Chương 93
Mikhail Sholokhov
04/07/2014
Vài đám mây phớt vàng ưỡn những bộ ngực rất to, lặng lẽ trôi bập bềnh như những con thuyền trên bầu trời thành phố Novocherkask. Trong khoảng trời xanh cao tít bên trên các đám mây đó, ngay bên trên cái mái tròn sáng chói của toà nhà thờ lớn, có đám mây quyển trắng muốt loăn xoăn như lông cừu non treo lơ lửng không động đậy. Cái đuôi dài lê thê của đám mây lượn lờ xuống thấp dần và sáng lên hồng hồng bạc bạc ở một chỗ nào đó phía trên trấn Krivianskaia.
Mặt trời mọc cũng chẳng chói lọi gì lắm, nhưng cửa sổ trên toà lâu đài của lão ataman phản chiếu ánh sáng lại sáng rất gắt. Các mặt dốc trên mái tôn các ngôi nhà sáng loá lên. Trận mưa hôm qua còn lưu vẻ ẩm ướt trên bức tượng đồng thau tạc hình Ermark dâng về phương Bắc chiếc mũ miện Sibiri.
Một trung đội lính Cô- dắc đi chân không đang leo cái dốc Kresensky. Ánh nắng đùa rỡn trên các lưỡi lê lắp trên súng trường.
Tiếng chân bước rành rọt nhưng chỉ đủ nghe thấy của toán lính Cô- dắc hầu như không ảnh hưởng gì tới cảnh tịch mịch nhạy cảm của buổi sáng, trong đó năm thì mười hoạ mới có tiếng bước chân của một người đi bộ hay tiếng lọc xọc của một chiếc xe ngựa chở thuê.
Sáng hôm ấy, Ilia Buntruc đi chuyến xe lửa Moskva về tới Novocherkask. Anh bước trên toa xe xuống sau tất cả mọi người rồi vừa đi vừa xốc lại tà chiếc áo bành tô "đờ- mi- se- zon" (hết mode) đã tàng tàng, và cứ cảm thấy mình mất tự tin, và ngỡ ngàng thế nào ấy trong bộ quần áo thường dân nầy.
Một tên sen đầm và hai cô gái rất trẻ đi đi lại lại trên sân ga. Hai cô ả không hiểu có chuyện gì mà cười như nắc nẻ. Buntruc đi vào thành phố, chiếc vali rẻ tiền đã sờn rách khá nhiều kẹp dưới nách.
Suốt chặng đường về một dãy phố ngoại ô, gần như không thấy một bóng người nào. Buntruc đi chéo ngang thành phố, nửa giờ sau anh dừng chân trước một căn nhà nhỏ gần đổ nát. Lâu lắm không được sửa chữa, căn nhà nhỏ xíu trông thật thảm hại. Thời gian đã đặt bàn tay thô bạo của nó lên căn nhà, và dưới sức nặng của bàn tay ấy, mái nhà đã sụt, các bức tường xiên xẹo, các cửa chớp lung lay xộc xệch, còn cánh cửa sổ thì nghiêng ngả tê liệt. Buntruc mở cửa hàng rào, bồi hồi đưa mắt nhìn chung quanh căn nhà và cái sân chó nằm thòi đuôi, rồi vội vã bước lên thềm.
Gần như một nửa khoảng hành lang chật hẹp đã bị chắn bởi một chiếc rương to lù lù đựng nháo nhào đủ các thứ đồ nát hỏng. Buntruc đi mò trong bóng tối, va đầu gối vào một góc cái rương, nhưng không cảm thấy đau. Anh giật mạnh cánh cửa. Trong căn phòng ngoài rất thấp chẳng thấy có ai. Anh bước vào căn phòng thứ hai cũng thấy vắng tanh, bèn đứng lại ở ngưỡng cửa. Cái mùi đặc biệt trong căn nhà, cái mùi quen thuộc một cách khủng khiếp đó làm Buntruc choáng váng. Buntruc đảo mắt nhìn qua một lượt đồ đạc trong phòng: một dãy những tượng thánh nặng nề bày ở góc đẹp nhất của căn phòng chính, cái giường, cái bàn nhỏ, cái gương cũ quá đầy những vết hoen ố treo bên trên bàn, những bức ảnh, vài chiếc ghế dựa lung lay kiểu Viên, cái máy khâu, chiếc samova dùng quá lâu đã mất hết vẻ hào nhoáng đặt trên khoảng bếp lò xây nhô ra làm giường nằm. Tim Buntruc bất thần đập thình thịch, đau nhói, anh thở khè khè như bị bóp cổ. Anh quay người lại, quẳng chiếc vali xuống sàn, ngó vào bếp. Trong đó cái bếp lò sơn màu xanh lá cây to bè bè vẫn giữ vẻ hồ hởi đón khách như xưa. Một con mèo tam thể già nhìn ra từ sau tấm màn vải hoa xanh da trời. Hai con mắt thông minh gần như mắt người của nó đầy vẻ ngạc nhiên: có lẽ ít khi có khách đến thăm. Bát đĩa chưa rửa còn bề bộn trên bàn. Cạnh đấy, trên chiếc ghế đẩu có một cuộn len với những chiếc kim đan nhấp nhoáng lồng vào bốn góc của cái ống bít tất đang đan dở.
