Chương 6
Dạ Chi Mạc Vấn
15/04/2021
Hiện tại tôi là người được tôn trọng nhất trong Cát thôn, bởi vì tôi là giáo viên ~ thôn trưởng bởi vì việc tôi đồng ý ở lại dạy bọn trẻ học chữ rất vui vẻ, ông kiên quyết không nhận tiền ăn hằng tháng của tôi. Đối với việc này, lòng tôi luôn cảm thấy rất băn khoăn, vậy nên tôi quyết định sẽ đem hết số tiền này, coi như tiền lì xì năm mới cho Lai Phúc.
Mấy đại thẩm trong thôn cũng rất tốt với tôi, lúc rãnh rỗi không có việc gì, tôi sẽ theo các cô các bà học thêu hoa. Ban đầu mới học, tôi rất vụng về, cứ bị kim đâm hoài không thôi. Sau này thêu mãi cũng lên tay, cũng có chút ra hình ra dạng một tý. Các đại thẩm nói với tôi là thêu thành phẩm cũng có thể đổi thành tiền, cứ cách một khoảng thời gian thì sẽ có người tới thu mua. Tôi cũng chẳng dám mong ước gì cho cam với cái tay nghề gà mờ của mình nên chẳng tính toán sẽ kiếm tiền dựa vào nghề thêu, chỉ là thêu chơi cho qua thời gian mà thôi.
Mỗi ngày tôi đều kiên trì đi gánh nước, quét dọn nhà cửa, lâu lâu còn sẽ nấu cơm. Đây là tất cả những gì tôi có thể làm được, coi như giúp đỡ thôn trưởng một ít. Thôn trưởng ra đồng làm việc, Lai Phúc sẽ theo tôi đến trường học chữ. Mà nói tới trường học trong thôn thì...haiz, nhà ngói cũ nát, cửa sổ xiêu vẹo, đôi khi còn bị lọt gió, bàn ghế cũ kĩ – chắc là do một trường học nào trong thành phố đào thải ra. Có lần tôi còn nhìn thấy trên đó có khắc "tới đây thử một lần với tôi đi!!", những câu như thế này, không thể nào là đám trẻ ở đây khắc được.
Thôn trưởng nói với tôi, điều kiện của bọn họ ở đây phải nói là tốt lắm rồi, nếu theo đường núi đi vào sâu bên trong núi một chút nữa...haizz, ông chẳng nói hết câu mà đáp lại tôi chỉ là một tiếng thở dài đầy nhiêu khê xót xa. Tôi cũng biết, trên mạng đăng không ít thông tin và hình ảnh nói về cuộc sống của những bản làng nơi vùng núi sâu, điều kiện sinh hoạt cực kì thiếu thốn, khó khăn chồng chất khó khăn, có lẽ tất cả những thứ đó đối với một người thành thị như tôi chẳng thể nào tưởng tượng ra được. Có lẽ bởi vì như vậy, đám nhỏ trong thôn học hành rất chăm chỉ, chúng chịu khó học mọi lúc mọi nơi có thể, khi nhìn thấy ánh mắt đầy hi vọng, ánh mắt khát khao cháy bỏng thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn nơi đây của chúng đều tập trung hết trên người mình, tôi cảm thấy đôi vai nặng trĩu, có một cảm giác "khổ sở" không nói nên lời.
Tôi rất thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, ở nơi này, không có ai ghét bỏ khuôn mặt của tôi. Tôi dường như cảm thấy tôi đã tìm thấy nguyên nhân vì sao tôi tồn tại trên đời này, giá trị của bản thân tôi. Những đứa trẻ này, chúng là hi vọng của tôi, là hi vọng của Cát thôn.
