Chương 3: Càn Khôn Nhất Kiếm
Kim Dung
20/12/2013
Thanh Lam giật mình kinh hãi vội thâu thế kiếm lại, đưa mắt nhìn mới hay một cái bóng đen đã bị kiếm thế của mình gạt ra ngoài ba bước.
Hừ! Quả nhiên tên giặc này lại dám táo gan ném ám khi ngầm như thế. Nhưng chàng thấy ám khí của người đó nặng nề như vậy, nên cũng không dám coi thường, chàng chỉ hơi suy nghĩ một chút liền theo chỗ ám khi đang rớt xuống mà phi thân nhảy tới. Càng không hổ thẹn đã được Bát Túy Kiếm Khách rèn luyện cho năm năm, chàng vừa tới nơi đã vội giơ tay trái ra chộp một cái bắt ngay được mũi ám khí nọ chàng rất lấy làm ngạc nhiên không hiểu ám khí đó là môn ám khí gì mà khi bắt vào tay lại nhẹ nhõm đến thế? Chàng vội cúi đầu nhìn liền kinh hãi đến nỗi mắt trợn tròn mồm há hốc.
Thì ra ám khi nằm ở trong tay chàng lại là một cái lá vàng úa chứ không phải là ám khi gì hết. Thấy vậy chàng càng giật mình kinh hãi thêm, vì chàng vẫn thường nghe người ta nói nội công của một người luyện tới mức thực cao siêu thì chỉ thuận tay hái một cánh hoa cũng có thế đã thương được người ở ngoài xa trăm bước, xem như vậy công lực của người ngày cũng không phải tầm thường. Chàng liền nghĩ thầm:
- "Chẳng lẽ người này là con nhỏ mười tám tuổi chưa hết hơi sữa kia chăng?" Chàng nghĩ như vậy, nhưng rất trấn tĩnh ngấm ngầm đề phòng cách chỗ bóng tối ở bốn xung quanh, nhưng chỉ thấy những luồng gió mát thổi tới và thấy người hơi rợn rợn thôi chứ không hề thấy một bóng người nào hết. Chàng ngạc nhiên vô cùng, rõ ràng có người núp ở trong bóng tối dùng lá ném mình, mà sao chỉ trông thấy mắt đã không thấy hình bóng của đối phương đâu hết? Thảo nào Thầy đồ Thư thường nói:
Đạo võ công không bao giờ có ai luyện tới mức vô địch cả, trời cao lại có trời cao hơn, người giỏi lại có người giỏi hơn thực không sai chút nao. Nghĩ tới đó chàng lại nghĩ tiếp:
- "Với chút tài ba hèn mọn của ta thực còn kém người ta xạ.." Trong khi chàng suy nghĩ thì phía Đông Bắc bỗng có một tiếng kêu "soạt" rất khẽ và một cái bóng đen ở sau núi giả phi ra nhảy qua bờ tường nhanh như điện chớp.
Thanh Lam đã trông thấy hình bóng của người nọ rồi khi nào chàng lại chịu để cho đối phương đào tẩu như thế, nên cũng tung mình.
Chàng ngửng đầu lên nhìn, thấy cái bóng đen kia đã nhẩy qua bờ tường, mà chỗ đó cách xa chàng hơn mười trượng, và tiến thẳng về phía núi Thành Hoàng. Còn đường ấy chàng rất quen thuộc, vì mấy năm nay luyện tập khinh công chạy đi chạy lại từ núi giả tới núi Thành Hoàng có tới mấy nghìn lượt rồi. Bây giờ chàng thấy cái bóng đen tiến thẳng về phía núi đó, vội nhảy lên trên bờ tường rồi người nhanh như một mũi tên, phi thẳng về phía ấy đuổi theo luôn.
Thoạt tiên cái bóng đen nọ tưởng không có người theo dõi. Vì thế sau khi nhảy qua thành rào tường rồi, người đó liền đi thủng thẳng chứ không phóng chạy như trước nữa. Chờ tới khi y phát giác Thanh Lam đuổi theo, mới nhảy nhót có mấy cái đã đi ngoài xa mấy trượng.
Rồi y cả kinh kêu "Ủa" một tiếng, lại cắm đầu chạy tiếp.
Lúc này Thanh Lam đã nhận xét thấy khinh công của người đó chả hơn gì mình, chàng liền hăng hái giở khinh công tuyệt mức ra đuổi theo tiếp.
Thế là một trước một sau, hai người chỉ cách nhau có năm sáu trượng thôi. Người đi trước, hình như bị Thanh Lam đuổi đến hoảng sợ cuống quýt, mà sao bỏ đường núi không chạy lại cứ chạy vào nơi có cỏ lau mọc cao và đầy những đá lởm chởm, và thỉnh thoảng còn quay đầu lại ngó nhìn nữa.
Núi Thành Hoàng tuy không cao dốc và lởm chởm cho lắm, nhưng không hiểu tại sao y không chạy theo đường chính mà cứ chạy ngang chạy dọc như thế. Khi y chạy tới chỗ bụi gai rậm và đầy những đá mọc lởm chởm, thì hình như tốc lực của y đã chậm hơn trước nhiều.
Thanh Lam sinh trưởng trong một gia đình phú quý, tuy được Thầy đồ Thư dạy cho năm năm võ công, nội công và khinh công đã luyện tới mức được ba bốn thành hoa? hầu rồi, nhưng bây giờ chạy trên những đường lối đầy gai góc và đã lởm chởm như thế, chàng cũng không quen tý nào. Dù sao đây cũng là lần đầu tiên và trong lúc đêm khuya, nên chàng đã cố hết sức để đuổi theo, nhưng chỉ đuổi được một lúc đã thở hổn hển, mồ hôi ra như tắm vậy. Chàng đành phải ngừng chân lại, lau chút mồ hôi, rồi đưa mắt nhìn về phía trước thì người nọ cũng ngừng chân ở chỗ cách chàng năm sáu trượng và đang quay đầu lại nhìn chàng.
Chàng thấy đối phương ngửng chân nhìn mình như vậy, càng tức giận thêm bụng bảo dạ rằng:
- "Chả lẽ ta lại đuổi không kịp ngươi hay sao?" Nghĩ như vậy, chàng lại phi thân đuổi theo ngay. Ngờ đâu, người nọ, hình như đoán biết ý định của chàng. Chàng vừa cất bước chạy theo, thì người ấy cũng rảo bước chạy luôn.
Thanh Lam nghiến răng mím môi giở hết tốc lực khinh công của mình ra đuổi theo tiếp, người cứ chạy ở trong những bụi cỏ và những hòn đá lởm chởm trên núi Thành Hoàng. Nhưng dù Thanh Lam đã chạy nhanh như bay rồi mà vẫn không sao bắt nổi người nọ, lúc nào cũng chỉ cách nhau chừng năm sáu trượng. Hình như, sau lưng người đó cũng có mắt vậy, thấy chàng chạy nhanh một chút, y cũng chạy nhanh thêm một chút, chàng chạy chậm y cũng chạy chậm theo, và khi chàng ngừng chân nghỉ ngơi thì y cũng ngừng chân theo. Không những thế, Thanh Lam lại còn phát hiện một vấn đề mới. Trong lúc đuổi theo đối phương như vậy, chàng đã nhận thấy lối nhảy nhót của mình đã tiến bộ hơn trước nhiều, mỗi cái nhảy bây giờ của mình ít nhất cũng nhảy xa hai, ba trượng. Nhưng còn người ở trước mặt thì cf thấy y như đi bộ thường vậy thôi, hai chân của y cứ bước từng bước một và cũng không thấy y giở kc gì ra và cũng không thấy y nhảy nhót gì hết.
