Chương 1: CHƯƠNG 1
Tâm Văn
04/12/2013
Ta là tam tiểu thư Liễu gia ở Dương Châu, sinh ra vào đêm rằm tháng giêng.
Vì vậy, phụ thân bèn đặt tên ta là Nguyệt Doanh
Từ nhỏ, nhũ mẫu đã nói, trăng tròn thì rất bạc mệnh, cái tên này là điềm xấu.
Tuy rằng nhũ mẫu không biết chữ, nhưng sau đó những gì ta trải qua quả nhiên ứng nghiệm theo lời bà.
Khi ta chưa tròn một tuổi, mẹ ta, Trầm U Lan vì bệnh mà mất.
Phụ thân ta rất thương tâm. Mẫu thân là thị thiếp người sủng ái nhất, dung mạo như tiên trên trời, tính cách lại dịu dàng tao nhã, huệ chất lan tâm. Phàm những ai gặp qua nàng đều không thể không khen ngợi, ví như phu nhân Liễu gia và hai vị di nương.
Khi mẫu thân còn sống, bọn họ từng ghen tị dung mạo tuyệt thế của bà, nhưng người vừa mất, lời oán cũng không còn nữa, cái còn lại chỉ là sự thương cảm.
Thế nhưng, điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ đối tốt với ta. Họ ở trước mặt phụ thân nguyền rủa ta là điềm xấu, nhất định khắc cha khắc mẹ.
Để tránh cho Liễu gia gặp kiếp nạn lớn hơn, phụ thân bèn lệnh cho ta và nhũ mẫu đến hậu hoa viên hẻo lánh nhất trong phủ. Không có sự đồng ý của người, ta không được ra khỏi hậu hoa viên một bước, người khác cũng không được bước vào.
Đương nhiên, cả Liễu phủ chẳng ai dám giao thiệp với người trong hậu hoa viên. Bọn họ ai cũng đều coi ta như mầm tai họa, chỉ sợ tránh còn không kịp.
Ngoại trừ một người, biểu ca của ta, Mạnh Vân Thiên.
Đến giờ, ta vẫn còn nhớ rõ cảnh tượng lần đầu tiên gặp biểu ca.
Vì không có bạn chơi cùng, nên ta ngoài việc ăn và ngủ, cũng chỉ có thể đến hậu hoa viên hái hoa, ngắt cỏ.
Cho đến mùa xuân, hậu hoa viên đều nở đầy một loại hoa màu lam điểm màu chàm, trông từ xa như gương trong hồ, vô cùng đẹp mắt.
Nhũ mẫu nói, đây gọi là cỏ ngọc lưu ly, là loại hoa lúc còn sống mẫu thân thích nhất. Sau khi người gả đến đây, phụ thân bèn sai người biến hồ sen thành vườn hoa này.
Ngày đó, ta vừa hái ngọc lưu ly, vừa hát bài ca dao nhũ mẫu vừa dạy:
“Thải thải phiết cử, bạc ngôn thải chi. Thải thải phiết cử, bạc ngôn có chi.
Thải thải phiết cử, bạc ngôn xuyết chi. Thải thải phiết cử, bạc ngôn loát chi.”
Bài ca này cũng là lúc còn sống mẫu thân thích nhất. Bà chẳng những có dung mạo khuynh quốc khuynh thành, hơn nữa còn có thể ca phú, cầm kỳ thư họa, không thứ nào không giỏi, là tài nữ nổi tiếng nhất thành Dương Châu. Chỉ vì gia cảnh sa sút mới phải gả cho phụ thân làm thiếp.
Mỗi lần nhắc tới mẫu thân, nhũ mẫu ta đều lắc đầu: “Khó trách người ta nói hồng nhan bạc mệnh. Một người dung mạo như thần tiên thế, nói đi là đi”
Sau đó, bà lại quan sát cẩn thận gương mặt ta, thở dài tiếp: “Giống! Thật sự quá giống! Dung mạo này, làn da này, dáng vẻ này, thật sự giống như cùng một khuôn mẫu mà ra.”
