Sau Khi Gả Cho Bạo Quân Ta Mỗi Ngày Đều Nghĩ Mình Đang Thủ Tiết
Chương 74: Ý nghĩa
Phù Bạch Khúc
28/07/2021
Trên con đường nhỏ ven núi, một đoàn xe trùng trùng điệp điệp đang tiến
thẳng về phía đông nam. Bánh xe kêu cót két, in hằn hai rãnh sâu lên con đường vừa đi qua.
Chu Minh Lễ đảm nhiệm chức vụ Khâm sai cưỡi con ngựa cao to, vừa đi vừa cảnh giác đề phòng bốn phía.
Họ cần vượt qua ngọn núi này mới có thể trở về con đường chính. Đội ngũ mang theo không ít vàng bạc dùng để cứu trợ thiên tai do triều đình cung cấp, thế nên luôn phải phòng ngừa giặc núi đánh cướp.
Sau khi nắm quyền cai trị, Cơ Việt đã chiêu mộ nhân tài khắp thiên hạ, coi trọng bồi dưỡng cất nhắc thế hệ trẻ. Chu Minh Lễ năm nay hơn ba mươi đã giữ chức vụ Đình úy, một trong chín vị quan to. Lần này nhận nhiệm vụ đương lúc lâm nguy, nếu xử lý thỏa đáng, chắc chắn tương lai con đường làm quan sẽ rộng mở, một bước lên mây.
Thế nhưng giải quyết ôn dịch thực sự gian nan. Từ xưa tới nay, nếu dịch bệnh xuất hiện và lan tràn thì hầu như chẳng ai có khả năng ngăn chặn. Thầy thuốc không rõ nguồn bệnh, chưa biết cách thức lây lan, nên chẳng thể kê đơn chính xác, đành gửi gắm hy vọng trời cao sẽ khoan dung. Cho tới khi bệnh dịch tự lui, xác ch.ết ngổn ngang khắp nơi, thôn xóm làng mạc xơ xác tiêu điều.
Nghĩ tới việc sắp dấn thân vào một hồi chiến trận cam go, Chu Minh Lễ nhíu chặt lông mày, vẻ mặt nghiêm trọng.
"Giá!" Móng ngựa gõ tung bụi bặm, sau lưng mơ hồ truyền đến âm thanh "lộc cộc".
Chu Minh Lễ lập tức lên tiếng: "Cẩn thận!"
Đám thị vệ nhanh chóng rút kiếm ra khỏi vỏ, đồng loạt hướng về phía sau.
Một thanh niên áo trắng đội nón rộng vành cưỡi con ngựa đỏ sậm, ghìm dây cương trước đội ngũ, y nhấc nón, lộ ra đôi mắt trong trẻo lạnh lùng.
"Ta phụng lệnh bệ hạ, tiếp quản nhiệm vụ giải quyết ôn dịch ở Giang Châu." Vệ Liễm lên tiếng, rồi giơ chiếu thư và tấm lệnh bài sắc vàng nền đen lên.
Chu Minh Lễ trông thấy lệnh bài, tức khắc tung mình nhảy xuống, nửa quỳ trên đất.
Hoa văn vàng nền đen, tượng trưng quân vương đích thân tới.
Thị vệ tra kiếm vào vỏ, quỳ xuống hành lễ.
"Không cần đa lễ." Vệ Liễm ngả nón, thu lệnh bài, giục ngựa đi lẫn vào trong đội ngũ: "Tình hình dịch bệnh không thể trì hoãn, tiếp tục tiến lên."
Y đưa chiếu thư cho Chu Minh Lễ: "Đình úy đại nhân xem thong thả."
Chu Minh Lễ nhận lấy chiếu thư, tầm mắt quét từ trên xuống dưới cực nhanh, vẻ mặt hơi khó coi.
Hắn biết công tử Liễm, y vốn là con tin nước Sở đưa tới, sau này được bệ hạ sủng ái.
Trong Kim Loan điện, Liễm công tử từng rút kiếm chém chết thích khách trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Hắn cũng tham dự, lúc đó hắn được biết vị công tử này không chỉ có vẻ bề ngoài, mà còn thêm mấy phần bản lĩnh.
... Nhưng bản lĩnh lớn đến đâu cũng là người Sở, giao nhiệm vụ giải quyết ôn dịch trọng yếu cho y là thế nào?
Nếu y có mưu đồ để mặc bệnh dịch lây lan, rắp tâm diệt Tần, thì bệ hạ phải xử lý sao cho thỏa đáng? Lẽ nào bệ hạ chưa từng nghĩ tới hậu quả ư?
Quả thực... quả thực đầu óc hồ đồ!
