Tầm Tần Ký

Chương 211: Hào Quang Lấp Lánh

Huỳnh Dị

17/03/2013

Lao ái và Hạng Thiếu Long cưỡi ngựa đi song song, hai thớt ngựa chầm chậm cất bước bên đường.

Mười tám thiết vệ đi mở đường ở phía trước, thân vệ của Lao ái thì đi phía sau.

Vì cách đó không lâu đã xảy ra chuyện ám sát, cho nên ai nấy đều phải nâng cao cảnh giác, không dám lơi lỏng.

Ba người Hàn Kiệt, Lao Tứ và Lệnh Tề đi ở phía sau, nhưng vẫn giữ một khoảng cách, để cho hai người có thể yên tâm nói chuyện. Vừa mới rời khỏi thanh lâu, dáng vẻ khúm núm của Lao ái đã mất hết, mặt lạnh như băng, không nói một lời.

Ði được một đoạn, Lao ái nhìn con đường phía trước, trầm giọng nói, „Lã Bất Vi quả thật hiếp người quá thể."

Hạng Thiếu Long lắng nghe tiếng vọng của vó ngựa trong đêm khuya, trong con đường không một bóng người, thở dài nói, „Trước tình thế hiện nay, nội sử đại nhân cũng phải nén lại cơn giận tức thời, đừng xung đột chính diện với y chỉ vì một mỹ nhân."

Lao ái nghiến răng nói, „Hạng huynh có thấy nỗi đau khổ của Mỹ Mỹ không? Tim nàng vẫn hướng về ta."

Hạng Thiếu Long nhớ lại Ðiền Mỹ Mỹ đã khóc khi rời khỏi sảnh đường, bất đồ nghĩ đến cảnh thân thể xinh đẹp của mỹ nữ đó bị Lã Bất Vi giày vò, người khổ não mà không nói gì.

Lao ái hạ giọng xuống như nói với mình, „Ta phải giết Lã Bất Vi!"

Hạng Thiếu Long quay đầu nhìn sang y, vừa lúc đó ánh mắt của Lao ái nhìn sang gã, hai người nhìn nhau một hồi Hạng Thiếu Long nói, „Trước tiên đừng nói có thể giết được y hay không? Nhưng nếu Lã Bất Vi quả thật chết đi, nước Tần sẽ rơi vào tình thế đại loạn, Lao huynh hãy suy nghĩ mới được."

Lao ái nở nụ cười chua chát, buồn bã thở dài.

Hạng Thiếu Long trong lòng cũng thầm than.

Mình quả thật rất quá trọng tình cảm tuy biết Lao ái là hạng người lòng lang dạ sói, đối với mình cũng chẳng tốt lành gì, nhưng giờ đây thấy y bị Lã Bất Vi chèn ép, mà vẫn có lòng thông cảm. Mình quả thật không phải thật là người tham gia chính trị. Ðối với kẻ địch quá dễ dàng mềm lòng.

Lúc này đến một ngã tư, phía bên trái là đường đến cung Cam Tuyền, đi thẳng là đường về nhà của Hạng Thiếu Long, Lao ái liền gọi lại, cả nhóm người cũng dừng lại.

Hạng Thiếu Long trong lòng nghĩ Lao ái đến cung Cam Tuyền tìm Chu Cơ, rồi tố khổ với nàng, lập tức cảm thấy khó chịu.

Lao ái cố gắng lấy lại tinh thần nói, „Hạng huynh phải chăng ngày mai này tính giết chết Khêu Nhật Thăng?"

Hạng Thiếu Long thì dù sao cũng nể mặt y.

Lao ái mỉm cười nói, „Hạng huynh thật nể mặt bạn bè, chuyện này ta hiểu rõ. Khêu Nhật Thăng quả thật quá đáng, nhưng giờ đây kẻ này đối với ta vẫn còn chỗ dùng, mong Hạng huynh hãy nương tay cho y!"

Hạng Thiếu Long bình thản nói, „Vậy Thiếu Long làm theo lời của Lao huynh là xong."

Ngồi một lát rồi thừa cơ hỏi, „Lao huynh và Phố Cao có mối quan hệ như thế nào?"

Lao ái nhíu mày, một lát sau mới nói, „Giờ đây y ra sức lội kéo ta, ta thấy không có hại gì nên mới ra vẻ cho y thấy.

Kẻ này có thế lực rất lớn tại hai nước Tần, Triệu. Trước đây vẫn thường liên kết với Dương Tuyền quân. Giờ này mất đi chỗ dựa, lại thấy Ðỗ bích không làm được nên trò trống gì nên đi tìm người khác đó thôi."