Nghĩ đến mẫu thân, ta không giấu được điểm ưu thương, tiếng hát líu lo cũng dừng lại.
Phia sau, một thanh âm nho nhã bèn vọng xuống: “Thải thải phiết cử, bạc ngôn trình chi. Thải thải phiết cử, bạc ngôn đáp chi.”
Ta sửng sốt, ngạc nhiên quay đầu, nhìn thấy gương mặt người phía sau. Không, phải gọi là một bé trai mới đúng. Hắn nhìn qua chỉ mới mười ba mười bốn tuổi, mặc trường sam màu xanh, như ngọc thụ lâm phong, có thể khiến người khác ngây ngốc.
Trước giờ ta chưa từng nhìn thấy một đứa trẻ nào có dáng vẻ đẹp như vậy.
Người Liễu gia tuy rằng giàu khắp một phương, nhưng phần lớn tướng mạo đều rất bình thường. Ngay cả nhị thiếu gia Liễu Văn Long được công nhận là một mỹ nam tử, dung mạo cũng chỉ trên mức bình thường.
Thế nhưng người trước mắt, cũng dáng người cao to song lại là một thiếu niên rất đẹp, tuấn tú tuyệt luân, nhất là cặp mắt to đen bóng kia, lông mi rất dài. Nếu như đặt trên gương mặt con gái, không biết còn điên đảo chúng sinh thế nào nữa.
Trong lúc ta kinh ngạc quan sát hắn, ánh mắt hắn đồng thời cũng dính chặt vào ta.
Hai người chúng ta cứ như thế im lặng nhìn nhau, giữa một mảnh hoa xanh thăm thẳm.
Mãi đến khi nhũ mẫu lên tiếng hỏi: “Biểu thiếu gia, sao người lại đến đây?”
Lại một phen kinh sợ khác.
“Ngươi là biểu ca?”
“Ngươi là biểu muội?”
Cơ hồ là trăm miệng một lời. Thế rồi hai người chúng ta không tránh được cùng nhìn nhau bật cười.
Cười xong, ta mới nhớ đến, từ lúc ta còn nhỏ đến nay dường như cũng là lần đầu phát ra một tiếng cười từ nội tâm như thế.
Năm đó, huynh ấy mười bốn tuổi, ta mười hai tuổi.
Thật ra, ta sớm đã biết mình có một vị biểu ca như vậy.
Mẫu thân của Mạnh Vân Thiên là tiểu muội nhỏ nhất của phụ thân. Năm đó sau khi xuất giá đến Tô Châu hai năm thì phu quân mất. Mạnh gia lại là đại gia tộc, cô nhi quả phụ thường chịu ức hiếp. Khi tổ phụ còn sống không đành lòng để con gái yêu quý ở nhà chồng chịu khổ, bèn đem mẹ con họ quay về Dương Châu. Từ đó tới nay, Mạnh Vân Thiên vẫn sống nhờ ở Liễu gia.
Từ nhỏ ta đã mất mẹ, Mạnh Vân Thiên lại không nơi nương tựa, thân thế gần giống nhau. Ta bị bỏ rơi, huynh ấy lại ăn nhờ ở đậu, cũng cô đơn tịch mịch.
Chính vì cảnh ngộ tương đồng khiến chúng ta càng thân thiết hơn người khác.
Huynh ấy thường không quan tâm đến lệnh cấm của phụ thân, âm thầm đến thăm con người dường như đã bị bỏ quên này.
Đó là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời ta.
Mùa xuân, huynh ấy dạy ta ngâm thơ vẽ tranh. Mùa hè, chúng ta cùng đi dạo trong vườn. Mùa thu, chúng ta chơi thả diều. Mùa đông, ta lại vì huynh ấy mà gảy đàn ca hát.
Khi đó, ta không hề hát trong , cái ta hát chính là
“Có một cô nương hái sắn, một ngày không gặp như cách ba con trăng
Có một cô nương hái ngải, một ngày không gặp như cách ba thu
Có một cô nương hái ngải, một ngày không gặp như cách ba năm tròn.”