Tám năm qua, ở đây chẳng có chút gì thay đổi, Buntruc có cảm tưởng như vừa mới rời khỏi nơi đây hôm qua. Anh chạy ra thềm. Từ trong cửa nhà kho ở cuối sân bước ra một bà cụ lưng gãy gập xuống vì những năm tháng đã sống cũng như vì những điều cụ đã phải chịu đựng "Mẹ… Chẳng nhẽ? Mẹ mình đây hay sao?". Buntruc chạy bổ tới, môi run run. Anh giật cái mũ dạ trên đầu xuống, vo tròn trong tay.
- Bác cần tìm ai đấy? Bác hỏi ai đấy? - Bà cụ không động đậy, đặt một bàn tay lên hai hàng lông mày bạc phếch, hỏi giọng lo lắng.
- Mẹ! Buntruc buột kêu lên, giọng âm thầm. - Sao thế, mẹ không nhận được con nữa à?
Trong lúc chập chững chạy lại với cụ, vừa bước vừa vấp, Buntruc nhìn thấy mẹ nghe tiếng anh gọi lảo đảo như bị đánh. Có lẽ cụ cũng muốn chạy tới, nhưng còn sức đâu mà chạy, vì thế cứ lập cập đi vài bước một như phải cố chống lại cơn gió ngược. Đến lúc cụ sắp quị xuống, Buntruc mới kịp ôm lấy cụ dể hôn khuôn mặt nhỏ nhoi nhăn nhúm, hai con mắt mờ đi vì hoảng hốt và sung sướng phát điên lên được.
Cụ hấp háy con mắt một cách bất lực:
- Ilia! Thằng Ilia yêu quý của mẹ? Con trai yêu của mẹ! Mẹ đã không nhận ra con ngay… Lạy chúa tôi, mày ở đâu về thế nầy?
Bà cụ vừa thều thào, vừa cố dướn thẳng người trên cặp chân suy nhược.
Hai mẹ con cùng đi vào trong nhà. Và mãi đến giờ, sau những phút bồi hồi xao xuyến, Buntruc mới lại cảm thấy khổ vì cái áo bành tô mặc của người khác; cái áo chật quá cứ bó lấy hai bên nách, làm mọi cử động đều vướng víu. Anh cởi nó ra, khoan khoái cả người rồi ngồi xuống cạnh cái bàn…
- Mẹ thật không ngờ còn thấy mày sống sót trở về! Bao nhiêu năm trời biền biệt. Con yêu con quý của mẹ? Mẹ nhận ra mày thế nào được nữa, con đã lớn lên bao nhiêu, đã già đi như thế?
- Nào, thế mẹ sống như thế nào hả mẹ? - Buntruc mỉm cười hỏi.
Bà cụ vừa kể lể huyên thuyên vừa luống cuống bấn lên làm việc nầy việc nọ: hết thu dọn trên bàn ăn lại cho than vào samova, làm than lẫn với nước mắt bê bết cả trên mặt. Chốc chốc cụ lại đến bên Buntruc vuốt vuốt tay anh, hoặc đứng nép vào vai anh, người run bần bật. Cụ đun nước, tự tay gội đầu cho con và lục trong cái rương to, lấy ra không biết từ xó nào những đồ lót cũ quá đã vàng khè. Cụ cho người khách quý ăn, rồi không rời mắt khỏi con trai, cụ ngồi mãi đến nửa đêm, hỏi hết chuyện nầy đến chuyện khác, thỉnh thoảng lại gật gật đầu đau khổ.
Buntruc nằm vào giường ngủ thì chuông đồng hồ nhà láng giềng đánh hai giờ. Anh vừa nằm xuống là thiếp đi ngay, quên hết cả hoàn cảnh hiện tại: anh cứ tưởng như mình văn còn là thằng bé ngỗ nghịch như quỷ sứ, học sinh trường dạy nghề, vừa chạy chơi một trận thả cửa về đến nhà là lăn ra ngủ như chết và bà mẹ sắp sửa mở cửa bếp hỏi giọng nghiêm khắc: "Ilia, bài ngày mai đã học thuộc chưa hử?" Buntruc đã thiếp đi như thế với một nụ cười sung sướng trên môi.
Từ lúc ấy cho đến khi trời hửng, bà mẹ mấy lán đến bên con, sửa lại chăn, gối, hôn vừng trán rộng có món tóc xoã chéo mầu hạt dẻ nhạt, rồi lại rón rén lui ra ngoài.
Sang đến ngày thứ ba thì Buntruc ra đi. Sáng hôm ấy có một đồng chí mặc áo ca- pôt binh sĩ, đội chiếc mũ cát- két mới tinh màu cứt ngựa, đến tìm anh và rì rầm nói với anh không biết những gì.
Buntruc bấn cả lên, vội vã xếp vali, ném một đôi áo lót mẹ vừa giặt lên trên rồi nhăn mặt như chịu tội, cố lồng chiếc áo bành tô vào.
Anh chào mẹ vài lời qua quít, hứa đi một tháng sẽ về.
- Ilia, con đi đâu thế?
- Con đi Rostov mẹ ạ, đi Rostov. Con sẽ về ngay thôi… Mẹ, mẹ đừng buồn nhé! - Anh cố an ủi bà cụ.
Bà mẹ hấp tấp tháo trên cổ bà cây thánh giá nhỏ đeo tuỳ thân, hôn con trai, hôn cây thánh giá, rồi lồng cây thánh giá vào cổ Buntruc.