Sự phát hiện này khiến chàng kinh ngạc đến mặt biến sắc, vì chàng đã thấy mình đã giở kc tuyệt mức ra mà sao lại không đuổi kịp một người đi bước thường như thế kia. Xem như vậy công lực của người nầy không những cao siêu hơn mình, mà có lẽ còn trên cả Thầy đồ Thư nữa.
Nghĩ như vậy, chàng không dám đuổi tiếp mà ngừng chân lại.
- Hà hà... tiểu tử, ngươi đuổi mệt rồi phải không ? Lại đây theo lão phu lên trên đỉnh núi đi.
Người nọ vừa tiến thẳng lên trên đỉnh núi, chỉ thoáng cái đã mất dạng ngay.
Thanh Lam đã trông thấy rõ người đó là một ông già râu tóc bạc phơ và chàng nghĩ thầm :
- "Y gọi ta theo lên trên đỉnh núi làm chi? Không hiểu ông già này có dụng ý gì thế?".
Nhưng chàng lại thấy võ công của đối phương có ác ý gì với mình thì mười mình cũng chết sạch rồi. Tuy chàng nghĩ như thế nhưng chàng không hiểu đối phương bắt mình chạy quanh một hồi như vậy có dụng ý gì? Vì vậy, bây giờ chàng lại bắt đầu nghĩ tiếp:
- "Bất cứ đối phương muốn đối phó với ta ra sao cũng bất chấp, đằng nào ta cũng phải lên trên đó một phen mới được" Chàng đã quyết định như vậy liền cắm kiếm vào bao, chạy thẳng lên trên đỉnh núi. Một lát sau chàng đã lên tới trên đó rồi, chỉ thấy gió thổi vào những cây thông kêu "vù vù" ánh trăng sáng như ban ngày thôi, chứ làm gì có bóng người nào?
Lúc này chàng đã chạy đến toát mồ hôi ra, đứng trước gió đã cảm thấy rùng mình rồi, thì bỗng nghe thấy một giọng khàn khàn hỏi:
- Tiểu tử! Sao mãi bây giờ ngươi mới lên tới ?
Thanh Lam cả kinh, vội quay đầu nhìn về phía có tiếng nói đó, mới trông thấy một ông già râu tóc bạc phơ, đang nằm trên một tảng đá lớn, ở chỗ cách mình không xa, đột nhiên ngồi dậy mà lên tiếng hỏi như trên.
Lạ thật, vừa rồi lúc mới lên, rõ ràng chàng trông thấy trên tảng đá không có một bóng người nào hết, tại sao bây giờ lại có ông già ngồi ở trên đó? Tuy chàng thắc mắc nhưng thấy đối phương không có ác ý gì liền chắp tay chào và hỏi lại:
- Học sinh Giang Thanh Lam vừa rồi được lão trượng định chỉ giáo gì thế?
Ông già râu bạc tít mắt lại, ngắm nhìn chàng một hồi, rồi kêu lên "hử" một tiếng mới hỏi chàng rằng:
- Cậu có phải là môn hạ của Triển Nguyên Nhân không ?
Thanh Lam hơi chần chừ giây lát rồi đáp:
- Thưa lão tiền bối, Thầy đồ Thư là thụ nghiệp của vãn sinh đấy ạ.
Ông già râu bạc có vẻ nóng lòng sốt ruột, vội hỏi tiếp:
- Lão hãy hỏi thêm một câu nữa, cậu có phải là môn hạ của phái Không Động hay sao?
- Điều này học sinh không được rõ lắm, chỉ thấy Thầy đồ Thư nói võ công của ông ta thuộc phái Không Động đấy thôi.
Ông già ngắm nhìn chàng một hồi, tỏ vẻ khinh ngạc, hỏi tiếp:
- Thế ra cậu vẫn chưa chính thức nhập môn đấy. Hừ! Nhân phẩm của cậu cũng khá lắm. Hôm nay, cậu được gặp già ở nơi đây, kể ra duyên phúc của cậu cũng khá lớn lắm đấy.
Thanh Lam bỗng hiểu ông già dụ mình lên trên này làm chi?
Bây giờ bỗng thấy ông ta tựa như lẩm nhẩm tự nói, nên nhất thời chàng không biết trả lời như thế nào cho phải.
Ông già thấy Thanh Lam cứ đứng ngẩn người ra, không cử động gì cả, liền giận dữ nói tiếp:
- Này cậu bé kia, có phải đến ngày mốt cậu sẽ đấu với Độc Giác Tú một phen, phải không ? Nhưng với tài ba của câu như thế này thì chỉ đủ sức để giết chó thôi, chứ thắng sao nổi được tên ấy.
Thanh Lam thấy ông già hỏi như vậy nên thắc mắc vô cùng, chàng lẩm bẩm nghĩ thầm:
"Cái gì Độc Giác Tú? Ta có bảo sẽ đấu với Độc Giác Tú bao giờ đâu? Hay là ông ta định đùa giỡn ta chăng?" Chàng đang ngơ ngác suy nghĩ thì ông ta lại nói tiếp:
- Cậu bé này ngu ngốc thực, có lẽ cậu là người ngốc nhất trên thiên hạ cũng nên. Có dịp may như thế này mà ngươi không yêu cầu gì dạy bảo cho ngươi ba miếng võ? Hơn nữa, với sức của một mình Hồng nhi cũng chống đỡ không nổi mười con chó dại ấy, huống hồ lại còn thêm Độc Giác Tú nữa.
Hình như ông già càng nói càng tức giận, giọng nói đã bắt đầu có vẻ quát tháo, nhưng ông ta có thái độ như thế lại càng khiến cho Thanh Lam phải thắc mắc thêm.
Ông già bỗng trợn trừng mắt lên nhìn thẳng vào chàng, thấy người của ông ta rất sắc bén, khiến chàng không dám nhìn ông ta nữa vội cúi đầu xuống đất.
Thanh Lam thấy vậy liền giật mình kinh hãi. Chàng lại thấy ông già râu bạc lắc đầu và nói tiếp:
- Lại đây! Mau bẻ cành thông để già này dạy cho cậu một thế kiếm pháp.
Lúc này chàng đã nghe thấy rõ rồi thì ra ông già nói đi nói lại mãi, rút cuộc là muốn dạy cho mình một thế kiếm pháp. Nhưng chàng nhận thấy võ học của thiên hạ bất cứ của môn phái nào, dù tinh xảo đến đâu cũng không thể chỉ có một thế như vậy? Vì thế chàng lại càng hoài nghi thêm...
- Sao? Bẻ một cành cây cho người bề trên mà không được ư? Hay là cậu không muốn làm việc ấy? Nếu không phải như thế thì mau chạy đi bẻ ngay một cành cây cho già đi.
Thấy ông già lại thúc giục lần nữa bất đắc dĩ Thanh Lam đành phải nghe lời mà chạy đi bẻ một cành thông dài chừng hai thước mang lại cho ông già.
Ông già cầm lấy cành thông, trợn mắt lên nhìn Thanh Lam mà nói tiếp:
- "Càn Khôn Nhất Kiếm" thiên hạ vô địch, cậu phải để ý mà học hỏi và chăm chỉ mà luyện tập mới được.
Nói xong, ông giơ cành thông lên trên cao, rồi từ từ đẩy ra, mồm thì nói tiếp:
- Cậu hãy coi này, thế kiếm pháp này có chín thức biến hoá tất cả, mỗi lần biến hoá thế nào, cậu phải nhớ cho thực kỹ. Như vậy oai lực của thế kiếm này mới phát huy được.
