Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký(Bản Làm Lại)
Chương 4: Tóm Tắt Về Tiểu Chiêu
Phạm Giang
08/02/2021
Tiểu Chiêu :
là con gái của Tử Sam Long (Vương Đại Ỷ Ty).
Tiểu Chiêu xuất hiện trong truyện là một cô gái mới 15 tuổi, nhưng đã tiềm ẩn nét đẹp của một mỹ nhân, như một bông hoa mới chớm nở, cô cũng có những nét đẹp riêng của con gái Ba Tư (da trắng, mũi cao, mắt xanh biếc) được di truyền từ mẹ. Cô được mẹ là Kim Hoa bà bà cài vào Minh giáo, giả trang làm một tỳ nữ xấu xí của Dương Bất Hối nhằm tìm kiếm võ công thất lạc Càn Khôn Đại Na Di. Nhưng do hành động mờ ám của mình nên cô bị Dương tả sứ dùng xiềng xích khóa cả tay và chân.
Tại đây Tiểu Chiêu đã gặp Trương Vô Kỵ, và cảm động trước sự bảo bọc chân thành của Vô Kỵ, cô đã có cảm tình với chàng. Tiểu Chiêu chính là người yêu cầu Trương Vô Kỵ học Càn Khôn Đại Na Di để nhanh ra khỏi mật thất của Minh giáo khi Trương Vô Kỵ và Tiểu Chiêu lạc đường trong lúc đang truy tìm Thành Côn. Tình yêu của cô đối với Vô Kỵ lặng lẽ, trong sáng, chân thành, vô tư, không bao giờ ghen tuông hay tỏ ra giận hờn.
Tiểu Chiêu còn là một cô gái rất thông minh, nhanh nhạy, kiến thức võ học khá uyên thâm và rất có bản lĩnh. Cô đã từng đứng ra cứu nguy cho các đại cao thủ Minh Giáo (lúc đó bị trúng độc) khỏi cuộc ám sát của quân đội Nhữ Dương Vương (Triệu Mẫn Quận chúa phái tới ), và nhiều lần sát cánh cùng Trương Vô Kỵ vượt qua nhiều tình huống khó khăn nan giải.
Khi các sứ giả Minh giáo Ba Tư xuất hiện để bắt Kim Hoa bà bà, Trương Vô Kỵ đánh nhưng không thắng nổi, Triệu Mẫn xả thân cứu Vô Kỵ nên cũng bị trọng thương. Cả bốn người Trương Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn đưa Ân Ly chạy ra thuyền trốn khỏi đảo, lúc này Chu Chỉ Nhược và Tiểu Chiêu vẫn còn ở trên thuyền. Trên thuyền Tạ Tốn kể về thân thế của Kim Hoa bà bà, vốn ngày xưa là một thánh nữ của Minh giáo Ba Tư, sang Trung Nguyên để lập công để chuẩn bị lên ngôi giáo chủ. Thế nhưng bà lại kết hôn với một người Hán (Hàn Thiên Diệp) nên bây giờ Minh giáo Ba Tư muốn sang tìm bắt bà ta về thiêu sống. Ông khuyên Vô Kỵ nên quay lại cứu bà bà.
Họ giao đấu rất nhiều với người Ba Tư, Trương Vô Kỵ cướp được 6 thánh hoả lệnh từ tay người Ba Tư. Người Ba Tư đưa Kim Hoa bà bà lên giàn thiêu. Trương Vô Kỵ bắt giữ một tín đồ Minh giáo Ba Tư làm con tin. Rồi các sứ giả Ba Tư cùng tiến đánh vào thuyền của Trương Vô Kỵ. Với sự giúp đỡ của Tiểu Chiêu và Triệu Mẫn trong việc dịch những câu văn trên 6 thánh hỏa lệnh, Vô Kỵ thắng được các sứ giả Ba Tư về võ công nhưng lại thua họ về mưu kế. Tiểu Chiêu phải chịu nạp mình để trở thành thánh nữ của Minh giáo Ba Tư (giáo chủ Minh giáo Ba Tư). Nàng lặng lẽ từ biệt Trương Vô Kỵ trong khoang thuyền của người Ba Tư và không còn quay lại nữa. Những người Ba Tư cho thuyền đưa Tạ Tốn, Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược, Ân Ly về lại Trung Nguyên.
