Tại Giao Điểm Ta Gặp Nhau (Trót Yêu)
Chương 35: khép lại nỗi đau
Shi
24/07/2015
Sau một thời gian suy nghĩ, Trà My quyết định trở về nhà nội, cái nơi mà cô đã từng hứa với chính mình sẽ không bao giờ đặt chân vào một lần nào nữa. Học cách tha thứ cho người khác cũng chính là tự tha thứ cho bản thân mình, đó cũng là cách cô có thể khiến cho ba mình mỉm cười yên nghỉ.
Minh Phong chở Trà My đến đúng địa chỉ trong giấy ghi, anh có chút lo lắng vì thấy sắc mặt cô không tốt cho lắm, nắm lấy bàn tay cô anh cất giọng trầm trầm: “Nếu em không muốn, thì chúng ta đừng vào.”
Trà My nhìn bàn tay đang nắm lấy tay mình, sau đó mới ngẩng đầu lên nhìn Minh Phong: “Em không sao đâu.”
Sân vườn vẫn rộng lớn, đầy những loại hoa nhiều màu sắc khác nhau, như ôm lấy ngôi nhà khá cổ xưa được xây dựng bằng gỗ sang trọng theo phong cách truyền thống. Rất đẹp, nhưng vô cùng lạnh lẽo.
Mũi Trà My bắt đầu ngứa ngáy, khi nhìn những bông hoa đượm thắm kia. Cô không còn nhớ nỗi, mình bị những người trong ngôi nhà này bắt đứng phạt ngoài sân bao nhiêu lần nữa. Họ biết cô bị dị ứng phấn hoa, nên ngày nào cũng mua một giống hoa mới về trồng, cứ mỗi lần như thế là mũi cô không thể hoạt động. Trời mát mẻ thì không sao, nhưng khi trời mưa hoặc nắng nóng là y như rằng cô bị sốt cao. Mà cái thời đó, thì làm gì có thuốc tây hiện đại như bây giờ? Mẹ cô phải gom góp từng đồng lẻ để chạy đi mua thuốc nam, rồi lén vào nhà bếp sắc cho cô uống.
Họ viện cớ là gia đình gia giáo luôn đối nhân xử thế đúng chừng mực, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn bên trong thì rỗng tuếch. Họ tốt bụng cho hai mẹ con cô ở trong một căn phòng như kho chứa đồ phế thải, quần áo và chăn mền không sử dụng nữa họ mới thương tình ban bố. Dòng họ nội rất đông đúc, mà cứ đến giờ ăn thì mẹ cô phải phụ trách xới cơm cho tất cả mọi người từ già đến trẻ. Sau khi làm xong nhiệm vụ của mình, thì ngay đến cơm cũng chẳng còn huống hồ là thức ăn. Nhưng bà vẫn tiếp tục cố gắng chịu đựng vì bà đã thề sẽ thờ tang sáu năm chồng mình.
Trà My bước vào cửa chính trước ánh mắt bàn tán của nhiều người, cô biết thừa họ sợ cô về giành tài sản. Mà cũng đúng thôi, ở hoàn cảnh này thì ai cũng nghĩ như vậy.
“Mày dám quay về?” Thị Bích hung dữ nhìn Trà My, ánh mắt như muốn ăn tươi nuốt sống cô ngay tại chỗ.
Trà My không buồn trả lời, bước theo sau ông Văn Bách. Cánh cửa phòng vừa mở thì ngay lập tức mùi thuốc khử trùng nồng nặc sộc ra, Trà My hơi choáng, bất giác lui chân về phía sau.
“Em có sao không?” Minh Phong đỡ lấy Trà My, nhỏ giọng hỏi.
Trà My lắc đầu, cười: “Em không quen mùi thuốc khử trùng.” Chẳng biết sao nhưng cứ hễ ngửi được mùi đó thì cô liền có cảm giác khó chịu, đầu óc cũng theo đó mơ màng.