Nói tới đó, tay của ông ta hơi động, liền thấy đầu que rung động thành chín cái khuyên tròn. Khi đầu gậy quay thành vài khuyên nhỏ thì thân que lại có một sự biến hoá khác, mà sự biến hoá ấy cũng do cái que rung động mà phát ra. Tuy trông rất tầm thường, nhưng vì ông già đưa cái que ấy rất chậm chạp nên trông thấy rõ ràng lắm.
Ông già vừa biểu diễn vừa giảng giải, Thanh Lam đứng yên lặng, tai nghe một hồi rồi cũng giơ tay lên bắt chước. Tới khi giơ tay lên bắt chước, chàng mới cảm thấy kỳ lạ, vì kiếm thức này, ngoài chín cái khuyên đó biến hoá khác còn thì không có gì là lạ cả. Nhưng khi nghĩ lại thì mới cảm thấy sự biến hoá rất kỳ ảo và tuyệt luân.
Ông già đầu bạc truyền thụ xong thế kiếm ấy rồi đột nhiên vứt cành thông xuống dưới đất rồi lớn tiếng cười và nói tiếp:
- Chỉ một thế kiếm này thôi, cậu đã hưởng dụng vô cùng rồi.
Thôi, cậu cứ luyện tập đi. Hà... Hà..... Tiếng cười của ông ta chưa dứt, thì người của ông ta đã mất dạng.
Thanh Lam chưa kịp lên tiếng kêu gọi, chỉ thấy mắt hoa một cái mà ông ta đã đi mất tích rồi đủ biết thân pháp của ông ta đi nhanh khôn tả. Chàng muốn hỏi danh hiệu của ông ta để biết mà xưng hô, nhưng đã không kịp rồi. Chàng liền nghĩ thầm:
- "Ông ta truyền thế kiếm này cho ta lại còn bảo:
"Càn Khôn Nhất Kiếm, thiên hạ vô địch". Chả lẽ thế kiếm pháp này tên là Càn Khôn Nhất Kiếm chăng?
Nghĩ tới đó, chàng liền rút thanh trường kiếm ra mà từ từ luyện tập, chàng mới nhận thấy kiếm pháp quả thực bác đại tinh thâm. Sự biến hoá nhiều không thể tượng tưởng được và oai lực cũng mạnh vô cùng. Chàng càng tập càng cao hứng bụng bảo dạ tiếp:
"Ông già râu tóc bạc này là ai? Ta cứ hỏi Thầy đồ Thư chắc thể nào ông ta cũng biết rõ lai lịch của ông già ấy" Thế rồi chàng lại tiếp tục luyện tập, định để sáng mai hỏi Thầy đồ Thư, nhưng sau chàng lại nghĩ lại:
"À không, để đợi chờ ta dùng thế kiếm này đánh bại con nhãi họ Liễu đã rồi hãy hỏi thầy đồ sau cũng chưa muộn." Tiếp theo đó, chàng lại luyện tập thêm mấy lần nữa, mới cao hứng cất bảo kiếm trở về phòng.
Thời gian trôi rất nhanh chóng, chỉ thoáng cái đã đến ngày thứ ba, ngày mà thiếu nữ hẹn ước rồi. Hôm đó, Thanh Lam cảm thấy thời gian đi quá chậm, chờ từ sáng cho tới tối cảm thấy nó lâu không kém gì một năm trời vậy.
Ăn cơm chiều xong, chàng lặng lặng thay quần áo võ trang bằng đoạn xanh, lưng đeo trường kiếm, bên ngoài khoác một chiếc áo bào, rồi tiến thẳng vào trong vườn.
Từ nội trạch đi tới vườn hoa, suốt đường đều có lính canh tuần.
Chung quanh phủ đường, nếu giặc có tới thì chỉ có ở phía Đông Bắc của vườn hoa tức ở nơi hxc và dễ vào hơn hết, nên chàng quyết định tới chỗ đó để đợi chờ.
Tối hôm đó trời quang, mây tạnh, mặt trăng rất sáng sủa. Trên mặt bãi cỏ hình như phủ một làn sương mỏng và hình bóng ở quanh đó trông lại càng rõ thêm. Chàng núp ở sau núi giả, nơi đó đối diện với bờ tường, nếu có người ở bên ngoài nhảy vào thì không sao qua được mắt chàng.
Lần đầu tiên dự trận, chàng cảm thấy trong lòng hồi hộp hết sức, tay phải nắm chặt lấy cán kiếm, cứ chăm chú nhìn về phía bờ tường. Lúc ấy, trên lầu canh ở phía đằng trước, đã có một tiếng kêu "Keng" vọng tới. Chàng mới biết lúc ấy vừa điểm canh một, mà chàng đã đợi chờ đến nóng lòng sốt ruột vô cùng rồi.
Trong vườn yên lặng như tờ, không có một tiếng động gì hết.
Chờ người là một sự rất bực mình, huống hồ lại chờ kẻ địch tới. Thời gian trôi chảy càng chậm chạp hơn, chàng đợi chờ mãi mà chưa tới canh hai, tay cầm gươm của chàng đã toát mồ hôi ra rất nhiều.
Chàng ngồi xuống, bỗng nghĩ đến kẻ địch tới đêm nay kia, bụng bảo dạ rằng:
"Không hiểu con bé họ Liễu ấy mặt mũi nó và hình dáng thế nào? Năm nay nàng vừa mười tám tuổi, tuổi ấy là tuổi tươi đẹp nhất của một thiếu nữ. Cứ xem chữ của nàng đẹp như vậy không kém gì chữ của cô áo đỏ ở trong phủ mà xưa nay vẫn có tiếng là một nữ tài tử" Nghĩ tới cô bé áo đỏ, Thanh Lam tưởng tượng như Hồng Tuyến cô nương đã xuất hiện ra trước mắt, đôi mắt vừa to đen nhánh lông mày cong con, lông mi rất dài, mặt lúc nào cũng tủm tỉm cười hai bên má lộ hai núm đồng tiền, khiến ai trông thấy cũng phải yêu mến.
Mấy hôm nay, chàng vì nàng ta mà ngày đếm quên ăn ngủ, nhưng khốn nỗi, nàng ta đẹp như hoa nở mà tính nết lại lạnh lùng không kém gì sương tuyết. Nếu bảo nàng không có tình tứ với chàng cũng không phải, vì lúc vắng người, nàng trông thấy chàng thể nào cũng liếc nhìn và tủm tỉm cười một cái. Nàng lớn hơn chàng một tuổi và đã bác thông kinh sự, phụ trách văn thư cho dượng chàng. Chỉ tiếc rằng nàng là một thiếu nữ yếu ớt khôn tả, nếu nàng biết võ công thì tốt biết bao...
Chàng đang nghĩ ngợi thì trên lầu canh lại có ba tiếng thanh la vọng xuống. Chàng mới thức tỉnh và mới hay lầu đã điểm canh ba rồi. Chàng lại nghĩ tiếp:
"ủa, sao con bé họ Liễu viết giấy để lại, bảo ba ngày sau thể nào cũng tới, mà sao đến giờ chưa thấy tới ? Hay là nó tự biết địch không nổi Thầy đồ Thư cho nên nó không tới chăng? Làm ta phải đợi chờ luôn mấy trống canh, thực là con gái hay thay đổi tính nết có khác..." Nghĩ tới đo, chàng liền đứng dậy vươn vai một cái, rồi chàng tung mình nhảy lên trên núi giả nhìn xuống dưới vườn trông cảnh sắc chẳng khác gì tranh vẽ và yên lặng bình tĩnh khác thường.
Đương lúc ấy, chàng thấy trên mái nhà ở phía đằng trước có một ngọn lửa bay lên trên không, kêu đánh "soạt" một tiếng tựa như người ta đốt pháo bông vậy.