Cụ sửa lại cây thánh giá trên cổ áo Buntruc, những ngón tay run bần bật, lạnh như châm kim vào da anh.
- Con đeo lấy nhé, Ilia! Thánh giá của thánh Nicolai Mirlixi đấy. Lạy đức thánh nhân từ cứu nạn, xin người cứu vớt bênh vực nó, chở che bảo vệ nó… Con chỉ có một mình nó thôi… - Bà cụ lẩm bẩm, hai con mắt bừng bừng cứ nhìn chằm chằm vào cây thánh giá.
Rồi cụ ôm chầm lấy con trai. Cụ không ghìm giữ được tình cảm của mình nữa, hai bên mép run run, chảy xệ xuống một cách cay đắng. Như nước mưa xuân, một giọt nước mắt ấm ấm rơi xuống bàn tay lông lá của Buntruc rồi lại giọt nữa. Buntruc gỡ hai bàn tay mẹ trên cổ mình rồi cau mày chạy vùng ra thềm.
° ° °
Trong nhà ga Rostov, người chen chúc như nêm. Dưới sàn, mẩu thuốc lá và vỏ hướng dương ngập đến mắt cá. Trên quảng trường nhà ga, binh lính của đơn vị đóng quân trong thành phố ra bán quần áo nhà binh, thuốc lá, các đồ ăn cắp. Đám người tứ chiếng, đủ các dân tộc, từ từ di động, ồn ào như vỡ chợ. Cảnh tượng nầy rất bình thường đối với các thành phố ven biển miền Nam.
- Thuốc lá Axmolov đây, thuốc lá Axmolov bán lẻ đây! - Một thằng bé bán thuốc lá réo lên.
- Thưa ngài công dân, tôi chỉ xin rẻ thôi? - Một thằng cha người châu Á, dáng điệu khả nghi khẽ nói sát tai Buntruc,… giọng mồi chài, và đưa mắt xuống cái gì phồng phồng dưới tà áo ca- pôt của hắn.
- Hạt hướng dương rang đây, rang nóng ròn đây! Đây có hạt hướng dương bán đây! - Một đám đàn bà con gái rao đủ các giọng ngay ở cửa ga.
Năm sáu anh chàng thuỷ binh hắc hải mồm miệng bô bô, cười khà khà, đi len giữa đám người. Tất cả đều mặc đại lễ phục khuy vàng, dây đeo loằng ngoằng. Những cái ống quần rộng thùng thình lệt sệt trên bùn. Dân chúng khúm núm tránh ra nhường đường cho họ.
Buntruc từ từ đi xuyên qua đám người.
- Vàng ấy à? Không thể nào có chuyện ấy được? Vàng của anh là vàng mạ samova… Cứ làm như thằng nầy không có mắt ấy! - Một tên lính hom hem thuộc đội điện quang 1 nói vẻ nhạo báng.
Gã bán hàng nổi giận vung cái dây vàng to đến mức không thể không làm người ta nghi ngờ, gầm lên trả lời:
- Mắt anh nhìn thế nào hử? Vàng chứ còn gì nữa? Vàng ròng đấy. Nếu anh cần biết thì tôi bảo cho là tước được của thằng thẩm phán toà án hoà giải đấy… Còn anh thì chỉ là của vứt đi, cút mẹ anh đi cho được việc? Anh có muốn tôi thử cho xem không… Còn cái nầy cũng không muốn à?
- Hạm đội sẽ không bỏ đi đâu… cậu nói chuyện bậy bạ gì thế? - Có tiếng người nói ngay bên cạnh.
- Nhưng sao họ lại không bỏ đi?
- Trên các tờ báo ấy…
- Yêu tạ, mang lại đây!
- Chúng tôi đã bầu cho số năm 2. Chẳng còn cách nào khác, nếu không chỉ thiệt…
- Cháo ngô đây! Cháo ngô ngon tuyệt đây! Có ai gọi không nào?
- Tư lệnh đoàn tàu đã hứa rồi. Ông ta bảo rằng ngày mai tàu sẽ chuyển bánh.
Buntruc tìm được căn nhà của đảng uỷ, bèn leo cầu thang lên tới tầng hai. Một người công nhân Xích vệ ngáng đường anh, khẩu súng trường Nhật có lắp lưỡi lê lăm lăm trong tay.
- Đồng chí tìm ai?
- Tôi cần gặp đồng chí Abramxon. Đồng chí ấy có ở đây không?
- Phòng thứ ba bên trái!
Một người có cái đầu đen như con bọ hung, thân hình nhỏ bé nhưng mũi lại rất to, đang phê bình mất mặn mất nhạt người nói chuyện với anh ta, một nhân viên đường sắt đã có tuổi. Anh ta luồn những ngón tay trái vào trong áo vét- tông, còn tay phải thì vung lên rất đều theo nhịp lời nói:
- Không thể nào như thế được! Mà như thế thì không còn là tổ chức? Với những cách tuyên truyền cổ động như thế, các đồng chí sẽ chỉ thu được những kết quả tai hại thôi!
Nhìn vẻ mặt ngượng ngùng và hối lỗi của người nhân viên đường sắt thì có thể đoán được rằng bác còn muốn nói thêm gì nữa, nhưng anh chàng có cái đầu đen như con bọ hung kia đâu có để bác ta mở miệng. Xem ra anh ta đã điên tiết đến cực độ, nên cứ quát lên ầm ầm, không những không nghe mà còn tránh cả con mắt người nói chuyện với mình.