Vì vậy, phụ thân bèn đặt tên ta là Nguyệt Doanh
Từ nhỏ, nhũ mẫu đã nói, trăng tròn thì rất bạc mệnh, cái tên này là điềm xấu.
Tuy rằng nhũ mẫu không biết chữ, nhưng sau đó những gì ta trải qua quả nhiên ứng nghiệm theo lời bà.
Khi ta chưa tròn một tuổi, mẹ ta, Trầm U Lan vì bệnh mà mất.
Phụ thân ta rất thương tâm. Mẫu thân là thị thiếp người sủng ái nhất, dung mạo như tiên trên trời, tính cách lại dịu dàng tao nhã, huệ chất lan tâm. Phàm những ai gặp qua nàng đều không thể không khen ngợi, ví như phu nhân Liễu gia và hai vị di nương.
Khi mẫu thân còn sống, bọn họ từng ghen tị dung mạo tuyệt thế của bà, nhưng người vừa mất, lời oán cũng không còn nữa, cái còn lại chỉ là sự thương cảm.
Thế nhưng, điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ đối tốt với ta. Họ ở trước mặt phụ thân nguyền rủa ta là điềm xấu, nhất định khắc cha khắc mẹ.
Để tránh cho Liễu gia gặp kiếp nạn lớn hơn, phụ thân bèn lệnh cho ta và nhũ mẫu đến hậu hoa viên hẻo lánh nhất trong phủ. Không có sự đồng ý của người, ta không được ra khỏi hậu hoa viên một bước, người khác cũng không được bước vào.
Đương nhiên, cả Liễu phủ chẳng ai dám giao thiệp với người trong hậu hoa viên. Bọn họ ai cũng đều coi ta như mầm tai họa, chỉ sợ tránh còn không kịp.
Ngoại trừ một người, biểu ca của ta, Mạnh Vân Thiên.
Đến giờ, ta vẫn còn nhớ rõ cảnh tượng lần đầu tiên gặp biểu ca.
Vì không có bạn chơi cùng, nên ta ngoài việc ăn và ngủ, cũng chỉ có thể đến hậu hoa viên hái hoa, ngắt cỏ.
Cho đến mùa xuân, hậu hoa viên đều nở đầy một loại hoa màu lam điểm màu chàm, trông từ xa như gương trong hồ, vô cùng đẹp mắt.
Nhũ mẫu nói, đây gọi là cỏ ngọc lưu ly, là loại hoa lúc còn sống mẫu thân thích nhất. Sau khi người gả đến đây, phụ thân bèn sai người biến hồ sen thành vườn hoa này.
Ngày đó, ta vừa hái ngọc lưu ly, vừa hát bài ca dao nhũ mẫu vừa dạy:
“Thải thải phiết cử, bạc ngôn thải chi. Thải thải phiết cử, bạc ngôn có chi.
Thải thải phiết cử, bạc ngôn xuyết chi. Thải thải phiết cử, bạc ngôn loát chi.”
Bài ca này cũng là lúc còn sống mẫu thân thích nhất. Bà chẳng những có dung mạo khuynh quốc khuynh thành, hơn nữa còn có thể ca phú, cầm kỳ thư họa, không thứ nào không giỏi, là tài nữ nổi tiếng nhất thành Dương Châu. Chỉ vì gia cảnh sa sút mới phải gả cho phụ thân làm thiếp.
Mỗi lần nhắc tới mẫu thân, nhũ mẫu ta đều lắc đầu: “Khó trách người ta nói hồng nhan bạc mệnh. Một người dung mạo như thần tiên thế, nói đi là đi”
Sau đó, bà lại quan sát cẩn thận gương mặt ta, thở dài tiếp: “Giống! Thật sự quá giống! Dung mạo này, làn da này, dáng vẻ này, thật sự giống như cùng một khuôn mẫu mà ra.”
