Chương 383: Chiến lược chiếm đóng Hà Tây - Hồng Trạch
Canh Tân
07/06/2013
Đêm nay, Tào Bằng không ngủ lại ở Thân Binh Doanh.
Hắn cưỡi sư hổ thú, cầm Phương Thiên Họa Kích, dẫn theo hai gã Phi Mạo đi trên thảo nguyên mênh mông, cảm nhận hơi thở lạnh lẽo của làn gió đêm. Bỗng nhiên hắn phóng ngựa thật nhanh, múa kích trong không trung; rồi lại đột ngột ghìm ngựa, hoành kích, đứng sừng sững giống như một pho tượng phật cổ xưa trên thảo nguyên…Đêm nay, dường như hắn có điều gì rất khó để giải quyết…
Tương lai của Hà Tây sẽ như thế nào đây?
Cũng có nghĩa là tương lai của hắn sẽ ra sao?
Chính Tào Bằng cũng không biết rõ, có rất nhiều việc mơ hồ không thể cảm nhận được tràn ngập ở trong lòng của hắn.
Hà Tây, hắn nhất định sẽ không bỏ.
Nhưng nếu như sau này phải thu hồi Hà Tây cũng giống như Tào Tháo đã thu hồi Hải Tây thì hắn phải làm như thế nào mới đúng?
Gió đêm nhẹ thổi, những ngọn cỏ lay động xào xạc.
Dưới ánh trăng, thảo nguyên Hà Tây giống như mặt hồ gợn sóng. Trong làn gió đêm hiu hiu thổi, những gợn sóng nhấp nhô xanh biếc. Một đêm thật yên tĩnh khiến cho người ta cảm thấy thật thoải mái và dễ chịu. Đột nhiên Tào Bằng giục ngựa chạy lên một gò đất cao, dõi mắt nhìn về phía chân trời xa…
Hắn dường như muốn tìm kiếm tương lai của chính mình, nhưng ở trong màn đêm, tương lai lại có vẻ mờ mịt không nhìn thấy được.
Bất tri bất giác, trời đã sáng…
Khi Tào Bằng trở về Thân Binh Doanh, Bàng Thống đang cùng với Hàn Đức dẫn theo một trăm kỵ binh rời đi.
- Hữu Học, có tâm sự phải không?
Nhìn thấy Tào Bằng có phần tiều tụy, Bàng Thống không dằn lòng được vội hỏi.
Tào Bằng cười cười:
- Không có gì, Sĩ Nguyên cứ làm việc đi, ta nghỉ ngơi một chút sẽ tốt thôi.
- Vậy...ta đi đây!
Bàng Thống ở trên ngựa chắp tay nói:
- Lâu thì hơn một tháng, nhanh thì hai mươi ngày tanhất định sẽ trở về.
- Vậy thì ta sẽ đợi tin tốt lành của Sĩ Nguyên.
Hai người ở trên ngựa chắp tay chào từ biệt. Tào Bằng lại đi vào trong lều.
Ở bên trong lều, Đặng Phạm đang thảo luận công việc cùng với hai Giáo Úy, thấy Tào Bằng đi vào cùng nhau đứng dậy chào.
Hai Giáo Úy này, ngày hôm qua Tào Bằng đã gặp rồi cho nên cũng không thấy lạ.
Hai người này đến từ bộ khúc của Đặng Phạm, Tào Bằng đã gặp hôm qua nên cũng quen biết.
Người đàn ông có dáng người cao gầy, sắc mặt nhợt nhạt tên là Giả Quỳ, người Hà Đông Tương Lăng. Nghe nói gia đình có tiếng là có học vấn uyên thâm. Ông nội là Giả Tập, từng là một người dùng binh, đã truyền miệng mấy chục ngàn điều về binh pháp cho Giả Quỳ. Lúc nhỏ Giả Quỳ nhà nghèo, ban đầu làm quận lại của Hà Đông, sau này thì giữ Giáng Ấp. Năm Kiến An thứ bảy, Quách Viên thừa lệnh của Cao Can, phối hợp với Hô Trù Tuyền tiến đánh Hà Đông. Giả Quỳ cố thủ hơn mười ngày nhưng cuối cùng vẫn bị Quách Viên công phá được thành trì, bị Quách Viên bắt làm tù binh. Quách Viên vốn muốn y đầu hàng nhưng y lại kiên quyết không đồng ý. Sau này dưới sự trợ giúp của những người tài trong dân chúng Giáng Ấp mới trốn thoát khỏi Giáng Ấp.
Sau khi chạy thoát khỏi Giáng Ấp, Giả Quỳ gặp Từ Hoảng.
Thấy y giỏi về việc dùng binh, cho nên mới phái y đến làm thủ hạ hiệp trợ cho Đặng Phạm, giữ chức Giáo Úy cầm binh.
Đặng Phạm muốn tới Hà Tây cho nên mời Giả Quỳ đi cùng. Giả Quỳ liền vui vẻ đồng ý, hộ tống Đặng Phạm cùng tới huyện Liêm…
Còn cái người cao kia tên là Doãn Phụng.
Gã cao hơn Giả Quỳ hẳn một cái đầu, cao chừng
trên tám thước sáu tấc, dáng vẻ khôi ngô cường tráng.
Người này là người Hán Dương ở Ung Châu. Sau khi Chung Dao tiến vào Quan Trung, người trong tộc cử đến tìm chốn đỡ nâng, hiện giờ cũng giống với Cổ Giả Quỳ, cũng là Giáo Úy cầm binh. Tuy nhiên, gã một thời gian dài ở Bắc Cương, cưỡi ngựa điêu luyện cho nên hiện nay ở trong quân thống lĩnh kỵ quân…
Tào Bằng xua tay, ra hiệu cho ba người ngồi xuống.
Rồi sau đó dò hỏi:
- Thế nào, kế hoạch đã bàn bạc tốt chưa?