Minh Phong hiểu ý, khoác lấy vai Trà My, giống như một ngọn núi lớn che chở cô qua mọi phong ba bão táp: “Đi thôi.”
“Trà My phải không?” Giọng nói yếu ớt run run của bà Yến cất lên khi vừa thấy Trà My bước vào.
Trà My hơi khựng người, bà nội trong trí nhớ của cô là người vô cùng độc đoán và nghiêm khắc, là một người muốn mưa được mưa muốn gió được gió lúc xưa. Dù cô có làm gì bà cũng cho là sai, dù cô có cố gắng thế nào cũng bị bà ghét bỏ. Thế mà bây giờ, bà lại nhìn cô bằng cặp mắt trìu mến và hối hận thế kia? Thật khiến cô không thể thích nghi được.
Bà Yến ra hiệu cho y tá đỡ lưng mình dậy, giơ tay về phía Trà My: “Cháu lại đây, nhanh nào.”
Trà My bước chân thiếu tự nhiên, nhìn xung quanh một lượt rồi mới tiến lại ngồi bên cạnh giường bà Yến. Bỗng nhiên bà nắm lấy tay cô, khóe mắt như đọng vài giọt nước: “Giống thật, cháu có đôi mắt rất giống ba mình.”
Trà My không lên tiếng, chủ ý là muốn nghe xem bà ấy muốn nói gì. Sau nhiều năm như vậy thật sự bà ấy cảm thấy hối hận?
“Năm xưa nếu không phải ta quá cố chấp, nhất quyết bắt thằng Nghĩa thôi mẹ con thì tai nạn kinh hoàng đó đã không xảy ra…” Bà Yến thở hụt: “Ta thật có lỗi khi đổ mọi trách nhiệm lên đầu hai mẹ con cháu, thủ phạm giết chết con trai mình chính là ta…” Vừa nói nước mắt bà Yến vừa rơi, ký ức năm xưa cứ như cơn gió ùa về lũ lượt.
“Bà nội, đừng ghét Trà My, Trà My sẽ ngoan, không làm cho bà tức giận nữa.”
Con bé rất đáng yêu, đôi mắt như hai viên pha lê lúc nào cũng nhìn bà trìu mến, có lúc lo sợ cũng có lúc trông chờ. Sở dĩ bà không ngó ngàng đến nó, vì bà sợ khi nhìn nó bà sẽ nhớ lại thằng con trai đã mất của mình. Bà sợ đối mặt với sự thật nên đã bỏ mặc nó, sai càng thêm sai khi tự mình gây ra lỗi lầm mà không dám nhận, bà thật sự nợ mẹ con nó quá nhiều.
Trà My hoang mang khi thấy bà Yến xúc động đến mức nói không ra hơi, vội lên tiếng: “Bà cứ từ từ nói, tôi không chạy đi đâu mà sợ.” Cô không biết phải phản ứng thế nào cho phải, nói là thân thiết thì cô hoàn toàn không có, chỉ cảm giác như đối mặt với một người xa lạ, đau buồn và hỷ nộ cô cũng đều không có.
“Ta sợ nếu không nói ra sẽ không còn cơ hội nữa.” Bà Yến nắm chặt lấy tay Trà My hơn: “Là do ta sai người cắt dây thắng xe, lúc đó ta quá mù quáng, nghe theo lời xúi giục của con Bích. Là do ta không dám chấp nhận sự thật nên mới đổ hết trách nhiệm lên đầu mẹ con, sau đó lạnh nhạt với con, tất cả đều là lỗi của ta.”
Trà My thấy bà Yến có vẻ mất bình tĩnh nên vuốt ngực để bà ấy dễ thở hơn: "Tôi biết."
