Chương 20: Bễ
Canh Tân
26/03/2013
Khoái Chính uống một chén rượu rồi cáo từ rời đi.
Ai cũng không rõ chuyến đi này của y là có dụng ý gì. Có điều trong mắt người ngoài, Khoái Chính tới đây tượng trưng cho tiền đồ của Đặng Tắc. Đặc biệt là việc Khoái Chính nói chuyện thân mật với Tào Bằng càng làm cho người ta nhìn hắn với con mắt kính trọng.
Tuy rằng Khoái Chính chỉ là một huyện lệnh nhưng sau lưng y lại có một gia tộc lớn đó là Khoái gia.
- Có thấy không? Tào lang quân và Khoái huyện lệnh cũng ngồi ăn với nhau...ngươi đã thấy Khoái huyện lệnh thân thiết với người nào như thế chưa?
- Đúng vậy Đặng lão thái công nhìn thấy Khoái huyện lệnh cũng phải cung kính. Ta chưa thấy Khoái huyện lệnh có thái độ như vậy với lão thái công. Lão tam lần này phát tài rồi. Chỉ với quan hệ của Tào lang quân và Khoái huyện lệnh thì Đặng Tài không thể đánh đồng được. Ha ha! Ngày hôm qua ta ở cửa thôn gặp đại nương tử vẫn còn thấy dán thuốc trên mặt, nhìn thấy mọi người là cúi gằm mặt xuống đâu còn oai phong của Mã đại nương tử nữa? Đúng là buồn cười.
- Biết sớm như vậy thì lúc trước cần gì phải thế?
- Đúng vậy! Lão thái công nhìn thì dường như vẫn như thế nhưng theo ta đoán thì Lão thái công bỏ qua. Nếu là người ngoài thì có lẽ đã không nể mặt Mã đại nương tử. Lão thái công cái gì cũng tốt chỉ có điều mềm lòng, dung túng Đặng Tài.
Các chủ đề từ từ chuyển từ phía Đặng Tắc sang đến lão thái công.
Rồi sau đó từ lão thái công lại chuyển sang Đặng đại tướng quân...từ Đặng đại tướng quân lại nói tới Trương Tú, cuối cùng là về việc đồng áng.
Tào Bằng tiễn chân Khoái Chính rồi đi vào trong nhà nghỉ ngơi.
Tào Cấp và Đặng Tắc thì phụ trách đón tiếp. Bữa tiệc rượu này ăn tới chạng vạng chỉ còn một đống hỗn độn thì mọi người mới giải tán.
Hồng nương tử lại đưa người tới thu dọn.
Trương thị và Tào Nam thì đưa Hồng nương tử vào phòng trong, đưa cho một chút tiền rồi sau đó nói chuyện. Cho tới khi trăng lên, Hồng nương tử cảm thấy mỹ mãn mới cáo từ rời đi. Mấy người nhà họ Tào bận rộn cả ngày đều thấy mệt mỏi. Đặng Tắc dự định ngày mai sẽ trở lại nha huyện làm việc cho nên đi nghỉ sớm. Mẹ con Trương thị mặc dù mệt mỏi nhưng tinh thần rất thoải mái. Hai mẹ con còn nói chuyện một lúc rồi cũng lên giường đi ngủ.
Tào Bằng cũng cảm thấy mệt mỏi.
Có điều sự mệt mỏi của hắn không chỉ ở thể xác mà còn ở tâm hồn.
Trong con mắt của người khác thì hắn dường như vô cùng phong quang nhưng hắn phải chịu áp lực mà họ không thể nào tưởng tượng được.
Tào Bằng đánh bạc, đồng thời hắn cũng tin rằng Bàng Quý sẽ tán thành việc hắn làm. Cho dù Bàng Quý không ủng hộ thì chẳng phải còn có Tư Mã Đức Tháo hay sao?
Chỉ cần trong hai người đó có một người gật đầu thì chuyện giả mạo đệ tử của Lộc môn có thể cho qua.
Tào Bằng có sự tin tưởng đó nhưng trước khi có đáp án, hắn vẫn lo lắng. Hôm nay mục đích của Khoái Chính tới đây, hắn biết rất rõ. Ngoài mặt thì Khoái Chính tới chúc mừng nhưng trên thực tế là lần thử cuối cùng muốn xem phản ứng của Tào Bằng như thế nào.
May là lúc đó Tào Bằng trả lời rất khéo là ba ngày trước đã phái người tới Tương Dương.
Ít nhất trước mắt, Khoái chính sẽ không có phản ứng gì.
Hiện tại điều hắn phải làm đó là chờ đợi và chờ đợi....
Những năm cuối thời Đông Hán, việc học tư rất thịnh hành. Danh sĩ Trịnh Huyền do không được lòng quan trên nên về nhà dạy học. Tóm lại, cơ hội để mọi người tiếp xúc với học vấn hơn xa so với trước. Trong bầu không khí đương thời, hiền tài rất được để ý. Mà trong mắt của Tư Mã Đức Tháo thì hắn cũng có thể coi như một hiền tài. Chỉ với điều đó, Tào Bằng cũng có chút tự tin.
Bây giờ hắn chỉ có luyện thân thể, làm cho thân thể khỏe mạnh.
Cuối cùng quá mệt mỏi, Tào Bằng chìm vào giấc ngủ.
Không biết ngủ được bao lâu, hắn mơ màng nghe bên ngoài có tiếng động.
Tào Bằng mở mắt, đứng dậy, khoác thêm một chiếc áo bông rồi đi ra ngoài.
Âm thanh đó dường như là từ ngoài sân vọng vào. Tào Bằng đi xuyên qua phòng chính, đứng trên bậc thềm mà nhìn. Chỉ thấy trong một góc sân, có một bóng người vạm vỡ, đang đi tới đi lui. Dưới ánh trăng, Tào Bằng chỉ cần liếc mắt thì thấy người đó chính là phụ thân của mình.
Tào Cấp ở một góc sân dựng một chiếc lều đơn sơ.
Chỗ đó ở bên cạnh giếng nước, y dựng bốn cây cột, bên trên phủ một cái chiếu cỏ. Trước cái lều đã được dọn sạch, chỉ có điều bên trong không có gì. Tào Bằng đứng dưới cái lều xếp cái gì đó. Tào Bằng thấy vậy liền đi xuống.
- Cha! Cha đang làm gì vậy?
Trên mặt Tào Cấp dính bùn, hai tay thì đen nhánh.
Thấy Tào Bằng tới, y cảm thấy bất ngờ nói:
- Bằng nhi! Chẳng phải con đi ngủ sớm rồi sao?
