Chương 232
Mikhail Sholokhov
04/07/2014
Trong những ngày đầu xuân, khi tuyết đã tan và lớp cỏ nằm rạp xuống trong mùa đông khô dần thì trên đồng cỏ bắt đầu có những chỗ bị đốt cháy. Lửa bị gió lùa, chảy cuồn cuộn từng dòng, đốt lem lém những đám cỏ thê mục khô, leo lên những bụi cỏ tác- ta cao, lướt trên những khoảng ngải cứu đen nâu xịt, trườn xuống những chỗ đất thấp… Và sau đó, trên đồng cỏ còn lưu rất lâu mùi đất cháy nứt khét lẹt và đắng hắc. Chỗ nào cỏ non cũng xanh rờn và rất vui mắt. Bên trên, vô số những con sơn ca bay chập chờn trên bầu trời xanh ngắt.
Ngỗng trời di cư bay về kiếm ăn trong lớp cỏ. Gà nước sà xuống làm tổ để qua mùa hạ. Nhưng ở các nơi lửa lan qua, đất bị cháy thui không còn sức sống đen lại như một điềm chẳng lành. Chim chóc không đến đấy làm tổ, thú rừng lảng tránh ra nơi khác, chỉ có làn gió nhanh như có cánh hoành hành bên trên, lùa than xám và bụi hắc đi rất xa.
Cuộc đời Grigori cũng đã đen lại, hệt như một khoảng đồng cỏ bị lửa đốt trụi. Chàng đã mất hết mọi thứ gì mà trong thâm tâm chàng coi là quí nhất. Cái chết tàn khốc đã lấy đi tất cả của chàng, đã phá hoại tất cả. Chỉ còn lại hai đứa con. Nhưng bản thân chàng vẫn cố sống cố chết bám lấy mảnh đất, tựa như cuộc đời đã đổ vỡ tan tành của chàng đích thật vẫn còn có một giá trị gì đó đối với chàng và đối với người khác…
Sau khi chôn cất Acxinhia, chàng đi lang thang không mục đích ba ngày liền trên đồng cỏ, nhưng không về nhà mà cũng không lên Vosenskaia đầu thú. Đến ngày thứ tư, chàng bỏ hai con ngựa tại một thôn thuộc trấn Ust- Khopeskaia rồi vượt qua sông Đông, đi bộ đến rừng sồi Slasevskaia. Hồi tháng Tư bầy thổ phỉ của Fomin đã bị đánh tan lần đầu tiên ở cửa khu rừng nầy. Ngay từ hồi ấy, hồi tháng Tư, chàng đã nghe nói rằng có những tên đào ngũ đến ở hẳn trong rừng sồi. Vì không muốn quay về với Fomin, Grigori đã lần đến chỗ bọn đào ngũ.
Chàng lang thang vài ngày trong khu rừng bát ngát. Tuy đói khổ đói sở nhưng chàng không quyết định đến một nơi nào có người ở.
Cùng với cái chết của Acxinhia, chàng đã mất cả lý trí lẫn lòng dũng cảm xưa kia. Một cành cây gãy, một tiếng xào xạc trong rừng rậm, tiếng kêu của một con chim đêm, cái gì cũng làm chàng sợ hãi, luống cuống. Grigori phải ăn những quả dâu xanh, những thứ nấm nhỏ gì đó, ăn cả lá phi tử, người gầy rộc. Đến cuối ngày thứ năm có những tên đào ngũ bắt gặp chàng trong rừng, đưa chàng về hầm của chúng.
Chúng có bảy tên. Cả bọn đều là dân những thôn chung quanh đấy Chúng đã đến ở trong rừng từ mùa thu năm ngoái, khi bắt đầu có lệnh động viên. Chúng sống một cách cần kiệm tháo vát trong, một cái hầm rất rộng và gần như không thiếu thốn gì cả. Đêm đêm chúng thường trở về thăm gia đình và khi quay về hầm, chúng mang theo bánh mì, bánh khô, lúa mạch, bột mì, khoai tây, còn thịt để nấu súp thì chúng có thể kiếm rất dễ dàng trong những thôn khác, bằng cách thỉnh thoảng lại đánh cắp một con gia súc.
