Chương 10
Aleksandr Solzhenitsyn
30/03/2016
Toà lâu đài huyền diệu
Trong nhiều năm - trong thời gian chiến tranh và sau đó - Yakonov ngồi vững với địa vị kỹ sư trưởng Sở Tiếp liệu đặc biệt. Y mang với một vẻ trang trọng đáng kính đôi cầu vai nền bạc viền xanh ở giữa có ba ngôi sao mà sự hiểu biết của y đã đem lại cho y. Chức vụ của y đặc biệt đến nỗi y có thể hoạt động trên một địa bàn rất rộng: đôi khi đọc một báo cáo đầy những danh từ khoa học trước những nhân viên cao cấp trong guồng máy nhà nước, đôi khi thảo luận một cách thông minh với một ngôn ngữ đầy những danh từ chuyên môn với những kỹ sư về những phát minh mới nhất. Nhìn chung, y tự tạo cho y cái uy tín là một nhà chuyên môn nhưng không phải lãnh trách nhiệm về bất cứ một chuyện gì, và mỗi tháng y được lãnh vài ngàn đồng ruble. Yakonov chủ tọa cuộc lễ khai sinh ra tất cả những phòng chuyên môn, những cuộc phát động thực hiện kế hoạch, y biến mất trong giai đoạn khó khăn của kế hoạch để rồi lại xuất hiện trước quan tài của những kẻ thất bại hoặc để choàng vòng hoa chiến thắng lên đầu những kẻ thành công.
Anton Nikolayevich Yakonov không còn đủ trẻ và đủ tự tin để mơ tưởng đến chuyện có ngày đoạt được huy chương Sao vàng hoặc giải Stalin, hoặc mỗi khi có dịp là vồ lẫy người dự án lớn, quan trọng do Tổng thống hay do chính Thủ lãnh tối cao đưa ra. Y đã có đủ kinh nghiệm và tuổi đời để khôn ngoan lẩn tránh hệ thống rắc rối, phức tạp những xúc động, sợ hãi, âu lo do tham vọng thái quá gây ra.
Với những quan điểm đó về cuộc đời, y sống an nhàn, đầy đủ, sung sướng cho đến tháng Giêng năm 1948. Trong tháng Giêng ấy có một kẻ nào đó đề nghị với Cha chung của dân tộc Nga La Tư ý kiến chế tạo một dàn máy điện thoại đặc biệt chỉ để dành riêng cho Lãnh Tụ Tối Cao dùng mà thôi. Dàn máy điện thoại đó sẽ được chế tạo sao cho không một kẻ nào có thể hiểu được Lãnh tụ nói gì, dù cho máy có bị cắm lén nghe trộm. Với ngón tay thần thánh, ngón tay vàng vì khói thuốc lá, vị Cha hiền dân tộc chỉ lên tấm bản đồ. Ngón tay đặt đúng lên Mavrino. Lúc ấy Mavrino là một xưởng chế tạo máy truyền thanh xách tay cho cảnh sát dùng. Câu nói lịch sử của Người trong dịp này là "Ta cần những máy truyền thanh này để làm gì? Để bắt kẻ trộm à? Ai thèm để ý đến bọn ăn trộm?"
Người ra thời hạn: ngày mùng một tháng Giêng 1949. Người suy nghĩ rồi nói: "Thôi được. Cho đến mùng một tháng Năm".
Công tác này được đặt vào hàng ưu tiên số một và quan trọng số một. Thời hạn của công tác quá chặt chẽ, quá gấp rút. Ở Bộ An ninh, người ta thảo luận lỹ và người ta lựa Yakonov để trao cho việc đích thân đốc xuất công tác này. Yakonov cố gắng một cách vô ích để trình bày rằng y đã phụ trách quá nhiều việc và y không thể nào làm tròn được hai việc cùng một lúc. Nhưng Foma Guryanovich Oskolupov, giám đốc Nha Kế hoạch Bộ An ninh, thượng cấp trực tiếp của Yakonov, chiếu cặp mắt xanh như mắt mèo nhìn thẳng vào mắt Yakonov - và Yakonov nhớ lại vết đen trên hồ sơ an ninh của y. Chính y cũng đã từng phải ở tù sáu năm. Vì vậy, y ngậm miệng lại không dám nói gì nữa.
Từ đó - đã gần hai năm trời trôi qua - văn phòng trưởng Phòng Kỹ sư ở Tổng bộ An ninh vẫn để trống không có ai ngồi. Trưởng Phòng Kỹ sư Yakonov sống suốt ngày đêm ở Viện Nghiên cứu Mavrino nằm ở ngoài thành Mạc Tư Khoa, nơi có một tầng tháp hình lục lăng nổi cao trên mái tòa giáo đường xưa cũ.
Thoạt đầu, việc một mình có toàn quyền quyết định mọi việc là một lạc thú, Yakonov cảm thấy khoái lạc trong việc đóng cánh cửa chiếc xe hơi Pobeda dành riêng cho y di chuyển với cử chỉ mệt mỏi. Y khoan khoái ngồi trong chiếc xe êm đưa y tới Mavrino, đi ngang người binh sĩ chào nghiêm với cây súng trên tay ở vọng gác ngoài cổng để vào tòa nhà chung quanh có dây thép gai. Cuộc sống thật dễ chịu trong mùa xuân, khi cảnh vật đều trẻ trung và tươi mởn, đi bộ dưới những hàng cây để từng sống cả trăm năm bao quanh Mavrino với một đám thiếu tá, đại úy tùy tùng. Trong thời gian đầu, những vị thượng cấp của Yakonov không ai đòi hỏi gì ở Mavrino - Yakonov chỉ có việc đều đặn gửi về Tổng bộ một lô những chương trình kế hoạch, sơ đồ và lời hứa sẽ làm trọn những "bổn phận đối với chế độ". Và vật dụng đủ thứ được tới tấp đổ xuống Viện Nghiên cứu khoa học Mavrino: những bộ phận máy radio do Nga Xô chết tạo và những bộ phận do ngoại quốc chế tạo, máy điện, dụng cụ nghiên cứu, bàn ghế, tủ, tủ sắt, một tủ sách gồm ba mươi ngàn quyển sách chuyên khoa kỹ thuật, những tù nhân chuyên viên được lấy ra từ những trại tập trung, những sĩ quan mật vụ ưu tú nhất được phái đến, những viên chức lưu trữ hồ sơ được biệt phái tới làm việc và sau cùng, một đại đội binh sĩ phòng vệ đặc biệt kéo đến. Cũng trong thời gian đầu, Yakonov phải cho sửa lại tòa nhà, làm thêm phòng, chuyển những căn phòng trong nhà y thành phòng thí nghiệm và văn phòng, xây hầm đặt máy điện. Cho đến khi những hàng cây để nở hoa vàng và tỏa ngát hương thơm, tiếng nói buồn rầu của những tù binh Đức được gửi đến làm lao công vang lên trong vườn tòa nhà.
