Chương 380: Vận mệnh tương phùng
Canh Tân
07/06/2013
-Hô Trù Tuyền đã chết!
Tào Bằng nhìn Bàng Thống, cười chua xót:
-Người này chết thì cố gắng mấy chục ngày vừa qua của chúng ta cũng thành công cốc!
Trời đã vào tháng sáu, đang là tiết mùa hạ.
Tuy là ban đêm nhưng nhiệt độ vẫn oi bức như trước.
Tào Bằng hít sâu một hơi, lắc lắc đầu.
Ta vốn hy vọng dựa tay Hô Trù Tuyền để kiềm chế đột kỵ của Ô Hoàn, nào ngờ y lại bất ngờ bị giết, khiến bao mưu tính lúc trước trở thành công dã tràng. Nhưng so với sự buồn bực trong lòng Điền Dự, Tào Bằng vẫn có chút thoải mái hơn.
Nói vậy, Hô Trù Tuyền chết vừa đúng như mong ước của Lưu Quang.
hắn nhìn Bàng Thống, không ngờ lại thấy y thản nhiên tươi cười.
-Sĩ Nguyên, chẳng lẽ ngươi không thấy uất hận sao?
-Uất hận? Vì sao phải uất hận?
Bàng Thống không nhịn được, cười nói:
-Hô Trù Tuyền chết rồi, Hà Tây về tay công tử dễ như trở bàn tay.
-Xin chỉ giáo cho?
-Hô Trù Tuyền bị giết, Nam Hung Nô ắt sẽ bất hòa. Bất kể Khứ Ti hay Lưu Báo đều luôn rình rập ngôi vị đại Thiền Vu. Trước đây, khi Hô Trù Tuyền còn sống, hai người này còn có thể ẩn nhẫn được. Nhưng Hô Trù Tuyền đã chết, hai người đó sao có thể từ bỏ ý đồ chứ?
-Ngươi thấy thế nào?
Bàng Thống đứng lên, đi đến bên cạnh Tào Bằng.
-Hữu Học, trước đây không phải ngươi đã bẩm báo với Tào Công, hy vọng sẽ được trấn thủ Hà Tây hay sao?
-Đúng vậy!
-Nếu Hô Trù Tuyền chưa chết, bằng vào thực lực của Nam Hung Nô, ngươi có muốn trấn thủ Hà Tây cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng giờ y đã chết, Lưu Báo hay Khứ Ti cũng vậy thôi, kẻ nào cũng không để mắt đến đất Hà Tây ấy. Đây đúng là thời cơ tốt nhất để ngươi nắm lấy Hà Tây. Hai người kia không những không ngăn cản ngươi mà thậm chí còn thành toàn cho ngươi nữa. Như vậy, Hà Tây ở phương bắc sẽ chẳng còn đáng lo nữa. Khứ Ti có dã tâm, Lưu Báo cũng có dã tâm. Thực lực của hai người đều tương đương, chỉ xem ai có thể nắm được nhiều lực lượng của Hô Trù Tuyền hơn mà thôi.
Tào Bằng lập tức hiểu rõ ý của Bàng Thống. Vấn đề là ra giá cao thấp mà thôi. Hắn nên giúp ai đây? Hơn nữa, có thêm Đàn Chá giúp sức, Tào Bằng đủ sức khuấy đảo Mạc Bắc long trời lở đất, ít nhất trong mấy năm nữa, hắn sẽ không phải lo về Hà Tây.
Ngoại trừ mối uy hiếp là Nam Hung Nô, Hà Tây chẳng khác nào đã giảm bớt một phần ba áp lực.
Còn lại Mã Đằng ở Tây Lương cùng Khương Địch ở Hà Tây không đáng để hắn phải lo lắng. Còn Cao Can ở Tịnh Châu giờ đang trong cảnh ốc còn chẳng mang nổi mình ốc, e rằng cũng không có sức đâu mà bận tâm đến đất Hà Tây. Nghĩ đến đây, niềm tin của Tào Bằng bỗng chốc tăng lên rất nhiều.
Hắn nhìn Bàng Thống, hạ giọng nói:
-Năm đó, ta từng nói trước mặt gia sư rằng sẽ một lòng vì thiên hạ, dốc sức vì bách tính, dân sinh, tìm kiếm tuyệt học của thánh nhân, khiến thiên hạ muôn thuở thái bình. Nhưng con đường này vô cùng gian nan, đến nay ta vẫn không thể làm được. Nhưng nếu ta có thể sống yên ở Hà Tây thì ít nhất cũng có thể làm được điều đó. Dù chưa nhất định có thể khiến thiên hạ muôn đời thái bình nhưng bách tính Trung Nguyên ta sẽ không còn phải e ngại người Hồ trong cả trăm năm nữa. Sĩ Nguyên, ta cần ngươi dốc toàn bộ sức lực giúp đỡ ta xây dựng lá chắn ở Hà Tây để người Trung Nguyên ta không còn phải lo sợ người Hồ càn quấy nữa. Sĩ Nguyên, ngươi có bằng lòng giúp ta một tay không?
Kể từ khi Bàng Thống đến chỗ Tào Bằng đến nay luôn lặng lẽ, không có biểu hiện gì.
Tuy y ở bên cạnh Tào Bằng nhưng chưa từng nói sẽ nguyện trung thành với hắn.
Hiện giờ, Tào Bằng đã trải lòng với y, Bàng Thống chợt xúc động.
Y suy nghĩ một lát:
-Hữu Học, nếu ngươi có được Hà Tây thì ngươi sẽ làm gì?
-Đồn điền, mở rộng đồn điền ở Hà Tây.
-Chỉ dựa vào đồn điền chưa chắc có thể bình ổn Hà Tây được. Nhớ năm đó Hán Vũ Đế cũng từng xây dựng đồn điền ở Hà Tây, nhưng cuối cùng vẫn phải bỏ cuộc. Muốn Hà Tây biến thành lá chắn cho Trung Nguyên cần có mấy nhân tố mấu chốt. Đầu tiên, ngươi phải có người, phải đủ nhân lực mới có ổn định đầu trận tuyến được. Chỉ dựa vào di dân từ Trung Nguyên tới không phải là kế lâu dài. Ngươi định giải quyết vấn đề này như thế nào?