Những lời bà ấy nói cô đã nghe mẹ kể qua. Mẹ cô từng là đào hát rất nổi tiếng vào thời đó, rất nhiều người dành thời gian vào cuối tuần để đến nghe bà hát, trong đó có ba cô. Cả hai cảm nắng nhau ngay cái lần gặp đầu tiên. Nhưng đến lúc ông dẫn bà về ra mắt, thì bà mới biết ông là con của một gia đình giàu có. Đương nhiên vào thời đó mấy ai đồng ý chấp nhận con dâu mình là đào hát? Rồi thì cũng cấm đoán rồi làm ầm cả lên, nhưng cuối cùng bà nội cũng chịu thua cái tính kiên định của ông, gật đầu rước bà về nhà.
Tưởng chừng như hạnh phúc đã tìm đến, nhưng đùng một cái ông phải đi công tác trong khi bà đang mang thai bốn tháng. Trong thời gian đó, Văn Bách tỏ ra quan tâm bà mới khiến cho Thị Bích ghen tuông rồi đi mách lẻo với bà nội. Bà trở thành kẻ chuyên đi quyến rũ chồng người khác, bị buộc phải ly hôn trong khi ba cô ở Hà Nội không hề hay biết. Nhưng bà vẫn cương quyết mặt dày không đồng ý chờ đợi ông trở về, vì bà biết ông sẽ tin bà. Đến khi bà đau bụng sanh, không thể nhờ vả ai nên tự mình bắt xe trong đêm tối đi đến bệnh viện thay vì đi xe nhà như mọi khi. Đúng lúc đó ông trở về biết được sự tình, không thấy bà đâu nên liền lái xe đi tìm, kết quả…
Sau khi cô vừa sinh ra, liền mang trên đầu một tội danh “sát cha”.
“Trà My, cháu là cháu của bà, là giọt máu duy nhất của thằng Nghĩa, một nửa tài sản ta sẽ chia cho cháu. Coi như, đây là lời xin lỗi của ta có được không?”
Trà My lạnh nhạt, hạ giọng nói: “Tôi không cần bà phải chia tài sản, vì cuộc sống của mẹ con tôi hiện tại không hề thiếu thốn.” Cô đưa mắt nhìn ra hướng cửa, lắc đầu nói tiếp: “Những người ngoài kia có vẻ cần đến nó hơn.”
Nhìn ánh mắt cương nghị của Trà My, bà Yến như lại được nhìn thấy con trai mình năm ấy. Cái lúc mà nó dẫn Ngọc Ngân về ra mắt gia đình, cũng dùng ánh mắt đó để ép bà phải cưới cho bằng được, kiêng định và mạnh mẽ như thế. Bà Yến thở dài, cười trìu mến: “Trà My…”
“Tôi chấp nhận lời xin lỗi của bà, không phải vì bà mà vì ba tôi, mẹ tôi vẫn hay nói ông luôn rất kính trọng bà, dù bà có làm sai thì ông cũng sẽ sẵn lòng tha thứ.” Trà My gương mặt không cảm xúc: “Vì thế tôi cũng sẽ tha thứ cho bà.”
Bà Yến miệng nở nụ cười nhưng nước mắt không ngừng rơi: “Cảm ơn cháu.” Giọng nói thăng trầm, vô cùng cô đơn.
“Cũng trễ rồi, tôi xin phép về trước.” Trà My đứng dậy, trước khi quay đầu cô đặt vào tay bà Yến một miếng ngọc hình tượng phật: “Mẹ tôi đã mua cho bà trong chuyến công tác gần đây, giữ gìn sức khỏe.”
Trà My nắm lấy tay Minh Phong nhẹ nhàng rời khỏi phòng, lúc này cô mới chính thức thở phào, đóng cửa xoay người bước ra.
Bà Yến nước mắt nghẹn ngào nhìn miếng ngọc trong tay. Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, người bà ghét cay ghét đắng lại chính là người quan tâm bà nhất. Còn lũ con của bà, không sợ mất tài sản thì chúng nó có chầu chực ngoài kia? Đúng là lúc hoạn nạn thì mới biết ai là người tốt với mình, đây chính là quả báo của bà.
"Luật sư Nhân, một nửa tài sản nhà họ Hoàng vẫn đứng tên Trà My, còn lại thì chia đều cho từng đứa." Bà Yến thở dốc, dần thiếp đi vì mệt.