Một ngày quang đãng tháng Chín, mẹ của Nhị Nha trong thôn nhất quyết một hai phải kéo tôi đi họp chợ. Hôm nay tôi không có lớp nhưng vẫn phải dậy thật sớm để cùng mẹ của Nhị Nha đuổi kịp chạy tới chợ phiên. Dù đã ở đây được một thời gian, nhưng tôi vẫn chẳng thể nào quen được với đường núi gập ghềnh, chân tôi rất đau T.T
Haizzz.... Rốt cuộc thì cũng tới nơi, thật là náo nhiệt!!! tôi tò mò hết nhìn đông rồi lại nhìn tây, đúng là vẫn có vài thứ tôi chưa nhìn thấy bao giờ!! Chọn vài bộ quần áo trẻ con, Lai Phúc cứ mặc đi mặc lại vài bộ quần áo cũ, tôi muốn mua cho cậu bé vài bộ quần áo mới, chắc chắn cậu sẽ cười toe toét cho xem. Bồn rửa mặt trong nhà bị nứt rồi, nhưng thôn trưởng lại luyến tiếc đổi, hôm nay tôi sẽ mang về cho ông một cái mới vậy. Vẫn chẳng biết nên mua gì cho mình, đột nhiên tôi ngẩng người, trên tay xách này nọ kia, lại bị đám đông chen lấn, hình như tôi lạc mất mẹ của Nhị Nha rồi. Hên là tôi vẫn nhớ được đường trở về. Nhìn thoáng đám đông ồn ào trước mặt, rất nhiều người, tôi quyết định không mù quáng tìm kiếm làm gì cho mất công, cứ trực tiếp trở về trước chờ đợi là được.
Ai có ngờ, nửa đường tôi lại nhặt được một người kia chứ?!! Áo khoác đen dính đầy bùn đất, mặt cùng dơ bẩn đến nỗi không nhìn rõ diện mạo như thế nào. Người đó nằm bên đường, có vẻ hôn mê. Đưa mắt nhìn trước ngó sau, cả con đường chỉ có một mình tôi và cái người đang hôn mê nằm đó. Nhìn xem cách ăn mặc của hắn, còn có đôi giày xa xỉ nằm chễnh chệ trên chân, tôi mê muội. Tên này nhìn có vẻ rất có tiền, tại sao lạ xuất hiện chật vật nơi hoang sơn dã lĩnh như thế này?? Sờ sờ túi tiền của hắn, chẳng có gì cả. Nên làm gì bây giờ, đối với một người lai lịch không rõ ràng, nên cứu vẫn là không nên cứu?!!!
Mấy đại thẩm trong thôn cũng rất tốt với tôi, lúc rãnh rỗi không có việc gì, tôi sẽ theo các cô các bà học thêu hoa. Ban đầu mới học, tôi rất vụng về, cứ bị kim đâm hoài không thôi. Sau này thêu mãi cũng lên tay, cũng có chút ra hình ra dạng một tý. Các đại thẩm nói với tôi là thêu thành phẩm cũng có thể đổi thành tiền, cứ cách một khoảng thời gian thì sẽ có người tới thu mua. Tôi cũng chẳng dám mong ước gì cho cam với cái tay nghề gà mờ của mình nên chẳng tính toán sẽ kiếm tiền dựa vào nghề thêu, chỉ là thêu chơi cho qua thời gian mà thôi.
Mỗi ngày tôi đều kiên trì đi gánh nước, quét dọn nhà cửa, lâu lâu còn sẽ nấu cơm. Đây là tất cả những gì tôi có thể làm được, coi như giúp đỡ thôn trưởng một ít. Thôn trưởng ra đồng làm việc, Lai Phúc sẽ theo tôi đến trường học chữ. Mà nói tới trường học trong thôn thì...haiz, nhà ngói cũ nát, cửa sổ xiêu vẹo, đôi khi còn bị lọt gió, bàn ghế cũ kĩ – chắc là do một trường học nào trong thành phố đào thải ra. Có lần tôi còn nhìn thấy trên đó có khắc "tới đây thử một lần với tôi đi!!", những câu như thế này, không thể nào là đám trẻ ở đây khắc được.
