Chương 4
Aleksandr Solzhenitsyn
30/03/2016
Boogie - Woogie
Phòng nghiên cứu âm thính là một căn phòng rộng, trần cao có nhiều cửa sổ. Trong phòng bừa bộn và đầy chật những dụng cụ điện tử đặt trên những tấm ván, quầy sắt, bàn ráp máy, trong những ngăn tủ ván ép được chế tạo từ một công xưởng ở Mạc Tư Khoa đem đến, máy móc, dụng cụ cũng đặt đầy cả trên mặt tất cả những chiếc bàn trong phòng.
Những bóng đèn điện nằm trong những lồng kiếng mờ trên trần tỏa một làn ánh sáng dễ chịu khắp phòng.
Trong góc phòng có một vật trong như cái tủ đứng, bốn mặt đều có kiếng. Đó là phòng ghi âm kín, tiếng động bên ngoài không lọt vào được. Phòng ghi âm này có vẻ như chưa được hoàn toàn. Ở dưới chân ba mặt phòng ghi âm có xếp những bọc rơm để ngăn tiếng động. Lúc này cánh cửa kiếng dầy của phòng được mở rộng, tấm màn len che cửa được gạt sang bên để cho phòng thoáng khí. Bên cạnh phòng ghi âm những hàng cốt đầu dây điện bằng đống sáng lên trên một phiến đá đen.
Một thiếu nữ nhỏ nhắn, gầy gò, khuôn mặt hơi dài có những nét nghiêm trọng, ngồi ở cái bàn gần với phòng ghi âm nhất. Lưng nàng quay vào cửa phòng, đôi vai gầy gò của nàng được choàng một chiếc khăn len.
Ngoài thiếu nữ này, trong phòng có chừng mười người nữa, tất cả đều là đàn ông, tất cả đều bận những bộ y phục đậm màu giống nhau. Được soi sáng bởi những bóng đèn điện trên trần và thêm nhiều bóng đèn nữa trên bàn, họ bận rộn làm việc. Họ đi lại, nối dây điện, ráp những bộ phận máy vào nhau, hàn điện, vặn kềm, gõ búa, ghi chép…
Ở ba chỗ khác nhau trong phòng có ba dàn máy radio, cả ba dàn máy thâu thanh này đều không có vỏ bao ngoài, cả ba dàn đều đang phát thanh những chương trình nhạc khác nhau. Ba tiếng nhạc hòa lẫn, mâu thuẫn, đối chọi nhau trong phòng; nhạc jazz, nhạc dương cầm hòa tấu và nhạc dân ca miền Đông.
Rubin bước chậm qua phòng để đi đến bàn làm việc của anh, hai tay anh cẩn thận ôm trước ngực quyển từ điển Mông Cổ - Phần Lan và quyển tiểu thuyết Hemingway. Trên bộ râu quai nón rậm và đen của anh còn vưỡng những mẩu bánh vụn.
Dù tất cả những bộ y phục phát cho tù nhân đều được may cắt cùng một kiểu giống nhau, những người đàn ông ở đây vẫn bận chúng khác nhau. Bộ áo trên người Rubin có một nút áo ngực bị mất, dây lưng áo không được gài chặt, những nếp áo thùng thình quanh bụng anh. Trái lại, người thanh niên có mái tóc màu nâu gụ dài và bồng, người đứng chặn đường đi của Rubin, lại bận bộ quần áo trên người anh như một chàng công tử hào hoa. Dây lưng áo được chàng gài sát vào vòng bụng thon làm nổi bộ ngực nở và đôi vai lớn của chàng. Bên trong chàng bận chiếc áo sơ mi màu xanh, tuy màu áo đã bạc vì giặt quá nhiều lần nhưng trông vẫn còn sang và hợp với màu chiếc ca vát chàng mang trên cổ. Người thanh niên này chặn mất lối đi của Rubin. Tay phải chàng cầm cây hàn điện, chân trái chàng đặt trên một cái ghế đẩu. Cúi mình trên đầu gối, chàng đang chú tâm vào việc ráp một bộ phận thâu phát thanh theo một đồ hình trên tờ tập san Wireless Engineer mở trên bàn, miêng chàng hát khẽ:
Boogie-woogie… boogie-woogie
Samba! Samba!
Boogie-woogie… boogie-woogie
Samba! Samba!
Rubin không thể đi qua được và anh đứng lại đó với vẻ mặt giả vờ sợ hãi, bối rối. Người thanh niên có vẻ như không hay biết có anh đứng đó.
"Valentulya…" - Rubin nói - „Anh làm ơn nhích giùm cho tôi đi nhờ."
Valentine, người thanh niên tóc hạt dẻ, không nhìn lại Rubin, chàng nói bằng một giọng nhát gừng:
"Lev Grigovich! Anh làm rộn tôi trong lúc tôi đang làm việc. Anh làm rộn mọi người. Anh làm mất thì giờ. Anh tới đây ban đêm làm chi? Ở đây đâu có chuyện gì cho anh làm?"