- Vâng! Ngủ đủ rồi nên tỉnh.
Trong cái lều có một cái đèn dầu, Tào Bằng thấy được một thứ gì đó giống như cái bếp lò. Hắn ngẩn người, chợt hiểu ra đây là lò để nung chảy thép. Trên mặt đất còn để mấy thứ có búa, có kìm, có đe sắt, và một cái túi da to.
Những thứ này dường như là công cụ để rèn.
Vào thời Tây Hán, nghề sắt đã xuất hiện một cách quy mô. Những xưởng bình thường đều có lò nung sắt, bễ, đe.... Vào những năm đầu Đông Hán, thái thú Nam Dương là Đỗ Thi đã sáng tạo ra một loại giống như cái bễ bây giờ.
Có lẽ trong mắt Tào Bằng thứ đồ này rất đơn so.
Nhưng đối với Tào Cấp thì cho dù là vậy, y cũng còn chưa dùng được.
Tào Bằng ngồi xuống, nhặt cái bễ lên.
- Cha! Cái này chính là bễ hay sao?
Hình dạng của cái bễ có hai đầu nhỏ, ở giữa phồng lên. Hình dạng bề ngoài và một loại bễ thời Xuân Thu tương tự nhau. Đút đầu bễ vào trong lò mà thổi, lợi dụng sự co giãn của bễ để lấy không khí. Trên bễ có một cái tay kéo. Khi sử dụng đầu tiên kéo bễ ra rồi sau đó ép nó lại. Một cái lò to thường thường xếp nhiều bễ cùng một chỗ để thông gió.
Tào Cấp xây bếp lò hiển nhiên là không cần sử dụng tới bễ.
- Đúng vậy! Đây chính là bễ lò.
Tào Cấp cầm một nắm bùn trát vào vách lò, rồi dùng xẻng sắt mà xoa. Y vừa làm việc vừa nói với Tào Bằng:
- Chúng ta định cư ở đây... Tỷ phu của con có nói có thể tìm cho cha một cái cửa hàng ở trong thành. Nhưng ta nghĩ, từ thành tới thôn quá xa, không tiện bằng ở đây. Con xem đại lộ trước cửa người từ Nam ra Bắc không hề thiếu. Người ở các thôn xóm bên cạnh nhất định cũng phải đi qua đây. So với việc vào thành thuê cửa hàng, chẳng bằng ở đây còn tiện hơn... Thúc Tôn là một người thật thà. Nhưng chúng ta có tay có chân không thể cứ dựa vào nó. Con thấy có đúng hay không? Cha định biến nơi này để cả nhà chúng ta sinh sống.
"Nhưng cha à! Huyện Cức Dương chung quy chỉ là chỗ chúng ta dừng chân nghỉ trọ mà thôi."
Mặc dù trong lòng Tào Bằng nghĩ như vậy nhưng ngoài miệng lại tỏ ra tán thành.
Ít khi thấy cha hưng phấn như vậy nên một đứa con như hắn cũng không nên phá hỏng. Có điều, sửa chữa nông cụ đúng là không có tương lai.
- Cha! Cha có rèn đao không?
- Đao?
Tào Cấp lặng đi một chút, cười cười:
- Con nói là tạo binh khí? Thật ra ta cũng có học. Có điều bản lĩnh của cha không đủ cho nên không rèn được đao tốt. Lúc trước, Vương bá phụ cũng hỏi cha...nhưng sau khi thử vài lần, cha đành bỏ đi.
- Tại sao?
- Chuyện này nguyên nhân rất nhiều. Một mặt là kỹ năng không đủ, học nghề không tinh. Còn về mặt khác là cha không có điều kiện. Rèn đao không như sửa chữa nông cụ, có yêu cầu đối với lò. Nói như vậy, để tạo ra đao kiếm ít nhất phải có hai ba cái bễ lò để thông gió mà ở đây chỉ có một. Bễ lò có giá rất cao, cha không mua nổi. Hơn nữa có mua thì cũng chưa chắc đã thành công. Tiêu phí như vậy không thích hợp. Bản thân mình như thế nào, cha tự biết. Lúc trước, cha có một vị sự huynh muốn rèn đao kiếm kết quả xây dựng ở Uyển thành một cái lò, trang bị mười bễ nhưng vẫn thất bại. Thứ mà y tạo ra không ai cần, cuối cùng đành phải bỏ đi tha hương.
- Cha! Cha có sư huynh?
- Đúng vậy! Vị sư huynh của cha có thể nói là tài hoa hơn người. Ngay cả hắn thất bại thì ta sao có thể làm được?
Tào Bằng cảm thấy tò mò:
- Cha! Sư huynh của cha tên là gì?
- Bồ Thọ.
"Chưa bao giờ nghe thấy..."
- Cha! Có phải là nhiệt độ lò càng cao là có thể tạo được đao kiếm không?
Tào Cấp lắc đầu, ngồi xuống thở dài:
- Chuyện đó không hề đơn giản. Nhiệt độ của lò chỉ là một mặt mà thôi. Nói về chuyện này có rất nhiều vấn đề.
Bằng nhi! Tại sao con đột nhiên lại hứng thú với chuyện này?
- A... Lúc trước ở trấn Trung Dương, con làm hỏng cây đao của Đầu Hổ ca. Con đã đồng ý với y là sẽ trả lại, nhưng phải là một thanh đao tốt. Có lẽ sẽ tốn nhiều tiền. Con nghĩ có thể tự mình rèn được một cây không?
- Thì ra là vậy. - Tào Cấp gật gật đầu:
- Nam nhi đại trượng phu đã nói là làm. Có điều nếu là một cây đao đi săn bình thường cũng chẳng tốn nhiều tiền. Nếu con muốn mua thì nói với tỷ phu là được.
Đặng Tắc ở trong nha môn cũng có thể diện.
Nói thật ra trong dinh của quan mỗi năm đều có binh khí bị bỏ đi. Đến lúc đó, Đặng Tắc có thể đứng ra mua đưa cho Vương Mãi là được.
Nhưng vừa rồi, trong lúc nói chuyện, Tào Bằng dường như nghĩ tới một thứ.
- Cha! Con và Đầu Hổ là huynh đệ. Chúng con ước hẹn với nhau trong tương lai cùng kiến công lập nghiệp. Nhưng thân thể con... Cha! Con muốn tự mình rèn một cây đao để thể hiện tình huynh đệ của mình.
Nói thật, Tào Cấp không hề muốn Tào Bằng học nghề rèn của mình.