Đặng Phạm nhìn thoáng qua Giả Quỳ, Giả Quỳ hiểu ý, vội đứng dậy chắp tay nói:
- Hồi bẩm Tào Trung Lang, vừa rồi Đặng Giáo Úy có nói, ngài không đặt trụ sở tại huyện Liêm, Giả Quỳ cũng rất đồng ý. Tuy nhiên, Trung Lang không quản lý huyện Liêm, nhưng cũng không thể bỏ mặt huyện Liêm. Cho nên vừa rồi Giả Quỳ và Đặng Giáo Úy cùng nhau thảo luận, huyện Liêm phải được tu sửa, hơn nữa còn phải được tu sửa cho vững chắc.
Dù sao Hà Tây và Mạc Bắc liên kết, một núi Thạch Chủy không đủ để đảm bảo an toàn cho Hà Tây.
Mà vị trí của huyện Liêm lại cực kỳ trọng yếu, vả lại có Linh Võ Cốc làm điểm tựa hình thành một phòng tuyến hạng nhất ở mặt bắc của Hà Tây.
Giả Quỳ cho rằng huyện Liêm không cần phải sữa chữa hết toàn bộ, chỉ cần bảo đảm có đủ binh mã ngay lập tức.
Cho nên quy mô này không nhất thiết phải quá lớn nhưng nhất định phải chắc chắn…Vừa rồi Giả Quỳ có đề nghị, có thể đem huyện Liêm co lại còn một nửa.
Tào Bằng kinh ngạc liếc nhìn Giả Quỳ một cái, khẽ gật đầu.
- Lời của Giả Quỳ rất hợp lí, cứ như vậy mà làm.
Hắn trầm ngâm một chút, lại hỏi:
- Nếu như ta không trừng trị huyện Liêm, Giả Quỳ nghĩ xem, ở trong này ta cần để lại bao nhiêu binh mã?
Giả Quỳ ngẫm nghĩ một chút, hạ giọng nói:
- Giả Quỳ cho rằng không cần nhiều binh mã lắm.
Trung Lang Tướng có thể noi theo hình thức tập trung binh mã ở Hải Tây, binh nông hợp nhất, binh mục hợp nhất. Lúc rảnh rỗi thì làm nông, trong thời chiến thì nhập ngũ. Trung Lang Tướng chẳng những có thể có được nguồn mộ lính đông đảo mà còn có thể đủ tăng mạnh để khống chế Hà Tây. Nếu như huyện Liêm rút đi một nửa quy mô, không thiết lập doanh trại quân đội. Trung Lang Tướng lựa chọn một vị trí tốt nhất ở Hà Tây, rồi sau đó lập doanh trại quân đội ở các mấu chốt của Hà Tây, kể từ đó, phạm vi hoạt động của Khương Hồ tất nhiên có thể từ từ co rút lại và hoàn toàn nằm trong tayTrung Lang Tướng.
Bỗng dưng Tào Bằng bừng hiểu ra.
Hắn cảm thấy dựa theo phương thức này của Giả Quỳ, dường như hắn thấy mình đang thực hiện việc tập trung binh mã ở Hải Tây không hề giống nhau.
Binh nông hợp nhất, binh mục hợp nhất. . . , hình như là bắt chước theo phương thức mộ binh của người Hồ. Tuy nhiên, vấn đề làm cho Tào Bằng kinh ngạc không phải vì phương thức này của Giả Quỳ mà là bởi vì phương thức này mơ hồ như có cảm giác quen thuộc.
Giống như ở hiện đại, trong quân đội quả thật có tồn tại một chế độ như vậy, cũng duy trì một thời gian rất lâu.
Gọi là gì nhỉ?
Đúng rồi, chế độ Phủ binh!
Theo như lời của Giả Quỳ, loại thiết lập quân binh theo hình thức binh nông hợp nhất chẳng phải chính là mô hình sơ khai của chế độ Phủ binh hay sao?
Ngẫm nghĩ lại, quân Tào hiện giờ đang thực hiện chính sách tập trung quân binh cũng chẳng khác bao nhiêu so với chế độ Phủ binh. Vì vậy nếu như Tào Bằng thật sự thực hiện chế độ Phủ binh ở Hà Tây cũng sẽ không phạm vào điều cấm của quân Tào.
Dù gì việc tự ý sữa chữa nội quy của quân đội đó là tội lớn mất đầu. Tào Bằng cảm thấy dựa vào hoàn cảnh của Hà Tây hiện giờ cũng thích hợp với việc từng bước thi hành chế độ Phủ binh.
Đương nhiên, việc này còn cần phải cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng.
Tào Bằng cũng không nhớ rõ lắm nội dung cụ thể của chế độ Phủ binh, chỉ có hiểu biết một cách mơ hồ.
Cho nên nếu như nói muốn mở rộng chế độ Phủ binh cũng không thể nào thực hiện ngay. Việc cấp bách hiện giờ chính là phải ổn định vững vàng.
- Lời của Giả Quỳ cũng có thể xem như là một biện pháp tốt.
Tuy nhiên việc này cần một thời gian dài để thực hiện, trước hết Giả Quỳ hãy hoàn thiện lại ý tưởng này, đợi thời cơ chín muồi thì sẽ thực hiện. Hiện tại ta sẽ để lại một đội quân ở huyện Liêm, trước tiên xây dựng đội quân trấn giữ huyện Liêm đã…Giả Quỳ cũng từng làm việc đó cho nên cũng hiểu biết rõ, vậy ngươi hãy hỗ trợ việc thực hiện kỉ luật cho tốt, ngươi có bằng lòng hay không?
Giả Quỳ thấy Tào Bằng chấp nhận ý kiến của y, lập tức trong lòng vô cùng hưng phấn.
Y chưa từng hoài nghi năng lực của bản thân nhưng bởi vì gia cảnh không tốt, lại không có chỗ dựa vững chắc cho nên ở Giáng Ấp nhiều năm vẫn trì trệ không được coi trọng. Năm Kiến An thứ bảy, y lại làmmất Giáng Ấp khiến trong lòng của y vô cùng đau khổ. Y hi vọng có người xem trọng nhưng vẫn không thấy tương lai được sáng sủa. Tuy Đặng Phạm rất tôn trọng y nhưng mà địa vị không đủ. Cho nên khi Giả Quỳ nghe nói Tào Bằng đảm nhiệm chức Bắc Trung Lang Tướng, lúc Đặng Phạm đi đến Hà Tây liền chủ động đi theo. Lập công trong việc mở rộng lãnh thổ là vấn đề mà tất cả nam nhân Đại Hán nào cũng ước mong tha thiết, mà nguyên nhân khiến cho Cổ Giả Quỳ động tâm nhất chính là danh tiếng và địa vị của Tào Bằng. Nếu như được Tào Bằng coi trọng, Giả Quỳ cũng sẽ có ngày được ngẩng cao đầu.