Một tên đào ngũ trước kia đi lính ở trung đoàn Cô- dắc số Mười hai nhận ra Grigori, vì thế cả bọn đã nhận cho Grigori ở lại, không có tranh cãi gì đặc biệt.
Ngày tháng nặng nề trôi qua, Grigori không còn nhớ được hôm nào là ngày nào nữa. Chàng sống lần hồi trong rừng đến tháng Mười, nhưng từ đó bắt đầu có những trận mưa thu rồi trời trở rét. Lòng nhớ con, nhớ nơi thôn xóm thân yêu bất thần thức tỉnh trong lòng chàng với một sức mạnh bất ngờ…
Để có việc gì đó giết thì giờ, chàng thường ngồi suốt ngày trên chiếc giường ván, lấy gỗ gọt những chiếc muỗng, khoét những cái bát hoặc làm những hình người, hình súc vật bằng đá mềm. Chàng cố hết sức không nghĩ ngợi gì cả, không để cho chất độc của sự thương nhớ thấm vào trong lòng mình. Ban ngày thì chàng còn có thể làm như thế, nhưng trong những đêm đông dài đằng đẵng, chàng lại bị nỗi buồn nhớ và các hồi ức hoàn toàn làm chủ. Chàng thường trằn trọc rất lâu trên giường, không sao ngủ được. Ban ngày tốp người ở trong hầm không ai nghe thấy chàng hé răng nửa lời than vãn, nhưng đêm đêm chàng thường thức giấc, run run đưa tay sờ lên mặt thì thấy hai bên má cũng như bộ râu xồm xoàm để nửa năm không cạo đều đầm đìa nước mắt.
Chàng thường nằm mơ thấy hai con, Acxinhia, mẹ cùng tất cả những người thân thuộc ngày nay không còn sống nữa. Toàn bộ sự sống của Grigori đều dồn cả về quá khứ, nhưng cái quá khứ ấy có vẻ như một giấc mơ ngắn ngủi mà nặng nề. "Thể nào cũng phải trở về thôn xóm thân yêu một lần nữa, thăm lại đứa nhỏ rồi chết cũng được, - Chàng thường có ý nghĩ như thế.
Đến đầu mùa xuân, một hôm bỗng nhiên thấy Trumakov mò đến.
Hắn ướt đầm đìa đến ngang thắt lưng, nhưng nom vẫn tràn trề sức sống và hăng hái hoạt bát như xưa. Hắn hong khô quần áo bên cạnh cái bếp lò, sưởi cho ấm người rồi ghé ngồi lên cái giường ván của Grigori.
- Cậu Melekhov ạ, sau hồi cậu bỏ đi, không ở với bọn mình nữa ấy, bọn mình đã qua rất nhiều nơi! Tới cả vùng Astrakhan lẫn vùng đồng cỏ Kalmys… Bọn mình đã nghênh ngáo đi khắp gầm trời! Còn cái chuyện đã làm đổ máu bao nhiêu người thì không tài nào tính được. Bọn chúng nó bắt vợ của Yakov Efilmovich làm con tin, tịch thu hết tài sản, vì thế ông ấy tức điên lên, ra lệnh chém tất cả những thằng nào làm việc cho Chính quyền Xô viết. Thế là bọn mình bắt đầu chém tuốt tuồn tuột: cả những thằng giáo viên lẫn đủ mọi hạng y sĩ, kỹ sư nông học… Chẳng có đứa quỉ quái nào không bị chém! Nhưng bây giờ bọn mình không còn nữa rồi, hoàn toàn không còn nữa rồi. - Hắn thở dài nói và vẫn còn co ro vì rét. - Lần đầu chúng bị đánh tan nát ở gần Chisanskaia và trước đây một tuần ở gần Xolomnyi. Nhân lúc