Chương 51
Prace
12/03/2018
Chiếc xe phanh gấp, buộc phải dừng lại ven đường.
Sau khi chiếc xe dừng hẳn, tài xế quay kính xuống, thò đầu ra chửi: "Tiên sư mày, chạy xe không nhìn đường à?".
Chiếc xe điện không giảm tốc độ, nghênh ngang đi tiếp. Nghe thấy tiếng chửi, liền quay đầu đáp trả bằng một câu thô tục rồi nhanh chóng mất dạng.
Trong xe, đôi vợ chồng trung niên đỡ nhau ngồi dậy, bác gái không ngừng vỗ ngực hốt hoảng.
"Sợ quá...". Bà vừa nói vừa quay đầu nhìn hai người ngồi hàng ghế sau: "Tiểu Trần, các cháu không sao chứ?".
Trần Dật đã ngồi ngay ngắn trở lại, trả lời: "Cháu không sao ạ".
Nói xong, cô nhìn về phía Tiết Sơn, kiểm tra tình trạng của anh. Cô vừa đổ toàn bộ cơ thể lên người anh, sức nặng không hề nhỏ.
Đón nhận ánh mắt lo lắng của cô, Tiết Sơn khẽ lắc đầu: "Anh không sao".
Chiếc xe tiếp tục lên đường.
Đường xá khu vực này tương đối rộng rãi, hai năm qua xây dựng thêm không ít đường liên thôn, đủ để bốn làn xe đi song song. Tuy nhiên, xe cộ lưu thông trên đường khá ít thành ra trông rất vắng vẻ.
Phía trước là con sông lớn vắt ngang, rộng chừng 20 mét. Trên sông bắc một cây cầu đá xanh. Dưới cầu, sóng vàng dập dềnh vỗ bờ.
Đôi vợ chồng trung niên nhìn trụ cầu hình sư tử, nhớ lần đầu tiên họ tới đây bảy tám năm trước. Con sông này khi ấy chỉ có cầu treo bằng sắt, lắc lư chao đảo, rất đáng sợ.
Trò chuyện một lúc, bác gái bỗng quay lại hỏi Trần Dật: "Tiểu Trần, cháu có biết cây cầu kia thay khi nào không?".
Trần Dật thoáng ngạc nhiên, lắc đầu mỉm cười: "Cháu không rõ ạ".
"Ừ nhỉ". Bác gái thuận miệng hỏi: "Có phải lâu rồi cháu chưa quay về đây không?".
Bí thư thôn từng kể sơ qua hoàn cảnh của Trần Dật cho vợ chồng họ nghe. Ông bảo bố mẹ cô sau khi qua đời đã gửi cô cho người thân ở nơi khác.
Không thấy Trần Dật trả lời, bác gái làm như đã hiểu: "Cũng đúng, bọn trẻ các cháu bây giờ, còn mấy ai thích về nông thôn sống nữa. Thế giới bên ngoài dù rộng lớn đến đâu, so với nông thôn vẫn an nhàn hơn nhiều".
Trần Dật cười, không nói gì.
Bác gái thì như được mở lời.
"A đúng rồi Tiểu Trần, nghe bí thư Tống nói cháu là bác sĩ. Cháu làm ở bệnh viện nào vậy?".
"Cháu làm ở trung tâm sức khỏe cộng đồng của thôn ạ". Trần Dật đáp.
Bác gái sửng sốt: "Ồ, vậy cũng tốt, làm việc ở trung tâm sức khỏe cộng đồng không quá bận rộn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi".
"Vâng". Trần Dật hờ hững lên tiếng.
Phát giác thái độ không mặn không nhạt của Trần Dật, bác gái không bắt chuyện nữa, quay lên tiếp tục ôn chuyện cũ với bác trai.
Trong không gian ánh sáng mập mờ, Trần Dật quay đầu nhìn Tiết Sơn, thấy lông mày anh đã giãn ra chút ít, nhưng ánh mắt vẫn chăm chú rơi trên người tài xế kia.
Cô vươn tay nắm chặt đầu gối anh, véo nhẹ một cái: "Anh ta có vấn đề gì à?".