Hãy nhìn xem, những người lúc trước đi theo Tào Bằng kém nhất thì hiện giờ cũng là một Đô úy.
Càng không cần phải nói một người tài giỏi như Cam Ninh, hiện giờ đã thống lĩnh một đội quân, dần dần trở thành một mãnh tướng trong ba quân.
Cam Ninh quả thật có tài nhưng nếu như y chưa từng đi theo Tào Bằng hai năm, chỉ sợ cũng khó được Tào Tháo coi trọng.
Tào Bằng nói rất có lí, công việc y phải làm hiện giờ là phải ổn định cho vững vàng.
Ở Hà Tây mở rộng đồn điền cũng không phải là vấn đề khó khăn lắm. Vấn đề ở đây không phải là những gia tộc quyền thế rắc rối khó giải quyết, mà là Khương Hồ tàn sát bừa bãi khắp nơi. Rất nhiều nơi đều thuộc loại đất vườn vô chủ, đã bỏ hoang từ lâu. Chỉ cần có thể từng bước ổn định vững vàng mới có thể tiến hành kế hoạch tiếp theo. Đối phó với Khương Hồ này, vừa đơn giản lại vừa phức tạp. . . Người Hồ không coi trọng chữ tín, lôi kéo đơn thuần không dễ; người Hồ nhanh nhẹn dũng mãnh, chèn ép chống lại cũng không phải là biện pháp tốt. Nhất thiết phải có nhu có cương. Tóm lại, việc cương nhu phải cân bằng, chẳng những nắm bắt cho tốt còn phải suy tính cho kĩ lưỡng.
Điều mà Giả Quỳ muốn đạt được hiện giờ chính là trước tiên phải để lại ấn tượng trong lòng của Tào Bằng.
Y cũng biết, đội quân của Tào Bằng vẫn chưa đến đây…
Chờ khi người hầu cận thân tín này của Tào Bằng tới Hà Tây, y có muốn tiến thêm một bước cũng là chuyện không dễ dàng.
Tào Bằng nhìn Giả Quỳ, vẻ mặt không khỏi hiện lên chút tán thưởng.
Có điều Tào Bằng cũng không biết, người thanh niên trước mặt này của hắn trong lịch sử cũng có khá danh tiếng. Ở Tào Ngụy Giả Quỳ cuối cùng cũng tự mình làm được chức quan nội hầu, chiến tích và chiến công đều cực kì không tầm thường. Mà con của y là Giả Sung cũng là đồng bọn với soán Ngụy. Đồng thời y cũng có một cháu gái cực kì nổi danh, là hoàng hậu của một thời, Giả Nam Phong.
Tuy nhiên Giả Quỳ hiện tại mới hai mươi bốn tuổi, so với Tào Bằng cũng lớn hơn hai ba tuổi mà thôi.
Chỉ vì nhà y nghèo cho nên đến nay vẫn chưa lập gia đình. Hiện tại, y đã gặp được Tào Bằng, tương lai sẽ như thế nào?
Chỉ sợ cũng không ai biết trước.
- Tào Trung Lang, ty chức có một lời, không biết có nên nói hay không?
- Cứ nói đừng ngại.
Doãn Phụng đứng lên chắp tay nói:
- Ty chức khi còn nhỏ đã từng đi theo tiên phụ tới Hà Tây. Lúc ấy chúng ta có đi đến một nơi gọi là Hồng Trạch, cách nơi này khoảng chừng ba trăm dặm, tới Hưu Chư trạch không quá hai ngày một đêm là có thể tới. Nơi đó đất đai màu mỡ thích hợp để trồng trọt. Theo như lời tiên phụ sau khi đến đó từng nói, nơi ấy vốn là vùng đất trọng yếu để đóng quân, chỉ vì sau này do Khương Thu tạo phản mới khiến cho Hồng Trạch bị hoang phế. Năm đó dân chúng tụ tập ở Hồng Trạch phần lớn đã rời khỏi Hà Tây, trở về quê cũ. Tuy nhiên vẫn còn một số di dân còn ở lại, hơn nữa lại sống rất hòa thuận với người Hưu Chư.
- Người Hưu Chư?
Sau khi Tào Bằng nghe xong, ánh mắt không khỏi sáng lên.
Thời Đông Hán, Tịnh Châu, Lương Châu, U Châu là những nơi lạnh khủng khiếp, nhưng đồng thời cũng là những nơi có nhiều ngựa tốt.
Hưu Chư cũng được gọi là Chư là vì vào cuối thời Hán có một đội kỵ quân cực kì nổi tiếng, gọi là Hồ kỵ. Người Hưu Chư bị gọi là Hồ kỵ tạp chủng, ở lại Hưu Chư trạch. Năm đầu Tây Hán, Võ Uy vốn là quyền sở hữu của các Hưu Chư Vương , cho nên sau này liền lấy tên là Hưu Chư..
Tuy nhiên, người Hung Nô Hưu Chư tuy cũng là người Hung Nô, nhưng lại không quan hệ với người nam Hung Nô. Đời sau từng có người nói Hoàng đế Hung Nô Lưu Uyên của Ngũ Hồ thập lục quốc thuộc về Hưng Nô Hưu Chư nhưng cũng không ghi lại bất cứ điều gì. Hung Nô Hưu Chư từ thời Tây Hán đến nay đều là Hung Nô quy phục và chịu giáo hóa có nhiều liên hệ với triều Hán.