đêm tối chúng nó bao vây bọn mình từ ba phía, chỉ để một lối lên gò, nhưng phía đó toàn là tuyết, ngựa đị sụt đến bụng… Đến lúc trời rạng chúng nó nổ súng máy bắn chết sạch. Chỉ sống sót có hai mống là mình và thằng bé, con của Fomin. Cả Yakov Efilmovich cũng chết trận… Chết ngay trước mắt mình. Viên đạn thứ nhất bắn vào chân ông ấy, phá vỡ xương bánh chè, viên đạn thứ hai trúng đầu nhưng chỉ sượt qua thôi. Ông ấy ngã ngựa đến ba lần. Chúng mình đứng lại, xốc dậy, đỡ lên yên nhưng ông ấy chỉ cho ngựa chạy thêm được vài bước là lại ngã. Một viên thứ ba lại tìm thấy ông ấy, trúng sườn… Đến lúc ấy chúng mình đành phải bỏ ông ấy lại. Mình phóng ngựa đi chừng trăm bước, quay đầu nhìn lại thì thấy ông ấy đã nằm gục xuống rồi mà còn bị hai thằng cưỡi ngựa vung gươm xả thêm…
- Còn sao nữa, câu chuyện đúng là phải đi đến kết cục như thế. - Grigori nói thản nhiên.
Trumakov ngủ lại một đêm trong hầm. Sáng hôm sau hắn từ biệt ra đi.
- Cậu đi đâu bây giờ? - Grigori hỏi.
Trumakov mỉm cười trả lời:
- Đi kiếm một cuộc sống đỡ nhọc nhằn. Hay là cậu cùng đi với mình nhé!
- Không, cậu đi một mình đi.
- Phải, mình với cậu không thể cùng sống với nhau được… Cậu Melekhov ạ, cái nghề thủ công gọt muỗng khoét bát của cậu không hợp với mình đâu. - Trumakov nói giọng châm biếm rồi bỏ mũ chào - Lạy Chúa tôi, xin cám ơn các ông cướp hiền lành đã cho ăn cho ngủ. Cầu Chúa ban cho các cậu một cuộc sống vui nhộn, nếu không ở chỗ các cậu đây buồn chết được. Các cậu sống lẩn lút trong rừng, cầu nguyện cái bánh xe gãy, chẳng nhẽ như thế cũng là sống hay sao?
Sau khi hắn đi rồi, Grigori còn ở lại thêm trong rừng sồi một tuần nữa, rồi chàng sửa soạn lên đường.
- Về nhà à? - Một tên đào ngũ hỏi chàng?
Lần đầu tiên từ khi đến ở trong rừng, Grigori hơi nhếch mép cười:
- Về nhà.
Có lẽ cứ nán lại đến mùa xuân đã. Đến mồng một tháng Năm họ ban lệnh ân xá cho chúng mình, lúc ấy hãy phân tán.
- Không, mình không chờ được. - Grigori nói rồi từ biệt cả bọn.
Sáng hôm sau chàng ra tới sông Đông, chỗ trước mặt thôn Tatarsky. Chàng đứng nhìn rất lâu ngôi nhà thân yêu, mặt tái đi vì xúc động và sung sướng. Rồi chàng gỡ cây súng trường, bỏ túi dết xuống, móc trong đó ra ít kim chỉ, nắm bùi nhùi bằng sợi gai, cái lọ đựng dầu lau rồi không hiểu sao đếm số đạn. Tất cả còn mười hai kẹp đạn và hai mươi sáu viên rời.
Ở đoạn dốc đứng, tuyết đã trôi từ trên bờ xuống, nước sông trong vắt màu xanh lá cây đập bì bõm liếm vào những mép băng đâm ra tua tủa như những mũi kim. Grigori ném xuống nước cây súng trường, khẩu Nagan, sau đó chàng dốc hết những viên đạn xuống và chùi tay rất cẩn thận vào vạt áo ca- pốt.