Văn Bách lịch sự tiễn Trà My và Minh Phong ra cổng, dù rất rõ sau đó Thị Bích nổi sung thiên khi biết chuyện này: “Ta thật sự có lỗi với mẹ con cháu.” Nếu năm đó ông nhất quyết ngăn cản thì bi kịch đã không xảy ra, mọi việc khởi nguồn từ ông mà chính ông lại trơ mắt nhìn, chỉ vì ích kỷ sợ mất đi địa vị đang có. Thật quá ngu xuẩn.
“Không ai nợ ai cả, chỉ cần sau này các người đừng phiền đến chúng tôi. Quá khứ cứ để nó trôi theo dĩ vãng.” Trà My sắc mặt lạnh nhạt không thay đổi nói.
Không phải cô là thánh nữ có lòng bao dung, nhưng thiết nghĩ bây giờ có hận hay oán ghét bọn họ thì cũng chẳng được gì ngoài rước thêm đau đầu. Trà My nhìn bầu trời chiều đỏ rực ấm áp, giống như nhìn thấy ba đang cười với mình, nếu có ông ở đây chắc hẳn ông sẽ vỗ đầu cô yêu thương nói: "Con gái ba làm tốt lắm!" Đó chính là cách ba sống trong lòng cô.
Trở về đến nhà, Minh Phong thấy tâm trạng của Trà My vẫn bình thường nên cũng thở phào. Rót cho cô một cốc nước trái cây mát lạnh, sau đó vào phòng lấy giấy vẽ tranh và bút chì đặt xuống trước mặt của cô.
Trà My cầm lấy bút và giấy, tay bắt đầu vẽ vẽ: “Sao anh biết em muốn vẽ tranh lúc này?”
“Chẳng phải khi em căng thẳng hay có chuyện không vui đều muốn vẽ tranh?!” Minh Phong ngồi kế Trà My, thản nhiên trả lời.
Trà My ngưng động tác, mắt vẫn nhìn vào ngòi bút chì trong tay, suy nghĩ một lát rồi mới hỏi: “Chẳng lẽ anh không tò mò chuyện quá khứ của em?”
Minh Phong đương nhiên muốn biết những chuyện mà Trà My từng trải qua. Nhưng chỉ cần nghe sơ qua cuộc nói chuyện vừa rồi, cũng đủ đoán ra mấy phần. Một đứa trẻ phải sống dưới sự ghẻ lạnh của người thân trong nhiều năm như vậy… nghĩ đến đây sắc mặt Minh Phong bỗng tối dần xuống.
Nắm lấy bàn tay của Trà My, Minh Phong kéo cả người cô ôm vào lòng một cách nhẹ nhàng, yêu chiều hết mực khi dùng tay vuốt mái tóc mềm mượt của cô: “Okinawa rất đẹp, em có muốn đến đó chơi?”
Trà My hơi ngặc nhiên trước câu trả lời của Minh Phong. Vừa rồi cô còn nghĩ trong đầu anh sẽ dùng những câu tiểu thuyết suông để an ủi cô, nào ngờ lại đánh trống lảng qua chuyện khác. Nhưng rất hợp ý cô mới đau chứ? Cô chúa ghét những kiểu lãng mạn cũng như nhận lòng thương hại từ người khác.
"Cái này để em suy nghĩ lại, anh đừng lợi dụng sương mù thả cần câu." Trà My giơ tay ôm đáp trả Minh Phong, miệng cười dịu dàng.
Minh Phong gục đầu xuống vai Trà My, thì thầm bên tai cô: "Vậy anh sẽ là con mồi để em thả câu." Sau đó đổi giọng tinh nghịch: "Thôi chết, anh dính câu rồi."
Trà My chỉ biết chết cười một chỗ trước trò hề của Minh Phong. Trong đầu lại nhớ đến một câu ca dao:
Bắt thang lên hỏi trăng già phải chăng phận gái mưa sa giữa trời?
May ra gặp được giếng khơi, vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn
chẳng may số phận gian nan, lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai?
Nếu đúng như câu ca dao nói trên, thì cô thật sự gặp may rồi ông trăng già ạ.
Minh Phong chở Trà My đến đúng địa chỉ trong giấy ghi, anh có chút lo lắng vì thấy sắc mặt cô không tốt cho lắm, nắm lấy bàn tay cô anh cất giọng trầm trầm: “Nếu em không muốn, thì chúng ta đừng vào.”
Trà My nhìn bàn tay đang nắm lấy tay mình, sau đó mới ngẩng đầu lên nhìn Minh Phong: “Em không sao đâu.”
Sân vườn vẫn rộng lớn, đầy những loại hoa nhiều màu sắc khác nhau, như ôm lấy ngôi nhà khá cổ xưa được xây dựng bằng gỗ sang trọng theo phong cách truyền thống. Rất đẹp, nhưng vô cùng lạnh lẽo.
Mũi Trà My bắt đầu ngứa ngáy, khi nhìn những bông hoa đượm thắm kia. Cô không còn nhớ nỗi, mình bị những người trong ngôi nhà này bắt đứng phạt ngoài sân bao nhiêu lần nữa. Họ biết cô bị dị ứng phấn hoa, nên ngày nào cũng mua một giống hoa mới về trồng, cứ mỗi lần như thế là mũi cô không thể hoạt động. Trời mát mẻ thì không sao, nhưng khi trời mưa hoặc nắng nóng là y như rằng cô bị sốt cao. Mà cái thời đó, thì làm gì có thuốc tây hiện đại như bây giờ? Mẹ cô phải gom góp từng đồng lẻ để chạy đi mua thuốc nam, rồi lén vào nhà bếp sắc cho cô uống.
Họ viện cớ là gia đình gia giáo luôn đối nhân xử thế đúng chừng mực, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn bên trong thì rỗng tuếch. Họ tốt bụng cho hai mẹ con cô ở trong một căn phòng như kho chứa đồ phế thải, quần áo và chăn mền không sử dụng nữa họ mới thương tình ban bố. Dòng họ nội rất đông đúc, mà cứ đến giờ ăn thì mẹ cô phải phụ trách xới cơm cho tất cả mọi người từ già đến trẻ. Sau khi làm xong nhiệm vụ của mình, thì ngay đến cơm cũng chẳng còn huống hồ là thức ăn. Nhưng bà vẫn tiếp tục cố gắng chịu đựng vì bà đã thề sẽ thờ tang sáu năm chồng mình.
Trà My bước vào cửa chính trước ánh mắt bàn tán của nhiều người, cô biết thừa họ sợ cô về giành tài sản. Mà cũng đúng thôi, ở hoàn cảnh này thì ai cũng nghĩ như vậy.
“Mày dám quay về?” Thị Bích hung dữ nhìn Trà My, ánh mắt như muốn ăn tươi nuốt sống cô ngay tại chỗ.
Trà My không buồn trả lời, bước theo sau ông Văn Bách. Cánh cửa phòng vừa mở thì ngay lập tức mùi thuốc khử trùng nồng nặc sộc ra, Trà My hơi choáng, bất giác lui chân về phía sau.
“Em có sao không?” Minh Phong đỡ lấy Trà My, nhỏ giọng hỏi.
Trà My lắc đầu, cười: “Em không quen mùi thuốc khử trùng.” Chẳng biết sao nhưng cứ hễ ngửi được mùi đó thì cô liền có cảm giác khó chịu, đầu óc cũng theo đó mơ màng.
Minh Phong hiểu ý, khoác lấy vai Trà My, giống như một ngọn núi lớn che chở cô qua mọi phong ba bão táp: “Đi thôi.”
“Trà My phải không?” Giọng nói yếu ớt run run của bà Yến cất lên khi vừa thấy Trà My bước vào.