Chu Minh Lễ chưởng quản bộ Hình, nổi tiếng mặt sắt vô tư, không nể tình người, tính cách thẳng thắn, nói chuyện chẳng biết quanh co lòng vòng. Thái độ nghi ngờ Vệ Liễm viết rõ ràng lên mặt, nhưng vướng tấm lệnh bài nên đành ngậm miệng.
Vệ Liễm coi như không thấy.
Với kiểu người giống Chu Minh Lễ, có nhiều lời cũng vô ích, lấy thực tế chứng minh mới khiến hắn tâm phục khẩu phục.
-
Đoàn xe một đường khẩn cấp, nhưng vẫn phải dừng lại nghỉ ngơi lúc thích hợp, tới gần địa phận Giang Châu đã mất nửa tháng.
Trong nửa tháng này Vệ Liễm cứ như người vô hình, không vênh mặt hất hàm sai khiến cũng chẳng kêu mệt than khát, ăn lương khô giống các thị vệ. Khi Chu Minh Lễ hạ lệnh dừng xe chỉnh đốn hoặc tiếp tục khởi hành, y cũng chẳng dị nghị, khiến hắn dần có cái nhìn thiện cảm hơn.
Hắn sợ nhất người trong cung quen sống an nhàn sung sướng, sẽ lăn qua lộn lại không yên, bây giờ xem ra, chẳng cần phải lo lắng.
Nhưng như thế không có nghĩa là hắn tán thành năng lực của Vệ Liễm, hắn vẫn thấy việc cử y đi giải quyết ôn dịch thật vô ích. Thời gian qua Vệ Liễm yên lặng càng làm cho hắn tin chắc, đối phương chỉ tới đó kiếm chác công lao, chứ thực sự chả có bản lĩnh gì, tuy nhiên hắn đâu thể lên tiếng phản đối.
Đều giữ trọng trách Khâm sai đại thần, đảo mắt tựa như hai người xa lạ, một đường không trò chuyện.
Vệ Liễm thân thiết với Thái y hơn hắn nhiều.
Vương thái y tuổi tác đã cao, không chịu nổi tàu xe mệt nhọc, nên chuyến này không đi. Tuy nhiên trong Thái y viện có khá nhiều người là môn đệ của ông, họ đều gia nhập vào trận chiến không tồn tại khói thuốc súng này.
Từ thái y cũng tới, đồng hành còn một Tiểu Từ thái y nữa, là con trai kiêm đồ đệ của ông, rất giỏi y thuật.
Thiếu niên kia mới lên mười bảy, say mê học hỏi, việc gì cũng không quản, năm dài tháng rộng, tất sẽ trở thành thần y.
Buổi tối nào đó, đoàn xe dừng lại tại một trạm nghỉ chân. Vệ Liễm tình cờ gặp Từ thái y trên hành lang, bèn hỏi thử với tình hình bệnh dịch lần này thì liệu ông ấy nắm chắc được bao nhiêu phần, Từ thái y lắc đầu thở dài, lặng lẽ cho y con số: Một phần vạn.
Chẳng có gì chắc chắn, bởi trong lịch sử con người chưa bao giờ chống chọi bệnh dịch thành công, lần nào cũng bỏ mạng vô số, đợi khi chết hết thì bệnh sẽ không còn.
Ai ai cũng biết sự thật tàn khốc này, nên người người đều chuẩn bị tâm lý.
Kiến thức y học vô cùng rộng lớn, thứ con người có khả năng nắm bắt tựa như muối bỏ biển, rất nhiều bệnh nan y không tìm ra cách chữa. Ngay cả bệnh ho lao cũng bất trị, huống hồ là ôn dịch. Thường thì họ chưa kịp tìm ra nguồn lây, họa lớn đã cười ha hả rồi ngang ngược bỏ đi, để lại sau lưng không biết bao nhiêu sinh ly tử biệt*.
(Sinh ly tử biệt: chết vĩnh biệt là “tử biệt”, sống chia lìa là “sinh ly”, đây là thành ngữ Hán Việt chỉ hai cảnh tượng gây đau lòng nhất trong đời người, sống chia lìa không khác gì chết vĩnh biệt)
Mang tiếng cứu trợ thiên tai, chi bằng nói là đi chịu chết. Họ giống con thiêu thân lao đầu vào ngọn lửa, muốn ngăn cơn sóng dữ, nhưng lửa chưa hẳn đã tắt, còn thiêu thân thì chắc chắn phải chết.
Người người đều ôm quyết tâm hi sinh.
Dù vậy, một nửa Thái y viện vẫn tới đây, không hẳn do mệnh lệnh vua ban, mà chủ yếu xuất phát từ tinh thần tự nguyện.