Những tên Phát xít lười biếng đang sống nằm tù thứ tư sau chiến tranh ấy không muốn làm bất cứ một việc gì. Trước mắt những người Nga, cảnh bọn tù binh Đức chuyển những viên gạch từ trên những chiếc xe vận tải xuống là một cảnh chướng mắt chịu không nổi: chúng xếp hàng một từ xe vào đến chỗ xếp gạch, chúng chuyền tay nhau từng viên gạch chậm chạp, cẩn thận, như đó là những khối vàng nén. Chúng cố tình làm chậm như thế và chúng chỉ chuyển hết số gạch trên một chiếc xe xuống là hết ngày. Trong lúc những công nhân đặt máy thông hơi, máy sưởi ở cửa sổ và lát ván lại những căn phòng trong nhà, bọn tù binh Đức đi lang thang khắp nhà, chúng vào cả những căn phòng tối mật và đứng nhìn những thùng đồ ghi chữ Đức và chữ Anh. Bất cứ một chú học sinh người Đức nào cũng có thể đoán biết phòng thí nghiệm gì được lập lên ở đó. Rubin đã ghi tất cả những chi tiết này trong một bản báo cáo gửi đến đại tá kỹ sư Yakonov, báo cáo này ghi nhận đúng nhưng cũng rất phiền cho hai sĩ quan phụ trách an ninh ở đây - Shikin và Myshkin - (bọn tù nhân gọi hai nhân vật này bằng cái tên chung là Shishkin và Myshkin) - bởi vì lúc đó, người ta chẳng còn sửa chữa gì được nữa. Họ không thể gửi báo cáo đó lên thượng cấp vì sự sơ xuất đó là lỗi của họ. Và đến lúc đó bọn tù binh Đức đã được trở về Đức quốc. Yakonov rùng mình kinh sợ khi nghĩ rằng nếu trong bọn tù binh ấy có tên nào trốn sang Tây Đức, tên đó sẽ có thể kể lại vị trí Viện Nghiên cứu này với bọn gián điệp đế quốc tư bản. Sau đó, những biện pháp bảo vệ bí mật đến tối đa được áp dụng ở Mavrino: tù nhân làm việc ở phòng thí nghiệm này không được đặt chân sang phòng thí nghiệm khác, các tù nhân không được tiết lộ những công tác nghiên cứu với nhau, trừ khi nào được ban giám đốc cho phép. Việc Yakonov được cử đi điều Viện Nghiên cứu khoa học Mavrino cũng được giữ kín ở Tổng bộ An ninh. Ở trong Bộ, hỏi đến đại tá kỹ sư Yakonov đều được yêu cầu ghi tên, cấp bậc và lý do cần gặp lên giấy và sẽ được trả lời sau. Nếu cần phải gặp những người này, bao giờ Yakonov cũng về Bộ để gặp. Y không tiếp bất cứ ai ở Mavrino.
Khi bọn tù bình Đức được gửi về nước, họ đưa tới Mavrino đám tù khác để làm lao công. Đám tù này giống hệt những tù nhân làm việc chuyên môn trong việc trừ điểm quần áo của họ dơ dáy hơn, rách rưới hơn và họ không được quyền ăn bánh mì trắng. Đám tù Nga này làm việc khác hẳn bọn tù binh Đức: họ vừa làm việc vừa chửi rủa tục tĩu những viên gạch bay tới tấp từ trên xe vận tải xuống sân và kết quả là gần như không còn viên gạch nào lành lặn hoàn toàn. Với tiếng: "Một… hai… ba…" bọ tù Nga quăng tấm mui xe bằng vải bạt chùm lên xe và chúng chui và đó để đi về nhà giam, trên đường đi chúng đùa giỡn với những nữ tù nhân. Buổi sáng chúng được đưa đến làm việc, buổi chiều đưa trả về nhà giam.
Và tòa lâu đài huyền diệu đó, nằm riêng rẽ ở một khu ngoài thành phố, một khu tuy không thấy có gì khác lạ nhưng bọn thường dân không dám tới gần, được thay đổi gần như toàn diện: lâu đài có một bồn chứa nước, một hệ thống đốt rác tối tân, một nhà máy điện riêng, những căn phòng cửa sắt được sưởi ấm vào mùa đông và những bồn hoa tươi trong vườn cỏ.
Cũng trong thời gian đó, Viện Nghiên cứu khoa học được ưu đãi đặc biệt này mỗi ngày một phát triển lớn hơn, đông nhân viên hơn. Viện tiếp nhận cả một Viện Nghiên cứu khác với toàn thể nhân viên của viện này. Đó là Viện Nghiên cứu được trao cho thiếu tá kỹ sư Roitman chỉ huy. Viện này cũng được lập lên để nghiên cứu về điện thoại và truyền tin. Thiếu tá kỹ sư Roitman trở thành vị phụ tá của đại tá kỹ sư Yakonov. Người khai sinh và bảo vệ Viện Nghiên cứu bị sáp nhập này là đại tá Yakov Ivannovich Mamurin, nguyên Trưởng Sở Liên lạc đặc biệt và nguyên là một viên chức cao cấp, quan trọng của chính phủ Xô Viết. Trước đó ít lâu, đại tá Mamurin đã biến mất trong trường hợp bi thảm như sau này.