Câu hỏi không rõ ràng nhưng Tiết Sơn biết cô đã phát hiện ra.
Im lặng một lúc, anh chậm rãi lắc đầu: "Là anh suy nghĩ nhiều".
Trước khi lên xe, Tiết Sơn không quá để tâm. Ngồi một lát anh mới vô tình phát hiện, tay trái của tài xế, không có ngón chỏ.
Chuyện cũ bỗng chốc trào ra, anh vô thức nhớ tới tên tài xế gây tai nạn cho chiếc xe của Cát Gia.
Lúc ấy, anh mơ hồ trông thấy động tác của hắn đối với mình, ý tứ rất rõ ràng, muốn lấy cái mạng nhỏ của anh. Người muốn lấy mạng của anh, vừa khéo bị mất một ngón chỏ.
Sơn Ưng.
Mấy ngày sau, cuộc sống của anh vẫn phẳng lặng, không sóng gió. Ngược lại, ký túc xá của Trần Dật có dấu hiệu bị nạy cửa.
Lo lắng sẽ loạn. Trong lúc hoang mang, anh bảo Trần Dật ra ngoài ở, không muốn cô gặp nguy hiểm.
Sau khi đưa Trần Dật ra ngoài sống, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra êm đềm, yên bình tới mức anh bắt đầu nghi ngờ mình đa nghi Tào Tháo, trông gà hóa cuốc, cho rằng "Sơn Ưng" lại xuất hiện.
Nhưng anh bỗng có chút cảm ơn chiếc xe điện kia. Nếu không có nó, "Sơn Ưng" đã không chửi ầm lên, anh sẽ không thấy rõ bộ dạng thật của anh ta, phát hiện anh ta không phải là người mình đã nghĩ.
Bình tĩnh trở lại, anh tự nhủ thầm, mọi việc chẳng qua là trùng hợp mà thôi.
Nhưng chính sự trùng hợp liên tiếp như thế này, lại khiến anh cảm thấy có một nỗi sợ hãi khó tả.
Nỗi sợ hãi ấy giống như đang bị ai đó đùa bỡn.
Nghe câu trả lời của Tiết Sơn, Trần Dật thở phào, nhẹ nhàng nắm tay anh, đưa mắt ra ngoài cửa sổ.
Hai bên đường là hàng cây cao lớn thẳng tắp, tán lá xanh thưa thớt trải dài dưới ánh mặt trời, mang tới cảm giác mát mẻ đầy sức sống đầu thu.
Đến thị trấn một cách suôn sẻ, hai người xuống xe nói lời cảm ơn.
Họ ăn một bữa cơm trưa đơn giản, bắt xe buýt tới nhà ga, tiếp tục đáp chuyến tàu chậm về nhà.
Còn hơn một tiếng nữa mới đến giờ xuất phát, hai người ngồi đợi trong phòng chờ.
Trong không khí tràn ngập mùi thức ăn nhanh, cộng thêm không khí trong phòng đợi không được lưu thông, Trần Dật cảm thấy khó chịu, muốn ra ngoài hít thở.
Thấy Tiết Sơn định đứng dậy theo, Trần Dật vội nhấn vai anh xuống: "Em đi không xa, vào nhà vệ sinh một lát, tiện thể ra ngoài hít thở không khí, sẽ về ngay thôi".
Nhà ga nhỏ nên hiếm nhà vệ sinh, chỉ vẻn vẹn có một cái dựng ngay bên ngoài phòng đợi. Lúc vừa vào Trần Dật đã thấy ấn tượng.
Tiết Sơn không yên tâm, bảo: "Để anh đi với em".
Trần Dật bật cười: "Anh coi em là trẻ con đấy à?".
Cô tiếp tục trêu anh: "Hay anh thích làm đuôi của em?".
Nhìn anh muốn nói lại thôi, Trần Dật làm bộ khí phách, vỗ vai Tiết Sơn: "Đồng chí Tiết Sơn này, đồng chí ngoan ngoãn ngồi đây đợi tôi về nhé".
Nói xong, cô xoay người rời đi, chân bước vội vã, không cho anh cơ hội đuổi kịp.