Chàng qua sông Đông ở phía dưới thôn, trên lớp băng tháng Ba đã bị tiết trời trở ấm làm mỏng yếu rồi bước những bước rất dài về nhà. Ngay từ xa chàng đã trông thấy thằng Misatka đang đứng ở chỗ xuống bến đò. Chàng phải cố hết sức tự chủ mới không chạy xổ tới với nó.
Thằng Misatka đang bẻ những thỏi băng nhỏ bám trên một tảng đá ném đi và chăm chú nhìn theo những thỏi băng xanh xanh lăn xuống dốc.
Grigori bước tới bờ dốc, thở hổn hển gọi con, giọng khản đi:
- Misatka? Con trai yêu của bố?
Thằng Misatka hốt hoảng nhìn chàng rồi lại đưa mắt nhìn xuống. Nó đã nhận ra bố nó trong con người râu ria xồm xoàm nom rất đáng sợ nầy…
Tất cả những lời âu yếm nựng nịu mà đêm đêm chàng thường khẽ lẩm bẩm mỗi khi nhớ tới hai đứa con của chàng ở đấy, trong khu rừng sồi, đến lúc nầy đã trôi hết khỏi trí nhớ của chàng. Chàng quỳ xuống, hôn hai bàn tay hồng hồng, lạnh buốt của con, rồi nghẹn ngào chỉ nói được mấy tiếng:
- Con… con…
Rồi Grigori bế thằng con trai của chàng lên. Hai con mắt ráo hoảnh, sáng rực như điên dại của chàng cứ nhìn chằm chằm vào mặt nó như muốn nuốt lấy. Chàng hỏi:
- Ở nhà như thế nào hả con? Cô và Poliuska có còn sống, còn khoẻ không?
Vẫn không nhìn bố, thằng Misatka khẽ trả lời:
- Cô Dunhiaska vẫn khoẻ, nhưng Poliuska đã chết dạo mùa thu… Vì bệnh yết hầu. Còn chú Miska thì đi bộ đội…
Chà, thế là ước mơ nhỏ nhoi của Grigori trong bao nhiêu đêm không ngủ đã được thực hiện. Chàng đã đứng bên cạnh cổng ngôi nhà thân yêu, thằng con bồng trên tay.
Đây là tất cả những gì trong đời còn lại được cho chàng, nó tạm thời còn gắn bó chàng với mảnh đất, với toàn bộ cái thế giới bao la đang hiện lên rạng rỡ dưới vừng mặt trời lạnh lẽo.
Ngỗng trời di cư bay về kiếm ăn trong lớp cỏ. Gà nước sà xuống làm tổ để qua mùa hạ. Nhưng ở các nơi lửa lan qua, đất bị cháy thui không còn sức sống đen lại như một điềm chẳng lành. Chim chóc không đến đấy làm tổ, thú rừng lảng tránh ra nơi khác, chỉ có làn gió nhanh như có cánh hoành hành bên trên, lùa than xám và bụi hắc đi rất xa.
Cuộc đời Grigori cũng đã đen lại, hệt như một khoảng đồng cỏ bị lửa đốt trụi. Chàng đã mất hết mọi thứ gì mà trong thâm tâm chàng coi là quí nhất. Cái chết tàn khốc đã lấy đi tất cả của chàng, đã phá hoại tất cả. Chỉ còn lại hai đứa con. Nhưng bản thân chàng vẫn cố sống cố chết bám lấy mảnh đất, tựa như cuộc đời đã đổ vỡ tan tành của chàng đích thật vẫn còn có một giá trị gì đó đối với chàng và đối với người khác…
Sau khi chôn cất Acxinhia, chàng đi lang thang không mục đích ba ngày liền trên đồng cỏ, nhưng không về nhà mà cũng không lên Vosenskaia đầu thú. Đến ngày thứ tư, chàng bỏ hai con ngựa tại một thôn thuộc trấn Ust- Khopeskaia rồi vượt qua sông Đông, đi bộ đến rừng sồi Slasevskaia. Hồi tháng Tư bầy thổ phỉ của Fomin đã bị đánh tan lần đầu tiên ở cửa khu rừng nầy. Ngay từ hồi ấy, hồi tháng Tư, chàng đã nghe nói rằng có những tên đào ngũ đến ở hẳn trong rừng sồi. Vì không muốn quay về với Fomin, Grigori đã lần đến chỗ bọn đào ngũ.