- Phải lập tức đình chỉ công tác Mitrenko? Chúng tôi không thể bình chân như vại, giương mắt nhìn những việc xảy ra ở chỗ các đồng chí được! Verkhosky sẽ phải trả lời trước toà án cách mạng?
- Hắn đã bị bắt chưa? Tống giam rồi à? Tôi sẽ kiên quyết đề nghị đem hắn ra xử bắn! - Anh ta nói nốt một cách gay gắt rồi quay nhìn Buntruc, mặt đỏ bừng bừng. Chưa hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh, anh ta hỏi độp luôn:
- Đồng chí có việc gì hử?
- Đồng chí là Abramxon?
- Phải.
Buntruc đưa cho anh ta giấy chứng minh của mình cùng với bức thư của một trong những đồng chí cao cấp nhất ở Petrograd rồi ghé ngồi xuống cạnh đấy, trên bậu cửa sổ.
Abramxon chăm chú đọc bức thư, cau mày mỉm cười (anh chàng cảm thấy ngượng vì đã quát tháo gay gắt) rồi đề nghị:
- Đồng chí chờ một lát, chúng mình sẽ nói chuyện với nhau ngay.
Abramxon cho người nhân viên đường sắt mồ hôi đổ như tắm ra ngoài, và chính mình cũng đi ra rồi một phút sau dẫn vào một quân nhân cao lớn, mày râu nhẵn nhụi, dọc theo hàm dưới có vết sẹo xanh xanh của một nhát chém, phong độ có vẻ là một sĩ quan chuyên nghiệp.
- Đây là một đồng chí trong Uỷ ban quân sự cách mạng của chúng tôi. Hai đồng chí làm quen với nhau đi. Còn đồng chí… đồng chí thứ lỗi cho, tôi quên mất đồng chí họ gì rồi.
- Buntruc.
- Đồng chí Buntruc… hình như đồng chí chuyên môn về súng máy thì phải?
- Vâng.
- Đúng là điều chúng tôi đang thiếu! - Người quân nhân mỉm cười. Nụ cười làm cho cả cái sẹo của anh ta hồng lên, từ dái tai xuống tới cằm.
- Trong một thời gian hết sức ngắn đồng chí có thể tổ chức cho chúng tôi một đội súng máy trong số các công nhân Xích vệ được không? - Abramxon hỏi.
- Tôi sẽ cố gắng. Nhưng công việc cũng đòi hỏi thời gian đấy.
- Được thế đồng chí cần bao nhiêu thời gian? Một tuần, hai, ba? - Người quân nhân cúi xuống hỏi Buntruc và mỉm một nụ cười cởi mở, vẻ chờ đợi.
- Vài ngày thôi.
- Thế thì tuyệt.
Abramxon lau trán, nói bằng một giọng rõ ràng là bực dọc:
- Các đơn vị trong trại đã mất tinh thần đến cùng cực, chẳng có giá trị thực tế gì cả. Đồng chí Buntruc ạ, ở chỗ chúng tôi cũng như ở tất cả các nơi khác tôi cho rằng chỉ có thể tin tưởng vào công nhân được thôi. Thuỷ binh thì cũng được, còn bọn bộ binh… Vì thế, đồng chí có hiểu không, chúng tôi chỉ muốn có những tay súng máy của mình. - Abramxon khẽ giật giật đầu chòm râu xanh xanh, ân cần hỏi Buntruc. - Về mặt sinh hoạt vật chất thì tình hình của đồng chí như thế nào? Thôi được, chúng mình sẽ sắp xếp chuyện đó. Hôm nay đồng chí đã ăn sáng chưa? Phải, tất nhiên là chưa chứ gì?
"Chà, người anh em; không biết cậu đã phải chịu đói bao nhiêu lần để có thể nhìn thoáng một cái đã phân biệt được kẻ no với người đói, và không biết cậu đã phải nếm mùi bao nhiêu cực khổ, kinh hoàng trước khi trên đầu cậu có cái món tóc trắng như cước thế kia?" - Buntruc đã có những ý nghĩa cảm động, âu yếm như thế trong khi nhìn cái đầu đen như con bọ hung của Abramxon với đám trắng loá mắt của món tóc bạc phơ ở bên phải. Ngay trong khi đi theo người dẫn đường về chỗ ở của Abramxon, Buntruc vẫn còn nghĩ về anh ta:
"Thế mới là một con người, thế mới là một đảng viên Bolsevich. Khi cần thì kiên quyết cứng rắn như thế, song vẫn cứ giữ được cái nhân hậu, cái con người. Đối với một thằng phá hoại Verkhosky nào đó, cậu ấy có thể không nghĩ vơ nghĩ vẩn, ký luôn cái án tử hình, nhưng đồng thời vẫn biết bảo vệ đồng chí mình, chăm nom đồng chí mình".
Buntruc về tới nhà Abramxon ở cuối phố Taranrosky, đem theo cả một ấn tượng ấm áp về cuộc gặp mặt với anh ta. Anh nghỉ ngơi một lát trong căn phòng nhỏ bé, đầy ộn những sách, ăn bữa trưa rồi đưa mảnh giấy giới thiệu của Abramxon cho bà chủ căn hộ và nằm lăn ra giường, thiếp đi thế nào cũng chẳng biết.