Trong hàng ngũ cứu trợ, kể cả thầy thuốc hay binh lính, Cơ Việt vẫn áp dụng quy củ "Ba không đi".
Quy củ này được định ra trong quân đội khi Cơ Việt mười lăm tuổi lần đầu xuất chinh, hễ thời điểm dấn thân hiểm nguy, xông pha chiến trường, chín chết một sống, thì có ba đối tượng không cần thiết phải bước ra khỏi hàng ngũ.
—— nhà có cha mẹ mà không anh em, không đi.
—— nhà có vợ mà không còn gia đình bên ngoại, không đi.
—— nhà có con thơ mà mồ côi mẹ, không đi.
“Ba không đi” đề phòng trường hợp già cả không người phụng dưỡng, phụ nữ mất đi chỗ dựa, con thơ thành trẻ mồ côi.
Những người còn lại đều phải nghe lệnh, dù nhảy vào nước sôi lửa bỏng cũng không được chùn bước.
Đây cũng là nguyên nhân tại sao Cơ Việt được binh lính Tần kính ngưỡng. Người lãnh đạo sáng suốt khiến quân tâm thu về một mối, tự nhiên đánh đâu thắng đó không gì cản nổi.
Bởi họ có một vị vua như vậy.
Hiện giờ quy định "Ba không đi" cũng được áp dụng với Thái y viện, nhiều người có thể lựa chọn ở lại Vĩnh Bình, nhưng phần lớn vẫn tự nguyện ra đi.
Vệ Liễm nhận được câu trả lời, không quá bất ngờ.
Y dừng một chút, tựa như lơ đãng nhắc tới: "Ta nghe nói, Từ thái y phu nhân..."
Trên đường nhàm chán, các vị thái y bèn bàn tán chuyện trên trời dưới đất, lật lại không ít việc xưa. Trong đó một câu chuyện khiến Vệ Liễm quan tâm, Từ thái y hồi trẻ và phu nhân của ông là thanh mai trúc mã, cực kỳ ân ái, nhưng đáng tiếc hồng nhan bạc mệnh, sớm đã buông tay rời nhân thế.
Hiện giờ Vệ Liễm cực kỳ mẫn cảm đối với chuyện "Yêu biệt ly".
Từ thái y thấy y ngập ngừng, bèn cười bảo: "Công tử đừng ngại, nội nhân* nhiều năm trước đã mất vì bạo bệnh, đâu phải chuyện bí mật gì. Thần một đời theo nghề bốc thuốc chữa bệnh, lại không cứu được phu nhân của mình... Đúng là tạo hóa trêu ngươi." Khi ông nói tới đây thì nét mặt buồn bã.
"Ta vô ý nhắc đến chuyện đau lòng." Vệ Liễm xin lỗi: "Nhưng mà bệ hạ có lệnh, mỗi hộ gia đình chỉ phái đi một người, vì sao ngài lại dẫn lệnh lang* tới đây?"
(Nội nhân/nội tử/ tiện nội: vợ, bà xã; Lệnh lang: chỉ con trai người đối diện, nhưng mang ý nghĩa tôn xưng, giống như “công tử”)
"Thần không dám nhận kính xưng của công tử." Từ thái y vội nói, nhắc tới con trai, ông vừa bất đắc dĩ, lại vừa kiêu ngạo: "Đứa nhỏ kia đòi đi theo."
"Ồ?"
"Đứa nhỏ Văn Khanh này, từ nhỏ đã say mê học hỏi y thuật." Từ thái y mỉm cười kể: "Cũng rất có thiên phú. Năm nay nó mới mười bảy tuổi đã thông thuộc các vị thuốc, hay lén lút chạy ra ngoài thành Vĩnh Bình để thăm khám chữa bệnh từ thiện cho người dân. Dịch bệnh lây lan, thần bảo nó ở lại... nhưng nó cứ khăng khăng đòi đi, khuyên nhủ thế nào cũng không nghe..."
Vệ Liễm mỉm cười: "Vậy vì sao cuối cùng Từ thái y lại đồng ý?"
Từ thái y kể: "Đứa nhỏ này nói một câu."
"Nó nói… nếu học chữa bệnh mà không thể cứu người, vậy thì học có tác dụng gì?" Từ thái y nói tiếp: "Lúc bốc thuốc chữa bệnh cứu người nó cảm thấy vô cùng hạnh phúc, cuộc sống cực kỳ ý nghĩa. Ở yên Vĩnh Bình, dù tính mạng bảo đảm, nó lại cảm thấy tháng ngày trôi qua thực gian nan."
Vệ Liễm ngẩn ra.