Cái nghề này không phải là một nghề có tương lai... Đúng là trong lịch sử, người coi như là đại sư hoàn toàn được mọi người tôn kính, dang vang bốn bể. Nhưng người có thể trở thành đại sư thì được bao nhiêu? Khắp cả thợ rèn trong thiên hạ, không tới mười vạn thì cũng phải cả vạn người nhưng người có trình độ thật sự thì lại vô cùng ít ỏi.
Trong lòng Tào Cấp lại hy vọng tương lai Tào Bằng có thể bái một danh sư để có được công danh.
Nhưng Tào Bằng nói cũng đúng, tình nghĩa huynh đệ đúng là không thể đo được bằng tiền tài...
- Nếu con muốn học thì học đi. - Tào Cấp suy nghĩ rồi lên tiếng:
- Có điều cha nói cho con biết, nghề rèn rất vất vả, thể chất của con không được tốt, nếu không chịu được thì nói cho cha. Cha sẽ giúp con rèn. Hai chúng ta cũng nghĩ cách là được.
- Con biết rồi! Cảm ơn cha.
Tào Bằng tươi cười rạng rỡ, cảm thấy hài lòng.
Hắn đã nghĩ được một biện pháp tốt, nếu như có thể thành công thì có thể giúp cha thăng tiến rất nhanh.
- Bằng nhi! Trời muộn rồi, con về nghỉ ngơi đi.
Tào Bằng đồng ý rồi đứng dậy trở về phòng. Có điều, hắn cũng không về phòng ngay mà lén lút chạy vào thư phòng của Đặng Tắc cầm lấy một tờ giấy, sau đó trở về phòng của mình. Nói tới giấy, mọi người đều biết là do Thái Luân (1) tạo ra, nổi tiếng với giấy Thái Hầu. Thực ra giấy đã có từ những năm đầu của thời Tây Hán, Thái Luân tạo ra giấy Thái Hầu chỉ là cải tiến công nghệ mà thôi.
Cùng thời kỳ và nổi danh với giấy Thái Hầu còn có một loại giấy Tả Bá, nó do Tả Bá - Tả Tử Ấp là một nhà thư pháp thời Đông Hán tạo ra. Giấy Tử Ấp rất đẹp được đệ tử của các thế tộc và danh sĩ yêu thích.
Có điều, cho dù là giấy Thái Hầu hay giấy Tả Bá thì giá trị chế tạo rất cao, người bình thường không thể sử dụng.
Cho dù là ở dinh quan, phần lớn là sử dụng một loại giấy được làm từ sợi cây gai, được gọi là giấy gai.
Nhưng cho dù là giấy gai thì không phải ai cũng có được. Nếu Đặng Tắc không làm tiểu lại ở quan phủ thì cũng không thể nào có.
Tào Bằng không dám lấy nhiều, chỉ lấy mấy tờ mà thôi.
Trở vào phòng, hắn vặn nhỏ đèn rồi lấy miếng than mài nhọn tạo thành bút, sau đó vẽ lên tờ giấy một cái hình đơn giản.
Bễ lò thực ra chính là phong tương (cái này giống cái bơm) .
Có điều danh từ hộp gió vào những năm cuối thời Đông Hán không còn xuất hiện nữa.
Phong tương thường thấy nhất là một cái hộp gỗ, bên trong có pít tông và van. Ở kiếp trước, Tào Bằng có thấy mấy cái loại này, chỉ có điều hắn cũng không hiểu lắm về cấu tạo của nó, chỉ nhớ được đại khái một vài chi tiết.
Hắn dựa vào thành giường để vẽ nên sau một lúc liền cảm thấy mỏi.
Vì thế, hắn xoa xoa mặt, cất tờ giấy và cái bút bằng than vào trong một cái túi nhỏ ở bên gối. Thứ này không phải có thể nghĩ ra ngay được, cần phải từ từ. Đáng tiếc, năm đó hắn không để ý tới ngành kỹ thuật, nếu không cũng không cần phải nhọc sức như vậy.
Nếu cha có thể rèn được một cây đao tốt thì cũng có thể được Tào Tháo để ý.
Nên nhớ rằng, vào thời điểm này muốn rèn được một cây đao tốt, cần phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Đao kiếm không giống với thương hay mâu, yêu cầu càng thêm nghiêm khắc. Vào thời kỳ Tam quốc, do điều kiện hạn chế, bách luyện cương tạo ra đao kiếm nên không thể trở thành trang bị phổ biến.
Vì vậy mà trong thời Tam quốc diễn nghĩa mới xuất hiện một cái danh từ "đao thủ"
Chẳng hạn như bên cạnh Quan Công có năm trăm đao thủ, có thể nói là tâm phúc tinh nhuệ của mình. Thực ra đao thủ chính là binh lính cầm đao và thuẫn. Căn cứ vào những gì Tam quốc chí ghi lại thì Đinh Phụng của Đông Ngô chỉ với ba nghìn binh đao thuẫn đã toàn thắng. Sau đó thực lực của Ngô quốc suy sụp, Tấn quốc xuất binh chinh phạt Giang Đông, đại tướng Tôn Ngô là Thẩm Oánh dẫn nam nghìn binh đao thuẫn xung trận đánh bại quân địch. Như vậy, uy lực của binh đao thuẫn không phải bàn cãi.
Sau khi Tư Mã Viêm đăng cơ, từng rèn đao để tăng cường quân lực. Thục quốc còn có danh tướng Bồ Nguyên với đội quân ba ngàn cương đao đã đanh được công lao.
Nếu cha có thể khiến cho Bách luyện đao trở nên thông dụng thì cuối cùng sẽ được trọng dụng.
......
Thoáng cái trời đã sáng.
Tào Bằng rời khỏi giường, mặc quần áo tử tế rồi ra khỏi phòng.
Trong sân, hình dạng của cái lò đã thành hình. Có điều, không thấy bóng dáng của Tào Cấp đâu. Có lẽ, đêm qua y vẫn mệt nên chưa dậy.
Vương Mãi đã chuẩn bị xong, chờ Tào Bằng tới.
Hai người nhìn nhau rồi gật đầu.
Cả hai một trước một sau đi ra ngoài rồi chạy chầm chậm theo con đường nhỏ.
Vương Mãi không có thói quen chạy như thế này, hắn thích chạy như điên. Chỉ có điều thân thể của Tào Bằng không cho phép chạy như vậy.
Chạy chậm thế này có thể làm cho phổi của hắn mạnh lên, hoạt động từ cơ bắp trên người.