Năm đó Đổng Trác tiến vào Tuy Dương, có mang theo các kỵ quân Hưu Chư…Tào Bằng đối với Hà Tây hiểu biết không nhiều nhưng cũng từng nghe qua danh tiếng của kỵ quân Hưu Chư. Theo như đất Hà Tây này rất có thể chiêu mộ được kỵ quân Hưu Chư. Kỵ quân Hưu Chư, đốt tạp chủng Khương, Vũ Sơn Thu vân vân Đây đều là những kỵ quân tinh nhuệ cực kỳ nổi danh của Hà Tây. Tào Bằng nghi hoặc nhìn Doãn Phụng, lấy làm khó hiểu, vì sao y cứ một mực nhắc tới người Hưu Chư này?
Doãn Phụng nói:
- Người Hưu Chư vẫn ngưỡng mộ triều đình Đại Hán ta, cho nên ở chung với người Hán vô cùng hòa hợp.
Thủ lãnh Hưu Chư ở Hồng Trạch tên là Lương Nguyên Bích, rất thân thiết với người Hán ta…Ty chức vừa rồi nghe Trung Lang Tướng nói phải tìm trụ sở khác. Cho nên ty chức cảm thấy thay vì tìm kiếm chung quanh chi bằng đem trụ sở đặt ở Hồng Trạch, năm đó triều đình từng xây dựng thành Hồng Thủy ở Hồng Trạch, chỉ có điều về sau do nhiều nguyên nhân nên không có xây xong nhưng cơ bản vẫn còn tốt.
Trung Lang Tướng đặt trụ sở ở Hồng Trạch, có thể dễ dàng nhanh chóng đứng vững ở Hà Tây.
- Có chuyện này ư?
Tào Bằng trong lòng mừng rỡ:
- Ở Hồng Trạch có bao nhiêu người Hán?
Doãn Phụng ngẫm nghĩ một chút, lắc đầu cười khổ nói:
- Việc này ty chức không rõ lắm! Tuy nhiên nếu giống như quy mô năm đó ty chức đã thấy, ở Hồng Trạch có lẽ cũng có trên mấy mươi ngàn người Hán…Hoặc là buôn bán ở phía bắc, hoặc là trồng trọt ở tại địa phương…
- Mấy mươi ngàn người sao?
Cũng là một con số làm cho người ta động tâm.
Phải biết rằng, Tào Tháo tuy đã di chuyển tám ngàn hộ về Hà Tây nhưng cũng chỉ có ba bốn chục ngàn người mà thôi.
Nếu như tính đến mấy chục ngàn người ở Hồng Trạch này, miễn cưỡng có thể làm nên việc…Tuy nhiên, Tào Bằng còn có một nghi vấn.
- Ta nghe nói, người Hưu Chư có tên là Hưu Chư, sao không ở Hồng Trạch? Cớ gì lại rời khỏi quê hương?
- Việc này…
Doãn Phụng cũng không rõ lắm.
Giả Quỳ ở một bên nói:
- Nói đến Hưu Chư, trái lại ta có nghe nói đến một chuyện.
- Ồ!
- Như lời của Trung Lang Tướng nói, Hưu Chư vốn là ở Hưu Chư trạch. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, thế lực của Khương Hồ từ từ lớn mạnh. Đặc biệt hiện nay Khương vương Đường Đề cực kì hiếu chiến, thâu tóm rất nhiều Khương hồ, khiến cho người Hưu Chư không thể không rời khỏi quê hương. Dưới trướng của Đường Đề có Nhã Đan, Triệt Lý Cát, Việt Cát, Nghị Già Tắc, Thiêu Qua là những mãnh tướng anh dũng, cực kì kiêu ngạo. Hưu Chư trạch hiện giờ giống như chính là căn cứ của Gia Già Tắc một trong sáu đại mãnh tướng anh dũng dưới trướng của Đường Đề . . .
Cũng là một bộ tộc bị suy tàn!
Dù sao trong ấn tượng của Tào Bằng, trong Ngũ Hồ thập lục quốc dường như không có nói đến người Hưu Chư, nói cách khác, thời điểm Ngũ Hồ loạn Hoa, người Hưu Chư rất có khả năng đã bị người Khương hoặc người Hung Nô hay người Tiên Ti thâu tóm.
- Nếu là như thế, vậy có thể tiếp xúc với người Hưu Chu một chút.
- Đúng rồi, Hưu Chư Vương kêu là Lương gì nhỉ?
- Bẩm Trung Lang Tướng, là Lương Nguyên Bích.
- Ừm, Thứ Tằng, giữa Hưu Chư và người Hồ, có người nào có thể liên lạc được với Lương Nguyên Bích không?
Doãn Phụng vội vàng nói:
- Người Hưu Chư kính trọng nhất là hào sĩ dũng mãnh.
Ta có hai bằng hữu, đều là người Lương Châu, hàng năm đều có tiếp xúc với người Hồ, ra cũng có chút giao tình với người Hưu Chư.
Tào Bằng giật mình, dường như đã hiểu rõ ràng dụng ý của Doãn Phụng.
- Hai bằng hữu của ngươi tên là gì?
- Một người là người của quận An Định, tên là Lương Khoan; người kia cùng quê với ty chức, tên là Khương Tự.
Hai người này dũng mãnh có thể địch vạn người, có tài cưỡi ngựa. Nếu như Trung Lang Tướng đồng ý, ty chức có thể liên lạc được với bọn họ ngay lập tức.
- Ngay lập tức?
Tào Bằng cười, nhìn Doãn Phụng.
Doãn Phụng mặt đỏ lên, hạ giọng nói:
- Lương Khoan và Khương Tự hiện giờ đang ở tại Hồng Trạch.
Tào Bằng không khỏi cười ha ha:
- Thứ Tằng, ta biết là sẽ như thế.
Tuy nhiên, nếu như hai bằng hữu của ngươi có bản lãnh thật sự, ngươi có thể đưa bọn họ đến đây, cần chi phải lòng vòng như thế?
Ngươi đi nói cho bằng hữu của ngươi, bọn họ hãy đi liên hệ với Lương Nguyên Bích, nói rằng trong vòng ba ngày ta sẽ đi tới Hồng Trạch thăm hỏi Hưu Chư vương. Nếu Hồng Trạch quả thật giống như lời của ngươi nói, thích hợp cho việc thiết lập trụ sở, ta sẽ chọn lựa Hồng Trạch.