Tào Bằng nheo mắt lại, trầm tư.
Một lúc lâu sau, hắn ngẩng đầu, lạnh lùng nói:
-Hung Nô và Tiên Ti đã nhiều lần xâm phạm biên giới, cướp biên giới, cướp người, lấy đi nhân lực từ Trung Nguyên. Bọn họ làm được một lần, ta có thể làm mười lăm lần. Ta có thể chiếm lấy nhân khẩu từ chỗ bọn họ làm nhân công tay chân. Đồng thời, ta có thể đi về phía nam, phía tây, thậm chí vượt biển phía tây để đoạt người, gia tăng nhân lực của Hà Tây. Nếu ta trấn thủ Hà Tây, Tư Không ắt sẽ giúp đỡ ta rất nhiều. Ít nhân ba vạn nhân khẩu cũng không thành vấn đề. Sĩ Nguyên, ngươi nói rất đúng, muốn bình ổn Hà Tây, chúng ta phải làm rất nhiều chuyện. Chiến sự, đồng áng hay chính sự? Ta cần rất nhiều sự giúp đỡ.
Bàng Thống nói:
-Từ Nguyên Trực có thể giúp đỡ ngươi.
-Giờ hắn đang ở Đông quận, lại được Mãn Sủng rất trọng dụng, liệu hắn có thể đến nơi lạnh khủng khiếp này hay không?
Bàng Thống cười:
-Chỉ cần Hữu Học ngươi gửi một bức thư, Từ Thứ ắt sẽ đồng ý.
Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, gật đầu đồng ý.
Chuyện sinh tử của Hô Trù Tuyền tạm thời không quan hệ nhiều lắm đến hắn, cùng lắm chỉ khiến đám người Điền Dự phiền muộn mà thôi. Sau khi quyết định, Tào Bằng đề xuất với Điền Dự một chuyện. Hắn muốn đi tìm Đàn Chá, đem chuyện muốn đưa ba người mẫu tử Thái Đàm về. Dù sao chuyện này vốn là chuyện quan trọng nhất Tào Tháo giao cho hắn, nhất định hắn phải hoàn thành.
Điền Dự bất ngờ đồng ý.
Tháng sáu năm Kiến An thứ tám, đại thiền vu Nam Hung Nô Hô Trù Tuyền bị Mỹ Tắc giết.
Hung Nô đại loạn.
Hữu Hiền vương Khứ Ti phản ứng đầu tiên, dẫn quân đến tấn công Đạn Hãn Sơn. Đại tướng Tiên Ti Sa Mạt Hãn đánh chết Hô Trù Tuyền xong liền lập tức lùi về Tiên Ti. Khứ Ti không truy đuổi Sa Mạt Hãn, mà sau khi đến Đạn Hãn Sơn liền lập tức thâu tóm thế lực của Hô Trù Tuyền ở Đạn Hãn Sơn, vì thế thế lực của gã bất ngờ tăng lên nhanh chóng. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, Lưu Báo vừa nhận được tin tức tuy sau Khứ Ti nhưng hành động cũng rất nhanh chóng. Gã buông bỏ, không tấn công Đàn Chá nữa, mà dẫn ba vạn cung thủ suốt đêm vượt qua Hoàng Hà, chiếm lĩnh hai huyện Ốc Dã và Lâm Nhung xong liền lệnh bộ khúc nhanh chóng công chiếm Hà Sóc, đoạn tuyệt đường qua sông ở quận Ngũ Nguyên vào bến Sóc Phương của Khứ Ti. Sau đó, Lưu Báo lĩnh mười ngàn thiết kỵ tiến về phía bắc, cướp lấy đình Thiền vu. Trước mắt, gã chiếm lấy Bình Định quan, trực tiếp chiếm lấy hơn nửa quận Sóc Phương, thôn tính bộ lạc nam thiền vu đình của Hô Trù Tuyền.
Hô Trù Tuyền cai quản Đạn Hãn Sơn, nhưng thê tử đều ở Nam thiền vu đình.
Lưu Báo chiếm được Nam thiền vu đình liền đưa thẩm thẩm của gã, cũng là lão bà của Hô Trù Tuyền đến, tự sắc lập bản thân làm đại thiền vu.
Còn Khứ Ti tuy thâu tóm được bộ tộc của Hô Trù Tuyền ở Đạn Hãn Sơn nhưng vì nguyên nhân địa lý lại chậm hơn Lưu Báo.
Khi Hô Trù Tuyền còn sống, để Lưu Báo ở Thân Đồ Trạch phía tây sông lớn, lại lệnh Khứ Ti trấn thủ Thụ hàng thành ở phía bắc sông lớn. Bởi vậy có thể thấy được Hô Trù Tuyền vẫn luôn cảnh giác với Lưu Báo và Khứ Ti. Khứ Ti muốn vượt sông tiến vào Sóc Phương, nhất định phải đi qua quận Ngũ Nguyên, qua sông từ Lâm Ốc. Muốn cướp lấy quận Ngũ Nguyên, gã nhất định phải nắm được Sóc Phương.
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến Khứ Ti ra tay trước nhưng vẫn đến chậm hơn Lưu Báo nửa bước.
Cho nên sau khi Lưu Báo tự sắc phong làm đại thiền vu, Khứ Ti sao có thể từ bỏ ý đồ được. Tháng bảy, Khứ Ti dẫn ba vạn Khống Huyền vượt sông Hà Sáo, nhưng lại bị Lưu Báo ngăn cản. Song phương ác chiến hơn một tháng, cuối cùng vì khí hậu khắc nghiệt, Khứ Ti không thể không thu binh trở về thành Thụ Hàng. Trải qua một trận chiến này, uy danh của Lưu Báo vang dội khắp Sóc Phương.
Rơi vào đường cùng, Khứ Ti liền lệnh các bộ lạc dưới trướng đi sứ đến Hứa Đô, cầu xin Tào Tháo giúp đỡ.
Lúc này, Tào Tháo dẫn đại quân qua sông mà đánh, quân tiên phong thẳng hướng Lê Dương!
Kinh Châu, Tương Dương.
Gia Cát Lượng khoác bộ y phục màu trắng, chậm bước trên đường cái.
Lần này y tới Tương Dương là để giải sầu. Hảo bằng hữu liên tục rời đi, sau Mạnh Kiến và Bàng Lâm, Thôi Châu Bình cũng nhận được thư của huynh trưởng Thôi Quân, trở về gia đình. Thôi Châu Bình là con cháu Thôi thị ở Bác Lăng, xuất thân thế gia vọng tộc, danh vọng vượt xa đám người Từ Thứ và Thạch Đạo. Trong nhị hiền tứ hữu của Thủy Kính sơn trang, Gia Cát Lượng và Thôi Châu Bình quan hệ với nhau tốt nhất. Cũng chính vì nguyên nhân này, Gia Cát Lượng dù xuất thân thế tộc Lang Đô, dù không sánh bằng hào tộc Thôi thị ở Bác Lăng nhưng cũng là thế tộc Thanh Châu. Con cháu quý tộc luôn dễ dàng giao tiếp với nhau hơn, cho dù Gia Cát thị giờ đã không còn bằng được năm xưa, nhưng trong thế tộc vẫn có ảnh hưởng rất lớn.
Nếu không phải thế, Thái thị ở Kinh Châu nào muốn đem nữ nhi gả cho Gia Cát Lượng, lẽ nào bọn họ không xét đến chuyện môn đăng hộ đối hay sao?
Hoặc giả như Gia Cát Lượng chỉ là một con cháu hàn môn bình thường như Từ Thứ và Thạch Đạo, Thái thị chưa chắc đã thèm để ý đến y.
Phụ thân của Thôi Châu Bình chính là Thái úy Thôi Liệt.
Huynh trưởng Thôi Quân vốn là mưu thần dưới trướng Viên Thiệu. Nhưng sau khi Viên Thiệu chết, Thôi thị đã không còn mạnh như trước. Chính vì thế, bọn họ mới triệu hồi Thôi Châu Bình, chính là để tìm đường phát triển cho Thôi thị. Thôi Châu Bình tuy không phải con trưởng, nhưng dù sao cũng là dòng chính, có ảnh hưởng hết sức quan trọng. Thôi Quân nếu muốn quyết định chuyện gì cũng cần phải tranh thủ được sự đồng ý của Thôi Châu Bình.
Gia Cát Lượng có linh tính rằng lần này Thôi Châu Bình đi chỉ sợ sẽ không bao giờ trở về Thủy Kính sơn trang nữa.
Trong lòng y không khỏi cảm thấy mất mát, vừa trống trải.
Mắt thấy hảo bằng hữu bên cạnh mình đi ra ngoài bôn ba vì tiền đồ của bản thân, còn y lại chỉ ở Kinh Châu vô công rỗi sự.
Nữ nhân của Thái gia vốn là cháu gái của Thái phu nhân.
Tài hoa của nàng không có gì uyên bác lắm nhưng nàng cũng là người thông tuệ, giỏi việc nhà, là hiền thê lương mẫu.
Nữ nhân Thái thị cũng không có gì là không tốt đối với Gia Cát Lượng.
Chỉ có điều, khi thân thiết với Thái gia, bọn họ từng vô tình hữu ý đề xuất, hy vọng Gia Cát Lượng có thể dốc sức làm việc cho Lưu Biểu.
Nếu nói Gia Cát Lượng không động lòng thì là nói dối!
Dù sao ở Kinh Châu, y dựa vào Lưu Biểu, làm việc cho gã thực sự là lựa chọn tốt nhất.
Nhưng Gia Cát Lương cũng có biết đôi chút về Lưu Biểu, hiểu rõ người này chỉ biết khư khư ôm lấy những gì đã có, khó có thể thành đại sự.
Y có thể khẳng định chắc chắn rằng nếu quy thuận Lưu Biểu, ắt y sẽ được trọng dụng.
Dù sao chuyện hôn nhân giữa Gia Cát Lượng và nữ nhân của Thái thị đã quyết định chắc chắn. Kinh Tương giờ đang nằm trong tay Thái gia, đừng nói đến mối quan hệ của Thái phu nhân, chỉ nói riêng đến đô đốc thủy quân Thái Mạo thôi cũng đã là người nắm binh quyền trong tay, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Thái gia và thế tộc ở Kinh Châu rất rắc rối, lại cực kỳ mật thiết.
Có những người này sao Gia Cát Lượng có thể chịu ủy khuất đây?
Thế nhưng, Gia Cát Lượng vẫn không coi trọng Lưu Biểu.
Trước mặt có một tòa tửu lâu, Gia Cát Lượng cất bước đi vào trong, tiểu nhị dẫn đường cho y lên lầu hai.
Khác với cảnh huyên náo dưới lầu, tầng hai rất yên tĩnh. Gia Cát Lượng ngồi xuống bên cái bàn cạnh cửa sổ, gọi chút rượu và thức ăn, tự rót tự uống.
-Khổng Minh vì cớ gì lại độc ẩm một mình như thế?
Gia Cát Lượng ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy một nam tử ba mươi tuổi cười ha ha nhìn y.
-A, là đại huynh ư?!
Người tới tên là Bàng Sơn Dân, là cháu trai của Bàng Đức Công.
Gia Cát Lượng vội đứng dậy nhường chỗ ngồi, mời Bàng Sơn Dân ngồi xuống cùng uống.
Bàng Sơn Dân cười, xua tay, nói:
-Gia thúc gọi ta đến, ta chỉ đến mua chút quỳnh tương mà gia thúc yêu thích thôi. Đúng rồi, nghe nói hôn sự của ngươi đã quyết rồi, không biết khi nào thì tiến hành?
Gia Cát Lượng nói:
-Hôn sự đã định sẽ cử hành vào giữa mùa thu.