Chàng quay lại và đôi mắt sáng, trẻ trung của chàng lại để lộ ý ngạc nhiên khi chàng nhìn Rubin:
"Một nhà ngôn ngữ học có thể làm được việc gì ở đây? Ha… Ha… Ha… Anh không phải là kỹ sư. Thật xấu hổ."
Rubin dẩu môi ra như một anh bé con bị đời chế nhạo và đôi mắt trợn lên:
"Chú em… Chú nên biết rằng trong xã hội này kỹ sư của chú không có giá trị gì cả. Chú không thấy có những kỹ sư đi bán nước ngọt, sô đa ngoài đường, đi làm bồi nhà hàng đó ư?"
"Những kẻ thất bại đó không liên can gì đến tôi. Tôi không ở hạng kỹ sư đó. Tôi là kỹ sư hạng nhất. Ông già râu dê nên nhớ kỹ điều quan trọng đó."
Valentine đặt cây hàn điện xuống bàn và đứng thẳng người lên.
Valentine có cái vẻ sạch sẽ, tươi tắn của tuổi trẻ. Cuộc đời chưa in hằn một vết nhăn nào trên mặt chàng. Nhìn chàng, người ta khó có thể tin rằng chàng đã tốt nghiệp đại học trước cuộc đại chiến, chàng đã nhập ngũ chiến đấu trên mặt trận, đã bị bắt làm tù binh và sống sót từ trại tù binh của Đức Quốc Xã, chàng từng sống ở Âu châu và giờ đây chàng đang sống năm tù thứ năm ở ngay trên tổ quốc của chàng.
Rubin thở dài:
"Rất tiếc. Vì đồng chí không có giấy tờ chứng minh nên tôi không thể tin được lời đồng chí…"
"Giấy tờ chứng minh là cái quái gì?? Anh tin ở con người hay anh tin ở giấy tờ?"
Người hỏi câu này là Pryanchikov:
"Ha… ha…" - Pryanchikov cười lớn và nói tiếp - "Quên giấy tờ đi chứ. Các bạn có tin không khi tôi nói ằng tôi yêu đàn bà lắm, tôi yêu mê đàn bà đến điên dại."
Người thiếu nữ có khuôn mặt nghiêm trang không thể ngăn môi nàng thoáng nở nụ cười.
Một tù nhân khác ngồi ở cái bàn cạnh cửa sổ ngừng tay làm việc để gật đầu tỏ ý tán đồng với Pryanchikov.
"Trên lý thuyết, lời bạn vừa nói có thể tin được." Rubin nói với vẻ mặt suy nghĩ.
"Tôi thích tiêu tiền nữa."
"Bạn có thể thích tiêu tiền nhưng bạn không tiêu được, vì bạn không có tiền."
Pryanchikov nhún vai:
"Nếu tôi yêu đàn bà, nếu tôi thích tiêu tiền, nhất định tôi không thể là một kỹ sư xoàng. Này nhé… để có thể yêu được đàn bà và được đàn bà yêu - tôi nói yêu nhiều đàn bà chứ không phải yêu một ạ - tôi cần có tiền. Không phải chỉ cần có tiền mà thôi, tôi còn cần có nhiều tiền nữa. Và để có nhiều tiền, tôi cần làm việc nhiều. Nói cách khác, muốn có nhiều tiền, tôi phải là tay xuất sắc, tay cự phách trong ngành chuyên môn của tôi. Tôi không thể xuất sắc được nếu tôi không có tài, nhất là nếu tôi không yêu nghề. Ha… Ha… Đúng chưa? Lý luận chính xác của tôi làm bạn ngán chưa? Hình như bạn xanh mặt thì phải."
Tuy là nói rỡn chơi cho vui nhưng sự tin tưởng cũng sáng lên trên mặt Valentine. Chàng ngừng lại chờ đợi Rubin trả lời.
"A ha…"
Người tù ngồi ở cái bàn đối diện với bàn thiếu nữ mặt buồn đột nhiên la lên:
"Lev… Lại đây nghe… Tôi vừa thâu được tiếng nói của Valentuya. Rõ lắm, tuyệt lắm. Tiếng nói nghe như tiếng chuông. Trong như tiếng chuông. Tôi phải ghi ngay điều này vào báo cáo của tôi mới được. Đúng là như tiếng chuống. Ta có thể nhận ra ngay tiếng nói này của ai bất kể những tiếng động khác."
Người tù này mở vội một quyển sổ lớn bìa cứng, trên những trang giấy trong quyển sổ này vẽ chi chít những hình kỷ hà tượng trưng cho đặc tính của tiếng nói từng người.
