng rơi xuống đất khi anh nhận ra mái tóc đứa bé màu vàng ánh bạch kim, cặp mắt xanh lơ và cái mũi nhọn. Đó là kết quả những cuộc ái ân vụng trộm với Price!

Đứa con lai này mang trong mình nó nhiều dòng máu. Ông ngoại nó người Tàu Phúc Kiến. Bà ngoại người Việt, bố người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan!

Họ đã thu xếp gửi đứa trẻ cho một người nhũ mẫu nuôi riêng.

Khi nghe chồng căn vặn cái nguyên nhân của tấn bi hài kịch nói trên Hứa Quế Lan vừa kiêu lãnh vừa trơ tráo trả lời chồng:

- Đấy là cái giá phải trả để cứu anh khỏi chết rục trong tù. Tôi cũng chẳng vui thú gì ở sự hy sinh này. Nếu anh cảm thất quá đắt thì chúng ta có thể từ biệt nhau ngay ở thời điểm này của cuộc đời.

Đỗ Thúc Vượng chấp nhận cách giải quyết sự việc trên trong danh dự. Họ ly dị nhau. Anh Ân tôi nhân danh "luật sư của gia đình" đã cố gàng thu xếp mọi khía cạnh của sự vụ trên cho đúng tinh thần công pháp: Một nỗi thất vọng sâu sắc in hằn lên nét mặt của Vượng, nhuộm sương lên mái tóc anh ta. Anh thấy căm giận cuộc đời, khinh ghét bè bạn. Những bài báo khảng khái của anh bạn cố tri người Mỹ tha thiết ủng hộ nền dân chủ mà anh say sưa kính trọng té ra lại là tấm màn che cho sự can thiệp vào đến tận... giường ngủ của anh. Anh biết lấy ai hậu thuẫn. Một nỗi khủng hoảng tinh thần sâu sắc nhấn chìm anh trong trận ốm. Anh thấy cô đơn, tuyệt vọng, yếm thế và đôi lúc đã nghĩ đến chuyện quyên sinh. Bác sĩ Jordan, anh tôi, cùng ông luật sư già hàng ngày đến tham nom giúp đỡ anh.

Còn Hứa Quế Lan đẻ xong hơi béo ra, hồng hào trổ mã phây phây, một vẻ đẹp dâm đãng và trơ trẽn. Chính những cái đó tạo ra cho chị ta một sức quyến rũ lạ lùng. Khi đã hoàn toàn tự do, người đàn bà ấy trở nên kiêu ngạo. Đến lúc này thì chính Hoàng Quý Nhân phải cúi đầu trước "quyền lực" của chị ta. Quế Lan chuyển thành một nhà kinh doanh chứ không còn là người vợ hiền nấp dưới bóng tùng quân nữa. Cái "gien" truyền thống của người "Tàu hải ngoại" (Oversea chinese) bỗng trội lên ở tuổi này của chị ta. Hoàng Quý Nhân thực sự muốn cưới Quế Lan. Tình yêu của viên thiếu tá không đặt cơ sở trên sự trinh bạch, bởi lẽ y đã tước đoạt quá nhiều sự trinh bạch rồi. Anh ta muốn có một sản nghiệp lớn, một chút "địa" cho tương lai. Anh ta không thể "sê-li-bát-te" mãi được. Nhân biết ông Hứa Vĩnh Thanh là một nhà kinh doanh nổi tiếng ở Chợ Lớn. Sự cấu kết giữa mật thám và thương mại là một cuộc hôn nhân lý tưởng và hợp thời.

Mùa xuân năm 1962 đến với tin vui chúng tôi đã có đứa con trai. Chúng tôi quyết định đặt tên cháu là Phan Quang Trung.

Dung viết: "Con của chúng ta rất giống anh. Từ nay bên em đã có con, cũng đỡ cho em những tháng ngày đơn lẻ. Nhưng chính vì thế mà em càng thêm thương thớ anh...".

Anh tôi viết:

"Cháu Quang Trung rất ngoan. Cháu trở thành trung tâm, thành điểm hội tụ niềm vui của gia đình. Em cứ yên tâm học hành. Dung và anh chị, cô Kim và cả ông nữa, tất cả sẽ chăm sóc cháu".

Chị Ngọc tôi viết:

"Tô tô của chúng ta ngoan lắm (chị gọi yêu cháu bằng cái tên chung với con chó con trong nà). Chị rất mê hỏi chuyện cháu để nó đáp lại bằng cái vẻ mặt hơn hớn rất đáng yêu".