“Nếu học chữa bệnh mà không thể cứu người, vậy thì học có tác dụng gì?"
Vệ Liễm thuở nhỏ nghiên cứu y thuật, trình độ cao siêu. Song không thể phủ nhận, vì luôn ghi nhớ lời dặn dò phải giấu tài, thế nên y chưa bao giờ có cơ hội thể hiện.
Y có thể dùng ngân châm giết người, y có thể hạ thuốc độc chết người, y có thể điểm huyệt ám hại người.
... Nhưng đúng là y không có cơ hội cứu người.
Lần duy nhất, là khi băng bó vết thương cho Cơ Việt.
Một thân y thuật này, quả thật... vô dụng.
Nếu học được một thân bản lĩnh, rồi chẳng vận dụng đã chui xuống lỗ, thế thì học làm quái gì?
Dù bản lĩnh bằng trời, cũng chẳng có chút ý nghĩa nào cả.
Từ thuở ấu thơ tới lúc trưởng thành, y hiếm có khoảng thời gian nào được hạnh phúc vui vẻ, mãi tới đêm đón giao thừa cùng Cơ Việt, sánh vai ngắm nhìn chùm pháo hoa trên bầu trời, cuộc sống mới phảng phất bắt đầu có ý nghĩa.
"Từ gia có gia huấn: thầy thuốc nhân từ, không sợ sống chết." Từ thái y nói: "Thần đã dạy Văn Khanh ghi nhớ, khi thần không cho nó đến Giang Châu, vậy mà nó dám lấy ra phản bác thần..." Tuy giọng nói tức giận, đáy mắt lại tràn đầy vẻ tự hào: "Đứa nhỏ này trưởng thành rồi."
Vệ Liễm nhìn ý cười tràn ra trong mắt Từ thái y, dừng lại, gật gật đầu.
"Thần biết, trong đội ngũ mọi người không tín nhiệm công tử, công tử chớ lo lắng." Từ thái y chuyển đề tài, nói lời thấm thía: "Ngày ấy khi bệ hạ bị thương trở về vương cung, thần đã trông thấy phương pháp xử lý vết thương và cách thức băng bó trên người bệ hạ... Thần tin vào bản lĩnh của ngài.”
Vệ Liễm nheo mắt.
"Cha!" Giọng thiếu niên trong trẻo từ trong nhà truyền tới: "Giúp con xem phương thuốc này có vấn đề gì không! Hôm qua con mới nghĩ ra!"
Từ thái y nghẹn lời, chắp tay với Vệ Liễm: "Công tử, thứ lỗi không tiếp tục trò chuyện được."
Vệ Liễm khẽ gật đầu, nhìn Từ thái y bước vào trong phòng.
Phía trong hai cha con vui vẻ trao đổi, dù ngày mai có dấn thân hiểm cảnh, cũng sợ gì sống chết.
Y buông mắt, cúi đầu.
...
Vệ Liễm trở về phòng, lấy chiếc bình sứ trắng trong bọc hành lý, đổ ra một viên thuốc rồi ngửa cổ nuốt vào.
Trước đó Cơ Việt bảo thuốc giải phải dùng tròn một năm, rồi đưa cho y lượng đủ dùng trong nửa năm. Tính thời gian, đã tới giờ uống thuốc.
Xong xuôi, Vệ Liễm nằm trên giường, mãi mà chưa ngủ được.
Y hơi nhớ Cơ Việt.
Không phải hơi, mà là rất rất nhớ.
Mặt dây chuyền hình chú hồ ly ngậm hoa dán vào làn da ấm áp, Vệ Liễm nắm lấy nó, chậm rãi vuốt nhẹ lên đường nét hoa văn chạm khắc.
Y nhớ ngày ấy trong Ngự Thư phòng, Cơ Việt hôn y đến mức chẳng dám gặp người, hơi thở bị tước đoạt, ngay cả trái tim dường như cũng muốn ngừng đập. Tới khi tách ra cả hai vô cùng chật vật, họ nhìn dáng vẻ của đối phương, không hẹn mà cùng bật cười.
Cổ áo Vệ Liễm bị kéo lộn xộn, Cơ Việt nhìn thấy khối ngọc bội y đang đeo trên cổ, bèn lấy nó ra, cúi đầu, nụ hôn khẽ khàng rơi xuống đóa hoa nho nhỏ.
Cơ Việt nói: "Bé hồ ly, ta đang hôn lên trái tim em này."
Vệ Liễm cất ngọc bội, nhắm mắt lại, ôm nhung nhớ những ngày qua chìm vào giấc mộng.
Ít nhất mình đang làm một điều có ý nghĩa.
Vệ Liễm nghĩ.
Với y cuộc sống có ý nghĩa bắt nguồn từ chùm pháo hoa mừng năm mới, nhưng không phải là toàn bộ ý nghĩa của cuộc sống này.
Chu Minh Lễ đảm nhiệm chức vụ Khâm sai cưỡi con ngựa cao to, vừa đi vừa cảnh giác đề phòng bốn phía.
Họ cần vượt qua ngọn núi này mới có thể trở về con đường chính. Đội ngũ mang theo không ít vàng bạc dùng để cứu trợ thiên tai do triều đình cung cấp, thế nên luôn phải phòng ngừa giặc núi đánh cướp.
Sau khi nắm quyền cai trị, Cơ Việt đã chiêu mộ nhân tài khắp thiên hạ, coi trọng bồi dưỡng cất nhắc thế hệ trẻ. Chu Minh Lễ năm nay hơn ba mươi đã giữ chức vụ Đình úy, một trong chín vị quan to. Lần này nhận nhiệm vụ đương lúc lâm nguy, nếu xử lý thỏa đáng, chắc chắn tương lai con đường làm quan sẽ rộng mở, một bước lên mây.
Thế nhưng giải quyết ôn dịch thực sự gian nan. Từ xưa tới nay, nếu dịch bệnh xuất hiện và lan tràn thì hầu như chẳng ai có khả năng ngăn chặn. Thầy thuốc không rõ nguồn bệnh, chưa biết cách thức lây lan, nên chẳng thể kê đơn chính xác, đành gửi gắm hy vọng trời cao sẽ khoan dung. Cho tới khi bệnh dịch tự lui, xác ch.ết ngổn ngang khắp nơi, thôn xóm làng mạc xơ xác tiêu điều.
Nghĩ tới việc sắp dấn thân vào một hồi chiến trận cam go, Chu Minh Lễ nhíu chặt lông mày, vẻ mặt nghiêm trọng.
"Giá!" Móng ngựa gõ tung bụi bặm, sau lưng mơ hồ truyền đến âm thanh "lộc cộc".
Chu Minh Lễ lập tức lên tiếng: "Cẩn thận!"
Đám thị vệ nhanh chóng rút kiếm ra khỏi vỏ, đồng loạt hướng về phía sau.
Một thanh niên áo trắng đội nón rộng vành cưỡi con ngựa đỏ sậm, ghìm dây cương trước đội ngũ, y nhấc nón, lộ ra đôi mắt trong trẻo lạnh lùng.
"Ta phụng lệnh bệ hạ, tiếp quản nhiệm vụ giải quyết ôn dịch ở Giang Châu." Vệ Liễm lên tiếng, rồi giơ chiếu thư và tấm lệnh bài sắc vàng nền đen lên.
Chu Minh Lễ trông thấy lệnh bài, tức khắc tung mình nhảy xuống, nửa quỳ trên đất.
Hoa văn vàng nền đen, tượng trưng quân vương đích thân tới.
Thị vệ tra kiếm vào vỏ, quỳ xuống hành lễ.
"Không cần đa lễ." Vệ Liễm ngả nón, thu lệnh bài, giục ngựa đi lẫn vào trong đội ngũ: "Tình hình dịch bệnh không thể trì hoãn, tiếp tục tiến lên."
Y đưa chiếu thư cho Chu Minh Lễ: "Đình úy đại nhân xem thong thả."
Chu Minh Lễ nhận lấy chiếu thư, tầm mắt quét từ trên xuống dưới cực nhanh, vẻ mặt hơi khó coi.
Hắn biết công tử Liễm, y vốn là con tin nước Sở đưa tới, sau này được bệ hạ sủng ái.
Trong Kim Loan điện, Liễm công tử từng rút kiếm chém chết thích khách trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Hắn cũng tham dự, lúc đó hắn được biết vị công tử này không chỉ có vẻ bề ngoài, mà còn thêm mấy phần bản lĩnh.
... Nhưng bản lĩnh lớn đến đâu cũng là người Sở, giao nhiệm vụ giải quyết ôn dịch trọng yếu cho y là thế nào?
Nếu y có mưu đồ để mặc bệnh dịch lây lan, rắp tâm diệt Tần, thì bệ hạ phải xử lý sao cho thỏa đáng? Lẽ nào bệ hạ chưa từng nghĩ tới hậu quả ư?
Quả thực... quả thực đầu óc hồ đồ!
Chu Minh Lễ chưởng quản bộ Hình, nổi tiếng mặt sắt vô tư, không nể tình người, tính cách thẳng thắn, nói chuyện chẳng biết quanh co lòng vòng. Thái độ nghi ngờ Vệ Liễm viết rõ ràng lên mặt, nhưng vướng tấm lệnh bài nên đành ngậm miệng.
Vệ Liễm coi như không thấy.
Với kiểu người giống Chu Minh Lễ, có nhiều lời cũng vô ích, lấy thực tế chứng minh mới khiến hắn tâm phục khẩu phục.
-
Đoàn xe một đường khẩn cấp, nhưng vẫn phải dừng lại nghỉ ngơi lúc thích hợp, tới gần địa phận Giang Châu đã mất nửa tháng.
Trong nửa tháng này Vệ Liễm cứ như người vô hình, không vênh mặt hất hàm sai khiến cũng chẳng kêu mệt than khát, ăn lương khô giống các thị vệ. Khi Chu Minh Lễ hạ lệnh dừng xe chỉnh đốn hoặc tiếp tục khởi hành, y cũng chẳng dị nghị, khiến hắn dần có cái nhìn thiện cảm hơn.
Hắn sợ nhất người trong cung quen sống an nhàn sung sướng, sẽ lăn qua lộn lại không yên, bây giờ xem ra, chẳng cần phải lo lắng.
Nhưng như thế không có nghĩa là hắn tán thành năng lực của Vệ Liễm, hắn vẫn thấy việc cử y đi giải quyết ôn dịch thật vô ích. Thời gian qua Vệ Liễm yên lặng càng làm cho hắn tin chắc, đối phương chỉ tới đó kiếm chác công lao, chứ thực sự chả có bản lĩnh gì, tuy nhiên hắn đâu thể lên tiếng phản đối.
Đều giữ trọng trách Khâm sai đại thần, đảo mắt tựa như hai người xa lạ, một đường không trò chuyện.
Vệ Liễm thân thiết với Thái y hơn hắn nhiều.
Vương thái y tuổi tác đã cao, không chịu nổi tàu xe mệt nhọc, nên chuyến này không đi. Tuy nhiên trong Thái y viện có khá nhiều người là môn đệ của ông, họ đều gia nhập vào trận chiến không tồn tại khói thuốc súng này.
Từ thái y cũng tới, đồng hành còn một Tiểu Từ thái y nữa, là con trai kiêm đồ đệ của ông, rất giỏi y thuật.
Thiếu niên kia mới lên mười bảy, say mê học hỏi, việc gì cũng không quản, năm dài tháng rộng, tất sẽ trở thành thần y.
Buổi tối nào đó, đoàn xe dừng lại tại một trạm nghỉ chân. Vệ Liễm tình cờ gặp Từ thái y trên hành lang, bèn hỏi thử với tình hình bệnh dịch lần này thì liệu ông ấy nắm chắc được bao nhiêu phần, Từ thái y lắc đầu thở dài, lặng lẽ cho y con số: Một phần vạn.
Chẳng có gì chắc chắn, bởi trong lịch sử con người chưa bao giờ chống chọi bệnh dịch thành công, lần nào cũng bỏ mạng vô số, đợi khi chết hết thì bệnh sẽ không còn.
Ai ai cũng biết sự thật tàn khốc này, nên người người đều chuẩn bị tâm lý.
Kiến thức y học vô cùng rộng lớn, thứ con người có khả năng nắm bắt tựa như muối bỏ biển, rất nhiều bệnh nan y không tìm ra cách chữa. Ngay cả bệnh ho lao cũng bất trị, huống hồ là ôn dịch. Thường thì họ chưa kịp tìm ra nguồn lây, họa lớn đã cười ha hả rồi ngang ngược bỏ đi, để lại sau lưng không biết bao nhiêu sinh ly tử biệt*.
(Sinh ly tử biệt: chết vĩnh biệt là “tử biệt”, sống chia lìa là “sinh ly”, đây là thành ngữ Hán Việt chỉ hai cảnh tượng gây đau lòng nhất trong đời người, sống chia lìa không khác gì chết vĩnh biệt)
Mang tiếng cứu trợ thiên tai, chi bằng nói là đi chịu chết. Họ giống con thiêu thân lao đầu vào ngọn lửa, muốn ngăn cơn sóng dữ, nhưng lửa chưa hẳn đã tắt, còn thiêu thân thì chắc chắn phải chết.
Người người đều ôm quyết tâm hi sinh.
Dù vậy, một nửa Thái y viện vẫn tới đây, không hẳn do mệnh lệnh vua ban, mà chủ yếu xuất phát từ tinh thần tự nguyện.
Trong hàng ngũ cứu trợ, kể cả thầy thuốc hay binh lính, Cơ Việt vẫn áp dụng quy củ "Ba không đi".
Quy củ này được định ra trong quân đội khi Cơ Việt mười lăm tuổi lần đầu xuất chinh, hễ thời điểm dấn thân hiểm nguy, xông pha chiến trường, chín chết một sống, thì có ba đối tượng không cần thiết phải bước ra khỏi hàng ngũ.
—— nhà có cha mẹ mà không anh em, không đi.
—— nhà có vợ mà không còn gia đình bên ngoại, không đi.
—— nhà có con thơ mà mồ côi mẹ, không đi.
“Ba không đi” đề phòng trường hợp già cả không người phụng dưỡng, phụ nữ mất đi chỗ dựa, con thơ thành trẻ mồ côi.
Những người còn lại đều phải nghe lệnh, dù nhảy vào nước sôi lửa bỏng cũng không được chùn bước.
Đây cũng là nguyên nhân tại sao Cơ Việt được binh lính Tần kính ngưỡng. Người lãnh đạo sáng suốt khiến quân tâm thu về một mối, tự nhiên đánh đâu thắng đó không gì cản nổi.
Bởi họ có một vị vua như vậy.
Hiện giờ quy định "Ba không đi" cũng được áp dụng với Thái y viện, nhiều người có thể lựa chọn ở lại Vĩnh Bình, nhưng phần lớn vẫn tự nguyện ra đi.
Vệ Liễm nhận được câu trả lời, không quá bất ngờ.
Y dừng một chút, tựa như lơ đãng nhắc tới: "Ta nghe nói, Từ thái y phu nhân..."
Trên đường nhàm chán, các vị thái y bèn bàn tán chuyện trên trời dưới đất, lật lại không ít việc xưa. Trong đó một câu chuyện khiến Vệ Liễm quan tâm, Từ thái y hồi trẻ và phu nhân của ông là thanh mai trúc mã, cực kỳ ân ái, nhưng đáng tiếc hồng nhan bạc mệnh, sớm đã buông tay rời nhân thế.
Hiện giờ Vệ Liễm cực kỳ mẫn cảm đối với chuyện "Yêu biệt ly".
Từ thái y thấy y ngập ngừng, bèn cười bảo: "Công tử đừng ngại, nội nhân* nhiều năm trước đã mất vì bạo bệnh, đâu phải chuyện bí mật gì. Thần một đời theo nghề bốc thuốc chữa bệnh, lại không cứu được phu nhân của mình... Đúng là tạo hóa trêu ngươi." Khi ông nói tới đây thì nét mặt buồn bã.
"Ta vô ý nhắc đến chuyện đau lòng." Vệ Liễm xin lỗi: "Nhưng mà bệ hạ có lệnh, mỗi hộ gia đình chỉ phái đi một người, vì sao ngài lại dẫn lệnh lang* tới đây?"
(Nội nhân/nội tử/ tiện nội: vợ, bà xã; Lệnh lang: chỉ con trai người đối diện, nhưng mang ý nghĩa tôn xưng, giống như “công tử”)
"Thần không dám nhận kính xưng của công tử." Từ thái y vội nói, nhắc tới con trai, ông vừa bất đắc dĩ, lại vừa kiêu ngạo: "Đứa nhỏ kia đòi đi theo."
"Ồ?"
"Đứa nhỏ Văn Khanh này, từ nhỏ đã say mê học hỏi y thuật." Từ thái y mỉm cười kể: "Cũng rất có thiên phú. Năm nay nó mới mười bảy tuổi đã thông thuộc các vị thuốc, hay lén lút chạy ra ngoài thành Vĩnh Bình để thăm khám chữa bệnh từ thiện cho người dân. Dịch bệnh lây lan, thần bảo nó ở lại... nhưng nó cứ khăng khăng đòi đi, khuyên nhủ thế nào cũng không nghe..."
Vệ Liễm mỉm cười: "Vậy vì sao cuối cùng Từ thái y lại đồng ý?"
Từ thái y kể: "Đứa nhỏ này nói một câu."
"Nó nói… nếu học chữa bệnh mà không thể cứu người, vậy thì học có tác dụng gì?" Từ thái y nói tiếp: "Lúc bốc thuốc chữa bệnh cứu người nó cảm thấy vô cùng hạnh phúc, cuộc sống cực kỳ ý nghĩa. Ở yên Vĩnh Bình, dù tính mạng bảo đảm, nó lại cảm thấy tháng ngày trôi qua thực gian nan."
Vệ Liễm ngẩn ra.
“Nếu học chữa bệnh mà không thể cứu người, vậy thì học có tác dụng gì?"
Vệ Liễm thuở nhỏ nghiên cứu y thuật, trình độ cao siêu. Song không thể phủ nhận, vì luôn ghi nhớ lời dặn dò phải giấu tài, thế nên y chưa bao giờ có cơ hội thể hiện.
Y có thể dùng ngân châm giết người, y có thể hạ thuốc độc chết người, y có thể điểm huyệt ám hại người.
... Nhưng đúng là y không có cơ hội cứu người.
Lần duy nhất, là khi băng bó vết thương cho Cơ Việt.
Một thân y thuật này, quả thật... vô dụng.
Nếu học được một thân bản lĩnh, rồi chẳng vận dụng đã chui xuống lỗ, thế thì học làm quái gì?
Dù bản lĩnh bằng trời, cũng chẳng có chút ý nghĩa nào cả.
Từ thuở ấu thơ tới lúc trưởng thành, y hiếm có khoảng thời gian nào được hạnh phúc vui vẻ, mãi tới đêm đón giao thừa cùng Cơ Việt, sánh vai ngắm nhìn chùm pháo hoa trên bầu trời, cuộc sống mới phảng phất bắt đầu có ý nghĩa.
"Từ gia có gia huấn: thầy thuốc nhân từ, không sợ sống chết." Từ thái y nói: "Thần đã dạy Văn Khanh ghi nhớ, khi thần không cho nó đến Giang Châu, vậy mà nó dám lấy ra phản bác thần..." Tuy giọng nói tức giận, đáy mắt lại tràn đầy vẻ tự hào: "Đứa nhỏ này trưởng thành rồi."
Vệ Liễm nhìn ý cười tràn ra trong mắt Từ thái y, dừng lại, gật gật đầu.
"Thần biết, trong đội ngũ mọi người không tín nhiệm công tử, công tử chớ lo lắng." Từ thái y chuyển đề tài, nói lời thấm thía: "Ngày ấy khi bệ hạ bị thương trở về vương cung, thần đã trông thấy phương pháp xử lý vết thương và cách thức băng bó trên người bệ hạ... Thần tin vào bản lĩnh của ngài.”
Vệ Liễm nheo mắt.
"Cha!" Giọng thiếu niên trong trẻo từ trong nhà truyền tới: "Giúp con xem phương thuốc này có vấn đề gì không! Hôm qua con mới nghĩ ra!"
Từ thái y nghẹn lời, chắp tay với Vệ Liễm: "Công tử, thứ lỗi không tiếp tục trò chuyện được."
Vệ Liễm khẽ gật đầu, nhìn Từ thái y bước vào trong phòng.
Phía trong hai cha con vui vẻ trao đổi, dù ngày mai có dấn thân hiểm cảnh, cũng sợ gì sống chết.
Y buông mắt, cúi đầu.
...
Vệ Liễm trở về phòng, lấy chiếc bình sứ trắng trong bọc hành lý, đổ ra một viên thuốc rồi ngửa cổ nuốt vào.
Trước đó Cơ Việt bảo thuốc giải phải dùng tròn một năm, rồi đưa cho y lượng đủ dùng trong nửa năm. Tính thời gian, đã tới giờ uống thuốc.
Xong xuôi, Vệ Liễm nằm trên giường, mãi mà chưa ngủ được.
Y hơi nhớ Cơ Việt.
Không phải hơi, mà là rất rất nhớ.
Mặt dây chuyền hình chú hồ ly ngậm hoa dán vào làn da ấm áp, Vệ Liễm nắm lấy nó, chậm rãi vuốt nhẹ lên đường nét hoa văn chạm khắc.
Y nhớ ngày ấy trong Ngự Thư phòng, Cơ Việt hôn y đến mức chẳng dám gặp người, hơi thở bị tước đoạt, ngay cả trái tim dường như cũng muốn ngừng đập. Tới khi tách ra cả hai vô cùng chật vật, họ nhìn dáng vẻ của đối phương, không hẹn mà cùng bật cười.
Cổ áo Vệ Liễm bị kéo lộn xộn, Cơ Việt nhìn thấy khối ngọc bội y đang đeo trên cổ, bèn lấy nó ra, cúi đầu, nụ hôn khẽ khàng rơi xuống đóa hoa nho nhỏ.
Cơ Việt nói: "Bé hồ ly, ta đang hôn lên trái tim em này."
Vệ Liễm cất ngọc bội, nhắm mắt lại, ôm nhung nhớ những ngày qua chìm vào giấc mộng.
Ít nhất mình đang làm một điều có ý nghĩa.
Vệ Liễm nghĩ.
Với y cuộc sống có ý nghĩa bắt nguồn từ chùm pháo hoa mừng năm mới, nhưng không phải là toàn bộ ý nghĩa của cuộc sống này.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.