Valentulya lại cầm cây hàn điện lên, chàng chỉ nói:
"Việc của anh làm chỉ là việc lẩm cẩm, không thể tin được."
Chàng đứng sát vào bàn nhường lối cho Rubin đi qua. Rubin đi tới đứng cạnh bàn kỹ sư Gleb Nerzhin, người vừa gọi anh đến để nghe tiếng nói trong như tiếng chuông.
Lev Rubin và Gleb Nerzhin là hai người bạn thân, thông cảm nhau trong nhà tù này. Họ cùng yên lặng nhìn xuống trang giấy.
"Tiến bộ nhiều rồi đấy, Gleb" - Rubin nói nhỏ đủ cho một mình bạn anh nghe - "Cùng với ấn bản âm thanh, chúng ta sẽ có thể đi tới việc phát hiện những đặc tính của tiếng nói qua máy điện thoại."
Chợt Rubin giựt mình:
"Cái chi vậy?"
Tiếng nhạc jazz lớn nhất trong phòng nhưng giữa những âm thanh kèn đồng rộn rịp ấy họ nghe thấy một tiếng nhạc khác. Tiếng nhạc này trong vắt như lúc có lúc không, phát ra từ chiếc radio nhỏ do họ làm lấy đặt trên thành cửa sổ sau lưng Nerzhin.
"Đó là một phép lạ" - Nerzhin nói - "bản Sonata thứ bảy trên D thứ của Beethoven. Không biết vì sao, chưa bao giờ… Nghe đi. Đừng nói."
Hai người ghé tai vào chiếc radio nhưng tiếng nhạc jazz quá lớn làm họ khó chịu.
"Valentine…" - Nerzhin nói - "Làm ơn cho chúng tôi nghe. Chìu chúng tôi một chút."
"Tôi đã chìu các anh nhiều quá rồu" - Valentine đáp - "Tôi đã ráp dây vào máy cho các anh. Nếu tôi tháo dây ra các anh sẽ không biết đường nào mà mò."
Người thiếu nữ duy nhất trong phòng nhướng đôi lông mày:
"Valentine Martunich… Tắt máy của anh đi. Làm sao nghe được cả ba cái radio phát thanh cùng một lúc."
Nàng nói câu này mặc dù nàng cũng thích nghe nhạc jazz như Valentine.
"Serafima Vitalyevna… Không thể được…"
Valentine buông cây hàn điện xuống bàn, chàng đứng vịn tay lên thành ghế và nói như người đang diễn thuyết trên diễn đàn:
"Một người trẻ tuổi, yêu đời như cô nhất định phải thích nghe nhạc jazz, điệu nhạc khỏe mạnh, bổ dưỡng tinh thần. Cô không nên thương hại vô lý những anh già bệnh hoạn. Cô phải nghĩ đến cô trước đã. Cô chưa bao giờ nhảy bản Blue Tango hay sao? Cô chưa bao giờ được nhìn thấy những bước lướt đi tuyệt diệu của Arkady Raikin? Nghĩa là cô chưa được biết những cái gì đẹp nhất mà loài người có thể tạo ra được. Đáng buồn cho cô hơn nữa là cô chưa từng bao giờ được sống ở Âu châu. Không ở đâu trên trái đất này cô có thể học sống thanh thoát bằng ở Âu châu. Tôi chân thành khuyên cô: cô nên yêu một người nào đó. Thật mà. Cô yêu ai cũng được, nhưng cô phải yêu. Yêu ai tùy cô, nhưng nhất định là phải yêu trước đã. Rồi cô sẽ thấy ánh sao sáng trong trời đêm mặc dù đêm không có sao, tiếng nhạc êm đềm trong không gian mặc dù quanh cô không có nhạc…"
Chàng say sưa nói và không để ý gì đến vành môi cay đắng mím chặt của người thiếu nữ.
"Hắn lại bốc đồng rồi" - Rubin nói - "Mình bắt buộc phải dùng đến sức mạnh."
Và Rubin thò tay ra vặn tắt chiếc radio sau lưng Valentine.
Valentine quay phắt lại:
"Lev Grigorich… Ai cho phép anh…?"
Chàng cau mày và cố gắng làm ra vẻ đe dọa.
Tiếng nhạc sonata thứ bảy bay vút lên trong như tiếng suối. Trong phòng chỉ còn tiếng nhạc dân ca phát ra từ chiếc máy ở tít đầu kia.
Rubin xịu mặt xuống trước vẻ đe dọa hung hăng của chàng thanh niên, bộ râu đen còn vướng những vụn bánh của anh run run khi anh hỏi:
"Kỹ sư Pryanchikov. Anh có còn thắc mắc gì về Hiến chương Liên minh Đại Tây dương không? Anh đã viết di chúc chưa? Anh từ chối không chịu để lại cho ai đôi giày vải cũ của anh?"