Số phận của Tiểu Chiêu lại khiến cho người ta cảm thấy bùi ngùi, thương cảm. Là một cô gái còn nhỏ nhưng đã phải lặn lội giang hồ, chịu nhiều khổ cực, vừa có mối tình đầu đời với Trương Vô Kỵ đã phải sớm lìa xa chàng, phải trở về Ba Tư thay mẹ làm Thánh nữ, đến cái nguyện vọng nhỏ nhoi với Trương Vô Kỵ "suốt đời tiểu muội nguyện làm con hầu cho Giáo chủ ca ca" cũng đã không thành.
Cuối truyện, Trương Vô Kỵ đến Ứng Thiên hội minh giáo chúng Minh giáo (có cả Chu Nguyên Chương) để bàn việc về công lao kháng Mông Cổ của Chu Nguyên Chương. Lúc này giáo chủ Minh giáo Ba Tư là Tiểu Chiêu cũng phái đoàn sứ đến Ứng Thiên gặp Trương Vô Kỵ giao thêm 6 thánh hoả lệnh (Trương Vô Kỵ từng lấy 6 thánh hoả lệnh trong tay người Ba Tư trong cuộc đấu ở đảo Linh Xà). Vậy là Trương Vô Kỵ có được 12 thánh hoả lệnh trong tay, hoàn thành di nguyện của Dương Đỉnh Thiên giáo chủ ngày trước. Sứ giả giao bức phong thư của Tiểu Chiêu cho Trương Vô Kỵ.
Phong thư từ Thánh nữ Minh giáo Ba Tư (Tiểu Chiêu) gửi Trương giáo chủ Minh giáo Trung Hoa (Trương Vô Kỵ) viết bằng chữ Trung Hoa:
"Trương công tử tôn giám: từ lúc chia tay đến nay, không một canh giờ nào là ta không nghĩ đến ngươi. Ngươi có mạnh khoẻ không? Nghiệp lớn phản Mông Cổ có thuận lợi không? Ta dâng tặng sáu tấm thánh hoả lệnh này vốn là vật của thánh giáo Trung Hoa. Ngươi khi nhìn thấy thánh hoả lệnh, xin nhớ đến tiểu nha đầu Tiểu Chiêu ở ngàn dặm xa xôi này. Số mệnh của nàng ngay cả tấm thánh hoả lệnh này cũng không bằng, bởi vì nàng không thể nhìn thấy ngươi, không thể mỗi ngày bầu bạn bên cạnh ngươi. Nguyện minh tôn bảo hộ ngươi! Ta hy vọng cuối cùng có một ngày được trở về bên cạnh ngươi, lại làm tiểu nha đầu của ngươi. Khi đó giáo chủ tổng giáo ta cũng không làm".
Dưới góc thư có vẽ một ngọn lửa nho nhỏ màu đỏ, ngoài ra còn vẽ đôi tay nhỏ nhắn, hai tay bị buộc bởi một sợi dây xích sắt, nhưng sợi xích sắt đã bị cắt đứt.
Trương Vô Kỵ đem tấm da dê viết Càn Khôn Đại Na Di trả lại cho Ba Tư làm quà đáp lễ giáo chủ Minh giáo Ba Tư (Tiểu Chiêu).
Sau tiệc rượu, Trí Tuệ Vương (một trong số sứ giả Ba Tư) lấy ra bọc nhỏ đưa cho Trương Vô Kỵ. Trương Vô Kỵ đón lấy, trở lại hậu đường nhìn xem, bên trong là hai bộ nội y, một đôi giày, nhìn cách may vá thì đúng là do Tiểu Chiêu làm, đi đôi giày vào thì vừa khít, nước mắt không khỏi lã chã rơi xuống. Xa cách tuy lâu, nàng vẫn nhớ rõ kích thước chân của mình, ngày thường nhớ nhung rất nhiều có thể hiễu rõ được.
Trương Vô Kỵ xúc động trước tình cảm của Tiểu Chiêu nhưng đông tây xa cách, với lại đang có Triệu Mẫn bên cạnh nên y chỉ viết thư hồi đáp lại Tiểu Chiêu, đồng thời dành ra hai ngày truyền thụ một ít Càn Khôn Đại Na Di và võ công trên thánh hoả lệnh cho Đại Thánh Bảo Thụ Vương, Trí Tuệ Bảo Thụ Vương và Thường Thắng Bảo Thụ Vương rồi tiễn họ về Ba Tư.
Quả thật là "Nắng Ba Tư có vơi sầu mịt mù Trung Thổ?".