Cô Kim kể:

"Tô tô rất háu ăn. Hơi đói là cu cậu đã khóc ngằn ngặt làm cả nhà dù bận mấy cũng phải chạy đến với cháu. Có hôm ba đang xoa mạt chược, nghe thấy cháu khóc, ông cũng lọm khọm chống gậy mò vào bế cháu lên nựng! Chị Dung đã trao cho em công việc làm mẹ đỡ đầu của Quang Trung đấy, anh có bằng lòng không?".

Ôi, tôi yêu con tôi biết nhường nào. Cháu hiện lên trong tưởng tượng của tôi và toét miệng cười với tôi! Mặc dù tôi đã có mấy tấu ảnh nhưng tôi vẫn thèm được nhìn tận mắt, được giơ tay đón con từ tay mẹ nó.

"Dung và con trai thương yêu của anh!

Anh vừa đi thăm New York nhân dịp Giáng sinh. Mọi người không muốn ở lại quân trường trong dip này. Người Mỹ muốn về với gia đình, còn người ngoại quốc thì đi chơi. Sau Nô-en, anh bay về Leavenworth ngay vì nóng lòng được đọc thư em. Đúng như dự đoán ba lá thư của cả nhà đã nằm chờ anh. Anh sung sướng nhận được ảnh con và em, được biết là cả nhà vẫn bình yên mạnh khỏe. Dung nhìn. kỹ con mà xem, nó cũng giống cả em nữa đấy! Tất cả nỗi vất vả đều dồn vào đôi vai em, anh thương em rất nhiều. Hãy chăm sóc con thay anh.

Anh hy vọng gói quà Nô-en anh gửi về cho hai mẹ con và cả nhà đã về đến nơi và được mọi người vừa lòng. Anh mua bán rất vụng, lỡ ra có gì không thích hợp thì xin mọi người đừng cười!

Chuyến đi thăm New York của anh cũng gặp nhiều may mắn. Anh đến thăm lâu đài Liên Hiệp Quốc. Nhân dip năm mới UNESSCO có mở một cuộc triển lãm hội họa phương Đông. Anh tưởng chỉ có tranh của các danh họa Nhật Bản, Trung Quốc thôi, không ngờ lại có cả phòng tranh của các hoạ sĩ Bạch Vân người Việt. Những bức tranh vẽ phong cảnh, cây cỏ, muông thú làm cho anh rất xúc động. Tình quê ấm lại. Anh có díp làm quen với họa sĩ. Khi nhận ra anh là người Việt Nam, không có ai thân thiết ở cái thành phố xa lạ này, ông bà Bạch Vân đã nhiệt tình mời anh đến chơi nhà ông bà trong dip Nô-en. Anh nhận lời. Những người Việt sang Mỹ không nhiều lắm. Ra đường gặp nhiều người châu Á nhưng thường là những người Mỹ gốc Trung Quốc, những người du lịch Nhật Bản hay du học sinh Nam Triều Tiên, Phi-líp-pin. Cuộc hạnh ngộ với một ngườỉ đồng hương là hiếm có.

Anh được biêt ông bà Bạch Vân sang đây từ năm năm nay. Gia đình có sáu người. Ông bà, vợ chồng con trai và hai đứa cháu. Họ sống trong căn hộ năm buồng của một binh-đinh mấy chục tầng ở đại lộ số 8...

Anh đã đi thăm Nhà bảo tàng hội họa hiện đại, Công viên Medison, Quảng trường Thời Báo. Có thể gọi nơi đây là khu vực sầm uất và sang trọng nhất thành phố vĩ đại này. Anh thíh đi ngó tủ kính để... không mua một thứ gì. Có những bữa ăn hàng trăm đô-la, những tấm vé xem hát hàng chục đô-la, những sòng bạc, những hộp đêm xa hoa nhất thế giới. Đố với anh, sự hiểu biết còn quan trọng hưn thưởng thức. Anh tìm đến Công viên Washington, hỏi thăm cái làng cổ kính Greenwiht để "chiêm ngưỡng" những cái buồng xép sát nóc kiểu Hà Lan mà O' Henri đã mô tả trong "Chiếc lá cuối cùng". Nhưng chẳng còn ai nhớ ra ngôi làng đó. Chắc là nhà văn đã hư cấu nên. Đâu đâu cũng là những đại lộ đầy ô tô và những ngôi nhà chọc trời. Anh cứ một mình lặng lẽ lang thang như vậy dưới trời lất phất những bông tuyết. Một nỗi buồn tràn ngập và anh nhớ sao cái nắng, rực rỡ của quê mình...