Nghĩ đến mẫu thân, ta không giấu được điểm ưu thương, tiếng hát líu lo cũng dừng lại.
Phia sau, một thanh âm nho nhã bèn vọng xuống: “Thải thải phiết cử, bạc ngôn trình chi. Thải thải phiết cử, bạc ngôn đáp chi.”
Ta sửng sốt, ngạc nhiên quay đầu, nhìn thấy gương mặt người phía sau. Không, phải gọi là một bé trai mới đúng. Hắn nhìn qua chỉ mới mười ba mười bốn tuổi, mặc trường sam màu xanh, như ngọc thụ lâm phong, có thể khiến người khác ngây ngốc.
Trước giờ ta chưa từng nhìn thấy một đứa trẻ nào có dáng vẻ đẹp như vậy.
Người Liễu gia tuy rằng giàu khắp một phương, nhưng phần lớn tướng mạo đều rất bình thường. Ngay cả nhị thiếu gia Liễu Văn Long được công nhận là một mỹ nam tử, dung mạo cũng chỉ trên mức bình thường.
Thế nhưng người trước mắt, cũng dáng người cao to song lại là một thiếu niên rất đẹp, tuấn tú tuyệt luân, nhất là cặp mắt to đen bóng kia, lông mi rất dài. Nếu như đặt trên gương mặt con gái, không biết còn điên đảo chúng sinh thế nào nữa.
Trong lúc ta kinh ngạc quan sát hắn, ánh mắt hắn đồng thời cũng dính chặt vào ta.
Hai người chúng ta cứ như thế im lặng nhìn nhau, giữa một mảnh hoa xanh thăm thẳm.
Mãi đến khi nhũ mẫu lên tiếng hỏi: “Biểu thiếu gia, sao người lại đến đây?”
Lại một phen kinh sợ khác.
“Ngươi là biểu ca?”
“Ngươi là biểu muội?”
Cơ hồ là trăm miệng một lời. Thế rồi hai người chúng ta không tránh được cùng nhìn nhau bật cười.
Cười xong, ta mới nhớ đến, từ lúc ta còn nhỏ đến nay dường như cũng là lần đầu phát ra một tiếng cười từ nội tâm như thế.
Năm đó, huynh ấy mười bốn tuổi, ta mười hai tuổi.
Thật ra, ta sớm đã biết mình có một vị biểu ca như vậy.
Mẫu thân của Mạnh Vân Thiên là tiểu muội nhỏ nhất của phụ thân. Năm đó sau khi xuất giá đến Tô Châu hai năm thì phu quân mất. Mạnh gia lại là đại gia tộc, cô nhi quả phụ thường chịu ức hiếp. Khi tổ phụ còn sống không đành lòng để con gái yêu quý ở nhà chồng chịu khổ, bèn đem mẹ con họ quay về Dương Châu. Từ đó tới nay, Mạnh Vân Thiên vẫn sống nhờ ở Liễu gia.
Từ nhỏ ta đã mất mẹ, Mạnh Vân Thiên lại không nơi nương tựa, thân thế gần giống nhau. Ta bị bỏ rơi, huynh ấy lại ăn nhờ ở đậu, cũng cô đơn tịch mịch.
Chính vì cảnh ngộ tương đồng khiến chúng ta càng thân thiết hơn người khác.
Huynh ấy thường không quan tâm đến lệnh cấm của phụ thân, âm thầm đến thăm con người dường như đã bị bỏ quên này.
Đó là khoảng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời ta.
Mùa xuân, huynh ấy dạy ta ngâm thơ vẽ tranh. Mùa hè, chúng ta cùng đi dạo trong vườn. Mùa thu, chúng ta chơi thả diều. Mùa đông, ta lại vì huynh ấy mà gảy đàn ca hát.
Khi đó, ta không hề hát
“Có một cô nương hái sắn, một ngày không gặp như cách ba con trăng
Có một cô nương hái ngải, một ngày không gặp như cách ba thu
Có một cô nương hái ngải, một ngày không gặp như cách ba năm tròn.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.