Tiểu Chiêu là một hình mẫu của một cô gái vừa thông minh xinh đẹp, vừa hiền dịu đảm đang nhưng lại có số phận đáng thương.
là con gái của Tử Sam Long (Vương Đại Ỷ Ty).
Tiểu Chiêu xuất hiện trong truyện là một cô gái mới 15 tuổi, nhưng đã tiềm ẩn nét đẹp của một mỹ nhân, như một bông hoa mới chớm nở, cô cũng có những nét đẹp riêng của con gái Ba Tư (da trắng, mũi cao, mắt xanh biếc) được di truyền từ mẹ. Cô được mẹ là Kim Hoa bà bà cài vào Minh giáo, giả trang làm một tỳ nữ xấu xí của Dương Bất Hối nhằm tìm kiếm võ công thất lạc Càn Khôn Đại Na Di. Nhưng do hành động mờ ám của mình nên cô bị Dương tả sứ dùng xiềng xích khóa cả tay và chân.
Tại đây Tiểu Chiêu đã gặp Trương Vô Kỵ, và cảm động trước sự bảo bọc chân thành của Vô Kỵ, cô đã có cảm tình với chàng. Tiểu Chiêu chính là người yêu cầu Trương Vô Kỵ học Càn Khôn Đại Na Di để nhanh ra khỏi mật thất của Minh giáo khi Trương Vô Kỵ và Tiểu Chiêu lạc đường trong lúc đang truy tìm Thành Côn. Tình yêu của cô đối với Vô Kỵ lặng lẽ, trong sáng, chân thành, vô tư, không bao giờ ghen tuông hay tỏ ra giận hờn.
Tiểu Chiêu còn là một cô gái rất thông minh, nhanh nhạy, kiến thức võ học khá uyên thâm và rất có bản lĩnh. Cô đã từng đứng ra cứu nguy cho các đại cao thủ Minh Giáo (lúc đó bị trúng độc) khỏi cuộc ám sát của quân đội Nhữ Dương Vương (Triệu Mẫn Quận chúa phái tới ), và nhiều lần sát cánh cùng Trương Vô Kỵ vượt qua nhiều tình huống khó khăn nan giải.
Khi các sứ giả Minh giáo Ba Tư xuất hiện để bắt Kim Hoa bà bà, Trương Vô Kỵ đánh nhưng không thắng nổi, Triệu Mẫn xả thân cứu Vô Kỵ nên cũng bị trọng thương. Cả bốn người Trương Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn đưa Ân Ly chạy ra thuyền trốn khỏi đảo, lúc này Chu Chỉ Nhược và Tiểu Chiêu vẫn còn ở trên thuyền. Trên thuyền Tạ Tốn kể về thân thế của Kim Hoa bà bà, vốn ngày xưa là một thánh nữ của Minh giáo Ba Tư, sang Trung Nguyên để lập công để chuẩn bị lên ngôi giáo chủ. Thế nhưng bà lại kết hôn với một người Hán (Hàn Thiên Diệp) nên bây giờ Minh giáo Ba Tư muốn sang tìm bắt bà ta về thiêu sống. Ông khuyên Vô Kỵ nên quay lại cứu bà bà.
Họ giao đấu rất nhiều với người Ba Tư, Trương Vô Kỵ cướp được 6 thánh hoả lệnh từ tay người Ba Tư. Người Ba Tư đưa Kim Hoa bà bà lên giàn thiêu. Trương Vô Kỵ bắt giữ một tín đồ Minh giáo Ba Tư làm con tin. Rồi các sứ giả Ba Tư cùng tiến đánh vào thuyền của Trương Vô Kỵ. Với sự giúp đỡ của Tiểu Chiêu và Triệu Mẫn trong việc dịch những câu văn trên 6 thánh hỏa lệnh, Vô Kỵ thắng được các sứ giả Ba Tư về võ công nhưng lại thua họ về mưu kế. Tiểu Chiêu phải chịu nạp mình để trở thành thánh nữ của Minh giáo Ba Tư (giáo chủ Minh giáo Ba Tư). Nàng lặng lẽ từ biệt Trương Vô Kỵ trong khoang thuyền của người Ba Tư và không còn quay lại nữa. Những người Ba Tư cho thuyền đưa Tạ Tốn, Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược, Ân Ly về lại Trung Nguyên.