--------------------------------
1Đội điện quang là tên gọi những người lính điện tín (lời chú của bản tiếng Nga.2"Số năm" chỉ danh sách những người Bolsevich ứng cử vào Quốc hội lập hiến (lời chú của bản tiếng Nga).
Mặt trời mọc cũng chẳng chói lọi gì lắm, nhưng cửa sổ trên toà lâu đài của lão ataman phản chiếu ánh sáng lại sáng rất gắt. Các mặt dốc trên mái tôn các ngôi nhà sáng loá lên. Trận mưa hôm qua còn lưu vẻ ẩm ướt trên bức tượng đồng thau tạc hình Ermark dâng về phương Bắc chiếc mũ miện Sibiri.
Một trung đội lính Cô- dắc đi chân không đang leo cái dốc Kresensky. Ánh nắng đùa rỡn trên các lưỡi lê lắp trên súng trường.
Tiếng chân bước rành rọt nhưng chỉ đủ nghe thấy của toán lính Cô- dắc hầu như không ảnh hưởng gì tới cảnh tịch mịch nhạy cảm của buổi sáng, trong đó năm thì mười hoạ mới có tiếng bước chân của một người đi bộ hay tiếng lọc xọc của một chiếc xe ngựa chở thuê.
Sáng hôm ấy, Ilia Buntruc đi chuyến xe lửa Moskva về tới Novocherkask. Anh bước trên toa xe xuống sau tất cả mọi người rồi vừa đi vừa xốc lại tà chiếc áo bành tô "đờ- mi- se- zon" (hết mode) đã tàng tàng, và cứ cảm thấy mình mất tự tin, và ngỡ ngàng thế nào ấy trong bộ quần áo thường dân nầy.
Một tên sen đầm và hai cô gái rất trẻ đi đi lại lại trên sân ga. Hai cô ả không hiểu có chuyện gì mà cười như nắc nẻ. Buntruc đi vào thành phố, chiếc vali rẻ tiền đã sờn rách khá nhiều kẹp dưới nách.
Suốt chặng đường về một dãy phố ngoại ô, gần như không thấy một bóng người nào. Buntruc đi chéo ngang thành phố, nửa giờ sau anh dừng chân trước một căn nhà nhỏ gần đổ nát. Lâu lắm không được sửa chữa, căn nhà nhỏ xíu trông thật thảm hại. Thời gian đã đặt bàn tay thô bạo của nó lên căn nhà, và dưới sức nặng của bàn tay ấy, mái nhà đã sụt, các bức tường xiên xẹo, các cửa chớp lung lay xộc xệch, còn cánh cửa sổ thì nghiêng ngả tê liệt. Buntruc mở cửa hàng rào, bồi hồi đưa mắt nhìn chung quanh căn nhà và cái sân chó nằm thòi đuôi, rồi vội vã bước lên thềm.
Gần như một nửa khoảng hành lang chật hẹp đã bị chắn bởi một chiếc rương to lù lù đựng nháo nhào đủ các thứ đồ nát hỏng. Buntruc đi mò trong bóng tối, va đầu gối vào một góc cái rương, nhưng không cảm thấy đau. Anh giật mạnh cánh cửa. Trong căn phòng ngoài rất thấp chẳng thấy có ai. Anh bước vào căn phòng thứ hai cũng thấy vắng tanh, bèn đứng lại ở ngưỡng cửa. Cái mùi đặc biệt trong căn nhà, cái mùi quen thuộc một cách khủng khiếp đó làm Buntruc choáng váng. Buntruc đảo mắt nhìn qua một lượt đồ đạc trong phòng: một dãy những tượng thánh nặng nề bày ở góc đẹp nhất của căn phòng chính, cái giường, cái bàn nhỏ, cái gương cũ quá đầy những vết hoen ố treo bên trên bàn, những bức ảnh, vài chiếc ghế dựa lung lay kiểu Viên, cái máy khâu, chiếc samova dùng quá lâu đã mất hết vẻ hào nhoáng đặt trên khoảng bếp lò xây nhô ra làm giường nằm. Tim Buntruc bất thần đập thình thịch, đau nhói, anh thở khè khè như bị bóp cổ. Anh quay người lại, quẳng chiếc vali xuống sàn, ngó vào bếp. Trong đó cái bếp lò sơn màu xanh lá cây to bè bè vẫn giữ vẻ hồ hởi đón khách như xưa. Một con mèo tam thể già nhìn ra từ sau tấm màn vải hoa xanh da trời. Hai con mắt thông minh gần như mắt người của nó đầy vẻ ngạc nhiên: có lẽ ít khi có khách đến thăm. Bát đĩa chưa rửa còn bề bộn trên bàn. Cạnh đấy, trên chiếc ghế đẩu có một cuộn len với những chiếc kim đan nhấp nhoáng lồng vào bốn góc của cái ống bít tất đang đan dở.
Tám năm qua, ở đây chẳng có chút gì thay đổi, Buntruc có cảm tưởng như vừa mới rời khỏi nơi đây hôm qua. Anh chạy ra thềm. Từ trong cửa nhà kho ở cuối sân bước ra một bà cụ lưng gãy gập xuống vì những năm tháng đã sống cũng như vì những điều cụ đã phải chịu đựng "Mẹ… Chẳng nhẽ? Mẹ mình đây hay sao?". Buntruc chạy bổ tới, môi run run. Anh giật cái mũ dạ trên đầu xuống, vo tròn trong tay.