... Anh mong ngày tháng trôi đi nhanh chóng để được bay về gặp em và con, gặp gia đình và bè bạn. Em có gửi thư cho cậu, cho anh gửi lời thăm gia đình. Nhân sắp đến tết Nguyên đán, anh cầu chúc cho cả gia đình ta mạnh khỏe, hạnh phúc. Hẹn thư sau.

Hôn con và em nhiều".

...

Đến vụ nghỉ hè 1963 Antonio rủ tôi về thăm trang trại Olive phía Tây Bắc Thành phố Fort Worth vài chục dặm. Tôi không quên mang theo chiếc máy thu phát vô tuyến để thẩm tra lại hiệu năng của nó.

Gia đình Antonio sở hữu một trang trại rất lớn. Viên tướng về hưu có nhiều nhà máy chế biến sữa, pho mát và các sản phẩm thịt đóng hộp. Họ sống trong một lâu đài kiến trúc nặng nề vững chắc như một pháo đài cổ. Tấm gia huy gắn bên của lâu đài còn mang những biểu tượng thần bí của rắn lông chim và những mặt nạ dữ tợn.

Viên tướng tiếp tôi theo một nghi thức nghiêm trang mà tôi thực tình không mong đợi. Khi John dẫn tôi vào, bố mẹ anh ta đã ngồi sẵn ở phòng khách. Đó là một căn phòng lớn lát đá hoa cương. Trên tường đầy tranh cổ, những chùm đèn và những bộ sừng thu. Ngay sau chỗ ngồi của tướng Davis có dựng một lá cờ Mỹ rất lớn. Tôi chào ông theo kiểu nhà binh và viên tướng đứng dậy bắt tay tôi. Phải mười phút sau không khí nghiêm trang mời dịu đi.

Tướng Davis kể cho tôi nghe qua cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông đặc biệt phấn khích khi mô tả lại chiến dịch Châu Phi năm 1942, khi trung đoàn thiết kỵ của ông tiến vào Tuy-ni-di. Năm 1943 họ đô bộ lên đảo Sicile. Dưới quyền chỉ huy của tướng Eisenhowwer, Divis Antonio đã tham dự cuộc đổ bộ lừng danh ở Normandie vùng bờ biển phía Tây Bắc nước Pháp.

- Đó là hồi chuông cáo chung chủ nghĩa phát xít Đức Viên tướng khẳng định - Quân đội Mỹ đã cứu nhân loại khỏi thảm họa Na-di. Bây giờ lại chính họ có sứ mệnh bảo vệ thế giới tự do trước hiểm họa Cộng sản(!).

Vẻ mặt ông bình thản tự tin như chính ông là hiện thân của lịch sử, của chân lý.

- Chính các bạn tự bảo vệ được mình, đó là điền tốt nhất. Nước Mỹ sẽ đứng bên các bạn. Khoảng cách tuy xa nhưng chúng ta có tất cả các phương tiện để gần nhau.

- Bây giờ thì hình như chỉ đứng bên chưa đủ - Jhon Antonio tỏ vẻ nghi ngờ - Tình hình của các bạn ấy ngày càng xấu đi. Con nghe nói tướng Taylor tính toán là phải đưa hai trăm ngàn quân Mỹ vào thì mới có cơ hội rút ra khỏi cái vũng lầy này.

- Ồ nhiều quá, nhiều quá, hoàn toàn không cần thiết. Ở Triều Tiên, để đối phó với một triệu hai trăm ngàn quân Trung cộng, chúng ta cũng chỉ đưa một trăm tám mươi ngàn là đủ. Ở Đô-mi-ních có sáu ngàn lính thủy đánh bộ là tình hình đã quay ngoắt.

- Thưa tướng quân, tôi cũng nghĩ là quá nhiều. Người Việt Nam chúng tôi phải có nghĩa vụ chết cho sự nghiệp của mình. Chúng tôi thấy không cần thiết để người Mỹ phải đổ máu.

- Ồ không. Tôi không nói đến nghĩa vụ vì lẽ các bạn mà sụp đổ thì cả Đông Nam Á sẽ đổ theo và mặt nước Thái Bình Dương sẽ là màu đỏ. Lúc đó những đợt sóng vỗ vào niềm Tây nước Mỹ, trên những bãi cát vàng, những mỏm đá, những rừng cây sẽ là sóng đỏ. Chẳng lẽ lại đợi đến lúc đó chúng tôi mới xây dựng những chiến lũy để bảo vệ Thành phố San Francisco. Thành phố Los Angeles hoặc San Diego hay sao? Vấn đề là phải ngăn chặn từ xa, phải phòng ngự có chiều sâu, phải bảo vệ lợi ích sống còn của chúng ta ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

- Tám ngàn như hiện nay mà đã sa lầy thì ném thêm hai trăm ngàn vào cái vùng ngập nước đó làm sao có thể rút ra được? Đó là chưa tính những hiểm họa về chính trị. Người Việt Nam vốn đa nghi. Họ vẫn lởn vởn cái hình ảnh đáng nguyền rủa của những tên thực dân da trắng trước đây. Họ sẽ dễ lầm lẫn vai trò của một chiến sĩ tự do với một tên xâm lược. Một khi hai trăm ngàn quân đã phát huy toàn bộ hỏa lực của họ thì sự tàn phá sẽ là không có phân biệt. Liệu có thể cứu một con người bằng cách thở cửa thiên đường quá sớm cho họ không?

- Đối với dân chúng, chiến thắng sẽ là cái giá cuối cùng bù đắp cho họ, giải thích cho họ. Còn với Việt cộng họ hiểu lầm hay hiểu đúng để rồi thất bại rồi bị tiêu diệt thì chẳng có gì đáng quan tâm - John Antonio lạnh lùng phân tích - Một khía cạnh khác cần lưu ý. Cuộc đổ bộ của hai trăm ngàn quân, biểu hiện ý chí sắt đá của người Mỹ có thể sẽ là một cuộc đổ bộ hòa bình. Sức mạnh đó chẳng những làm cho Việt cộng nản lòng, Bắc Việt thoái chí mà cả anh bạn đồng minh phương Bắc của họ phải run sợ. Lúc đó thì vai trò giành chiến thắng sẽ không phải là chiến tranh nữa mà là sự có mặt. Ta vào Đô-mi-ních năm ngàn nhưng chưa phải nổ súng mà trật tự đã tự nó trở lại. Chẳng lẽ đấy là một sự kiện không thể lặp lại?

- Các con đều có lý và mọi ý kiến đều phải được cân nhắc - Tướng Davis vui vẻ nói - Nhưng dù sao con số hai trăm ngàn cũng là quá nhiều. Ta không nên làm cái gì lớn hơn Normandie. Như vậy Việt cộng dù có thất bại họ cũng sẽ điên lên vì hãnh diện mất! Hiện nay họ có bao nhiêu tay súng nhỉ?

- Người ta ước đoán độ ba mươi ngàn.

- Ồ, lột con số không có gì đáng sợ. Ba chợt nghĩ ra một cách khác không phải chiến tranh. Không tốn lán mà cũng rất thú vị. Nếu ta đưa 200 ngàn quân Mỹ vào Nam Việt Nam, chưa kể đánh chác gì, chi phí vận chuyển đã vượt quá sát trăm triệu đô-la. Nay ta dùng sáu trăm triệu đô-la đó để mua ba mươi ngàn Việt cộng? Liệu họ có bằng lòng với giá đó không? Hai mươi ngàn đô-la một đầu người đâu phải chuyện ít tiền. Với hai mươi ngàn đô-la, đôi khi chúng ta mua được cả một bộ trưởng một thủ tướng, thậm chí cả một tổng thống một ông vua. Chí ít cũng ngang tiền một đại sứ. Tại sao ta lại không mua chiến thắng bằng sáu trăm triệt đô-la? Chỉ riêng bang Texas này sản xuất một tuần cũng đủ số tiền trên.

- Hoan hô ba! Một ý kiến hết sức độc đáo. Và các nhà quân sự sẽ phải giải nghệ vì cái kiến chiến tranh của ba.

- Thưa tướng quân, lúc đó sẽ có rất nhiều kẻ giả danh Vi-xi đến bán mình cho tướng quân. Và chắc chắn con số sáu trăm triệu đô-la sẽ không đủ.

- Gấp đôi số đó lên! bấp ba cũng được. Nên nhớ rằng nước Mỹ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn!

Tôi không muốn cuộc đàm đạo kéo dài tuy rằng ý kiến của tướng Davis có chứa đựng rất nhiều tính hài hước.

Đến bữa ăn, tôi được biết mặt và làm quen với tiểu thư Theres Antonio, em gái của John. Cuộc sống ở trang trại khá... nhưng tôi nóng ruột về cái trò thí nghiệm máy vô tuyến điện nên ba hôm san tôi đã bay về Kansas City. Khoảng cách từ Fonworth đến Leavenworth khoảng ba trăm dặm, thích hợp với những máy tôi tự lắp. Đúng giờ hẹn, tôi thở máy phát sóng liên lạc với John. Chúng tôi đã nhận được tín liệu của nhau khá nạnh. Tôi thay đổi nhiều sơ đồ để tình ra mạch tối ưu. Hôm ở trại Olive tôi đã lôi cuốn được cả tiểu thư Theres vào trò chơi này. Khi John bận, tôi vẫn tiến hành được cuộc thí nghiệm. Khi đã chọn được sơ đồ tốt nhất, tôi mua một cái quay đĩa tự động. Tôi lựa những khoảng không gian trống, bên trong gắn vào đấy toàn bộ cơ cấu chiếc láy thu phát vô tuyến của tôi. Tôi đóng hòm cẩn thận chờ khi về nước sẽ xách theo.

Tôi cũng tìm mua được chiếc máy chụp ảnh cực nhỏ micro Rollet 3 để chụp thử. Khi về tôi mới mua chiếc chính thức cùng phim và thuốc tráng. Mua sớm sợ hỏng mất.

Nhưng việc tìm mua những máy ghi âm nghe trộm thì thật khó khăn. Tôi đọc khắp các quảng cáo, lùng khắp các cửa hiệu điện tử ở Kansaz City nhưng những chiếc máy gọi là mini đều không thích họp với nghề gián điệp. Tôi không tiện hỏi John Antonio sợ bại lộ chân tướng. Tôi lại phải đi New York để tìm mua. Nơi trú chân của tôi lại là nhà họa sĩ Bạch Vân. Những hôm đó xảy ra một việc không vui. Chị con dâu của ông bà nghi ngờ chồng có bồ bịch gì đó, vì anh hay tiếp một vài cô gái trẻ người Việt trong phòng làm việc của anh. Ông bà Bạch Vân khuyên can càng làm chị tủi thân. Nhưng tuyệt nhiên chị chẳng có bằng chứng gì để tin chắc là anh có lỗi.

- Cái tổn thất đầu tiên của tình yêu là sự nghi ngờ - Tôi nói với chị - Chị muốn khẳng định một điều gì thì phải kiểm tra chứ đừng nghi ngờ.

- Làm sao có thể kiểm tra được? Khi cánh của buồng mở ra thì mọi sự lại trở về tư thế cũ.

- Hãy đặt máy ghi âm nghe trộm! - Tôi và cả hai ông bà Bạch Vân đều cười.

- Không làm gì có thứ máy đó.

- Người ta nói ở nước Mỹ có thể mua đủ phụ tùng để tự lắp một trái bom hạt nhân!

Không ngờ gợi ý trên đã thúc đẩy người phụ nữ có máu ghen đó tìm mua bằng được chiếc máy ghi âm kỳ diệu đó. Chị đã đặt nó trong bàn giấy của chồng và hạnh phúc thay nhưng điều ghi lại các cuộc tiếp khách chỉ thuần túy mang nội dung nghề nghiệp! Chị đã gạt bỏ được sự nghi ngờ, tự kỷ ám thị dày vò tâm hồn bao tháng nay. Còn tôi thì kiếm được cái nhãn hiệu và địa chỉ để mua chiếc nháy này: ERM 1062 của hãng DUPONTEC. Tôi chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang để bước vào cuộc chiến đấu mới.

Tháng 11 năm 1963 ở Sài Gòn xảy ra cuộc đảo chính lật Ngô Đình Diệm. Sự sụp đổ của "nền cộng hòa đệ nhất" đã phải là một tin thật đáng vui mừng chưa? Tuy chưa có được những tin tức thật đầy đủ để phân tích nhưng tôi cho rằng đó là một sự kiện có lợi cho cách mạng. Dù đây có là một chủ trương thay ngựa của người Mỹ đi nữa thì nó cũng đánh dấu một thất bại to lớn của họ về chính trị. Họ đã liều lĩnh cắt bỏ đi một khối u, nhưng nền chinh trị của chủ nghĩa thực dân mới sẽ không thể mạnh thêm vì tính di căn của nó. Tướng Minh lên cầm quyền tuyên bố chống Cộng, cứu vãn nền tự do. Thực ra chỉ là đổi tên độc tài thành ngài quân phiệt. Những gì diễn ra sau đó cần phải xem tiếp, nhưng trước mắt cách mạng sẽ tranh thủ mở rộng địa bàn và thế đứng của mình khi kẻ địch còn đang mải giành nhau những miếng bánh đẫm máu trên bàn tiệc.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Sao Đen

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook