Chương 69: Cuộc Phiêu Lưu Của Sáu Phô Tượng Napoleon
Arthur Conan Doyle
03/11/2021
Ông Lestrade, thanh tra Scotland Yard, buổi tối thỉnh thoảng ghé thăm chúng tôi và Sherlock Holmes rất hoan nghênh những buổi tối ấy, vì nhờ đó mà anh có được mối liên hệ thường xuyên với Scotland Yard. Để đền đáp lại cho những tin tức mà Lestrade đem đến, Holmes luôn chăm chú lắng nghe mọi tình tiết về các vụ án mà viên thanh tra này đang phụ trách điều tra. Đôi lúc, như hoàn toàn vô tình, anh biết cách đưa ra những lời khuyên và gợi ý rút từ vốn tri thức và kinh nghiệm phong phú của anh.
Riêng tối hôm đó Lestrade, sau khi nói về thời tiết và tin các báo, không nói thêm gì nữa, chỉ làm thinh. Holmes nhìn xoáy vào ông.
- Ông có vụ nào đáng chú ý không? - Holmes hỏi.
- Ồ không, ông Holmes ạ, chẳng có gì đặc biệt cho lắm.
- Vậy thì ông cứ kể cho tôi nghe đi.
Lestrade cười:
- Khó mà giấu nổi ông điều gì, ông Holmes ạ. Đúng là tôi đang nghĩ đến một chuyện, nhưng nó thật vớ vẩn nên tôi cứ phân vân không biết có nên làm phiền ông không. mặt khác, việc này lại rất đặc biệt, chắc chắn như thế. Tôi biết ông
vốn rất thích tất cả những chuyện khác thường. Nhưng theo tôi, chuyện này nên để bác sỹ Watson quan tâm hơn là tôi với ông.
- Bệnh tật gì không? - tôi hỏi.
- Chứng điên. Mà lại là một bệnh điên kỳ quặc nữa Các ông chắc không tưởng tượng được bây giờ mà lại có người căm ghét Napoleon Đệ nhất đến mức hễ thấy bất cứ một hình tượng nào của ông ta là đập vỡ cho bằng được.
Holmes ngả người trên ghế.
- Chuyện này không thuộc lĩnh vực của tôi, - anh nói.
- Đúng thế, thì tôi đã nói mà. Nhưng khi thằng cha đó phạm tội ăn trộm để đập nát những pho tượng không phải của hắn, thì câu chuyện đã chuyển từ tay bác sỹ sang tay cảnh sát rồi.
Holmes lại ngồi thẳng dậy.
- Ăn trộm à! Câu chuyện đã thú vị hơn rồi. Xin ông kể chi tiết cho tôi nghe với.
Lestrade rút cuốn số ghi chép công vụ ra, và lật từng trang để nhớ lại cho rành mạch.
- Vụ thứ nhất chúng tôi được báo là cách đây bốn hôm. Sự việc xảy ra tại cửa hiệu ông Morse Hudson làm nghề bán tranh, tượng ở đường Kennington. Người phụ việc vừa rời khỏi cửa hiệu một lát thì nghe có tiếng loảng xoảng. Anh ta vội quay vào và thấy pho tượng bán thân Napoleon vẫn bày trên quầy cùng với các tác phẩm nghệ thuật khác đã vỡ tan tành trên sàn nhà. Anh ta chạy vụt ra đường nhưng không thấy ai, tuy có nhiều người qua đường nói rằng họ trông thấy một người từ trong cửa hiệu chạy ra. Pho tượng thạch cao nọ không đáng giá là bao, và toàn bộ sự việc đó chỉ như một trò trẻ con không đáng phải mở cuộc điều tra.
- Nhưng vụ thứ hai thì nghiêm trọng hơn và cũng kỳ quặc hơn. Chuyện mới xảy ra đêm qua.
Ở đường Kennington, cách cửa hiệu Morse Hudson vài trăm yard là nhà một bác sỹ có tiếng, tên là Barnicot. Tuy nhà ở đường Kennington, bác sỹ này có một phòng mổ ở đường Hạ Brixton, cách đấy 2 dặm. Bác sỹ Barnicot là người rất hâm mộ Napoleon. Nhà ông đầy sách và tranh của vị hoàng đế Pháp này. Mới đây ông mua được ở cửa hiệu Morse Hudson hai bức tượng bán thân Napoleon bằng thạch cao do nhà điêu khắc người Pháp Devine tạc. Ông bày một bức trong đại sảnh của căn nhà trên đường Kennington, còn bức kia ông đặt trên mặt lò sưởi tại phòng mổ ở Hạ Brixton. Sáng nay, từ trên gác bước xuống, bác sỹ Barnicot phải sửng sốt khi phát hiện ra đêm qua nhà ông bị kẻ trộm đột nhập, song trong nhà không mất gì cả, ngoài bức tượng bán thân bằng thạch cao đặt ở đại sảnh. Tên trộm đã mang pho tượng ra khỏi nhà và đập nát vào bức tường ngoài vườn, vì sáng ra người ta thấy mảnh tường vỡ nằm vung vãi dưới chân tường.
Holmes xoa tay nói:
- Chuyện này quả là rất mới lạ.
- Tôi vẫn nghĩ là ông sẽ thích chuyện này mà. Nhưng tôi vẫn chưa kể hết. Bác sỹ Barnicot phải đến phòng mổ lúc mười hai giờ trưa. Đến nơi, ông thấy cửa sổ phòng mổ đã bị phá tung từ đêm qua và khắp sàn vung vãi những mảnh vỡ của pho tượng thứ hai. Pho tượng bị đập vụn ngay tại chỗ. Trong cả hai vụ đều không có manh mối gì về tên tội phạm (hay kẻ điên rồ) đã làm ra vụ này. Đấy sự việc là như vậy đấy, ông Holmes ạ.
- Tôi muốn biết hai pho tượng bị đập vụn của bác sỹ Barnicot có giống hệt với pho tượng bị phá tan tại cửa hiệu ông Morse Hudson không?
- Những pho tượng đó đều đúc từ một khuôn ra mà.
- Điều đó bác bỏ cái giả thuyết cho rằng kẻ đập tượng hành động do căm thù Napoleon: vậy thì việc kẻ đó bắt đầu bằng ba bản sao của cùng một pho tượng bán thân, khó lòng có thể là do một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
- Chính tôi cũng nghĩ như ông, - Lestrade nói, - Tuy nhiên, Morse Hudsson là người bán tượng ở khu vực đó của London và suốt mười năm qua cửa hiệu ông ta chỉ có duy nhất ba pho tượng kia. Cho nên tuy ông nói ở London có hàng trăm pho tượng Napoleon, nhưng cũng rất có thể ba pho tượng kia là những pho tượng duy nhất trong vùng đó. Vì vậy, cái người điên sống trong vùng mới khởi sự bằng chính ba pho tượng ấy.
- Tôi chỉ xin nhận xét là hắn hành động tuy rất kỳ lạ nhưng có tuân theo một nguyên tắc nào đấy. Chẳng hạn, ở đại sảnh trong nhà bác sỹ Barnicot, nơi mà tiếng động có thể làm cho chủ nhà thức giấc, hắn đã đem pho tượng ra ngoài rồi mới đập vỡ. Còn ở phòng mổ ít nguy hiểm hơn, hắn đã đập vụn pho tượng ngay tại chỗ. Vụ này có lẽ như nhố nhăng, nhưng một số vụ hay nhất của tôi khi mới khởi đầu cũng không có chút gì hứa hẹn. Vì vậy, tôi sẽ rất biết ơn ông, Lestrade, nếu ông báo cho tôi bất cứ tiến triển mới nào trong vụ này.
Các sự kiện tiếp theo của vụ án mà bạn tôi đang trông chờ xảy ra nhanh và dưới một hình thức bi đát hơn chúng tôi tưởng tượng nhiều. Sáng hôm sau, tôi còn đang mặc quần áo trong phòng ngủ thì Holmes gõ cửa bước vào, tay cầm một bức điện. Anh đọc to lên:
”Đến ngay nhà số 131, đường Pitt, Kensington,.
Lestrade“.
- Thế là thế nào nhỉ?- Tôi hỏi.
- Không rõ. Cái này có thể hiểu thế nào cũng được. Nhưng tôi nghi đây là câu chuyện về những pho tượng kia. Nhưng trong trường hợp này, có lẽ anh bạn đập phá tượng của chúng ta đã chuyển hoạt động sang một khu khác của London. Cà
phê đã pha sẵn cho anh ở trên bàn và xe ngựa đã đợi sẵn ngoài cửa rồi.
Nửa giờ sau chúng tôi đã có mặt ở đường Pitt. Lúc chúng tôi đến gần, một đám người hiếu kỳ đã tụ tập trước ngôi nhà.
Holmes huýt sáo:
- Thế này thì ít ra cũng là một vụ mưu sát. Nếu không thì dân vô công rồi nghề ở London không tụ tập đông đến thế. ồ, Lestrade đang đứng bên khung cửa sổ trước nhà kia kìa. Chúng ta sẽ biết hết mọi việc ngay thôi.
Lestrade với vẻ mặt trịnh trọng bước ra đón chúng tôi và dẫn vào phòng khách. Chúng tôi thấy một người đàn ông đứng tuổi, mặc áo choàng nội tẩm, đang đi đi lại lại trong phòng. Vẻ băn khoăn lo lắng, Lestrade giới thiệu đó là chủ nhà - ông
Horace Harker, một nhà báo.
- Chuyện pho tượng Napoleon lại tiếp diễn, - Lestrade nói - Tối qua ông tỏ ra quan tâm tới chuyện này, ông Holmes, nên tôi nghĩ ông sẽ vui lòng có mặt khi giờ đây vụ việc đã dẫn đến một sự kiện đáng buồn như thế này.
- Sự kiện gì vậy?
- án mạng. Ông Harker, phiền ông kể lại cho các vị đây nghe đầu đuôi câu chuyện vừa xảy ra. Người đàn ông mặc áo choàng quay về phía chúng tôi.
- Tôi đã nghe tiếng ông, ông Holmes ạ, - ông nói, - và nếu ông làm sáng tỏ được sự việc kỳ lạ này thì tôi cũng thấy mình được đền bù hậu hĩnh cho cái công trình bày tất cả những việc vừa xảy ra.
Mọi việc đều như xoay quanh cái pho tượng bán thân Napoleon tôi mua bốn tháng trước đây. Tôi mua được với giá rẻ tại hiệu Harding Brothers, gần nhà ga High Street. Tôi hay viết bài về đêm và thường ngồi làm việc đến tận sáng sớm. Hôm nay cũng vậy. Tôi ngồi làm việc trong phòng mình ở mặt sau tầng thượng, gần ba giờ sáng bỗng nghe có tiếng động dưới nhà.
Tôi lắng tai nghe nhưng chẳng thấy động tĩnh gì nữa, nên tôi nghĩ đó là tiếng động từ ngoài phố đưa vào. Nhưng độ năm phút sau, bỗng có tiếng hét hết sức khủng khiếp - tôi chưa bao giờ nghe thấy một âm thanh nào ghê rợn đến thế ông
Holmes ạ. Tiếng hét đó sẽ vang mãi trong tai tôi cho đến suốt đời. Người tê dại đi vì hãi hùng, tôi ngồi bất động vài phút, sau đó tôi cầm lấy cái que sắt thông lò và bước xuống nhà. Vừa bước vào phòng này tôi thấy cửa sổ mở toang và pho tượng
đặt trên mặt lò sưởi đã biến mất. Tôi không hiểu tại sao tên trộm lại lấy đi một vật như thế, vì pho tượng thạch cao ấy có đáng giá gì đâu.
Như các ông thấy đấy, bất cứ người nào nhảy một bước dài từ cửa sổ này xuống, đều có thể ra đến bậc lên xuống ở cửa chính. Tên trộm rõ ràng đã ra dùng cách ấy, nên tôi đi vòng ra cửa chính và mở cửa. Tôi bước ra ngoài, và trong bóng tối tôi vấp chân suýt ngã đè lên một xác chết đang nằm đó. Tôi chạy vào nhà đem đèn ra. Cổ họng kẻ bất hạnh bị đâm một vết rộng hóac, quanh xác chết máu loang đầy. Người bị giết nằm ngửa, hai đầu gối co lên, miệng há hốc ra trông rất gớm ghiếc. Từ nay trở đi hắn sẽ hiện lên thường xuyên trong những cơn ác mộng của tôi. Tôi chỉ còn kịp gọi cảnh sát, và sau đó chắc là tôi đã ngất đi, vì tôi không còn hay biết gì nữa cho đến khi tôi tỉnh lại trong đại sảnh. Tôi mở mắt nhìn lên
thì thấy một viên cảnh sát đang đứng bên.