-Ừ, lập gia thất chung quy cũng là chuyện tốt, từ nay về sau ngươi cũng yên tâm rồi. Khổng Minh, ta còn phải chúc mừng ngươi mới đúng.
-Đến lúc đó, nhất định ta sẽ mời đại huynh dự tiệc.
-A, có điều tầm trung thu ta e là không trở về được.
-Đại huynh định xuất môn sao?
Bàng Sơn Dân gật gật đầu, cười nói:
-Sĩ Nguyên gửi thư, nói y được phong làm Hộ Khương giáo úy nên nhờ ta đem gia quyến của y đến đó.
Gia Cát Lượng nghe thấy thế, ngẩn ra:
-Hộ Khương giáo úy? Sĩ Nguyên vì sao lại làm được chức quan như thế?
Bàng Sơn Dân gãi gãi đầu:
-Nghe nói là Bắc Trung lang tướng Tào Bằng tiến cử, cho nên Sĩ Nguyên mới làm được đến chức này. Xem ý y trong thư nói thì dường như muốn ổn định ở Hà Tây, cho nên mới nhờ ta đưa thê tử của y đến, cũng tránh phải bận tâm nhiều.
-Vậy thì phải chúc mừng Sĩ Nguyên thôi. Vậy Mạnh Kiến và Thạch Đạo thì sao?
-Sĩ Nguyên không nói gì, chỉ nói chuyện của y thôi. Lúc trước Bàng Lâm từng gửi thư nói đang ở Hứa Đô, ít ngày nữa sẽ tới Hà Tây. Nói vậy, chắc Mạnh Kiến sẽ đi cùng với y.
Trong lòng Gia Cát Lượng chợt nổi sóng.
Hộ Khương giáo úy!
Nhớ năm xưa, khi Bàng Thống rời đi còn không bằng y, thế mà nay đã làm đến chức Hộ Khương giáo úy.
Trong lòng Gia Cát Lượng sao có thể thoải mái được?
Không phải y đố kỵ nhưng dù sao cũng không thấy thoải mái lắm.
Sau khi nói chuyện vài câu, Bàng Sơn Dân mang rượu rời đi.
Gia Cát Lượng ngồi một mình bên cạnh cửa sổ buồn bực uống rượu, càng uống càng thấy khó chịu thêm.
-Bộ xuất Tề thành môn,
Dao vọng đãng âm lý.
Lý trung hữu tam phần,
Lũy lũy chính tương tự.
Vấn thị thùy gia trủng,
Điền Cương, Cổ Dã Tử.
Lực năng bài Nam sơn,
Văn năng tuyệt địa lý.
Nhất triêu bị sàm ngôn,
Nhị đào sát tam sĩ.
Thùy năng vi thử mưu,
Quốc tướng Tề Án Tử.
Dịch nghĩa:
Ra khỏi cửa thành Tề đi bộ
Dõi nhìn làng lấp ló xa mờ
Giữa làng trơ trọi ba mồ
Giống nhau tưởng đã đắp gò chồng lên
Hỏi: nằm đó tuổi tên ai nhỉ?
Điền, Cổ, Cương, đích thị ba ngài
Núi Nam lật đổ, hùng tài
Văn chương âu cũng chuyển xoay đất trời
Một khoảnh khắc nghe lời nói dại
Hai trái đào giết hại cả ba
Mưu thâm kế hiểm ai mà?
Án Tề tướng quốc thì ra là người.
Gia Cát Lượng vốn tự cho mình là người nước Tề, luôn sùng bái Tướng quốc Án Tử của Tề quốc thời xuân thu. Y tự nhân tài hoa không kém gì Án Tử, nhưng bất hạnh thay chưa có dịp đền nợ nước. Mà nay, Hán thất suy yếu, Tào Tháo lại trưng dụng hàn sĩ khắp nơi, khiến Gia Cát Lượng chẳng hề vui vẻ gì. Lưu Biểu lại là người chẳng có chí lớn, dù có nương nhờ gã cũng nào có được lợi lộc gì đâu?
Một thân tài học của y nên phục vụ cho người nào mới xứng đây?
Y càng nghĩ càng cảm thấy buồn bực, tiếng ca dần cao vút lên.
Cách đó không xa, một trung niên nam tử mặt trắng, râu dài, mặc một bộ y phục tầm thường đang đối ẩm cùng một nam tử oai vũ.
Nghe thấy tiếng ca kia, người nam tử trung niên chợt ngẩng đầu lên.
-Trọng Nghiệp, người đang ca đó là ai?
Nam tử oai vũ quay đầu nhìn lại, chợt cười nói:
-Ta còn tưởng ai cao giọng hát, hóa ra là Khổng Minh.
-Đó có phải là Ngọa Long của Thủy Kính sơn trang, danh xưng Gia Cát Khổng Minh hay không?
-Đúng vậy!
Người nam tử trung niên kia nghe thấy thế mừng rỡ, vội nắm lấy cánh tay nam tử oai vũ kia, nói:
-Không biết Trọng Nghiệp có thể giới thiệu cho ta gặp mặt được không?
-Chuyện đó nào có đáng gì?
Nam tử oai vũ đứng dậy, cùng nam tử trung niên bước tới.
-Khổng Minh vì cớ gì lại độc ẩm như thế?
-A, là Văn Sính tướng quân.
Gia Cát Lượng vừa thấy nam tử oai vũ kia, liền vội đứng lên, chắp tay vái chào.
Văn Sính cười ha ha, kéo người nam tử trung niên bên cạnh ngồi xuống:
-Khổng Minh, ta đến giới thiệu một người với ngươi. Đây là hoàng thúc của Đại hán, Tả tướng quân, Dự Châu mục Lưu Bị - Lưu Huyền Đức. Chúng ta vừa nghe ngươi cao giọng hát, nên mới đến quấy rầy, mong Khổng Minh chớ trách.
Lưu Bị?
Gia Cát Lượng nghi hoặc nhìn nam tử trung niên kia.
Lưu Bị tươi cười:
-Từ lâu đã nghe danh Ngọa Long, nay mới được gặp, quả là may mắn của Bị.
Tào Bằng nhìn Bàng Thống, cười chua xót:
-Người này chết thì cố gắng mấy chục ngày vừa qua của chúng ta cũng thành công cốc!
Trời đã vào tháng sáu, đang là tiết mùa hạ.
Tuy là ban đêm nhưng nhiệt độ vẫn oi bức như trước.
Tào Bằng hít sâu một hơi, lắc lắc đầu.
Ta vốn hy vọng dựa tay Hô Trù Tuyền để kiềm chế đột kỵ của Ô Hoàn, nào ngờ y lại bất ngờ bị giết, khiến bao mưu tính lúc trước trở thành công dã tràng. Nhưng so với sự buồn bực trong lòng Điền Dự, Tào Bằng vẫn có chút thoải mái hơn.
Nói vậy, Hô Trù Tuyền chết vừa đúng như mong ước của Lưu Quang.
hắn nhìn Bàng Thống, không ngờ lại thấy y thản nhiên tươi cười.
-Sĩ Nguyên, chẳng lẽ ngươi không thấy uất hận sao?
-Uất hận? Vì sao phải uất hận?
Bàng Thống không nhịn được, cười nói:
-Hô Trù Tuyền chết rồi, Hà Tây về tay công tử dễ như trở bàn tay.
-Xin chỉ giáo cho?
-Hô Trù Tuyền bị giết, Nam Hung Nô ắt sẽ bất hòa. Bất kể Khứ Ti hay Lưu Báo đều luôn rình rập ngôi vị đại Thiền Vu. Trước đây, khi Hô Trù Tuyền còn sống, hai người này còn có thể ẩn nhẫn được. Nhưng Hô Trù Tuyền đã chết, hai người đó sao có thể từ bỏ ý đồ chứ?
-Ngươi thấy thế nào?
Bàng Thống đứng lên, đi đến bên cạnh Tào Bằng.
-Hữu Học, trước đây không phải ngươi đã bẩm báo với Tào Công, hy vọng sẽ được trấn thủ Hà Tây hay sao?
-Đúng vậy!
-Nếu Hô Trù Tuyền chưa chết, bằng vào thực lực của Nam Hung Nô, ngươi có muốn trấn thủ Hà Tây cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng giờ y đã chết, Lưu Báo hay Khứ Ti cũng vậy thôi, kẻ nào cũng không để mắt đến đất Hà Tây ấy. Đây đúng là thời cơ tốt nhất để ngươi nắm lấy Hà Tây. Hai người kia không những không ngăn cản ngươi mà thậm chí còn thành toàn cho ngươi nữa. Như vậy, Hà Tây ở phương bắc sẽ chẳng còn đáng lo nữa. Khứ Ti có dã tâm, Lưu Báo cũng có dã tâm. Thực lực của hai người đều tương đương, chỉ xem ai có thể nắm được nhiều lực lượng của Hô Trù Tuyền hơn mà thôi.
Tào Bằng lập tức hiểu rõ ý của Bàng Thống. Vấn đề là ra giá cao thấp mà thôi. Hắn nên giúp ai đây? Hơn nữa, có thêm Đàn Chá giúp sức, Tào Bằng đủ sức khuấy đảo Mạc Bắc long trời lở đất, ít nhất trong mấy năm nữa, hắn sẽ không phải lo về Hà Tây.
Ngoại trừ mối uy hiếp là Nam Hung Nô, Hà Tây chẳng khác nào đã giảm bớt một phần ba áp lực.
Còn lại Mã Đằng ở Tây Lương cùng Khương Địch ở Hà Tây không đáng để hắn phải lo lắng. Còn Cao Can ở Tịnh Châu giờ đang trong cảnh ốc còn chẳng mang nổi mình ốc, e rằng cũng không có sức đâu mà bận tâm đến đất Hà Tây. Nghĩ đến đây, niềm tin của Tào Bằng bỗng chốc tăng lên rất nhiều.
Hắn nhìn Bàng Thống, hạ giọng nói:
-Năm đó, ta từng nói trước mặt gia sư rằng sẽ một lòng vì thiên hạ, dốc sức vì bách tính, dân sinh, tìm kiếm tuyệt học của thánh nhân, khiến thiên hạ muôn thuở thái bình. Nhưng con đường này vô cùng gian nan, đến nay ta vẫn không thể làm được. Nhưng nếu ta có thể sống yên ở Hà Tây thì ít nhất cũng có thể làm được điều đó. Dù chưa nhất định có thể khiến thiên hạ muôn đời thái bình nhưng bách tính Trung Nguyên ta sẽ không còn phải e ngại người Hồ trong cả trăm năm nữa. Sĩ Nguyên, ta cần ngươi dốc toàn bộ sức lực giúp đỡ ta xây dựng lá chắn ở Hà Tây để người Trung Nguyên ta không còn phải lo sợ người Hồ càn quấy nữa. Sĩ Nguyên, ngươi có bằng lòng giúp ta một tay không?
Kể từ khi Bàng Thống đến chỗ Tào Bằng đến nay luôn lặng lẽ, không có biểu hiện gì.
Tuy y ở bên cạnh Tào Bằng nhưng chưa từng nói sẽ nguyện trung thành với hắn.
Hiện giờ, Tào Bằng đã trải lòng với y, Bàng Thống chợt xúc động.
Y suy nghĩ một lát:
-Hữu Học, nếu ngươi có được Hà Tây thì ngươi sẽ làm gì?
-Đồn điền, mở rộng đồn điền ở Hà Tây.
-Chỉ dựa vào đồn điền chưa chắc có thể bình ổn Hà Tây được. Nhớ năm đó Hán Vũ Đế cũng từng xây dựng đồn điền ở Hà Tây, nhưng cuối cùng vẫn phải bỏ cuộc. Muốn Hà Tây biến thành lá chắn cho Trung Nguyên cần có mấy nhân tố mấu chốt. Đầu tiên, ngươi phải có người, phải đủ nhân lực mới có ổn định đầu trận tuyến được. Chỉ dựa vào di dân từ Trung Nguyên tới không phải là kế lâu dài. Ngươi định giải quyết vấn đề này như thế nào?
Tào Bằng nheo mắt lại, trầm tư.
Một lúc lâu sau, hắn ngẩng đầu, lạnh lùng nói:
-Hung Nô và Tiên Ti đã nhiều lần xâm phạm biên giới, cướp biên giới, cướp người, lấy đi nhân lực từ Trung Nguyên. Bọn họ làm được một lần, ta có thể làm mười lăm lần. Ta có thể chiếm lấy nhân khẩu từ chỗ bọn họ làm nhân công tay chân. Đồng thời, ta có thể đi về phía nam, phía tây, thậm chí vượt biển phía tây để đoạt người, gia tăng nhân lực của Hà Tây. Nếu ta trấn thủ Hà Tây, Tư Không ắt sẽ giúp đỡ ta rất nhiều. Ít nhân ba vạn nhân khẩu cũng không thành vấn đề. Sĩ Nguyên, ngươi nói rất đúng, muốn bình ổn Hà Tây, chúng ta phải làm rất nhiều chuyện. Chiến sự, đồng áng hay chính sự? Ta cần rất nhiều sự giúp đỡ.
Bàng Thống nói:
-Từ Nguyên Trực có thể giúp đỡ ngươi.
-Giờ hắn đang ở Đông quận, lại được Mãn Sủng rất trọng dụng, liệu hắn có thể đến nơi lạnh khủng khiếp này hay không?
Bàng Thống cười:
-Chỉ cần Hữu Học ngươi gửi một bức thư, Từ Thứ ắt sẽ đồng ý.
Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, gật đầu đồng ý.
Chuyện sinh tử của Hô Trù Tuyền tạm thời không quan hệ nhiều lắm đến hắn, cùng lắm chỉ khiến đám người Điền Dự phiền muộn mà thôi. Sau khi quyết định, Tào Bằng đề xuất với Điền Dự một chuyện. Hắn muốn đi tìm Đàn Chá, đem chuyện muốn đưa ba người mẫu tử Thái Đàm về. Dù sao chuyện này vốn là chuyện quan trọng nhất Tào Tháo giao cho hắn, nhất định hắn phải hoàn thành.
Điền Dự bất ngờ đồng ý.
Tháng sáu năm Kiến An thứ tám, đại thiền vu Nam Hung Nô Hô Trù Tuyền bị Mỹ Tắc giết.
Hung Nô đại loạn.
Hữu Hiền vương Khứ Ti phản ứng đầu tiên, dẫn quân đến tấn công Đạn Hãn Sơn. Đại tướng Tiên Ti Sa Mạt Hãn đánh chết Hô Trù Tuyền xong liền lập tức lùi về Tiên Ti. Khứ Ti không truy đuổi Sa Mạt Hãn, mà sau khi đến Đạn Hãn Sơn liền lập tức thâu tóm thế lực của Hô Trù Tuyền ở Đạn Hãn Sơn, vì thế thế lực của gã bất ngờ tăng lên nhanh chóng. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, Lưu Báo vừa nhận được tin tức tuy sau Khứ Ti nhưng hành động cũng rất nhanh chóng. Gã buông bỏ, không tấn công Đàn Chá nữa, mà dẫn ba vạn cung thủ suốt đêm vượt qua Hoàng Hà, chiếm lĩnh hai huyện Ốc Dã và Lâm Nhung xong liền lệnh bộ khúc nhanh chóng công chiếm Hà Sóc, đoạn tuyệt đường qua sông ở quận Ngũ Nguyên vào bến Sóc Phương của Khứ Ti. Sau đó, Lưu Báo lĩnh mười ngàn thiết kỵ tiến về phía bắc, cướp lấy đình Thiền vu. Trước mắt, gã chiếm lấy Bình Định quan, trực tiếp chiếm lấy hơn nửa quận Sóc Phương, thôn tính bộ lạc nam thiền vu đình của Hô Trù Tuyền.
Hô Trù Tuyền cai quản Đạn Hãn Sơn, nhưng thê tử đều ở Nam thiền vu đình.
Lưu Báo chiếm được Nam thiền vu đình liền đưa thẩm thẩm của gã, cũng là lão bà của Hô Trù Tuyền đến, tự sắc lập bản thân làm đại thiền vu.
Còn Khứ Ti tuy thâu tóm được bộ tộc của Hô Trù Tuyền ở Đạn Hãn Sơn nhưng vì nguyên nhân địa lý lại chậm hơn Lưu Báo.
Khi Hô Trù Tuyền còn sống, để Lưu Báo ở Thân Đồ Trạch phía tây sông lớn, lại lệnh Khứ Ti trấn thủ Thụ hàng thành ở phía bắc sông lớn. Bởi vậy có thể thấy được Hô Trù Tuyền vẫn luôn cảnh giác với Lưu Báo và Khứ Ti. Khứ Ti muốn vượt sông tiến vào Sóc Phương, nhất định phải đi qua quận Ngũ Nguyên, qua sông từ Lâm Ốc. Muốn cướp lấy quận Ngũ Nguyên, gã nhất định phải nắm được Sóc Phương.
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến Khứ Ti ra tay trước nhưng vẫn đến chậm hơn Lưu Báo nửa bước.
Cho nên sau khi Lưu Báo tự sắc phong làm đại thiền vu, Khứ Ti sao có thể từ bỏ ý đồ được. Tháng bảy, Khứ Ti dẫn ba vạn Khống Huyền vượt sông Hà Sáo, nhưng lại bị Lưu Báo ngăn cản. Song phương ác chiến hơn một tháng, cuối cùng vì khí hậu khắc nghiệt, Khứ Ti không thể không thu binh trở về thành Thụ Hàng. Trải qua một trận chiến này, uy danh của Lưu Báo vang dội khắp Sóc Phương.
Rơi vào đường cùng, Khứ Ti liền lệnh các bộ lạc dưới trướng đi sứ đến Hứa Đô, cầu xin Tào Tháo giúp đỡ.