Lời nhắc đến cái chết chung đó là một ước lệ bất thành văn của những tù nhân ở đây. Mỗi lần có người nổi nóng là người khác có bổn phận hỏi y một câu tương tự. Quả nhiên câu hỏi này có mãnh lực làm cho Pryanchikov dịu lại. Chàng nhìn vào mắt Rubin và dịu giọng:
"Anh làm tôi phát điên. Dù ở tù, ít nhất mình cũng phải có một chút tự do chứ."
Có một người cất tiếng gọi Pryanchikov. Chàng lặng lẽ bỏ đi, nét mặt vẫn u buồn.
Rubin cũng lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế sau bàn làm việc dành riêng cho anh cạnh bạn của Gleb Nerzhin. Anh vội vã chú tâm nghe nhạc nhưng tiếng nhạc đang êm đềm bỗng tắt ngang, mất hẳn không ngờ, như một bài diễn văn bị cắt đứt ở giữ một tiếng. Bản sonata thứ bảy tiêu tan luôn.
Rubin thốt ra một tràng chửi thề trong bộ râu, những tiếng chửi thề này chỉ có một mình Gleb Nerzhin nghe hiểu.
"Làm ơn đánh vần giùm, tôi nghe không kịp."
Gleb nói đùa nhưng không cười. Gleb Nerzhin và Lev Rubin ngồi đâu lưng vào nhau. Họ quen nói nhỏ với nhau mà không ai quay lại. Họ có thể nói với nhau cả tiếng đồng hồ mà người ngồi xa họ vẫn không hiểu.
"Tôi thật không may…" - Rubin dằn giọng - "Thế là tôi mất dịp nghe bản nhạc tôi chưa từng được nghe bao giờ."
"Đó lại tại vì anh sống không có tổ chức. Đã bao lần tôi nói với anh điều ấy?..."
Gleb Nerzhin nói như người nói một mình. Trước đó vài phút anh hào hứng, hăng hái thâu tiếng nói của Pryanchikov để thí nghiệm, nhưng bây giờ anh âu sầu và mệt mỏi:
"Bản sonata của Beethoven là một bản nhạc tuyệt vời. Nhưng tại sao nhạc sĩ không đặt cho nó một cái tên như tất cả những bản nhạc khác? Như "Nhạc khúc rực rỡ" chẳng hạn. Đúng lắm chứ. Tất cả những gì chứa đựng trong nó sáng lên, long lanh - tốt và xáu, vui lẫn buồn, như trong cuộc đời. Và cũng như cuộc đời… nó không có đoạn kết… Có thể gọi là "Nhạc đời" Anh làm gì mà đến muộn vậy?"
"Tôi dự lễ Giáng sinh với những người bạn Đức."
"Tốt", Gleb nghĩ thầm và nói:
"Tôi mến thái độ của anh đối với bọn họ. Hay lắm. Tôi biết anh vẫn dành nhiều thì giờ để dạy chàng Max học tiếng Nga trong lúc anh có đủ các lý do để thù hận họ."
"Thù hận? Không, tôi không thù hận gì họ nhưng tôi cũng phải nói rằng cảm tình trước đây của tôi đối với họ đã mờ đi nhiều. Ngay cả anh chàng Max, dù trước đây không biết gì đến chính trị, cũng phải chịu chung trách nhiệm với bọn giết người. Ít nhất chúng ta cũng đã không làm gì để ngăn cản bọn giết người."
"Cũng như chúng ta giờ đây, chúng ta không làm gì hết để ngăn cản Abakumov và Shishkin - Myshkin."
"Anh nghe tôi… lần này là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng… tôi là người Do Thái nhưng tôi cũng là người Nga. Và tôi tuy là người Nga nhưng tôi cũng là một công dân của thế giới!"
"Hay lắm. Công dân thế giới. Nghe có vẻ hiền lành và không khát máu chút nào."
"Vì là công dân thế giới, họ có lý khi họ bỏ tù chúng ta."
"Tất nhiên là họ có lý rồi. Vậy mà anh vẫn cứ cố gắng làm cho Hội đồng Xô Viết tối cao thấy rằng họ sai."
Chiếc radio trên thành cửa sổ đang loan bản tin thành tích thi đua gia tăng năng suất trong ngày. Gleb Narzhin đưa tay ra lạnh lùng vặn nút radio, làm mất đi giọng nói khàn khàn của xướng ngôn viên. Khuôn mặt mệt mỏi của Gleb có màu xanh tái.
Valentine Pryanchikov lúc này đã đặt hết tâm trí vào một công việc mới. Chàng vừa làm việc vừa hát như một kẻ tự do, không ưu tư và bất cần đời…
Boogie-woogie… boogie-woogie
Samba! Samba!