Số là có một lần vị lãnh đạo Nguyên liệu tiến bộ nói chuyện bằng điện thoại với một người ở tỉnh Yenan và Lãnh Tụ bất mãn vì đường dây rè rè khó nghe, khó nói quá. Người bèn gọi Beria tới và nói bằng tiếng địa phương Georgian: "Lavrety… Anh để cho thằng ngu nào giữ Sở Liên lạc đặc biệt vậy? Tống cổ nó đi".
Và như thế là Mamurin bị tống đi. Bị tống đi có nghĩa là đi tù. Họ giam Mamurin vào nhà tù Lubyanka. Họ tống y đi nhưng họ không biết sau đó phải giải quyết tình trạng của y ra làm sao, phải đối xử với y như thế nào. Họ không có chỉ thị phải làm về vụ Mamurin, không có lệnh phải xử tù Mamurin và nếu xử tù thì cho tù bao nhiêu năm. Nếu Mamurin không phải là anh em đồng chí của họ, họ đã xử y "một phần tư thế kỷ và năm năm khóa mõm", nghĩa là tù khổ sai hai mươi lăm năm và năm năm mất quyền công dân, và tống y đi Norilsk. Nhưng họ bị ám ảnh bỏi lời nguyền: "Hôm nay tôi, mai đến bạn", những người bạn đồng nghiệp cũ của Mamurin ngấm ngầm ủng hộ y. Khi họ biết chắc rằng Stalin đã quên Mamurin, họ dàn xếp cho Mamurin đến sống ở Viện Nghiên cứu khoa học Mavrino.
Vì vậy, trong một đêm mùa hạ năm 1948, họ đưa một tù nhân mới đến Mavrino. Tất cả mọi sự kiện liên can đến tù nhân này đều khác thường: Y được đưa tới trên một chiếc xe hơi du lịch chứ không phải trên một chiếc xe Maria Đen như tất cả những tù nhân khác. Y được viên quản đốc nhà tù đích thân đi đón về, và y được mời ăn bữa đầu tiên trong nhà tù ở trong văn phòng của viên quản đốc, bàn ăn của y đêm đó có trải khăn trắng đàng hoàng.
Những tù nhân có trước trong nhà tù này nghe biết - trên nguyên thể, họ không được nghe, thấy biét gì hết nhưng trên thực tế, họ vẫn nghe, vẫn thấy và vẫn biết hết mọi chuyện - tù nhân mới đến này nói rằng y không thích ăn xúc xích và viên quản đốc lễ phép mời y chịu khó ăn nhiều cho khỏe. Một tù nhân bị đau trên đường đi tới phòng khám bệnh nghe lỏm được những lời trao đổi này. Anh trở về kể sự lạ ấy với các bạn và đám tù nhân bán tán xôn xao một lúc về sự lạ ấy. Họ đi đến kết luận là dù sao đi nữa, kẻ mới đến cũng chỉ là một anh tù. Sau đó, họ ngủ.
Những sử gia của Nhà tù đặc biệt Mavrino không bao giờ xác định được rằng đêm đầu tiên ấy kể mới đến ngủ ở đâu. Sáng sớm hôm sau, ở một khu mà các tù nhân bị cấm không được đặt chân đến, một tù nhân chuyên viên thợ tiện, tình cờ chạm trán với một kẻ mới đến trong đêm qua.
"Ê bạn…" - người tù thợ tiện hỏi vội với ngón tay thô chọc mạnh vào ngực kẻ mới tới - "Bạn từ đâu đến? Bị vồ ở đâu? Vì sao? Ngồi đây, hút thuốc không?"
Nhưng kẻ mới đến lùi xa người tù thợ tiện với vẻ kinh hãi khinh mạng hiện rõ trên mặt. Người tù thợ tiện trợn mắt nhìn cái đầu hói và đôi mắt trắng của kẻ mới đến, anh giận dữ nói:
"Đồ phách chó. Để rồi khi anh vào ở chung với chúng tôi anh có chịu nói chuyện với chúng tôi hay không."
Nhưng "Phách chó" không bị nhốt vào phòng ngủ chung với tù nhân. Bên cạnh hành lang đưa tới những phòng thí nghiệm, ở tầng thứ ba, ban quản đốc làm được cho y một căn phòng nhỏ, trước đây phòng này được dùng làm phòng tối rửa hình, họ khiêng vào đó một cái giường, một cái bàn, một cái tủ, một chậu cây cảnh và một cái bếp điện. Họ gỡ những tám ván ra khỏi khung cửa sổ, cửa sổ này không mở ra ngoài trời mà là nhìn ra một cầu thang nhỏ. Vì vậy ngay cả những buổi trưa trời nắng nhất, ánh sáng cũng không lọt được tới khung cửa sổ căn phòng nhỏ này. Cửa sổ còn có chắn song sắt. Những chấn song này có thể gỡ ra được nhưng ban quản đốc nhà thù, sau nhiều do dự, quyết định để nguyên. Những người có quyền ở đây cũng không ai hiểu rõ về tình trạng rắc rối bao quanh tù nhân này và họ cũng không biết phải xử sự làm sao cho đúng.
Từ đó, tù nhân mới tới được đặt tên là "Người mặt nạ sắt". Trong một thời gian rất lâu sau đó không ai biết tên y là gì. không ai có thể nói chuyện được với y. Qua khung cửa sổ, những tù nhân đi lại trên cầu thang nhỏ trông thấy y ngồi cúi đầu trong căn phòng cô đơn, hoặc đi vất vưởng như bóng một cô hồn dưới hàng cây đề trong những giờ tù nhân bị cấm ra khỏi phòng giam. Mặt nạ sắt cũng gầy gò, xanh xao như bất cứ một tù nhân nào sau hai năm bị giam cầm nhưng việc y từ chối không chịu ăn xúc xích cho người ta biết rằng không phải y gầy xanh vì thiếu ăn hay vì bị thẩm vấn.
Lại qua một thời gian rất lâu sau nữa, khi Mặt nạ sắt làm việc với phòng Số bảy, tù nhân được những viên chức tự do cho biết rằng y chính là đại tá Mamurin, người khi còn là giám đốc Sở Liên lạc đặc biệt, đã cấm không cho bất cứ ai đi ngang cửa văn phòng của y được đặt gót giày xuống sàn, nghĩa là tất cả mọi người đi qua cửa văn phòng y đều phải đi kiễng chân, nhón gót để khỏi gây ra tiếng động. Nếu không, y sẽ từ trong phòng hầm hầm chạy ra, quát lớn: "Đồ thô tục. Có biết văn phòng ai đây không? Tên là gì?".