Trà My hơi khựng người, bà nội trong trí nhớ của cô là người vô cùng độc đoán và nghiêm khắc, là một người muốn mưa được mưa muốn gió được gió lúc xưa. Dù cô có làm gì bà cũng cho là sai, dù cô có cố gắng thế nào cũng bị bà ghét bỏ. Thế mà bây giờ, bà lại nhìn cô bằng cặp mắt trìu mến và hối hận thế kia? Thật khiến cô không thể thích nghi được.
Bà Yến ra hiệu cho y tá đỡ lưng mình dậy, giơ tay về phía Trà My: “Cháu lại đây, nhanh nào.”
Trà My bước chân thiếu tự nhiên, nhìn xung quanh một lượt rồi mới tiến lại ngồi bên cạnh giường bà Yến. Bỗng nhiên bà nắm lấy tay cô, khóe mắt như đọng vài giọt nước: “Giống thật, cháu có đôi mắt rất giống ba mình.”
Trà My không lên tiếng, chủ ý là muốn nghe xem bà ấy muốn nói gì. Sau nhiều năm như vậy thật sự bà ấy cảm thấy hối hận?
“Năm xưa nếu không phải ta quá cố chấp, nhất quyết bắt thằng Nghĩa thôi mẹ con thì tai nạn kinh hoàng đó đã không xảy ra…” Bà Yến thở hụt: “Ta thật có lỗi khi đổ mọi trách nhiệm lên đầu hai mẹ con cháu, thủ phạm giết chết con trai mình chính là ta…” Vừa nói nước mắt bà Yến vừa rơi, ký ức năm xưa cứ như cơn gió ùa về lũ lượt.
“Bà nội, đừng ghét Trà My, Trà My sẽ ngoan, không làm cho bà tức giận nữa.”
Con bé rất đáng yêu, đôi mắt như hai viên pha lê lúc nào cũng nhìn bà trìu mến, có lúc lo sợ cũng có lúc trông chờ. Sở dĩ bà không ngó ngàng đến nó, vì bà sợ khi nhìn nó bà sẽ nhớ lại thằng con trai đã mất của mình. Bà sợ đối mặt với sự thật nên đã bỏ mặc nó, sai càng thêm sai khi tự mình gây ra lỗi lầm mà không dám nhận, bà thật sự nợ mẹ con nó quá nhiều.
Trà My hoang mang khi thấy bà Yến xúc động đến mức nói không ra hơi, vội lên tiếng: “Bà cứ từ từ nói, tôi không chạy đi đâu mà sợ.” Cô không biết phải phản ứng thế nào cho phải, nói là thân thiết thì cô hoàn toàn không có, chỉ cảm giác như đối mặt với một người xa lạ, đau buồn và hỷ nộ cô cũng đều không có.
“Ta sợ nếu không nói ra sẽ không còn cơ hội nữa.” Bà Yến nắm chặt lấy tay Trà My hơn: “Là do ta sai người cắt dây thắng xe, lúc đó ta quá mù quáng, nghe theo lời xúi giục của con Bích. Là do ta không dám chấp nhận sự thật nên mới đổ hết trách nhiệm lên đầu mẹ con, sau đó lạnh nhạt với con, tất cả đều là lỗi của ta.”
Trà My thấy bà Yến có vẻ mất bình tĩnh nên vuốt ngực để bà ấy dễ thở hơn: "Tôi biết."
Những lời bà ấy nói cô đã nghe mẹ kể qua. Mẹ cô từng là đào hát rất nổi tiếng vào thời đó, rất nhiều người dành thời gian vào cuối tuần để đến nghe bà hát, trong đó có ba cô. Cả hai cảm nắng nhau ngay cái lần gặp đầu tiên. Nhưng đến lúc ông dẫn bà về ra mắt, thì bà mới biết ông là con của một gia đình giàu có. Đương nhiên vào thời đó mấy ai đồng ý chấp nhận con dâu mình là đào hát? Rồi thì cũng cấm đoán rồi làm ầm cả lên, nhưng cuối cùng bà nội cũng chịu thua cái tính kiên định của ông, gật đầu rước bà về nhà.