--- ------ ------ ------ -------
1 Boogie - Woogie, tên một điệu nhảy phổ thông phát sinh từ Hoa Kỳ sau trận Thế chiến thứ hai.
Phòng nghiên cứu âm thính là một căn phòng rộng, trần cao có nhiều cửa sổ. Trong phòng bừa bộn và đầy chật những dụng cụ điện tử đặt trên những tấm ván, quầy sắt, bàn ráp máy, trong những ngăn tủ ván ép được chế tạo từ một công xưởng ở Mạc Tư Khoa đem đến, máy móc, dụng cụ cũng đặt đầy cả trên mặt tất cả những chiếc bàn trong phòng.
Những bóng đèn điện nằm trong những lồng kiếng mờ trên trần tỏa một làn ánh sáng dễ chịu khắp phòng.
Trong góc phòng có một vật trong như cái tủ đứng, bốn mặt đều có kiếng. Đó là phòng ghi âm kín, tiếng động bên ngoài không lọt vào được. Phòng ghi âm này có vẻ như chưa được hoàn toàn. Ở dưới chân ba mặt phòng ghi âm có xếp những bọc rơm để ngăn tiếng động. Lúc này cánh cửa kiếng dầy của phòng được mở rộng, tấm màn len che cửa được gạt sang bên để cho phòng thoáng khí. Bên cạnh phòng ghi âm những hàng cốt đầu dây điện bằng đống sáng lên trên một phiến đá đen.
Một thiếu nữ nhỏ nhắn, gầy gò, khuôn mặt hơi dài có những nét nghiêm trọng, ngồi ở cái bàn gần với phòng ghi âm nhất. Lưng nàng quay vào cửa phòng, đôi vai gầy gò của nàng được choàng một chiếc khăn len.
Ngoài thiếu nữ này, trong phòng có chừng mười người nữa, tất cả đều là đàn ông, tất cả đều bận những bộ y phục đậm màu giống nhau. Được soi sáng bởi những bóng đèn điện trên trần và thêm nhiều bóng đèn nữa trên bàn, họ bận rộn làm việc. Họ đi lại, nối dây điện, ráp những bộ phận máy vào nhau, hàn điện, vặn kềm, gõ búa, ghi chép…
Ở ba chỗ khác nhau trong phòng có ba dàn máy radio, cả ba dàn máy thâu thanh này đều không có vỏ bao ngoài, cả ba dàn đều đang phát thanh những chương trình nhạc khác nhau. Ba tiếng nhạc hòa lẫn, mâu thuẫn, đối chọi nhau trong phòng; nhạc jazz, nhạc dương cầm hòa tấu và nhạc dân ca miền Đông.
Rubin bước chậm qua phòng để đi đến bàn làm việc của anh, hai tay anh cẩn thận ôm trước ngực quyển từ điển Mông Cổ - Phần Lan và quyển tiểu thuyết Hemingway. Trên bộ râu quai nón rậm và đen của anh còn vưỡng những mẩu bánh vụn.
Dù tất cả những bộ y phục phát cho tù nhân đều được may cắt cùng một kiểu giống nhau, những người đàn ông ở đây vẫn bận chúng khác nhau. Bộ áo trên người Rubin có một nút áo ngực bị mất, dây lưng áo không được gài chặt, những nếp áo thùng thình quanh bụng anh. Trái lại, người thanh niên có mái tóc màu nâu gụ dài và bồng, người đứng chặn đường đi của Rubin, lại bận bộ quần áo trên người anh như một chàng công tử hào hoa. Dây lưng áo được chàng gài sát vào vòng bụng thon làm nổi bộ ngực nở và đôi vai lớn của chàng. Bên trong chàng bận chiếc áo sơ mi màu xanh, tuy màu áo đã bạc vì giặt quá nhiều lần nhưng trông vẫn còn sang và hợp với màu chiếc ca vát chàng mang trên cổ. Người thanh niên này chặn mất lối đi của Rubin. Tay phải chàng cầm cây hàn điện, chân trái chàng đặt trên một cái ghế đẩu. Cúi mình trên đầu gối, chàng đang chú tâm vào việc ráp một bộ phận thâu phát thanh theo một đồ hình trên tờ tập san Wireless Engineer mở trên bàn, miêng chàng hát khẽ:
Boogie-woogie… boogie-woogie
Samba! Samba!
Boogie-woogie… boogie-woogie
Samba! Samba!
Rubin không thể đi qua được và anh đứng lại đó với vẻ mặt giả vờ sợ hãi, bối rối. Người thanh niên có vẻ như không hay biết có anh đứng đó.
"Valentulya…" - Rubin nói - „Anh làm ơn nhích giùm cho tôi đi nhờ."
Valentine, người thanh niên tóc hạt dẻ, không nhìn lại Rubin, chàng nói bằng một giọng nhát gừng:
"Lev Grigovich! Anh làm rộn tôi trong lúc tôi đang làm việc. Anh làm rộn mọi người. Anh làm mất thì giờ. Anh tới đây ban đêm làm chi? Ở đây đâu có chuyện gì cho anh làm?"