Về sau, người ta được biết rằng sự khổ sở của Mamurin thuộc về tinh thần. Thế giới những người tự do hắt hủi, chê bỏ y và y không thể gia nhập thế giới của những người bị tù đày. Thoạt đầu, trong cảnh cô đơn, y đọc sách. Y đọc những tác phẩm bất hủ như quyển Chiến đấu cho hòa bình của Panferov, quyển Chàng kỵ sĩ sao vàng của Babayevsky. Y đọc Sobolev, Nikulin, rồi đọc thơ của Prokofiev và Gribachev. Và trong tâm hồn y một sự chuyển biến kỳ diệu xảy ra: y bắt đầu làm thơ. Người ta biết rằng sự bất hạnh và tình trạng đau khổ về tinh thần thường sản xuất ra những nhà thi sĩ và sự đau khổ của Mamurin sắc nhọn hơn sự đau khổ của nhiều tù nhân khác. Sống trong nhà tù đã hai năm nhưng không bị thẩm vấn cũng không bị đưa ra tòa xử, không có án, y vẫn sống giống hệt như y sống trước khi bị tù, nghĩa là tuân theo đúng những chỉ thị của Đảng, tôn thờ Lãnh tụ Tối cao. Mamurin thú thật với Rubin rằng không phải thức ăn trong nhà tù tồi tàn - (những bữa ăn của y được nấu riêng) - cũng không phải vì tình trạng phải xa những người thân trong gia đình - (mỗi tháng y được bí mật đưa về nhà riêng ủa y, nơi y ngủ lại một đêm) - y khổ sở và cay đắng chính là vì tình trạng Yosif Vissarionovich Stalin không còn tin cẩn y nữa. Y đau đớn vì y không còn là một vị đại tá, vì y bị thất sủng. Chính vì vậy mà những người như Rubin và Mamurin sống khổ sở trong tù hơn là những người tù khác thù hận, chống đối chế độ.
Cơ quan là một đảng viên Cộng sản. Nhưng sau khi nghe những lời thở than, tâm sự của Mamurin và nhất là sau khi đọc tập thơ của Y. Rubin trở thành lẩn tránh y. Rubin vui vẻ sống với những người chỉ trích anh một cách bất công nhưng chịu chung cảnh ngộ với anh.
Về phần Mamurin, y bị thôi thúc vì một ý muốn, ý muốn này cũng làm cho y nhức nối, khó chịu như những cơn đau răng da diết: ý muốn chứng tỏ giá trị con người của y qua việc làm. Nhưng than ôi, những hiểu biết chuyên môn của Mamurin về liên lạc và truyền tin, mdà y từng là một viên chức cao cấp trong ngành, chỉ là việc nhấc ống điện thoại lên quay số và nói. Do đó y không sao có thể tự y làm việc được, y chỉ có thể sai khiến người khác làm việc mà thôi. Nhưng việc điều khiển một dự án nào đó do dự án của người khác làm việc ra không bao giờ có thể làm cho y chiếm lại được sự tin cẩn của Người Bạn Thân Nhất của công nhân truyền tin 1, y cần phải nghĩ ra một dự án riêng để đệ trình lên Lãnh tụ.
Trong thời gian Mamurin phát minh ra được điều này, Viện Nghiên cứu Mavrino đang sửa soạn thực hiện hai dự án đáng kể, hứa hẹn nhiều vinh quang. Đó là dự án chế tạo máy Vocoder, một máy đo tiếng nói, và thiết lập Phòng Nghiên cứu số Bảy.
Vì những nguyên nhân sâu xa nhưng vô lý nào đó, người ta thường có cảm tình hay ác cảm với nhau, chịu nhau hay không sao chịu nổi nhau, ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên, từ cái nhìn thấy mặt nhau thứ nhất. Yakonov và Roitman có ác cảm với nhau và không chịu nhau. Thời gian trôi quan, sự ác cảm này càng nặng nề, họ như hai con vật cùng bị một bàn tay mạnh hơn đưa vào kéo chùng một cái gông, họ như hai con ngựa bị ghép chung vào một cái xe, hai con ngựa không sao thoát ra được nhưng kéo đi về hai hướng khác nhau. Khi công tác chế tạo máy điện thoại bí mật được thực hiện ở Mavrino, Roitman quy tụ tất cả những tù nhân chuyên viên xuất sắc mà y có thể quay tụ được vào làm việc trong Phòng Âm thính. Để trả đũa, Yakonov cũng nhặt nhạnh tất cả những chuyên viên tài giỏi trong nhà tù về làm vệic trong Phòng số bảy do y lập ra và điều khiển. Yakonov còn đêm tất cả những dụng cụ khoa học tốt nhất tập trung về Phòng số bảy. Trong trận tranh chấp quyết liệt và tàn nhẫn này, Roitman có vẻ yếu thế hơn.
Yakonov bắt buộc phải lập lên Phòng Nghiên cứu số bảy vì y không thể để cho Roitman làm hết mọi việc ở ngay thiết bị Viện Nghiên cứu mà y được cử làm giám đốc. Y phải chứng tỏ cho thượng cấp biết là y mẫn cán, y có khả năng. Kể từ ngày đó Yakonov có thể có mặt trong Viện ban đêm hay không tùy ý. Và người tù cô đơn với đôi mắt nhiều tròng trắng hơn tròng đen, viên cựu đại tá từng giữ chức giám đốc Sở Liên lạc đặc biệt, người tù từ chối không chịu ăn uống, tạm đè nén hứng thơ để làm việc như một tên nô lệ cho đến hai giờ sáng trong Phòng số bảy. Chỉ có một mình Mamurin có thể làm việc được nhiều giờ như thế vì ý là tù nhân duy nhất không bị viên chức canh gác trong nhà tù này.
--- ------ ------ ------ -------
1 Người Bạn Thân Nhất đây chính là Stalin. Ở Nga dưới thời Stalin ngự trị, tất cả mọi ngành công nhân đều gọi Stalin là Người Bạn Thân Nhất, cả những binh chủng cũng vậy.
Trong nhiều năm - trong thời gian chiến tranh và sau đó - Yakonov ngồi vững với địa vị kỹ sư trưởng Sở Tiếp liệu đặc biệt. Y mang với một vẻ trang trọng đáng kính đôi cầu vai nền bạc viền xanh ở giữa có ba ngôi sao mà sự hiểu biết của y đã đem lại cho y. Chức vụ của y đặc biệt đến nỗi y có thể hoạt động trên một địa bàn rất rộng: đôi khi đọc một báo cáo đầy những danh từ khoa học trước những nhân viên cao cấp trong guồng máy nhà nước, đôi khi thảo luận một cách thông minh với một ngôn ngữ đầy những danh từ chuyên môn với những kỹ sư về những phát minh mới nhất. Nhìn chung, y tự tạo cho y cái uy tín là một nhà chuyên môn nhưng không phải lãnh trách nhiệm về bất cứ một chuyện gì, và mỗi tháng y được lãnh vài ngàn đồng ruble. Yakonov chủ tọa cuộc lễ khai sinh ra tất cả những phòng chuyên môn, những cuộc phát động thực hiện kế hoạch, y biến mất trong giai đoạn khó khăn của kế hoạch để rồi lại xuất hiện trước quan tài của những kẻ thất bại hoặc để choàng vòng hoa chiến thắng lên đầu những kẻ thành công.
Anton Nikolayevich Yakonov không còn đủ trẻ và đủ tự tin để mơ tưởng đến chuyện có ngày đoạt được huy chương Sao vàng hoặc giải Stalin, hoặc mỗi khi có dịp là vồ lẫy người dự án lớn, quan trọng do Tổng thống hay do chính Thủ lãnh tối cao đưa ra. Y đã có đủ kinh nghiệm và tuổi đời để khôn ngoan lẩn tránh hệ thống rắc rối, phức tạp những xúc động, sợ hãi, âu lo do tham vọng thái quá gây ra.
Với những quan điểm đó về cuộc đời, y sống an nhàn, đầy đủ, sung sướng cho đến tháng Giêng năm 1948. Trong tháng Giêng ấy có một kẻ nào đó đề nghị với Cha chung của dân tộc Nga La Tư ý kiến chế tạo một dàn máy điện thoại đặc biệt chỉ để dành riêng cho Lãnh Tụ Tối Cao dùng mà thôi. Dàn máy điện thoại đó sẽ được chế tạo sao cho không một kẻ nào có thể hiểu được Lãnh tụ nói gì, dù cho máy có bị cắm lén nghe trộm. Với ngón tay thần thánh, ngón tay vàng vì khói thuốc lá, vị Cha hiền dân tộc chỉ lên tấm bản đồ. Ngón tay đặt đúng lên Mavrino. Lúc ấy Mavrino là một xưởng chế tạo máy truyền thanh xách tay cho cảnh sát dùng. Câu nói lịch sử của Người trong dịp này là "Ta cần những máy truyền thanh này để làm gì? Để bắt kẻ trộm à? Ai thèm để ý đến bọn ăn trộm?"
Người ra thời hạn: ngày mùng một tháng Giêng 1949. Người suy nghĩ rồi nói: "Thôi được. Cho đến mùng một tháng Năm".
Công tác này được đặt vào hàng ưu tiên số một và quan trọng số một. Thời hạn của công tác quá chặt chẽ, quá gấp rút. Ở Bộ An ninh, người ta thảo luận lỹ và người ta lựa Yakonov để trao cho việc đích thân đốc xuất công tác này. Yakonov cố gắng một cách vô ích để trình bày rằng y đã phụ trách quá nhiều việc và y không thể nào làm tròn được hai việc cùng một lúc. Nhưng Foma Guryanovich Oskolupov, giám đốc Nha Kế hoạch Bộ An ninh, thượng cấp trực tiếp của Yakonov, chiếu cặp mắt xanh như mắt mèo nhìn thẳng vào mắt Yakonov - và Yakonov nhớ lại vết đen trên hồ sơ an ninh của y. Chính y cũng đã từng phải ở tù sáu năm. Vì vậy, y ngậm miệng lại không dám nói gì nữa.
Từ đó - đã gần hai năm trời trôi qua - văn phòng trưởng Phòng Kỹ sư ở Tổng bộ An ninh vẫn để trống không có ai ngồi. Trưởng Phòng Kỹ sư Yakonov sống suốt ngày đêm ở Viện Nghiên cứu Mavrino nằm ở ngoài thành Mạc Tư Khoa, nơi có một tầng tháp hình lục lăng nổi cao trên mái tòa giáo đường xưa cũ.
Thoạt đầu, việc một mình có toàn quyền quyết định mọi việc là một lạc thú, Yakonov cảm thấy khoái lạc trong việc đóng cánh cửa chiếc xe hơi Pobeda dành riêng cho y di chuyển với cử chỉ mệt mỏi. Y khoan khoái ngồi trong chiếc xe êm đưa y tới Mavrino, đi ngang người binh sĩ chào nghiêm với cây súng trên tay ở vọng gác ngoài cổng để vào tòa nhà chung quanh có dây thép gai. Cuộc sống thật dễ chịu trong mùa xuân, khi cảnh vật đều trẻ trung và tươi mởn, đi bộ dưới những hàng cây để từng sống cả trăm năm bao quanh Mavrino với một đám thiếu tá, đại úy tùy tùng. Trong thời gian đầu, những vị thượng cấp của Yakonov không ai đòi hỏi gì ở Mavrino - Yakonov chỉ có việc đều đặn gửi về Tổng bộ một lô những chương trình kế hoạch, sơ đồ và lời hứa sẽ làm trọn những "bổn phận đối với chế độ". Và vật dụng đủ thứ được tới tấp đổ xuống Viện Nghiên cứu khoa học Mavrino: những bộ phận máy radio do Nga Xô chết tạo và những bộ phận do ngoại quốc chế tạo, máy điện, dụng cụ nghiên cứu, bàn ghế, tủ, tủ sắt, một tủ sách gồm ba mươi ngàn quyển sách chuyên khoa kỹ thuật, những tù nhân chuyên viên được lấy ra từ những trại tập trung, những sĩ quan mật vụ ưu tú nhất được phái đến, những viên chức lưu trữ hồ sơ được biệt phái tới làm việc và sau cùng, một đại đội binh sĩ phòng vệ đặc biệt kéo đến. Cũng trong thời gian đầu, Yakonov phải cho sửa lại tòa nhà, làm thêm phòng, chuyển những căn phòng trong nhà y thành phòng thí nghiệm và văn phòng, xây hầm đặt máy điện. Cho đến khi những hàng cây để nở hoa vàng và tỏa ngát hương thơm, tiếng nói buồn rầu của những tù binh Đức được gửi đến làm lao công vang lên trong vườn tòa nhà.
Những tên Phát xít lười biếng đang sống nằm tù thứ tư sau chiến tranh ấy không muốn làm bất cứ một việc gì. Trước mắt những người Nga, cảnh bọn tù binh Đức chuyển những viên gạch từ trên những chiếc xe vận tải xuống là một cảnh chướng mắt chịu không nổi: chúng xếp hàng một từ xe vào đến chỗ xếp gạch, chúng chuyền tay nhau từng viên gạch chậm chạp, cẩn thận, như đó là những khối vàng nén. Chúng cố tình làm chậm như thế và chúng chỉ chuyển hết số gạch trên một chiếc xe xuống là hết ngày. Trong lúc những công nhân đặt máy thông hơi, máy sưởi ở cửa sổ và lát ván lại những căn phòng trong nhà, bọn tù binh Đức đi lang thang khắp nhà, chúng vào cả những căn phòng tối mật và đứng nhìn những thùng đồ ghi chữ Đức và chữ Anh. Bất cứ một chú học sinh người Đức nào cũng có thể đoán biết phòng thí nghiệm gì được lập lên ở đó. Rubin đã ghi tất cả những chi tiết này trong một bản báo cáo gửi đến đại tá kỹ sư Yakonov, báo cáo này ghi nhận đúng nhưng cũng rất phiền cho hai sĩ quan phụ trách an ninh ở đây - Shikin và Myshkin - (bọn tù nhân gọi hai nhân vật này bằng cái tên chung là Shishkin và Myshkin) - bởi vì lúc đó, người ta chẳng còn sửa chữa gì được nữa. Họ không thể gửi báo cáo đó lên thượng cấp vì sự sơ xuất đó là lỗi của họ. Và đến lúc đó bọn tù binh Đức đã được trở về Đức quốc. Yakonov rùng mình kinh sợ khi nghĩ rằng nếu trong bọn tù binh ấy có tên nào trốn sang Tây Đức, tên đó sẽ có thể kể lại vị trí Viện Nghiên cứu này với bọn gián điệp đế quốc tư bản. Sau đó, những biện pháp bảo vệ bí mật đến tối đa được áp dụng ở Mavrino: tù nhân làm việc ở phòng thí nghiệm này không được đặt chân sang phòng thí nghiệm khác, các tù nhân không được tiết lộ những công tác nghiên cứu với nhau, trừ khi nào được ban giám đốc cho phép. Việc Yakonov được cử đi điều Viện Nghiên cứu khoa học Mavrino cũng được giữ kín ở Tổng bộ An ninh. Ở trong Bộ, hỏi đến đại tá kỹ sư Yakonov đều được yêu cầu ghi tên, cấp bậc và lý do cần gặp lên giấy và sẽ được trả lời sau. Nếu cần phải gặp những người này, bao giờ Yakonov cũng về Bộ để gặp. Y không tiếp bất cứ ai ở Mavrino.
Khi bọn tù bình Đức được gửi về nước, họ đưa tới Mavrino đám tù khác để làm lao công. Đám tù này giống hệt những tù nhân làm việc chuyên môn trong việc trừ điểm quần áo của họ dơ dáy hơn, rách rưới hơn và họ không được quyền ăn bánh mì trắng. Đám tù Nga này làm việc khác hẳn bọn tù binh Đức: họ vừa làm việc vừa chửi rủa tục tĩu những viên gạch bay tới tấp từ trên xe vận tải xuống sân và kết quả là gần như không còn viên gạch nào lành lặn hoàn toàn. Với tiếng: "Một… hai… ba…" bọ tù Nga quăng tấm mui xe bằng vải bạt chùm lên xe và chúng chui và đó để đi về nhà giam, trên đường đi chúng đùa giỡn với những nữ tù nhân. Buổi sáng chúng được đưa đến làm việc, buổi chiều đưa trả về nhà giam.
Và tòa lâu đài huyền diệu đó, nằm riêng rẽ ở một khu ngoài thành phố, một khu tuy không thấy có gì khác lạ nhưng bọn thường dân không dám tới gần, được thay đổi gần như toàn diện: lâu đài có một bồn chứa nước, một hệ thống đốt rác tối tân, một nhà máy điện riêng, những căn phòng cửa sắt được sưởi ấm vào mùa đông và những bồn hoa tươi trong vườn cỏ.
Cũng trong thời gian đó, Viện Nghiên cứu khoa học được ưu đãi đặc biệt này mỗi ngày một phát triển lớn hơn, đông nhân viên hơn. Viện tiếp nhận cả một Viện Nghiên cứu khác với toàn thể nhân viên của viện này. Đó là Viện Nghiên cứu được trao cho thiếu tá kỹ sư Roitman chỉ huy. Viện này cũng được lập lên để nghiên cứu về điện thoại và truyền tin. Thiếu tá kỹ sư Roitman trở thành vị phụ tá của đại tá kỹ sư Yakonov. Người khai sinh và bảo vệ Viện Nghiên cứu bị sáp nhập này là đại tá Yakov Ivannovich Mamurin, nguyên Trưởng Sở Liên lạc đặc biệt và nguyên là một viên chức cao cấp, quan trọng của chính phủ Xô Viết. Trước đó ít lâu, đại tá Mamurin đã biến mất trong trường hợp bi thảm như sau này.
Số là có một lần vị lãnh đạo Nguyên liệu tiến bộ nói chuyện bằng điện thoại với một người ở tỉnh Yenan và Lãnh Tụ bất mãn vì đường dây rè rè khó nghe, khó nói quá. Người bèn gọi Beria tới và nói bằng tiếng địa phương Georgian: "Lavrety… Anh để cho thằng ngu nào giữ Sở Liên lạc đặc biệt vậy? Tống cổ nó đi".
Và như thế là Mamurin bị tống đi. Bị tống đi có nghĩa là đi tù. Họ giam Mamurin vào nhà tù Lubyanka. Họ tống y đi nhưng họ không biết sau đó phải giải quyết tình trạng của y ra làm sao, phải đối xử với y như thế nào. Họ không có chỉ thị phải làm về vụ Mamurin, không có lệnh phải xử tù Mamurin và nếu xử tù thì cho tù bao nhiêu năm. Nếu Mamurin không phải là anh em đồng chí của họ, họ đã xử y "một phần tư thế kỷ và năm năm khóa mõm", nghĩa là tù khổ sai hai mươi lăm năm và năm năm mất quyền công dân, và tống y đi Norilsk. Nhưng họ bị ám ảnh bỏi lời nguyền: "Hôm nay tôi, mai đến bạn", những người bạn đồng nghiệp cũ của Mamurin ngấm ngầm ủng hộ y. Khi họ biết chắc rằng Stalin đã quên Mamurin, họ dàn xếp cho Mamurin đến sống ở Viện Nghiên cứu khoa học Mavrino.
Vì vậy, trong một đêm mùa hạ năm 1948, họ đưa một tù nhân mới đến Mavrino. Tất cả mọi sự kiện liên can đến tù nhân này đều khác thường: Y được đưa tới trên một chiếc xe hơi du lịch chứ không phải trên một chiếc xe Maria Đen như tất cả những tù nhân khác. Y được viên quản đốc nhà tù đích thân đi đón về, và y được mời ăn bữa đầu tiên trong nhà tù ở trong văn phòng của viên quản đốc, bàn ăn của y đêm đó có trải khăn trắng đàng hoàng.
Những tù nhân có trước trong nhà tù này nghe biết - trên nguyên thể, họ không được nghe, thấy biét gì hết nhưng trên thực tế, họ vẫn nghe, vẫn thấy và vẫn biết hết mọi chuyện - tù nhân mới đến này nói rằng y không thích ăn xúc xích và viên quản đốc lễ phép mời y chịu khó ăn nhiều cho khỏe. Một tù nhân bị đau trên đường đi tới phòng khám bệnh nghe lỏm được những lời trao đổi này. Anh trở về kể sự lạ ấy với các bạn và đám tù nhân bán tán xôn xao một lúc về sự lạ ấy. Họ đi đến kết luận là dù sao đi nữa, kẻ mới đến cũng chỉ là một anh tù. Sau đó, họ ngủ.
Những sử gia của Nhà tù đặc biệt Mavrino không bao giờ xác định được rằng đêm đầu tiên ấy kể mới đến ngủ ở đâu. Sáng sớm hôm sau, ở một khu mà các tù nhân bị cấm không được đặt chân đến, một tù nhân chuyên viên thợ tiện, tình cờ chạm trán với một kẻ mới đến trong đêm qua.
"Ê bạn…" - người tù thợ tiện hỏi vội với ngón tay thô chọc mạnh vào ngực kẻ mới tới - "Bạn từ đâu đến? Bị vồ ở đâu? Vì sao? Ngồi đây, hút thuốc không?"
Nhưng kẻ mới đến lùi xa người tù thợ tiện với vẻ kinh hãi khinh mạng hiện rõ trên mặt. Người tù thợ tiện trợn mắt nhìn cái đầu hói và đôi mắt trắng của kẻ mới đến, anh giận dữ nói:
"Đồ phách chó. Để rồi khi anh vào ở chung với chúng tôi anh có chịu nói chuyện với chúng tôi hay không."
Nhưng "Phách chó" không bị nhốt vào phòng ngủ chung với tù nhân. Bên cạnh hành lang đưa tới những phòng thí nghiệm, ở tầng thứ ba, ban quản đốc làm được cho y một căn phòng nhỏ, trước đây phòng này được dùng làm phòng tối rửa hình, họ khiêng vào đó một cái giường, một cái bàn, một cái tủ, một chậu cây cảnh và một cái bếp điện. Họ gỡ những tám ván ra khỏi khung cửa sổ, cửa sổ này không mở ra ngoài trời mà là nhìn ra một cầu thang nhỏ. Vì vậy ngay cả những buổi trưa trời nắng nhất, ánh sáng cũng không lọt được tới khung cửa sổ căn phòng nhỏ này. Cửa sổ còn có chắn song sắt. Những chấn song này có thể gỡ ra được nhưng ban quản đốc nhà thù, sau nhiều do dự, quyết định để nguyên. Những người có quyền ở đây cũng không ai hiểu rõ về tình trạng rắc rối bao quanh tù nhân này và họ cũng không biết phải xử sự làm sao cho đúng.
Từ đó, tù nhân mới tới được đặt tên là "Người mặt nạ sắt". Trong một thời gian rất lâu sau đó không ai biết tên y là gì. không ai có thể nói chuyện được với y. Qua khung cửa sổ, những tù nhân đi lại trên cầu thang nhỏ trông thấy y ngồi cúi đầu trong căn phòng cô đơn, hoặc đi vất vưởng như bóng một cô hồn dưới hàng cây đề trong những giờ tù nhân bị cấm ra khỏi phòng giam. Mặt nạ sắt cũng gầy gò, xanh xao như bất cứ một tù nhân nào sau hai năm bị giam cầm nhưng việc y từ chối không chịu ăn xúc xích cho người ta biết rằng không phải y gầy xanh vì thiếu ăn hay vì bị thẩm vấn.
Lại qua một thời gian rất lâu sau nữa, khi Mặt nạ sắt làm việc với phòng Số bảy, tù nhân được những viên chức tự do cho biết rằng y chính là đại tá Mamurin, người khi còn là giám đốc Sở Liên lạc đặc biệt, đã cấm không cho bất cứ ai đi ngang cửa văn phòng của y được đặt gót giày xuống sàn, nghĩa là tất cả mọi người đi qua cửa văn phòng y đều phải đi kiễng chân, nhón gót để khỏi gây ra tiếng động. Nếu không, y sẽ từ trong phòng hầm hầm chạy ra, quát lớn: "Đồ thô tục. Có biết văn phòng ai đây không? Tên là gì?".
Về sau, người ta được biết rằng sự khổ sở của Mamurin thuộc về tinh thần. Thế giới những người tự do hắt hủi, chê bỏ y và y không thể gia nhập thế giới của những người bị tù đày. Thoạt đầu, trong cảnh cô đơn, y đọc sách. Y đọc những tác phẩm bất hủ như quyển Chiến đấu cho hòa bình của Panferov, quyển Chàng kỵ sĩ sao vàng của Babayevsky. Y đọc Sobolev, Nikulin, rồi đọc thơ của Prokofiev và Gribachev. Và trong tâm hồn y một sự chuyển biến kỳ diệu xảy ra: y bắt đầu làm thơ. Người ta biết rằng sự bất hạnh và tình trạng đau khổ về tinh thần thường sản xuất ra những nhà thi sĩ và sự đau khổ của Mamurin sắc nhọn hơn sự đau khổ của nhiều tù nhân khác. Sống trong nhà tù đã hai năm nhưng không bị thẩm vấn cũng không bị đưa ra tòa xử, không có án, y vẫn sống giống hệt như y sống trước khi bị tù, nghĩa là tuân theo đúng những chỉ thị của Đảng, tôn thờ Lãnh tụ Tối cao. Mamurin thú thật với Rubin rằng không phải thức ăn trong nhà tù tồi tàn - (những bữa ăn của y được nấu riêng) - cũng không phải vì tình trạng phải xa những người thân trong gia đình - (mỗi tháng y được bí mật đưa về nhà riêng ủa y, nơi y ngủ lại một đêm) - y khổ sở và cay đắng chính là vì tình trạng Yosif Vissarionovich Stalin không còn tin cẩn y nữa. Y đau đớn vì y không còn là một vị đại tá, vì y bị thất sủng. Chính vì vậy mà những người như Rubin và Mamurin sống khổ sở trong tù hơn là những người tù khác thù hận, chống đối chế độ.
Cơ quan là một đảng viên Cộng sản. Nhưng sau khi nghe những lời thở than, tâm sự của Mamurin và nhất là sau khi đọc tập thơ của Y. Rubin trở thành lẩn tránh y. Rubin vui vẻ sống với những người chỉ trích anh một cách bất công nhưng chịu chung cảnh ngộ với anh.
Về phần Mamurin, y bị thôi thúc vì một ý muốn, ý muốn này cũng làm cho y nhức nối, khó chịu như những cơn đau răng da diết: ý muốn chứng tỏ giá trị con người của y qua việc làm. Nhưng than ôi, những hiểu biết chuyên môn của Mamurin về liên lạc và truyền tin, mdà y từng là một viên chức cao cấp trong ngành, chỉ là việc nhấc ống điện thoại lên quay số và nói. Do đó y không sao có thể tự y làm việc được, y chỉ có thể sai khiến người khác làm việc mà thôi. Nhưng việc điều khiển một dự án nào đó do dự án của người khác làm việc ra không bao giờ có thể làm cho y chiếm lại được sự tin cẩn của Người Bạn Thân Nhất của công nhân truyền tin 1, y cần phải nghĩ ra một dự án riêng để đệ trình lên Lãnh tụ.
Trong thời gian Mamurin phát minh ra được điều này, Viện Nghiên cứu Mavrino đang sửa soạn thực hiện hai dự án đáng kể, hứa hẹn nhiều vinh quang. Đó là dự án chế tạo máy Vocoder, một máy đo tiếng nói, và thiết lập Phòng Nghiên cứu số Bảy.
Vì những nguyên nhân sâu xa nhưng vô lý nào đó, người ta thường có cảm tình hay ác cảm với nhau, chịu nhau hay không sao chịu nổi nhau, ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên, từ cái nhìn thấy mặt nhau thứ nhất. Yakonov và Roitman có ác cảm với nhau và không chịu nhau. Thời gian trôi quan, sự ác cảm này càng nặng nề, họ như hai con vật cùng bị một bàn tay mạnh hơn đưa vào kéo chùng một cái gông, họ như hai con ngựa bị ghép chung vào một cái xe, hai con ngựa không sao thoát ra được nhưng kéo đi về hai hướng khác nhau. Khi công tác chế tạo máy điện thoại bí mật được thực hiện ở Mavrino, Roitman quy tụ tất cả những tù nhân chuyên viên xuất sắc mà y có thể quay tụ được vào làm việc trong Phòng Âm thính. Để trả đũa, Yakonov cũng nhặt nhạnh tất cả những chuyên viên tài giỏi trong nhà tù về làm vệic trong Phòng số bảy do y lập ra và điều khiển. Yakonov còn đêm tất cả những dụng cụ khoa học tốt nhất tập trung về Phòng số bảy. Trong trận tranh chấp quyết liệt và tàn nhẫn này, Roitman có vẻ yếu thế hơn.
Yakonov bắt buộc phải lập lên Phòng Nghiên cứu số bảy vì y không thể để cho Roitman làm hết mọi việc ở ngay thiết bị Viện Nghiên cứu mà y được cử làm giám đốc. Y phải chứng tỏ cho thượng cấp biết là y mẫn cán, y có khả năng. Kể từ ngày đó Yakonov có thể có mặt trong Viện ban đêm hay không tùy ý. Và người tù cô đơn với đôi mắt nhiều tròng trắng hơn tròng đen, viên cựu đại tá từng giữ chức giám đốc Sở Liên lạc đặc biệt, người tù từ chối không chịu ăn uống, tạm đè nén hứng thơ để làm việc như một tên nô lệ cho đến hai giờ sáng trong Phòng số bảy. Chỉ có một mình Mamurin có thể làm việc được nhiều giờ như thế vì ý là tù nhân duy nhất không bị viên chức canh gác trong nhà tù này.
--- ------ ------ ------ -------
1 Người Bạn Thân Nhất đây chính là Stalin. Ở Nga dưới thời Stalin ngự trị, tất cả mọi ngành công nhân đều gọi Stalin là Người Bạn Thân Nhất, cả những binh chủng cũng vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.