Tào Tháo Thiên Bá

Chương 5: LIÊN MINH CHỐNG ĐỔNG TRÁC

Tào Trọng Hoài

22/02/2014

Nhà Đông Hán chia đất nước thành mười bốn đơn vị hành chính. Ngoài khu Tư Lệ trực thuộc, còn có mười ba châu là: U, Ký, Thanh, Tinh, Dự, Từ, Lương, Dương, Kinh, Ích, Giao, Duyện, Ung. Ở châu có Thứ sử, dưới châu là quận, chăm lo các mặt dân chính, tài chính và quân chính.

Khu Tư Lệ bao gồm kinh đô Lạc Dương, và một phần gần cố đô Trường An, nay là mắc, miền trung tỉnh Thiểm Tây và miền tây bắc tỉnh Hà Nam, do nhà nước, trung ương trực tiếp thống lĩnh.

Miền đông khu Tư Lệ có bốn châu: Duyện, Thanh, Dự, Từ. Duyện Châu nay là vùng tây nam tỉnh Sơn Đông và vùng đông nam tỉnh Sơn Tây. Thanh Châu bao gồm khu đông và miền trung tỉnh Sơn Đông. Dự Châu này là toàn bộ tỉnh Hà Nam. Từ Châu bao gồm khu nam tỉnh Sơn Đông và khu bắc tỉnh Giang Tô.

Miền bắc khu Tư Lệ có năm châu: U, Ký, Tinh, Lương và Ung. U Châu nay là một phận các tỉnh Liêu Ninh, Cát Liêm, Hà Bắc, tỉnh Hưng Yên, và một phần nước Hán. Ký Châu nay là tỉnh Hà Bắc, khu Tinh Châu bao gồm một phần tỉnh Hà Bắc, khu bắc tỉnh Sơn Tây và khu đông tỉnh Thiểm Tây. Lương Châu nay là một phần các tỉnh Ninh Hạ, Cam Túc và Thanh Hải. Ung Châu bao gồm miền Nam tỉnh Sơn Tây, miền tây tỉnh Thiểm Tây và một phần tỉnh Ninh Hạ.

Các châu Dương, Kinh, Ích, Giao gồm toàn bộ nửa phần nam của Trung Quốc. Dương Châu bao gồm khu nam Giang Tô và khu đông các tỉnh Chiết Giang, An Huy và Giang Tây. Kinh Châu bao gồm miền tây và miền Trung các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây. Giao Châu nay là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Ích Châu bao gồm Tứ Xuyên, Thiểm Tây và một phần Quý Châu.

Sau sự kiện đội quân Khăn vàng vào cuối triều Đông Hán, các châu, quận trong cả nước rơi vào tình trạng thiếu ổn định nghiêm trọng.

Năm Trung Bình thứ năm, (năm 188 công nguyên) Thái thường Giang Hạ Lưu Yên kiến nghị với Triều đình cho đổi chức quan Thứ sử ở các châu xa kinh thành, thường xẩy ra loạn lạc nghiêm trọng, thành chức quan Châu mục. Tăng thêm tài chính, quân đội và quyền lực, vì Thứ sử các châu không đủ binh lính và quyền lực để trấn áp bọn phản loạn. Các quan trong triều có quyền bổ nhiệm chức Châu mục. Triều đình làm theo ý kiến của Lưu Yên, Thứ sử các châu đổi thành Châu mục, tăng thêm quân chính và quyền lực cho các Châu mục.

Từ đó dần dà, các châu quận trở thành từng vùng đất do các Châu mục cát cứ.

Sau khi xung đột với Đổng Trác, Viên Thiệu đưa binh lính trực thuộc chạy về quận Bột Hải thuộc khu đông Ký Châu và cố thủ ở đó. Sau này Đổng Trác cho người đến bổ nhiệm Thiệu là Thái thú Bột Hải, phong là Nguyễn Hương hầu, nhằm vỗ yên Thiệu. Mặt khác, sai người đến Ký Châu yêu cầu viên Châu mục Hàn Phức phải giám sát chặt chẽ mọi hành động của Thiệu. Viên Thiệu cố thủ ở Bột Hải trong một tình thế hết sức khó khăn, không dám có một biểu hiện gì khác.

Khi đó, thái thú Đông Quận Kiều Mạo có nhiều ác cảm với Đổng Trác. Kiều Mạo từng là Thứ sử Duyện Châu. Ông là người nổi tiếng trong hàng ngũ Thứ sử và Thái thú lúc bấy giờ. Kiều Mạo giả danh các quan Tư đồ, Tư không, Thái uý, Tam công trong triều viết cáo thư thông báo tới các châu, quận, kể tội Đổng Trác, kêu gọi các châu, quận hợp binh thảo phạt Đổng Trác.

Thông cáo truyền đến Ký Châu. Châu mục Ký Châu là Hàn Phức cảm thấy khó xử. Đổng Trác đã tiến cử Hàn Phức là Châu mục Ký Châu, nên Hàn Phức phải trung thành với Đổng Trác. Hàn Phức đã giám sát Viên Thiệu đúng như Đổng Trác yêu cầu. Quả nhiên một thời gian sau, Viên Thiệu đã chiêu tập binh mã, chống đối với Đổng Trác. Hàn Phức không bỏ qua chuyện này. Quận Bột Hải thuộc Ích Châu, Thái thú cũng thuộc quyền Châu mục. Hàn Phức đang định cử người đến cảnh cáo Viên Thiệu, không cho phép Viên Thiệu manh động, lại nhận được thông cáo của Kiều Mạo đòi thảo phạt Đổng Trác. Hàn Phức do dự, chưa biết nên ủng hộ bên nào?