Tưởng chừng như hạnh phúc đã tìm đến, nhưng đùng một cái ông phải đi công tác trong khi bà đang mang thai bốn tháng. Trong thời gian đó, Văn Bách tỏ ra quan tâm bà mới khiến cho Thị Bích ghen tuông rồi đi mách lẻo với bà nội. Bà trở thành kẻ chuyên đi quyến rũ chồng người khác, bị buộc phải ly hôn trong khi ba cô ở Hà Nội không hề hay biết. Nhưng bà vẫn cương quyết mặt dày không đồng ý chờ đợi ông trở về, vì bà biết ông sẽ tin bà. Đến khi bà đau bụng sanh, không thể nhờ vả ai nên tự mình bắt xe trong đêm tối đi đến bệnh viện thay vì đi xe nhà như mọi khi. Đúng lúc đó ông trở về biết được sự tình, không thấy bà đâu nên liền lái xe đi tìm, kết quả…
Sau khi cô vừa sinh ra, liền mang trên đầu một tội danh “sát cha”.
“Trà My, cháu là cháu của bà, là giọt máu duy nhất của thằng Nghĩa, một nửa tài sản ta sẽ chia cho cháu. Coi như, đây là lời xin lỗi của ta có được không?”
Trà My lạnh nhạt, hạ giọng nói: “Tôi không cần bà phải chia tài sản, vì cuộc sống của mẹ con tôi hiện tại không hề thiếu thốn.” Cô đưa mắt nhìn ra hướng cửa, lắc đầu nói tiếp: “Những người ngoài kia có vẻ cần đến nó hơn.”
Nhìn ánh mắt cương nghị của Trà My, bà Yến như lại được nhìn thấy con trai mình năm ấy. Cái lúc mà nó dẫn Ngọc Ngân về ra mắt gia đình, cũng dùng ánh mắt đó để ép bà phải cưới cho bằng được, kiêng định và mạnh mẽ như thế. Bà Yến thở dài, cười trìu mến: “Trà My…”
“Tôi chấp nhận lời xin lỗi của bà, không phải vì bà mà vì ba tôi, mẹ tôi vẫn hay nói ông luôn rất kính trọng bà, dù bà có làm sai thì ông cũng sẽ sẵn lòng tha thứ.” Trà My gương mặt không cảm xúc: “Vì thế tôi cũng sẽ tha thứ cho bà.”
Bà Yến miệng nở nụ cười nhưng nước mắt không ngừng rơi: “Cảm ơn cháu.” Giọng nói thăng trầm, vô cùng cô đơn.
“Cũng trễ rồi, tôi xin phép về trước.” Trà My đứng dậy, trước khi quay đầu cô đặt vào tay bà Yến một miếng ngọc hình tượng phật: “Mẹ tôi đã mua cho bà trong chuyến công tác gần đây, giữ gìn sức khỏe.”
Trà My nắm lấy tay Minh Phong nhẹ nhàng rời khỏi phòng, lúc này cô mới chính thức thở phào, đóng cửa xoay người bước ra.
Bà Yến nước mắt nghẹn ngào nhìn miếng ngọc trong tay. Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, người bà ghét cay ghét đắng lại chính là người quan tâm bà nhất. Còn lũ con của bà, không sợ mất tài sản thì chúng nó có chầu chực ngoài kia? Đúng là lúc hoạn nạn thì mới biết ai là người tốt với mình, đây chính là quả báo của bà.
"Luật sư Nhân, một nửa tài sản nhà họ Hoàng vẫn đứng tên Trà My, còn lại thì chia đều cho từng đứa." Bà Yến thở dốc, dần thiếp đi vì mệt.