Chàng ngạc nhiên và bụng bảo dạ rằng:
"Ai bỗng dưng đối pháo bông như thế? Chẳng lẽ nữ tặc ấy lại táo gan như vậy chăng? Dám ở trong Tiết Độ Sứ phủ, nơi canh gác thâm nghiêm như thế này mà lại phóng tín hiệu như vậy... Ối chà, nguy tai!
Chúng phóng tín hiệu như vậy, chắc không riêng gì một nữ tặc tới đây để tầm thù giết Thầy đồ Thư ? Chẳng lẽ chúng tới cả bọn và âm mưu gì khác nữa chăng?" Chàng hổ thẹn là giòng dõi của tướng môn, bỗng nghĩ đến hiện giờ tình hình đang khẩn cấp, chưa biết chừng bọn giặc tới đây là người của Điền Tiết Độ Xứ sai tới cũng chưa biết chừng, cho nên chàng liền chạy vào trong nội trạch để xem sao.
Trong vườn hoa lại có một ngọn lửa nữa phi thẳng lên trên thinh không. Chàng đứng ngắm nhìn và đã nhận ra nơi đó chính là gần Cư Nhân Tiểu Trúc, chỗ ở của Thầy đồ Thư.
Lần này thực kiến Thanh Lam khó xử hết sức rõ ràng là hai nơi đều có tông tích của giặc, mà mình thì biết nên đi về phía nào cho phải? Sau cùng chàng nghĩ rằng:
"Thầy đồ Thư là danh túc phái Không Động, võ công rất cao siêu, ông ta sợ gì mấy tên giặc cỏ này? Ta nên vào trong nội trạch đối phó với mấy bọn giặc đó thì hơn" Nghĩ đoạn, chàng không chần chừ chút nào, vội giở khinh công tuyệt mức ra chạy thẳng vào trong nội trạch. Lúc đi qua bờ tường, chàng đã thấy phía đằng trước đèn lồng và đuốc chiếu sáng như ban ngày, tiếng cung nỏ bắn ra dồn dập và tiếng người ồn ào khôn tả.
Chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm, vội nhảy lên trên nóc nhà ở gần đó, rồi từ đấy chàng lại đi trên bờ tường mà tiến thẳng về phía trước. Chàng đứng ở trên bờ tường đã trông thấy rõ nội trạch. Chàng thấy quân binh ở trong phủ đã bao vây chặt chẽ phủ đường, riêng chỉ có trên nóc nhà thì không có một bóng người nào thôi.
Chàng đứng suy nghĩ giây lát rồi chạy thẳng về phía bên trái.
Vừa qua nóc lầu nọ, chàng chưa đứng vững đã nghe thấy một tiếng kêu "soẹt" thì ra một mũi tên vừa bắn tới. Tiếp theo đó, những mũi tên khác mau như đàn châu chấu bắt tới. Chàng không kịp đề phòng, suýt tý nữa thì bị bắn trúng. Lúc đó, chàng mới hay bọn cung nỏ thủ ở trong phủ lại tưởng lầm mình là giặc. Chàng vội múa kiếm gạt những cung nỏ đó ra, một mặt thì lớn tiếng quát bảo:
- Ta là Biểu công tử đây, các người có mau ngừng tay lại không ?
Chàng vừa nói xong, đã vội phi thân xuốngdưới mái hiên.
Qúi vị nên biết, hộp nỏ trong có máy móc, có thể một lúc bắn được mấy mũi tên liền, oai lực mạnh khôn tả, ít người có thể chống đỡ nổi. Các quân lính trong phủ thấy tên nỏ không sao bắn trúng người nọ, đồng thời chúng lại nghe thấy người đó tự xưng là Biểu công tử, nên chúng liền ngừng tay.
Tên gia tướng đứng đầu đã trông thấy rõ mặt chàng quả thực là Biểu công tử, y hoảng sợ vô cùng, liền quỳ xuống vái lạy, mồm thì van lơn:
- Tiểu nhân tội đáng chết thực, xin Biểu công tử tha tội cho.
Thanh Lam dậm chân quát bảo:
- Ngươi có mau đứng dậy đi không! Bổn công tử có lời muốn hỏi ngươi.
Tên gia tướng lạy ba lạy mới run lẩy bẩy đứng dậy.
Thanh Lam vội hỏi tiếp:
- Vừa rồi ngươi có trông thấy tung tích của kẻ địch không ?
Tên gia tướng gật đầu đáp:
- Dạ dạ, tất cả sáu tên giặc. Trừ bốn tên bị anh em tiểu nhân bắn chết, còn hai tên nữa cũng bị bắt giữ rồi.
Thanh Lam nghe nói, ngạc nhiên vô cùng. Sao kẻ địch lại dám táo gan đến Tiết Sứ Phủ quấy nhiễu như thế, và không khi nào chúng lại phái mấy tay tầm thường như vậy. Cho nên chàng vẫn không tin lời nói của tên gia tướng nọ. Chàng lại hỏi tiếp:
- Tại sao các ngươi lại phát hiện ra tung tích của địch?
Tên gia tướng đáp:
- Vừa rồi tiểu nhân đi tuần tới đây thì hình như nghe thấy tiếng của một thiễu nữ kêu gọi "bắt thích khách" Tiểu nhân ngửng đầu nhìn lên trên mái nhà, quả nhiên có năm sáu cái bóng người và tên nào tên nấy trong tay đều cầm thanh đao và đang nhảy nhót ở trên mái ngói. Tiểu nhân vội ra lệnh cho bọn đàn em bắn tên gương nỏ lên. Ngờ đâu, lúc ấy ở trên không bỗng có một cái bóng hồng xuất hiện, và chỉ thấy cái bóng đỏ ấy ở trên mái nhà quay có mấy vòng thì khí giới của mấy tên giặc đều bị đánh rớt rồi chúng lần lượt té xuống dưới này. Bốn tên giặc bị khá nhiều mũi tên nỏ bắn trúng nên chết ngay tại chỗ còn hai tên nữa thì bị thương nhẹ, nhưng chúng không sao cử động được, liền bị anh em tiểu nhân bắt trói luôn. Cũng may, đại công tử vừa đem người tới, liền giải hai tên đó lên trên chủ đường rồi. Tiểu nhân thừa lệnh canh gác nơi đây, không ngờ lại gặp được Biểu công tử mà lại tưởng lầm là...
Y nói tới đó, không dám nói tiếp, sợ Thanh Lam giận, rồi y hoảng sợ, với giọng run tun xin lỗi rằng:
- Tiểu nhân đáng chết thực. Dám xúc phạm tới Biểu công tử, xin Biểu công tử xá tội cho.
Không chờ y nói dứt, Thanh Lam vội hỏi tiếp:
- Thế cái hình bóng đỏ kia, ngươi có trông thấy rõ là người hay là gì không ?
- Tiểu nhân trông thấy rõ lắm, tựa như một miếng lụa đỏ, ở trên không quay mấy vòng rồi biến mất. Tiểu nhân nghĩ rằng đó là hồng phúc của Đốc soái cho nên mới có thần thánh bảo hộ, có lẽ vị đó là Kim Giác Thần cũng nên.
Thanh Lam nghe thấy tên gia tướng ấy nói như vậy phải bấm bụn cười thầm và nghĩ rằng:
"Có lẽ bóng hồng đó là một vị cao thủ có thân pháp rất nhanh, núp ở trong bóng tối trợ giúp chứ không sai" Chàng biết dù có hỏi thêm nhưng đối với tên ngu xuẩn này cũng chỉ vô ích thôi, cho nên chàng xua tay và bảo tên gia tướng ấy rằng:
- Thôi được, các ngươi cứ canh gác ở nơi đây, bổn công tử còn phải vào trong vườn xem sao.