Đi tới cửa, Trần Dật quay đầu lại, bắt gặp ánh mắt của anh liền nhoẻn cười.
Nhà vệ sinh ở đây vô cùng bẩn thỉu. Bịt mũi ra khỏi nhà vệ sinh nữ, Trần Dật đi tiếp hơn 10 mét, đứng dưới một gốc cây đại thụ, hít sâu vài hơi bầu không khí trong lành.Nắng chiều thu ấm áp, xuyên qua tán lá, rắc ánh sáng vụn lên người cô.
Giao thông hỗn loạn nơi thành thị, cảnh tượng người người chen lấn trong các bến tàu điện ngầm giờ cao điểm dần dần biến mất trong trí nhớ của cô.
Hiện tại, thế giới của cô chỉ có non xanh nước biếc, núi cao mây trắng nơi trấn nhỏ.
Đứng đó một lúc lâu, Trần Dật đi về phía phòng đợi. Chưa đi được hai bước, trước mặt cô bỗng xuất hiện một bé gái.
Đứa bé chừng mười tuổi, tóc tết đuôi sam, vai đeo một chiếc túi đen, mặc bộ đồ thể thao màu xanh trắng, nhìn có vẻ cũ nhưng tương đối sạch sẽ.
Sau khi ngăn cô lại, đứa bé chìa tấm biển màu đỏ, trên có hàng chữ lớn – giúp đỡ người tàn tật, suốt đời bình an về phía Trần Dật.
Phía dưới là các kiểu chữ ký và tên họ cùng số tiền quyên góp khác nhau, từ 01 tệ đến 20 tệ.
Thấy Trần Dật chăm chú quan sát, con bé liền chĩa cuốn sổ ghi tiền, miệng phát ra mấy tiếng ô ô nhắc nhở.
Có thể là do nghề nghiệp, hoặc do có lòng trắc ẩn từ nhỏ, mỗi lần nhìn thấy những bà cụ hay những đứa trẻ ăn xin bên đường, Trần Dật đều ít nhiều cho thêm chút tiền lẻ, mặc dù cô biết, họ có khi chỉ là những kẻ lừa gạt.
Cô mỉm cười với đứa bé, đưa cho nó 10 tệ. Đứa bé mặt không cảm xúc nhận tiền, nhắc cô ghi số tiền vào sổ. Trần Dật xua tay ý bảo không cần.
Cất cuốn sổ đi, đứa bé giơ tay làm động tác thủ ngữ với Trần Dật.
Trần Dật nhìn, hiểu ý "cảm ơn" của đứa bé.
Vừa về tới phòng đợi, Tiết Sơn liền hỏi cô: "Sao em đi lâu vậy?".
Trần Dật ngồi xuống, tựa đầu vai anh, đáp: "Em đứng bên ngoài một lát, gặp một đứa bé ăn xin nên hơi mất thời gian".
"Đứa bé ăn xin?".
"Vâng, một đứa trẻ khuyết tật".
Nói thêm mấy câu, Tiết Sơn đột nhiên hỏi: "Bụng em không thoải mái à?".
Từ lúc Trần Dật trở về, Tiết Sơn thấy cô thi thoảng đưa tay xoa bụng.
Trần Dật "vâng" một tiếng: "Có lẽ kỳ kinh tới chậm nên không được thoải mái".
"Xoa như vậy sẽ dễ chịu hơn sao?".
"Vâng, đỡ hơn chút xíu".
Im lặng một lát, Trần Dật bỗng cảm nhận được lòng bàn tay ấm áp của anh phủ lên, gạt tay cô ra, xoa nhè nhẹ.
Cô bật cười, Tiết Sơn thấy vậy hỏi: "Em cười gì thế?".
"Mọi người lạ thật đấy".
"Sao lại lạ?". Anh ngơ ngác hỏi tiếp.
"Người ta bảo đến kỳ kinh thì phải uống nước ấm".
Mất mấy giây mới tiêu hóa hết lời của cô, Tiết Sơn thắc mắc: "Uống nước ấm hiệu quả hơn à?".