Số phận của Tiểu Chiêu lại khiến cho người ta cảm thấy bùi ngùi, thương cảm. Là một cô gái còn nhỏ nhưng đã phải lặn lội giang hồ, chịu nhiều khổ cực, vừa có mối tình đầu đời với Trương Vô Kỵ đã phải sớm lìa xa chàng, phải trở về Ba Tư thay mẹ làm Thánh nữ, đến cái nguyện vọng nhỏ nhoi với Trương Vô Kỵ "suốt đời tiểu muội nguyện làm con hầu cho Giáo chủ ca ca" cũng đã không thành.
Cuối truyện, Trương Vô Kỵ đến Ứng Thiên hội minh giáo chúng Minh giáo (có cả Chu Nguyên Chương) để bàn việc về công lao kháng Mông Cổ của Chu Nguyên Chương. Lúc này giáo chủ Minh giáo Ba Tư là Tiểu Chiêu cũng phái đoàn sứ đến Ứng Thiên gặp Trương Vô Kỵ giao thêm 6 thánh hoả lệnh (Trương Vô Kỵ từng lấy 6 thánh hoả lệnh trong tay người Ba Tư trong cuộc đấu ở đảo Linh Xà). Vậy là Trương Vô Kỵ có được 12 thánh hoả lệnh trong tay, hoàn thành di nguyện của Dương Đỉnh Thiên giáo chủ ngày trước. Sứ giả giao bức phong thư của Tiểu Chiêu cho Trương Vô Kỵ.
Phong thư từ Thánh nữ Minh giáo Ba Tư (Tiểu Chiêu) gửi Trương giáo chủ Minh giáo Trung Hoa (Trương Vô Kỵ) viết bằng chữ Trung Hoa:
"Trương công tử tôn giám: từ lúc chia tay đến nay, không một canh giờ nào là ta không nghĩ đến ngươi. Ngươi có mạnh khoẻ không? Nghiệp lớn phản Mông Cổ có thuận lợi không? Ta dâng tặng sáu tấm thánh hoả lệnh này vốn là vật của thánh giáo Trung Hoa. Ngươi khi nhìn thấy thánh hoả lệnh, xin nhớ đến tiểu nha đầu Tiểu Chiêu ở ngàn dặm xa xôi này. Số mệnh của nàng ngay cả tấm thánh hoả lệnh này cũng không bằng, bởi vì nàng không thể nhìn thấy ngươi, không thể mỗi ngày bầu bạn bên cạnh ngươi. Nguyện minh tôn bảo hộ ngươi! Ta hy vọng cuối cùng có một ngày được trở về bên cạnh ngươi, lại làm tiểu nha đầu của ngươi. Khi đó giáo chủ tổng giáo ta cũng không làm".
Dưới góc thư có vẽ một ngọn lửa nho nhỏ màu đỏ, ngoài ra còn vẽ đôi tay nhỏ nhắn, hai tay bị buộc bởi một sợi dây xích sắt, nhưng sợi xích sắt đã bị cắt đứt.
Trương Vô Kỵ đem tấm da dê viết Càn Khôn Đại Na Di trả lại cho Ba Tư làm quà đáp lễ giáo chủ Minh giáo Ba Tư (Tiểu Chiêu).
Sau tiệc rượu, Trí Tuệ Vương (một trong số sứ giả Ba Tư) lấy ra bọc nhỏ đưa cho Trương Vô Kỵ. Trương Vô Kỵ đón lấy, trở lại hậu đường nhìn xem, bên trong là hai bộ nội y, một đôi giày, nhìn cách may vá thì đúng là do Tiểu Chiêu làm, đi đôi giày vào thì vừa khít, nước mắt không khỏi lã chã rơi xuống. Xa cách tuy lâu, nàng vẫn nhớ rõ kích thước chân của mình, ngày thường nhớ nhung rất nhiều có thể hiễu rõ được.
Trương Vô Kỵ xúc động trước tình cảm của Tiểu Chiêu nhưng đông tây xa cách, với lại đang có Triệu Mẫn bên cạnh nên y chỉ viết thư hồi đáp lại Tiểu Chiêu, đồng thời dành ra hai ngày truyền thụ một ít Càn Khôn Đại Na Di và võ công trên thánh hoả lệnh cho Đại Thánh Bảo Thụ Vương, Trí Tuệ Bảo Thụ Vương và Thường Thắng Bảo Thụ Vương rồi tiễn họ về Ba Tư.
Quả thật là "Nắng Ba Tư có vơi sầu mịt mù Trung Thổ?".
Tiểu Chiêu là một hình mẫu của một cô gái vừa thông minh xinh đẹp, vừa hiền dịu đảm đang nhưng lại có số phận đáng thương.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.