Nói xong, chàng lại tung mình nhảy lên trên mái nhà, tiến thẳng về phía Cư Nhân Tiểu Trúc.
Hừ! Quả nhiên tên giặc này lại dám táo gan ném ám khi ngầm như thế. Nhưng chàng thấy ám khí của người đó nặng nề như vậy, nên cũng không dám coi thường, chàng chỉ hơi suy nghĩ một chút liền theo chỗ ám khi đang rớt xuống mà phi thân nhảy tới. Càng không hổ thẹn đã được Bát Túy Kiếm Khách rèn luyện cho năm năm, chàng vừa tới nơi đã vội giơ tay trái ra chộp một cái bắt ngay được mũi ám khí nọ chàng rất lấy làm ngạc nhiên không hiểu ám khí đó là môn ám khí gì mà khi bắt vào tay lại nhẹ nhõm đến thế? Chàng vội cúi đầu nhìn liền kinh hãi đến nỗi mắt trợn tròn mồm há hốc.
Thì ra ám khi nằm ở trong tay chàng lại là một cái lá vàng úa chứ không phải là ám khi gì hết. Thấy vậy chàng càng giật mình kinh hãi thêm, vì chàng vẫn thường nghe người ta nói nội công của một người luyện tới mức thực cao siêu thì chỉ thuận tay hái một cánh hoa cũng có thế đã thương được người ở ngoài xa trăm bước, xem như vậy công lực của người ngày cũng không phải tầm thường. Chàng liền nghĩ thầm:
- "Chẳng lẽ người này là con nhỏ mười tám tuổi chưa hết hơi sữa kia chăng?" Chàng nghĩ như vậy, nhưng rất trấn tĩnh ngấm ngầm đề phòng cách chỗ bóng tối ở bốn xung quanh, nhưng chỉ thấy những luồng gió mát thổi tới và thấy người hơi rợn rợn thôi chứ không hề thấy một bóng người nào hết. Chàng ngạc nhiên vô cùng, rõ ràng có người núp ở trong bóng tối dùng lá ném mình, mà sao chỉ trông thấy mắt đã không thấy hình bóng của đối phương đâu hết? Thảo nào Thầy đồ Thư thường nói:
Đạo võ công không bao giờ có ai luyện tới mức vô địch cả, trời cao lại có trời cao hơn, người giỏi lại có người giỏi hơn thực không sai chút nao. Nghĩ tới đó chàng lại nghĩ tiếp:
- "Với chút tài ba hèn mọn của ta thực còn kém người ta xạ.." Trong khi chàng suy nghĩ thì phía Đông Bắc bỗng có một tiếng kêu "soạt" rất khẽ và một cái bóng đen ở sau núi giả phi ra nhảy qua bờ tường nhanh như điện chớp.
Thanh Lam đã trông thấy hình bóng của người nọ rồi khi nào chàng lại chịu để cho đối phương đào tẩu như thế, nên cũng tung mình.
Chàng ngửng đầu lên nhìn, thấy cái bóng đen kia đã nhẩy qua bờ tường, mà chỗ đó cách xa chàng hơn mười trượng, và tiến thẳng về phía núi Thành Hoàng. Còn đường ấy chàng rất quen thuộc, vì mấy năm nay luyện tập khinh công chạy đi chạy lại từ núi giả tới núi Thành Hoàng có tới mấy nghìn lượt rồi. Bây giờ chàng thấy cái bóng đen tiến thẳng về phía núi đó, vội nhảy lên trên bờ tường rồi người nhanh như một mũi tên, phi thẳng về phía ấy đuổi theo luôn.
Thoạt tiên cái bóng đen nọ tưởng không có người theo dõi. Vì thế sau khi nhảy qua thành rào tường rồi, người đó liền đi thủng thẳng chứ không phóng chạy như trước nữa. Chờ tới khi y phát giác Thanh Lam đuổi theo, mới nhảy nhót có mấy cái đã đi ngoài xa mấy trượng.
Rồi y cả kinh kêu "Ủa" một tiếng, lại cắm đầu chạy tiếp.
Lúc này Thanh Lam đã nhận xét thấy khinh công của người đó chả hơn gì mình, chàng liền hăng hái giở khinh công tuyệt mức ra đuổi theo tiếp.
Thế là một trước một sau, hai người chỉ cách nhau có năm sáu trượng thôi. Người đi trước, hình như bị Thanh Lam đuổi đến hoảng sợ cuống quýt, mà sao bỏ đường núi không chạy lại cứ chạy vào nơi có cỏ lau mọc cao và đầy những đá lởm chởm, và thỉnh thoảng còn quay đầu lại ngó nhìn nữa.
Núi Thành Hoàng tuy không cao dốc và lởm chởm cho lắm, nhưng không hiểu tại sao y không chạy theo đường chính mà cứ chạy ngang chạy dọc như thế. Khi y chạy tới chỗ bụi gai rậm và đầy những đá mọc lởm chởm, thì hình như tốc lực của y đã chậm hơn trước nhiều.
Thanh Lam sinh trưởng trong một gia đình phú quý, tuy được Thầy đồ Thư dạy cho năm năm võ công, nội công và khinh công đã luyện tới mức được ba bốn thành hoa? hầu rồi, nhưng bây giờ chạy trên những đường lối đầy gai góc và đã lởm chởm như thế, chàng cũng không quen tý nào. Dù sao đây cũng là lần đầu tiên và trong lúc đêm khuya, nên chàng đã cố hết sức để đuổi theo, nhưng chỉ đuổi được một lúc đã thở hổn hển, mồ hôi ra như tắm vậy. Chàng đành phải ngừng chân lại, lau chút mồ hôi, rồi đưa mắt nhìn về phía trước thì người nọ cũng ngừng chân ở chỗ cách chàng năm sáu trượng và đang quay đầu lại nhìn chàng.
Chàng thấy đối phương ngửng chân nhìn mình như vậy, càng tức giận thêm bụng bảo dạ rằng:
- "Chả lẽ ta lại đuổi không kịp ngươi hay sao?" Nghĩ như vậy, chàng lại phi thân đuổi theo ngay. Ngờ đâu, người nọ, hình như đoán biết ý định của chàng. Chàng vừa cất bước chạy theo, thì người ấy cũng rảo bước chạy luôn.
Thanh Lam nghiến răng mím môi giở hết tốc lực khinh công của mình ra đuổi theo tiếp, người cứ chạy ở trong những bụi cỏ và những hòn đá lởm chởm trên núi Thành Hoàng. Nhưng dù Thanh Lam đã chạy nhanh như bay rồi mà vẫn không sao bắt nổi người nọ, lúc nào cũng chỉ cách nhau chừng năm sáu trượng. Hình như, sau lưng người đó cũng có mắt vậy, thấy chàng chạy nhanh một chút, y cũng chạy nhanh thêm một chút, chàng chạy chậm y cũng chạy chậm theo, và khi chàng ngừng chân nghỉ ngơi thì y cũng ngừng chân theo. Không những thế, Thanh Lam lại còn phát hiện một vấn đề mới. Trong lúc đuổi theo đối phương như vậy, chàng đã nhận thấy lối nhảy nhót của mình đã tiến bộ hơn trước nhiều, mỗi cái nhảy bây giờ của mình ít nhất cũng nhảy xa hai, ba trượng. Nhưng còn người ở trước mặt thì cf thấy y như đi bộ thường vậy thôi, hai chân của y cứ bước từng bước một và cũng không thấy y giở kc gì ra và cũng không thấy y nhảy nhót gì hết.
Sự phát hiện này khiến chàng kinh ngạc đến mặt biến sắc, vì chàng đã thấy mình đã giở kc tuyệt mức ra mà sao lại không đuổi kịp một người đi bước thường như thế kia. Xem như vậy công lực của người nầy không những cao siêu hơn mình, mà có lẽ còn trên cả Thầy đồ Thư nữa.