Hàn Phức triệu tập bộ hạ đến bàn việc. Sau khi nói sơ qua tình hình, Hàn Phức

- Lúc này tôi nên ủng hộ họ Đổng hay ủng hộ họ Viên?

Nghe Hàn Phức nói xong. có viên trợ lý là Lưu Tử Huệ lên tiếng: - Khởi binh là vì dân vì nước, đâu phải vì họ Đổng hay họ Viên?

Lời nói của Lưu Tử Huệ được mọi người tán thành vì dã nói được điều quan trọng nhất. Hàn Phức cảm thấy hổ thẹn, mặt đỏ lên. Hàn Phức hưởng ứng lời hiệu triệu khởi binh của Kiều Mạo. Ngày hôm sau, Hàn Phức cử người cầm thư đến cho Viên Thiệu, không những không cản trở việc làm của Thiệu, mà còn ủng hộ tích cực.

Sau khi nhận được thư của Hàn Phức, Viên Thiệu hoạt động mạnh hơn, không còn lo lắng gì nữa. Thiệu công khai cử người đi các nơi, mời Thái thú, Thứ sử các châu, quận cùng khởi binh đánh Đổng Trác. Các Thái thú, Thứ sử cũng rất muốn như vậy. Trước đây, thế lực ngoại tộc, tập đoàn hoạn quan đã áp bức, đè nén họ. Khi những thế lực đó không còn nữa, họ tưởng đã đến lúc có thể ngẩng đầu lên được. Nào ngờ Đổng Trác đã đến. Đổng Trác còn kinh khủng hơn cả ngoại tộc và hoạn quan. Họ căm ghét Đổng Trác. Thêm vào đó, Đổng Trác còn liên tục làm nhiều điều ác, tự quyền phế Thiếu đế, lập Trần Lưu Vương, hãm hại Thái hậu, chém giết dân lành. Đã đến lúc họ phải vùng dậy.

Viên Thiệu công khai cử người đến mời họ cùng khởi binh chống Đổng Trác, tựa như lửa đã gặp gió. Gió đã thổi bùng ngọn lửa và lan ra khắp nơi.

Thái thú Đông Quận Kiều Mạo là người đề xướng khởi binh chống Đổng Trác, điều đó là dĩ nhiên. Châu mục Ký châu Hàn Phức cùng tỏ thái độ hướng về Viên Thiệu. Ngoài ra còn cóậu Tướng quân Viên Thuật - anh em cùng cha khác mẹ với Viên Thiệu, người anh em Viên Di Thái thú Sơn Dương đều khởi binh hưởng ứng.

Thứ sử Dự Châu Khổng Do, Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại, Thái thú Hà Nội Vương Khuông, Thái thú Trần Lưu Trương Mạc, Thái thú Quảng Lăng Trương Siêu đều gửi thư cho Viên Thiệu, đồng ý khởi binh.

Điều đáng nói là Kỵ Đô uý Bào Tín đã chiêu tập được vài vạn bộ binh, bảy trăm kỵ binh, hơn một vạn rưỡi các loại xe, cùng với em là Bào Thao luyện binh suốt ngày đêm. Sứ giả của Viên Thiệu vừa đến, Bào Tín hưởng ứng và điều binh đi ngay.

Đương nhiên, Viên Thiệu không hề quên Tào Tháo. Lúc này Tào Tháo đã có đủ binh khí, huấn luyện binh lính cũng vừa xong. Tào Tháo bèn cùng Nhạc Tiến, Lý Điển, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng cùng mấy nghìn binh sĩ ra đi. Trước mắt Tào Tháo chưa có địa bàn hoạt động, nên tự coi mình là bộ hạ của Trương Mạc.

Binh mã các nơi lục tục xuất phát. Có nơi có đến hai, ba vạn người, hoặc một vài vạn. Nơi ít nhất cũng có tới năm, sáu ngàn người.

Viên Thiệu cùng các cánh quân khác đều kéo về Hà Nam.

Viên Thiệu đến Hà Nội hợp cùng binh mã của Thái thú Hà Nội là Vương Khuông, tạm thời đóng quân ở Hà Nội Hàn Phức đóng quân ở Nghiệp Thành, nay thuộc phía tây huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam, để vận chuyển quân lương. Viên Thuật đóng quân ở Lỗ Dương, nay thuộc huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam. Khổng Do đóng quân ở Dĩnh Xuyên.

Ngoài năm đạo quân trên, các đạo quân khác của Trương Mạc, Tào Tháo, Trương Siêu, Lưu Kiều Mạo, Viên Di đều đến vùng Toan Tảo, nay thuộc huyện Diên Tân tỉnh Hà Nam.

Đúng hẹn, Viên Thiệu, Vương Khuông, Hàn Phức, Viên Thuật, Khổng Do cùng với người tuỳ tòng đều đến họp ở Toan Tảo. Có mười người cầm đầu mười đạo quân lần lượt đã đến Toan Tảo.

Đạo quân thứ nhất: Thái thú Bột Hải, Viên Thiệu.

Đạo quân thứ Hai: Châu mục Ký Châu, Hàn Phức.

Đạo quân thứ ba: Thứ sử Dự Châu, Khổng Do.

Đạo quân thứ tư: Thứ sử Duyện Châu, Lưu Đại.

Đạo quân thứ năm: Thái thú Trần Lưu, Trương Mạc.

Đạo quân thứ sáu: Thái thú Quảng Lăng, Trương Siêu.

Đạo quân thứ bảy: Thái thú Hà Nội, Vương Khuông.

Đạo quân thứ tám: Thái thú Sơn Dương: Viên Di

Đạo quân thứ chín: Thái thú Đông Quận, Kiều Mạo.

Đạo quân thứ mười: Tế bắc tướng Bào Tín.

Mười vị đứng đầu mười đạo quân đều vui mừng, phấn khích, cùng chung một kẻ thù, cùng quyết tâm chống Đổng Trác. Họ thành lập liên minh chống Đổng và tôn Viên Thiệu làm minh

Đó là năm Hán Linh đế Sơ Bình thứ nhất (là năm 190 công nguyên). Các châu, quận phía đông cửa Hàm Cốc đã hình thành liên minh Đổng Trác. Viên Thiệu tự phong là Xa kỵ tướng quân, kiêm Hiệu uý khu Tư Lệ. Tào Tháo với quân đội riêng của mình, tự xưng là Phấn dũng tướng quân, và được minh chủ Viên Thiệu đồng ý. Viên Thiệu luôn luôn coi trọng Tào Tháo vì đã biết khả năng và thực lực của họ Tào.

Viên Thiệu và Ngô Khuông đóng quân ở Hà Nội, lập kế hoạch tác chiến, phụ trách công việc điều vận. Các thủ lĩnh khác đóng quân tại các nơi quy định và chờ lệnh.

Từng đạo quân với hàng vạn người đã vây kín ba mặt bắc, đông, nam thành Lạc Dương.

Minh chủ Viên Thiệu ra thông cáo kêu gọi binh sĩ các nơi nổi dậy chống Đổng Trác. Sau khi thông cáo các nơi, lại có thêm hai đạo quân nữa: đạo quân của Thái thú Trường Sa Tôn Kiên và đạo quân của Thái thú Thượng Đảng Trương Dương. Đội ngũ chống Đổng Trác đã có tới mười ba đạo quân.

Viên Thiệu nổi tiếng vì đã dám công khai phản đối Đổng Trác, và được thủ lĩnh các đạo quân tín nhiệm. Duy có Bào Tín nhìn Viên Thiệu hơi khác. Bào Tín thật biết người biết của. Qua mấy lần tiếp xúc, Bào Tín cho Viên Thiệu là người ưa hư danh, phù hoa, có nhiều ý nghĩ viển vông, hoàn toàn thiếu thực tế. Bề ngoài, Viên Thiệu rất coi trọng ý kiến của mọi người, nhưng không có chủ kiến. Tư tưởng của Viên Thiệu không khác gì một chiếc đèn lồng, chiều nào gió mạnh thì chuyển động theo chiều đó. Trạng thái này quả không thích hợp với một minh chủ có quyền điều binh khiển tướng hơn mười đạo quân. Nhưng Bào Tín không nói những điều đó với các thủ lĩnh khác, vì đó mới là cảm giác, một vài phát hiện đặc biệt. Có thể hiện nay các thủ lĩnh khác chưaấy, nói ra e không có lợi cho việc phối hợp trong liên minh.

Kể cũng hơi lạ, Bào Tín không nói những ý nghĩ đó với bất kỳ một ai ngoài Tào Tháo. Rõ ràng Bào Tín có thiện cảm với Tào Tháo. Bào Tín biết rõ Tào Tháo đã từng giữ chức Hiệu uý Điển quân và cũng vì không nhận chức do Đổng Trác bổ nhiệm nên Tào Tháo mới chạy đến Trần Lưu. Tất cả những điều ấy, đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong Bào Tín. Bào Tín rất thích đội quân của cá nhân Tào Tháo. Đội quân nổi trội nhất trong liên minh. Đây mới là ấn tượng đẹp nhất. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, tay không lập nghiệp, Tào Tháo xây dựng thành công một đội quân như vậy. Đó chính là sự thể hiện tập trung ý chí và năng lực của Tào Tháo. Bào Tín biết chuyện Tào Tháo xoay trần ra rèn binh khí cùng quân lính; biết chuyện Tào Tháo đến thăm các nhà giầu để có được sự giúp đỡ; và càng biết những phương pháp, kỹ xảo Tào Tháo dùng để luyện binh.

Bào Tín quả quyết Viên Thiệu không thể so được với Tào Tháo - một anh hùng đáng người thô, ngắn, rắn chắc và nét mặt trông hơi buồn cười.

Bởi vậy Bào Tín hay đến thăm Tào Tháo và có lần đã cảm động nói:

- Làm người anh hùng trong thời loạn rất khó. Sau này, tướng quân mới là người dẹp loạn, yên dân. Trước mắt, các thủ lĩnh khác cũng rất mạnh, nhưng chỉ một thời gian nữa họ sẽ yếu đi và diệt vong. Chỉ có tướng quân là người nhận mệnh trời làm nên sự nghiệp.

Tháo nghe xong cảm thấy bàng hoàng.

- Tướng quân quá khen, quá khen. Tháo tôi cũng chỉ là người cạn nghĩ, chỉ muốn chống lại Đổng Trác, làm gì đã đủ tài đức để nhận mệnh trờ

Bào Tín nói:

- Tướng quân đừng quá khiêm tốn. Người anh hùng xuất hiện trong thời loạn cũng có ưu có khuyết, ai mà tránh được! Nay tướng quân là người tài đức lẽ nào lại không hết lòng vì dân vì nước? Đã tận tâm tận lực thì không còn ai sánh kịp?

Nghe xong những lời tâm huyết đó, Tháo không thoái thác nữa. Tháo vui vẻ biểu thị lòng biết ơn của mình. Tào Tháo không suy nghĩ gì về điều đó nữa. Điều cấp bách Tháo cảm thấy lúc này là đánh lại Đổng Trác như thế nào...

° ° °

Sau khi Viên Thiệu ra thông cáo kêu gọi các nơi khởi binh thảo phạt Đổng Trác, Trác không thèm để ý đến Viên Thiệu. Binh lực của Đổng Trác rất mạnh, liệu mấy chục đạo quân ấy thì làm được trò trống gì?

Nhưng vốn là kẻ tàn bạo, Đổng Trác xem xong thông cáo vô cùng tức giận. Đổng Trác cho rằng Hoằng Nông Vương chính là nguồn gốc khiến Viên Thiệu và những người khác khởi binh. Hoằng Nông Vương là Thiếu đế bị Đổng Trác phế bỏ. Thiếu đế là cái cớ để các châu, quận khởi binh. Thiếu đế là cái gốc của tai họa. Trước đây mình nhổ cỏ không nhổ tận gốc, nên có hoạ "khởi binh" hôm nay. Đổng Trác cảm thấy đã làm gì phải làm sạch, triệt để, đại trượng phu phải cứng rắn, không hề run tay. Trác quyết định phải khử Hoằng Nông Vương để tuyệt đường hậu hoạ.

Đổng Trác tìm mưu sĩ hàng đầu Lý Nho để định giải pháp nghĩ một lúc rồi nói:



- Ngày mai là ngày sinh nhật lần thứ mười lăm của Hoằng Nông Vương, lấy cớ dâng rượu mừng thọ mà giết đi.

Đổng Trác vui vẻ nói: - Cứ làm như thế vậy!

Ngày sinh nhật lần thứ mười lăm của Hoằng Nông Vương Lưu Biện, Lý Nho chuẩn bị một chén rượu độc, dâng lên trước mặt Hoằng Nông Vương:

- Chén rượu mừng thọ của Đổng tướng quân, mời Hoằng Nông Vương uống.

Hoằng Nông Vương tuy nghi ngờ, nhưng không dám không uống. Đã như vậy không uống cũng chết, tốt nhất là uống cạn.

Hoằng Nông Vương ứa nước mắt, cầm chén rượu uống một hơi. Sau đó chừng phần tư canh giờ thì ngã xuống và chết.

Sau khi Hoằng Nông Vương chết, Trác mới thấy yên tâm. Đồng thời Trác nghĩ để xem mấy vị Thứ sử, Thái thú còn dựa vào cớ gì nữa mà khỏi binh?

Lúc này, tiếng tăm của đạo quân Quan Đông ngày càng rộng lớn. Cho dù Hoằng Nông Vương đã chết, nhưng Đổng Trác vẫn không thể kê cao gối ngủ yên. Đổng Trác cho triệu tập Lý Nho và các mưu sĩ khác đến để tìm cách đối phó.

Lý Nho nói:

- Không thể xem nhẹ việc các châu, quận vùng Quan Đông khởi binh. Về quân số họ cũng rất đông. Hoằng Nông Vương tuy đã chết, nhưng bọn Viên Thiệu vẫn có thể tì một cớ khác để tiến quân vào Lạc Dương. Trước mắt, Lạc Dương không cơ điều kiện tự nhiên lợi cho việc phòng thủ, nên để bảo đảm an toàn, chỉ bằng ta dời đô về Trường An.

Đổng Trác không ngờ Lý Nho lại có một đề nghị đột ngột như vậy, bèn nói:

- Việc dời đô thì chưa nên, nếu chỉ vì Lạc Dương không có đủ điều kiện thiên nhiên để phòng thủ thì không phải lo. Quan Tây Lương hùng mạnh của ta có thể chống lại hai lần số quân lính của Quan Đông hiện nay.

Lý Nho nói:

- Dời đô về Trường An có hai điều lợi, một là khỏi phải tranh giành với bọn Viên Thiệu, hai là khi không còn đối thủ nữa, nội bộ chúng sẽ tranh giành với nhau. Lúc đó, chúng ta sẽ đến hỏi tội từng tên một, bọn chúng nhất định sẽ thất bại. Như tôi biết, bọn Quan Đông tuy nhiều, nhưng do nhiều đạo quân hợp lại, anh nào cũng có mưu đồ riêng, nên dễ gì đã tin nhau. Người đông, song thiếu nhất tâm, một khi không còn đối thủ chung, thì làm gì còn lý do để liên minh lâu dài nữa?

Nghe Lý Nho nói một thôi nữa, Đổng Trác dần mới vỡ ra. Hơn nữa Trường An vốn là căn cứ địa của quân Tây Lương, dời đô về Trường An rất có lợi cho Đổng Trác, do đó Đổng Trác nghe lời Lý Nho. Ngày hôm sau Đổng Trác cho triệu tập Tam công cùng các quan đến chính thức để xuất việc dời đô.

Các đại thần không ngờ có chuyện dời đô về Trường An. Mọi người ngơ ngác.

Tư đồ Dương Bưu đứng lên phản đối

- Không được làm như vậy! Lạc Dương là kinh đô đã nhiều năm. Các quan và trăm họ đã thích ứng. Nếu dời đô, tất sẽ kinh động triều dã, lòng người sẽ xao xuyến. Không dời đô là tốt nhất!

Đổng Trác ưỡn bụng, chỉ vào Dương Bưu nói:

- Dời đô là kế lớn của đất nước, ông lại dám ngăn cản?

Thái uý Hoàng Uyển nói thêm:

- Chính vì dời đô là kế lớn của đất nước, nên Dương Tư đồ mới dám nói thẳng như vậy. Mong tướng quân vẫn nên xem xét lại...

Đổng Trác không nói được gì, chỉ trừng mắt nhìn Hoàng Uyển. Lúc này các đại thần tranh nhau lên tiếng để dàn hoà:

- Dời đô là một kế hay. Hán Cao Tổ cũng lấy Trường An làm kinh đô đấy thôi! Tướng quốc không chấp gì lời nói sai trái của Dương Tư đồ và Hoàng Thái uý. Quyết định cuối cùng vẫn là do tướng quốc kia mà!

Lúc này Đổng Trác mới thấy dịu lại, nhưng lập tức cách chức Dương Bưu và Hoàng Uyển. Tuyên bố Dương Hiện làm Tư đồ, Triệu Khiêm làm Thái uý, và chuẩn bị dời đô.

Hiệu uý Thành môn Ngũ Quỳnh và Thượng thư Chu Sắt đều mắng Dương Tư đồ là người chỉ biết tuân theo, không có dũng khí. Sắt và Quỳnh liều chết khuyên can, không để Đổng Trác dời đô nhìn thấy hai người liền nói:

- Lúc đầu hai ông khuyên ta trọng dụng danh sĩ, cử Viên Thiệu làm Thái thú Bột Hải. Ta đã nghe lời. Nhưng thử hỏi người được tiến cử làm Thái thú, làm Thứ sử đó đã báo đáp ta như thế nào? Đã khởi binh để đánh ta. Hai ông hoàn toàn đã phụ ta, ta không hề phụ hai ông. Lần này, xin đừng trách ta là vô tình...

Thế rồi Đổng Trác giận dữ một lúc lâu và sai người đến bắt Ngũ Quỳnh và Chu Sắt hạ ngục. Ngày hôm sau, tìm cớ khép tội hai người, và đem xử chém.

Giết xong Ngũ Quỳnh và Chu Sắt, Đổng Trác vẫn chưa hả giận, liền định tội cho chú Viên Thiệu là Thái phụ Viên Ngụy và anh của Viên Thuật là Thái phó Viên Cơ. Hai người và gia đình gồm trên năm mươi người già trẻ, lớn bé đều bị giết sạch.

Hoàng Uyển và Dương Bưu nhìn thấy nhiều người bị giết cũng sinh lo. Vì sự an toàn của gia đình, hai người vội vã chạy đến quỳ trước phủ tướng quốc xin nhận sai lầm.

Đổng Trác cười lớn và lấy làm mãn nguyện. Trác không những đã tha thứ cho hai người còn tiến cử với Hiến đế cho hai người chức vị Quang lộc đại phu trước khi dời đô. Còn hai người nữa cũng là cái gai đối với Đổng Trác. Một người là Tả tướng quân Hoàng Phủ Tung. Người kia là Doãn Chu Nho ở Hà Nam, hai người trước đây từng là quan trên của Đổng Trác. Ở địa phương cũng như trong quan trường, hai người đều nổi tiếng. Do đó Đổng Trác sinh lòng ghen ghét.

Lúc đó, Chu Nho kiến nghị với Đổng Trác một kế hoạch bố trí phòng thủ tại Lạc Dương, Trác không theo, Chu Nho tức giận, xin từ quan. Đổng Trác không ngăn cản, còn lấy làm sung s

Lúc này chỉ còn lại Hoàng Phủ Tung. Đổng Trác bày trò, điều Hoàng Phủ Tung về kinh thành làm Hiệu uý Thành Môn, mượn cớ đó để hãm hại Hoàng Phủ Tung. Không ngờ Hoàng Phủ Kiên, con trai Hoàng Phủ Tung là bạn của Đổng Trác, nên Trác đành để Hoàng Phủ Tung làm chức Nghị lang.

Đối với những người khó đối phó, người thì giết, người thì sắp đặt lại, làm xong việc ấy Trác mới hạ lệnh, định ngày dời đô. Trác hạ lệnh dời hơn một trăm vạn hộ dân từ Lạc Dương đến Trường An. Trong một thời gian, đường từ Lạc Dương đi Trường An đầy những người và ngựa. Nạn thiếu lương thực, nạn cướp bóc làm chết cơ man nào là người. Thi thể vứt đầy hai bên đường. Thật là cảnh tượng thê thảm, nhìn thấy mà phát sợ.

Đổng Trác không muốn quân Quan Đông chiếm thành Lạc Dương, nên sai người đốt sạch, phá sạch. Hai trăm dặm vuông kinh đô biến thành một đống tro tàn. Gà, chó không còn một con.

Đổng Trác còn cho Lã Bố cùng một đoàn người ngựa đào bới phần mộ của không ít đế vương, công khanh, đại thần chôn cất ngoài thành, moi hết số vàng bạc châu báu lên, chuyển cả đến Trường An.

Trong lịch sử Trung Quốc, một quan chức cao nhất trong Triều đình, một lãnh tụ chính trị tàn bạo như Đổng Trác có lẽ không tiền khoáng hậu. Đổng Trác vào thành Lạc Dương ngoài ý đồ vơ vét của cải, còn có dã tâm cướp ngôi vua. Trước mắt, Đổng Trác muốn chấn chỉnh công việc Triều chính, nên bổ nhiệm không ít những danh sĩ phái Thanh Lưu, sửa sai vụ án Trần Phồn, Đậu Vũ... quét sạch lũ tham quan ô lại, một thời gian không khí chính trị trong cả nước ít nhiều có

Nhưng Đổng Trác vốn là kẻ vũ phu không hiểu về chính trị. Tuy cũng có mưu lược, song lại quá tin tưởng vào lực lượng quân sự. Nhân trong lúc hỗn loạn, Đổng Trác đã thôn tính số quân lính của Hà Tiến, Hà Miêu và Đinh Nguyên, sát nhập quân của Đổng Trọng trước đây vào quân Tây Lương và gần như Đổng Trác đã khống chế được toàn bộ binh lính hiện có ở khu Tư Lệ. Đến như Viên Thiệu, Tào Tháo, những người hay lên giọng phản đối, cũng phải vội vã trốn chạy.

Nếu Đổng Trác biết ổn định vị trí của Thiếu đế để mọi người không còn gì dám công khai phản đối và dần dần củng cố quyền lực chính trị của mình, thì Đổng Trác mới có thể viết nên trang sử mới. Đây ngược lại Đổng Trác đã lấy lực lượng quân sự làm hậu thuẫn, củng cố uy quyền một cách gượng ép, phế bỏ Thiếu đế, lập Hiến đế. Kết quả là người người phản đối. Sau khi đoàn quân Quan Đông nổi dậy, Đổng Trác không còn đủ bình tĩnh để tìm cách lợi dụng nhược điểm của đối phương mà chống trả.

Đổng Trác không chịu đựng được, thậm trí đã phải điên lên khi có ai đó dám có ý kiến phê phán lực lượng quân sự mà Trác vốn tôn sùng. Hành động cứng rắn của Trác phản ánh một tâm hồn trống rỗng. Trác rất sợ những binh lính mới hàng phục sẽ đầu hàng khi đánh nhau. Cuối cùng, Trác đánh giá quá cao lực lượng của đối thủ, nên mới nhanh chóng trốn đến nơi an toàn. Dời đô về Trường An, huỷ diệt thành Lạc Dương, là những việc làm chứng tỏ Trác là người không có đầu óc chính trị. Do không có cách chống trả tình hình khó khăn ập đến nhanh chóng nên Đổng Trác càng trở nên tàn nhẫn và thô bạo, và cũng vì thế Trác đã tự dấn thân vào con đường huỷ diệt.

° ° °

Sau cuộc chiến tranh thời kỳ Vương Mãng, Trường An trông thật hoang tàn. Cung điện, cùng những lâu đài biệt thự đều bị phá sạch. Đổng Trác thô thiển, ngang ngược, hạ lệnh dốc sức xây dựng lại. Trác nói:

- Sợ gì? Vùng đất bên phải có nhiều gỗ, cho người đi chặt, đi khênh về. Gần đây có nhiều hố sâu làm gạch ngói, mười mấy cái chưa đủ, thì đào thêm mấy trăm cái, làm thật nhiều gạch ngói.

Thế là người dân Lạc Dương vừa mới đi đến Trường An, cùng với dân chúng trong, ngoài thành Trường An, phải lao động khổ sai nhằm xây dựng đô thành mời. Người người dãi nắng dầm sương, trên mưa dưới bùn cực kỳ vất vả. Thiếu ăn, công việc nặng nhọc, nhiều người đã gục ngã. Người chết thì đã chết, người ốm thì cũng coi như đã chết. Đổng Trác cho vứt những người ốm ra rừng cho thú ăn thịt, vì người ốm đã không làm được việc nhưng vẫn phải ăn, tốn lương thực.

Nếu ai có lời ta thán, Đổng Trác sai người chém luôn. Đổng Trác còn cho chém cả những người liên quan, bởi vậy số người bị giết không phải là ít. Ai nấy sợ hãi, ra sức làm việc, không dám kêu ca...

Những hành động tàn bạo của Đổng Trác truyền đến doanh trại của Tào Tháo, Tháo nghe được vừa thấy căm giận vừa thấy đau xót. Càng đau xót hơn khi chính Tháo không biết mình phải làm gì để ngăn cản tấm thảm kịch nơi trần gian này. Xa xa đứng nhìn về Lạc Dương và Trường An, chưa bao giờ Tháo cảm thấy thê lương và căm giận như vậy. Đó là nỗi nhục chưa từng có ở Triều nhà Hán. Đó làtai hoạ chưa từng xảy ra ở Trung Quốc, Hoàng thượng ở đâu? Triều đình ở đâu? Trăm họ ở đâu?

Tháo bước chầm chậm ngoài doanh trại, tình cảm dạt dào, viết nên bài thơ về tấm bi kịch thời đại làm đau lòng. Bài "Dới lộ".

Hai mươi đời nhà Hán,

Lâu dần thành bất lương.

Giống khi mặc triều phục.

Trí thấp nhưng mưu cường.

Do dự không dám quyết,

Thú dữ hại quận vương.

Ráng trắng tựa ban ngày,



Tướng đỏ, chịu tai ương.

Giặc thần giữ trị nước,

Sát chủ diệt Vũ lương.

Lật nhào cơ nghiệp đế,

Tông, miếu thành tang thương.

Di đô chạy về Tây,

Khóc than suốt chặng đường

Đốt phá thành Lạc Dương,

Cảnh tượng thật bi thương.

"Dới lộ" vốn là một loại bài hát thời Đông Hán. Các vương công, quý nhân dùng nhạc điệu này trong những đám tang. Tào Tháo mượn vần điệu để tiễn đưa những người đã hy sinh trong tấm bi kịch của thời đại.

Ý tứ của bài thơ: kể từ Hán Cao Tổ Lưu Bang đến Đông Hán Linh đế vua Lưu Hoằng, vương triều nhà Hán truyền được hai mươi hai đời. Nay quyền lực nằm trong tay Hà Tiến - một kẻ thiếu hiểu biết. Hà Tiến thô lỗ, trông như một con thú, dù có khoác ra ngoài bộ lễ phục sang trọng vẫn không ra người. Hà Tiến trí thấp, mưu hèn nhưng dã tâm rất lớn, một lúc muốn giết hết bọn hoạn quan.

Đứng trước tình thế ác liệt, sách lược do dự không quyết, để bọn hoạn quan bắt giữ Hoàng đế, lưu lạc, khổ sở ở bên ngoài. Ráng trắng giữa ban ngày mà nhìn không rõ, khiến cho Hà Tiến cũng bị sát hại. Giặc thần Đổng Trác thừa cơ nắm lấy triều chính, giết Thiếu đế, huỷ diệt kinh thành Lạc Dương. Cơ nghiệp vương triều nhà Hán đổ vỡ, tông miếu cung điện cũng theo đó mà tan tành. Quần thần, thứ dân buộc phải dời về Trường An, lưu ly thất tán, tiếng khóc vang trời. Nhìn thấy thảm cảnh trong thành Lạc Dương, Tháo cảm thấy trống rỗng, đau xót đến rơi lệ.

Khi Đổng Tráchỏi thành Lạc Dương, bỏ mặc quân khu Tư Lệ, binh lính trong thành, khiến chúng vô kỷ luật, hỗn loạn, sĩ khí bạc nhược, khiến Đổng Trác phải dùng quân chủ lực để phòng thủ. Nhưng Thiệu và quân Quan Đông không có phản ứng gì, Tháo không sao hiểu nổi. Đúng như lời Bào Tín đã nói, quân Quan Đông tuy được coi là một liên quân, nhưng mỗi anh lại ôm ấp ý đồ riêng, không ai dám đưa quân của mình đi tiên phong, chống chọi với quân Tây Lương hùng mạnh của Đổng Trác. Còn minh chủ Viên Thiệu vẫn án binh bất động, thờ ơ với những thảm cảnh do Trác gây ra trong lúc đời đô. Trước tình cảnh đó, Tháo trực tiếp đến đại bản doanh của Viên Thiệu, phê phán thẳng thừng:

- Chúng ta khởi binh để trừ bạo loạn, nay các đạo quân đã tập hợp đầy đủ, vậy mọi người còn do dự gì nữa? Trước đây Đổng Trác chiếm lĩnh kinh thành Lạc Dương, có quân lực của hoàng thất làm cơ sở, lại bố trí phòng ngự vững chắc, kể cũng khó mà đánh bại được chúng. Ngày nay Đổng Trác chủ động rút lui, đưa triều thần và Thiên tử dời về Trường An. Việc đó chấn động cả nước, quân sĩ hoang mang, ngày tàn đã tới. Chỉ cần một trận là có thể bình định được thiên hạ, tại sao không nắm lấy thời cơ đó...

Viên Thiệu lại nói:

- Tướng quân đừng nóng vội, quân của chúng ta tuy đã liên minh, nhưng bước đầu chuẩn bị chưa đầy đủ, phối hợp tác chiến thật khó khăn. Đổng Trác tuy nói là rút lui, song thực lực vẫn không hề giảm, biết đâu chúng chẳng cho mai phục ở hai bên đường? Nếu quân của chúng ta cứ tiến vào Lạc Dương, e có mạo hiểm không...

Tào Tháo thất vọng quay về, tuyên bố trước ba quân:

- Cử nghĩa binh, trừ bạo loạn, danh chính ngôn thuận. Lúc này ba quân đã tập hợp đầy đủ, đã đến lúc có thể xuất kích, các vị đã quyết tâm chưa? Nghịch tặc Đổng Trác thiêu huỷ cung điện, ép buộc Thiên tử, cưỡng bức trăm họ, cả nước chấn động, lòng người hoang mang, trời không thương, người oán giận, đã đến lúc trừng phạt nghịch tặc, chỉ cần mọi người đồng tâm hiệp lực, nhất định sẽ thắng...

Tào Tháo nói xong, tướng lĩnh các đạo quân vẫn yên lặng. Thực ra ai nấy đều có ý đồ riêng: một là sợ binh lính của mình bị tổn thất, hai là: dù có thắng được Đổng Trác thì chắc gì địa bàn đó đã thuộc về mình. Huống hồ minh chủ Viên Thiệu lại chưa có mệnh lệnh gì, nếu chỉ nghe một mình Tào Tháo, như vậy đã đúng chưa?

Tào Tháo nhìn những người đồng minh thiếu đồng tâm mà cảm thấy bực dọc.

Tào Tháo vô cùng thất vọng, bèn tự dẫn Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng, Lý Điển, Nhạc Tiến tiến về hướng tây đánh Đổng Trác. Hiếu liêm Trần Lưu là Vệ Tư cũng tình nguyện đi cùng Tào Tháo. Tào Tháo và Vệ Tư tuy có một số quân lính, nhưng vì không có cơ sở, nên việc nuôi quân trở nên phức tạp, buộc họ phải đến nhờ sự giúp đỡ của Thái thú Trần Lưu Trương Mạc.

Trương Mạc ủng hộ hai người, còn giúp họ thêm mấy ngàn người ngựa.

Tào Tháo hết sức mừng rỡ, bèn tự mình đi đánh trận đầu, đề nghị Vệ Tư tiếp ứng phía sau. Tào Tháo vô cùng tin tưởng, xuất phát từ Toan Tảo, hòng cướp lại Vinh Dương. Trên đường không gặp trở ngại nào.

Tào Tháo dẫn quân đến Biện Thuỷ. Biện Thuỷ nằm ở phía bắc huyện Vinh Dương tỉnh Hà Nam. Vừa đến nơi Tào Tháo gặp đại tướng Từ Vinh của Đổng Trác. Đổng Trác nghe tin Tào Tháo đơn độc tiến quân, bèn điều đại tướng Từ Vinh đến Biện Thuỷ nghênh tiếp quân Tào.

Quân lính của Tào Tháo không nhiều, không ngờ Từ Vinh đã bầy binh bố trận, nên lâm vào tình thế vô cùng bất lợi. Cũng may là số nghĩa quân mới tuyển mộ của Tào Tháo đã được huấn luyện kỹ càng, binh khí đều mới, nên dù trong một tình thế cực kỳ bất lợi, cũng chống trả được suốt một ngày. Đương nhiên là thương vong khá lớn. Cả bốn người Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Tào Hồng phải liều mạng mới bảo vệ được Tào Tháo rút về hướng Vinh Dương.