- Thế người bị giết là ai? - Holmes hỏi.
- Chẳng có gì cho biết người ấy là ai, - Lestrade nói.- Các ông sẽ được nhìn thấy cái xác, nhưng cho đến nay thì chúng tôi chưa làm gì được.
Đó là một người cao lớn, da rám nắng, khỏe mạnh, chưa đến ba mươi tuổi. Tuy ăn mặc nghèo khổ, anh ta không có dáng dấp dân lao động. Có một con dao nằm trong vũng máu cạnh xác anh ta. Tôi không rõ đó là con dao mà hung thủ đã dùng để gây án hay là con dao của nạn nhân. Trên quần áo anh ta chẳng thấy có tên tuổi gì, còn trong túi áo cũng chẳng có gì ngoài một quả táo, một sợi dây, một tấm bản đồ London và một bức ảnh. Nó đây này.
Đó là một tấm ảnh chụp nhanh bằng loại máy ảnh cỡ nhỏ. ảnh chụp một người đàn ông linh lợi, nét mặt gãy gọn, có cặp lông mày rậm.
- Thế còn pho tượng thì sao? - Holmes hỏi sau khi xem kỹ bức ảnh.
- Tôi vừa nhận được tin về pho tượng này ngay trước lúc các ông đến. Người ta tìm thấy nó trong vườn, trước một ngôi nhà không có người ở tại đường Campden House. Nó đã bị đập vụn ra từng mảnh. Tôi đang định đến đó xem đây. Các ông cùng đi chứ?
- Tất nhiên. Tôi phải đến đấy xem qua một lượt. - Holmes xem xét tấm thảm và cái cửa sổ.
Chỗ tìm thấy những mảnh vỡ của pho tượng cách ngôi nhà chỉ vài trăm mét. Pho tượng của Napoleon bị đập vụn, nằm trên bãi cỏ. Holmes nhặt lên vài mảnh vụn và xem xét kỹ lưỡng. Qua nét mặt chăm chú của anh, tôi tin là rốt cục anh cũng lần ra được manh mối.
- Ông nghĩ sao? - Lestrade hỏi.
Holmes nhún vai.
- Chúng ta còn phải hết hơi với vụ này - anh nói.
- Nhưng dù sao thì ... chúng ta cũng đã có được vài đầu mối để tìm tiếp. Dưới mắt tên tội phạm kỳ quặc kia thì pho tượng bán thân rẻ tiền này còn đáng giá hơn cả mạng người. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai cũng thật kỳ lạ. Nếu mục đích duy nhất của hắn là đập vỡ pho tượng, tại sao hắn không đập ngay trong nhà hay ngay sau khi ra khỏi nhà?
- Hắn hoảng hốt khi chạm trán với người khác, đến nỗi giết người đó. Hắn hầu như không ý thức được hắn đang làm gì nữa.
- ừ, ông nói có lý. Song tôi muốn các ông đặc biệt lưu ý đến vị trí căn nhà này, nơi mà pho tượng đã bị đập nát trong vườn.
Lestrade đưa mắt nhìn quanh.
- Đây là ngôi nhà không có người ở nên hắn biết sẽ không bị ai bắt gặp trong vườn.
- Phải. Nhưng từ đầu phố đến đây còn có một ngôi nhà bỏ không nữa mà, hắn phải đi qua để đến đây. Tại sao hắn không đập pho tượng ở đó? Hắn thừa hiểu rằng đi xa thêm mỗi mét là tăng thêm nguy cơ bị phát hiện cơ mà?
- Tôi xin chịu thôi. - Lestrade nói.
Holmes chỉ lên ngọn đèn đường phía trên đầu chúng tôi.
- ở đây hắn mới nhìn thấy rõ, còn ở đằng kia thì không. Đó chính là lý do hắn phải đến tận đây.
Viên thanh tra thốt lên:
- Bây giờ tôi mới nhớ lại pho tượng của bác sỹ Barnicot bị đập vỡ cách chỗ ngọn đèn đỏ nhà ông không bao xa. Chúng phải xử lý thế nào với sự việc này, ông Holmes?
- Ghi nhớ nó. Sau này chúng ta có thể gặp phải một tình tiết buộc ta trở lại với nó đấy. Giờ ông định tiến hành những bước gì nữa, ông Lestrade?
- Theo tôi, thiết thực hơn cả là xác minh xem người bị giết là ai. Việc này thì không khó. Khi đã biết được anh ta là ai rồi, chúng ta có thể bắt tay vào điều tra xem đêm qua anh ta làm gì ở đường Pitt, kẻ nào đã gặp và giết anh ta trên bậc
thang trước cửa nhà ông Horace Harker. Ông thấy như vậy có được không?
- Được lắm. Nhưng tôi thì tôi sẽ tiếp cận vụ này một cách khác.
- Vậy ông sẽ làm thế nào?
- ồ, ông không nên để tôi ảnh hưởng đến ông một chút nào. Tôi đề nghị là ông cứ theo cách của ông, còn tôi sẽ theo cách của tôi. Sau đó sẽ đối chiếu những điều đã ghi nhận được với nhau.
- Tốt lắm. - Lestrade nói.
- Này anh Watsson, tôi nghĩ trước mắt chúng ta sẽ là một ngày bận rộn đấy. Tôi sẽ rất vui, ông Lestrade ạ, nếu sáu giờ chiều này ông có thể thu xếp đến thăm chúng tôi ở Baker Street. Còn bức ảnh tìm thấy trong túi áo nạn nhân tôi xin được
giữ cho đến lúc đó. Tối nay có lẽ tôi phải nhờ ông giúp một tay nếu những suy luận của tôi cho thấy là tôi đúng. Từ giờ đến lúc đấy xin tạm biệt và chúc ông may mắn.
Tôi và Holmes cùng đi bộ đến High Street và rẽ vào hiệu Harding Brothers, nơi đã bán pho tượng nọ. Một người phụ việc trẻ trong hiệu cho chúng tôi hay là ông Harding mãi đến chiều mới về, còn anh ta thì không thể giúp chúng tôi biết được
điều gì. Mặc Holmes đầy vẻ thất vọng và buồn bực.
- Chúng ta đành phải quay lại đây chiều nay thôi. Watson ạ, vì đến lúc đó ông Harding mới có mặt ở đây, cuối cùng anh nói. - Tất nhiên anh đã đoán ra là tôi đang cố lần theo dấu vết mấy pho tượng kia cho đến tận đầu mối, để xem tại sao gã điên nọ lại quan tâm đến chúng như vậy. Bây giờ chúng ta đến phố Kennington gặp ông Morse Hudson, thử xem ông ta có biết điều gì có thể làm sáng tỏ vụ này chăng.
Chúng tôi đi xe ngựa mất một giờ thì đến được cửa hiệu bán tranh của Morse Hudson. Ông là một người thấp bé, mập mạp, mặt đỏ, phong thái có vẻ nóng nảy.
- Vâng, thưa ngài. Hắn đập vỡ ngay tại quầy của tôi, thưa ngài, - ông nói. chúng tôi đóng thuế để được gì, nếu bạ ai cũng có thể vào nhà phá phách đồ đạc. Vâng, thưa ngài, chính tôi đã bán cho bác sỹ Barnicot hai pho tượng. Tôi mua của ai những pho tượng ấy ư? Tôi không hiểu chuyện đó có can hệ gì đến sự việc. Thôi được, ngài đã muốn biết thì tôi xin nói. Tôi mua tại hãng Gelder và Công ty trên đường Church, Stepney. Tôi có mấy pho tượng ư? Ba pho - hai cộng một là ba - hai pho tôi bán cho bác sỹ Barnicot, còn một pho nữa bị đập nát ngay giữa ban ngày ban mặt tại quầy hàng của tôi. Tôi có biết người trong ảnh này không ư? Không, tôi không biết. à có, tôi có biết. Hắn là Beppo, người Ý. Hắn làm được một vài việc cho cửa hiệu tôi. Hắn biết chạm khắc đôi chút, và làm vài việc sai vặt trong hiệu. Hắn đi khỏi hiệu tuần trước và từ đó tôi chẳng nghe thấy tăm hơi gì về hắn nữa. Không, tôi không biết hắn ta từ đâu đến. Hắn rời hiệu tôi đi đâu tôi cũng
chẳng hay. Tôi chẳng có gì xung khắc với hắn khi hắn làm việc ở đây. Hắn đi khỏi đây hai ngày trước khi pho tượng bị đập vỡ.
ồ, những điều Morse Hudson cho chúng tôi biết thật đáng giá, chúng ta không thể mong muốn gì hơn thế, - Holmes nói khi chúng tôi rời cửa hiệu. - Chúng ta đã biết được tay Beppo này dính dáng đến cả hai vụ: cả ở Kennington lẫn ở Kensington, thật đáng công đi mười dặm đường đến đây. Anh Watson, bây giờ chúng ta đi đến hãng Gelder và Công ty, khu Stepney, đến tận xuất xứ của mấy pho tượng. Tôi tin là ở đấy chúng ta sẽ biết được một điều gì đó giúp chúng ta điều tra vụ này.
Chúng tôi tìm ra cái xưởng tạc tượng ấy trên một con đường rộng chạy dọc bờ sông. Bên ngoài xưởng là một khoảng sân rộng ngổn ngang những sản phẩm bằng đá đủ loại, bên trong có một căn phòng lớn với năm mươi công nhân đang tạc tượng và đúc tượng theo khuôn. Chủ xưởng, một người Đức cao lớn, tiếp chúng tôi rất lịch sự và trả lời rõ ràng mọi câu hỏi của Holmes. Sổ sách cho thấy: xưởng ông đã sản xuất hàng trăm pho tượng bán thân Napoleon bằng thạch cao; tất cả đều được đúc ra từ một khuôn, dùng pho tượng cẩm thạch của nhà điêu khắc Devine làm mẫu. Ba sản phẩm trong một lô hàng riêng gồm sáu pho tượng đã đem giao cho ông Morse Hudson khoảng một năm trước; số còn lại thì bán cho hiệu Harding Brothers, ở Kensington. Sáu pho tượng trong lô hàng đó chẳng có gì khác với những pho tượng còn lại. Ông không hình dung nổi vì lẽ gì lại có kẻ chỉ muốn đập vỡ những pho tượng ấy.
Trong thâm tâm ông thấy ý định đó quả thật nực cười. Mỗi pho tượng đều được đúc từ hai khuôn, khuôn này đúc nửa mặt bên phải, khuôn kia - nửa bên trái; sau đó ghép hai nửa lại với nhau, thế là được một pho tượng hoàn chỉnh. Công việc này thường do mấy tay thợ người ý đảm nhiệm, ngay tại phòng chúng tôi đang đứng. Làm xong họ đặt những sản phẩm đó lên cái bàn kê ngoài lối đi cho khô, sau đó cất vào kho. Đấy là tất cả những gì ông có thể cho chúng tôi biết. Nhưng tấm ảnh đã gây cho ông chủ xưởng một ấn tượng mạnh mẽ. Ông đỏ mặt giận dữ.
- Vâng, thật sự tôi biết hắn rất rõ, - ông hét to lên.- Từ trước đến giờ chỉ có một lần duy nhất cảnh sát đến xưởng tôi chính là vì thằng này đây. Chuyện đó xảy ra hơn một năm nay rồi: hắn dùng dao đâm một tay người ý khác ở ngoài phố rồi chạy bổ vào xưởng tôi để trốn cảnh sát đang đuổi bắt phía sau. Hắn bị tóm cổ ngay tại đây. Tên hắn là Beppo. Tôi không hề biết họ của hắn. Tuy thế hắn là một tay thợ khá - một trong những tay giỏi nhất đấy.
- Hắn bị kết án gì?
- Người bị hắn đâm không chết, cho nên người ta chỉ xử hắn một năm tù ngồi. Tin tin rằng giờ hắn đã được tự do, nhưng hắn chẳng dám thò mặt về đây. Người em họ của hắn đang làm việc ở chỗ tôi. Hy vọng anh ta có thể mách cho ông biết Beppo hiện ở đâu.
- Không, không, - Holmeskêu lên, - ông đừng nói gì với em họ của hắn cả, tôi xin ông đừng nói gì! Việc này rất hệ trọng. Càng đi sâu vào tôi càng thấy nghiêm trọng. Trong cuốn sổ của ông tôi thấy ghi là những pho tượng đó được bán ngày ba tháng sáu năm ngóai. Ông có thể cho chúng tôi biết ngày Beppo bị bắt được không?
- Tôi có thể tính gần đúng dựa theo bản danh sách tính tiền công, chủ xưởng đáp lại. - Đúng, - ông lại lên tiếng sau một hồi lật tìm trong mớ giấy tờ, - hắn được trả tiền công lần cuối vào ngày hai mươi tháng năm.
- Cảm ơn ông, Holmes nói. - Tôi nghĩ không nên làm mất thì giờ và lạm dụng lòng kiên nhẫn của ông nữa. Còn bây giờ, anh Watson,chúng ta quay về Kensington xem ông chủ hiệu Harding Brothers kể được những gì cho chúng ta về vụ này.
Ông Harding là một người nhỏ bé, nhanh nhẹn, tỉnh trí và nhanh miệng.
- Vâng, thưa ngài, tôi đã đọc được chuyện này trên các báo buổi chiều. Ông Horace Harker là một trong những khách hàng của chúng tôi. chúng tôi bán cho ông ấy pho tượng nọ cách đây mấy tháng. Ba pho tượng loại này chúng tôi đã đặt mua tại hãng Gelder và Công ty, ở Stepney và đã bán hết. Bán cho ai ư? Để tôi xem sổ sách bán hàng và trả lời ngài ngay thôi. Đúng, trong này có ghi đầy đủ. Một pho bán cho ông Harker, ông thấy đấy, một pho nữa bán cho ông Josiah Brown ở Biệt thự Laburnum, Laburnum Vale, Chiswick và pho thứ ba bán cho ông Sandeford ở Hạ Grove, Reading. Không, tôi chưa bao giờ thấy người đàn ông trong bức ảnh ngài đưa tôi xem. Trong hiệu tôi có nhân viên nào người Ý không ư? Thưa ngài, có, có mấy người tôi thuê làm công và quét dọn. Bọn họ có thể liếc nhìn quyển sổ bán hàng này nếu thích. Chẳng có lý do gì đặc biệt để giữ bí mật cả. Chà, vụ này quả là kỳ lạ. Tôi hy vọng ông sẽ cho tôi biết những gì ông phát hiện được.
Holmes ghi chép vài điểm. Tôi thấy anh đắc ý ra mặt. Nhưng anh chẳng giải thích gì, chỉ giục tôi nhanh chân kẻo trễ hẹn với Lestrade. Quả nhiên, khi chúng tôi về đến phố Baker, viên thanh tra đã đợi sẵn ở đấy và đang đi đi lại lại, vẻ sốt ruột.
- Công việc thế nào rồi, ông Holmes? - ông ta lên tiếng hỏi.
- Chúng tôi đã bận rộn suốt ngày và thật là không uổng công chút nào - bạn tôi giải thích - Giờ tôi có thể lần theo dấu vết của từng pho tượng từ lúc mới được đúc trong khuôn ra.
- Các pho tượng à! - Lestrade thốt lên. - Thôi được, thôi được, ông Holmes, ông có phương pháp của riêng ông, song tôi cho là ngày vừa qua tôi khám phá được nhiều điều hơn ông. Tôi đã xác minh được người bị giết là ai và tìm ra nguyên nhân gây án.
- Tuyệt vời.
- Ngài thanh tra Hill, người chuyên theo dõi kiều dân Ý sống tại khu phố Italia, vừa trông thấy đã nhận ngay ra hắn. Hắn tên là Pietro Venucci, quê ở Napoli, là một trong những tay đâm thuê chém mướn sừng sỏ nhất London. Hắn có liên hệ với bọn Mafia, như ông biết đấy, một tổ chức chính trị bí mật. Giờ ông thấy đấy, vụ này bắt đầu sáng tỏ. Kẻ giết hắn có lẽ cũng người Ý và là thành viên Mafia. Tay này chắc đã vi phạm luật lệ như thế nào đó. Pietro rình tìm hắn. Tấm ảnh ta tìm thấy trong túi áo hắn có lẽ là của chính tay này, hắn mang theo để không giết nhầm người khác. Hắn theo dõi địch thủ, khi thấy tên này lẻn vào nhà, hắn đừng ngoài đợi tên này trở ra và trong cuộc ẩu đả với địch thủ hắn đã bị tử thương. Ông nghĩ thế nào về điều này, ông Holmes?
Holmes vỗ tay tán đồng.
- Tuyệt, ông Lestrade, thật là tuyệt! - anh thốt lên. - Nhưng tôi chưa rõ ông lý giải như thế nào việc mấy pho tượng bị đập nát.
- Lại mấy pho tượng! Ông không gạt bỏ được mấy pho tượng ấy ra khỏi đầu sao. Rốt cục, đấy chỉ là chuyện vó vẩn. Chính vụ án mạng mới là cái chúng ta thật sự quan tâm, và tôi có thể nói với ông là tôi đã nắm được mọi đầu mối.
- Thế bước tiếp theo ông định làm gì?
- Hết sức đơn giản. Tôi cùng ngài Hill đến khu phố Italia, tìm cho ra tên trong ảnh nọ và bắt hắn vì tội giết người. Ông cùng đi với chúng tôi chứ?
- Có lẽ không đâu. Tôi có cách đơn giản hơn nhiều. Tôi rất mong đêm nay ông cùng đi với chúng tôi, tôi có thể sẽ giúp ông bắt được hắn.
- Ở khu phố Italia ư?
- Không. Theo tôi, tìm bắt hắn ở Chiswick là chắc hơn cả.
- Ông Lestrade, nếu đêm nay ông đi cùng tôi đến Chiswick thì tôi hứa ngày mai sẽ đi với ông đến khu phố Italia. Hoãn lại một tí đâu có hại gì. Anh Watson, trong lúc chờ đợi, anh làm ơn bấm chuông gọi giúp người đưa thư vì tôi muốn gửi gâp một bức thư rất hệ trọng.
Tối hôm đó Holmes lục tìm các chồng nhật báo cũ chất đầy ắp cả một phòng trong nếp nhà hai chúng tôi đang ở. Cuối cùng rồi anh cũng ra với chúng tôi, mặt rạng rỡ vẻ đắc thắng, nhưng anh chẳng hé răng nói gì với cả tôi lẫn viên thanh tra về những kết quả vừa khám phá. Tôi đã theo sát anh từng bước chân trong suốt tiến trình điều tra vụ này. Vì vậy, tuy chưa thể biết rõ mục tiêu cuối cùng chúng tôi đang theo đuổi, tôi vẫn hiểu mười mươi rằng Holmes hy vọng sẽ tóm được tên tội phạm đang cố tìm mọi cách đoạt hai pho tượng còn lại, mà một, theo tôi nhớ, hiện đang nằm tại Chiswick. Không còn ngờ vực gì nữa, mục đích chuyến đi của chúng tôi đêm nay là bắt quả tang hắn ta. Tôi chẳng ngạc nhiên khi Holmes nhắc tôi nên mang theo cả khẩu súng ngắn ưa thích của tôi.
Mười một giờ, một chiếc xe ngựa đã đậu trước cổng nhà. Chúng tôi lên xe, đến một nơi nằm bên kia cầu Hammer Smith. Sau một quãng đi bộ, chúng tôi đã đến một con đường yên tĩnh với những tòa nhà đẹp mắt, xây trên từng khoảng đất riêng, cách biệt nhau.
Nhờ ánh đèn đường, tôi đọc được hai chữ Laburnum Lodge trên cổng hậu một tòa nhà. Chủ nhân chắc chắn đã đi nghỉ, vì toàn bộ ngôi nhà đang chìm trong bóng tối, ngoại trừ một khung cửa sổ ngay bên trên cửa chính dẫn vào tiền sảnh, hắt một quầng sáng lẻ loi xuống một lối đi trong vườn. Một dãy rào gỗ ngăn khu vườn với đường phố, hắt một dải bóng tối dày dặc vào phía trong. Chúng tôi chọn đó làm nơi ẩn nấp.
- Tôi e là anh sẽ phải đợi lâu đây, - Holmes ri tai tôi.
- Nhưng tôi dám đánh cược hai ăn một là chúng ta sẽ được đền bù xứng đang cho những nỗi vất vả mà chúng ta đã trải qua.
Nhưng hóa ra chúng tôi chẳng phải đợi lâu như Holmes đã nghĩ, và kết cục thật bất ngờ và kỳ lạ. Thình lình, không có một tiếng động nào báo trước, cảnh cổng vườn bật mở, và một bóng đen nhanh nhẹn, khéo léo chạy vụt vào theo lối mòn trong vườn. chúng tôi thấy cái bóng đó lướt qua cái quầng sáng trên cửa sổ hắt xuống cửa chính, và biến mất vào bóng tòa nhà. Bốn bề im ắng khá lâu. chúng tôi nín thở chờ đợi, rồi một tiếng động khẽ vọng tới: cánh cửa sổ mở ra. Tiếp đó, không còn nghe một tiếng động nào nữa, và tất cả lại lặng ngắt một hồi lâu. Bóng đen nọ lẻn vào nhà. Bỗng chúng tôi thấy một ánh đèn lóe sáng trong phòng. Cái hắn tìm chắc không có ở đó, vì chúng tôi lại thấy ánh đèn lóe sáng tại một chỗ khác, rồi một chỗ khác nữa.
- Nào, chúng ta hãy tới cửa sổ để ngỏ. Chúng ta sẽ tóm hắn lúc hắn leo ra, - Lestrade khẽ nói.
Nhưng chúng tôi chưa kịp tới nơi dự tính thì gã nọ đã xuất hiện. Khi hắn ra đến quầng sáng, chúng tôi thấy hắn đang cắp trong nách một vật màu trắng. Hắn đưa mắt nhìn quanh. Quay lưng về phía chúng tôi, hắn đặt vật đang cắp dưới nách xuống, và ngay sau đó, bỗng vang lên một tiếng đập mạch, rồi tiếp theo là những tiếng lại xạo. Hắn mải miết với việc đang làm đến mức không nghe thấy tiếng bước chân chúng tôi lướt trên mặt cỏ. Holmes nhảy chồm lên lưng hắn như một con hổ, và chỉ một chớp mắt sau, Lestrade và tôi đã tóm lấy cổ tay hắn. Khi chúng tôi lật ngửa hắn lại, tôi thấy hắn đang nhìn chúng tôi một cách hằn học. Và tôi nhận ra kẻ bị bắt chẳng phải ai khác, mà chính là người đàn ông trong ảnh.
Nhưng Holmes chẳng hề quan tâm đến kẻ bị bắt. Anh chỉ chăm chú xem pho tượng Napoleon mà gã nọ vừa lấy trộm trong nhà ra. Pho này cũng giống như pho mà chúng tôi thấy sáng nay, và cũng đã bị đập vụn từng mảnh. Thận trọng, Holmes đưa từng mảnh vỡ ra chỗ sáng xem xét, nhưng những mảnh thạch cao đó xem ra chẳng khác gì nhau. Anh vừa xem xong thì ánh đèn trong tiền sảnh bỗng sáng rực. Cửa mở, và từ trong nhà bước ra một người đàn ông vui vẻ, ăn mặc tề chỉnh, tự giới thiệu mình là chủ nhà.
- Ông chắc hẳn là ông Josiah Brown? - Holmes nói.
- Vâng, thưa ngài. Còn ngài chắc hẳn là ngài Holmes? Tôi đã nhận được thư ngài do người đưa thư chuyển tới, và tôi đã làm đúng như lời ngài dặn trong thư. Chúng tôi đã khóa chặt các cửa phòng và đợi mọi diễn biến. Tôi rất mừng là ngài đã tóm được hắn. Tôi hy vọng các ngài sẽ quá bộ vào nhà nghỉ một lát trước lúc ra về.
Nhưng Lestrade sốt ruột, chỉ muốn đưa gấp tên trộm về đồn cho chắc ăn, nên chỉ vài phút sau, ba chúng tôi và tên trộm đã yên vị trên xe về lại London. Tên trộm không hề hé răng thốt ra một lời nào, mà chỉ hằn học nhìn chúng tôi từ sau mái tóc rũ xuống trán. Có một lần, khi tay tôi nằm trong tầm với, hắn vụt cúi xuống định ngoạm. Chúng tôi lưu lại đồn cảnh sát khá lâu để chờ kết quả khám xét người hắn, nhưng chảng tìm thêm đựoc gì ngoài một vài đồng xu trong túi và một con dao dài, trên cần còn nguyên vết máu chưa kịp xỉn lại.