Chàng quay lại và đôi mắt sáng, trẻ trung của chàng lại để lộ ý ngạc nhiên khi chàng nhìn Rubin:
"Một nhà ngôn ngữ học có thể làm được việc gì ở đây? Ha… Ha… Ha… Anh không phải là kỹ sư. Thật xấu hổ."
Rubin dẩu môi ra như một anh bé con bị đời chế nhạo và đôi mắt trợn lên:
"Chú em… Chú nên biết rằng trong xã hội này kỹ sư của chú không có giá trị gì cả. Chú không thấy có những kỹ sư đi bán nước ngọt, sô đa ngoài đường, đi làm bồi nhà hàng đó ư?"
"Những kẻ thất bại đó không liên can gì đến tôi. Tôi không ở hạng kỹ sư đó. Tôi là kỹ sư hạng nhất. Ông già râu dê nên nhớ kỹ điều quan trọng đó."
Valentine đặt cây hàn điện xuống bàn và đứng thẳng người lên.
Valentine có cái vẻ sạch sẽ, tươi tắn của tuổi trẻ. Cuộc đời chưa in hằn một vết nhăn nào trên mặt chàng. Nhìn chàng, người ta khó có thể tin rằng chàng đã tốt nghiệp đại học trước cuộc đại chiến, chàng đã nhập ngũ chiến đấu trên mặt trận, đã bị bắt làm tù binh và sống sót từ trại tù binh của Đức Quốc Xã, chàng từng sống ở Âu châu và giờ đây chàng đang sống năm tù thứ năm ở ngay trên tổ quốc của chàng.
Rubin thở dài:
"Rất tiếc. Vì đồng chí không có giấy tờ chứng minh nên tôi không thể tin được lời đồng chí…"
"Giấy tờ chứng minh là cái quái gì?? Anh tin ở con người hay anh tin ở giấy tờ?"
Người hỏi câu này là Pryanchikov:
"Ha… ha…" - Pryanchikov cười lớn và nói tiếp - "Quên giấy tờ đi chứ. Các bạn có tin không khi tôi nói ằng tôi yêu đàn bà lắm, tôi yêu mê đàn bà đến điên dại."
Người thiếu nữ có khuôn mặt nghiêm trang không thể ngăn môi nàng thoáng nở nụ cười.
Một tù nhân khác ngồi ở cái bàn cạnh cửa sổ ngừng tay làm việc để gật đầu tỏ ý tán đồng với Pryanchikov.
"Trên lý thuyết, lời bạn vừa nói có thể tin được." Rubin nói với vẻ mặt suy nghĩ.
"Tôi thích tiêu tiền nữa."
"Bạn có thể thích tiêu tiền nhưng bạn không tiêu được, vì bạn không có tiền."
Pryanchikov nhún vai:
"Nếu tôi yêu đàn bà, nếu tôi thích tiêu tiền, nhất định tôi không thể là một kỹ sư xoàng. Này nhé… để có thể yêu được đàn bà và được đàn bà yêu - tôi nói yêu nhiều đàn bà chứ không phải yêu một ạ - tôi cần có tiền. Không phải chỉ cần có tiền mà thôi, tôi còn cần có nhiều tiền nữa. Và để có nhiều tiền, tôi cần làm việc nhiều. Nói cách khác, muốn có nhiều tiền, tôi phải là tay xuất sắc, tay cự phách trong ngành chuyên môn của tôi. Tôi không thể xuất sắc được nếu tôi không có tài, nhất là nếu tôi không yêu nghề. Ha… Ha… Đúng chưa? Lý luận chính xác của tôi làm bạn ngán chưa? Hình như bạn xanh mặt thì phải."
Tuy là nói rỡn chơi cho vui nhưng sự tin tưởng cũng sáng lên trên mặt Valentine. Chàng ngừng lại chờ đợi Rubin trả lời.
"A ha…"
Người tù ngồi ở cái bàn đối diện với bàn thiếu nữ mặt buồn đột nhiên la lên:
"Lev… Lại đây nghe… Tôi vừa thâu được tiếng nói của Valentuya. Rõ lắm, tuyệt lắm. Tiếng nói nghe như tiếng chuông. Trong như tiếng chuông. Tôi phải ghi ngay điều này vào báo cáo của tôi mới được. Đúng là như tiếng chuống. Ta có thể nhận ra ngay tiếng nói này của ai bất kể những tiếng động khác."
Người tù này mở vội một quyển sổ lớn bìa cứng, trên những trang giấy trong quyển sổ này vẽ chi chít những hình kỷ hà tượng trưng cho đặc tính của tiếng nói từng người.
Valentulya lại cầm cây hàn điện lên, chàng chỉ nói:
"Việc của anh làm chỉ là việc lẩm cẩm, không thể tin được."
Chàng đứng sát vào bàn nhường lối cho Rubin đi qua. Rubin đi tới đứng cạnh bàn kỹ sư Gleb Nerzhin, người vừa gọi anh đến để nghe tiếng nói trong như tiếng chuông.
Lev Rubin và Gleb Nerzhin là hai người bạn thân, thông cảm nhau trong nhà tù này. Họ cùng yên lặng nhìn xuống trang giấy.
"Tiến bộ nhiều rồi đấy, Gleb" - Rubin nói nhỏ đủ cho một mình bạn anh nghe - "Cùng với ấn bản âm thanh, chúng ta sẽ có thể đi tới việc phát hiện những đặc tính của tiếng nói qua máy điện thoại."
Chợt Rubin giựt mình:
"Cái chi vậy?"
Tiếng nhạc jazz lớn nhất trong phòng nhưng giữa những âm thanh kèn đồng rộn rịp ấy họ nghe thấy một tiếng nhạc khác. Tiếng nhạc này trong vắt như lúc có lúc không, phát ra từ chiếc radio nhỏ do họ làm lấy đặt trên thành cửa sổ sau lưng Nerzhin.
"Đó là một phép lạ" - Nerzhin nói - "bản Sonata thứ bảy trên D thứ của Beethoven. Không biết vì sao, chưa bao giờ… Nghe đi. Đừng nói."
Hai người ghé tai vào chiếc radio nhưng tiếng nhạc jazz quá lớn làm họ khó chịu.
"Valentine…" - Nerzhin nói - "Làm ơn cho chúng tôi nghe. Chìu chúng tôi một chút."
"Tôi đã chìu các anh nhiều quá rồu" - Valentine đáp - "Tôi đã ráp dây vào máy cho các anh. Nếu tôi tháo dây ra các anh sẽ không biết đường nào mà mò."
Người thiếu nữ duy nhất trong phòng nhướng đôi lông mày:
"Valentine Martunich… Tắt máy của anh đi. Làm sao nghe được cả ba cái radio phát thanh cùng một lúc."
Nàng nói câu này mặc dù nàng cũng thích nghe nhạc jazz như Valentine.
"Serafima Vitalyevna… Không thể được…"
Valentine buông cây hàn điện xuống bàn, chàng đứng vịn tay lên thành ghế và nói như người đang diễn thuyết trên diễn đàn:
"Một người trẻ tuổi, yêu đời như cô nhất định phải thích nghe nhạc jazz, điệu nhạc khỏe mạnh, bổ dưỡng tinh thần. Cô không nên thương hại vô lý những anh già bệnh hoạn. Cô phải nghĩ đến cô trước đã. Cô chưa bao giờ nhảy bản Blue Tango hay sao? Cô chưa bao giờ được nhìn thấy những bước lướt đi tuyệt diệu của Arkady Raikin? Nghĩa là cô chưa được biết những cái gì đẹp nhất mà loài người có thể tạo ra được. Đáng buồn cho cô hơn nữa là cô chưa từng bao giờ được sống ở Âu châu. Không ở đâu trên trái đất này cô có thể học sống thanh thoát bằng ở Âu châu. Tôi chân thành khuyên cô: cô nên yêu một người nào đó. Thật mà. Cô yêu ai cũng được, nhưng cô phải yêu. Yêu ai tùy cô, nhưng nhất định là phải yêu trước đã. Rồi cô sẽ thấy ánh sao sáng trong trời đêm mặc dù đêm không có sao, tiếng nhạc êm đềm trong không gian mặc dù quanh cô không có nhạc…"
Chàng say sưa nói và không để ý gì đến vành môi cay đắng mím chặt của người thiếu nữ.
"Hắn lại bốc đồng rồi" - Rubin nói - "Mình bắt buộc phải dùng đến sức mạnh."
Và Rubin thò tay ra vặn tắt chiếc radio sau lưng Valentine.
Valentine quay phắt lại:
"Lev Grigorich… Ai cho phép anh…?"
Chàng cau mày và cố gắng làm ra vẻ đe dọa.
Tiếng nhạc sonata thứ bảy bay vút lên trong như tiếng suối. Trong phòng chỉ còn tiếng nhạc dân ca phát ra từ chiếc máy ở tít đầu kia.
Rubin xịu mặt xuống trước vẻ đe dọa hung hăng của chàng thanh niên, bộ râu đen còn vướng những vụn bánh của anh run run khi anh hỏi:
"Kỹ sư Pryanchikov. Anh có còn thắc mắc gì về Hiến chương Liên minh Đại Tây dương không? Anh đã viết di chúc chưa? Anh từ chối không chịu để lại cho ai đôi giày vải cũ của anh?"
Lời nhắc đến cái chết chung đó là một ước lệ bất thành văn của những tù nhân ở đây. Mỗi lần có người nổi nóng là người khác có bổn phận hỏi y một câu tương tự. Quả nhiên câu hỏi này có mãnh lực làm cho Pryanchikov dịu lại. Chàng nhìn vào mắt Rubin và dịu giọng:
"Anh làm tôi phát điên. Dù ở tù, ít nhất mình cũng phải có một chút tự do chứ."
Có một người cất tiếng gọi Pryanchikov. Chàng lặng lẽ bỏ đi, nét mặt vẫn u buồn.
Rubin cũng lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế sau bàn làm việc dành riêng cho anh cạnh bạn của Gleb Nerzhin. Anh vội vã chú tâm nghe nhạc nhưng tiếng nhạc đang êm đềm bỗng tắt ngang, mất hẳn không ngờ, như một bài diễn văn bị cắt đứt ở giữ một tiếng. Bản sonata thứ bảy tiêu tan luôn.
Rubin thốt ra một tràng chửi thề trong bộ râu, những tiếng chửi thề này chỉ có một mình Gleb Nerzhin nghe hiểu.
"Làm ơn đánh vần giùm, tôi nghe không kịp."
Gleb nói đùa nhưng không cười. Gleb Nerzhin và Lev Rubin ngồi đâu lưng vào nhau. Họ quen nói nhỏ với nhau mà không ai quay lại. Họ có thể nói với nhau cả tiếng đồng hồ mà người ngồi xa họ vẫn không hiểu.
"Tôi thật không may…" - Rubin dằn giọng - "Thế là tôi mất dịp nghe bản nhạc tôi chưa từng được nghe bao giờ."
"Đó lại tại vì anh sống không có tổ chức. Đã bao lần tôi nói với anh điều ấy?..."
Gleb Nerzhin nói như người nói một mình. Trước đó vài phút anh hào hứng, hăng hái thâu tiếng nói của Pryanchikov để thí nghiệm, nhưng bây giờ anh âu sầu và mệt mỏi:
"Bản sonata của Beethoven là một bản nhạc tuyệt vời. Nhưng tại sao nhạc sĩ không đặt cho nó một cái tên như tất cả những bản nhạc khác? Như "Nhạc khúc rực rỡ" chẳng hạn. Đúng lắm chứ. Tất cả những gì chứa đựng trong nó sáng lên, long lanh - tốt và xáu, vui lẫn buồn, như trong cuộc đời. Và cũng như cuộc đời… nó không có đoạn kết… Có thể gọi là "Nhạc đời" Anh làm gì mà đến muộn vậy?"
"Tôi dự lễ Giáng sinh với những người bạn Đức."
"Tốt", Gleb nghĩ thầm và nói:
"Tôi mến thái độ của anh đối với bọn họ. Hay lắm. Tôi biết anh vẫn dành nhiều thì giờ để dạy chàng Max học tiếng Nga trong lúc anh có đủ các lý do để thù hận họ."
"Thù hận? Không, tôi không thù hận gì họ nhưng tôi cũng phải nói rằng cảm tình trước đây của tôi đối với họ đã mờ đi nhiều. Ngay cả anh chàng Max, dù trước đây không biết gì đến chính trị, cũng phải chịu chung trách nhiệm với bọn giết người. Ít nhất chúng ta cũng đã không làm gì để ngăn cản bọn giết người."
"Cũng như chúng ta giờ đây, chúng ta không làm gì hết để ngăn cản Abakumov và Shishkin - Myshkin."
"Anh nghe tôi… lần này là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng… tôi là người Do Thái nhưng tôi cũng là người Nga. Và tôi tuy là người Nga nhưng tôi cũng là một công dân của thế giới!"
"Hay lắm. Công dân thế giới. Nghe có vẻ hiền lành và không khát máu chút nào."
"Vì là công dân thế giới, họ có lý khi họ bỏ tù chúng ta."
"Tất nhiên là họ có lý rồi. Vậy mà anh vẫn cứ cố gắng làm cho Hội đồng Xô Viết tối cao thấy rằng họ sai."
Chiếc radio trên thành cửa sổ đang loan bản tin thành tích thi đua gia tăng năng suất trong ngày. Gleb Narzhin đưa tay ra lạnh lùng vặn nút radio, làm mất đi giọng nói khàn khàn của xướng ngôn viên. Khuôn mặt mệt mỏi của Gleb có màu xanh tái.
Valentine Pryanchikov lúc này đã đặt hết tâm trí vào một công việc mới. Chàng vừa làm việc vừa hát như một kẻ tự do, không ưu tư và bất cần đời…
Boogie-woogie… boogie-woogie
Samba! Samba!
--- ------ ------ ------ -------
1 Boogie - Woogie, tên một điệu nhảy phổ thông phát sinh từ Hoa Kỳ sau trận Thế chiến thứ hai.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.