Lúc này, Tào Tháo dẫn đại quân qua sông mà đánh, quân tiên phong thẳng hướng Lê Dương!
Kinh Châu, Tương Dương.
Gia Cát Lượng khoác bộ y phục màu trắng, chậm bước trên đường cái.
Lần này y tới Tương Dương là để giải sầu. Hảo bằng hữu liên tục rời đi, sau Mạnh Kiến và Bàng Lâm, Thôi Châu Bình cũng nhận được thư của huynh trưởng Thôi Quân, trở về gia đình. Thôi Châu Bình là con cháu Thôi thị ở Bác Lăng, xuất thân thế gia vọng tộc, danh vọng vượt xa đám người Từ Thứ và Thạch Đạo. Trong nhị hiền tứ hữu của Thủy Kính sơn trang, Gia Cát Lượng và Thôi Châu Bình quan hệ với nhau tốt nhất. Cũng chính vì nguyên nhân này, Gia Cát Lượng dù xuất thân thế tộc Lang Đô, dù không sánh bằng hào tộc Thôi thị ở Bác Lăng nhưng cũng là thế tộc Thanh Châu. Con cháu quý tộc luôn dễ dàng giao tiếp với nhau hơn, cho dù Gia Cát thị giờ đã không còn bằng được năm xưa, nhưng trong thế tộc vẫn có ảnh hưởng rất lớn.
Nếu không phải thế, Thái thị ở Kinh Châu nào muốn đem nữ nhi gả cho Gia Cát Lượng, lẽ nào bọn họ không xét đến chuyện môn đăng hộ đối hay sao?
Hoặc giả như Gia Cát Lượng chỉ là một con cháu hàn môn bình thường như Từ Thứ và Thạch Đạo, Thái thị chưa chắc đã thèm để ý đến y.
Phụ thân của Thôi Châu Bình chính là Thái úy Thôi Liệt.
Huynh trưởng Thôi Quân vốn là mưu thần dưới trướng Viên Thiệu. Nhưng sau khi Viên Thiệu chết, Thôi thị đã không còn mạnh như trước. Chính vì thế, bọn họ mới triệu hồi Thôi Châu Bình, chính là để tìm đường phát triển cho Thôi thị. Thôi Châu Bình tuy không phải con trưởng, nhưng dù sao cũng là dòng chính, có ảnh hưởng hết sức quan trọng. Thôi Quân nếu muốn quyết định chuyện gì cũng cần phải tranh thủ được sự đồng ý của Thôi Châu Bình.
Gia Cát Lượng có linh tính rằng lần này Thôi Châu Bình đi chỉ sợ sẽ không bao giờ trở về Thủy Kính sơn trang nữa.
Trong lòng y không khỏi cảm thấy mất mát, vừa trống trải.
Mắt thấy hảo bằng hữu bên cạnh mình đi ra ngoài bôn ba vì tiền đồ của bản thân, còn y lại chỉ ở Kinh Châu vô công rỗi sự.
Nữ nhân của Thái gia vốn là cháu gái của Thái phu nhân.
Tài hoa của nàng không có gì uyên bác lắm nhưng nàng cũng là người thông tuệ, giỏi việc nhà, là hiền thê lương mẫu.
Nữ nhân Thái thị cũng không có gì là không tốt đối với Gia Cát Lượng.
Chỉ có điều, khi thân thiết với Thái gia, bọn họ từng vô tình hữu ý đề xuất, hy vọng Gia Cát Lượng có thể dốc sức làm việc cho Lưu Biểu.
Nếu nói Gia Cát Lượng không động lòng thì là nói dối!
Dù sao ở Kinh Châu, y dựa vào Lưu Biểu, làm việc cho gã thực sự là lựa chọn tốt nhất.
Nhưng Gia Cát Lương cũng có biết đôi chút về Lưu Biểu, hiểu rõ người này chỉ biết khư khư ôm lấy những gì đã có, khó có thể thành đại sự.
Y có thể khẳng định chắc chắn rằng nếu quy thuận Lưu Biểu, ắt y sẽ được trọng dụng.
Dù sao chuyện hôn nhân giữa Gia Cát Lượng và nữ nhân của Thái thị đã quyết định chắc chắn. Kinh Tương giờ đang nằm trong tay Thái gia, đừng nói đến mối quan hệ của Thái phu nhân, chỉ nói riêng đến đô đốc thủy quân Thái Mạo thôi cũng đã là người nắm binh quyền trong tay, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa Thái gia và thế tộc ở Kinh Châu rất rắc rối, lại cực kỳ mật thiết.
Có những người này sao Gia Cát Lượng có thể chịu ủy khuất đây?
Thế nhưng, Gia Cát Lượng vẫn không coi trọng Lưu Biểu.
Trước mặt có một tòa tửu lâu, Gia Cát Lượng cất bước đi vào trong, tiểu nhị dẫn đường cho y lên lầu hai.
Khác với cảnh huyên náo dưới lầu, tầng hai rất yên tĩnh. Gia Cát Lượng ngồi xuống bên cái bàn cạnh cửa sổ, gọi chút rượu và thức ăn, tự rót tự uống.
-Khổng Minh vì cớ gì lại độc ẩm một mình như thế?
Gia Cát Lượng ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy một nam tử ba mươi tuổi cười ha ha nhìn y.
-A, là đại huynh ư?!
Người tới tên là Bàng Sơn Dân, là cháu trai của Bàng Đức Công.
Gia Cát Lượng vội đứng dậy nhường chỗ ngồi, mời Bàng Sơn Dân ngồi xuống cùng uống.
Bàng Sơn Dân cười, xua tay, nói:
-Gia thúc gọi ta đến, ta chỉ đến mua chút quỳnh tương mà gia thúc yêu thích thôi. Đúng rồi, nghe nói hôn sự của ngươi đã quyết rồi, không biết khi nào thì tiến hành?
Gia Cát Lượng nói:
-Hôn sự đã định sẽ cử hành vào giữa mùa thu.