Nói như vậy Hạng Thiếu Long lập tức biết rõ Phố Cao đã cho y nhiều điều lợi, nhưng không tiết lộ mà thôi.

Hai người cáo biệt rồi ai đi đường nấy.

Về đến Ô phủ thì đã quá canh hai, đèn đuốc trong phủ sáng trưng, mọi người vẫn chưa ngủ, thì ra Ô Quả, người nhận nhiệm vụ đưa Trâu Diễn ra biên giới đã quay về. Người trên kẻ dưới của Ô Gia đều ưa thích y. Lúc này đang ở trong đại sảnh khua môi múa mép kể những chuyện đã gặp trên đường, còn bọn Kỷ Yên Nhiên và Triệu Ðại thì chốc chốc lại cười ầm lên.

Thư Vi nép vào người y như một con chim nhỏ, dáng vẻ rất thích thú. Nàng và tỉ muội họ Ðiền cười to nhất. Chỉ cần nhìn bọn Ô Quả, không cần nói thì đã biết họ cười rất nhiều.

Ðằng Dực và Thiện Lan thì ngồi ở một góc, nhìn mọi người cười nói. Kinh Tuấn thì đêm nay phải trực nên không có mặt.

Sau một ngày phải vờ vịt với bọn gian nhân, cuối cùng Hạng Thiếu Long mới cảm thấy thoải mái trong lòng.

ô Quả thấy gã quay về vội vàng cung kính nói rằng, „Hạng gia đi tuần mới về!"

Ðằng Dực đứng dậy cười nói, „Ðêm đã khuya, ngày mai hãy nói tiếp."

ô Quả kéo tay Châu Vi kêu lên, „Ðã khuya rồi! Mọi người về ngủ đi thôi!"

Còn Châu Vi thì cố rút tay ra khỏi bàn tay của Ô Quả, mặt đỏ ửng chạy ra nhà sau, Ô Quả làm ra vẻ gấp rút đuổi theo.

Mọi người đều đã tản đi hết, chỉ còn bọn Kỷ Yên Nhiên và phu phụ Ðằng Dực.

Kỷ Yên Nhiên liếc gã rồi nói, „Thiếp còn tưởng đêm nay phu quân đại nhân không về nữa."

Hạng Thiếu Long nói, „Hiền thê tưởng ta muốn gặp những hạng người như Lao ái hay sao? Nhưng đêm nay cũng có thu hoạch lớn."



Ðằng Dực hỏi dẫn tới, Hạng Thiếu Long kể hết chuyện vừa mới xảy ra.

Thiện Lan giận dữ nói, „Lã Bất Vi quả thật là hạng đê tiện vô sỉ, nhưng Lao ái cũng chẳng phải người tốt, tốt nhất hai kẻ ấy hãy chết quách cho xong."

Nhưng Ô Ðình Phương quan tâm lại là chuyện khác, hỏi, „Thạch Tố Phương chắc là đẹp lắm."

Hạng Thiếu Long trả lời rằng, „Xem ra cũng tạm được, nhưng không bằng Phương Nhi."

Ô Ðình Phương lập tức cười hớn hở, không hỏi nữa.

Ðằng Dực trầm giọng nói, „Ngày mai tam đệ quả thật bỏ cơ hội tốt trừ khử Khêu Nhật Thăng vì Lao ái hay sao?"

Hạng Thiếu Long thở dài, „Nghĩ sâu thêm một tầng, giờ đây vẫn không tiện trừ khử Khêu Nhật Thăng, thêm một người chống đối Lã Bất Vi cũng là chuyện tốt."

Rồi nói sang chuyện khác, hỏi Kỷ Yên Nhiên chuyện hắc long.

Kỷ Yên Nhiên hớn hở nói, „Ðã có Yên Nhiên chủ trì, phu quân đại nhân hãy yên tâm."

Ðằng Dực đứng dậy vươn vai nói, „Mọi người hãy về ngủ sớm giữ tinh thần cho đầy đủ, ngày mai hãy đến đại náo Hành Quán tồi tàn ấy một phen, để cho bọn chúng biết rằng chúng ta không thể đụng đến."

Triệu Chi cười nói, „Giờ đây Hạng gia đã quen thói đến Túy Phong lâu trước khi khai chiến, song lần này không ai dám mua Hạng gia thua nữa."