Hắn cưỡi sư hổ thú, cầm Phương Thiên Họa Kích, dẫn theo hai gã Phi Mạo đi trên thảo nguyên mênh mông, cảm nhận hơi thở lạnh lẽo của làn gió đêm. Bỗng nhiên hắn phóng ngựa thật nhanh, múa kích trong không trung; rồi lại đột ngột ghìm ngựa, hoành kích, đứng sừng sững giống như một pho tượng phật cổ xưa trên thảo nguyên…Đêm nay, dường như hắn có điều gì rất khó để giải quyết…
Tương lai của Hà Tây sẽ như thế nào đây?
Cũng có nghĩa là tương lai của hắn sẽ ra sao?
Chính Tào Bằng cũng không biết rõ, có rất nhiều việc mơ hồ không thể cảm nhận được tràn ngập ở trong lòng của hắn.
Hà Tây, hắn nhất định sẽ không bỏ.
Nhưng nếu như sau này phải thu hồi Hà Tây cũng giống như Tào Tháo đã thu hồi Hải Tây thì hắn phải làm như thế nào mới đúng?
Gió đêm nhẹ thổi, những ngọn cỏ lay động xào xạc.
Dưới ánh trăng, thảo nguyên Hà Tây giống như mặt hồ gợn sóng. Trong làn gió đêm hiu hiu thổi, những gợn sóng nhấp nhô xanh biếc. Một đêm thật yên tĩnh khiến cho người ta cảm thấy thật thoải mái và dễ chịu. Đột nhiên Tào Bằng giục ngựa chạy lên một gò đất cao, dõi mắt nhìn về phía chân trời xa…
Hắn dường như muốn tìm kiếm tương lai của chính mình, nhưng ở trong màn đêm, tương lai lại có vẻ mờ mịt không nhìn thấy được.
Bất tri bất giác, trời đã sáng…
Khi Tào Bằng trở về Thân Binh Doanh, Bàng Thống đang cùng với Hàn Đức dẫn theo một trăm kỵ binh rời đi.
- Hữu Học, có tâm sự phải không?
Nhìn thấy Tào Bằng có phần tiều tụy, Bàng Thống không dằn lòng được vội hỏi.
Tào Bằng cười cười:
- Không có gì, Sĩ Nguyên cứ làm việc đi, ta nghỉ ngơi một chút sẽ tốt thôi.
- Vậy...ta đi đây!
Bàng Thống ở trên ngựa chắp tay nói:
- Lâu thì hơn một tháng, nhanh thì hai mươi ngày tanhất định sẽ trở về.
- Vậy thì ta sẽ đợi tin tốt lành của Sĩ Nguyên.
Hai người ở trên ngựa chắp tay chào từ biệt. Tào Bằng lại đi vào trong lều.
Ở bên trong lều, Đặng Phạm đang thảo luận công việc cùng với hai Giáo Úy, thấy Tào Bằng đi vào cùng nhau đứng dậy chào.
Hai Giáo Úy này, ngày hôm qua Tào Bằng đã gặp rồi cho nên cũng không thấy lạ.
Hai người này đến từ bộ khúc của Đặng Phạm, Tào Bằng đã gặp hôm qua nên cũng quen biết.
Người đàn ông có dáng người cao gầy, sắc mặt nhợt nhạt tên là Giả Quỳ, người Hà Đông Tương Lăng. Nghe nói gia đình có tiếng là có học vấn uyên thâm. Ông nội là Giả Tập, từng là một người dùng binh, đã truyền miệng mấy chục ngàn điều về binh pháp cho Giả Quỳ. Lúc nhỏ Giả Quỳ nhà nghèo, ban đầu làm quận lại của Hà Đông, sau này thì giữ Giáng Ấp. Năm Kiến An thứ bảy, Quách Viên thừa lệnh của Cao Can, phối hợp với Hô Trù Tuyền tiến đánh Hà Đông. Giả Quỳ cố thủ hơn mười ngày nhưng cuối cùng vẫn bị Quách Viên công phá được thành trì, bị Quách Viên bắt làm tù binh. Quách Viên vốn muốn y đầu hàng nhưng y lại kiên quyết không đồng ý. Sau này dưới sự trợ giúp của những người tài trong dân chúng Giáng Ấp mới trốn thoát khỏi Giáng Ấp.
Sau khi chạy thoát khỏi Giáng Ấp, Giả Quỳ gặp Từ Hoảng.
Thấy y giỏi về việc dùng binh, cho nên mới phái y đến làm thủ hạ hiệp trợ cho Đặng Phạm, giữ chức Giáo Úy cầm binh.
Đặng Phạm muốn tới Hà Tây cho nên mời Giả Quỳ đi cùng. Giả Quỳ liền vui vẻ đồng ý, hộ tống Đặng Phạm cùng tới huyện Liêm…
Còn cái người cao kia tên là Doãn Phụng.
Gã cao hơn Giả Quỳ hẳn một cái đầu, cao chừng
trên tám thước sáu tấc, dáng vẻ khôi ngô cường tráng.
Người này là người Hán Dương ở Ung Châu. Sau khi Chung Dao tiến vào Quan Trung, người trong tộc cử đến tìm chốn đỡ nâng, hiện giờ cũng giống với Cổ Giả Quỳ, cũng là Giáo Úy cầm binh. Tuy nhiên, gã một thời gian dài ở Bắc Cương, cưỡi ngựa điêu luyện cho nên hiện nay ở trong quân thống lĩnh kỵ quân…
Tào Bằng xua tay, ra hiệu cho ba người ngồi xuống.
Rồi sau đó dò hỏi:
- Thế nào, kế hoạch đã bàn bạc tốt chưa?
Đặng Phạm nhìn thoáng qua Giả Quỳ, Giả Quỳ hiểu ý, vội đứng dậy chắp tay nói:
- Hồi bẩm Tào Trung Lang, vừa rồi Đặng Giáo Úy có nói, ngài không đặt trụ sở tại huyện Liêm, Giả Quỳ cũng rất đồng ý. Tuy nhiên, Trung Lang không quản lý huyện Liêm, nhưng cũng không thể bỏ mặt huyện Liêm. Cho nên vừa rồi Giả Quỳ và Đặng Giáo Úy cùng nhau thảo luận, huyện Liêm phải được tu sửa, hơn nữa còn phải được tu sửa cho vững chắc.