Chàng lang thang vài ngày trong khu rừng bát ngát. Tuy đói khổ đói sở nhưng chàng không quyết định đến một nơi nào có người ở.
Cùng với cái chết của Acxinhia, chàng đã mất cả lý trí lẫn lòng dũng cảm xưa kia. Một cành cây gãy, một tiếng xào xạc trong rừng rậm, tiếng kêu của một con chim đêm, cái gì cũng làm chàng sợ hãi, luống cuống. Grigori phải ăn những quả dâu xanh, những thứ nấm nhỏ gì đó, ăn cả lá phi tử, người gầy rộc. Đến cuối ngày thứ năm có những tên đào ngũ bắt gặp chàng trong rừng, đưa chàng về hầm của chúng.
Chúng có bảy tên. Cả bọn đều là dân những thôn chung quanh đấy Chúng đã đến ở trong rừng từ mùa thu năm ngoái, khi bắt đầu có lệnh động viên. Chúng sống một cách cần kiệm tháo vát trong, một cái hầm rất rộng và gần như không thiếu thốn gì cả. Đêm đêm chúng thường trở về thăm gia đình và khi quay về hầm, chúng mang theo bánh mì, bánh khô, lúa mạch, bột mì, khoai tây, còn thịt để nấu súp thì chúng có thể kiếm rất dễ dàng trong những thôn khác, bằng cách thỉnh thoảng lại đánh cắp một con gia súc.
Một tên đào ngũ trước kia đi lính ở trung đoàn Cô- dắc số Mười hai nhận ra Grigori, vì thế cả bọn đã nhận cho Grigori ở lại, không có tranh cãi gì đặc biệt.
Ngày tháng nặng nề trôi qua, Grigori không còn nhớ được hôm nào là ngày nào nữa. Chàng sống lần hồi trong rừng đến tháng Mười, nhưng từ đó bắt đầu có những trận mưa thu rồi trời trở rét. Lòng nhớ con, nhớ nơi thôn xóm thân yêu bất thần thức tỉnh trong lòng chàng với một sức mạnh bất ngờ…
Để có việc gì đó giết thì giờ, chàng thường ngồi suốt ngày trên chiếc giường ván, lấy gỗ gọt những chiếc muỗng, khoét những cái bát hoặc làm những hình người, hình súc vật bằng đá mềm. Chàng cố hết sức không nghĩ ngợi gì cả, không để cho chất độc của sự thương nhớ thấm vào trong lòng mình. Ban ngày thì chàng còn có thể làm như thế, nhưng trong những đêm đông dài đằng đẵng, chàng lại bị nỗi buồn nhớ và các hồi ức hoàn toàn làm chủ. Chàng thường trằn trọc rất lâu trên giường, không sao ngủ được. Ban ngày tốp người ở trong hầm không ai nghe thấy chàng hé răng nửa lời than vãn, nhưng đêm đêm chàng thường thức giấc, run run đưa tay sờ lên mặt thì thấy hai bên má cũng như bộ râu xồm xoàm để nửa năm không cạo đều đầm đìa nước mắt.
Chàng thường nằm mơ thấy hai con, Acxinhia, mẹ cùng tất cả những người thân thuộc ngày nay không còn sống nữa. Toàn bộ sự sống của Grigori đều dồn cả về quá khứ, nhưng cái quá khứ ấy có vẻ như một giấc mơ ngắn ngủi mà nặng nề. "Thể nào cũng phải trở về thôn xóm thân yêu một lần nữa, thăm lại đứa nhỏ rồi chết cũng được, - Chàng thường có ý nghĩ như thế.
Đến đầu mùa xuân, một hôm bỗng nhiên thấy Trumakov mò đến.