Mọi người cười rồi ai nấy quay về phòng.

Sáng hôm sau tảo triều, vì lập xuân sắp đến một năm mới sắp sang, triều đình trên dưới tập trung thảo luận những chuyện có liên đến tài chính.

Lã Bất Vi nắm giữ tài chính, đã sớm chuẩn bị đầy đủ trình bày với tiểu Bàn bản dự toán.

Nói tóm lại Lã Bất Vi muốn tăng thuế khóa, tăng thu nhập cho quốc khố, chủ yếu là để dùng cho quân sự và đào kênh Trịnh Quốc.

Nếu ngày hôm nay, tiểu Bàn, Lý Tư, Xương Bình quân và Vương Lăng đều bàn bạc kín, thảo luận về bản dự toán tài chính này. Hạng Thiếu Long chẳng hiểu gì về điều này và chính vì lo ứng phó với cuộc chiến với Khêu Nhật Thăng cho nên không cần phải tham gia.

Lã Bất Vi lại giải thích kỹ càng phương án dự toán xong, văn võ bá quan đã đứng gần hai canh giờ, tiểu Bàn đặc biệt khai ơn bảo người mang chiếu đến, mọi người được ban cho ngồi xuống.

Lã Bất Vi nói xong, cuối cùng tổng kết rằng, „Ðạo dĩ tài, chỗ nên thêm thì cho thêm, chỗ nên bớt thì bớt. Nay quốc khố của đại Tần ta đầy đủ, lương thực chất như núi, dân được ấm no, nước được giàu mạnh, chư hầu thần phục, biên cương mở rộng. Chỉ có chiếm nhiều đất đai, đại Tần ta mới có thể tiếp tục được sách lược nước mạnh binh mạnh. Nay chính là cơ hội tốt để thống nhất thiên hạ của đại Tần ta."

Khi Lã Bất Vi ngồi xuống, triều thần đều phụ họa theo.

Chu Cơ rốt cuộc không phải là nhân tài về mặt này, nên chỉ giữ nhiệm vụ gật đầu.

Hạng Thiếu Long nghe được Lã Bất Vi ngầm bảo nước Tần có được ngày hôm nay là toàn nhờ công của y. Gã đương nhiên không muốn nước Tần toàn lực tiến về phía đông, nhưng không có lời để phản bác lại Lã Bất Vi, chỉ đành âm thầm nuốt giận.

May mà tiểu Bàn đã bàn bạc xong với bọn Lý Tư, có cách nghĩ khác nên không hề đồng ý.

Bọn Thái Trạch, Vương Quan cũng đều đứng dậy bày tỏ ý kiến ca tụng sự anh minh thần võ của Lã Bất Vi, rồi tiểu Bàn bình thản nói, „Tả tướng có ý kiến gì?"

Xương Bình quân đứng dậy, bước ra chỗ giữa điện hướng về phía đài cao, nơi có tiểu Bàn, Chu Cơ, Lã Bất Vi nói rằng, „Ðại Tần ta từ sau Hiếu Công đánh bại Ngụy Sở, đất đai mở rộng ngàn dặm. Huệ Văn Vương lại lấy được ba đất Tam Xuyên, phía tây giành được Ba, Thục, phía bắc lấy được Mục Thượng quận, phía nam lấy được Hán Trung, Bao Cửu Vi, Chữ Yên, V nh. Các tiên vương lấy dần các nước chư hầu của sáu nước, khiến cho các nước phía tây đều phải nghe theo đại Tần ta, giờ đây lại lấy được ba quận phía đông, cho nên trước tiên phải thực hiện chính sách làm cho dân giàu, cũng cố những chỗ đã lấy được. Lại thêm giờ đây kênh Trịnh Quốc cần nhiều tài lực, nông dân đều bị đưa đi đào kênh, năng lực sản xuất bị bỏ hoang, do đó xin bị quân hãy xét lại chuyện tăng thuế."

Tiểu Bàn vẫn chưa có hội để bày tỏ ý kiến mình, Vương Quan cười lạt một tiếng rồi nói, „Ðại Tần ta là chỗ hiểm trở, tiến có thể tấn công, lùi có thể phòng thủ, ở Quan Trung có Tả Hào, Hàm, Hữu Long, Thục, ở phía nam có Ba Thục, ở phía bắc có Cố Uyển, tuy vẫn có thể tiến về phía đông chinh phục chư hầu, binh lực lương thảo đầy đủ không thiếu, đào kênh Trịnh Quốc là chuyện nhỏ, chỉ cần hai quận Ba, Thục là đã ứng phó. Mong bị quân xét kĩ."