Trần Dật không nhịn được, phì cười.
Tiết Sơn càng không hiểu ra làm sao, hỏi mà cô không đáp, đã thế còn không ngừng khúc khích.
Anh ngắm nhìn cô, nghe tiếng cười giòn tan của cô, khóe môi hơi cong lên. Mọi lo lắng bất an dường như cũng tan biến.
Ba rưỡi chiều, hai người lên tàu.
Chuyến tàu ngày, khách khá đông, mua vé xong, do không còn nhiều ghế nên cả hai tìm đại một chỗ trống ngồi xuống.
Tàu đi trong hai tiếng, được nửa thời gian, bỗng trong toa xuất hiện hai nhân viên bảo vệ.
Họ quét mắt quan sát đám hành khách trong toa rồi đứng lại trước mắt Trần Dật và Tiết Sơn.
Đánh giá hai người một lát, nam nhân viên bảo vệ vóc dáng cao lớn chỉ vào chiếc túi vải bố màu trắng trong lòng Tiết Sơn, nói: "Đề nghị anh mở túi để chúng tôi kiểm tra".
Trần Dật đang tựa vai Tiết Sơn nghỉ ngơi, nghe vậy chậm rãi ngẩng đầu lên, dáng vẻ ngạc nhiên, Tiết Sơn cũng thế.
"Đồng chí cảnh sát à, chúng tôi không mang hàng cấm...".
Tiết Sơn chưa nói hết câu đã bị gã cao lớn cắt ngang: "Tôi không nghe anh nói, mở túi ra, phối hợp kiểm tra, nhanh lên".
Động tĩnh bên này đã lôi kéo đám đông vây xem, không ít hành khách nhao nhao đứng lên, nghển cổ nhìn sang.
Ngồi đối diện họ là một bà cụ, thấy thế bà cụ lên tiếng khuyên bảo: "Cháu trai, cháu để đồng chí này kiểm tra đi, chắc không có chuyện gì đâu".
Tên bảo vệ dáng dấp thấp lùn, mỉm cười đỡ lời: "Đúng đấy, không có chuyện gì đâu, anh phối hợp mở túi ra, chúng tôi kiểm tra một chút thôi".
Tuy không hiểu vì sao cả toa tàu đầy người như thế này, hai gã kia lại chỉ yêu cầu kiểm tra mỗi họ. Nhưng nghĩ mình không làm gì khuất tất, Trần Dật liền kéo khóa túi, ngước lên nói với hai gã nhân viên bảo vệ: "Mời kiểm tra".
Mọi người chăm chú nhìn vào trong túi, hai gã nhân viên cẩn thận kiểm tra từng thứ một. Dường như không phát hiện thấy hàng cấm, hai gã đành trả lại túi.
Tên lùn nghi hoặc, thấp giọng hỏi gã cao kều: "Nhầm à?".
Gã cao kều không đáp, nheo mắt dò xét đôi nam nữ trước mặt.
Một lúc sau, gã bảo hai người: "Đề nghị anh chị đứng lên cho chúng tôi kiểm tra".
Không đợi đối phương phản đối, gã ra lệnh cho tên lùn: "Gọi nhân viên nữ đến đây".
Tiết Sơn đứng lên trước, gã cao kều kiểm tra một lượt, lột từng túi quần túi áo nhưng không phát hiện được gì.
Trong lúc nữ nhân viên phục vụ đi đến, Trần Dật vô tình chạm tay vào túi áo khoác, vẻ mặt sửng sốt.
"Làm gì thế? Không được cử động, trong túi có gì lấy ra hết đây". Hành động mờ ám của cô không tránh khỏi con mắt của gã cao kều.
Tiết Sơn quay sang hỏi: "Sao vậy em?".
"Trong túi có gì, tốt nhất cô lấy ra đây, đừng để nữ nhân viên của chúng tôi tìm thấy, không là mọi chuyện sẽ khác đi đấy". Gã cao kều lên giọng cảnh cáo.
Cô đưa tay vào trong túi áo phải, sờ thấy một vật lạ. Trần Dật đột nhiên hiểu vấn đề, vì sao mà hai gã nhân viên bảo vệ kia để mắt không chịu buông.
Sau khi chiếc xe dừng hẳn, tài xế quay kính xuống, thò đầu ra chửi: "Tiên sư mày, chạy xe không nhìn đường à?".
Chiếc xe điện không giảm tốc độ, nghênh ngang đi tiếp. Nghe thấy tiếng chửi, liền quay đầu đáp trả bằng một câu thô tục rồi nhanh chóng mất dạng.
Trong xe, đôi vợ chồng trung niên đỡ nhau ngồi dậy, bác gái không ngừng vỗ ngực hốt hoảng.
"Sợ quá...". Bà vừa nói vừa quay đầu nhìn hai người ngồi hàng ghế sau: "Tiểu Trần, các cháu không sao chứ?".
Trần Dật đã ngồi ngay ngắn trở lại, trả lời: "Cháu không sao ạ".
Nói xong, cô nhìn về phía Tiết Sơn, kiểm tra tình trạng của anh. Cô vừa đổ toàn bộ cơ thể lên người anh, sức nặng không hề nhỏ.
Đón nhận ánh mắt lo lắng của cô, Tiết Sơn khẽ lắc đầu: "Anh không sao".
Chiếc xe tiếp tục lên đường.
Đường xá khu vực này tương đối rộng rãi, hai năm qua xây dựng thêm không ít đường liên thôn, đủ để bốn làn xe đi song song. Tuy nhiên, xe cộ lưu thông trên đường khá ít thành ra trông rất vắng vẻ.
Phía trước là con sông lớn vắt ngang, rộng chừng 20 mét. Trên sông bắc một cây cầu đá xanh. Dưới cầu, sóng vàng dập dềnh vỗ bờ.
Đôi vợ chồng trung niên nhìn trụ cầu hình sư tử, nhớ lần đầu tiên họ tới đây bảy tám năm trước. Con sông này khi ấy chỉ có cầu treo bằng sắt, lắc lư chao đảo, rất đáng sợ.
Trò chuyện một lúc, bác gái bỗng quay lại hỏi Trần Dật: "Tiểu Trần, cháu có biết cây cầu kia thay khi nào không?".
Trần Dật thoáng ngạc nhiên, lắc đầu mỉm cười: "Cháu không rõ ạ".
"Ừ nhỉ". Bác gái thuận miệng hỏi: "Có phải lâu rồi cháu chưa quay về đây không?".
Bí thư thôn từng kể sơ qua hoàn cảnh của Trần Dật cho vợ chồng họ nghe. Ông bảo bố mẹ cô sau khi qua đời đã gửi cô cho người thân ở nơi khác.
Không thấy Trần Dật trả lời, bác gái làm như đã hiểu: "Cũng đúng, bọn trẻ các cháu bây giờ, còn mấy ai thích về nông thôn sống nữa. Thế giới bên ngoài dù rộng lớn đến đâu, so với nông thôn vẫn an nhàn hơn nhiều".
Trần Dật cười, không nói gì.
Bác gái thì như được mở lời.
"A đúng rồi Tiểu Trần, nghe bí thư Tống nói cháu là bác sĩ. Cháu làm ở bệnh viện nào vậy?".
"Cháu làm ở trung tâm sức khỏe cộng đồng của thôn ạ". Trần Dật đáp.
Bác gái sửng sốt: "Ồ, vậy cũng tốt, làm việc ở trung tâm sức khỏe cộng đồng không quá bận rộn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi".
"Vâng". Trần Dật hờ hững lên tiếng.
Phát giác thái độ không mặn không nhạt của Trần Dật, bác gái không bắt chuyện nữa, quay lên tiếp tục ôn chuyện cũ với bác trai.
Trong không gian ánh sáng mập mờ, Trần Dật quay đầu nhìn Tiết Sơn, thấy lông mày anh đã giãn ra chút ít, nhưng ánh mắt vẫn chăm chú rơi trên người tài xế kia.
Cô vươn tay nắm chặt đầu gối anh, véo nhẹ một cái: "Anh ta có vấn đề gì à?".
Câu hỏi không rõ ràng nhưng Tiết Sơn biết cô đã phát hiện ra.
Im lặng một lúc, anh chậm rãi lắc đầu: "Là anh suy nghĩ nhiều".
Trước khi lên xe, Tiết Sơn không quá để tâm. Ngồi một lát anh mới vô tình phát hiện, tay trái của tài xế, không có ngón chỏ.
Chuyện cũ bỗng chốc trào ra, anh vô thức nhớ tới tên tài xế gây tai nạn cho chiếc xe của Cát Gia.
Lúc ấy, anh mơ hồ trông thấy động tác của hắn đối với mình, ý tứ rất rõ ràng, muốn lấy cái mạng nhỏ của anh. Người muốn lấy mạng của anh, vừa khéo bị mất một ngón chỏ.
Sơn Ưng.
Mấy ngày sau, cuộc sống của anh vẫn phẳng lặng, không sóng gió. Ngược lại, ký túc xá của Trần Dật có dấu hiệu bị nạy cửa.
Lo lắng sẽ loạn. Trong lúc hoang mang, anh bảo Trần Dật ra ngoài ở, không muốn cô gặp nguy hiểm.
Sau khi đưa Trần Dật ra ngoài sống, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra êm đềm, yên bình tới mức anh bắt đầu nghi ngờ mình đa nghi Tào Tháo, trông gà hóa cuốc, cho rằng "Sơn Ưng" lại xuất hiện.
Nhưng anh bỗng có chút cảm ơn chiếc xe điện kia. Nếu không có nó, "Sơn Ưng" đã không chửi ầm lên, anh sẽ không thấy rõ bộ dạng thật của anh ta, phát hiện anh ta không phải là người mình đã nghĩ.
Bình tĩnh trở lại, anh tự nhủ thầm, mọi việc chẳng qua là trùng hợp mà thôi.
Nhưng chính sự trùng hợp liên tiếp như thế này, lại khiến anh cảm thấy có một nỗi sợ hãi khó tả.
Nỗi sợ hãi ấy giống như đang bị ai đó đùa bỡn.
Nghe câu trả lời của Tiết Sơn, Trần Dật thở phào, nhẹ nhàng nắm tay anh, đưa mắt ra ngoài cửa sổ.
Hai bên đường là hàng cây cao lớn thẳng tắp, tán lá xanh thưa thớt trải dài dưới ánh mặt trời, mang tới cảm giác mát mẻ đầy sức sống đầu thu.
Đến thị trấn một cách suôn sẻ, hai người xuống xe nói lời cảm ơn.
Họ ăn một bữa cơm trưa đơn giản, bắt xe buýt tới nhà ga, tiếp tục đáp chuyến tàu chậm về nhà.
Còn hơn một tiếng nữa mới đến giờ xuất phát, hai người ngồi đợi trong phòng chờ.
Trong không khí tràn ngập mùi thức ăn nhanh, cộng thêm không khí trong phòng đợi không được lưu thông, Trần Dật cảm thấy khó chịu, muốn ra ngoài hít thở.
Thấy Tiết Sơn định đứng dậy theo, Trần Dật vội nhấn vai anh xuống: "Em đi không xa, vào nhà vệ sinh một lát, tiện thể ra ngoài hít thở không khí, sẽ về ngay thôi".
Nhà ga nhỏ nên hiếm nhà vệ sinh, chỉ vẻn vẹn có một cái dựng ngay bên ngoài phòng đợi. Lúc vừa vào Trần Dật đã thấy ấn tượng.
Tiết Sơn không yên tâm, bảo: "Để anh đi với em".
Trần Dật bật cười: "Anh coi em là trẻ con đấy à?".
Cô tiếp tục trêu anh: "Hay anh thích làm đuôi của em?".
Nhìn anh muốn nói lại thôi, Trần Dật làm bộ khí phách, vỗ vai Tiết Sơn: "Đồng chí Tiết Sơn này, đồng chí ngoan ngoãn ngồi đây đợi tôi về nhé".
Nói xong, cô xoay người rời đi, chân bước vội vã, không cho anh cơ hội đuổi kịp.