Nghĩ như vậy, chàng không dám đuổi tiếp mà ngừng chân lại.
- Hà hà... tiểu tử, ngươi đuổi mệt rồi phải không ? Lại đây theo lão phu lên trên đỉnh núi đi.
Người nọ vừa tiến thẳng lên trên đỉnh núi, chỉ thoáng cái đã mất dạng ngay.
Thanh Lam đã trông thấy rõ người đó là một ông già râu tóc bạc phơ và chàng nghĩ thầm :
- "Y gọi ta theo lên trên đỉnh núi làm chi? Không hiểu ông già này có dụng ý gì thế?".
Nhưng chàng lại thấy võ công của đối phương có ác ý gì với mình thì mười mình cũng chết sạch rồi. Tuy chàng nghĩ như thế nhưng chàng không hiểu đối phương bắt mình chạy quanh một hồi như vậy có dụng ý gì? Vì vậy, bây giờ chàng lại bắt đầu nghĩ tiếp:
- "Bất cứ đối phương muốn đối phó với ta ra sao cũng bất chấp, đằng nào ta cũng phải lên trên đó một phen mới được" Chàng đã quyết định như vậy liền cắm kiếm vào bao, chạy thẳng lên trên đỉnh núi. Một lát sau chàng đã lên tới trên đó rồi, chỉ thấy gió thổi vào những cây thông kêu "vù vù" ánh trăng sáng như ban ngày thôi, chứ làm gì có bóng người nào?
Lúc này chàng đã chạy đến toát mồ hôi ra, đứng trước gió đã cảm thấy rùng mình rồi, thì bỗng nghe thấy một giọng khàn khàn hỏi:
- Tiểu tử! Sao mãi bây giờ ngươi mới lên tới ?
Thanh Lam cả kinh, vội quay đầu nhìn về phía có tiếng nói đó, mới trông thấy một ông già râu tóc bạc phơ, đang nằm trên một tảng đá lớn, ở chỗ cách mình không xa, đột nhiên ngồi dậy mà lên tiếng hỏi như trên.
Lạ thật, vừa rồi lúc mới lên, rõ ràng chàng trông thấy trên tảng đá không có một bóng người nào hết, tại sao bây giờ lại có ông già ngồi ở trên đó? Tuy chàng thắc mắc nhưng thấy đối phương không có ác ý gì liền chắp tay chào và hỏi lại:
- Học sinh Giang Thanh Lam vừa rồi được lão trượng định chỉ giáo gì thế?
Ông già râu bạc tít mắt lại, ngắm nhìn chàng một hồi, rồi kêu lên "hử" một tiếng mới hỏi chàng rằng:
- Cậu có phải là môn hạ của Triển Nguyên Nhân không ?
Thanh Lam hơi chần chừ giây lát rồi đáp:
- Thưa lão tiền bối, Thầy đồ Thư là thụ nghiệp của vãn sinh đấy ạ.
Ông già râu bạc có vẻ nóng lòng sốt ruột, vội hỏi tiếp:
- Lão hãy hỏi thêm một câu nữa, cậu có phải là môn hạ của phái Không Động hay sao?
- Điều này học sinh không được rõ lắm, chỉ thấy Thầy đồ Thư nói võ công của ông ta thuộc phái Không Động đấy thôi.
Ông già ngắm nhìn chàng một hồi, tỏ vẻ khinh ngạc, hỏi tiếp:
- Thế ra cậu vẫn chưa chính thức nhập môn đấy. Hừ! Nhân phẩm của cậu cũng khá lắm. Hôm nay, cậu được gặp già ở nơi đây, kể ra duyên phúc của cậu cũng khá lớn lắm đấy.
Thanh Lam bỗng hiểu ông già dụ mình lên trên này làm chi?
Bây giờ bỗng thấy ông ta tựa như lẩm nhẩm tự nói, nên nhất thời chàng không biết trả lời như thế nào cho phải.
Ông già thấy Thanh Lam cứ đứng ngẩn người ra, không cử động gì cả, liền giận dữ nói tiếp:
- Này cậu bé kia, có phải đến ngày mốt cậu sẽ đấu với Độc Giác Tú một phen, phải không ? Nhưng với tài ba của câu như thế này thì chỉ đủ sức để giết chó thôi, chứ thắng sao nổi được tên ấy.
Thanh Lam thấy ông già hỏi như vậy nên thắc mắc vô cùng, chàng lẩm bẩm nghĩ thầm:
"Cái gì Độc Giác Tú? Ta có bảo sẽ đấu với Độc Giác Tú bao giờ đâu? Hay là ông ta định đùa giỡn ta chăng?" Chàng đang ngơ ngác suy nghĩ thì ông ta lại nói tiếp:
- Cậu bé này ngu ngốc thực, có lẽ cậu là người ngốc nhất trên thiên hạ cũng nên. Có dịp may như thế này mà ngươi không yêu cầu gì dạy bảo cho ngươi ba miếng võ? Hơn nữa, với sức của một mình Hồng nhi cũng chống đỡ không nổi mười con chó dại ấy, huống hồ lại còn thêm Độc Giác Tú nữa.
Hình như ông già càng nói càng tức giận, giọng nói đã bắt đầu có vẻ quát tháo, nhưng ông ta có thái độ như thế lại càng khiến cho Thanh Lam phải thắc mắc thêm.
Ông già bỗng trợn trừng mắt lên nhìn thẳng vào chàng, thấy người của ông ta rất sắc bén, khiến chàng không dám nhìn ông ta nữa vội cúi đầu xuống đất.
Thanh Lam thấy vậy liền giật mình kinh hãi. Chàng lại thấy ông già râu bạc lắc đầu và nói tiếp:
- Lại đây! Mau bẻ cành thông để già này dạy cho cậu một thế kiếm pháp.
Lúc này chàng đã nghe thấy rõ rồi thì ra ông già nói đi nói lại mãi, rút cuộc là muốn dạy cho mình một thế kiếm pháp. Nhưng chàng nhận thấy võ học của thiên hạ bất cứ của môn phái nào, dù tinh xảo đến đâu cũng không thể chỉ có một thế như vậy? Vì thế chàng lại càng hoài nghi thêm...
- Sao? Bẻ một cành cây cho người bề trên mà không được ư? Hay là cậu không muốn làm việc ấy? Nếu không phải như thế thì mau chạy đi bẻ ngay một cành cây cho già đi.
Thấy ông già lại thúc giục lần nữa bất đắc dĩ Thanh Lam đành phải nghe lời mà chạy đi bẻ một cành thông dài chừng hai thước mang lại cho ông già.
Ông già cầm lấy cành thông, trợn mắt lên nhìn Thanh Lam mà nói tiếp:
- "Càn Khôn Nhất Kiếm" thiên hạ vô địch, cậu phải để ý mà học hỏi và chăm chỉ mà luyện tập mới được.
Nói xong, ông giơ cành thông lên trên cao, rồi từ từ đẩy ra, mồm thì nói tiếp:
- Cậu hãy coi này, thế kiếm pháp này có chín thức biến hoá tất cả, mỗi lần biến hoá thế nào, cậu phải nhớ cho thực kỹ. Như vậy oai lực của thế kiếm này mới phát huy được.
Nói tới đó, tay của ông ta hơi động, liền thấy đầu que rung động thành chín cái khuyên tròn. Khi đầu gậy quay thành vài khuyên nhỏ thì thân que lại có một sự biến hoá khác, mà sự biến hoá ấy cũng do cái que rung động mà phát ra. Tuy trông rất tầm thường, nhưng vì ông già đưa cái que ấy rất chậm chạp nên trông thấy rõ ràng lắm.