- Thôi ổn rồi, - Lestrade nói khi chia tay chúng tôi. - Ngài Hill biết mặt tất cả các kiều dân khu này, nên sẽ cho chúng ta biết họ tên hắn. Ông sẽ thấy giả thuyết của tôi về bọn Mafia là chính xác một trăm phần trăm. Dù sao tôi cũng biết ơn ông đã mách giúp tôi cách tóm cổ hắn. Có điều,tôi vẫn chưa hiểu hết làm thế nào mà ông biết nơi hắn sẽ xuất đầu lộ diện.
- Tôi e rằng muốn giải thích phải đợi dịp khác, vì bây giờ đã khuya quá rồi, - Holmes nói. - Hơn nữa, vẫn còn một vài tình tiết tôi chưa khám phá ra, và đây là một trong những vụ đáng để chúng ta thực hiện đến nơi đến chốn. Nếu ngày mai, ông chịu khó ghé lại nhà tôi vào lúc sáu giờ, tôi nghĩ tôi có thể cho ông thấy: cho tới lúc này ông vẫn chưa hiểu hết điểm mấu chốt của vụ này. Đó mới chính là những điểm khiến vụ này là vụ án độc đáo nhất lịch sử tội phạm.
Tối hôm sau, khi gặp lại nhau, Lestrade đã cho chúng tôi biết hàng loạt thông tin về kẻ bị bắt. hóa ra tên hắn là Beppo, còn họ thì không rõ. Có thời, hắn từng là thợ đúc tượng giỏi, làm ăn lương thiện. Nhưng về sau hắn đã gây nên những vụ phạm pháp. Hắn từng hai lần ngồi tù, một lần vì ăn cắp vặt, lần sau thì như các ông đã biết, vì tội đâm trọng thương một đồng bào của hắn. Hắn rất thạo tiếng Anh. Nhưng lý do nào khiến hắn đập nát những pho tượng thì chưa rõ: hắn không chịu trả lời bất cứ câu hỏi nào về chuyện này. Cảnh sát đã phát hiện được rằng những pho tượng mà hắn đập nát có thể đều do chính tay hắn làm ra, vì hắn từng làm loại công việc này tại hãng Gelder và Công ty. Tất cả những thông tin này, phần nhiều chúng tôi đều biết cả rồi, nhưng Holmes vẫn lịch duyệt lắng nghe; có điều tôi vốn biết rõ anh, nên tôi hiểu rằng ý nghĩ anh đang đổ dồn vào một chuyện khác. Bỗng anh đứng bật dậy, mắt sáng rực khi nghe vang lên tiếng chuông gọi cửa dưới nhà. Một phút sau, có tiếng chân bước lên cầu thang, rồi một người đàn ông đứng tuổi, mặt đỏ gay, bước vào, tay phải xách theo một cái túi. Ông ta đặt cái túi lên bàn, rồi lên tiếng:
- Đây có phải là nhà ngài Holmes không?
Bạn tôi mỉm cười cúi chào.
- Nếu tôi không nhầm, ông là Sandeford ở Reading? - anh lên tiếng.
- Vâng, thưa ngài, có lẽ tôi đến hơi muộn, nhưng không có chuyến tàu nào thuận tiện hơn. Trong thư ông có yêu cầu tôi nhượng lại pho tượng bán thân mà tôi đang sở hữu.
- Quả đúng như vậy.
- Tôi có đem theo thư ông đây. Ông viết:“Tôi muốn có một bản sao pho tượng bán thân Napoleon do Devine tạc và tôi sẵn sàng trả mười bảng để mua lại pho tượng ông hiệu sở hữu.” Có đúng vậy không ạ?
- Chính thế.
- Tôi rất ngạc nhiên khi đọc thư ông, vì tôi không thể hình dung được nhờ đâu mà ông biết được tôi có pho tượng như thế.
- Ông ngạc nhiên là phải thôi, nhưng chuyện này có thể giải thích hết sức đơn giản. Ông Harding, chủ hiệu Harding Brothers nói là đã bán phúc bản cuối cùng của pho tượng cho ông, và có cho tôi biết địa chỉ của ông.
- Thì ra là vậy. Thế thì tôi có mang theo pho tượng như ông đã yêu cầu. Nó đây này!- Ông ta đã mở túi xách và mãi lúc này chúng tôi mới được thấy trên bàn chúng tôi một pho tượng nguyên vẹn, chứ từ trước đến giờ chúng tôi chỉ toàn thấy những mảnh vụn.
Holmes rút trong túi ra một tờ giấy và đặt lên bàn tờ giấy bạc mười bảng.
- Ông Sandeford, ông làm ơn ký vào tờ giấy này trước sự chứng kiến của các vị đây. Trong giấy xác nhận rằng ông chuyển nhượng cho tôi mọi quyền lợi có thể có đối với pho tượng. Cám ơn ông Sandeford. Đây, xin ông nhận lấy tiền và chúc ông một buổi tối tốt lành.
Khi vị khách đã đi khuất, Holmes liền lôi trong ngăn kéo ra một tấm vải trắng tinh và trải lên bàn. Rồi anh đặt pho tượng vừa mua vào chính giữa tấm vải. Xong xuôi, anh giờ cao gậy, giáng một cái thật mạnh vào đỉnh đầu Napoleon. Pho tượng vỡ vụn ra từng mảnh. Holmes háo hức cúi xuống xem xét các mảnh vỡ. Lát sau, anh reo lên đắc thắng và giơ cao một mẩu thạch cao bọc bên ngoài một vật tròn tròn sẫm màu.
- Thưa các vị, anh reo lên - xin được giới thiệu với các vị viên ngọc đen nổi tiếng của dòng họ Borgias.
Lestrade và tôi ngồi lặng người đi một lúc, rồi cả hai cùng vỗ tay hệt như vừa xem xong một vở kịch. Má Holmes vốn tái nhợt giờ vụt ửng hồng. Anh cúi chào chúng tôi như một diễn viên bậc thầy đáp lại lòng ngưỡng mộ của khán giả. Chỉ trong những khoảnh khắc đó Holmes mới tỏ ra là một nhân viên rất người, rất thích được ngưỡng mộ và thán phục, chữ không phải là một cái máy giỏi suy luận.
- Vâng, thưa các ngài, - anh nói- đây chính là viên ngọc lừng danh Thế giới. Tôi đã có cái may mắn được theo dõi hành trình của viên ngọc quý từ phòng ngủ của Quận công xứ Colonna trong khách sạn Darce, nơi nó bị mất, cho tới khi nó chui vào pho tường cuối cùng trong số sau pho Napoleon do hãng Gelder và Công ty tại Stepney đúc ra. Ông Lestrade, chắc ông còn nhớ vụ scandal nổ ra sau ngày viên ngọc quý này mất tích, và những nỗ lực tìm kiếm vô vọng của cảnh sát London. Chính tôi cũng được mời đến làm cố vấn cho họ trong vụ này, nhưng tôi đã không làm sáng tỏ được gì. Người ta nghi cho cô hầu gái của Quận chúa.
Cô này người Ý, và người ta cũng phát hiện ra rằng cô ta có một người anh ở London, nhưng chúng tôi không tìm ra dược bất cứ một mối liên hệ nào giữa hai người. Cô ta tên là Lucretia Venucci, và tôi tin chắc rằng chính gã Pietro bị giết cách đây hai hôm là anh cô ta. Tôi dò tìm ngày tháng trong đống báo cũ và thấy rằng viên ngọc bị mất đúng hai ngày trước hôm Beppo bị bắt vì tội mưu sát. Hắn bị bắt ngay tại xưởng Gelder và Công ty đúng vào thời điểm những pho tượng kia đúc ra. Beppo đang giữ viên ngọc. Có thể hắn đánh cắp của Pietro, hoặc hắn là tòng phạm của Pietro, hoặc hắn làm trung gian giữa Pietro và em gái hắn ta. Thực ra khả năng nào là đúng, đối với chúng ta không hệ trọng. Cái chính là hắn có viên ngọc và đang giữ viên ngọc trong người lúc bị cảnh sát truy đuổi. Hắn đến cái xưởng làm tượng mà hắn đang làm việc, và hắn biết mình chỉ còn vài phút để giấu cái báu vật vô giá ấy, nếu không cảnh sát sẽ tìm thấy nó khi khám xét người hắn. Lúc sáu pho tượng Napoleon bằng thạch cao đang hong ở lối đi, trong đó có một pho còn mềm. Vốn là một tay thợ giỏi, trong chớp mắt Beppo đã tạo được một cái hốc nhỏ, ấn viên ngọc vào đó, rồi với vài động tác hắn đã có thể trám ngay được cái hốc kia. Quả không còn một nơi cất giấu nào tốt hơn. Không một ai có thể tìm ra viên ngọc được nữa. Nhưng Beppo bị kết án một năm tù, và trong thời gian đó sáu pho tượng kia được bán đi khắp London. Ra tù, hắn không thể biết báu vật nọ hiện nằm trong pho tượng nào. Bây giờ chỉ còn cách đập vỡ từng pho một mới biết được vì dù có lắc mạnh viên ngọc cũng không gây được tiếng động nào: khi thạch cao còn ướt, viên ngọc có thể bị dính chặt ở bên trong, và sự thực quả đúng như vậy. Nhưng Beppo không nản lòng. Hắn thực hiện một cuộc tìm kiếm thật tài tình. Qua người em họ làm cho Gelder, hắn biết được những pho tượng ấy đã được bán cho hãng nào. Hắn cố xin một chân ở hiệu Morse Hudsson và nhờ đó đã lần ra được dấu tích của ba pho. Tiếc thay trong cả ba pho ấy đều không thấy có viên ngọc. Sau đó, nhờ một nhân viên người ý, hắn đã dò ra được ba pho còn lại hiện ở đâu. Pho thứ nhất ở nhà ông Harker. Tại đây Beppo bị Pietro theo dõi. Tên này vốn coi hắn như kẻ chịu trách nhiệm về vụ mất viên ngọc, Beppo đã hạ sát tên này trong trận ẩu đả sau đó.
- Nếu chúng đồng lõa với nhau thì tại sao Pietro lại phải mang theo tấm ảnh?- tôi hỏi.
- Đó là một phương tiện để hỏi dò người khác xem họ có nhận ra người trong ảnh không. Lý do chỉ có vậy. Sau khi gây án mạng, tôi đoán chắc Beppo nhất định phải hành động khẩn trương hơn, chứ không thể chần chứ. Hắn sợ cảnh sát khám phá được điều bí mật của hắn, nên hắn phải làm gấp trước khi bị cảnh sát biết. Tất nhiên ở thời điểm đó, tôi chưa thể nói rằng hắn không tìm thấy viên ngọc. Tôi cũng chưa thể kết luận đích xác rằng hắn đang tìm viên ngọc. Nhưng tôi biết chắc rằng hắn đang tìm một vật gì đó, vì hắn phải mang pho tượng qua mấy nhà liền để tìm một chỗ nào đó có ánh đèn. Bấy giờ chỉ còn hai pho, nên dĩ nhiên hắn phải tìm pho ở London trước tiên. Vì thế tôi phải báo trước với chủ nhà để tránh một thảm kịch thứ hai. Và ở đó chúng ta đã thu được kết quả mỹ mãn nhát. Lúc này, dĩ nhiên, tôi đã biết chắc cái mà chúng ta đang theo đuổi chính là viên ngọc Borgias. Tên kẻ bị giết đã giúp tôi tìm ra mối liên hệ giữa các sự việc với nhau. Cuối cùng chỉ còn một pho tượng độc nhất - pho ở Reading – và chắc chắn viên ngọc phải nằm ở đó. Tôi đã mua nó từ tay chủ nhân trước sự chứng kiến của các vị, và viên ngọc giờ này đã ở đây.
Chúng tôi ngồi im lặng một lúc.
- ấy đấy - Lestrade lên tiếng - tôi đã từng được chứng kiến ông xử lý nhiều vụ án, ông Holmes ạ, nhưng từ lúc hành nghề tới giờ, tôi chưa hề được thấy một vụ được xử lý một cách tài tình như vụ này. Nếu ngày mai ông có nhã ý quá bộ đến Scotland Yard thì tôi tin rằng không một ai, kể từ ông thanh tra già nhất đến anh nhân viên trẻ nhất, không lấy làm sung sướng được bắt tay ông.
- Cám ơn ông! - Holmes nói. - Cám ơn ông! - Và khi anh quay đi tôi có cảm giác xúc động hơn bất cứ lúc nào mà tôi từng được chứng kiến. Lát sau, anh đã lại trở thành con người có cách suy nghĩ lạnh lành và thực dụng như cũ.
- Watson, cất giúp viên ngọc vào chỗ an toàn - anh nói. Tạm biệt ông Lestrade. Nếu sau này ông có gặp một vấn đề nhỏ nhặt nào, tôi sẽ lấy làm sung sướng được góp với ông một vài ý nhỏ để giúp ông tìm giải pháp.
Hết
Riêng tối hôm đó Lestrade, sau khi nói về thời tiết và tin các báo, không nói thêm gì nữa, chỉ làm thinh. Holmes nhìn xoáy vào ông.
- Ông có vụ nào đáng chú ý không? - Holmes hỏi.
- Ồ không, ông Holmes ạ, chẳng có gì đặc biệt cho lắm.
- Vậy thì ông cứ kể cho tôi nghe đi.
Lestrade cười:
- Khó mà giấu nổi ông điều gì, ông Holmes ạ. Đúng là tôi đang nghĩ đến một chuyện, nhưng nó thật vớ vẩn nên tôi cứ phân vân không biết có nên làm phiền ông không. mặt khác, việc này lại rất đặc biệt, chắc chắn như thế. Tôi biết ông
vốn rất thích tất cả những chuyện khác thường. Nhưng theo tôi, chuyện này nên để bác sỹ Watson quan tâm hơn là tôi với ông.
- Bệnh tật gì không? - tôi hỏi.
- Chứng điên. Mà lại là một bệnh điên kỳ quặc nữa Các ông chắc không tưởng tượng được bây giờ mà lại có người căm ghét Napoleon Đệ nhất đến mức hễ thấy bất cứ một hình tượng nào của ông ta là đập vỡ cho bằng được.
Holmes ngả người trên ghế.
- Chuyện này không thuộc lĩnh vực của tôi, - anh nói.
- Đúng thế, thì tôi đã nói mà. Nhưng khi thằng cha đó phạm tội ăn trộm để đập nát những pho tượng không phải của hắn, thì câu chuyện đã chuyển từ tay bác sỹ sang tay cảnh sát rồi.
Holmes lại ngồi thẳng dậy.
- Ăn trộm à! Câu chuyện đã thú vị hơn rồi. Xin ông kể chi tiết cho tôi nghe với.
Lestrade rút cuốn số ghi chép công vụ ra, và lật từng trang để nhớ lại cho rành mạch.
- Vụ thứ nhất chúng tôi được báo là cách đây bốn hôm. Sự việc xảy ra tại cửa hiệu ông Morse Hudson làm nghề bán tranh, tượng ở đường Kennington. Người phụ việc vừa rời khỏi cửa hiệu một lát thì nghe có tiếng loảng xoảng. Anh ta vội quay vào và thấy pho tượng bán thân Napoleon vẫn bày trên quầy cùng với các tác phẩm nghệ thuật khác đã vỡ tan tành trên sàn nhà. Anh ta chạy vụt ra đường nhưng không thấy ai, tuy có nhiều người qua đường nói rằng họ trông thấy một người từ trong cửa hiệu chạy ra. Pho tượng thạch cao nọ không đáng giá là bao, và toàn bộ sự việc đó chỉ như một trò trẻ con không đáng phải mở cuộc điều tra.
- Nhưng vụ thứ hai thì nghiêm trọng hơn và cũng kỳ quặc hơn. Chuyện mới xảy ra đêm qua.
Ở đường Kennington, cách cửa hiệu Morse Hudson vài trăm yard là nhà một bác sỹ có tiếng, tên là Barnicot. Tuy nhà ở đường Kennington, bác sỹ này có một phòng mổ ở đường Hạ Brixton, cách đấy 2 dặm. Bác sỹ Barnicot là người rất hâm mộ Napoleon. Nhà ông đầy sách và tranh của vị hoàng đế Pháp này. Mới đây ông mua được ở cửa hiệu Morse Hudson hai bức tượng bán thân Napoleon bằng thạch cao do nhà điêu khắc người Pháp Devine tạc. Ông bày một bức trong đại sảnh của căn nhà trên đường Kennington, còn bức kia ông đặt trên mặt lò sưởi tại phòng mổ ở Hạ Brixton. Sáng nay, từ trên gác bước xuống, bác sỹ Barnicot phải sửng sốt khi phát hiện ra đêm qua nhà ông bị kẻ trộm đột nhập, song trong nhà không mất gì cả, ngoài bức tượng bán thân bằng thạch cao đặt ở đại sảnh. Tên trộm đã mang pho tượng ra khỏi nhà và đập nát vào bức tường ngoài vườn, vì sáng ra người ta thấy mảnh tường vỡ nằm vung vãi dưới chân tường.
Holmes xoa tay nói:
- Chuyện này quả là rất mới lạ.
- Tôi vẫn nghĩ là ông sẽ thích chuyện này mà. Nhưng tôi vẫn chưa kể hết. Bác sỹ Barnicot phải đến phòng mổ lúc mười hai giờ trưa. Đến nơi, ông thấy cửa sổ phòng mổ đã bị phá tung từ đêm qua và khắp sàn vung vãi những mảnh vỡ của pho tượng thứ hai. Pho tượng bị đập vụn ngay tại chỗ. Trong cả hai vụ đều không có manh mối gì về tên tội phạm (hay kẻ điên rồ) đã làm ra vụ này. Đấy sự việc là như vậy đấy, ông Holmes ạ.
- Tôi muốn biết hai pho tượng bị đập vụn của bác sỹ Barnicot có giống hệt với pho tượng bị phá tan tại cửa hiệu ông Morse Hudson không?
- Những pho tượng đó đều đúc từ một khuôn ra mà.
- Điều đó bác bỏ cái giả thuyết cho rằng kẻ đập tượng hành động do căm thù Napoleon: vậy thì việc kẻ đó bắt đầu bằng ba bản sao của cùng một pho tượng bán thân, khó lòng có thể là do một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
- Chính tôi cũng nghĩ như ông, - Lestrade nói, - Tuy nhiên, Morse Hudsson là người bán tượng ở khu vực đó của London và suốt mười năm qua cửa hiệu ông ta chỉ có duy nhất ba pho tượng kia. Cho nên tuy ông nói ở London có hàng trăm pho tượng Napoleon, nhưng cũng rất có thể ba pho tượng kia là những pho tượng duy nhất trong vùng đó. Vì vậy, cái người điên sống trong vùng mới khởi sự bằng chính ba pho tượng ấy.
- Tôi chỉ xin nhận xét là hắn hành động tuy rất kỳ lạ nhưng có tuân theo một nguyên tắc nào đấy. Chẳng hạn, ở đại sảnh trong nhà bác sỹ Barnicot, nơi mà tiếng động có thể làm cho chủ nhà thức giấc, hắn đã đem pho tượng ra ngoài rồi mới đập vỡ. Còn ở phòng mổ ít nguy hiểm hơn, hắn đã đập vụn pho tượng ngay tại chỗ. Vụ này có lẽ như nhố nhăng, nhưng một số vụ hay nhất của tôi khi mới khởi đầu cũng không có chút gì hứa hẹn. Vì vậy, tôi sẽ rất biết ơn ông, Lestrade, nếu ông báo cho tôi bất cứ tiến triển mới nào trong vụ này.
Các sự kiện tiếp theo của vụ án mà bạn tôi đang trông chờ xảy ra nhanh và dưới một hình thức bi đát hơn chúng tôi tưởng tượng nhiều. Sáng hôm sau, tôi còn đang mặc quần áo trong phòng ngủ thì Holmes gõ cửa bước vào, tay cầm một bức điện. Anh đọc to lên:
”Đến ngay nhà số 131, đường Pitt, Kensington,.
Lestrade“.
- Thế là thế nào nhỉ?- Tôi hỏi.
- Không rõ. Cái này có thể hiểu thế nào cũng được. Nhưng tôi nghi đây là câu chuyện về những pho tượng kia. Nhưng trong trường hợp này, có lẽ anh bạn đập phá tượng của chúng ta đã chuyển hoạt động sang một khu khác của London. Cà
phê đã pha sẵn cho anh ở trên bàn và xe ngựa đã đợi sẵn ngoài cửa rồi.
Nửa giờ sau chúng tôi đã có mặt ở đường Pitt. Lúc chúng tôi đến gần, một đám người hiếu kỳ đã tụ tập trước ngôi nhà.
Holmes huýt sáo:
- Thế này thì ít ra cũng là một vụ mưu sát. Nếu không thì dân vô công rồi nghề ở London không tụ tập đông đến thế. ồ, Lestrade đang đứng bên khung cửa sổ trước nhà kia kìa. Chúng ta sẽ biết hết mọi việc ngay thôi.
Lestrade với vẻ mặt trịnh trọng bước ra đón chúng tôi và dẫn vào phòng khách. Chúng tôi thấy một người đàn ông đứng tuổi, mặc áo choàng nội tẩm, đang đi đi lại lại trong phòng. Vẻ băn khoăn lo lắng, Lestrade giới thiệu đó là chủ nhà - ông
Horace Harker, một nhà báo.
- Chuyện pho tượng Napoleon lại tiếp diễn, - Lestrade nói - Tối qua ông tỏ ra quan tâm tới chuyện này, ông Holmes, nên tôi nghĩ ông sẽ vui lòng có mặt khi giờ đây vụ việc đã dẫn đến một sự kiện đáng buồn như thế này.
- Sự kiện gì vậy?
- án mạng. Ông Harker, phiền ông kể lại cho các vị đây nghe đầu đuôi câu chuyện vừa xảy ra. Người đàn ông mặc áo choàng quay về phía chúng tôi.
- Tôi đã nghe tiếng ông, ông Holmes ạ, - ông nói, - và nếu ông làm sáng tỏ được sự việc kỳ lạ này thì tôi cũng thấy mình được đền bù hậu hĩnh cho cái công trình bày tất cả những việc vừa xảy ra.
Mọi việc đều như xoay quanh cái pho tượng bán thân Napoleon tôi mua bốn tháng trước đây. Tôi mua được với giá rẻ tại hiệu Harding Brothers, gần nhà ga High Street. Tôi hay viết bài về đêm và thường ngồi làm việc đến tận sáng sớm. Hôm nay cũng vậy. Tôi ngồi làm việc trong phòng mình ở mặt sau tầng thượng, gần ba giờ sáng bỗng nghe có tiếng động dưới nhà.
Tôi lắng tai nghe nhưng chẳng thấy động tĩnh gì nữa, nên tôi nghĩ đó là tiếng động từ ngoài phố đưa vào. Nhưng độ năm phút sau, bỗng có tiếng hét hết sức khủng khiếp - tôi chưa bao giờ nghe thấy một âm thanh nào ghê rợn đến thế ông
Holmes ạ. Tiếng hét đó sẽ vang mãi trong tai tôi cho đến suốt đời. Người tê dại đi vì hãi hùng, tôi ngồi bất động vài phút, sau đó tôi cầm lấy cái que sắt thông lò và bước xuống nhà. Vừa bước vào phòng này tôi thấy cửa sổ mở toang và pho tượng
đặt trên mặt lò sưởi đã biến mất. Tôi không hiểu tại sao tên trộm lại lấy đi một vật như thế, vì pho tượng thạch cao ấy có đáng giá gì đâu.
Như các ông thấy đấy, bất cứ người nào nhảy một bước dài từ cửa sổ này xuống, đều có thể ra đến bậc lên xuống ở cửa chính. Tên trộm rõ ràng đã ra dùng cách ấy, nên tôi đi vòng ra cửa chính và mở cửa. Tôi bước ra ngoài, và trong bóng tối tôi vấp chân suýt ngã đè lên một xác chết đang nằm đó. Tôi chạy vào nhà đem đèn ra. Cổ họng kẻ bất hạnh bị đâm một vết rộng hóac, quanh xác chết máu loang đầy. Người bị giết nằm ngửa, hai đầu gối co lên, miệng há hốc ra trông rất gớm ghiếc. Từ nay trở đi hắn sẽ hiện lên thường xuyên trong những cơn ác mộng của tôi. Tôi chỉ còn kịp gọi cảnh sát, và sau đó chắc là tôi đã ngất đi, vì tôi không còn hay biết gì nữa cho đến khi tôi tỉnh lại trong đại sảnh. Tôi mở mắt nhìn lên
thì thấy một viên cảnh sát đang đứng bên.
- Thế người bị giết là ai? - Holmes hỏi.
- Chẳng có gì cho biết người ấy là ai, - Lestrade nói.- Các ông sẽ được nhìn thấy cái xác, nhưng cho đến nay thì chúng tôi chưa làm gì được.
Đó là một người cao lớn, da rám nắng, khỏe mạnh, chưa đến ba mươi tuổi. Tuy ăn mặc nghèo khổ, anh ta không có dáng dấp dân lao động. Có một con dao nằm trong vũng máu cạnh xác anh ta. Tôi không rõ đó là con dao mà hung thủ đã dùng để gây án hay là con dao của nạn nhân. Trên quần áo anh ta chẳng thấy có tên tuổi gì, còn trong túi áo cũng chẳng có gì ngoài một quả táo, một sợi dây, một tấm bản đồ London và một bức ảnh. Nó đây này.
Đó là một tấm ảnh chụp nhanh bằng loại máy ảnh cỡ nhỏ. ảnh chụp một người đàn ông linh lợi, nét mặt gãy gọn, có cặp lông mày rậm.
- Thế còn pho tượng thì sao? - Holmes hỏi sau khi xem kỹ bức ảnh.
- Tôi vừa nhận được tin về pho tượng này ngay trước lúc các ông đến. Người ta tìm thấy nó trong vườn, trước một ngôi nhà không có người ở tại đường Campden House. Nó đã bị đập vụn ra từng mảnh. Tôi đang định đến đó xem đây. Các ông cùng đi chứ?
- Tất nhiên. Tôi phải đến đấy xem qua một lượt. - Holmes xem xét tấm thảm và cái cửa sổ.
Chỗ tìm thấy những mảnh vỡ của pho tượng cách ngôi nhà chỉ vài trăm mét. Pho tượng của Napoleon bị đập vụn, nằm trên bãi cỏ. Holmes nhặt lên vài mảnh vụn và xem xét kỹ lưỡng. Qua nét mặt chăm chú của anh, tôi tin là rốt cục anh cũng lần ra được manh mối.
- Ông nghĩ sao? - Lestrade hỏi.
Holmes nhún vai.
- Chúng ta còn phải hết hơi với vụ này - anh nói.
- Nhưng dù sao thì ... chúng ta cũng đã có được vài đầu mối để tìm tiếp. Dưới mắt tên tội phạm kỳ quặc kia thì pho tượng bán thân rẻ tiền này còn đáng giá hơn cả mạng người. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai cũng thật kỳ lạ. Nếu mục đích duy nhất của hắn là đập vỡ pho tượng, tại sao hắn không đập ngay trong nhà hay ngay sau khi ra khỏi nhà?
- Hắn hoảng hốt khi chạm trán với người khác, đến nỗi giết người đó. Hắn hầu như không ý thức được hắn đang làm gì nữa.
- ừ, ông nói có lý. Song tôi muốn các ông đặc biệt lưu ý đến vị trí căn nhà này, nơi mà pho tượng đã bị đập nát trong vườn.
Lestrade đưa mắt nhìn quanh.
- Đây là ngôi nhà không có người ở nên hắn biết sẽ không bị ai bắt gặp trong vườn.
- Phải. Nhưng từ đầu phố đến đây còn có một ngôi nhà bỏ không nữa mà, hắn phải đi qua để đến đây. Tại sao hắn không đập pho tượng ở đó? Hắn thừa hiểu rằng đi xa thêm mỗi mét là tăng thêm nguy cơ bị phát hiện cơ mà?
- Tôi xin chịu thôi. - Lestrade nói.
Holmes chỉ lên ngọn đèn đường phía trên đầu chúng tôi.
- ở đây hắn mới nhìn thấy rõ, còn ở đằng kia thì không. Đó chính là lý do hắn phải đến tận đây.
Viên thanh tra thốt lên:
- Bây giờ tôi mới nhớ lại pho tượng của bác sỹ Barnicot bị đập vỡ cách chỗ ngọn đèn đỏ nhà ông không bao xa. Chúng phải xử lý thế nào với sự việc này, ông Holmes?
- Ghi nhớ nó. Sau này chúng ta có thể gặp phải một tình tiết buộc ta trở lại với nó đấy. Giờ ông định tiến hành những bước gì nữa, ông Lestrade?
- Theo tôi, thiết thực hơn cả là xác minh xem người bị giết là ai. Việc này thì không khó. Khi đã biết được anh ta là ai rồi, chúng ta có thể bắt tay vào điều tra xem đêm qua anh ta làm gì ở đường Pitt, kẻ nào đã gặp và giết anh ta trên bậc
thang trước cửa nhà ông Horace Harker. Ông thấy như vậy có được không?
- Được lắm. Nhưng tôi thì tôi sẽ tiếp cận vụ này một cách khác.
- Vậy ông sẽ làm thế nào?
- ồ, ông không nên để tôi ảnh hưởng đến ông một chút nào. Tôi đề nghị là ông cứ theo cách của ông, còn tôi sẽ theo cách của tôi. Sau đó sẽ đối chiếu những điều đã ghi nhận được với nhau.
- Tốt lắm. - Lestrade nói.
- Này anh Watsson, tôi nghĩ trước mắt chúng ta sẽ là một ngày bận rộn đấy. Tôi sẽ rất vui, ông Lestrade ạ, nếu sáu giờ chiều này ông có thể thu xếp đến thăm chúng tôi ở Baker Street. Còn bức ảnh tìm thấy trong túi áo nạn nhân tôi xin được
giữ cho đến lúc đó. Tối nay có lẽ tôi phải nhờ ông giúp một tay nếu những suy luận của tôi cho thấy là tôi đúng. Từ giờ đến lúc đấy xin tạm biệt và chúc ông may mắn.
Tôi và Holmes cùng đi bộ đến High Street và rẽ vào hiệu Harding Brothers, nơi đã bán pho tượng nọ. Một người phụ việc trẻ trong hiệu cho chúng tôi hay là ông Harding mãi đến chiều mới về, còn anh ta thì không thể giúp chúng tôi biết được
điều gì. Mặc Holmes đầy vẻ thất vọng và buồn bực.
- Chúng ta đành phải quay lại đây chiều nay thôi. Watson ạ, vì đến lúc đó ông Harding mới có mặt ở đây, cuối cùng anh nói. - Tất nhiên anh đã đoán ra là tôi đang cố lần theo dấu vết mấy pho tượng kia cho đến tận đầu mối, để xem tại sao gã điên nọ lại quan tâm đến chúng như vậy. Bây giờ chúng ta đến phố Kennington gặp ông Morse Hudson, thử xem ông ta có biết điều gì có thể làm sáng tỏ vụ này chăng.
Chúng tôi đi xe ngựa mất một giờ thì đến được cửa hiệu bán tranh của Morse Hudson. Ông là một người thấp bé, mập mạp, mặt đỏ, phong thái có vẻ nóng nảy.
- Vâng, thưa ngài. Hắn đập vỡ ngay tại quầy của tôi, thưa ngài, - ông nói. chúng tôi đóng thuế để được gì, nếu bạ ai cũng có thể vào nhà phá phách đồ đạc. Vâng, thưa ngài, chính tôi đã bán cho bác sỹ Barnicot hai pho tượng. Tôi mua của ai những pho tượng ấy ư? Tôi không hiểu chuyện đó có can hệ gì đến sự việc. Thôi được, ngài đã muốn biết thì tôi xin nói. Tôi mua tại hãng Gelder và Công ty trên đường Church, Stepney. Tôi có mấy pho tượng ư? Ba pho - hai cộng một là ba - hai pho tôi bán cho bác sỹ Barnicot, còn một pho nữa bị đập nát ngay giữa ban ngày ban mặt tại quầy hàng của tôi. Tôi có biết người trong ảnh này không ư? Không, tôi không biết. à có, tôi có biết. Hắn là Beppo, người Ý. Hắn làm được một vài việc cho cửa hiệu tôi. Hắn biết chạm khắc đôi chút, và làm vài việc sai vặt trong hiệu. Hắn đi khỏi hiệu tuần trước và từ đó tôi chẳng nghe thấy tăm hơi gì về hắn nữa. Không, tôi không biết hắn ta từ đâu đến. Hắn rời hiệu tôi đi đâu tôi cũng
chẳng hay. Tôi chẳng có gì xung khắc với hắn khi hắn làm việc ở đây. Hắn đi khỏi đây hai ngày trước khi pho tượng bị đập vỡ.
ồ, những điều Morse Hudson cho chúng tôi biết thật đáng giá, chúng ta không thể mong muốn gì hơn thế, - Holmes nói khi chúng tôi rời cửa hiệu. - Chúng ta đã biết được tay Beppo này dính dáng đến cả hai vụ: cả ở Kennington lẫn ở Kensington, thật đáng công đi mười dặm đường đến đây. Anh Watson, bây giờ chúng ta đi đến hãng Gelder và Công ty, khu Stepney, đến tận xuất xứ của mấy pho tượng. Tôi tin là ở đấy chúng ta sẽ biết được một điều gì đó giúp chúng ta điều tra vụ này.
Chúng tôi tìm ra cái xưởng tạc tượng ấy trên một con đường rộng chạy dọc bờ sông. Bên ngoài xưởng là một khoảng sân rộng ngổn ngang những sản phẩm bằng đá đủ loại, bên trong có một căn phòng lớn với năm mươi công nhân đang tạc tượng và đúc tượng theo khuôn. Chủ xưởng, một người Đức cao lớn, tiếp chúng tôi rất lịch sự và trả lời rõ ràng mọi câu hỏi của Holmes. Sổ sách cho thấy: xưởng ông đã sản xuất hàng trăm pho tượng bán thân Napoleon bằng thạch cao; tất cả đều được đúc ra từ một khuôn, dùng pho tượng cẩm thạch của nhà điêu khắc Devine làm mẫu. Ba sản phẩm trong một lô hàng riêng gồm sáu pho tượng đã đem giao cho ông Morse Hudson khoảng một năm trước; số còn lại thì bán cho hiệu Harding Brothers, ở Kensington. Sáu pho tượng trong lô hàng đó chẳng có gì khác với những pho tượng còn lại. Ông không hình dung nổi vì lẽ gì lại có kẻ chỉ muốn đập vỡ những pho tượng ấy.
Trong thâm tâm ông thấy ý định đó quả thật nực cười. Mỗi pho tượng đều được đúc từ hai khuôn, khuôn này đúc nửa mặt bên phải, khuôn kia - nửa bên trái; sau đó ghép hai nửa lại với nhau, thế là được một pho tượng hoàn chỉnh. Công việc này thường do mấy tay thợ người ý đảm nhiệm, ngay tại phòng chúng tôi đang đứng. Làm xong họ đặt những sản phẩm đó lên cái bàn kê ngoài lối đi cho khô, sau đó cất vào kho. Đấy là tất cả những gì ông có thể cho chúng tôi biết. Nhưng tấm ảnh đã gây cho ông chủ xưởng một ấn tượng mạnh mẽ. Ông đỏ mặt giận dữ.
- Vâng, thật sự tôi biết hắn rất rõ, - ông hét to lên.- Từ trước đến giờ chỉ có một lần duy nhất cảnh sát đến xưởng tôi chính là vì thằng này đây. Chuyện đó xảy ra hơn một năm nay rồi: hắn dùng dao đâm một tay người ý khác ở ngoài phố rồi chạy bổ vào xưởng tôi để trốn cảnh sát đang đuổi bắt phía sau. Hắn bị tóm cổ ngay tại đây. Tên hắn là Beppo. Tôi không hề biết họ của hắn. Tuy thế hắn là một tay thợ khá - một trong những tay giỏi nhất đấy.
- Hắn bị kết án gì?
- Người bị hắn đâm không chết, cho nên người ta chỉ xử hắn một năm tù ngồi. Tin tin rằng giờ hắn đã được tự do, nhưng hắn chẳng dám thò mặt về đây. Người em họ của hắn đang làm việc ở chỗ tôi. Hy vọng anh ta có thể mách cho ông biết Beppo hiện ở đâu.
- Không, không, - Holmeskêu lên, - ông đừng nói gì với em họ của hắn cả, tôi xin ông đừng nói gì! Việc này rất hệ trọng. Càng đi sâu vào tôi càng thấy nghiêm trọng. Trong cuốn sổ của ông tôi thấy ghi là những pho tượng đó được bán ngày ba tháng sáu năm ngóai. Ông có thể cho chúng tôi biết ngày Beppo bị bắt được không?
- Tôi có thể tính gần đúng dựa theo bản danh sách tính tiền công, chủ xưởng đáp lại. - Đúng, - ông lại lên tiếng sau một hồi lật tìm trong mớ giấy tờ, - hắn được trả tiền công lần cuối vào ngày hai mươi tháng năm.
- Cảm ơn ông, Holmes nói. - Tôi nghĩ không nên làm mất thì giờ và lạm dụng lòng kiên nhẫn của ông nữa. Còn bây giờ, anh Watson,chúng ta quay về Kensington xem ông chủ hiệu Harding Brothers kể được những gì cho chúng ta về vụ này.
Ông Harding là một người nhỏ bé, nhanh nhẹn, tỉnh trí và nhanh miệng.
- Vâng, thưa ngài, tôi đã đọc được chuyện này trên các báo buổi chiều. Ông Horace Harker là một trong những khách hàng của chúng tôi. chúng tôi bán cho ông ấy pho tượng nọ cách đây mấy tháng. Ba pho tượng loại này chúng tôi đã đặt mua tại hãng Gelder và Công ty, ở Stepney và đã bán hết. Bán cho ai ư? Để tôi xem sổ sách bán hàng và trả lời ngài ngay thôi. Đúng, trong này có ghi đầy đủ. Một pho bán cho ông Harker, ông thấy đấy, một pho nữa bán cho ông Josiah Brown ở Biệt thự Laburnum, Laburnum Vale, Chiswick và pho thứ ba bán cho ông Sandeford ở Hạ Grove, Reading. Không, tôi chưa bao giờ thấy người đàn ông trong bức ảnh ngài đưa tôi xem. Trong hiệu tôi có nhân viên nào người Ý không ư? Thưa ngài, có, có mấy người tôi thuê làm công và quét dọn. Bọn họ có thể liếc nhìn quyển sổ bán hàng này nếu thích. Chẳng có lý do gì đặc biệt để giữ bí mật cả. Chà, vụ này quả là kỳ lạ. Tôi hy vọng ông sẽ cho tôi biết những gì ông phát hiện được.
Holmes ghi chép vài điểm. Tôi thấy anh đắc ý ra mặt. Nhưng anh chẳng giải thích gì, chỉ giục tôi nhanh chân kẻo trễ hẹn với Lestrade. Quả nhiên, khi chúng tôi về đến phố Baker, viên thanh tra đã đợi sẵn ở đấy và đang đi đi lại lại, vẻ sốt ruột.
- Công việc thế nào rồi, ông Holmes? - ông ta lên tiếng hỏi.
- Chúng tôi đã bận rộn suốt ngày và thật là không uổng công chút nào - bạn tôi giải thích - Giờ tôi có thể lần theo dấu vết của từng pho tượng từ lúc mới được đúc trong khuôn ra.
- Các pho tượng à! - Lestrade thốt lên. - Thôi được, thôi được, ông Holmes, ông có phương pháp của riêng ông, song tôi cho là ngày vừa qua tôi khám phá được nhiều điều hơn ông. Tôi đã xác minh được người bị giết là ai và tìm ra nguyên nhân gây án.
- Tuyệt vời.
- Ngài thanh tra Hill, người chuyên theo dõi kiều dân Ý sống tại khu phố Italia, vừa trông thấy đã nhận ngay ra hắn. Hắn tên là Pietro Venucci, quê ở Napoli, là một trong những tay đâm thuê chém mướn sừng sỏ nhất London. Hắn có liên hệ với bọn Mafia, như ông biết đấy, một tổ chức chính trị bí mật. Giờ ông thấy đấy, vụ này bắt đầu sáng tỏ. Kẻ giết hắn có lẽ cũng người Ý và là thành viên Mafia. Tay này chắc đã vi phạm luật lệ như thế nào đó. Pietro rình tìm hắn. Tấm ảnh ta tìm thấy trong túi áo hắn có lẽ là của chính tay này, hắn mang theo để không giết nhầm người khác. Hắn theo dõi địch thủ, khi thấy tên này lẻn vào nhà, hắn đừng ngoài đợi tên này trở ra và trong cuộc ẩu đả với địch thủ hắn đã bị tử thương. Ông nghĩ thế nào về điều này, ông Holmes?
Holmes vỗ tay tán đồng.
- Tuyệt, ông Lestrade, thật là tuyệt! - anh thốt lên. - Nhưng tôi chưa rõ ông lý giải như thế nào việc mấy pho tượng bị đập nát.
- Lại mấy pho tượng! Ông không gạt bỏ được mấy pho tượng ấy ra khỏi đầu sao. Rốt cục, đấy chỉ là chuyện vó vẩn. Chính vụ án mạng mới là cái chúng ta thật sự quan tâm, và tôi có thể nói với ông là tôi đã nắm được mọi đầu mối.
- Thế bước tiếp theo ông định làm gì?
- Hết sức đơn giản. Tôi cùng ngài Hill đến khu phố Italia, tìm cho ra tên trong ảnh nọ và bắt hắn vì tội giết người. Ông cùng đi với chúng tôi chứ?
- Có lẽ không đâu. Tôi có cách đơn giản hơn nhiều. Tôi rất mong đêm nay ông cùng đi với chúng tôi, tôi có thể sẽ giúp ông bắt được hắn.
- Ở khu phố Italia ư?
- Không. Theo tôi, tìm bắt hắn ở Chiswick là chắc hơn cả.
- Ông Lestrade, nếu đêm nay ông đi cùng tôi đến Chiswick thì tôi hứa ngày mai sẽ đi với ông đến khu phố Italia. Hoãn lại một tí đâu có hại gì. Anh Watson, trong lúc chờ đợi, anh làm ơn bấm chuông gọi giúp người đưa thư vì tôi muốn gửi gâp một bức thư rất hệ trọng.
Tối hôm đó Holmes lục tìm các chồng nhật báo cũ chất đầy ắp cả một phòng trong nếp nhà hai chúng tôi đang ở. Cuối cùng rồi anh cũng ra với chúng tôi, mặt rạng rỡ vẻ đắc thắng, nhưng anh chẳng hé răng nói gì với cả tôi lẫn viên thanh tra về những kết quả vừa khám phá. Tôi đã theo sát anh từng bước chân trong suốt tiến trình điều tra vụ này. Vì vậy, tuy chưa thể biết rõ mục tiêu cuối cùng chúng tôi đang theo đuổi, tôi vẫn hiểu mười mươi rằng Holmes hy vọng sẽ tóm được tên tội phạm đang cố tìm mọi cách đoạt hai pho tượng còn lại, mà một, theo tôi nhớ, hiện đang nằm tại Chiswick. Không còn ngờ vực gì nữa, mục đích chuyến đi của chúng tôi đêm nay là bắt quả tang hắn ta. Tôi chẳng ngạc nhiên khi Holmes nhắc tôi nên mang theo cả khẩu súng ngắn ưa thích của tôi.
Mười một giờ, một chiếc xe ngựa đã đậu trước cổng nhà. Chúng tôi lên xe, đến một nơi nằm bên kia cầu Hammer Smith. Sau một quãng đi bộ, chúng tôi đã đến một con đường yên tĩnh với những tòa nhà đẹp mắt, xây trên từng khoảng đất riêng, cách biệt nhau.
Nhờ ánh đèn đường, tôi đọc được hai chữ Laburnum Lodge trên cổng hậu một tòa nhà. Chủ nhân chắc chắn đã đi nghỉ, vì toàn bộ ngôi nhà đang chìm trong bóng tối, ngoại trừ một khung cửa sổ ngay bên trên cửa chính dẫn vào tiền sảnh, hắt một quầng sáng lẻ loi xuống một lối đi trong vườn. Một dãy rào gỗ ngăn khu vườn với đường phố, hắt một dải bóng tối dày dặc vào phía trong. Chúng tôi chọn đó làm nơi ẩn nấp.
- Tôi e là anh sẽ phải đợi lâu đây, - Holmes ri tai tôi.
- Nhưng tôi dám đánh cược hai ăn một là chúng ta sẽ được đền bù xứng đang cho những nỗi vất vả mà chúng ta đã trải qua.
Nhưng hóa ra chúng tôi chẳng phải đợi lâu như Holmes đã nghĩ, và kết cục thật bất ngờ và kỳ lạ. Thình lình, không có một tiếng động nào báo trước, cảnh cổng vườn bật mở, và một bóng đen nhanh nhẹn, khéo léo chạy vụt vào theo lối mòn trong vườn. chúng tôi thấy cái bóng đó lướt qua cái quầng sáng trên cửa sổ hắt xuống cửa chính, và biến mất vào bóng tòa nhà. Bốn bề im ắng khá lâu. chúng tôi nín thở chờ đợi, rồi một tiếng động khẽ vọng tới: cánh cửa sổ mở ra. Tiếp đó, không còn nghe một tiếng động nào nữa, và tất cả lại lặng ngắt một hồi lâu. Bóng đen nọ lẻn vào nhà. Bỗng chúng tôi thấy một ánh đèn lóe sáng trong phòng. Cái hắn tìm chắc không có ở đó, vì chúng tôi lại thấy ánh đèn lóe sáng tại một chỗ khác, rồi một chỗ khác nữa.
- Nào, chúng ta hãy tới cửa sổ để ngỏ. Chúng ta sẽ tóm hắn lúc hắn leo ra, - Lestrade khẽ nói.
Nhưng chúng tôi chưa kịp tới nơi dự tính thì gã nọ đã xuất hiện. Khi hắn ra đến quầng sáng, chúng tôi thấy hắn đang cắp trong nách một vật màu trắng. Hắn đưa mắt nhìn quanh. Quay lưng về phía chúng tôi, hắn đặt vật đang cắp dưới nách xuống, và ngay sau đó, bỗng vang lên một tiếng đập mạch, rồi tiếp theo là những tiếng lại xạo. Hắn mải miết với việc đang làm đến mức không nghe thấy tiếng bước chân chúng tôi lướt trên mặt cỏ. Holmes nhảy chồm lên lưng hắn như một con hổ, và chỉ một chớp mắt sau, Lestrade và tôi đã tóm lấy cổ tay hắn. Khi chúng tôi lật ngửa hắn lại, tôi thấy hắn đang nhìn chúng tôi một cách hằn học. Và tôi nhận ra kẻ bị bắt chẳng phải ai khác, mà chính là người đàn ông trong ảnh.
Nhưng Holmes chẳng hề quan tâm đến kẻ bị bắt. Anh chỉ chăm chú xem pho tượng Napoleon mà gã nọ vừa lấy trộm trong nhà ra. Pho này cũng giống như pho mà chúng tôi thấy sáng nay, và cũng đã bị đập vụn từng mảnh. Thận trọng, Holmes đưa từng mảnh vỡ ra chỗ sáng xem xét, nhưng những mảnh thạch cao đó xem ra chẳng khác gì nhau. Anh vừa xem xong thì ánh đèn trong tiền sảnh bỗng sáng rực. Cửa mở, và từ trong nhà bước ra một người đàn ông vui vẻ, ăn mặc tề chỉnh, tự giới thiệu mình là chủ nhà.
- Ông chắc hẳn là ông Josiah Brown? - Holmes nói.
- Vâng, thưa ngài. Còn ngài chắc hẳn là ngài Holmes? Tôi đã nhận được thư ngài do người đưa thư chuyển tới, và tôi đã làm đúng như lời ngài dặn trong thư. Chúng tôi đã khóa chặt các cửa phòng và đợi mọi diễn biến. Tôi rất mừng là ngài đã tóm được hắn. Tôi hy vọng các ngài sẽ quá bộ vào nhà nghỉ một lát trước lúc ra về.
Nhưng Lestrade sốt ruột, chỉ muốn đưa gấp tên trộm về đồn cho chắc ăn, nên chỉ vài phút sau, ba chúng tôi và tên trộm đã yên vị trên xe về lại London. Tên trộm không hề hé răng thốt ra một lời nào, mà chỉ hằn học nhìn chúng tôi từ sau mái tóc rũ xuống trán. Có một lần, khi tay tôi nằm trong tầm với, hắn vụt cúi xuống định ngoạm. Chúng tôi lưu lại đồn cảnh sát khá lâu để chờ kết quả khám xét người hắn, nhưng chảng tìm thêm đựoc gì ngoài một vài đồng xu trong túi và một con dao dài, trên cần còn nguyên vết máu chưa kịp xỉn lại.
- Thôi ổn rồi, - Lestrade nói khi chia tay chúng tôi. - Ngài Hill biết mặt tất cả các kiều dân khu này, nên sẽ cho chúng ta biết họ tên hắn. Ông sẽ thấy giả thuyết của tôi về bọn Mafia là chính xác một trăm phần trăm. Dù sao tôi cũng biết ơn ông đã mách giúp tôi cách tóm cổ hắn. Có điều,tôi vẫn chưa hiểu hết làm thế nào mà ông biết nơi hắn sẽ xuất đầu lộ diện.