- Bác cần tìm ai đấy? Bác hỏi ai đấy? - Bà cụ không động đậy, đặt một bàn tay lên hai hàng lông mày bạc phếch, hỏi giọng lo lắng.
- Mẹ! Buntruc buột kêu lên, giọng âm thầm. - Sao thế, mẹ không nhận được con nữa à?
Trong lúc chập chững chạy lại với cụ, vừa bước vừa vấp, Buntruc nhìn thấy mẹ nghe tiếng anh gọi lảo đảo như bị đánh. Có lẽ cụ cũng muốn chạy tới, nhưng còn sức đâu mà chạy, vì thế cứ lập cập đi vài bước một như phải cố chống lại cơn gió ngược. Đến lúc cụ sắp quị xuống, Buntruc mới kịp ôm lấy cụ dể hôn khuôn mặt nhỏ nhoi nhăn nhúm, hai con mắt mờ đi vì hoảng hốt và sung sướng phát điên lên được.
Cụ hấp háy con mắt một cách bất lực:
- Ilia! Thằng Ilia yêu quý của mẹ? Con trai yêu của mẹ! Mẹ đã không nhận ra con ngay… Lạy chúa tôi, mày ở đâu về thế nầy?
Bà cụ vừa thều thào, vừa cố dướn thẳng người trên cặp chân suy nhược.
Hai mẹ con cùng đi vào trong nhà. Và mãi đến giờ, sau những phút bồi hồi xao xuyến, Buntruc mới lại cảm thấy khổ vì cái áo bành tô mặc của người khác; cái áo chật quá cứ bó lấy hai bên nách, làm mọi cử động đều vướng víu. Anh cởi nó ra, khoan khoái cả người rồi ngồi xuống cạnh cái bàn…
- Mẹ thật không ngờ còn thấy mày sống sót trở về! Bao nhiêu năm trời biền biệt. Con yêu con quý của mẹ? Mẹ nhận ra mày thế nào được nữa, con đã lớn lên bao nhiêu, đã già đi như thế?
- Nào, thế mẹ sống như thế nào hả mẹ? - Buntruc mỉm cười hỏi.
Bà cụ vừa kể lể huyên thuyên vừa luống cuống bấn lên làm việc nầy việc nọ: hết thu dọn trên bàn ăn lại cho than vào samova, làm than lẫn với nước mắt bê bết cả trên mặt. Chốc chốc cụ lại đến bên Buntruc vuốt vuốt tay anh, hoặc đứng nép vào vai anh, người run bần bật. Cụ đun nước, tự tay gội đầu cho con và lục trong cái rương to, lấy ra không biết từ xó nào những đồ lót cũ quá đã vàng khè. Cụ cho người khách quý ăn, rồi không rời mắt khỏi con trai, cụ ngồi mãi đến nửa đêm, hỏi hết chuyện nầy đến chuyện khác, thỉnh thoảng lại gật gật đầu đau khổ.
Buntruc nằm vào giường ngủ thì chuông đồng hồ nhà láng giềng đánh hai giờ. Anh vừa nằm xuống là thiếp đi ngay, quên hết cả hoàn cảnh hiện tại: anh cứ tưởng như mình văn còn là thằng bé ngỗ nghịch như quỷ sứ, học sinh trường dạy nghề, vừa chạy chơi một trận thả cửa về đến nhà là lăn ra ngủ như chết và bà mẹ sắp sửa mở cửa bếp hỏi giọng nghiêm khắc: "Ilia, bài ngày mai đã học thuộc chưa hử?" Buntruc đã thiếp đi như thế với một nụ cười sung sướng trên môi.
Từ lúc ấy cho đến khi trời hửng, bà mẹ mấy lán đến bên con, sửa lại chăn, gối, hôn vừng trán rộng có món tóc xoã chéo mầu hạt dẻ nhạt, rồi lại rón rén lui ra ngoài.
Sang đến ngày thứ ba thì Buntruc ra đi. Sáng hôm ấy có một đồng chí mặc áo ca- pôt binh sĩ, đội chiếc mũ cát- két mới tinh màu cứt ngựa, đến tìm anh và rì rầm nói với anh không biết những gì.
Buntruc bấn cả lên, vội vã xếp vali, ném một đôi áo lót mẹ vừa giặt lên trên rồi nhăn mặt như chịu tội, cố lồng chiếc áo bành tô vào.
Anh chào mẹ vài lời qua quít, hứa đi một tháng sẽ về.
- Ilia, con đi đâu thế?
- Con đi Rostov mẹ ạ, đi Rostov. Con sẽ về ngay thôi… Mẹ, mẹ đừng buồn nhé! - Anh cố an ủi bà cụ.
Bà mẹ hấp tấp tháo trên cổ bà cây thánh giá nhỏ đeo tuỳ thân, hôn con trai, hôn cây thánh giá, rồi lồng cây thánh giá vào cổ Buntruc.
Cụ sửa lại cây thánh giá trên cổ áo Buntruc, những ngón tay run bần bật, lạnh như châm kim vào da anh.