Ông già vừa biểu diễn vừa giảng giải, Thanh Lam đứng yên lặng, tai nghe một hồi rồi cũng giơ tay lên bắt chước. Tới khi giơ tay lên bắt chước, chàng mới cảm thấy kỳ lạ, vì kiếm thức này, ngoài chín cái khuyên đó biến hoá khác còn thì không có gì là lạ cả. Nhưng khi nghĩ lại thì mới cảm thấy sự biến hoá rất kỳ ảo và tuyệt luân.
Ông già đầu bạc truyền thụ xong thế kiếm ấy rồi đột nhiên vứt cành thông xuống dưới đất rồi lớn tiếng cười và nói tiếp:
- Chỉ một thế kiếm này thôi, cậu đã hưởng dụng vô cùng rồi.
Thôi, cậu cứ luyện tập đi. Hà... Hà..... Tiếng cười của ông ta chưa dứt, thì người của ông ta đã mất dạng.
Thanh Lam chưa kịp lên tiếng kêu gọi, chỉ thấy mắt hoa một cái mà ông ta đã đi mất tích rồi đủ biết thân pháp của ông ta đi nhanh khôn tả. Chàng muốn hỏi danh hiệu của ông ta để biết mà xưng hô, nhưng đã không kịp rồi. Chàng liền nghĩ thầm:
- "Ông ta truyền thế kiếm này cho ta lại còn bảo:
"Càn Khôn Nhất Kiếm, thiên hạ vô địch". Chả lẽ thế kiếm pháp này tên là Càn Khôn Nhất Kiếm chăng?
Nghĩ tới đó, chàng liền rút thanh trường kiếm ra mà từ từ luyện tập, chàng mới nhận thấy kiếm pháp quả thực bác đại tinh thâm. Sự biến hoá nhiều không thể tượng tưởng được và oai lực cũng mạnh vô cùng. Chàng càng tập càng cao hứng bụng bảo dạ tiếp:
"Ông già râu tóc bạc này là ai? Ta cứ hỏi Thầy đồ Thư chắc thể nào ông ta cũng biết rõ lai lịch của ông già ấy" Thế rồi chàng lại tiếp tục luyện tập, định để sáng mai hỏi Thầy đồ Thư, nhưng sau chàng lại nghĩ lại:
"À không, để đợi chờ ta dùng thế kiếm này đánh bại con nhãi họ Liễu đã rồi hãy hỏi thầy đồ sau cũng chưa muộn." Tiếp theo đó, chàng lại luyện tập thêm mấy lần nữa, mới cao hứng cất bảo kiếm trở về phòng.
Thời gian trôi rất nhanh chóng, chỉ thoáng cái đã đến ngày thứ ba, ngày mà thiếu nữ hẹn ước rồi. Hôm đó, Thanh Lam cảm thấy thời gian đi quá chậm, chờ từ sáng cho tới tối cảm thấy nó lâu không kém gì một năm trời vậy.
Ăn cơm chiều xong, chàng lặng lặng thay quần áo võ trang bằng đoạn xanh, lưng đeo trường kiếm, bên ngoài khoác một chiếc áo bào, rồi tiến thẳng vào trong vườn.
Từ nội trạch đi tới vườn hoa, suốt đường đều có lính canh tuần.
Chung quanh phủ đường, nếu giặc có tới thì chỉ có ở phía Đông Bắc của vườn hoa tức ở nơi hxc và dễ vào hơn hết, nên chàng quyết định tới chỗ đó để đợi chờ.
Tối hôm đó trời quang, mây tạnh, mặt trăng rất sáng sủa. Trên mặt bãi cỏ hình như phủ một làn sương mỏng và hình bóng ở quanh đó trông lại càng rõ thêm. Chàng núp ở sau núi giả, nơi đó đối diện với bờ tường, nếu có người ở bên ngoài nhảy vào thì không sao qua được mắt chàng.
Lần đầu tiên dự trận, chàng cảm thấy trong lòng hồi hộp hết sức, tay phải nắm chặt lấy cán kiếm, cứ chăm chú nhìn về phía bờ tường. Lúc ấy, trên lầu canh ở phía đằng trước, đã có một tiếng kêu "Keng" vọng tới. Chàng mới biết lúc ấy vừa điểm canh một, mà chàng đã đợi chờ đến nóng lòng sốt ruột vô cùng rồi.
Trong vườn yên lặng như tờ, không có một tiếng động gì hết.
Chờ người là một sự rất bực mình, huống hồ lại chờ kẻ địch tới. Thời gian trôi chảy càng chậm chạp hơn, chàng đợi chờ mãi mà chưa tới canh hai, tay cầm gươm của chàng đã toát mồ hôi ra rất nhiều.
Chàng ngồi xuống, bỗng nghĩ đến kẻ địch tới đêm nay kia, bụng bảo dạ rằng:
"Không hiểu con bé họ Liễu ấy mặt mũi nó và hình dáng thế nào? Năm nay nàng vừa mười tám tuổi, tuổi ấy là tuổi tươi đẹp nhất của một thiếu nữ. Cứ xem chữ của nàng đẹp như vậy không kém gì chữ của cô áo đỏ ở trong phủ mà xưa nay vẫn có tiếng là một nữ tài tử" Nghĩ tới cô bé áo đỏ, Thanh Lam tưởng tượng như Hồng Tuyến cô nương đã xuất hiện ra trước mắt, đôi mắt vừa to đen nhánh lông mày cong con, lông mi rất dài, mặt lúc nào cũng tủm tỉm cười hai bên má lộ hai núm đồng tiền, khiến ai trông thấy cũng phải yêu mến.
Mấy hôm nay, chàng vì nàng ta mà ngày đếm quên ăn ngủ, nhưng khốn nỗi, nàng ta đẹp như hoa nở mà tính nết lại lạnh lùng không kém gì sương tuyết. Nếu bảo nàng không có tình tứ với chàng cũng không phải, vì lúc vắng người, nàng trông thấy chàng thể nào cũng liếc nhìn và tủm tỉm cười một cái. Nàng lớn hơn chàng một tuổi và đã bác thông kinh sự, phụ trách văn thư cho dượng chàng. Chỉ tiếc rằng nàng là một thiếu nữ yếu ớt khôn tả, nếu nàng biết võ công thì tốt biết bao...
Chàng đang nghĩ ngợi thì trên lầu canh lại có ba tiếng thanh la vọng xuống. Chàng mới thức tỉnh và mới hay lầu đã điểm canh ba rồi. Chàng lại nghĩ tiếp:
"ủa, sao con bé họ Liễu viết giấy để lại, bảo ba ngày sau thể nào cũng tới, mà sao đến giờ chưa thấy tới ? Hay là nó tự biết địch không nổi Thầy đồ Thư cho nên nó không tới chăng? Làm ta phải đợi chờ luôn mấy trống canh, thực là con gái hay thay đổi tính nết có khác..." Nghĩ tới đo, chàng liền đứng dậy vươn vai một cái, rồi chàng tung mình nhảy lên trên núi giả nhìn xuống dưới vườn trông cảnh sắc chẳng khác gì tranh vẽ và yên lặng bình tĩnh khác thường.
Đương lúc ấy, chàng thấy trên mái nhà ở phía đằng trước có một ngọn lửa bay lên trên không, kêu đánh "soạt" một tiếng tựa như người ta đốt pháo bông vậy.
Chàng ngạc nhiên và bụng bảo dạ rằng:
"Ai bỗng dưng đối pháo bông như thế? Chẳng lẽ nữ tặc ấy lại táo gan như vậy chăng? Dám ở trong Tiết Độ Sứ phủ, nơi canh gác thâm nghiêm như thế này mà lại phóng tín hiệu như vậy... Ối chà, nguy tai!
