Chương 196: Không Đội Trời Chung
Huỳnh Dị
17/03/2013
Vương Hột bỏ đi xong, Hạng Thiếu Long gọi Kinh Tuấn vào, bảo với y rằng Vương Hột đã chấp nhận cùng Vương Lăng đến Lộc phủ để cầu thân, Kinh Tuấn vui đến nỗi nhào lộn mấy vòng, rồi chạy đi mất.
Hai kẻ làm huynh trưởng Hạng Thiếu Long và Ðằng Dực đều vui mừng nhìn nhau.
Ðằng Dực chợt cảm thấy buồn bã.
Hạng Thiếu Long thấy y chảy nước mắt, biết rằng thiết hán này lại nhớ đến người thân đã chết thảm, nên cũng cảm thấy buồn bã.
Ðằng Dực than rằng, „Nếu không phải cái họa ngày ấy, Tiếu Tuấn cũng không có được vinh quang như ngày hôm nay, ý trời thật khó đoán. Nhưng dù thế nào, tấm chân tình của năm anh em chúng ta vẫn sáng như mặt trời."
Hạng Thiếu Long thầm nghĩ có lẽ ý trời không phải là khó đoán, chỉ là khó thay đổi mà thôi!
Ðằng Dực đột nhiên nói, „Tam đệ hãy quay về nhà nghỉ ngơi! Chuyện ở đây đã có ta lo, ở Hàm Dương, ngoài người của phủ trọng phụ thích gây sự, trị an trước nay luôn tốt."
Hạng Thiếu Long nhớ lại chuyện huynh đệ Châu Lương bị kẻ khác đuổi đánh ngoài chợ, lắc đầu than rằng, „Quản Trung Tà là kẻ bất chính, làm thế nào có thể trị được thuộc hạ, sau này bổn đại nhân sẽ tự tay cắt chức của y, để cho nhị ca hoặc tiểu Tuấn quản lý đô vệ, vậy thì thiên hạ mới thật sự thái bình."
Ðằng Dực cười gượng, „Nếu để cho người của Quản Trung Tà nghe được lời này đảm bảo bọn chúng sẽ ngạc nhiên, tưởng rằng tam đệ nói khoác, chỉ có người đã từng lãnh giáo Bách Chiến bảo đao như ta mới biết được đệ đang khiêm nhường đến mức nào."
Hạng Thiếu Long không ngờ Ðằng Dực lại cũng hoạt kê như thế, cười lớn, „Nếu muốn sống vui vẻ trên đời này, thì phải làm chút chuyện, cho đến nay trước sau hai lần giao chiến với Liên Tấn và Vương Tiễn, mỗi lần đều thay đổi vận mệnh của đệ, không biết cuộc quyết chiến ngày mốt, vận mệnh của đệ sẽ như thế nào?"
Ðằng Dực đứng dậy, đưa gã ra cửa, vừa đi vừa nói, „Chuyện này phải dùng trí mới được, không biết vì sao Thiếu Long lại có thể thiết kế ra loại binh khí đáng sợ như vậy. ở mục trường, ngày đó đệ một mình ra ngoài luyện đao, ta với Kỷ Yên Nhiên và Cầm Thanh nói về đệ, đều cảm thấy rằng đệ là con người sâu đến khó dò, hình như có khả năng biết rõ tương lai. Có nhớ đến chuyện đêm ấy đến Cầm phủ không, Cầm Thanh chỉ nói Lã Bất Vi vì Lao ái vô lễ với nàng mà muốn trừng phạt y, đệ chỉ một lời đã nói ra âm mưu của Lã Bất Vi, chuyện này rõ ràng là không thể đoán được.
Hạng Thiếu Long thầm hổ thẹn, cười gượng nói, „Ðó chỉ là linh cảm."
Lúc này đã ra đến cửa, Hạng Thiếu Long vỗ vai Ðằng Dực cười nói, „Ða tạ nhị ca nhắc nhở, đệ giờ đây phải đến gặp Cầm Thanh, trong những ngày lạnh lẽo thế này, không có nơi nào ấm bằng vòng tay của mỹ nữ."
Bọn Kinh Thiện đã sớm dắt con Tật Phong đến chờ, Hạng Thiếu Long phóng lên lưng ngựa rồi chạy về phía Cầm phủ, gió bấc thổi vù vù, người đi trên đường rất ít, khắp nơi đều trắng một màu tuyết.
Ðằng Dực nhìn theo bóng Hạng Thiếu Long, trong lòng dâng lên cảm giác kỳ dị.
Vị hảo huynh đệ gan dạ này không những đã thay đổi vận mệnh của tất cả mọi người, mà còn đang thay đổi tình thế của cả thiên hạ này.
Cầm Thanh thần sắc ngưng trọng nói, „Chuyện thái hậu có nghiệt chủng của Lao ái, e rằng Hạng thái phó đã không may đoán trúng, hôm qua thái hậu đã sai người đến Quân Ðô, nghe nói thái hậu chuẩn bị dọn đến cung Ðại Trịnh ở nơi ấy, không cần nói cũng biết là sợ người khác vạch trần bí mật này."
Hạng Thiếu Long bủn rủn tay chân, buồn bã ngồi xuống.
Phụ nữ của thời đại này, nếu không muốn sinh con cho nam nhân, sẽ dùng các loại thảo dược để tránh thai, cho nên Chu Cơ ở Hàm Ðan bao nhiêu năm suốt ngày chung chạ với bọn Triệu Mục, Quách Khai, nhưng không hề xảy ra chuyện gì. Giờ đây nàng lại cam tâm tình nguyện sinh con cho Lao ái, có thể thấy nàng đã hoàn toàn bị tên gian tặc này kiềm chế.
Cũng có thể nói nàng đã cắt đứt quan hệ mẹ con với tiểu Bàn, về sau này sẽ toàn lực giúp đỡ cho Lao ái, mong rằng y có thể thay thế cho tiểu Bàn.
Cầm Thanh biết rõ tâm tình của gã, buồn bã ngồi xuống bên cạnh.
Hạng Thiếu Long hạ giọng nói, „Ung Đô là nơi nào?"
Cầm Thanh trả lời, „Ung Đô là cựu đô của đại Tần ta, bên bờ bắc của sông Vị Thủy, nằm ở thượng du, cách Hàm Dương khoảng trăm dặm, đi thuyền ba ngày mới đến, Ung Đô rất to lớn, trong thành có cung Ðại Trịnh và cung Kỳ Niên là tông miếu của đại Tần."
Hạng Thiếu Long ngả vào lòng của Cẩm Thanh, đầu gối lên đùi nàng, ngửa lên nhìn khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần của nàng, than rằng, „E rằng Lao ái sẽ mau chóng trở thành một Lã Bất Vi thứ hai."
Cầm Thanh trách rằng, „Ðó chẳng phải là một tay chàng tạo nên hay sao?"
Hạng Thiếu Long trong lòng đau khổ lắm.
Thử hỏi gã làm sao có thể nói cho Cầm Thanh rằng bởi vì vận mệnh đã là như thế, cho nên chỉ đành đẩy thuyền theo nước, để cho Lao ái tự do kiềm chế Lã Bất Vi như trong lịch sử đã chép.
Chuyện này quả đúng là do một tay gã tạo ra, tất cả đều được tiến hành rất thuận lợi, nhưng vì gã cảm thấy mình có tình cảm sâu sắc với Chu Cơ và gã cũng áy náy trong lòng, cảm giác của gã càng khó chịu hơn.
Nhất thời không nói ra lời gì.
Ngược lại Cầm Thanh an ủi, „Xin thứ lỗi! Lời của thiếp đã quá nặng, nói cho cùng cũng chẳng có liên quan gì đến chàng, chàng chỉ là thuận theo thế mà thôi! Nếu Lao ái mọi chuyện đều nghe theo lời Lã Bất Vi, vậy thì có rất nhiều người bao gồm cả chàng nữa, đã sớm mất mạng."
Hạng Thiếu Long đưa tay kéo Cầm Thanh xuống, hôn vào môi nàng rồi nói, „Ðêm nay ta ở đây!"
Cầm Thanh e thẹn, nghe thế thì giật mình, „Làm sao được?"
Hạng Thiếu Long đã sớm biết nàng không lớn gan như vậy, gã chỉ là trêu nàng, nghe thế thì ngồi dậy, ôm nàng dịu dàng nói, „Chẳng phải đã từng nói rằng ta muốn gì cũng đều được hay sao?"
Cầm Thanh giận dỗi nói, „Chí ít cũng phải chờ sau khi Hạng đại nhân quyết chiến, nếu không bọn Yên Nhiên lại sẽ trách thiếp."
Hạng Thiếu Long vui mừng nói, „Vậy thì cứ chắc một lời nhé, nếu đến lúc đó Cầm thái phó nuốt lời, đừng trách ta dùng chiêu bá vương cạnh thứ cung đấy nhé!“ Cầm Thanh ngạc nhiên kêu lên, „Bá vương cạnh thứ cung. ô, chàng thực là hư, này, hãy cút mau, thiếp không muốn nghe chàng nói nữa."
Thấy dáng vẻ vừa giận vừa vui của nàng, Hạng Thiếu Long thích lắm, chiếm xong tiện nghi của nàng, rồi mới sảng khoái bỏ đi. Rời khỏi Cầm phủ, thấy trời vẫn còn sớm, nên thuận đường vào cung tìm Lý Tư, cho y biết chuyện tiểu Bàn sẽ trao cho y chức đình úy.
Vốn tưởng là y sẽ thất vọng, nào ngờ Lý Tư mặt lộ vẻ vui mừng nói, „Thật ra tiểu đệ trong lòng được mong chức này, nhưng e rằng tranh không được với Phùng Khiếp, giờ đây như vậy thật đã quá lý tưởng."
Hạng Thiếu Long biết rất khó hiểu những chuyện này, nhưng cũng biết rằng Lý Tư sau này sẽ trở thành một đại công thần trong sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng, cho nên theo lý đường quan vận sẽ rất thanh thông.
Lý Tư nói đầy cảm kích, „Lý Tư có được ngày hôm nay, toàn là nhờ Hạng huynh ban cho, tiểu đệ không biết nói thế nào mới có thể biểu đạt được nỗi cảm kích trong lòng."
Hạng Thiếu Long khiêm nhường nói, „Ngọc quý dù ở đâu cũng có thể phát sáng, tại hạ chỉ là vạch lớp cỏ che viên ngọc ra mà thôi, mà Lý huynh chính là viên ngọc ấy, sau này bị quân có thể thống nhất được thiên hạ, toàn nhờ Lý huynh giúp đỡ."
Lý Tư cười khổ nói, „Hạng huynh quá đề cao Lý Tư này, đại Tần ta từ khi Giản Công thi hành thu thuế má, Hiến Công tiến hành cải cách, Hiếu Công lại dùng Thương ưởng biến pháp, Huệ Văn vương cũng củng cố thêm, dù chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa đều phát triển một bước dài. Trong thời khắc thiên hạ đại loạn này, chúng ta quả thật có cơ hội thống nhất thiên hạ hơn hẳn thời nào. Trở ngại duy nhất chính là bị quân vẫn chưa thật sự nắm quyền, mọi chuyện đều phải do thái hậu đóng ngọc tỉ mới thực hiện được. Nhưng chờ đến khi bị quân chính thức làm lễ đội mũ, với hùng tài đại lược nuốt trọn sơn hà của bị quân, tất sẽ hoàn thành sự nghiệp chưa từng có trong lịch sử. Lý Tư chỉ là phò trợ cho bị quân mà thôi! Hạng huynh xin đừng đề cao tiểu đệ như thế."
Hạng Thiếu Long than rằng, „Chỉ với thái độ không ỷ mình có công của Lý huynh, chả trách nào bị quân coi trọng Lý huynh như vậy."
Nói đến đây quay đầu nhìn ra ngoài cửa, bỗng nhiên thấy Xương Bình quân cùng tiểu Bàn đứng ở đó, tiểu Bàn hai mắt sáng lấp lánh, rõ ràng là đã nghe lời này của Lý Tư.
Hai người hoảng hốt quỳ xuống thi lễ.
Tiểu Bàn bước sải tới, đỡ Lý Tư đứng dậy, cảm động nói, „Lý khanh gia đừng trách quả nhân không mời mà đến, nếu không phải như vậy thì không nghe những lời từ tận đáy lòng của Lý khanh, Lý khanh chỉ cần tận sức làm việc, quả nhân sẽ không xử tệ với ngươi."
Lý Tư thì mồ hôi ướt đẫm, vừa rồi chỉ cần nói sai nửa lời thì mọi thứ sẽ tiêu tan.
Hạng Thiếu Long cùng Xương Bình quân rời khỏi cung, đều khen rằng Lý Tư may mắn, những lời này đã khiến cho tiểu Bàn coi y là tâm phúc, còn Hạng Thiếu Long thì biết được rằng, suốt đời Tần Thủy Hoàng đều nghe theo lời của Lý Tư, nguyên nhân nói không chừng cũng là vì mấy câu này.
Hai người cưỡi ngựa ra khỏi cửa cung, vượt qua con sông hộ cung, hai bên đều là những căn nhà nguy nga của vương hầu công khanh đại tướng, khí thế hơn hẳn các nước khác, không khỏi thở dài.
Xương Bình quân nói, „Thiếu Long vừa đến nước Sở, chắc biết tình trạng của nơi ấy, miền nam giàu có hơn hẳn đại Tần ta, nếu chúng ta không có được đất Ba Thục, thì cả tư cách so sánh cũng không có, nhưng cũng chính vì cái giàu của nước Sở, mà đã hại người Sở."
Hạng Thiếu Long cũng muốn nghe chuyện này, kìm ngựa lại, ngạc nhiên nói, „Giàu thì hơn hẳn nghèo, cớ sao lại hại chứ không phải là phúc?"
Xương Bình quân nói với vẻ tiếc nuối, „Người Sở có được muối biển, đồng, lại rất phong phú về da thú, bào ngư, trúc, kim loại, trân châu, đồi mồi, vải vóc, các loại quả, vả lại cũng vì đất rộng mà người ít, cái ăn kiếm được rất dễ, không phải làm lụng vất vả, cho nên ai nấy sống trong an lành, giàu nhiều mà nghèo ít, cho nên khi gặp chiến tranh quân lính không chịu ra trận, cho nên thế lớn mà không mạnh. Nếu không thiên hạ này sớm đã là của họ."
Hạng Thiếu Long trong lòng cũng nghĩ vậy, Lý Viên là một nhân vật phong lưu, không phải là hạng có thể chịu được cực khổ, thuận miệng liền hỏi chuyện nước Triệu. Không biết vì nguyên nhân gì Xương Bình quân chợt vui, nói rằng, „Ðất đai nước Triệu cũng rộng, nhưng có nhiều núi cao, phía bắc lại giáp Lâm Hồ, dân nhiều mà hung hãn, những vùng như Ðịnh Tương, Vân Trung, Phủ Nguyên vốn là đất cướp được của người Nhung Ðịch, dân tình sống bằng nghề săn bắn chứ không làm nông và buôn bán, còn những nơi như Hàm Ðan, Thái Nguyên, Thượng Ðảng vốn là của nước Tấn, còn có nhiều con cháu của người Tấn, thích khoác lác công danh của mình, cuộc sống xa hoa, cũng giống hậu cung của vua Triệu có hàng trăm phi tần, các thê thiếp lại chia năm sẻ bảy, rượu thịt dư thừa, còn dân chúng thì ăn không đủ, mặc không ấm. Cho nên đất tuy mạnh nhưng lại không có người biết dùng, lại đố ky nhân tài, nếu không sẽ không có chuyện Triệu Quát thay Liêm Pha đến nỗi thua trận Trường Bình."
Hạng Thiếu Long không ngờ Xương Bình quân lại có hiểu biết như vậy, trố mắt nói rằng, „Lời này nói về người Triệu thật là chính xác, còn tình thế của các nước khác thì như thế nào?"
Xương Bình quân được Hạng Thiếu Long khen thì đắc ý lăm, nói, „Nước Yên nằm ở đông bắc, nơi sơn cùng thủy tận, có thể gạt qua một bên không nói đến. Nước Hàn địa thế hiểm trở, người dân chủ yếu sống ở vùng núi non, muốn tích trữ lương thảo cũng khó, nếu không có Triệu Ngụy chống ở sau lưng thì đã sớm bị chúng ta tiêu diệt."
Hạng Thiếu Long chưa từng đến hai nước Hàn, Yên, cho nên không biết rõ sự tình, nhưng nhớ lại chuyện Hàn Phi ngày trước đến Ðại Lương để mượn lương thực thì biết Xương Bình quân không phải nói bừa.
Xương Bình quân tiếp tục nói, „Nước Ngụy trước nay vẫn là kẻ địch mạnh của đại Tần ta, năm xưa dùng Ngô Khởi làm quận thú ở Hà Tây, đất hơn ngàn dặm, mang theo hơn ba vạn quân lính. May mà người Ngụy ngủ quên trong chiến thắng, nghĩ đã giúp được Hàm Ðan, lại từng giao chiến với người Triệu, khiến cho mọi người tức giận, cho nên mới thua trận ở Quế Lăng, cả đại tướng Bàng Quyên cũng bị bắt, từ đó không gượng dậy nổi, nếu không giờ đây sẽ không có cục diện này."
Hạng Thiếu Long nhớ lại người Triệu đã từng lưu truyền câu nói, người Ngụy không đáng tin cậy, lại nhớ đến Ngụy An vương sai người giả thành mã tặc đánh cướp ở biên giới nước Triệu, thầm nghĩ người Ngụy bại là bởi mình tự rước lấy.
Gật đầu nói, „Quân thượng đều đã biết rõ tình hình ở các nước phía đông, còn nước Tề thì sao?"
Xương Bình quân nghĩ ngợi một lúc, rồi nói với vẻ bí hiểm, „Thiếu Long có biết người Tề bề ngoài chỉ biết nói bằng mồm không, thì còn có thứ gì phổ biến nữa."
Hạng Thiếu Long nói, „Tại hạ làm sao biết được, hãy nói mau đi!"
Xương Bình quân nói, „Ta tuy đã là tả thừa tướng, nhưng chẳng có một chút uy nghiêm nào, ai cũng nói với ta như kiểu của huynh, hà hà! Nhưng ta lại rất vui mừng!"
Hạng Thiếu Long biết y tính tình dễ dãi nên cười theo.
Xương Bình quân nói, „Giờ đây ở Lâm Truy đang thịnh hành cho vay nặng lãi, kẻ giàu có nhất là một tên đại gian thương tên là Trọng Tôn Long, y còn giàu hơn cả Lã Bất Vi trước kia, xem ra giờ đây không còn mấy người có thể bì được với y Từ đó có thể thấy người Tề ki êu ngạo dâm dật đến mức nào, người ở trên thì suối ngày chơi đàn hát xướng, chọi gà đấu chó, còn dân tình thì sống trong nghèo khó, kẻ lang thang thì nhiều, nếu người Tề không có cái lợi muối biển, thương nghiệp phát triển, làm sao suýt bị người Yên tiêu diệt. Nếu không có Ðiền Ðan, nước Tề sẽ càng tệ hại hơn."
Hạng Thiếu Long thành thật nói, „Ðây gọi là nói chuyện với người một lúc, còn hơn mười năm đọc sách, chọn huynh làm tả thừa tướng, xem ra đã đúng!"
Xương Bình quân cười lớn, „Thiếu Long đừng trêu ta, song biết được tiểu muội vì huynh mà nhận lời gả cho Vương Ðoan Hòa, ta thật là vui mừng."
Hạng Thiếu Long lúc này mới biết y vì sao trở nên vui vẻ đến thế, đang định lên tiếng thì bên đường ồn ào, ai nấy đều tranh nhau chạy trốn, thì ra có mấy kẻ cầm kiếm xông tới.
Xương Bình quân quát lớn, „Bắt lại cho ta!"
Mười tám thiết vệ và hơn ba mươi thân vệ của Xương Bình quân phóng xuống ngựa, đuổi theo.
Hai đám người đánh nhau, có số lượng rất chênh lệch, một bên là hơn ba mươi người, bên kia là năm người, nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên là năm người kia lại chiếm được thượng phong, mà nguyên nhân khiến cho đối thủ phải lúng túng là bởi vì trong số đó có một đại hán thân thủ hơn người.
Người này tuổi khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu, cao lớn anh tuấn, bộ pháp lanh lẹ, kiếm pháp ghê gớm, dường như mỗi lần xuất kiếm, đối thủ không phải bị đánh bay kiếm thì là bị trúng thương.
Có mấy tên bị loại ra khỏi vòng chiến, số còn lại chỉ đành trốn chạy, còn năm người kia thì không chịu tha cho đối phương, đuổi sát theo sau.
Song bọn họ ra tay cũng có phần nhân nhượng, những kẻ bị trúng kiếm chỉ bị thương ngã xuống đất không thể chạy mà thôi.
Hai nhóm người vừa đánh vừa chạy trên đường, chỉ để lại mấy đại hán đang rên rỉ, bọn Kinh thiện chạy đến, năm người kia thu kiếm lại, tuy thấy quân binh đến nhưng vẫn không hề sợ hãi.
Có khoảng hơn mười người chưa bị thương, tụ lại một chỗ ai nấy mắt đều trừng trừng, giận dữ nhìn năm người kia.
Hạng Thiếu Long và Xương Binh quân nhìn nhau, đều biết bọn họ đang sợ hãi.
Nhìn cách ăn mặc của đám người này thì đã biết là gia tướng của phủ trọng phụ, còn năm người kia không biết dựa vào cái gì mà khôn ghê sợ quyền thế của phủ trọng phụ?
Xương Bình quân nhìn kỹ hán tử có thân thủ lợi hại nhất, nói, „Kiếm pháp của kẻ này e ngang tài với Quản Trung Tà!"
Hạng Thiếu Long hơi gật đầu, thúc ngựa về phía trước, quát lớn, „Ðánh nhau trên đường, vương pháp để đâu, hãy báo danh lên cho bổn thống lĩnh biết."
Hán tử ấy vẫn đứng yên, tỏ khí thế của một cao thủ, hơi thi lễ với Hạng Thiếu Long, rõ ràng là y không coi Hạng Thiếu Long vào đâu, thản nhiên đáp tỉnh như không, „Bổn nhân là Hàn Kiệt, là người của phủ nội sử, còn đám người này chính là người của phủ trọng phụ, đã dám ép phụ nữ tiếp rượu ở chốn thanh lâu, bổn nhân thấy không vừa mắt, nên ra tay dạy cho chúng một bài học."
Bọn Kinh Thiện thấy dáng vẻ y kiêu ngạo đến thể, vốn muốn bảo y quỳ xuống, nhưng nghe nói là người của Lao ái, vội vàng nuốt những lời định nói vào bụng.
Xương Bình quân đến bên Hạng Thiếu Long, hạ giọng nói, „Tên Hàn Kiệt này vốn đến từ nước Hàn, là bạn bè của Lao ái lúc y còn ở nước Hàn, được gọi là đệ nhất cao thủ ở nước Hàn, quả thật là tiếng đồn không ngoa."
Hạng Thiếu Long cũng nhớ đến tiểu Bàn đã từng nhắc đến cái tên này, vốn còn một kẻ nữa tên là Lệnh Tề, một văn một võ, đều là người Chu Cơ tiến cử làm quan.
Lúc này tên đứng đầu của phía gia tướng phủ trọng phụ bước ra, vẻ mặt rất tức giận, quên cả thi lễ, hiên ngang nói, „Hạng đại nhân và tả tướng minh xét, Hàn Kiệt chỉ nói bừa, bọn huynh đệ chúng tôi chỉ là uống rượu, người của phủ nội sử lại ngang nhiên xen vào, chuyện này bọn chúng tôi phải tấu cùng quan gia, để cho ngài chủ trì công đạo."
Hàn Kiệt lạnh lùng hừ một tiếng, nói, „Ðã là bại tướng còn lời gì để nói nữa, bọn chúng ta sẽ chờ thêm!"
Rồi quay sang hai người Hạng Thiếu Long hơi cúi người, quay đầu bỏ đi.
Mấy đại hán của phủ trọng phụ giống như gà trống bại trận, đỡ những kẻ bị thương, cúi đầu buồn bã bỏ đi.
Bọn Kinh Thiện nhìn nhau, đứng sững một bên, đều là vì Hạng Thiếu Long và Xương Bình quân vẫn chưa ra mệnh lệnh.
Hạng Thiếu Long lần đầu tiên thấy sự ngang ngược và khinh người của Lã Bất Vi và Lao ái, nhưng không còn cách nào, chỉ đành kiên nhẫn đợi đến khi hắc long xuất hiện.
Nhưng trong lòng cũng mừng thầm, sự đối kháng giữa Lã Bất Vi và Lao ái, cuối cùng đã đi đến bước không đội trời chung.
Chắc là mình sẽ có ngày sống yên.
Hai kẻ làm huynh trưởng Hạng Thiếu Long và Ðằng Dực đều vui mừng nhìn nhau.
Ðằng Dực chợt cảm thấy buồn bã.
Hạng Thiếu Long thấy y chảy nước mắt, biết rằng thiết hán này lại nhớ đến người thân đã chết thảm, nên cũng cảm thấy buồn bã.
Ðằng Dực than rằng, „Nếu không phải cái họa ngày ấy, Tiếu Tuấn cũng không có được vinh quang như ngày hôm nay, ý trời thật khó đoán. Nhưng dù thế nào, tấm chân tình của năm anh em chúng ta vẫn sáng như mặt trời."
Hạng Thiếu Long thầm nghĩ có lẽ ý trời không phải là khó đoán, chỉ là khó thay đổi mà thôi!
Ðằng Dực đột nhiên nói, „Tam đệ hãy quay về nhà nghỉ ngơi! Chuyện ở đây đã có ta lo, ở Hàm Dương, ngoài người của phủ trọng phụ thích gây sự, trị an trước nay luôn tốt."
Hạng Thiếu Long nhớ lại chuyện huynh đệ Châu Lương bị kẻ khác đuổi đánh ngoài chợ, lắc đầu than rằng, „Quản Trung Tà là kẻ bất chính, làm thế nào có thể trị được thuộc hạ, sau này bổn đại nhân sẽ tự tay cắt chức của y, để cho nhị ca hoặc tiểu Tuấn quản lý đô vệ, vậy thì thiên hạ mới thật sự thái bình."
Ðằng Dực cười gượng, „Nếu để cho người của Quản Trung Tà nghe được lời này đảm bảo bọn chúng sẽ ngạc nhiên, tưởng rằng tam đệ nói khoác, chỉ có người đã từng lãnh giáo Bách Chiến bảo đao như ta mới biết được đệ đang khiêm nhường đến mức nào."
Hạng Thiếu Long không ngờ Ðằng Dực lại cũng hoạt kê như thế, cười lớn, „Nếu muốn sống vui vẻ trên đời này, thì phải làm chút chuyện, cho đến nay trước sau hai lần giao chiến với Liên Tấn và Vương Tiễn, mỗi lần đều thay đổi vận mệnh của đệ, không biết cuộc quyết chiến ngày mốt, vận mệnh của đệ sẽ như thế nào?"
Ðằng Dực đứng dậy, đưa gã ra cửa, vừa đi vừa nói, „Chuyện này phải dùng trí mới được, không biết vì sao Thiếu Long lại có thể thiết kế ra loại binh khí đáng sợ như vậy. ở mục trường, ngày đó đệ một mình ra ngoài luyện đao, ta với Kỷ Yên Nhiên và Cầm Thanh nói về đệ, đều cảm thấy rằng đệ là con người sâu đến khó dò, hình như có khả năng biết rõ tương lai. Có nhớ đến chuyện đêm ấy đến Cầm phủ không, Cầm Thanh chỉ nói Lã Bất Vi vì Lao ái vô lễ với nàng mà muốn trừng phạt y, đệ chỉ một lời đã nói ra âm mưu của Lã Bất Vi, chuyện này rõ ràng là không thể đoán được.
Hạng Thiếu Long thầm hổ thẹn, cười gượng nói, „Ðó chỉ là linh cảm."
Lúc này đã ra đến cửa, Hạng Thiếu Long vỗ vai Ðằng Dực cười nói, „Ða tạ nhị ca nhắc nhở, đệ giờ đây phải đến gặp Cầm Thanh, trong những ngày lạnh lẽo thế này, không có nơi nào ấm bằng vòng tay của mỹ nữ."
Bọn Kinh Thiện đã sớm dắt con Tật Phong đến chờ, Hạng Thiếu Long phóng lên lưng ngựa rồi chạy về phía Cầm phủ, gió bấc thổi vù vù, người đi trên đường rất ít, khắp nơi đều trắng một màu tuyết.
Ðằng Dực nhìn theo bóng Hạng Thiếu Long, trong lòng dâng lên cảm giác kỳ dị.
Vị hảo huynh đệ gan dạ này không những đã thay đổi vận mệnh của tất cả mọi người, mà còn đang thay đổi tình thế của cả thiên hạ này.
Cầm Thanh thần sắc ngưng trọng nói, „Chuyện thái hậu có nghiệt chủng của Lao ái, e rằng Hạng thái phó đã không may đoán trúng, hôm qua thái hậu đã sai người đến Quân Ðô, nghe nói thái hậu chuẩn bị dọn đến cung Ðại Trịnh ở nơi ấy, không cần nói cũng biết là sợ người khác vạch trần bí mật này."
Hạng Thiếu Long bủn rủn tay chân, buồn bã ngồi xuống.
Phụ nữ của thời đại này, nếu không muốn sinh con cho nam nhân, sẽ dùng các loại thảo dược để tránh thai, cho nên Chu Cơ ở Hàm Ðan bao nhiêu năm suốt ngày chung chạ với bọn Triệu Mục, Quách Khai, nhưng không hề xảy ra chuyện gì. Giờ đây nàng lại cam tâm tình nguyện sinh con cho Lao ái, có thể thấy nàng đã hoàn toàn bị tên gian tặc này kiềm chế.
Cũng có thể nói nàng đã cắt đứt quan hệ mẹ con với tiểu Bàn, về sau này sẽ toàn lực giúp đỡ cho Lao ái, mong rằng y có thể thay thế cho tiểu Bàn.
Cầm Thanh biết rõ tâm tình của gã, buồn bã ngồi xuống bên cạnh.
Hạng Thiếu Long hạ giọng nói, „Ung Đô là nơi nào?"
Cầm Thanh trả lời, „Ung Đô là cựu đô của đại Tần ta, bên bờ bắc của sông Vị Thủy, nằm ở thượng du, cách Hàm Dương khoảng trăm dặm, đi thuyền ba ngày mới đến, Ung Đô rất to lớn, trong thành có cung Ðại Trịnh và cung Kỳ Niên là tông miếu của đại Tần."
Hạng Thiếu Long ngả vào lòng của Cẩm Thanh, đầu gối lên đùi nàng, ngửa lên nhìn khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần của nàng, than rằng, „E rằng Lao ái sẽ mau chóng trở thành một Lã Bất Vi thứ hai."
Cầm Thanh trách rằng, „Ðó chẳng phải là một tay chàng tạo nên hay sao?"
Hạng Thiếu Long trong lòng đau khổ lắm.
Thử hỏi gã làm sao có thể nói cho Cầm Thanh rằng bởi vì vận mệnh đã là như thế, cho nên chỉ đành đẩy thuyền theo nước, để cho Lao ái tự do kiềm chế Lã Bất Vi như trong lịch sử đã chép.
Chuyện này quả đúng là do một tay gã tạo ra, tất cả đều được tiến hành rất thuận lợi, nhưng vì gã cảm thấy mình có tình cảm sâu sắc với Chu Cơ và gã cũng áy náy trong lòng, cảm giác của gã càng khó chịu hơn.
Nhất thời không nói ra lời gì.
Ngược lại Cầm Thanh an ủi, „Xin thứ lỗi! Lời của thiếp đã quá nặng, nói cho cùng cũng chẳng có liên quan gì đến chàng, chàng chỉ là thuận theo thế mà thôi! Nếu Lao ái mọi chuyện đều nghe theo lời Lã Bất Vi, vậy thì có rất nhiều người bao gồm cả chàng nữa, đã sớm mất mạng."
Hạng Thiếu Long đưa tay kéo Cầm Thanh xuống, hôn vào môi nàng rồi nói, „Ðêm nay ta ở đây!"
Cầm Thanh e thẹn, nghe thế thì giật mình, „Làm sao được?"
Hạng Thiếu Long đã sớm biết nàng không lớn gan như vậy, gã chỉ là trêu nàng, nghe thế thì ngồi dậy, ôm nàng dịu dàng nói, „Chẳng phải đã từng nói rằng ta muốn gì cũng đều được hay sao?"
Cầm Thanh giận dỗi nói, „Chí ít cũng phải chờ sau khi Hạng đại nhân quyết chiến, nếu không bọn Yên Nhiên lại sẽ trách thiếp."
Hạng Thiếu Long vui mừng nói, „Vậy thì cứ chắc một lời nhé, nếu đến lúc đó Cầm thái phó nuốt lời, đừng trách ta dùng chiêu bá vương cạnh thứ cung đấy nhé!“ Cầm Thanh ngạc nhiên kêu lên, „Bá vương cạnh thứ cung. ô, chàng thực là hư, này, hãy cút mau, thiếp không muốn nghe chàng nói nữa."
Thấy dáng vẻ vừa giận vừa vui của nàng, Hạng Thiếu Long thích lắm, chiếm xong tiện nghi của nàng, rồi mới sảng khoái bỏ đi. Rời khỏi Cầm phủ, thấy trời vẫn còn sớm, nên thuận đường vào cung tìm Lý Tư, cho y biết chuyện tiểu Bàn sẽ trao cho y chức đình úy.
Vốn tưởng là y sẽ thất vọng, nào ngờ Lý Tư mặt lộ vẻ vui mừng nói, „Thật ra tiểu đệ trong lòng được mong chức này, nhưng e rằng tranh không được với Phùng Khiếp, giờ đây như vậy thật đã quá lý tưởng."
Hạng Thiếu Long biết rất khó hiểu những chuyện này, nhưng cũng biết rằng Lý Tư sau này sẽ trở thành một đại công thần trong sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng, cho nên theo lý đường quan vận sẽ rất thanh thông.
Lý Tư nói đầy cảm kích, „Lý Tư có được ngày hôm nay, toàn là nhờ Hạng huynh ban cho, tiểu đệ không biết nói thế nào mới có thể biểu đạt được nỗi cảm kích trong lòng."
Hạng Thiếu Long khiêm nhường nói, „Ngọc quý dù ở đâu cũng có thể phát sáng, tại hạ chỉ là vạch lớp cỏ che viên ngọc ra mà thôi, mà Lý huynh chính là viên ngọc ấy, sau này bị quân có thể thống nhất được thiên hạ, toàn nhờ Lý huynh giúp đỡ."
Lý Tư cười khổ nói, „Hạng huynh quá đề cao Lý Tư này, đại Tần ta từ khi Giản Công thi hành thu thuế má, Hiến Công tiến hành cải cách, Hiếu Công lại dùng Thương ưởng biến pháp, Huệ Văn vương cũng củng cố thêm, dù chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa đều phát triển một bước dài. Trong thời khắc thiên hạ đại loạn này, chúng ta quả thật có cơ hội thống nhất thiên hạ hơn hẳn thời nào. Trở ngại duy nhất chính là bị quân vẫn chưa thật sự nắm quyền, mọi chuyện đều phải do thái hậu đóng ngọc tỉ mới thực hiện được. Nhưng chờ đến khi bị quân chính thức làm lễ đội mũ, với hùng tài đại lược nuốt trọn sơn hà của bị quân, tất sẽ hoàn thành sự nghiệp chưa từng có trong lịch sử. Lý Tư chỉ là phò trợ cho bị quân mà thôi! Hạng huynh xin đừng đề cao tiểu đệ như thế."
Hạng Thiếu Long than rằng, „Chỉ với thái độ không ỷ mình có công của Lý huynh, chả trách nào bị quân coi trọng Lý huynh như vậy."
Nói đến đây quay đầu nhìn ra ngoài cửa, bỗng nhiên thấy Xương Bình quân cùng tiểu Bàn đứng ở đó, tiểu Bàn hai mắt sáng lấp lánh, rõ ràng là đã nghe lời này của Lý Tư.
Hai người hoảng hốt quỳ xuống thi lễ.
Tiểu Bàn bước sải tới, đỡ Lý Tư đứng dậy, cảm động nói, „Lý khanh gia đừng trách quả nhân không mời mà đến, nếu không phải như vậy thì không nghe những lời từ tận đáy lòng của Lý khanh, Lý khanh chỉ cần tận sức làm việc, quả nhân sẽ không xử tệ với ngươi."
Lý Tư thì mồ hôi ướt đẫm, vừa rồi chỉ cần nói sai nửa lời thì mọi thứ sẽ tiêu tan.
Hạng Thiếu Long cùng Xương Bình quân rời khỏi cung, đều khen rằng Lý Tư may mắn, những lời này đã khiến cho tiểu Bàn coi y là tâm phúc, còn Hạng Thiếu Long thì biết được rằng, suốt đời Tần Thủy Hoàng đều nghe theo lời của Lý Tư, nguyên nhân nói không chừng cũng là vì mấy câu này.
Hai người cưỡi ngựa ra khỏi cửa cung, vượt qua con sông hộ cung, hai bên đều là những căn nhà nguy nga của vương hầu công khanh đại tướng, khí thế hơn hẳn các nước khác, không khỏi thở dài.
Xương Bình quân nói, „Thiếu Long vừa đến nước Sở, chắc biết tình trạng của nơi ấy, miền nam giàu có hơn hẳn đại Tần ta, nếu chúng ta không có được đất Ba Thục, thì cả tư cách so sánh cũng không có, nhưng cũng chính vì cái giàu của nước Sở, mà đã hại người Sở."
Hạng Thiếu Long cũng muốn nghe chuyện này, kìm ngựa lại, ngạc nhiên nói, „Giàu thì hơn hẳn nghèo, cớ sao lại hại chứ không phải là phúc?"
Xương Bình quân nói với vẻ tiếc nuối, „Người Sở có được muối biển, đồng, lại rất phong phú về da thú, bào ngư, trúc, kim loại, trân châu, đồi mồi, vải vóc, các loại quả, vả lại cũng vì đất rộng mà người ít, cái ăn kiếm được rất dễ, không phải làm lụng vất vả, cho nên ai nấy sống trong an lành, giàu nhiều mà nghèo ít, cho nên khi gặp chiến tranh quân lính không chịu ra trận, cho nên thế lớn mà không mạnh. Nếu không thiên hạ này sớm đã là của họ."
Hạng Thiếu Long trong lòng cũng nghĩ vậy, Lý Viên là một nhân vật phong lưu, không phải là hạng có thể chịu được cực khổ, thuận miệng liền hỏi chuyện nước Triệu. Không biết vì nguyên nhân gì Xương Bình quân chợt vui, nói rằng, „Ðất đai nước Triệu cũng rộng, nhưng có nhiều núi cao, phía bắc lại giáp Lâm Hồ, dân nhiều mà hung hãn, những vùng như Ðịnh Tương, Vân Trung, Phủ Nguyên vốn là đất cướp được của người Nhung Ðịch, dân tình sống bằng nghề săn bắn chứ không làm nông và buôn bán, còn những nơi như Hàm Ðan, Thái Nguyên, Thượng Ðảng vốn là của nước Tấn, còn có nhiều con cháu của người Tấn, thích khoác lác công danh của mình, cuộc sống xa hoa, cũng giống hậu cung của vua Triệu có hàng trăm phi tần, các thê thiếp lại chia năm sẻ bảy, rượu thịt dư thừa, còn dân chúng thì ăn không đủ, mặc không ấm. Cho nên đất tuy mạnh nhưng lại không có người biết dùng, lại đố ky nhân tài, nếu không sẽ không có chuyện Triệu Quát thay Liêm Pha đến nỗi thua trận Trường Bình."
Hạng Thiếu Long không ngờ Xương Bình quân lại có hiểu biết như vậy, trố mắt nói rằng, „Lời này nói về người Triệu thật là chính xác, còn tình thế của các nước khác thì như thế nào?"
Xương Bình quân được Hạng Thiếu Long khen thì đắc ý lăm, nói, „Nước Yên nằm ở đông bắc, nơi sơn cùng thủy tận, có thể gạt qua một bên không nói đến. Nước Hàn địa thế hiểm trở, người dân chủ yếu sống ở vùng núi non, muốn tích trữ lương thảo cũng khó, nếu không có Triệu Ngụy chống ở sau lưng thì đã sớm bị chúng ta tiêu diệt."
Hạng Thiếu Long chưa từng đến hai nước Hàn, Yên, cho nên không biết rõ sự tình, nhưng nhớ lại chuyện Hàn Phi ngày trước đến Ðại Lương để mượn lương thực thì biết Xương Bình quân không phải nói bừa.
Xương Bình quân tiếp tục nói, „Nước Ngụy trước nay vẫn là kẻ địch mạnh của đại Tần ta, năm xưa dùng Ngô Khởi làm quận thú ở Hà Tây, đất hơn ngàn dặm, mang theo hơn ba vạn quân lính. May mà người Ngụy ngủ quên trong chiến thắng, nghĩ đã giúp được Hàm Ðan, lại từng giao chiến với người Triệu, khiến cho mọi người tức giận, cho nên mới thua trận ở Quế Lăng, cả đại tướng Bàng Quyên cũng bị bắt, từ đó không gượng dậy nổi, nếu không giờ đây sẽ không có cục diện này."
Hạng Thiếu Long nhớ lại người Triệu đã từng lưu truyền câu nói, người Ngụy không đáng tin cậy, lại nhớ đến Ngụy An vương sai người giả thành mã tặc đánh cướp ở biên giới nước Triệu, thầm nghĩ người Ngụy bại là bởi mình tự rước lấy.
Gật đầu nói, „Quân thượng đều đã biết rõ tình hình ở các nước phía đông, còn nước Tề thì sao?"
Xương Bình quân nghĩ ngợi một lúc, rồi nói với vẻ bí hiểm, „Thiếu Long có biết người Tề bề ngoài chỉ biết nói bằng mồm không, thì còn có thứ gì phổ biến nữa."
Hạng Thiếu Long nói, „Tại hạ làm sao biết được, hãy nói mau đi!"
Xương Bình quân nói, „Ta tuy đã là tả thừa tướng, nhưng chẳng có một chút uy nghiêm nào, ai cũng nói với ta như kiểu của huynh, hà hà! Nhưng ta lại rất vui mừng!"
Hạng Thiếu Long biết y tính tình dễ dãi nên cười theo.
Xương Bình quân nói, „Giờ đây ở Lâm Truy đang thịnh hành cho vay nặng lãi, kẻ giàu có nhất là một tên đại gian thương tên là Trọng Tôn Long, y còn giàu hơn cả Lã Bất Vi trước kia, xem ra giờ đây không còn mấy người có thể bì được với y Từ đó có thể thấy người Tề ki êu ngạo dâm dật đến mức nào, người ở trên thì suối ngày chơi đàn hát xướng, chọi gà đấu chó, còn dân tình thì sống trong nghèo khó, kẻ lang thang thì nhiều, nếu người Tề không có cái lợi muối biển, thương nghiệp phát triển, làm sao suýt bị người Yên tiêu diệt. Nếu không có Ðiền Ðan, nước Tề sẽ càng tệ hại hơn."
Hạng Thiếu Long thành thật nói, „Ðây gọi là nói chuyện với người một lúc, còn hơn mười năm đọc sách, chọn huynh làm tả thừa tướng, xem ra đã đúng!"
Xương Bình quân cười lớn, „Thiếu Long đừng trêu ta, song biết được tiểu muội vì huynh mà nhận lời gả cho Vương Ðoan Hòa, ta thật là vui mừng."
Hạng Thiếu Long lúc này mới biết y vì sao trở nên vui vẻ đến thế, đang định lên tiếng thì bên đường ồn ào, ai nấy đều tranh nhau chạy trốn, thì ra có mấy kẻ cầm kiếm xông tới.
Xương Bình quân quát lớn, „Bắt lại cho ta!"
Mười tám thiết vệ và hơn ba mươi thân vệ của Xương Bình quân phóng xuống ngựa, đuổi theo.
Hai đám người đánh nhau, có số lượng rất chênh lệch, một bên là hơn ba mươi người, bên kia là năm người, nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên là năm người kia lại chiếm được thượng phong, mà nguyên nhân khiến cho đối thủ phải lúng túng là bởi vì trong số đó có một đại hán thân thủ hơn người.
Người này tuổi khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu, cao lớn anh tuấn, bộ pháp lanh lẹ, kiếm pháp ghê gớm, dường như mỗi lần xuất kiếm, đối thủ không phải bị đánh bay kiếm thì là bị trúng thương.
Có mấy tên bị loại ra khỏi vòng chiến, số còn lại chỉ đành trốn chạy, còn năm người kia thì không chịu tha cho đối phương, đuổi sát theo sau.
Song bọn họ ra tay cũng có phần nhân nhượng, những kẻ bị trúng kiếm chỉ bị thương ngã xuống đất không thể chạy mà thôi.
Hai nhóm người vừa đánh vừa chạy trên đường, chỉ để lại mấy đại hán đang rên rỉ, bọn Kinh thiện chạy đến, năm người kia thu kiếm lại, tuy thấy quân binh đến nhưng vẫn không hề sợ hãi.
Có khoảng hơn mười người chưa bị thương, tụ lại một chỗ ai nấy mắt đều trừng trừng, giận dữ nhìn năm người kia.
Hạng Thiếu Long và Xương Binh quân nhìn nhau, đều biết bọn họ đang sợ hãi.
Nhìn cách ăn mặc của đám người này thì đã biết là gia tướng của phủ trọng phụ, còn năm người kia không biết dựa vào cái gì mà khôn ghê sợ quyền thế của phủ trọng phụ?
Xương Bình quân nhìn kỹ hán tử có thân thủ lợi hại nhất, nói, „Kiếm pháp của kẻ này e ngang tài với Quản Trung Tà!"
Hạng Thiếu Long hơi gật đầu, thúc ngựa về phía trước, quát lớn, „Ðánh nhau trên đường, vương pháp để đâu, hãy báo danh lên cho bổn thống lĩnh biết."
Hán tử ấy vẫn đứng yên, tỏ khí thế của một cao thủ, hơi thi lễ với Hạng Thiếu Long, rõ ràng là y không coi Hạng Thiếu Long vào đâu, thản nhiên đáp tỉnh như không, „Bổn nhân là Hàn Kiệt, là người của phủ nội sử, còn đám người này chính là người của phủ trọng phụ, đã dám ép phụ nữ tiếp rượu ở chốn thanh lâu, bổn nhân thấy không vừa mắt, nên ra tay dạy cho chúng một bài học."
Bọn Kinh Thiện thấy dáng vẻ y kiêu ngạo đến thể, vốn muốn bảo y quỳ xuống, nhưng nghe nói là người của Lao ái, vội vàng nuốt những lời định nói vào bụng.
Xương Bình quân đến bên Hạng Thiếu Long, hạ giọng nói, „Tên Hàn Kiệt này vốn đến từ nước Hàn, là bạn bè của Lao ái lúc y còn ở nước Hàn, được gọi là đệ nhất cao thủ ở nước Hàn, quả thật là tiếng đồn không ngoa."
Hạng Thiếu Long cũng nhớ đến tiểu Bàn đã từng nhắc đến cái tên này, vốn còn một kẻ nữa tên là Lệnh Tề, một văn một võ, đều là người Chu Cơ tiến cử làm quan.
Lúc này tên đứng đầu của phía gia tướng phủ trọng phụ bước ra, vẻ mặt rất tức giận, quên cả thi lễ, hiên ngang nói, „Hạng đại nhân và tả tướng minh xét, Hàn Kiệt chỉ nói bừa, bọn huynh đệ chúng tôi chỉ là uống rượu, người của phủ nội sử lại ngang nhiên xen vào, chuyện này bọn chúng tôi phải tấu cùng quan gia, để cho ngài chủ trì công đạo."
Hàn Kiệt lạnh lùng hừ một tiếng, nói, „Ðã là bại tướng còn lời gì để nói nữa, bọn chúng ta sẽ chờ thêm!"
Rồi quay sang hai người Hạng Thiếu Long hơi cúi người, quay đầu bỏ đi.
Mấy đại hán của phủ trọng phụ giống như gà trống bại trận, đỡ những kẻ bị thương, cúi đầu buồn bã bỏ đi.
Bọn Kinh Thiện nhìn nhau, đứng sững một bên, đều là vì Hạng Thiếu Long và Xương Bình quân vẫn chưa ra mệnh lệnh.
Hạng Thiếu Long lần đầu tiên thấy sự ngang ngược và khinh người của Lã Bất Vi và Lao ái, nhưng không còn cách nào, chỉ đành kiên nhẫn đợi đến khi hắc long xuất hiện.
Nhưng trong lòng cũng mừng thầm, sự đối kháng giữa Lã Bất Vi và Lao ái, cuối cùng đã đi đến bước không đội trời chung.
Chắc là mình sẽ có ngày sống yên.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.