Hắn ướt đầm đìa đến ngang thắt lưng, nhưng nom vẫn tràn trề sức sống và hăng hái hoạt bát như xưa. Hắn hong khô quần áo bên cạnh cái bếp lò, sưởi cho ấm người rồi ghé ngồi lên cái giường ván của Grigori.
- Cậu Melekhov ạ, sau hồi cậu bỏ đi, không ở với bọn mình nữa ấy, bọn mình đã qua rất nhiều nơi! Tới cả vùng Astrakhan lẫn vùng đồng cỏ Kalmys… Bọn mình đã nghênh ngáo đi khắp gầm trời! Còn cái chuyện đã làm đổ máu bao nhiêu người thì không tài nào tính được. Bọn chúng nó bắt vợ của Yakov Efilmovich làm con tin, tịch thu hết tài sản, vì thế ông ấy tức điên lên, ra lệnh chém tất cả những thằng nào làm việc cho Chính quyền Xô viết. Thế là bọn mình bắt đầu chém tuốt tuồn tuột: cả những thằng giáo viên lẫn đủ mọi hạng y sĩ, kỹ sư nông học… Chẳng có đứa quỉ quái nào không bị chém! Nhưng bây giờ bọn mình không còn nữa rồi, hoàn toàn không còn nữa rồi. - Hắn thở dài nói và vẫn còn co ro vì rét. - Lần đầu chúng bị đánh tan nát ở gần Chisanskaia và trước đây một tuần ở gần Xolomnyi. Nhân lúc đêm tối chúng nó bao vây bọn mình từ ba phía, chỉ để một lối lên gò, nhưng phía đó toàn là tuyết, ngựa đị sụt đến bụng… Đến lúc trời rạng chúng nó nổ súng máy bắn chết sạch. Chỉ sống sót có hai mống là mình và thằng bé, con của Fomin. Cả Yakov Efilmovich cũng chết trận… Chết ngay trước mắt mình. Viên đạn thứ nhất bắn vào chân ông ấy, phá vỡ xương bánh chè, viên đạn thứ hai trúng đầu nhưng chỉ sượt qua thôi. Ông ấy ngã ngựa đến ba lần. Chúng mình đứng lại, xốc dậy, đỡ lên yên nhưng ông ấy chỉ cho ngựa chạy thêm được vài bước là lại ngã. Một viên thứ ba lại tìm thấy ông ấy, trúng sườn… Đến lúc ấy chúng mình đành phải bỏ ông ấy lại. Mình phóng ngựa đi chừng trăm bước, quay đầu nhìn lại thì thấy ông ấy đã nằm gục xuống rồi mà còn bị hai thằng cưỡi ngựa vung gươm xả thêm…
- Còn sao nữa, câu chuyện đúng là phải đi đến kết cục như thế. - Grigori nói thản nhiên.
Trumakov ngủ lại một đêm trong hầm. Sáng hôm sau hắn từ biệt ra đi.
- Cậu đi đâu bây giờ? - Grigori hỏi.
Trumakov mỉm cười trả lời:
- Đi kiếm một cuộc sống đỡ nhọc nhằn. Hay là cậu cùng đi với mình nhé!
- Không, cậu đi một mình đi.
- Phải, mình với cậu không thể cùng sống với nhau được… Cậu Melekhov ạ, cái nghề thủ công gọt muỗng khoét bát của cậu không hợp với mình đâu. - Trumakov nói giọng châm biếm rồi bỏ mũ chào - Lạy Chúa tôi, xin cám ơn các ông cướp hiền lành đã cho ăn cho ngủ. Cầu Chúa ban cho các cậu một cuộc sống vui nhộn, nếu không ở chỗ các cậu đây buồn chết được. Các cậu sống lẩn lút trong rừng, cầu nguyện cái bánh xe gãy, chẳng nhẽ như thế cũng là sống hay sao?
Sau khi hắn đi rồi, Grigori còn ở lại thêm trong rừng sồi một tuần nữa, rồi chàng sửa soạn lên đường.