Dù sao Hà Tây và Mạc Bắc liên kết, một núi Thạch Chủy không đủ để đảm bảo an toàn cho Hà Tây.
Mà vị trí của huyện Liêm lại cực kỳ trọng yếu, vả lại có Linh Võ Cốc làm điểm tựa hình thành một phòng tuyến hạng nhất ở mặt bắc của Hà Tây.
Giả Quỳ cho rằng huyện Liêm không cần phải sữa chữa hết toàn bộ, chỉ cần bảo đảm có đủ binh mã ngay lập tức.
Cho nên quy mô này không nhất thiết phải quá lớn nhưng nhất định phải chắc chắn…Vừa rồi Giả Quỳ có đề nghị, có thể đem huyện Liêm co lại còn một nửa.
Tào Bằng kinh ngạc liếc nhìn Giả Quỳ một cái, khẽ gật đầu.
- Lời của Giả Quỳ rất hợp lí, cứ như vậy mà làm.
Hắn trầm ngâm một chút, lại hỏi:
- Nếu như ta không trừng trị huyện Liêm, Giả Quỳ nghĩ xem, ở trong này ta cần để lại bao nhiêu binh mã?
Giả Quỳ ngẫm nghĩ một chút, hạ giọng nói:
- Giả Quỳ cho rằng không cần nhiều binh mã lắm.
Trung Lang Tướng có thể noi theo hình thức tập trung binh mã ở Hải Tây, binh nông hợp nhất, binh mục hợp nhất. Lúc rảnh rỗi thì làm nông, trong thời chiến thì nhập ngũ. Trung Lang Tướng chẳng những có thể có được nguồn mộ lính đông đảo mà còn có thể đủ tăng mạnh để khống chế Hà Tây. Nếu như huyện Liêm rút đi một nửa quy mô, không thiết lập doanh trại quân đội. Trung Lang Tướng lựa chọn một vị trí tốt nhất ở Hà Tây, rồi sau đó lập doanh trại quân đội ở các mấu chốt của Hà Tây, kể từ đó, phạm vi hoạt động của Khương Hồ tất nhiên có thể từ từ co rút lại và hoàn toàn nằm trong tayTrung Lang Tướng.
Bỗng dưng Tào Bằng bừng hiểu ra.
Hắn cảm thấy dựa theo phương thức này của Giả Quỳ, dường như hắn thấy mình đang thực hiện việc tập trung binh mã ở Hải Tây không hề giống nhau.
Binh nông hợp nhất, binh mục hợp nhất. . . , hình như là bắt chước theo phương thức mộ binh của người Hồ. Tuy nhiên, vấn đề làm cho Tào Bằng kinh ngạc không phải vì phương thức này của Giả Quỳ mà là bởi vì phương thức này mơ hồ như có cảm giác quen thuộc.
Giống như ở hiện đại, trong quân đội quả thật có tồn tại một chế độ như vậy, cũng duy trì một thời gian rất lâu.
Gọi là gì nhỉ?
Đúng rồi, chế độ Phủ binh!
Theo như lời của Giả Quỳ, loại thiết lập quân binh theo hình thức binh nông hợp nhất chẳng phải chính là mô hình sơ khai của chế độ Phủ binh hay sao?
Ngẫm nghĩ lại, quân Tào hiện giờ đang thực hiện chính sách tập trung quân binh cũng chẳng khác bao nhiêu so với chế độ Phủ binh. Vì vậy nếu như Tào Bằng thật sự thực hiện chế độ Phủ binh ở Hà Tây cũng sẽ không phạm vào điều cấm của quân Tào.
Dù gì việc tự ý sữa chữa nội quy của quân đội đó là tội lớn mất đầu. Tào Bằng cảm thấy dựa vào hoàn cảnh của Hà Tây hiện giờ cũng thích hợp với việc từng bước thi hành chế độ Phủ binh.
Đương nhiên, việc này còn cần phải cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng.
Tào Bằng cũng không nhớ rõ lắm nội dung cụ thể của chế độ Phủ binh, chỉ có hiểu biết một cách mơ hồ.
Cho nên nếu như nói muốn mở rộng chế độ Phủ binh cũng không thể nào thực hiện ngay. Việc cấp bách hiện giờ chính là phải ổn định vững vàng.
- Lời của Giả Quỳ cũng có thể xem như là một biện pháp tốt.
Tuy nhiên việc này cần một thời gian dài để thực hiện, trước hết Giả Quỳ hãy hoàn thiện lại ý tưởng này, đợi thời cơ chín muồi thì sẽ thực hiện. Hiện tại ta sẽ để lại một đội quân ở huyện Liêm, trước tiên xây dựng đội quân trấn giữ huyện Liêm đã…Giả Quỳ cũng từng làm việc đó cho nên cũng hiểu biết rõ, vậy ngươi hãy hỗ trợ việc thực hiện kỉ luật cho tốt, ngươi có bằng lòng hay không?
Giả Quỳ thấy Tào Bằng chấp nhận ý kiến của y, lập tức trong lòng vô cùng hưng phấn.
Y chưa từng hoài nghi năng lực của bản thân nhưng bởi vì gia cảnh không tốt, lại không có chỗ dựa vững chắc cho nên ở Giáng Ấp nhiều năm vẫn trì trệ không được coi trọng. Năm Kiến An thứ bảy, y lại làmmất Giáng Ấp khiến trong lòng của y vô cùng đau khổ. Y hi vọng có người xem trọng nhưng vẫn không thấy tương lai được sáng sủa. Tuy Đặng Phạm rất tôn trọng y nhưng mà địa vị không đủ. Cho nên khi Giả Quỳ nghe nói Tào Bằng đảm nhiệm chức Bắc Trung Lang Tướng, lúc Đặng Phạm đi đến Hà Tây liền chủ động đi theo. Lập công trong việc mở rộng lãnh thổ là vấn đề mà tất cả nam nhân Đại Hán nào cũng ước mong tha thiết, mà nguyên nhân khiến cho Cổ Giả Quỳ động tâm nhất chính là danh tiếng và địa vị của Tào Bằng. Nếu như được Tào Bằng coi trọng, Giả Quỳ cũng sẽ có ngày được ngẩng cao đầu.