- Con đeo lấy nhé, Ilia! Thánh giá của thánh Nicolai Mirlixi đấy. Lạy đức thánh nhân từ cứu nạn, xin người cứu vớt bênh vực nó, chở che bảo vệ nó… Con chỉ có một mình nó thôi… - Bà cụ lẩm bẩm, hai con mắt bừng bừng cứ nhìn chằm chằm vào cây thánh giá.
Rồi cụ ôm chầm lấy con trai. Cụ không ghìm giữ được tình cảm của mình nữa, hai bên mép run run, chảy xệ xuống một cách cay đắng. Như nước mưa xuân, một giọt nước mắt ấm ấm rơi xuống bàn tay lông lá của Buntruc rồi lại giọt nữa. Buntruc gỡ hai bàn tay mẹ trên cổ mình rồi cau mày chạy vùng ra thềm.
° ° °
Trong nhà ga Rostov, người chen chúc như nêm. Dưới sàn, mẩu thuốc lá và vỏ hướng dương ngập đến mắt cá. Trên quảng trường nhà ga, binh lính của đơn vị đóng quân trong thành phố ra bán quần áo nhà binh, thuốc lá, các đồ ăn cắp. Đám người tứ chiếng, đủ các dân tộc, từ từ di động, ồn ào như vỡ chợ. Cảnh tượng nầy rất bình thường đối với các thành phố ven biển miền Nam.
- Thuốc lá Axmolov đây, thuốc lá Axmolov bán lẻ đây! - Một thằng bé bán thuốc lá réo lên.
- Thưa ngài công dân, tôi chỉ xin rẻ thôi? - Một thằng cha người châu Á, dáng điệu khả nghi khẽ nói sát tai Buntruc,… giọng mồi chài, và đưa mắt xuống cái gì phồng phồng dưới tà áo ca- pôt của hắn.
- Hạt hướng dương rang đây, rang nóng ròn đây! Đây có hạt hướng dương bán đây! - Một đám đàn bà con gái rao đủ các giọng ngay ở cửa ga.
Năm sáu anh chàng thuỷ binh hắc hải mồm miệng bô bô, cười khà khà, đi len giữa đám người. Tất cả đều mặc đại lễ phục khuy vàng, dây đeo loằng ngoằng. Những cái ống quần rộng thùng thình lệt sệt trên bùn. Dân chúng khúm núm tránh ra nhường đường cho họ.
Buntruc từ từ đi xuyên qua đám người.
- Vàng ấy à? Không thể nào có chuyện ấy được? Vàng của anh là vàng mạ samova… Cứ làm như thằng nầy không có mắt ấy! - Một tên lính hom hem thuộc đội điện quang 1 nói vẻ nhạo báng.
Gã bán hàng nổi giận vung cái dây vàng to đến mức không thể không làm người ta nghi ngờ, gầm lên trả lời:
- Mắt anh nhìn thế nào hử? Vàng chứ còn gì nữa? Vàng ròng đấy. Nếu anh cần biết thì tôi bảo cho là tước được của thằng thẩm phán toà án hoà giải đấy… Còn anh thì chỉ là của vứt đi, cút mẹ anh đi cho được việc? Anh có muốn tôi thử cho xem không… Còn cái nầy cũng không muốn à?
- Hạm đội sẽ không bỏ đi đâu… cậu nói chuyện bậy bạ gì thế? - Có tiếng người nói ngay bên cạnh.
- Nhưng sao họ lại không bỏ đi?
- Trên các tờ báo ấy…
- Yêu tạ, mang lại đây!
- Chúng tôi đã bầu cho số năm 2. Chẳng còn cách nào khác, nếu không chỉ thiệt…
- Cháo ngô đây! Cháo ngô ngon tuyệt đây! Có ai gọi không nào?
- Tư lệnh đoàn tàu đã hứa rồi. Ông ta bảo rằng ngày mai tàu sẽ chuyển bánh.
Buntruc tìm được căn nhà của đảng uỷ, bèn leo cầu thang lên tới tầng hai. Một người công nhân Xích vệ ngáng đường anh, khẩu súng trường Nhật có lắp lưỡi lê lăm lăm trong tay.
- Đồng chí tìm ai?
- Tôi cần gặp đồng chí Abramxon. Đồng chí ấy có ở đây không?
- Phòng thứ ba bên trái!
Một người có cái đầu đen như con bọ hung, thân hình nhỏ bé nhưng mũi lại rất to, đang phê bình mất mặn mất nhạt người nói chuyện với anh ta, một nhân viên đường sắt đã có tuổi. Anh ta luồn những ngón tay trái vào trong áo vét- tông, còn tay phải thì vung lên rất đều theo nhịp lời nói:
- Không thể nào như thế được! Mà như thế thì không còn là tổ chức? Với những cách tuyên truyền cổ động như thế, các đồng chí sẽ chỉ thu được những kết quả tai hại thôi!
Nhìn vẻ mặt ngượng ngùng và hối lỗi của người nhân viên đường sắt thì có thể đoán được rằng bác còn muốn nói thêm gì nữa, nhưng anh chàng có cái đầu đen như con bọ hung kia đâu có để bác ta mở miệng. Xem ra anh ta đã điên tiết đến cực độ, nên cứ quát lên ầm ầm, không những không nghe mà còn tránh cả con mắt người nói chuyện với mình.
- Phải lập tức đình chỉ công tác Mitrenko? Chúng tôi không thể bình chân như vại, giương mắt nhìn những việc xảy ra ở chỗ các đồng chí được! Verkhosky sẽ phải trả lời trước toà án cách mạng?