-Ừ, lập gia thất chung quy cũng là chuyện tốt, từ nay về sau ngươi cũng yên tâm rồi. Khổng Minh, ta còn phải chúc mừng ngươi mới đúng.
-Đến lúc đó, nhất định ta sẽ mời đại huynh dự tiệc.
-A, có điều tầm trung thu ta e là không trở về được.
-Đại huynh định xuất môn sao?
Bàng Sơn Dân gật gật đầu, cười nói:
-Sĩ Nguyên gửi thư, nói y được phong làm Hộ Khương giáo úy nên nhờ ta đem gia quyến của y đến đó.
Gia Cát Lượng nghe thấy thế, ngẩn ra:
-Hộ Khương giáo úy? Sĩ Nguyên vì sao lại làm được chức quan như thế?
Bàng Sơn Dân gãi gãi đầu:
-Nghe nói là Bắc Trung lang tướng Tào Bằng tiến cử, cho nên Sĩ Nguyên mới làm được đến chức này. Xem ý y trong thư nói thì dường như muốn ổn định ở Hà Tây, cho nên mới nhờ ta đưa thê tử của y đến, cũng tránh phải bận tâm nhiều.
-Vậy thì phải chúc mừng Sĩ Nguyên thôi. Vậy Mạnh Kiến và Thạch Đạo thì sao?
-Sĩ Nguyên không nói gì, chỉ nói chuyện của y thôi. Lúc trước Bàng Lâm từng gửi thư nói đang ở Hứa Đô, ít ngày nữa sẽ tới Hà Tây. Nói vậy, chắc Mạnh Kiến sẽ đi cùng với y.
Trong lòng Gia Cát Lượng chợt nổi sóng.
Hộ Khương giáo úy!
Nhớ năm xưa, khi Bàng Thống rời đi còn không bằng y, thế mà nay đã làm đến chức Hộ Khương giáo úy.
Trong lòng Gia Cát Lượng sao có thể thoải mái được?
Không phải y đố kỵ nhưng dù sao cũng không thấy thoải mái lắm.
Sau khi nói chuyện vài câu, Bàng Sơn Dân mang rượu rời đi.
Gia Cát Lượng ngồi một mình bên cạnh cửa sổ buồn bực uống rượu, càng uống càng thấy khó chịu thêm.
-Bộ xuất Tề thành môn,
Dao vọng đãng âm lý.
Lý trung hữu tam phần,
Lũy lũy chính tương tự.
Vấn thị thùy gia trủng,
Điền Cương, Cổ Dã Tử.
Lực năng bài Nam sơn,
Văn năng tuyệt địa lý.
Nhất triêu bị sàm ngôn,
Nhị đào sát tam sĩ.
Thùy năng vi thử mưu,
Quốc tướng Tề Án Tử.
Dịch nghĩa:
Ra khỏi cửa thành Tề đi bộ
Dõi nhìn làng lấp ló xa mờ
Giữa làng trơ trọi ba mồ
Giống nhau tưởng đã đắp gò chồng lên
Hỏi: nằm đó tuổi tên ai nhỉ?
Điền, Cổ, Cương, đích thị ba ngài
Núi Nam lật đổ, hùng tài
Văn chương âu cũng chuyển xoay đất trời
Một khoảnh khắc nghe lời nói dại
Hai trái đào giết hại cả ba
Mưu thâm kế hiểm ai mà?
Án Tề tướng quốc thì ra là người.
Gia Cát Lượng vốn tự cho mình là người nước Tề, luôn sùng bái Tướng quốc Án Tử của Tề quốc thời xuân thu. Y tự nhân tài hoa không kém gì Án Tử, nhưng bất hạnh thay chưa có dịp đền nợ nước. Mà nay, Hán thất suy yếu, Tào Tháo lại trưng dụng hàn sĩ khắp nơi, khiến Gia Cát Lượng chẳng hề vui vẻ gì. Lưu Biểu lại là người chẳng có chí lớn, dù có nương nhờ gã cũng nào có được lợi lộc gì đâu?
Một thân tài học của y nên phục vụ cho người nào mới xứng đây?
Y càng nghĩ càng cảm thấy buồn bực, tiếng ca dần cao vút lên.
Cách đó không xa, một trung niên nam tử mặt trắng, râu dài, mặc một bộ y phục tầm thường đang đối ẩm cùng một nam tử oai vũ.
Nghe thấy tiếng ca kia, người nam tử trung niên chợt ngẩng đầu lên.
-Trọng Nghiệp, người đang ca đó là ai?
Nam tử oai vũ quay đầu nhìn lại, chợt cười nói:
-Ta còn tưởng ai cao giọng hát, hóa ra là Khổng Minh.
-Đó có phải là Ngọa Long của Thủy Kính sơn trang, danh xưng Gia Cát Khổng Minh hay không?
-Đúng vậy!
Người nam tử trung niên kia nghe thấy thế mừng rỡ, vội nắm lấy cánh tay nam tử oai vũ kia, nói:
-Không biết Trọng Nghiệp có thể giới thiệu cho ta gặp mặt được không?
-Chuyện đó nào có đáng gì?
Nam tử oai vũ đứng dậy, cùng nam tử trung niên bước tới.
-Khổng Minh vì cớ gì lại độc ẩm như thế?
-A, là Văn Sính tướng quân.
Gia Cát Lượng vừa thấy nam tử oai vũ kia, liền vội đứng lên, chắp tay vái chào.
Văn Sính cười ha ha, kéo người nam tử trung niên bên cạnh ngồi xuống:
-Khổng Minh, ta đến giới thiệu một người với ngươi. Đây là hoàng thúc của Đại hán, Tả tướng quân, Dự Châu mục Lưu Bị - Lưu Huyền Đức. Chúng ta vừa nghe ngươi cao giọng hát, nên mới đến quấy rầy, mong Khổng Minh chớ trách.
Lưu Bị?
Gia Cát Lượng nghi hoặc nhìn nam tử trung niên kia.
Lưu Bị tươi cười:
-Từ lâu đã nghe danh Ngọa Long, nay mới được gặp, quả là may mắn của Bị.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.