Hãy nhìn xem, những người lúc trước đi theo Tào Bằng kém nhất thì hiện giờ cũng là một Đô úy.
Càng không cần phải nói một người tài giỏi như Cam Ninh, hiện giờ đã thống lĩnh một đội quân, dần dần trở thành một mãnh tướng trong ba quân.
Cam Ninh quả thật có tài nhưng nếu như y chưa từng đi theo Tào Bằng hai năm, chỉ sợ cũng khó được Tào Tháo coi trọng.
Tào Bằng nói rất có lí, công việc y phải làm hiện giờ là phải ổn định cho vững vàng.
Ở Hà Tây mở rộng đồn điền cũng không phải là vấn đề khó khăn lắm. Vấn đề ở đây không phải là những gia tộc quyền thế rắc rối khó giải quyết, mà là Khương Hồ tàn sát bừa bãi khắp nơi. Rất nhiều nơi đều thuộc loại đất vườn vô chủ, đã bỏ hoang từ lâu. Chỉ cần có thể từng bước ổn định vững vàng mới có thể tiến hành kế hoạch tiếp theo. Đối phó với Khương Hồ này, vừa đơn giản lại vừa phức tạp. . . Người Hồ không coi trọng chữ tín, lôi kéo đơn thuần không dễ; người Hồ nhanh nhẹn dũng mãnh, chèn ép chống lại cũng không phải là biện pháp tốt. Nhất thiết phải có nhu có cương. Tóm lại, việc cương nhu phải cân bằng, chẳng những nắm bắt cho tốt còn phải suy tính cho kĩ lưỡng.
Điều mà Giả Quỳ muốn đạt được hiện giờ chính là trước tiên phải để lại ấn tượng trong lòng của Tào Bằng.
Y cũng biết, đội quân của Tào Bằng vẫn chưa đến đây…
Chờ khi người hầu cận thân tín này của Tào Bằng tới Hà Tây, y có muốn tiến thêm một bước cũng là chuyện không dễ dàng.
Tào Bằng nhìn Giả Quỳ, vẻ mặt không khỏi hiện lên chút tán thưởng.
Có điều Tào Bằng cũng không biết, người thanh niên trước mặt này của hắn trong lịch sử cũng có khá danh tiếng. Ở Tào Ngụy Giả Quỳ cuối cùng cũng tự mình làm được chức quan nội hầu, chiến tích và chiến công đều cực kì không tầm thường. Mà con của y là Giả Sung cũng là đồng bọn với soán Ngụy. Đồng thời y cũng có một cháu gái cực kì nổi danh, là hoàng hậu của một thời, Giả Nam Phong.
Tuy nhiên Giả Quỳ hiện tại mới hai mươi bốn tuổi, so với Tào Bằng cũng lớn hơn hai ba tuổi mà thôi.
Chỉ vì nhà y nghèo cho nên đến nay vẫn chưa lập gia đình. Hiện tại, y đã gặp được Tào Bằng, tương lai sẽ như thế nào?
Chỉ sợ cũng không ai biết trước.
- Tào Trung Lang, ty chức có một lời, không biết có nên nói hay không?
- Cứ nói đừng ngại.
Doãn Phụng đứng lên chắp tay nói:
- Ty chức khi còn nhỏ đã từng đi theo tiên phụ tới Hà Tây. Lúc ấy chúng ta có đi đến một nơi gọi là Hồng Trạch, cách nơi này khoảng chừng ba trăm dặm, tới Hưu Chư trạch không quá hai ngày một đêm là có thể tới. Nơi đó đất đai màu mỡ thích hợp để trồng trọt. Theo như lời tiên phụ sau khi đến đó từng nói, nơi ấy vốn là vùng đất trọng yếu để đóng quân, chỉ vì sau này do Khương Thu tạo phản mới khiến cho Hồng Trạch bị hoang phế. Năm đó dân chúng tụ tập ở Hồng Trạch phần lớn đã rời khỏi Hà Tây, trở về quê cũ. Tuy nhiên vẫn còn một số di dân còn ở lại, hơn nữa lại sống rất hòa thuận với người Hưu Chư.
- Người Hưu Chư?
Sau khi Tào Bằng nghe xong, ánh mắt không khỏi sáng lên.
Thời Đông Hán, Tịnh Châu, Lương Châu, U Châu là những nơi lạnh khủng khiếp, nhưng đồng thời cũng là những nơi có nhiều ngựa tốt.
Hưu Chư cũng được gọi là Chư là vì vào cuối thời Hán có một đội kỵ quân cực kì nổi tiếng, gọi là Hồ kỵ. Người Hưu Chư bị gọi là Hồ kỵ tạp chủng, ở lại Hưu Chư trạch. Năm đầu Tây Hán, Võ Uy vốn là quyền sở hữu của các Hưu Chư Vương , cho nên sau này liền lấy tên là Hưu Chư..
Tuy nhiên, người Hung Nô Hưu Chư tuy cũng là người Hung Nô, nhưng lại không quan hệ với người nam Hung Nô. Đời sau từng có người nói Hoàng đế Hung Nô Lưu Uyên của Ngũ Hồ thập lục quốc thuộc về Hưng Nô Hưu Chư nhưng cũng không ghi lại bất cứ điều gì. Hung Nô Hưu Chư từ thời Tây Hán đến nay đều là Hung Nô quy phục và chịu giáo hóa có nhiều liên hệ với triều Hán.