- Hắn đã bị bắt chưa? Tống giam rồi à? Tôi sẽ kiên quyết đề nghị đem hắn ra xử bắn! - Anh ta nói nốt một cách gay gắt rồi quay nhìn Buntruc, mặt đỏ bừng bừng. Chưa hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh, anh ta hỏi độp luôn:
- Đồng chí có việc gì hử?
- Đồng chí là Abramxon?
- Phải.
Buntruc đưa cho anh ta giấy chứng minh của mình cùng với bức thư của một trong những đồng chí cao cấp nhất ở Petrograd rồi ghé ngồi xuống cạnh đấy, trên bậu cửa sổ.
Abramxon chăm chú đọc bức thư, cau mày mỉm cười (anh chàng cảm thấy ngượng vì đã quát tháo gay gắt) rồi đề nghị:
- Đồng chí chờ một lát, chúng mình sẽ nói chuyện với nhau ngay.
Abramxon cho người nhân viên đường sắt mồ hôi đổ như tắm ra ngoài, và chính mình cũng đi ra rồi một phút sau dẫn vào một quân nhân cao lớn, mày râu nhẵn nhụi, dọc theo hàm dưới có vết sẹo xanh xanh của một nhát chém, phong độ có vẻ là một sĩ quan chuyên nghiệp.
- Đây là một đồng chí trong Uỷ ban quân sự cách mạng của chúng tôi. Hai đồng chí làm quen với nhau đi. Còn đồng chí… đồng chí thứ lỗi cho, tôi quên mất đồng chí họ gì rồi.
- Buntruc.
- Đồng chí Buntruc… hình như đồng chí chuyên môn về súng máy thì phải?
- Vâng.
- Đúng là điều chúng tôi đang thiếu! - Người quân nhân mỉm cười. Nụ cười làm cho cả cái sẹo của anh ta hồng lên, từ dái tai xuống tới cằm.
- Trong một thời gian hết sức ngắn đồng chí có thể tổ chức cho chúng tôi một đội súng máy trong số các công nhân Xích vệ được không? - Abramxon hỏi.
- Tôi sẽ cố gắng. Nhưng công việc cũng đòi hỏi thời gian đấy.
- Được thế đồng chí cần bao nhiêu thời gian? Một tuần, hai, ba? - Người quân nhân cúi xuống hỏi Buntruc và mỉm một nụ cười cởi mở, vẻ chờ đợi.
- Vài ngày thôi.
- Thế thì tuyệt.
Abramxon lau trán, nói bằng một giọng rõ ràng là bực dọc:
- Các đơn vị trong trại đã mất tinh thần đến cùng cực, chẳng có giá trị thực tế gì cả. Đồng chí Buntruc ạ, ở chỗ chúng tôi cũng như ở tất cả các nơi khác tôi cho rằng chỉ có thể tin tưởng vào công nhân được thôi. Thuỷ binh thì cũng được, còn bọn bộ binh… Vì thế, đồng chí có hiểu không, chúng tôi chỉ muốn có những tay súng máy của mình. - Abramxon khẽ giật giật đầu chòm râu xanh xanh, ân cần hỏi Buntruc. - Về mặt sinh hoạt vật chất thì tình hình của đồng chí như thế nào? Thôi được, chúng mình sẽ sắp xếp chuyện đó. Hôm nay đồng chí đã ăn sáng chưa? Phải, tất nhiên là chưa chứ gì?
"Chà, người anh em; không biết cậu đã phải chịu đói bao nhiêu lần để có thể nhìn thoáng một cái đã phân biệt được kẻ no với người đói, và không biết cậu đã phải nếm mùi bao nhiêu cực khổ, kinh hoàng trước khi trên đầu cậu có cái món tóc trắng như cước thế kia?" - Buntruc đã có những ý nghĩa cảm động, âu yếm như thế trong khi nhìn cái đầu đen như con bọ hung của Abramxon với đám trắng loá mắt của món tóc bạc phơ ở bên phải. Ngay trong khi đi theo người dẫn đường về chỗ ở của Abramxon, Buntruc vẫn còn nghĩ về anh ta:
"Thế mới là một con người, thế mới là một đảng viên Bolsevich. Khi cần thì kiên quyết cứng rắn như thế, song vẫn cứ giữ được cái nhân hậu, cái con người. Đối với một thằng phá hoại Verkhosky nào đó, cậu ấy có thể không nghĩ vơ nghĩ vẩn, ký luôn cái án tử hình, nhưng đồng thời vẫn biết bảo vệ đồng chí mình, chăm nom đồng chí mình".
Buntruc về tới nhà Abramxon ở cuối phố Taranrosky, đem theo cả một ấn tượng ấm áp về cuộc gặp mặt với anh ta. Anh nghỉ ngơi một lát trong căn phòng nhỏ bé, đầy ộn những sách, ăn bữa trưa rồi đưa mảnh giấy giới thiệu của Abramxon cho bà chủ căn hộ và nằm lăn ra giường, thiếp đi thế nào cũng chẳng biết.
--------------------------------
1Đội điện quang là tên gọi những người lính điện tín (lời chú của bản tiếng Nga.2"Số năm" chỉ danh sách những người Bolsevich ứng cử vào Quốc hội lập hiến (lời chú của bản tiếng Nga).
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.