Mông Ngao tiếp lời, „Ðại Tần ta từ thời trước cố gắng tiến về phía đông không những đã lấy được đất của Triệu, Ngụy, Hàn, Sở mà lớn nhỏ còn thắng được hàng trăm vạn tướng sĩ của địch, làm yếu đi các nước phía đông. Giờ đây dân ở sáu nước phía đông đang loạn lạc, chính trị không ổn định, là lúc địch yếu ta mạnh, đại Tần ra đã chiếm được thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nếu không nhân cơ hội này tiến quân, thì sẽ bỏ mất thời cơ tốt, há chẳng phải ăn nói được với các vị tiên vương hay sao?"

Hạng Thiếu Long thấy Xương Bình quân không nén nổi sự biến sắc, trong lòng thầm kêu không hay.

Xương Bình Quân tuy là hạng người có trí mưu, nhưng thiếu kinh nghiệm, vẫn không phải là đối thủ của bọn Lã Bất Vi, Vương Quan.

Lần này bản dự toán tài chính mới của Lã Bất Vi quả thật là một bản kế sách đoạt quyền chu toàn, khiến cho Lã Bất Vi có thể được tự do tăng thuế, đồng thời mở rộng quân đội.

Một khi tiểu Bàn và Chu Cơ đã phê, Lã Bất Vi có thể muốn làm gì là làm, lợi mình mà làm hại người. Những tướng lĩnh như Hoàn Xỉ đều phải xem mặt y hành sự.

Tiểu Bàn có lẽ sẽ nắm được ba quân lớn ở Hàm Dương, nhưng đối với quân ngoài Hàm Dương, thì lại bị Lã Bất Vi khống chế.

Cho nên chuyện này rất căng thẳng.

Xương Bình quân sửng người một lát, đột nhiên cười ha ha nói, „Xin mời Lý Tư đại nhân hãy bẩm tấu những điều đã nghiên cứu cho bị quân biết."

Rồi lôi Lý Tư ra.

Hạng Thiếu Long và tiểu Bàn đều yên tâm, biết rằng đây là kế hay nhất trong lúc không có kế.



Lý Tư là trưởng sử, có nghĩa là thư ký riêng của tiểu Bàn, phụ trách chuyện xử lý văn thư, nhưng Xương Bình quân đã gọi đích danh y ra người khác cũng khó mà phản đối.

Những bọn võ tướng như Vương Hột, Vương Lăng chỉ biết cầm quân đánh trận, nhưng nói đến kinh tế chính trị, thì không phải là đối thủ của Lã Bất Vi, Vương Quan cũng chẳng thể nào giúp được.

Chỉ có Lý Tư là người phù hợp nhất.

Lý Tư trong lòng thầm mừng, bước ra đến giữa điện. Trước tiên thi lễ rồi mới tấu rằng, „Thống nhất thiên hạ là quốc sách của đại Tần ta, chuyện này không ai phản đối. Nhưng quản lý đất nước cũng như lái thuyền giữa cơn giông tố, nếu không cẩn thận thì có thể nặng là mất người, nhẹ thì khiến cho dân nổi loạn cho nên không thể gấp gáp được, trước tiên phải hiểu được dân tình, mới có thể quản lí được."

Thái Trạch rõ ràng không hề coi Lý Tư ra gì, hững hờ mà nói rằng, „Bọn lão thần đều được trọng phụ chỉ thị quan sát các quận, thấy rằng việc thu thuế là rất hợp lý, không hề làm việc sơ sót, trưởng sử đại nhân đã quá lo xa."

Lã Bất Vi vuốt râu cười, „Nếu trưởng sử đại nhân có cơ hội xin hãy xem xét thực tế, thì mới hiểu thư đề nghị lần này mà bổn trọng phụ trình lên cho bị quân, quả thật là một thành quả của nhiều người, đại Tần ta có lớn mạnh hay không là ở trong đó Mong bị quân thái hậu phê chuẩn, rồi lập tức thi hành ngay."

Các quan đều phụ họa.

Bọn Xương Bình quân đều nhíu mày.

Chỉ có Hạng Thiếu Long trong lòng vẫn bình tĩnh, biết Lý Tư chắc chắn sẽ có cách phản kích.