Chúng phóng tín hiệu như vậy, chắc không riêng gì một nữ tặc tới đây để tầm thù giết Thầy đồ Thư ? Chẳng lẽ chúng tới cả bọn và âm mưu gì khác nữa chăng?" Chàng hổ thẹn là giòng dõi của tướng môn, bỗng nghĩ đến hiện giờ tình hình đang khẩn cấp, chưa biết chừng bọn giặc tới đây là người của Điền Tiết Độ Xứ sai tới cũng chưa biết chừng, cho nên chàng liền chạy vào trong nội trạch để xem sao.
Trong vườn hoa lại có một ngọn lửa nữa phi thẳng lên trên thinh không. Chàng đứng ngắm nhìn và đã nhận ra nơi đó chính là gần Cư Nhân Tiểu Trúc, chỗ ở của Thầy đồ Thư.
Lần này thực kiến Thanh Lam khó xử hết sức rõ ràng là hai nơi đều có tông tích của giặc, mà mình thì biết nên đi về phía nào cho phải? Sau cùng chàng nghĩ rằng:
"Thầy đồ Thư là danh túc phái Không Động, võ công rất cao siêu, ông ta sợ gì mấy tên giặc cỏ này? Ta nên vào trong nội trạch đối phó với mấy bọn giặc đó thì hơn" Nghĩ đoạn, chàng không chần chừ chút nào, vội giở khinh công tuyệt mức ra chạy thẳng vào trong nội trạch. Lúc đi qua bờ tường, chàng đã thấy phía đằng trước đèn lồng và đuốc chiếu sáng như ban ngày, tiếng cung nỏ bắn ra dồn dập và tiếng người ồn ào khôn tả.
Chàng càng nóng lòng sốt ruột thêm, vội nhảy lên trên nóc nhà ở gần đó, rồi từ đấy chàng lại đi trên bờ tường mà tiến thẳng về phía trước. Chàng đứng ở trên bờ tường đã trông thấy rõ nội trạch. Chàng thấy quân binh ở trong phủ đã bao vây chặt chẽ phủ đường, riêng chỉ có trên nóc nhà thì không có một bóng người nào thôi.
Chàng đứng suy nghĩ giây lát rồi chạy thẳng về phía bên trái.
Vừa qua nóc lầu nọ, chàng chưa đứng vững đã nghe thấy một tiếng kêu "soẹt" thì ra một mũi tên vừa bắn tới. Tiếp theo đó, những mũi tên khác mau như đàn châu chấu bắt tới. Chàng không kịp đề phòng, suýt tý nữa thì bị bắn trúng. Lúc đó, chàng mới hay bọn cung nỏ thủ ở trong phủ lại tưởng lầm mình là giặc. Chàng vội múa kiếm gạt những cung nỏ đó ra, một mặt thì lớn tiếng quát bảo:
- Ta là Biểu công tử đây, các người có mau ngừng tay lại không ?
Chàng vừa nói xong, đã vội phi thân xuốngdưới mái hiên.
Qúi vị nên biết, hộp nỏ trong có máy móc, có thể một lúc bắn được mấy mũi tên liền, oai lực mạnh khôn tả, ít người có thể chống đỡ nổi. Các quân lính trong phủ thấy tên nỏ không sao bắn trúng người nọ, đồng thời chúng lại nghe thấy người đó tự xưng là Biểu công tử, nên chúng liền ngừng tay.
Tên gia tướng đứng đầu đã trông thấy rõ mặt chàng quả thực là Biểu công tử, y hoảng sợ vô cùng, liền quỳ xuống vái lạy, mồm thì van lơn:
- Tiểu nhân tội đáng chết thực, xin Biểu công tử tha tội cho.
Thanh Lam dậm chân quát bảo:
- Ngươi có mau đứng dậy đi không! Bổn công tử có lời muốn hỏi ngươi.
Tên gia tướng lạy ba lạy mới run lẩy bẩy đứng dậy.
Thanh Lam vội hỏi tiếp:
- Vừa rồi ngươi có trông thấy tung tích của kẻ địch không ?
Tên gia tướng gật đầu đáp:
- Dạ dạ, tất cả sáu tên giặc. Trừ bốn tên bị anh em tiểu nhân bắn chết, còn hai tên nữa cũng bị bắt giữ rồi.
Thanh Lam nghe nói, ngạc nhiên vô cùng. Sao kẻ địch lại dám táo gan đến Tiết Sứ Phủ quấy nhiễu như thế, và không khi nào chúng lại phái mấy tay tầm thường như vậy. Cho nên chàng vẫn không tin lời nói của tên gia tướng nọ. Chàng lại hỏi tiếp:
- Tại sao các ngươi lại phát hiện ra tung tích của địch?
Tên gia tướng đáp:
- Vừa rồi tiểu nhân đi tuần tới đây thì hình như nghe thấy tiếng của một thiễu nữ kêu gọi "bắt thích khách" Tiểu nhân ngửng đầu nhìn lên trên mái nhà, quả nhiên có năm sáu cái bóng người và tên nào tên nấy trong tay đều cầm thanh đao và đang nhảy nhót ở trên mái ngói. Tiểu nhân vội ra lệnh cho bọn đàn em bắn tên gương nỏ lên. Ngờ đâu, lúc ấy ở trên không bỗng có một cái bóng hồng xuất hiện, và chỉ thấy cái bóng đỏ ấy ở trên mái nhà quay có mấy vòng thì khí giới của mấy tên giặc đều bị đánh rớt rồi chúng lần lượt té xuống dưới này. Bốn tên giặc bị khá nhiều mũi tên nỏ bắn trúng nên chết ngay tại chỗ còn hai tên nữa thì bị thương nhẹ, nhưng chúng không sao cử động được, liền bị anh em tiểu nhân bắt trói luôn. Cũng may, đại công tử vừa đem người tới, liền giải hai tên đó lên trên chủ đường rồi. Tiểu nhân thừa lệnh canh gác nơi đây, không ngờ lại gặp được Biểu công tử mà lại tưởng lầm là...
Y nói tới đó, không dám nói tiếp, sợ Thanh Lam giận, rồi y hoảng sợ, với giọng run tun xin lỗi rằng:
- Tiểu nhân đáng chết thực. Dám xúc phạm tới Biểu công tử, xin Biểu công tử xá tội cho.
Không chờ y nói dứt, Thanh Lam vội hỏi tiếp:
- Thế cái hình bóng đỏ kia, ngươi có trông thấy rõ là người hay là gì không ?
- Tiểu nhân trông thấy rõ lắm, tựa như một miếng lụa đỏ, ở trên không quay mấy vòng rồi biến mất. Tiểu nhân nghĩ rằng đó là hồng phúc của Đốc soái cho nên mới có thần thánh bảo hộ, có lẽ vị đó là Kim Giác Thần cũng nên.
Thanh Lam nghe thấy tên gia tướng ấy nói như vậy phải bấm bụn cười thầm và nghĩ rằng:
"Có lẽ bóng hồng đó là một vị cao thủ có thân pháp rất nhanh, núp ở trong bóng tối trợ giúp chứ không sai" Chàng biết dù có hỏi thêm nhưng đối với tên ngu xuẩn này cũng chỉ vô ích thôi, cho nên chàng xua tay và bảo tên gia tướng ấy rằng:
- Thôi được, các ngươi cứ canh gác ở nơi đây, bổn công tử còn phải vào trong vườn xem sao.
Nói xong, chàng lại tung mình nhảy lên trên mái nhà, tiến thẳng về phía Cư Nhân Tiểu Trúc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.