Sau khi chạy ở vườn đào chừng nửa giờ, thân thể hoạt động khiến cho toàn thân nóng rực. Tào Bằng và Vương Mãi đi ra bãi đất trống ở phía sau. Từ hôm nay trở đi, nơi đây là chỗ cho cả hai luyện công. Vương Mãi thở ra một hơi, đón lấy ánh sáng mặt trời, bắt đầu đứng tấn.
Còn Tào Bằng thì nhân dịp thân thể còn nóng, từ từ đánh một bài Thái Cực quyền.
Khởi thức tịnh cước trực lập... Tả kim cương đảo đối, Lãn trát y... Tào Bằng có thể cảm nhận được, thân thể của bản thân theo từng động tác của Thái Cực quyền từ từ giãn ra. Cái cảm giác toàn thân sôi sục thật sự là thoải mái. Dù sao thì có chút cơ sở, hắn có thể tiến vào trạng thái hư tĩnh. Không biết vì sao, Tào Bằng đang luyện đột nhiên dừng lại.
Hắn nhìn xung quanh thấy Vương Mãi vẫn đứng trên cột, không có người nào khác.
Nhưng vừa rồi, rõ ràng hắn cảm nhận được có người đang nhìn trộm...
Chẳng lẽ đó là ảo giác?
Tào Bằng nghĩ tới đây, lắc đầu rồi tiếp tục đánh nốt bài quyền. Sau khi đánh xong bài Thái Cực quyền, Tào Bằng cũng không nghỉ ngơi.
Hắn chạy chậm rãi bên bãi sông, cứ chạy vài bước lại làm một động tác kỳ quái, kèm theo cả tiếng hô.
Trong Bạch Viên thông bối quyền, có công phu Bát Đoạn cẩm. Kiếp trước, khi lão võ sư truyền cho Tào Bằng đã truyền cả tám câu chân ngôn, gần giống với bí pháp chân ngôn của đạo gia, thông qua động tác khác nhau mà xuất ra âm thanh, làm cho nội phủ mạnh lên.
Mỗi một câu chân ngôn phối hợp với một động tác. Tám câu chân ngôn chấm dứt, Tào Bằng mất hơn nửa canh giờ.
Toàn thân hắn giống như vừa mới chui từ dưới nước lên, ướt sũng.
Lúc này, Vương Mãi cũng đã luyện xong công pháp trên cột, sau đó ra bãi sông luyện Kim Cương bát thức của Thái cực quyền. Tào Bằng thì từ từ đi dọc theo bãi sông để điều hòa huyết khí đang sôi trào trong người. Đột nhiên, hắn dừng bước đứng bên bờ sông mà nhìn lại. Cức thủy cũng không rộng lắm có thể thấy rõ bờ sông bên kia.
Cức thủy là một con sông ngăn cách, phía Đông là huyện Cức Dương, bên kia thuộc Niết Dương.
Bên bờ sông bên kia có một hàng liễu rủ, có một lão già đang đứng.
Khi Tào Bằng nhìn sang, lão già cũng cảm nhận thấy. Lão gật gật đầu với Tào Bằng như chào hỏi.
Sau đó, lão lại vung tay vung chân đánh một bài quyền.
Chỉ có điều do khoảng cách hơi xa khiến cho Tào Bằng không thể thấy rõ.
Mới nhìn thì đối phương cũng luyện tập lúc sáng sớm. Nhìn cách ăn mặc của lão già thì dường như là người phú quý. Tất cả đều luyện tập lúc sáng sớm nên chẳng có ai nhìn trộm ai. Dù sao thì cách một con sông, tất cả chỉ cần không làm phiền là được. Nếu tranh luận thì không chừng chính mình quấy rầy đối phương.
Vì vậy mà Tào Bằng cũng không để ý, chỉ cười cười, ôm quyền đáp lại.
- A Phúc! Chúng ta làm gì tiếp đây?
- Tiếp tục luyện công.
Tào Bằng và Vương Mãi luyện công bên bãi sông cho tới tận giờ Thìn mới quay về.
Theo bản năng, Tào Bằng liếc qua bờ sông bên kia thì thấy lão nhân đó không còn thấy bóng dáng.
- A Phúc! Ngươi đang nhìn cái gì?
- Không có gì.... Chúng ta về đi.
Lúc gần đi, Tào Bằng quay đầu hơi nhìn lại.
Trong lòng hắn có một cảm giác quái dị, bản thân và lão già đó còn có thể gặp lại.
(1): Thái Luân sinh ra ở Quý Dương vào thời nhà Đông Hán, rồi trở thành Trung Thường Thị (中常侍) của Hán Hòa Đế. Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Hòa Đế, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có.
Tuy nhiên sau đó ông bị triều đình âm mưu gây rắc rối, vì ủng hộ Đậu Thái hậu. Ông cũng dính líu đến cái chết của tình địch của bà là Tống Quý nhân. Sau các rắc rối, ông phục dịch cho Hoàng hậu Đặng Tuy. Năm 121, sau khi cháu của Tống Quý nhân là Hán An Đế lên ngôi sau cái chết của Đặng Thái hậu, Thái Luân bị lệnh giam vào ngục. Trước khi bị bắt giam, ông tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần đẹp, uống thuốc độc rồi lên giường nằm.
Trong thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp (范曄) đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:
Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân (蔡倫) nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái.
Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền. Cách chế tạo giấy này đầu tiên được dùng bên Trung Quốc rồi qua Hàn Quốc, Samarkand, Ba Tư và Damascus.
Sau sáng chế của Thái Luân năm 105, giấy đã được phổ biến ở Trung Quốc. Năm 751, một số nghệ nhân làm giấy Trung Quốc bị người Ả Rập bắt giữ sau khi quân của nhà Đường thua trận ở Trận sông Talas. Kỹ thuật làm giấy từ đó được truyền bá sang phương Tây. Phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy đại trà trên thế giới. Người phát minh Thái Luân cũng ít được biết tới bên ngoài Đông Á.
Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng cacbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân, nhưng người ta vẫn cho Thái Luân là người sáng chế ra giấy giống như giấy ngày nay. Đóng góp của Thái Luân được coi là một trong các sáng chế quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Nó đã cho phép Trung Quốc phát triển nền văn minh của mình nhanh hơn trước đây khi còn dùng tre hay trúc để lưu chữ viết, và nó cũng đã kích thích sự phát triển của châu Âu khi kỹ thuật giấy đến đây vào khoảng thế kỷ 12 hay thế kỷ 13. Thái Luân được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 100 người quan trọng nhất lịch sử của Michael H. Hart.