Quả nhiên Lý Tư ung dung cười, „Cái gọi là hữu danh thực chứng, chính là phải có bằng chứng thực tế, thì mới có thể khiến cho người ta nghe theo. Nếu chiếu theo đề nghị của trọng phụ mà tăng thuế cho quận Ba, Thục, Nhất thì chuyện này vạn lần không thể thi hành được."

Lã Bất Vi không ngờ Lý Tư lại công nhiên đối đầu với ông chủ cũ của mình, sắc mặt không vui nói rằng, „Kẻ giàu thì tăng lên, kẻ nghèo thì giảm xuống, đó là quy tắc thu thuế, Ba Thục là nơi giàu có, là nguồn tài nguyên của đại Tần ta. Trưởng sử cớ sao lại nói lời ấy?"

Lý Tư không hề bị những lời nói của y hù dọa, ngang nhiên mà cãi lại rằng, „Ba Thục không những là gốc của đại Tần ta, mà còn là chỗ quan trọng mang tính chiến lược, binh giáp ở các nơi khác, nếu xuôi theo dòng Mân Gian, năm ngày có thể đến Sở Dĩnh, là nơi cần phải dành lấy nếu muốn thống nhất vùng tây nam và phạt Sở. Ðể giữ vững Ba Thục, cần phải xem xét tình hình mà thi chính, thực hiện chính sách ưu đãi. Nhưng vi thần lại không thấy được điều này trong thư kiến nghị của trọng phụ?"

Ngừng một lát rồi nói với vẻ chắc chắn, „Ba Thục tuy có tài nguyên phong phú, nhưng lại là nơi đất rộng người thưa, dân trí tương đối thấp rất nhiều nơi vẫn còn lạc hậu, nếu tăng thuế ở đây e rằng một khi vượt quá khả năng gánh vác thì xôi hỏng bỏng không. Kế đến là ở Ba Thục có nhiều chủng tộc, hung hãn thiện chiến, nếu khiến cho dân nổi loạn thì dù có thể dẹp yên thì cũng tổn thương nguyên khí, đào sâu thêm thù hận. Cho nên chi bằng phải giảm nhẹ tô thuế lấy lòng người, đó mới là thượng sách. Vi thần đề nghị muốn đứng chân vững ở Ba Thục thì phải xem xét vấn đề kinh tế ở đây, mong bị quân, thái hậu và trọng phụ xem xét."

Tiểu Bàn sáng mắt lên, hưng phấn nói, „Lời của Lý khanh gia nói rất có lý, trước tiên phải làm cho dân giàu nước mạnh đó mới chính là thượng sách. Thống nhất thiên hạ không phải là chuyện một năm hai năm, huống chi chuyện đào kênh Trịnh Quốc hao tốn tiền của, nếu lại lấy tiền tài nguyên ở hai xứ Ba, Thục khiến cho dân ở đây nổi loạn thì quả nhân thật sự hổ thẹn với các bậc tiên vương."

Hạng Thiếu Long thầm kêu hay.

Chỗ lợi hại của Lý Tư là phê bình Lã Bất Vi về mặt chiến lược, đồng thời công kích y về điểm này, khiến cho ai cũng cảm thấy rằng cả bức thư kiến nghị chỗ nào cũng có lỗ hổng, bởi vì chưa đi sát dân tình.

Tiểu Bàn không hổ là một vị minh chủ thống nhất thiên hạ sau này, dùng chuyện phải đào kênh Trịnh Quốc để phủ quyết yêu cầu tăng thuế của Lã Bất Vi, y đã nói ra như thế, ngoài mấy người bọn Lã Bất Vi, còn ai dám có ý kiến khác nữa.

Khi Lã Bất Vi còn chưa có cơ hội lên tiếng thì Lý Tư tiếp tục, „Giờ đây đại Tần ta mới giành được ba quận ở phía đông, chỉ có cách giảm thuế thì mới an lòng dân, vi thần đề nghị tốt nhất hãy giảm nhẹ hình phạt. Ðại Tần ta giờ đây không lo là không có hình phạt mà là lo hình phạt quá nặng. Kẻ ăn cắp tiền thì bị phạt tội nặng, kẻ biết mà không thông báo thì bị phạt tội chung, tội nhẹ tội nặng đều bị phạt chung, luật pháp sao hà khắc đến thế? Nếu những xứ sở có nhiều dân man di như Ba, Thục hình phạt hà khắc sẽ khiến cho dân nổi loạn, điều đó thật là bất lợi cho đại nghiệp thống nhất đại Tần ta."