Thôn trưởng nói với tôi, điều kiện của bọn họ ở đây phải nói là tốt lắm rồi, nếu theo đường núi đi vào sâu bên trong núi một chút nữa...haizz, ông chẳng nói hết câu mà đáp lại tôi chỉ là một tiếng thở dài đầy nhiêu khê xót xa. Tôi cũng biết, trên mạng đăng không ít thông tin và hình ảnh nói về cuộc sống của những bản làng nơi vùng núi sâu, điều kiện sinh hoạt cực kì thiếu thốn, khó khăn chồng chất khó khăn, có lẽ tất cả những thứ đó đối với một người thành thị như tôi chẳng thể nào tưởng tượng ra được. Có lẽ bởi vì như vậy, đám nhỏ trong thôn học hành rất chăm chỉ, chúng chịu khó học mọi lúc mọi nơi có thể, khi nhìn thấy ánh mắt đầy hi vọng, ánh mắt khát khao cháy bỏng thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn nơi đây của chúng đều tập trung hết trên người mình, tôi cảm thấy đôi vai nặng trĩu, có một cảm giác "khổ sở" không nói nên lời.
Tôi rất thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, ở nơi này, không có ai ghét bỏ khuôn mặt của tôi. Tôi dường như cảm thấy tôi đã tìm thấy nguyên nhân vì sao tôi tồn tại trên đời này, giá trị của bản thân tôi. Những đứa trẻ này, chúng là hi vọng của tôi, là hi vọng của Cát thôn.
Một ngày quang đãng tháng Chín, mẹ của Nhị Nha trong thôn nhất quyết một hai phải kéo tôi đi họp chợ. Hôm nay tôi không có lớp nhưng vẫn phải dậy thật sớm để cùng mẹ của Nhị Nha đuổi kịp chạy tới chợ phiên. Dù đã ở đây được một thời gian, nhưng tôi vẫn chẳng thể nào quen được với đường núi gập ghềnh, chân tôi rất đau T.T
Haizzz.... Rốt cuộc thì cũng tới nơi, thật là náo nhiệt!!! tôi tò mò hết nhìn đông rồi lại nhìn tây, đúng là vẫn có vài thứ tôi chưa nhìn thấy bao giờ!! Chọn vài bộ quần áo trẻ con, Lai Phúc cứ mặc đi mặc lại vài bộ quần áo cũ, tôi muốn mua cho cậu bé vài bộ quần áo mới, chắc chắn cậu sẽ cười toe toét cho xem. Bồn rửa mặt trong nhà bị nứt rồi, nhưng thôn trưởng lại luyến tiếc đổi, hôm nay tôi sẽ mang về cho ông một cái mới vậy. Vẫn chẳng biết nên mua gì cho mình, đột nhiên tôi ngẩng người, trên tay xách này nọ kia, lại bị đám đông chen lấn, hình như tôi lạc mất mẹ của Nhị Nha rồi. Hên là tôi vẫn nhớ được đường trở về. Nhìn thoáng đám đông ồn ào trước mặt, rất nhiều người, tôi quyết định không mù quáng tìm kiếm làm gì cho mất công, cứ trực tiếp trở về trước chờ đợi là được.
Ai có ngờ, nửa đường tôi lại nhặt được một người kia chứ?!! Áo khoác đen dính đầy bùn đất, mặt cùng dơ bẩn đến nỗi không nhìn rõ diện mạo như thế nào. Người đó nằm bên đường, có vẻ hôn mê. Đưa mắt nhìn trước ngó sau, cả con đường chỉ có một mình tôi và cái người đang hôn mê nằm đó. Nhìn xem cách ăn mặc của hắn, còn có đôi giày xa xỉ nằm chễnh chệ trên chân, tôi mê muội. Tên này nhìn có vẻ rất có tiền, tại sao lạ xuất hiện chật vật nơi hoang sơn dã lĩnh như thế này?? Sờ sờ túi tiền của hắn, chẳng có gì cả. Nên làm gì bây giờ, đối với một người lai lịch không rõ ràng, nên cứu vẫn là không nên cứu?!!!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.