Văn Bách lịch sự tiễn Trà My và Minh Phong ra cổng, dù rất rõ sau đó Thị Bích nổi sung thiên khi biết chuyện này: “Ta thật sự có lỗi với mẹ con cháu.” Nếu năm đó ông nhất quyết ngăn cản thì bi kịch đã không xảy ra, mọi việc khởi nguồn từ ông mà chính ông lại trơ mắt nhìn, chỉ vì ích kỷ sợ mất đi địa vị đang có. Thật quá ngu xuẩn.
“Không ai nợ ai cả, chỉ cần sau này các người đừng phiền đến chúng tôi. Quá khứ cứ để nó trôi theo dĩ vãng.” Trà My sắc mặt lạnh nhạt không thay đổi nói.
Không phải cô là thánh nữ có lòng bao dung, nhưng thiết nghĩ bây giờ có hận hay oán ghét bọn họ thì cũng chẳng được gì ngoài rước thêm đau đầu. Trà My nhìn bầu trời chiều đỏ rực ấm áp, giống như nhìn thấy ba đang cười với mình, nếu có ông ở đây chắc hẳn ông sẽ vỗ đầu cô yêu thương nói: "Con gái ba làm tốt lắm!" Đó chính là cách ba sống trong lòng cô.
Trở về đến nhà, Minh Phong thấy tâm trạng của Trà My vẫn bình thường nên cũng thở phào. Rót cho cô một cốc nước trái cây mát lạnh, sau đó vào phòng lấy giấy vẽ tranh và bút chì đặt xuống trước mặt của cô.
Trà My cầm lấy bút và giấy, tay bắt đầu vẽ vẽ: “Sao anh biết em muốn vẽ tranh lúc này?”
“Chẳng phải khi em căng thẳng hay có chuyện không vui đều muốn vẽ tranh?!” Minh Phong ngồi kế Trà My, thản nhiên trả lời.
Trà My ngưng động tác, mắt vẫn nhìn vào ngòi bút chì trong tay, suy nghĩ một lát rồi mới hỏi: “Chẳng lẽ anh không tò mò chuyện quá khứ của em?”
Minh Phong đương nhiên muốn biết những chuyện mà Trà My từng trải qua. Nhưng chỉ cần nghe sơ qua cuộc nói chuyện vừa rồi, cũng đủ đoán ra mấy phần. Một đứa trẻ phải sống dưới sự ghẻ lạnh của người thân trong nhiều năm như vậy… nghĩ đến đây sắc mặt Minh Phong bỗng tối dần xuống.
Nắm lấy bàn tay của Trà My, Minh Phong kéo cả người cô ôm vào lòng một cách nhẹ nhàng, yêu chiều hết mực khi dùng tay vuốt mái tóc mềm mượt của cô: “Okinawa rất đẹp, em có muốn đến đó chơi?”
Trà My hơi ngặc nhiên trước câu trả lời của Minh Phong. Vừa rồi cô còn nghĩ trong đầu anh sẽ dùng những câu tiểu thuyết suông để an ủi cô, nào ngờ lại đánh trống lảng qua chuyện khác. Nhưng rất hợp ý cô mới đau chứ? Cô chúa ghét những kiểu lãng mạn cũng như nhận lòng thương hại từ người khác.
"Cái này để em suy nghĩ lại, anh đừng lợi dụng sương mù thả cần câu." Trà My giơ tay ôm đáp trả Minh Phong, miệng cười dịu dàng.
Minh Phong gục đầu xuống vai Trà My, thì thầm bên tai cô: "Vậy anh sẽ là con mồi để em thả câu." Sau đó đổi giọng tinh nghịch: "Thôi chết, anh dính câu rồi."
Trà My chỉ biết chết cười một chỗ trước trò hề của Minh Phong. Trong đầu lại nhớ đến một câu ca dao:
Bắt thang lên hỏi trăng già phải chăng phận gái mưa sa giữa trời?
May ra gặp được giếng khơi, vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn
chẳng may số phận gian nan, lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai?
Nếu đúng như câu ca dao nói trên, thì cô thật sự gặp may rồi ông trăng già ạ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.