Năm đó Đổng Trác tiến vào Tuy Dương, có mang theo các kỵ quân Hưu Chư…Tào Bằng đối với Hà Tây hiểu biết không nhiều nhưng cũng từng nghe qua danh tiếng của kỵ quân Hưu Chư. Theo như đất Hà Tây này rất có thể chiêu mộ được kỵ quân Hưu Chư. Kỵ quân Hưu Chư, đốt tạp chủng Khương, Vũ Sơn Thu vân vân Đây đều là những kỵ quân tinh nhuệ cực kỳ nổi danh của Hà Tây. Tào Bằng nghi hoặc nhìn Doãn Phụng, lấy làm khó hiểu, vì sao y cứ một mực nhắc tới người Hưu Chư này?
Doãn Phụng nói:
- Người Hưu Chư vẫn ngưỡng mộ triều đình Đại Hán ta, cho nên ở chung với người Hán vô cùng hòa hợp.
Thủ lãnh Hưu Chư ở Hồng Trạch tên là Lương Nguyên Bích, rất thân thiết với người Hán ta…Ty chức vừa rồi nghe Trung Lang Tướng nói phải tìm trụ sở khác. Cho nên ty chức cảm thấy thay vì tìm kiếm chung quanh chi bằng đem trụ sở đặt ở Hồng Trạch, năm đó triều đình từng xây dựng thành Hồng Thủy ở Hồng Trạch, chỉ có điều về sau do nhiều nguyên nhân nên không có xây xong nhưng cơ bản vẫn còn tốt.
Trung Lang Tướng đặt trụ sở ở Hồng Trạch, có thể dễ dàng nhanh chóng đứng vững ở Hà Tây.
- Có chuyện này ư?
Tào Bằng trong lòng mừng rỡ:
- Ở Hồng Trạch có bao nhiêu người Hán?
Doãn Phụng ngẫm nghĩ một chút, lắc đầu cười khổ nói:
- Việc này ty chức không rõ lắm! Tuy nhiên nếu giống như quy mô năm đó ty chức đã thấy, ở Hồng Trạch có lẽ cũng có trên mấy mươi ngàn người Hán…Hoặc là buôn bán ở phía bắc, hoặc là trồng trọt ở tại địa phương…
- Mấy mươi ngàn người sao?
Cũng là một con số làm cho người ta động tâm.
Phải biết rằng, Tào Tháo tuy đã di chuyển tám ngàn hộ về Hà Tây nhưng cũng chỉ có ba bốn chục ngàn người mà thôi.
Nếu như tính đến mấy chục ngàn người ở Hồng Trạch này, miễn cưỡng có thể làm nên việc…Tuy nhiên, Tào Bằng còn có một nghi vấn.
- Ta nghe nói, người Hưu Chư có tên là Hưu Chư, sao không ở Hồng Trạch? Cớ gì lại rời khỏi quê hương?
- Việc này…
Doãn Phụng cũng không rõ lắm.
Giả Quỳ ở một bên nói:
- Nói đến Hưu Chư, trái lại ta có nghe nói đến một chuyện.
- Ồ!
- Như lời của Trung Lang Tướng nói, Hưu Chư vốn là ở Hưu Chư trạch. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, thế lực của Khương Hồ từ từ lớn mạnh. Đặc biệt hiện nay Khương vương Đường Đề cực kì hiếu chiến, thâu tóm rất nhiều Khương hồ, khiến cho người Hưu Chư không thể không rời khỏi quê hương. Dưới trướng của Đường Đề có Nhã Đan, Triệt Lý Cát, Việt Cát, Nghị Già Tắc, Thiêu Qua là những mãnh tướng anh dũng, cực kì kiêu ngạo. Hưu Chư trạch hiện giờ giống như chính là căn cứ của Gia Già Tắc một trong sáu đại mãnh tướng anh dũng dưới trướng của Đường Đề . . .
Cũng là một bộ tộc bị suy tàn!
Dù sao trong ấn tượng của Tào Bằng, trong Ngũ Hồ thập lục quốc dường như không có nói đến người Hưu Chư, nói cách khác, thời điểm Ngũ Hồ loạn Hoa, người Hưu Chư rất có khả năng đã bị người Khương hoặc người Hung Nô hay người Tiên Ti thâu tóm.
- Nếu là như thế, vậy có thể tiếp xúc với người Hưu Chu một chút.
- Đúng rồi, Hưu Chư Vương kêu là Lương gì nhỉ?
- Bẩm Trung Lang Tướng, là Lương Nguyên Bích.
- Ừm, Thứ Tằng, giữa Hưu Chư và người Hồ, có người nào có thể liên lạc được với Lương Nguyên Bích không?
Doãn Phụng vội vàng nói:
- Người Hưu Chư kính trọng nhất là hào sĩ dũng mãnh.
Ta có hai bằng hữu, đều là người Lương Châu, hàng năm đều có tiếp xúc với người Hồ, ra cũng có chút giao tình với người Hưu Chư.
Tào Bằng giật mình, dường như đã hiểu rõ ràng dụng ý của Doãn Phụng.
- Hai bằng hữu của ngươi tên là gì?
- Một người là người của quận An Định, tên là Lương Khoan; người kia cùng quê với ty chức, tên là Khương Tự.
Hai người này dũng mãnh có thể địch vạn người, có tài cưỡi ngựa. Nếu như Trung Lang Tướng đồng ý, ty chức có thể liên lạc được với bọn họ ngay lập tức.
- Ngay lập tức?
Tào Bằng cười, nhìn Doãn Phụng.
Doãn Phụng mặt đỏ lên, hạ giọng nói:
- Lương Khoan và Khương Tự hiện giờ đang ở tại Hồng Trạch.
Tào Bằng không khỏi cười ha ha:
- Thứ Tằng, ta biết là sẽ như thế.
Tuy nhiên, nếu như hai bằng hữu của ngươi có bản lãnh thật sự, ngươi có thể đưa bọn họ đến đây, cần chi phải lòng vòng như thế?
Ngươi đi nói cho bằng hữu của ngươi, bọn họ hãy đi liên hệ với Lương Nguyên Bích, nói rằng trong vòng ba ngày ta sẽ đi tới Hồng Trạch thăm hỏi Hưu Chư vương. Nếu Hồng Trạch quả thật giống như lời của ngươi nói, thích hợp cho việc thiết lập trụ sở, ta sẽ chọn lựa Hồng Trạch.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.