Ai cũng không rõ chuyến đi này của y là có dụng ý gì. Có điều trong mắt người ngoài, Khoái Chính tới đây tượng trưng cho tiền đồ của Đặng Tắc. Đặc biệt là việc Khoái Chính nói chuyện thân mật với Tào Bằng càng làm cho người ta nhìn hắn với con mắt kính trọng.
Tuy rằng Khoái Chính chỉ là một huyện lệnh nhưng sau lưng y lại có một gia tộc lớn đó là Khoái gia.
- Có thấy không? Tào lang quân và Khoái huyện lệnh cũng ngồi ăn với nhau...ngươi đã thấy Khoái huyện lệnh thân thiết với người nào như thế chưa?
- Đúng vậy Đặng lão thái công nhìn thấy Khoái huyện lệnh cũng phải cung kính. Ta chưa thấy Khoái huyện lệnh có thái độ như vậy với lão thái công. Lão tam lần này phát tài rồi. Chỉ với quan hệ của Tào lang quân và Khoái huyện lệnh thì Đặng Tài không thể đánh đồng được. Ha ha! Ngày hôm qua ta ở cửa thôn gặp đại nương tử vẫn còn thấy dán thuốc trên mặt, nhìn thấy mọi người là cúi gằm mặt xuống đâu còn oai phong của Mã đại nương tử nữa? Đúng là buồn cười.
- Biết sớm như vậy thì lúc trước cần gì phải thế?
- Đúng vậy! Lão thái công nhìn thì dường như vẫn như thế nhưng theo ta đoán thì Lão thái công bỏ qua. Nếu là người ngoài thì có lẽ đã không nể mặt Mã đại nương tử. Lão thái công cái gì cũng tốt chỉ có điều mềm lòng, dung túng Đặng Tài.
Các chủ đề từ từ chuyển từ phía Đặng Tắc sang đến lão thái công.
Rồi sau đó từ lão thái công lại chuyển sang Đặng đại tướng quân...từ Đặng đại tướng quân lại nói tới Trương Tú, cuối cùng là về việc đồng áng.
Tào Bằng tiễn chân Khoái Chính rồi đi vào trong nhà nghỉ ngơi.
Tào Cấp và Đặng Tắc thì phụ trách đón tiếp. Bữa tiệc rượu này ăn tới chạng vạng chỉ còn một đống hỗn độn thì mọi người mới giải tán.
Hồng nương tử lại đưa người tới thu dọn.
Trương thị và Tào Nam thì đưa Hồng nương tử vào phòng trong, đưa cho một chút tiền rồi sau đó nói chuyện. Cho tới khi trăng lên, Hồng nương tử cảm thấy mỹ mãn mới cáo từ rời đi. Mấy người nhà họ Tào bận rộn cả ngày đều thấy mệt mỏi. Đặng Tắc dự định ngày mai sẽ trở lại nha huyện làm việc cho nên đi nghỉ sớm. Mẹ con Trương thị mặc dù mệt mỏi nhưng tinh thần rất thoải mái. Hai mẹ con còn nói chuyện một lúc rồi cũng lên giường đi ngủ.
Tào Bằng cũng cảm thấy mệt mỏi.
Có điều sự mệt mỏi của hắn không chỉ ở thể xác mà còn ở tâm hồn.
Trong con mắt của người khác thì hắn dường như vô cùng phong quang nhưng hắn phải chịu áp lực mà họ không thể nào tưởng tượng được.
Tào Bằng đánh bạc, đồng thời hắn cũng tin rằng Bàng Quý sẽ tán thành việc hắn làm. Cho dù Bàng Quý không ủng hộ thì chẳng phải còn có Tư Mã Đức Tháo hay sao?
Chỉ cần trong hai người đó có một người gật đầu thì chuyện giả mạo đệ tử của Lộc môn có thể cho qua.
Tào Bằng có sự tin tưởng đó nhưng trước khi có đáp án, hắn vẫn lo lắng. Hôm nay mục đích của Khoái Chính tới đây, hắn biết rất rõ. Ngoài mặt thì Khoái Chính tới chúc mừng nhưng trên thực tế là lần thử cuối cùng muốn xem phản ứng của Tào Bằng như thế nào.
May là lúc đó Tào Bằng trả lời rất khéo là ba ngày trước đã phái người tới Tương Dương.
Ít nhất trước mắt, Khoái chính sẽ không có phản ứng gì.
Hiện tại điều hắn phải làm đó là chờ đợi và chờ đợi....
Những năm cuối thời Đông Hán, việc học tư rất thịnh hành. Danh sĩ Trịnh Huyền do không được lòng quan trên nên về nhà dạy học. Tóm lại, cơ hội để mọi người tiếp xúc với học vấn hơn xa so với trước. Trong bầu không khí đương thời, hiền tài rất được để ý. Mà trong mắt của Tư Mã Đức Tháo thì hắn cũng có thể coi như một hiền tài. Chỉ với điều đó, Tào Bằng cũng có chút tự tin.
Bây giờ hắn chỉ có luyện thân thể, làm cho thân thể khỏe mạnh.
Cuối cùng quá mệt mỏi, Tào Bằng chìm vào giấc ngủ.
Không biết ngủ được bao lâu, hắn mơ màng nghe bên ngoài có tiếng động.
Tào Bằng mở mắt, đứng dậy, khoác thêm một chiếc áo bông rồi đi ra ngoài.
Âm thanh đó dường như là từ ngoài sân vọng vào. Tào Bằng đi xuyên qua phòng chính, đứng trên bậc thềm mà nhìn. Chỉ thấy trong một góc sân, có một bóng người vạm vỡ, đang đi tới đi lui. Dưới ánh trăng, Tào Bằng chỉ cần liếc mắt thì thấy người đó chính là phụ thân của mình.
Tào Cấp ở một góc sân dựng một chiếc lều đơn sơ.
Chỗ đó ở bên cạnh giếng nước, y dựng bốn cây cột, bên trên phủ một cái chiếu cỏ. Trước cái lều đã được dọn sạch, chỉ có điều bên trong không có gì. Tào Bằng đứng dưới cái lều xếp cái gì đó. Tào Bằng thấy vậy liền đi xuống.
- Cha! Cha đang làm gì vậy?
Trên mặt Tào Cấp dính bùn, hai tay thì đen nhánh.
Thấy Tào Bằng tới, y cảm thấy bất ngờ nói:
- Bằng nhi! Chẳng phải con đi ngủ sớm rồi sao?