Lời này đã vượt quá phạm vi đề nghị trong bức thư kiến nghị của Lã Bất Vi, nhưng vẫn trong tiền đề thống nhất thiên hạ này, không hề xa rời, rõ ràng lời của Lý Tư, bọn người của phe họ Lã không thể nào bì lại được.

Khi Lã Bất Vi hai mắt lộ hung quan, tay chân lúng túng, Lý Tư tiếp tục lên tiếng, „Chính sách làm cho nước giàu là thiên biến vạn hóa, nhưng thiên biến bạn hóa cũng không ngoài đầu mối của nó, như những nơi Ba, Thục, đất rộng người đông, nhân tài hiếm hoi, nếu có thể làm cho dân Ba, Thục giàu lên, kích thích công thương, bỏ tiền vào nơi ấy, thì hai nơi ấy sẽ có hy vọng được chấn hưng, đại Tần ta rốt cuộc vẫn có lợi, như vậy mới có thể thống nhất được thiên hạ."

Tiểu Bàn nghe thế cả mừng vỗ án khen hay phán rằng, „Lời của Lý khanh gia thật là đúng. Các khanh còn lời gì để nói nữa?"

Bọn Lã Bất Vi lúng túng nhìn nhau, không trả lời được thì thật là bất ngờ, Lao ái bước ra, quỳ phục xuống cung kính nói, „Lý đại nhân quả thật là bậc hiền tài, có thể hơn Thương ưởng ngày trước. Vi thần to gan mong bị quân phá cách phê chuẩn cho Lý trưởng sử y theo lời của trọng phụ, đặt ra sách lược thu thuế, mong bị quân minh xét."

Lời ấy vừa nói lập tức có tiếng rì rầm trong toàn điện.

Chỉ có Hạng Thiếu Long mới hiểu vì sao Lao ái làm như vậy, quả thật là ý muốn báo thù chuyện đêm qua của Lã Bất Vi.

Lã Bất Vi quắc mắt lên, gườm gườm nhìn Lao ái, hận không nuốt y vào bụng.

Bọn Vương Quan lúc này lại hiểu biết thủ đoạn của Lý Tư, kẻ lâu nay vẫn hạ thấp mình. Từ khi bước vào nước Tần, Lý Tư lúc này mới xuất đầu lộ diện, đặt mầm móng vững chắc cho địa vị chính trị sau này của mình.

Tiểu Bàn nào bỏ qua cơ hội, vội vàng hỏi ý Chu Cơ.

Chu Cơ thấy làm như vậy là tước đoạt quyền thế của Lã Bất Vi, quả thật là không ổn, nhưng không thể nào không ủng hộ cho Lao ái, gật đầu nói, „Vương nhi hãy cứ làm thế."

Tiểu Bàn vui mừng nói, „Lý khanh gia hãy lập tức làm chuyện này, khi làm xong thì hãy chép thành hai bản đưa cho quả nhân và trọng phụ, đợi quả nhân và trọng phụ thương lượng xong thì sẽ bàn bạc với tất cả các khanh."

Hạng Thiếu Long thầm khen, tiểu Bàn tuy trong lòng đã biết chuyện Lã Bất Vi, nhưng vẫn để cơ hội cho Lã Bất Vi xuống thang, giữ lại sĩ diện cho y.

Lúc này, ánh mắt mọi người đều tập trung lên Lã Bất Vi, xem thử y có chịu chấp nhận không.

Lã Bất Vi rõ ràng đã đuối lí, khó có tìm ra phương pháp phản bác Lý Tư nữa, song y vẫn là một lão cáo già, vẫn có thể cười khà khà mà rằng, „Trưởng sử đại nhân quả thật không phụ lòng trọng phụ, lập được một đại công cho đại Tần ta, theo lý phải thưởng mới được, vậy là cứ đến chỗ trọng phụ, phụ trách việc thu thuế, để cho trưởng sử trổ hết tài năng của mình."

Tiểu Bàn mỉm cười nói, „Lời của trọng phụ rất phải, song trong lòng vẫn có chức vụ thích hợp hơn cho Lý khanh, trong buổi tế mùa xuân sẽ công bố."

Rồi cao giọng nói, „Hôm nay sẽ chấm dứt, những chuyện khác ngày mai hãy bẩm lên, lui triều!"

Hạng Thiếu Long sực tỉnh dậy, mới biết đã qua giờ hẹn với Khêu Nhật Thăng, buổi nghị luận hôm nay thật tuyệt vời, kéo dài đến năm canh giờ, tức là mười tiếng đồng hồ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Tầm Tần Ký

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook