Quyển 1 - Chương 24
Hoa Ban
27/05/2014
Cách Cao Triều nghìn dặm về hướng đông có một quần thể núi cao, phía trên đỉnh núi chính là nơi cư ngụ của Hoa Đông nhất phái. Chốn này là chốn tiên cảnh, quanh năm mây khói lượn lờ, bốn bề thanh tĩnh. Có hai thiếu niên mặc trang phục hành khất đưa tay che nắng, híp mắt nhìn đỉnh núi mờ mờ phía xa. Hai cậu giống nhau như đúc mà thực ra rất khác. Một người tủm tỉm cười, hỏi người mặt lạnh:
-Đại ca ca, cầu dây bị đứt rồi, chúng ta làm sao về nhà?
Hoa Đông có rất nhiều núi, trên núi có các viện nhỏ. Mỗi viện đều có hệ thống cầu dây lót gỗ để tiện qua lại. Ở độ cao rơi xuống là nát thay này, muốn qua cầu cần có can đảm. Hàn Lâm Viện là nhà của đôi song sinh kia, họ đã đi lòng vòng từ sáng tới giờ, phát hiện cả bốn chiếc cầu ở bốn hướng đều bị đứt dây, vô phương đi qua. Ngươi anh nhíu mày quan sát tình hình, sau đó phân tích:
-Gần đây thời tiết rất tốt, không nghe nói có gió bão gì quét qua, cầu này tuy lâu đời nhưng dây làm từ rễ cây Hồ Đào nghìn năm vô cùng chắc.
Cậu lại nhìn xuống đoạn cầu đứt treo lòng thòng bên dưới đáy vực
-Trụ giữ dây bên này vẫn tốt, có nghĩa là nó bị đứt từ đầu bên kia…
Đưa mắt dõi về ngọn núi huyền ảo đã hoàn toàn bị cô lập, cậu ta thở dài:
-Rõ ràng quá rồi, chính là phụ thân tự tay phá cầu, không muốn chúng ta trở về!
Người em gãi đầu, chép miệng:
-Sao lại thế…? Chẳng lẽ cha lại bế quan rồi?
Người anh trịnh trọng gật đầu:
-Đúng, lại “bế quan” rồi!
Đôi anh em như hai con chó bơ vơ không nhà, đứng ở vách núi nhìn thật lâu… Sau khi mẫu thân sinh tiểu đệ đệ, Kim Quy Đảo bị liệt vào “cấm địa”, phụ thân thường tổ chức “bế quan” tại gia, mỗi năm “bế” vài lần. Thời gian quan bị “bế” không ai có thể đến quấy rầy quá trình “tu luyện”.
Người em nhìn phong thư trong tay, lại hỏi anh:
-Vậy… thư của Gia Lăng bà bà làm sao bây giờ?
Nhiệm vụ giao thư xem ra thất bại rồi. Chẳng biết trong thư có việc gì khẩn cấp? Hôm trước Gia Lăng giở sổ tử vi xem bói, ngồi trong phòng nửa ngày thì lo lắng chạy ra. Bà viết ngay một lá thư sai anh em họ đem về cho cha. Bây giờ cha đang “bế quan”, cấm kị lớn nhất của bế quan chính là bị gián đoạn nửa chừng.
Người anh thở dài lần thứ ba mươi tám trong ngày:
-Thôi… ngồi đây đợi đi, ta thực không có ham muốn đi phá kết giới quanh Hàn Lâm Viện lần nữa đâu!
Đợi là đợi thật lâu, từ khi mưa rơi ướt mái đầu tới khi lá vàng rơi đầy tóc, đây là bài tập “nhẫn nại, kiên trì” mà hầu như năm nào họ cũng tập vài lần.
.
“Ta không thèm vòng vo với nàng, chúng ta làm một giao dịch, Tam Duyên đan đổi lấy nội đan, nàng chỉ có ba ngày suy nghĩ!”
Tú Thanh lấy tay sờ ngực, thất thần nhớ tới yêu cầu quá quắt của Lạc Bà Na. Tam Duyên đan không phải kẹo, không thể muốn ăn là ăn. Nàng cũng từng nghĩ rằng luyện đan xong xem như thành công, thực ra để hấp thụ được đan dược mới là khó khăn nhất. Tú Thanh vẫn nhớ rõ lần đầu dụng đan thất bại, suýt nữa là hại chết bệ hạ, nàng phải trả giá bằng gần hết số tu vi còn lại. Chính vì vậy mà bị Hòa Nghi Cảnh phát giác ra thân phận.
Hôm ấy cũng như mọi ngày, Hòa Nghi Cảnh ở lại dùng cơm tối rồi đánh cờ với nàng đến gần khuya. Tú Thanh không chơi giỏi như Lý Hàm Mi, nước cờ của nàng luôn để đối phương nhìn ra mục đích, phơi bày trần trụi, rõ ràng. Hòa Nghi Cảnh cảm thấy chơi cùng nàng có tính thử thách lớn, hắn cố gắng để mình thua mà mãi không được. Tác phong đánh cờ của Tú Thanh rất buồn cười, khi do dự nàng sẽ cầm quân cờ đưa qua đưa lại, chọn ô này nhưng không đặt xuống, chọn ô kia cũng đặt xuống. Sau khi chọn hết một lượt, nàng nhất định sẽ đặt vào ô dở nhất!
Hòa Nghi Cảnh nén cười, nhìn ái phi mở mắt căng thẳng, cắn môi tính toán. Nàng chăm chú cúi đầu, ghé sát vào bàn cờ, cổ trắng xinh xinh lộ ra sau mép áo mở rộng. Mới đầu hắn chỉ nhìn quân trắng quân đen, về sau thật không nhìn nổi, mắt dán vào cổ áo của Tú Thanh…
-A… lại thua rồi?
Tú Thanh đếm cờ, than thở một hơi.
-Xin lỗi, trẫm đã cố hết sức…
Ý hắn là hắn cố hết sức để tìm ra nước cờ dở hơn của nàng mà không được… Tú Thanh trề môi, buồn chán ném quân cờ vào bát gỗ
-Trò này thiểu năng, không chơi nữa!
Hòa Nghi Cảnh xua tay cho cung nhân dọn dẹp, trong lòng nghĩ tới những người thiểu năng biết viết sách làm thơ, không thì trị quốc bình thiên hạ như hắn… Ây, thiểu năng thật!
Lưu Đại Vệ đến nhắc nhở lần thứ ba rằng đêm đã khuya, bệ hạ phải dời giá về cung. Hòa Nghi Cảnh lề mề uống hết chén trà, lại lề mề phủi tay áo đứng dậy. Hắn liếc xuống Tú Thanh một cái, thấy nàng cũng chuẩn bị tiễn khách thì không khỏi mất mát. Hòa Nghi Cảnh lại lần nữa mặt dày, hỏi cái câu cũ rích ngày nào hắn cũng hỏi:
-Thanh nhi… trẫm… ở lại được chứ?
Trời đất chứng giám Lưu Đại Vệ to gan đứng bên cạnh đang nung nấu một ý tưởng lớn. Hắn dự định khi mình già sẽ viết một cuốn sách, sách có tựa “Nghìn lẻ một đêm”, kể về hành trình gian truân của hoàng đế Cao Triều sau nghìn lẻ một lần lọt hố bò lên, lọt hố lại bò lên~~~ Nam nhi thiên hạ mà đọc được nhất định vỗ tay đắc ý, đấy, làm hoàng đế cũng không có gì hay, cưới cho lắm vợ, cuối cùng cũng lâm vào cảnh ngộ giường không phòng trống!
Hòa Nghi Cảnh nói rồi lại hối hận, thế nào nàng cũng từ chối! Hắn vừa định quay đi thì mơ hồ nghe được một tiếng “vâng” nhẹ như sợi lông vũ. Hòa Nghi Cảnh ngỡ ngàng, khi thấy Lưu Đại Vệ cũng kinh ngạc thì mới biết mình không nghe lầm. Tú Thanh tay nắm vạt áo, mắt bối rối nhìn xuống sàn nhà. Hòa Nghi Cảnh lặng lẽ… nuốt xuống…
Xem ra gió đã góp thành bão, hắn đã tu thành chính quả!!!
Lưu Đại Vệ sau một lúc hoảng hốt thì nhe răng cười, nụ cười đen tối nhất mọi thời đại. Lão Lưu kinh nghiệm đầy mình, không cần nhắc nhở đã nhanh nhẹn gọi người chuẩn bị nước tắm, trải đệm mới, mời gấp hai vị mama. Hắn vẫn nhớ gần một năm trước, cũng mất nhiều công sức lo liệu thế này mà kết quả là nhận năm hèo vào mông. Xem ra bây giờ Tú cơ nương nương “đã lớn”, bệ hạ chờ một năm đã mỏi mòn, hắn tha hồ giở ngón nghề không lo bị trách phạt nữa.
Cái gọi là “ngón nghề” của lão Lưu được đúc kết từ mấy nghìn năm lịch sử cung đình. Hắn làm bộ làm tịch xem cung nhân hối hả chạy qua chạy lại. Nửa đêm phải đi đâu tìm cánh hoa tươi? Cung nữ xách giỏ soi đèn ra ngự hoa viên hái cho được loại hồng thơm nhất. Rèm giường xanh lơ trong tẩm phòng bị kéo xuống, thay bằng màu đỏ thẫm. Len lén lấy ra một cái lọ nhỏ, lão Lưu nhìn trái ngó phải, đổ ít bột trắng vào thùng nước rải đầy hoa. Một chút gia vị cho món ăn thêm đậm đà!
Tú cơ bị hai ma ma kéo đi tắm rửa, thay bộ cánh xinh đẹp, trang điểm nhẹ càng thêm động lòng người. Sau khi một trăm lẻ một công đoạn hoàn thành thì Hòa Nghi Cảnh sắp cạn máu, hắn chưa từng cảm thấy chuyện này quá rườm rà, quá dư thừa. Có lẽ vì cả đời hoàng đế chưa phải đợi ai, càng chưa nóng lòng đợi ai.
Khi Tú Thanh xuất hiện, nàng khá giống đêm hôm ấy. Rút kinh nghiệm xương máu, các mama trang điểm qua loa, chuẩn bị trang phục thanh nhã hơn, bớt phần quyến rũ thêm phần trong sáng. Nàng cũng ôm trái táo đỏ ngon lành và… cái khăn trắng. Trời ạ! Hòa Nghi Cảnh chửi thầm trong lòng, hắn bắt đầu có ý định xóa sạch mấy thứ hủ tục quá đáng này.
Tú Thanh đứng giữa phòng, toàn thân căng thẳng. Xin đừng hiểu lầm, nàng đây là căng thẳng bảo vệ quả táo! Lần trước bệ hạ làm bẩn khăn nghiệm thu, lại còn ăn mất táo của nàng. Mama căn dặn hai vật này cực quan trọng, nàng phải liều mạng che chở chúng!
Hòa Nghi Cảnh mím môi, nhìn bàn tay nhỏ ôm cứng ngắc vật trong lòng, dở khóc dở cười…
Điềm Điềm khêu tim đèn, ánh sáng nhảy múa trên long bào, in lên khuôn mặt nàng những nét cong mềm mại. Đêm đầu tiên đối với một phi tần rất quan trọng, tuy không được đại hôn như Hoàng hậu nhưng với thân phận Tam phẩm Qúy cơ, những thứ lễ nghi truyền thống là phải đầy đủ. Phòng ngủ được sửa sang thành cái lồng đèn, chỗ nào cũng đỏ. Hai mama chu đáo phủ lên đầu nàng một tầng sa mỏng tượng trưng cho khăn hỉ. Bởi vì tiếng “vâng” kia đến không báo trước, mọi chuyện đều gấp, bọn họ tạm thời làm cho đủ nghi thức rồi bẽn lẽn cười, lui ra ngoài khép chặt cửa. Hôm nay trên bàn có đôi nến long phụng, mùi hương lạ hơn bình thường. Cạnh đó còn để khay rượu và hai cái chung. Hòa Nghi Cảnh đứng cạnh bàn, mắt sáng nhuộm tình ý, Tú Thanh chôn chân giữa phòng, ngơ ngác ôm quả táo như ôm con. Thời gian trôi qua rất lâu mà hình như không hề lâu, Hòa Nghi Cảnh cảm thấy nếu hắn không làm gì thì họ sẽ đứng thế này tới sáng mất!
-Qúy cơ!
Hắn chưa bao giờ gọi nàng như vậy, gọi đích danh phẩm vị. Tú Thanh sực tỉnh, khó hiểu ngẩng đầu nhìn.
-Mang tiếng là cung phi của trẫm nhưng một năm nay nàng đâu khác gì hoàng hoa khuê các. Nếu đã là Qúy cơ nương nương thì nên trở thành nữ nhân chân chính của ta… Thanh nhi, đây là ta và nàng nguyện ý, có đúng không?
Hắn phải xác nhận lại, bởi vì cô gái này không giống bất cứ ai trên đời. Hắn muốn yêu thương che chở nàng cùng với tôn trọng và tin tưởng. Thê thiếp và tri kỉ không giống nhau, thê thiếp vừa là tri kỷ thì chính là Thanh nhi. Không nhận thấy một chút do dự nào trong mắt nàng, cuối cùng hắn cũng nở nụ cười, bàn tay cao quý nhất thiên hạ từ tốn đưa ra.
-Qua đây, qua đây làm thê tử của ta, Tú Thanh!
Thanh nhi bị giọng nói du dương nồng tình của hắn làm cho mơ màng. Như có thứ mê thuật kì bí kéo đôi chân nàng đi. Bước thật chậm nhưng thật chắc chắn. “Ta” không giống “trẫm” mà “thê tử” khác “hoàng hậu” rất xa. Người bên gối sớm chiều, đêm ngày sửa túi nâng khăn gọi là thê tử. Người cùng chung sướng khổ, sống đến răng long đầu bạc gọi là thê tử. Người sinh con đẻ cái, chăm sóc cửa nhà gọi là thê tử…
Tú Thanh rơi vào cái ôm vừa nóng vừa chặt, nàng nhớ tới một giai điệu xưa cũ mà thiếu nữ chèo thuyền bán nghệ vẫn hay ca:
“Thà chiếc áo nâu không phượng bào
Gọi em “thê tử” có làm sao?
Thà ngôi nhà cỏ không gác tía
Tham gì ghế Hậu với ngôi cao?”
-Đại ca ca, cầu dây bị đứt rồi, chúng ta làm sao về nhà?
Hoa Đông có rất nhiều núi, trên núi có các viện nhỏ. Mỗi viện đều có hệ thống cầu dây lót gỗ để tiện qua lại. Ở độ cao rơi xuống là nát thay này, muốn qua cầu cần có can đảm. Hàn Lâm Viện là nhà của đôi song sinh kia, họ đã đi lòng vòng từ sáng tới giờ, phát hiện cả bốn chiếc cầu ở bốn hướng đều bị đứt dây, vô phương đi qua. Ngươi anh nhíu mày quan sát tình hình, sau đó phân tích:
-Gần đây thời tiết rất tốt, không nghe nói có gió bão gì quét qua, cầu này tuy lâu đời nhưng dây làm từ rễ cây Hồ Đào nghìn năm vô cùng chắc.
Cậu lại nhìn xuống đoạn cầu đứt treo lòng thòng bên dưới đáy vực
-Trụ giữ dây bên này vẫn tốt, có nghĩa là nó bị đứt từ đầu bên kia…
Đưa mắt dõi về ngọn núi huyền ảo đã hoàn toàn bị cô lập, cậu ta thở dài:
-Rõ ràng quá rồi, chính là phụ thân tự tay phá cầu, không muốn chúng ta trở về!
Người em gãi đầu, chép miệng:
-Sao lại thế…? Chẳng lẽ cha lại bế quan rồi?
Người anh trịnh trọng gật đầu:
-Đúng, lại “bế quan” rồi!
Đôi anh em như hai con chó bơ vơ không nhà, đứng ở vách núi nhìn thật lâu… Sau khi mẫu thân sinh tiểu đệ đệ, Kim Quy Đảo bị liệt vào “cấm địa”, phụ thân thường tổ chức “bế quan” tại gia, mỗi năm “bế” vài lần. Thời gian quan bị “bế” không ai có thể đến quấy rầy quá trình “tu luyện”.
Người em nhìn phong thư trong tay, lại hỏi anh:
-Vậy… thư của Gia Lăng bà bà làm sao bây giờ?
Nhiệm vụ giao thư xem ra thất bại rồi. Chẳng biết trong thư có việc gì khẩn cấp? Hôm trước Gia Lăng giở sổ tử vi xem bói, ngồi trong phòng nửa ngày thì lo lắng chạy ra. Bà viết ngay một lá thư sai anh em họ đem về cho cha. Bây giờ cha đang “bế quan”, cấm kị lớn nhất của bế quan chính là bị gián đoạn nửa chừng.
Người anh thở dài lần thứ ba mươi tám trong ngày:
-Thôi… ngồi đây đợi đi, ta thực không có ham muốn đi phá kết giới quanh Hàn Lâm Viện lần nữa đâu!
Đợi là đợi thật lâu, từ khi mưa rơi ướt mái đầu tới khi lá vàng rơi đầy tóc, đây là bài tập “nhẫn nại, kiên trì” mà hầu như năm nào họ cũng tập vài lần.
.
“Ta không thèm vòng vo với nàng, chúng ta làm một giao dịch, Tam Duyên đan đổi lấy nội đan, nàng chỉ có ba ngày suy nghĩ!”
Tú Thanh lấy tay sờ ngực, thất thần nhớ tới yêu cầu quá quắt của Lạc Bà Na. Tam Duyên đan không phải kẹo, không thể muốn ăn là ăn. Nàng cũng từng nghĩ rằng luyện đan xong xem như thành công, thực ra để hấp thụ được đan dược mới là khó khăn nhất. Tú Thanh vẫn nhớ rõ lần đầu dụng đan thất bại, suýt nữa là hại chết bệ hạ, nàng phải trả giá bằng gần hết số tu vi còn lại. Chính vì vậy mà bị Hòa Nghi Cảnh phát giác ra thân phận.
Hôm ấy cũng như mọi ngày, Hòa Nghi Cảnh ở lại dùng cơm tối rồi đánh cờ với nàng đến gần khuya. Tú Thanh không chơi giỏi như Lý Hàm Mi, nước cờ của nàng luôn để đối phương nhìn ra mục đích, phơi bày trần trụi, rõ ràng. Hòa Nghi Cảnh cảm thấy chơi cùng nàng có tính thử thách lớn, hắn cố gắng để mình thua mà mãi không được. Tác phong đánh cờ của Tú Thanh rất buồn cười, khi do dự nàng sẽ cầm quân cờ đưa qua đưa lại, chọn ô này nhưng không đặt xuống, chọn ô kia cũng đặt xuống. Sau khi chọn hết một lượt, nàng nhất định sẽ đặt vào ô dở nhất!
Hòa Nghi Cảnh nén cười, nhìn ái phi mở mắt căng thẳng, cắn môi tính toán. Nàng chăm chú cúi đầu, ghé sát vào bàn cờ, cổ trắng xinh xinh lộ ra sau mép áo mở rộng. Mới đầu hắn chỉ nhìn quân trắng quân đen, về sau thật không nhìn nổi, mắt dán vào cổ áo của Tú Thanh…
-A… lại thua rồi?
Tú Thanh đếm cờ, than thở một hơi.
-Xin lỗi, trẫm đã cố hết sức…
Ý hắn là hắn cố hết sức để tìm ra nước cờ dở hơn của nàng mà không được… Tú Thanh trề môi, buồn chán ném quân cờ vào bát gỗ
-Trò này thiểu năng, không chơi nữa!
Hòa Nghi Cảnh xua tay cho cung nhân dọn dẹp, trong lòng nghĩ tới những người thiểu năng biết viết sách làm thơ, không thì trị quốc bình thiên hạ như hắn… Ây, thiểu năng thật!
Lưu Đại Vệ đến nhắc nhở lần thứ ba rằng đêm đã khuya, bệ hạ phải dời giá về cung. Hòa Nghi Cảnh lề mề uống hết chén trà, lại lề mề phủi tay áo đứng dậy. Hắn liếc xuống Tú Thanh một cái, thấy nàng cũng chuẩn bị tiễn khách thì không khỏi mất mát. Hòa Nghi Cảnh lại lần nữa mặt dày, hỏi cái câu cũ rích ngày nào hắn cũng hỏi:
-Thanh nhi… trẫm… ở lại được chứ?
Trời đất chứng giám Lưu Đại Vệ to gan đứng bên cạnh đang nung nấu một ý tưởng lớn. Hắn dự định khi mình già sẽ viết một cuốn sách, sách có tựa “Nghìn lẻ một đêm”, kể về hành trình gian truân của hoàng đế Cao Triều sau nghìn lẻ một lần lọt hố bò lên, lọt hố lại bò lên~~~ Nam nhi thiên hạ mà đọc được nhất định vỗ tay đắc ý, đấy, làm hoàng đế cũng không có gì hay, cưới cho lắm vợ, cuối cùng cũng lâm vào cảnh ngộ giường không phòng trống!
Hòa Nghi Cảnh nói rồi lại hối hận, thế nào nàng cũng từ chối! Hắn vừa định quay đi thì mơ hồ nghe được một tiếng “vâng” nhẹ như sợi lông vũ. Hòa Nghi Cảnh ngỡ ngàng, khi thấy Lưu Đại Vệ cũng kinh ngạc thì mới biết mình không nghe lầm. Tú Thanh tay nắm vạt áo, mắt bối rối nhìn xuống sàn nhà. Hòa Nghi Cảnh lặng lẽ… nuốt xuống…
Xem ra gió đã góp thành bão, hắn đã tu thành chính quả!!!
Lưu Đại Vệ sau một lúc hoảng hốt thì nhe răng cười, nụ cười đen tối nhất mọi thời đại. Lão Lưu kinh nghiệm đầy mình, không cần nhắc nhở đã nhanh nhẹn gọi người chuẩn bị nước tắm, trải đệm mới, mời gấp hai vị mama. Hắn vẫn nhớ gần một năm trước, cũng mất nhiều công sức lo liệu thế này mà kết quả là nhận năm hèo vào mông. Xem ra bây giờ Tú cơ nương nương “đã lớn”, bệ hạ chờ một năm đã mỏi mòn, hắn tha hồ giở ngón nghề không lo bị trách phạt nữa.
Cái gọi là “ngón nghề” của lão Lưu được đúc kết từ mấy nghìn năm lịch sử cung đình. Hắn làm bộ làm tịch xem cung nhân hối hả chạy qua chạy lại. Nửa đêm phải đi đâu tìm cánh hoa tươi? Cung nữ xách giỏ soi đèn ra ngự hoa viên hái cho được loại hồng thơm nhất. Rèm giường xanh lơ trong tẩm phòng bị kéo xuống, thay bằng màu đỏ thẫm. Len lén lấy ra một cái lọ nhỏ, lão Lưu nhìn trái ngó phải, đổ ít bột trắng vào thùng nước rải đầy hoa. Một chút gia vị cho món ăn thêm đậm đà!
Tú cơ bị hai ma ma kéo đi tắm rửa, thay bộ cánh xinh đẹp, trang điểm nhẹ càng thêm động lòng người. Sau khi một trăm lẻ một công đoạn hoàn thành thì Hòa Nghi Cảnh sắp cạn máu, hắn chưa từng cảm thấy chuyện này quá rườm rà, quá dư thừa. Có lẽ vì cả đời hoàng đế chưa phải đợi ai, càng chưa nóng lòng đợi ai.
Khi Tú Thanh xuất hiện, nàng khá giống đêm hôm ấy. Rút kinh nghiệm xương máu, các mama trang điểm qua loa, chuẩn bị trang phục thanh nhã hơn, bớt phần quyến rũ thêm phần trong sáng. Nàng cũng ôm trái táo đỏ ngon lành và… cái khăn trắng. Trời ạ! Hòa Nghi Cảnh chửi thầm trong lòng, hắn bắt đầu có ý định xóa sạch mấy thứ hủ tục quá đáng này.
Tú Thanh đứng giữa phòng, toàn thân căng thẳng. Xin đừng hiểu lầm, nàng đây là căng thẳng bảo vệ quả táo! Lần trước bệ hạ làm bẩn khăn nghiệm thu, lại còn ăn mất táo của nàng. Mama căn dặn hai vật này cực quan trọng, nàng phải liều mạng che chở chúng!
Hòa Nghi Cảnh mím môi, nhìn bàn tay nhỏ ôm cứng ngắc vật trong lòng, dở khóc dở cười…
Điềm Điềm khêu tim đèn, ánh sáng nhảy múa trên long bào, in lên khuôn mặt nàng những nét cong mềm mại. Đêm đầu tiên đối với một phi tần rất quan trọng, tuy không được đại hôn như Hoàng hậu nhưng với thân phận Tam phẩm Qúy cơ, những thứ lễ nghi truyền thống là phải đầy đủ. Phòng ngủ được sửa sang thành cái lồng đèn, chỗ nào cũng đỏ. Hai mama chu đáo phủ lên đầu nàng một tầng sa mỏng tượng trưng cho khăn hỉ. Bởi vì tiếng “vâng” kia đến không báo trước, mọi chuyện đều gấp, bọn họ tạm thời làm cho đủ nghi thức rồi bẽn lẽn cười, lui ra ngoài khép chặt cửa. Hôm nay trên bàn có đôi nến long phụng, mùi hương lạ hơn bình thường. Cạnh đó còn để khay rượu và hai cái chung. Hòa Nghi Cảnh đứng cạnh bàn, mắt sáng nhuộm tình ý, Tú Thanh chôn chân giữa phòng, ngơ ngác ôm quả táo như ôm con. Thời gian trôi qua rất lâu mà hình như không hề lâu, Hòa Nghi Cảnh cảm thấy nếu hắn không làm gì thì họ sẽ đứng thế này tới sáng mất!
-Qúy cơ!
Hắn chưa bao giờ gọi nàng như vậy, gọi đích danh phẩm vị. Tú Thanh sực tỉnh, khó hiểu ngẩng đầu nhìn.
-Mang tiếng là cung phi của trẫm nhưng một năm nay nàng đâu khác gì hoàng hoa khuê các. Nếu đã là Qúy cơ nương nương thì nên trở thành nữ nhân chân chính của ta… Thanh nhi, đây là ta và nàng nguyện ý, có đúng không?
Hắn phải xác nhận lại, bởi vì cô gái này không giống bất cứ ai trên đời. Hắn muốn yêu thương che chở nàng cùng với tôn trọng và tin tưởng. Thê thiếp và tri kỉ không giống nhau, thê thiếp vừa là tri kỷ thì chính là Thanh nhi. Không nhận thấy một chút do dự nào trong mắt nàng, cuối cùng hắn cũng nở nụ cười, bàn tay cao quý nhất thiên hạ từ tốn đưa ra.
-Qua đây, qua đây làm thê tử của ta, Tú Thanh!
Thanh nhi bị giọng nói du dương nồng tình của hắn làm cho mơ màng. Như có thứ mê thuật kì bí kéo đôi chân nàng đi. Bước thật chậm nhưng thật chắc chắn. “Ta” không giống “trẫm” mà “thê tử” khác “hoàng hậu” rất xa. Người bên gối sớm chiều, đêm ngày sửa túi nâng khăn gọi là thê tử. Người cùng chung sướng khổ, sống đến răng long đầu bạc gọi là thê tử. Người sinh con đẻ cái, chăm sóc cửa nhà gọi là thê tử…
Tú Thanh rơi vào cái ôm vừa nóng vừa chặt, nàng nhớ tới một giai điệu xưa cũ mà thiếu nữ chèo thuyền bán nghệ vẫn hay ca:
“Thà chiếc áo nâu không phượng bào
Gọi em “thê tử” có làm sao?
Thà ngôi nhà cỏ không gác tía
Tham gì ghế Hậu với ngôi cao?”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.