- Tôi e rằng muốn giải thích phải đợi dịp khác, vì bây giờ đã khuya quá rồi, - Holmes nói. - Hơn nữa, vẫn còn một vài tình tiết tôi chưa khám phá ra, và đây là một trong những vụ đáng để chúng ta thực hiện đến nơi đến chốn. Nếu ngày mai, ông chịu khó ghé lại nhà tôi vào lúc sáu giờ, tôi nghĩ tôi có thể cho ông thấy: cho tới lúc này ông vẫn chưa hiểu hết điểm mấu chốt của vụ này. Đó mới chính là những điểm khiến vụ này là vụ án độc đáo nhất lịch sử tội phạm.
Tối hôm sau, khi gặp lại nhau, Lestrade đã cho chúng tôi biết hàng loạt thông tin về kẻ bị bắt. hóa ra tên hắn là Beppo, còn họ thì không rõ. Có thời, hắn từng là thợ đúc tượng giỏi, làm ăn lương thiện. Nhưng về sau hắn đã gây nên những vụ phạm pháp. Hắn từng hai lần ngồi tù, một lần vì ăn cắp vặt, lần sau thì như các ông đã biết, vì tội đâm trọng thương một đồng bào của hắn. Hắn rất thạo tiếng Anh. Nhưng lý do nào khiến hắn đập nát những pho tượng thì chưa rõ: hắn không chịu trả lời bất cứ câu hỏi nào về chuyện này. Cảnh sát đã phát hiện được rằng những pho tượng mà hắn đập nát có thể đều do chính tay hắn làm ra, vì hắn từng làm loại công việc này tại hãng Gelder và Công ty. Tất cả những thông tin này, phần nhiều chúng tôi đều biết cả rồi, nhưng Holmes vẫn lịch duyệt lắng nghe; có điều tôi vốn biết rõ anh, nên tôi hiểu rằng ý nghĩ anh đang đổ dồn vào một chuyện khác. Bỗng anh đứng bật dậy, mắt sáng rực khi nghe vang lên tiếng chuông gọi cửa dưới nhà. Một phút sau, có tiếng chân bước lên cầu thang, rồi một người đàn ông đứng tuổi, mặt đỏ gay, bước vào, tay phải xách theo một cái túi. Ông ta đặt cái túi lên bàn, rồi lên tiếng:
- Đây có phải là nhà ngài Holmes không?
Bạn tôi mỉm cười cúi chào.
- Nếu tôi không nhầm, ông là Sandeford ở Reading? - anh lên tiếng.
- Vâng, thưa ngài, có lẽ tôi đến hơi muộn, nhưng không có chuyến tàu nào thuận tiện hơn. Trong thư ông có yêu cầu tôi nhượng lại pho tượng bán thân mà tôi đang sở hữu.
- Quả đúng như vậy.
- Tôi có đem theo thư ông đây. Ông viết:“Tôi muốn có một bản sao pho tượng bán thân Napoleon do Devine tạc và tôi sẵn sàng trả mười bảng để mua lại pho tượng ông hiệu sở hữu.” Có đúng vậy không ạ?
- Chính thế.
- Tôi rất ngạc nhiên khi đọc thư ông, vì tôi không thể hình dung được nhờ đâu mà ông biết được tôi có pho tượng như thế.
- Ông ngạc nhiên là phải thôi, nhưng chuyện này có thể giải thích hết sức đơn giản. Ông Harding, chủ hiệu Harding Brothers nói là đã bán phúc bản cuối cùng của pho tượng cho ông, và có cho tôi biết địa chỉ của ông.
- Thì ra là vậy. Thế thì tôi có mang theo pho tượng như ông đã yêu cầu. Nó đây này!- Ông ta đã mở túi xách và mãi lúc này chúng tôi mới được thấy trên bàn chúng tôi một pho tượng nguyên vẹn, chứ từ trước đến giờ chúng tôi chỉ toàn thấy những mảnh vụn.
Holmes rút trong túi ra một tờ giấy và đặt lên bàn tờ giấy bạc mười bảng.
- Ông Sandeford, ông làm ơn ký vào tờ giấy này trước sự chứng kiến của các vị đây. Trong giấy xác nhận rằng ông chuyển nhượng cho tôi mọi quyền lợi có thể có đối với pho tượng. Cám ơn ông Sandeford. Đây, xin ông nhận lấy tiền và chúc ông một buổi tối tốt lành.
Khi vị khách đã đi khuất, Holmes liền lôi trong ngăn kéo ra một tấm vải trắng tinh và trải lên bàn. Rồi anh đặt pho tượng vừa mua vào chính giữa tấm vải. Xong xuôi, anh giờ cao gậy, giáng một cái thật mạnh vào đỉnh đầu Napoleon. Pho tượng vỡ vụn ra từng mảnh. Holmes háo hức cúi xuống xem xét các mảnh vỡ. Lát sau, anh reo lên đắc thắng và giơ cao một mẩu thạch cao bọc bên ngoài một vật tròn tròn sẫm màu.
- Thưa các vị, anh reo lên - xin được giới thiệu với các vị viên ngọc đen nổi tiếng của dòng họ Borgias.
Lestrade và tôi ngồi lặng người đi một lúc, rồi cả hai cùng vỗ tay hệt như vừa xem xong một vở kịch. Má Holmes vốn tái nhợt giờ vụt ửng hồng. Anh cúi chào chúng tôi như một diễn viên bậc thầy đáp lại lòng ngưỡng mộ của khán giả. Chỉ trong những khoảnh khắc đó Holmes mới tỏ ra là một nhân viên rất người, rất thích được ngưỡng mộ và thán phục, chữ không phải là một cái máy giỏi suy luận.
- Vâng, thưa các ngài, - anh nói- đây chính là viên ngọc lừng danh Thế giới. Tôi đã có cái may mắn được theo dõi hành trình của viên ngọc quý từ phòng ngủ của Quận công xứ Colonna trong khách sạn Darce, nơi nó bị mất, cho tới khi nó chui vào pho tường cuối cùng trong số sau pho Napoleon do hãng Gelder và Công ty tại Stepney đúc ra. Ông Lestrade, chắc ông còn nhớ vụ scandal nổ ra sau ngày viên ngọc quý này mất tích, và những nỗ lực tìm kiếm vô vọng của cảnh sát London. Chính tôi cũng được mời đến làm cố vấn cho họ trong vụ này, nhưng tôi đã không làm sáng tỏ được gì. Người ta nghi cho cô hầu gái của Quận chúa.
Cô này người Ý, và người ta cũng phát hiện ra rằng cô ta có một người anh ở London, nhưng chúng tôi không tìm ra dược bất cứ một mối liên hệ nào giữa hai người. Cô ta tên là Lucretia Venucci, và tôi tin chắc rằng chính gã Pietro bị giết cách đây hai hôm là anh cô ta. Tôi dò tìm ngày tháng trong đống báo cũ và thấy rằng viên ngọc bị mất đúng hai ngày trước hôm Beppo bị bắt vì tội mưu sát. Hắn bị bắt ngay tại xưởng Gelder và Công ty đúng vào thời điểm những pho tượng kia đúc ra. Beppo đang giữ viên ngọc. Có thể hắn đánh cắp của Pietro, hoặc hắn là tòng phạm của Pietro, hoặc hắn làm trung gian giữa Pietro và em gái hắn ta. Thực ra khả năng nào là đúng, đối với chúng ta không hệ trọng. Cái chính là hắn có viên ngọc và đang giữ viên ngọc trong người lúc bị cảnh sát truy đuổi. Hắn đến cái xưởng làm tượng mà hắn đang làm việc, và hắn biết mình chỉ còn vài phút để giấu cái báu vật vô giá ấy, nếu không cảnh sát sẽ tìm thấy nó khi khám xét người hắn. Lúc sáu pho tượng Napoleon bằng thạch cao đang hong ở lối đi, trong đó có một pho còn mềm. Vốn là một tay thợ giỏi, trong chớp mắt Beppo đã tạo được một cái hốc nhỏ, ấn viên ngọc vào đó, rồi với vài động tác hắn đã có thể trám ngay được cái hốc kia. Quả không còn một nơi cất giấu nào tốt hơn. Không một ai có thể tìm ra viên ngọc được nữa. Nhưng Beppo bị kết án một năm tù, và trong thời gian đó sáu pho tượng kia được bán đi khắp London. Ra tù, hắn không thể biết báu vật nọ hiện nằm trong pho tượng nào. Bây giờ chỉ còn cách đập vỡ từng pho một mới biết được vì dù có lắc mạnh viên ngọc cũng không gây được tiếng động nào: khi thạch cao còn ướt, viên ngọc có thể bị dính chặt ở bên trong, và sự thực quả đúng như vậy. Nhưng Beppo không nản lòng. Hắn thực hiện một cuộc tìm kiếm thật tài tình. Qua người em họ làm cho Gelder, hắn biết được những pho tượng ấy đã được bán cho hãng nào. Hắn cố xin một chân ở hiệu Morse Hudsson và nhờ đó đã lần ra được dấu tích của ba pho. Tiếc thay trong cả ba pho ấy đều không thấy có viên ngọc. Sau đó, nhờ một nhân viên người ý, hắn đã dò ra được ba pho còn lại hiện ở đâu. Pho thứ nhất ở nhà ông Harker. Tại đây Beppo bị Pietro theo dõi. Tên này vốn coi hắn như kẻ chịu trách nhiệm về vụ mất viên ngọc, Beppo đã hạ sát tên này trong trận ẩu đả sau đó.
- Nếu chúng đồng lõa với nhau thì tại sao Pietro lại phải mang theo tấm ảnh?- tôi hỏi.
- Đó là một phương tiện để hỏi dò người khác xem họ có nhận ra người trong ảnh không. Lý do chỉ có vậy. Sau khi gây án mạng, tôi đoán chắc Beppo nhất định phải hành động khẩn trương hơn, chứ không thể chần chứ. Hắn sợ cảnh sát khám phá được điều bí mật của hắn, nên hắn phải làm gấp trước khi bị cảnh sát biết. Tất nhiên ở thời điểm đó, tôi chưa thể nói rằng hắn không tìm thấy viên ngọc. Tôi cũng chưa thể kết luận đích xác rằng hắn đang tìm viên ngọc. Nhưng tôi biết chắc rằng hắn đang tìm một vật gì đó, vì hắn phải mang pho tượng qua mấy nhà liền để tìm một chỗ nào đó có ánh đèn. Bấy giờ chỉ còn hai pho, nên dĩ nhiên hắn phải tìm pho ở London trước tiên. Vì thế tôi phải báo trước với chủ nhà để tránh một thảm kịch thứ hai. Và ở đó chúng ta đã thu được kết quả mỹ mãn nhát. Lúc này, dĩ nhiên, tôi đã biết chắc cái mà chúng ta đang theo đuổi chính là viên ngọc Borgias. Tên kẻ bị giết đã giúp tôi tìm ra mối liên hệ giữa các sự việc với nhau. Cuối cùng chỉ còn một pho tượng độc nhất - pho ở Reading – và chắc chắn viên ngọc phải nằm ở đó. Tôi đã mua nó từ tay chủ nhân trước sự chứng kiến của các vị, và viên ngọc giờ này đã ở đây.
Chúng tôi ngồi im lặng một lúc.
- ấy đấy - Lestrade lên tiếng - tôi đã từng được chứng kiến ông xử lý nhiều vụ án, ông Holmes ạ, nhưng từ lúc hành nghề tới giờ, tôi chưa hề được thấy một vụ được xử lý một cách tài tình như vụ này. Nếu ngày mai ông có nhã ý quá bộ đến Scotland Yard thì tôi tin rằng không một ai, kể từ ông thanh tra già nhất đến anh nhân viên trẻ nhất, không lấy làm sung sướng được bắt tay ông.
- Cám ơn ông! - Holmes nói. - Cám ơn ông! - Và khi anh quay đi tôi có cảm giác xúc động hơn bất cứ lúc nào mà tôi từng được chứng kiến. Lát sau, anh đã lại trở thành con người có cách suy nghĩ lạnh lành và thực dụng như cũ.
- Watson, cất giúp viên ngọc vào chỗ an toàn - anh nói. Tạm biệt ông Lestrade. Nếu sau này ông có gặp một vấn đề nhỏ nhặt nào, tôi sẽ lấy làm sung sướng được góp với ông một vài ý nhỏ để giúp ông tìm giải pháp.
Hết
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.