- Vâng! Ngủ đủ rồi nên tỉnh.
Trong cái lều có một cái đèn dầu, Tào Bằng thấy được một thứ gì đó giống như cái bếp lò. Hắn ngẩn người, chợt hiểu ra đây là lò để nung chảy thép. Trên mặt đất còn để mấy thứ có búa, có kìm, có đe sắt, và một cái túi da to.
Những thứ này dường như là công cụ để rèn.
Vào thời Tây Hán, nghề sắt đã xuất hiện một cách quy mô. Những xưởng bình thường đều có lò nung sắt, bễ, đe.... Vào những năm đầu Đông Hán, thái thú Nam Dương là Đỗ Thi đã sáng tạo ra một loại giống như cái bễ bây giờ.
Có lẽ trong mắt Tào Bằng thứ đồ này rất đơn so.
Nhưng đối với Tào Cấp thì cho dù là vậy, y cũng còn chưa dùng được.
Tào Bằng ngồi xuống, nhặt cái bễ lên.
- Cha! Cái này chính là bễ hay sao?
Hình dạng của cái bễ có hai đầu nhỏ, ở giữa phồng lên. Hình dạng bề ngoài và một loại bễ thời Xuân Thu tương tự nhau. Đút đầu bễ vào trong lò mà thổi, lợi dụng sự co giãn của bễ để lấy không khí. Trên bễ có một cái tay kéo. Khi sử dụng đầu tiên kéo bễ ra rồi sau đó ép nó lại. Một cái lò to thường thường xếp nhiều bễ cùng một chỗ để thông gió.
Tào Cấp xây bếp lò hiển nhiên là không cần sử dụng tới bễ.
- Đúng vậy! Đây chính là bễ lò.
Tào Cấp cầm một nắm bùn trát vào vách lò, rồi dùng xẻng sắt mà xoa. Y vừa làm việc vừa nói với Tào Bằng:
- Chúng ta định cư ở đây... Tỷ phu của con có nói có thể tìm cho cha một cái cửa hàng ở trong thành. Nhưng ta nghĩ, từ thành tới thôn quá xa, không tiện bằng ở đây. Con xem đại lộ trước cửa người từ Nam ra Bắc không hề thiếu. Người ở các thôn xóm bên cạnh nhất định cũng phải đi qua đây. So với việc vào thành thuê cửa hàng, chẳng bằng ở đây còn tiện hơn... Thúc Tôn là một người thật thà. Nhưng chúng ta có tay có chân không thể cứ dựa vào nó. Con thấy có đúng hay không? Cha định biến nơi này để cả nhà chúng ta sinh sống.
"Nhưng cha à! Huyện Cức Dương chung quy chỉ là chỗ chúng ta dừng chân nghỉ trọ mà thôi."
Mặc dù trong lòng Tào Bằng nghĩ như vậy nhưng ngoài miệng lại tỏ ra tán thành.
Ít khi thấy cha hưng phấn như vậy nên một đứa con như hắn cũng không nên phá hỏng. Có điều, sửa chữa nông cụ đúng là không có tương lai.
- Cha! Cha có rèn đao không?
- Đao?
Tào Cấp lặng đi một chút, cười cười:
- Con nói là tạo binh khí? Thật ra ta cũng có học. Có điều bản lĩnh của cha không đủ cho nên không rèn được đao tốt. Lúc trước, Vương bá phụ cũng hỏi cha...nhưng sau khi thử vài lần, cha đành bỏ đi.
- Tại sao?
- Chuyện này nguyên nhân rất nhiều. Một mặt là kỹ năng không đủ, học nghề không tinh. Còn về mặt khác là cha không có điều kiện. Rèn đao không như sửa chữa nông cụ, có yêu cầu đối với lò. Nói như vậy, để tạo ra đao kiếm ít nhất phải có hai ba cái bễ lò để thông gió mà ở đây chỉ có một. Bễ lò có giá rất cao, cha không mua nổi. Hơn nữa có mua thì cũng chưa chắc đã thành công. Tiêu phí như vậy không thích hợp. Bản thân mình như thế nào, cha tự biết. Lúc trước, cha có một vị sự huynh muốn rèn đao kiếm kết quả xây dựng ở Uyển thành một cái lò, trang bị mười bễ nhưng vẫn thất bại. Thứ mà y tạo ra không ai cần, cuối cùng đành phải bỏ đi tha hương.
- Cha! Cha có sư huynh?
- Đúng vậy! Vị sư huynh của cha có thể nói là tài hoa hơn người. Ngay cả hắn thất bại thì ta sao có thể làm được?
Tào Bằng cảm thấy tò mò:
- Cha! Sư huynh của cha tên là gì?
- Bồ Thọ.
"Chưa bao giờ nghe thấy..."
- Cha! Có phải là nhiệt độ lò càng cao là có thể tạo được đao kiếm không?
Tào Cấp lắc đầu, ngồi xuống thở dài:
- Chuyện đó không hề đơn giản. Nhiệt độ của lò chỉ là một mặt mà thôi. Nói về chuyện này có rất nhiều vấn đề.
Bằng nhi! Tại sao con đột nhiên lại hứng thú với chuyện này?
- A... Lúc trước ở trấn Trung Dương, con làm hỏng cây đao của Đầu Hổ ca. Con đã đồng ý với y là sẽ trả lại, nhưng phải là một thanh đao tốt. Có lẽ sẽ tốn nhiều tiền. Con nghĩ có thể tự mình rèn được một cây không?
- Thì ra là vậy. - Tào Cấp gật gật đầu:
- Nam nhi đại trượng phu đã nói là làm. Có điều nếu là một cây đao đi săn bình thường cũng chẳng tốn nhiều tiền. Nếu con muốn mua thì nói với tỷ phu là được.
Đặng Tắc ở trong nha môn cũng có thể diện.
Nói thật ra trong dinh của quan mỗi năm đều có binh khí bị bỏ đi. Đến lúc đó, Đặng Tắc có thể đứng ra mua đưa cho Vương Mãi là được.
Nhưng vừa rồi, trong lúc nói chuyện, Tào Bằng dường như nghĩ tới một thứ.
- Cha! Con và Đầu Hổ là huynh đệ. Chúng con ước hẹn với nhau trong tương lai cùng kiến công lập nghiệp. Nhưng thân thể con... Cha! Con muốn tự mình rèn một cây đao để thể hiện tình huynh đệ của mình.
Nói thật, Tào Cấp không hề muốn Tào Bằng học nghề rèn của mình.
Cái nghề này không phải là một nghề có tương lai... Đúng là trong lịch sử, người coi như là đại sư hoàn toàn được mọi người tôn kính, dang vang bốn bể. Nhưng người có thể trở thành đại sư thì được bao nhiêu? Khắp cả thợ rèn trong thiên hạ, không tới mười vạn thì cũng phải cả vạn người nhưng người có trình độ thật sự thì lại vô cùng ít ỏi.
Trong lòng Tào Cấp lại hy vọng tương lai Tào Bằng có thể bái một danh sư để có được công danh.
Nhưng Tào Bằng nói cũng đúng, tình nghĩa huynh đệ đúng là không thể đo được bằng tiền tài...
- Nếu con muốn học thì học đi. - Tào Cấp suy nghĩ rồi lên tiếng:
- Có điều cha nói cho con biết, nghề rèn rất vất vả, thể chất của con không được tốt, nếu không chịu được thì nói cho cha. Cha sẽ giúp con rèn. Hai chúng ta cũng nghĩ cách là được.
- Con biết rồi! Cảm ơn cha.
Tào Bằng tươi cười rạng rỡ, cảm thấy hài lòng.
Hắn đã nghĩ được một biện pháp tốt, nếu như có thể thành công thì có thể giúp cha thăng tiến rất nhanh.
- Bằng nhi! Trời muộn rồi, con về nghỉ ngơi đi.
Tào Bằng đồng ý rồi đứng dậy trở về phòng. Có điều, hắn cũng không về phòng ngay mà lén lút chạy vào thư phòng của Đặng Tắc cầm lấy một tờ giấy, sau đó trở về phòng của mình. Nói tới giấy, mọi người đều biết là do Thái Luân (1) tạo ra, nổi tiếng với giấy Thái Hầu. Thực ra giấy đã có từ những năm đầu của thời Tây Hán, Thái Luân tạo ra giấy Thái Hầu chỉ là cải tiến công nghệ mà thôi.
Cùng thời kỳ và nổi danh với giấy Thái Hầu còn có một loại giấy Tả Bá, nó do Tả Bá - Tả Tử Ấp là một nhà thư pháp thời Đông Hán tạo ra. Giấy Tử Ấp rất đẹp được đệ tử của các thế tộc và danh sĩ yêu thích.
Có điều, cho dù là giấy Thái Hầu hay giấy Tả Bá thì giá trị chế tạo rất cao, người bình thường không thể sử dụng.
Cho dù là ở dinh quan, phần lớn là sử dụng một loại giấy được làm từ sợi cây gai, được gọi là giấy gai.
Nhưng cho dù là giấy gai thì không phải ai cũng có được. Nếu Đặng Tắc không làm tiểu lại ở quan phủ thì cũng không thể nào có.
Tào Bằng không dám lấy nhiều, chỉ lấy mấy tờ mà thôi.
Trở vào phòng, hắn vặn nhỏ đèn rồi lấy miếng than mài nhọn tạo thành bút, sau đó vẽ lên tờ giấy một cái hình đơn giản.
Bễ lò thực ra chính là phong tương (cái này giống cái bơm) .
Có điều danh từ hộp gió vào những năm cuối thời Đông Hán không còn xuất hiện nữa.
Phong tương thường thấy nhất là một cái hộp gỗ, bên trong có pít tông và van. Ở kiếp trước, Tào Bằng có thấy mấy cái loại này, chỉ có điều hắn cũng không hiểu lắm về cấu tạo của nó, chỉ nhớ được đại khái một vài chi tiết.
Hắn dựa vào thành giường để vẽ nên sau một lúc liền cảm thấy mỏi.
Vì thế, hắn xoa xoa mặt, cất tờ giấy và cái bút bằng than vào trong một cái túi nhỏ ở bên gối. Thứ này không phải có thể nghĩ ra ngay được, cần phải từ từ. Đáng tiếc, năm đó hắn không để ý tới ngành kỹ thuật, nếu không cũng không cần phải nhọc sức như vậy.
Nếu cha có thể rèn được một cây đao tốt thì cũng có thể được Tào Tháo để ý.
Nên nhớ rằng, vào thời điểm này muốn rèn được một cây đao tốt, cần phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Đao kiếm không giống với thương hay mâu, yêu cầu càng thêm nghiêm khắc. Vào thời kỳ Tam quốc, do điều kiện hạn chế, bách luyện cương tạo ra đao kiếm nên không thể trở thành trang bị phổ biến.
Vì vậy mà trong thời Tam quốc diễn nghĩa mới xuất hiện một cái danh từ "đao thủ"
Chẳng hạn như bên cạnh Quan Công có năm trăm đao thủ, có thể nói là tâm phúc tinh nhuệ của mình. Thực ra đao thủ chính là binh lính cầm đao và thuẫn. Căn cứ vào những gì Tam quốc chí ghi lại thì Đinh Phụng của Đông Ngô chỉ với ba nghìn binh đao thuẫn đã toàn thắng. Sau đó thực lực của Ngô quốc suy sụp, Tấn quốc xuất binh chinh phạt Giang Đông, đại tướng Tôn Ngô là Thẩm Oánh dẫn nam nghìn binh đao thuẫn xung trận đánh bại quân địch. Như vậy, uy lực của binh đao thuẫn không phải bàn cãi.
Sau khi Tư Mã Viêm đăng cơ, từng rèn đao để tăng cường quân lực. Thục quốc còn có danh tướng Bồ Nguyên với đội quân ba ngàn cương đao đã đanh được công lao.
Nếu cha có thể khiến cho Bách luyện đao trở nên thông dụng thì cuối cùng sẽ được trọng dụng.
......
Thoáng cái trời đã sáng.
Tào Bằng rời khỏi giường, mặc quần áo tử tế rồi ra khỏi phòng.
Trong sân, hình dạng của cái lò đã thành hình. Có điều, không thấy bóng dáng của Tào Cấp đâu. Có lẽ, đêm qua y vẫn mệt nên chưa dậy.
Vương Mãi đã chuẩn bị xong, chờ Tào Bằng tới.
Hai người nhìn nhau rồi gật đầu.
Cả hai một trước một sau đi ra ngoài rồi chạy chầm chậm theo con đường nhỏ.
Vương Mãi không có thói quen chạy như thế này, hắn thích chạy như điên. Chỉ có điều thân thể của Tào Bằng không cho phép chạy như vậy.
Chạy chậm thế này có thể làm cho phổi của hắn mạnh lên, hoạt động từ cơ bắp trên người.