Đi tới cửa, Trần Dật quay đầu lại, bắt gặp ánh mắt của anh liền nhoẻn cười.
Nhà vệ sinh ở đây vô cùng bẩn thỉu. Bịt mũi ra khỏi nhà vệ sinh nữ, Trần Dật đi tiếp hơn 10 mét, đứng dưới một gốc cây đại thụ, hít sâu vài hơi bầu không khí trong lành.Nắng chiều thu ấm áp, xuyên qua tán lá, rắc ánh sáng vụn lên người cô.
Giao thông hỗn loạn nơi thành thị, cảnh tượng người người chen lấn trong các bến tàu điện ngầm giờ cao điểm dần dần biến mất trong trí nhớ của cô.
Hiện tại, thế giới của cô chỉ có non xanh nước biếc, núi cao mây trắng nơi trấn nhỏ.
Đứng đó một lúc lâu, Trần Dật đi về phía phòng đợi. Chưa đi được hai bước, trước mặt cô bỗng xuất hiện một bé gái.
Đứa bé chừng mười tuổi, tóc tết đuôi sam, vai đeo một chiếc túi đen, mặc bộ đồ thể thao màu xanh trắng, nhìn có vẻ cũ nhưng tương đối sạch sẽ.
Sau khi ngăn cô lại, đứa bé chìa tấm biển màu đỏ, trên có hàng chữ lớn – giúp đỡ người tàn tật, suốt đời bình an về phía Trần Dật.
Phía dưới là các kiểu chữ ký và tên họ cùng số tiền quyên góp khác nhau, từ 01 tệ đến 20 tệ.
Thấy Trần Dật chăm chú quan sát, con bé liền chĩa cuốn sổ ghi tiền, miệng phát ra mấy tiếng ô ô nhắc nhở.
Có thể là do nghề nghiệp, hoặc do có lòng trắc ẩn từ nhỏ, mỗi lần nhìn thấy những bà cụ hay những đứa trẻ ăn xin bên đường, Trần Dật đều ít nhiều cho thêm chút tiền lẻ, mặc dù cô biết, họ có khi chỉ là những kẻ lừa gạt.
Cô mỉm cười với đứa bé, đưa cho nó 10 tệ. Đứa bé mặt không cảm xúc nhận tiền, nhắc cô ghi số tiền vào sổ. Trần Dật xua tay ý bảo không cần.
Cất cuốn sổ đi, đứa bé giơ tay làm động tác thủ ngữ với Trần Dật.
Trần Dật nhìn, hiểu ý "cảm ơn" của đứa bé.
Vừa về tới phòng đợi, Tiết Sơn liền hỏi cô: "Sao em đi lâu vậy?".
Trần Dật ngồi xuống, tựa đầu vai anh, đáp: "Em đứng bên ngoài một lát, gặp một đứa bé ăn xin nên hơi mất thời gian".
"Đứa bé ăn xin?".
"Vâng, một đứa trẻ khuyết tật".
Nói thêm mấy câu, Tiết Sơn đột nhiên hỏi: "Bụng em không thoải mái à?".
Từ lúc Trần Dật trở về, Tiết Sơn thấy cô thi thoảng đưa tay xoa bụng.
Trần Dật "vâng" một tiếng: "Có lẽ kỳ kinh tới chậm nên không được thoải mái".
"Xoa như vậy sẽ dễ chịu hơn sao?".
"Vâng, đỡ hơn chút xíu".
Im lặng một lát, Trần Dật bỗng cảm nhận được lòng bàn tay ấm áp của anh phủ lên, gạt tay cô ra, xoa nhè nhẹ.
Cô bật cười, Tiết Sơn thấy vậy hỏi: "Em cười gì thế?".
"Mọi người lạ thật đấy".
"Sao lại lạ?". Anh ngơ ngác hỏi tiếp.
"Người ta bảo đến kỳ kinh thì phải uống nước ấm".
Mất mấy giây mới tiêu hóa hết lời của cô, Tiết Sơn thắc mắc: "Uống nước ấm hiệu quả hơn à?".
Trần Dật không nhịn được, phì cười.
Tiết Sơn càng không hiểu ra làm sao, hỏi mà cô không đáp, đã thế còn không ngừng khúc khích.
Anh ngắm nhìn cô, nghe tiếng cười giòn tan của cô, khóe môi hơi cong lên. Mọi lo lắng bất an dường như cũng tan biến.
Ba rưỡi chiều, hai người lên tàu.
Chuyến tàu ngày, khách khá đông, mua vé xong, do không còn nhiều ghế nên cả hai tìm đại một chỗ trống ngồi xuống.
Tàu đi trong hai tiếng, được nửa thời gian, bỗng trong toa xuất hiện hai nhân viên bảo vệ.
Họ quét mắt quan sát đám hành khách trong toa rồi đứng lại trước mắt Trần Dật và Tiết Sơn.
Đánh giá hai người một lát, nam nhân viên bảo vệ vóc dáng cao lớn chỉ vào chiếc túi vải bố màu trắng trong lòng Tiết Sơn, nói: "Đề nghị anh mở túi để chúng tôi kiểm tra".
Trần Dật đang tựa vai Tiết Sơn nghỉ ngơi, nghe vậy chậm rãi ngẩng đầu lên, dáng vẻ ngạc nhiên, Tiết Sơn cũng thế.
"Đồng chí cảnh sát à, chúng tôi không mang hàng cấm...".
Tiết Sơn chưa nói hết câu đã bị gã cao lớn cắt ngang: "Tôi không nghe anh nói, mở túi ra, phối hợp kiểm tra, nhanh lên".
Động tĩnh bên này đã lôi kéo đám đông vây xem, không ít hành khách nhao nhao đứng lên, nghển cổ nhìn sang.
Ngồi đối diện họ là một bà cụ, thấy thế bà cụ lên tiếng khuyên bảo: "Cháu trai, cháu để đồng chí này kiểm tra đi, chắc không có chuyện gì đâu".
Tên bảo vệ dáng dấp thấp lùn, mỉm cười đỡ lời: "Đúng đấy, không có chuyện gì đâu, anh phối hợp mở túi ra, chúng tôi kiểm tra một chút thôi".
Tuy không hiểu vì sao cả toa tàu đầy người như thế này, hai gã kia lại chỉ yêu cầu kiểm tra mỗi họ. Nhưng nghĩ mình không làm gì khuất tất, Trần Dật liền kéo khóa túi, ngước lên nói với hai gã nhân viên bảo vệ: "Mời kiểm tra".
Mọi người chăm chú nhìn vào trong túi, hai gã nhân viên cẩn thận kiểm tra từng thứ một. Dường như không phát hiện thấy hàng cấm, hai gã đành trả lại túi.
Tên lùn nghi hoặc, thấp giọng hỏi gã cao kều: "Nhầm à?".
Gã cao kều không đáp, nheo mắt dò xét đôi nam nữ trước mặt.
Một lúc sau, gã bảo hai người: "Đề nghị anh chị đứng lên cho chúng tôi kiểm tra".
Không đợi đối phương phản đối, gã ra lệnh cho tên lùn: "Gọi nhân viên nữ đến đây".
Tiết Sơn đứng lên trước, gã cao kều kiểm tra một lượt, lột từng túi quần túi áo nhưng không phát hiện được gì.
Trong lúc nữ nhân viên phục vụ đi đến, Trần Dật vô tình chạm tay vào túi áo khoác, vẻ mặt sửng sốt.
"Làm gì thế? Không được cử động, trong túi có gì lấy ra hết đây". Hành động mờ ám của cô không tránh khỏi con mắt của gã cao kều.
Tiết Sơn quay sang hỏi: "Sao vậy em?".
"Trong túi có gì, tốt nhất cô lấy ra đây, đừng để nữ nhân viên của chúng tôi tìm thấy, không là mọi chuyện sẽ khác đi đấy". Gã cao kều lên giọng cảnh cáo.
Cô đưa tay vào trong túi áo phải, sờ thấy một vật lạ. Trần Dật đột nhiên hiểu vấn đề, vì sao mà hai gã nhân viên bảo vệ kia để mắt không chịu buông.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.