- Về nhà à? - Một tên đào ngũ hỏi chàng?
Lần đầu tiên từ khi đến ở trong rừng, Grigori hơi nhếch mép cười:
- Về nhà.
Có lẽ cứ nán lại đến mùa xuân đã. Đến mồng một tháng Năm họ ban lệnh ân xá cho chúng mình, lúc ấy hãy phân tán.
- Không, mình không chờ được. - Grigori nói rồi từ biệt cả bọn.
Sáng hôm sau chàng ra tới sông Đông, chỗ trước mặt thôn Tatarsky. Chàng đứng nhìn rất lâu ngôi nhà thân yêu, mặt tái đi vì xúc động và sung sướng. Rồi chàng gỡ cây súng trường, bỏ túi dết xuống, móc trong đó ra ít kim chỉ, nắm bùi nhùi bằng sợi gai, cái lọ đựng dầu lau rồi không hiểu sao đếm số đạn. Tất cả còn mười hai kẹp đạn và hai mươi sáu viên rời.
Ở đoạn dốc đứng, tuyết đã trôi từ trên bờ xuống, nước sông trong vắt màu xanh lá cây đập bì bõm liếm vào những mép băng đâm ra tua tủa như những mũi kim. Grigori ném xuống nước cây súng trường, khẩu Nagan, sau đó chàng dốc hết những viên đạn xuống và chùi tay rất cẩn thận vào vạt áo ca- pốt.
Chàng qua sông Đông ở phía dưới thôn, trên lớp băng tháng Ba đã bị tiết trời trở ấm làm mỏng yếu rồi bước những bước rất dài về nhà. Ngay từ xa chàng đã trông thấy thằng Misatka đang đứng ở chỗ xuống bến đò. Chàng phải cố hết sức tự chủ mới không chạy xổ tới với nó.
Thằng Misatka đang bẻ những thỏi băng nhỏ bám trên một tảng đá ném đi và chăm chú nhìn theo những thỏi băng xanh xanh lăn xuống dốc.
Grigori bước tới bờ dốc, thở hổn hển gọi con, giọng khản đi:
- Misatka? Con trai yêu của bố?
Thằng Misatka hốt hoảng nhìn chàng rồi lại đưa mắt nhìn xuống. Nó đã nhận ra bố nó trong con người râu ria xồm xoàm nom rất đáng sợ nầy…
Tất cả những lời âu yếm nựng nịu mà đêm đêm chàng thường khẽ lẩm bẩm mỗi khi nhớ tới hai đứa con của chàng ở đấy, trong khu rừng sồi, đến lúc nầy đã trôi hết khỏi trí nhớ của chàng. Chàng quỳ xuống, hôn hai bàn tay hồng hồng, lạnh buốt của con, rồi nghẹn ngào chỉ nói được mấy tiếng:
- Con… con…
Rồi Grigori bế thằng con trai của chàng lên. Hai con mắt ráo hoảnh, sáng rực như điên dại của chàng cứ nhìn chằm chằm vào mặt nó như muốn nuốt lấy. Chàng hỏi:
- Ở nhà như thế nào hả con? Cô và Poliuska có còn sống, còn khoẻ không?
Vẫn không nhìn bố, thằng Misatka khẽ trả lời:
- Cô Dunhiaska vẫn khoẻ, nhưng Poliuska đã chết dạo mùa thu… Vì bệnh yết hầu. Còn chú Miska thì đi bộ đội…
Chà, thế là ước mơ nhỏ nhoi của Grigori trong bao nhiêu đêm không ngủ đã được thực hiện. Chàng đã đứng bên cạnh cổng ngôi nhà thân yêu, thằng con bồng trên tay.
Đây là tất cả những gì trong đời còn lại được cho chàng, nó tạm thời còn gắn bó chàng với mảnh đất, với toàn bộ cái thế giới bao la đang hiện lên rạng rỡ dưới vừng mặt trời lạnh lẽo.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.