Sau khi chạy ở vườn đào chừng nửa giờ, thân thể hoạt động khiến cho toàn thân nóng rực. Tào Bằng và Vương Mãi đi ra bãi đất trống ở phía sau. Từ hôm nay trở đi, nơi đây là chỗ cho cả hai luyện công. Vương Mãi thở ra một hơi, đón lấy ánh sáng mặt trời, bắt đầu đứng tấn.
Còn Tào Bằng thì nhân dịp thân thể còn nóng, từ từ đánh một bài Thái Cực quyền.
Khởi thức tịnh cước trực lập... Tả kim cương đảo đối, Lãn trát y... Tào Bằng có thể cảm nhận được, thân thể của bản thân theo từng động tác của Thái Cực quyền từ từ giãn ra. Cái cảm giác toàn thân sôi sục thật sự là thoải mái. Dù sao thì có chút cơ sở, hắn có thể tiến vào trạng thái hư tĩnh. Không biết vì sao, Tào Bằng đang luyện đột nhiên dừng lại.
Hắn nhìn xung quanh thấy Vương Mãi vẫn đứng trên cột, không có người nào khác.
Nhưng vừa rồi, rõ ràng hắn cảm nhận được có người đang nhìn trộm...
Chẳng lẽ đó là ảo giác?
Tào Bằng nghĩ tới đây, lắc đầu rồi tiếp tục đánh nốt bài quyền. Sau khi đánh xong bài Thái Cực quyền, Tào Bằng cũng không nghỉ ngơi.
Hắn chạy chậm rãi bên bãi sông, cứ chạy vài bước lại làm một động tác kỳ quái, kèm theo cả tiếng hô.
Trong Bạch Viên thông bối quyền, có công phu Bát Đoạn cẩm. Kiếp trước, khi lão võ sư truyền cho Tào Bằng đã truyền cả tám câu chân ngôn, gần giống với bí pháp chân ngôn của đạo gia, thông qua động tác khác nhau mà xuất ra âm thanh, làm cho nội phủ mạnh lên.
Mỗi một câu chân ngôn phối hợp với một động tác. Tám câu chân ngôn chấm dứt, Tào Bằng mất hơn nửa canh giờ.
Toàn thân hắn giống như vừa mới chui từ dưới nước lên, ướt sũng.
Lúc này, Vương Mãi cũng đã luyện xong công pháp trên cột, sau đó ra bãi sông luyện Kim Cương bát thức của Thái cực quyền. Tào Bằng thì từ từ đi dọc theo bãi sông để điều hòa huyết khí đang sôi trào trong người. Đột nhiên, hắn dừng bước đứng bên bờ sông mà nhìn lại. Cức thủy cũng không rộng lắm có thể thấy rõ bờ sông bên kia.
Cức thủy là một con sông ngăn cách, phía Đông là huyện Cức Dương, bên kia thuộc Niết Dương.
Bên bờ sông bên kia có một hàng liễu rủ, có một lão già đang đứng.
Khi Tào Bằng nhìn sang, lão già cũng cảm nhận thấy. Lão gật gật đầu với Tào Bằng như chào hỏi.
Sau đó, lão lại vung tay vung chân đánh một bài quyền.
Chỉ có điều do khoảng cách hơi xa khiến cho Tào Bằng không thể thấy rõ.
Mới nhìn thì đối phương cũng luyện tập lúc sáng sớm. Nhìn cách ăn mặc của lão già thì dường như là người phú quý. Tất cả đều luyện tập lúc sáng sớm nên chẳng có ai nhìn trộm ai. Dù sao thì cách một con sông, tất cả chỉ cần không làm phiền là được. Nếu tranh luận thì không chừng chính mình quấy rầy đối phương.
Vì vậy mà Tào Bằng cũng không để ý, chỉ cười cười, ôm quyền đáp lại.
- A Phúc! Chúng ta làm gì tiếp đây?
- Tiếp tục luyện công.
Tào Bằng và Vương Mãi luyện công bên bãi sông cho tới tận giờ Thìn mới quay về.
Theo bản năng, Tào Bằng liếc qua bờ sông bên kia thì thấy lão nhân đó không còn thấy bóng dáng.
- A Phúc! Ngươi đang nhìn cái gì?
- Không có gì.... Chúng ta về đi.
Lúc gần đi, Tào Bằng quay đầu hơi nhìn lại.
Trong lòng hắn có một cảm giác quái dị, bản thân và lão già đó còn có thể gặp lại.
(1): Thái Luân sinh ra ở Quý Dương vào thời nhà Đông Hán, rồi trở thành Trung Thường Thị (中常侍) của Hán Hòa Đế. Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Hòa Đế, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có.
Tuy nhiên sau đó ông bị triều đình âm mưu gây rắc rối, vì ủng hộ Đậu Thái hậu. Ông cũng dính líu đến cái chết của tình địch của bà là Tống Quý nhân. Sau các rắc rối, ông phục dịch cho Hoàng hậu Đặng Tuy. Năm 121, sau khi cháu của Tống Quý nhân là Hán An Đế lên ngôi sau cái chết của Đặng Thái hậu, Thái Luân bị lệnh giam vào ngục. Trước khi bị bắt giam, ông tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần đẹp, uống thuốc độc rồi lên giường nằm.
Trong thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp (范曄) đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:
Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân (蔡倫) nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái.
Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền. Cách chế tạo giấy này đầu tiên được dùng bên Trung Quốc rồi qua Hàn Quốc, Samarkand, Ba Tư và Damascus.
Sau sáng chế của Thái Luân năm 105, giấy đã được phổ biến ở Trung Quốc. Năm 751, một số nghệ nhân làm giấy Trung Quốc bị người Ả Rập bắt giữ sau khi quân của nhà Đường thua trận ở Trận sông Talas. Kỹ thuật làm giấy từ đó được truyền bá sang phương Tây. Phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy đại trà trên thế giới. Người phát minh Thái Luân cũng ít được biết tới bên ngoài Đông Á.
Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng cacbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân, nhưng người ta vẫn cho Thái Luân là người sáng chế ra giấy giống như giấy ngày nay. Đóng góp của Thái Luân được coi là một trong các sáng chế quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Nó đã cho phép Trung Quốc phát triển nền văn minh của mình nhanh hơn trước đây khi còn dùng tre hay trúc để lưu chữ viết, và nó cũng đã kích thích sự phát triển của châu Âu khi kỹ thuật giấy đến đây vào khoảng thế kỷ 12 hay thế kỷ 13. Thái Luân được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 100 người quan trọng nhất lịch sử của Michael H. Hart.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.