Binh lính của Từ Vinh luôn luôn bám sát Tào Tháo.Trời đã tối Tào Tháo gia roi thêm nữa, tiếng nói bên tai như tiếng khóc. Chạy đã mệt mà khí thế của lũ truy binh vẫn không giảm. Bỗng Tào Tháo nghe có tiếng tên bay tới, tuy đã vội vã cúi người để tránh, nhưng một mũi tên đã trúng vào vai. Tháo chưa kịp phản ứng thì một mũi tên khác đã trúng vào mông ngựa. Con ngựa ngã quy, hất Tào Tháo xuống đất. Phía sau truy binh đã đuổi gần tới. Trong lúc nguy khốn đó, Tào Hồng đã đến kịp, chỉ huy binh lính ngăn cản quân địch, và nhảy xuống ngựa đỡ Tào Tháo dậy, giúp Tào Tháo rút mũi tên ra, lấy thuốc đeo sẵn bên người bịt vào vết thương và mời Tào Tháo lên ngựa của mình.

Tào Tháo nói:

- Hiền đệ không có ngựa thì làm sao?

Tào Hồng nói:

- Thiên hạ có thể không có tôi, nhưng không thể không có ông.

Tiếng thét giết, giết, nghe đã ở gần, Tào Hồng đỡ Tháo lên ngựa, còn mình thì chạy ở phía sau được khoảng mấy dặm thì trời đã tối hẳn. Bỗng phía trước xuất hiện hàng mấy bó đuốc chặn mất lối đi.

Tào Tháo và Tào Hồng kinh ngạc. Lẽ nào trời đã hại chúng ta? Tào Tháo phẫn nộ thét lớn:

- Phải quyết liều mạng!

Đang định giục ngựa lên nghênh chiến, lúc đó mới nhìn thấy quân lính của Vệ Tư. Thật là một lần lo hão. Ai nấy cảm thấy như vừa trút đi một gánh nặng. Khi Tháo hỏi đến Vệ Tư mới biết Vệ Tư đã chết vì một mũi tên lạc.

Vệ Tư là ân nhân của Tào Tháo. Lần này Vệ Tư tình nguyện đi cùng Tào Tháo và đã chết. Tháo thương tiếc, ngẩng mặt nhìn trời mà than rằng: "Vệ công là người tốt, ý trời sao lại nghiệt ngã?"

Nhưng tình hình hết sức khẩn cấp, không thể để mọi người dừng lâu, hai cánh quân hợp làm một, đi suốt ngày đêm, rời khỏi Vinh Dương. Lúc đó, Từ Vinh cũng đã dừng chân. Từ Vinh tuy thắng Tào Tháo, nhưng cũng hiểu được khả năng của Tào Tháo. Hơn nữa ở Toan Tảo còn hơn chục vạn binh mã nên không dám đến gần, quyết định thu quân quay về.


° ° °

Đoàn quân Quan Đông có hơn mười vạn binh lính của bốn quận huyện tinh hoa nhất các Châu, Ký, Dự, Duyện, Thanh tham gia hưởng ứng. Nhân lực, vật lực tiếng tăm vượt xa chính quyền Trường An của Đổng Trác. Nhất là sau khi Đổng Trác dời đô, sĩ khí của binh lính trực thuộc sa sút, sức chiến tranh giảm hẳn. Hơn nữa quân trực thuộc hơn ba vạn người do Tả tướng quân Hoàng Phủ Tung thống lĩnh hiện đóng ở Hiệp Phong gần Trường An, không những không chịu sự chỉ huy của Đổng Trác, mà còn nhiều khả năng chống lại vào bất cứ thời điểm nào. Đúng như Tào Tháo đã tính toán, sách lược của quân Quan Đông đúng đắn, chỉ cần một cuộc hội chiến lớn, là thay đổi được cục diện.

Vấn đề là, lãnh tụ các châu quận phải cùng làm. Đừng có bề ngoài thì hô hào "chống bạo" và "cần vương", bên trong lại muốn nhân cơ hội này thoát khỏi sự lệ thuộc với chính quyền Trường An, từ đó không phải tuân theo lệnh điều động, có lãnh thổ riêng, có quyền khống chế quân đội, chờ thời mưu đoạt thiên hạ.Về sau Viên Thiệu và Hàn Phức định công khai ủng hộ châu mục U châu là Lưu Ngu làm Hoàng đế. Viên Thiệu cũng muốn xưng đế - đấy là những chuyện sau này. Còn bây giờ thì các thủ lĩnh châu, quận đều muốn giữ gìn thực lực của mình, nên không ai chịu mạo hiểm đối đầu với Đổng Trác. Việc bao vây thành Lạc Dương cũng chỉ là hình thức bề ngoài mà thôi.

Đội quân của Tào Tháo lúc bây giờ là đội quân của cá nhân. Không có đất, không có dân. Tiền tài, lương thảo tự cung tự cấp. Thật là khó khăn đối với một chiến lược lâu dài. Tào Tháo độc lập tác chiến không sợ trứng chọi với đá. Điều chủ yếu nhất, Tào Tháo mong muốn là bằng hành động của mình, bóc trần những mưu tính cá nhân của các lãnh tụ trong đoàn quân Quan Đông, hòng lôi kéo những người có tâm huyết, tăng thêm lực lượng của mình.

Khi về đến Toan Tảo, quân lính của Tào Tháo chỉ còn lại năm, sáu trăm người. Cũng may, các tướng lĩnh không ai bị thương vong. Trong khi đó ở đây có không ít hơn chục vạn quân của Trương Mạc, Lưu Đại, Kiều Mạo, Viên Nguỵ. Chẳng nhẽ hơn mười vạn quân lính đó lại không thể đi đánh Đổng Trác hay sao?

Nhưng khi nhìn thấy những mâm rượu, những bữa tiệc, cảnh nhảy múa, ca hát trong các doanh trại của đoàn quân Quan Đông gồm mấy chục vạn người ở ngay nơi trận địa, Tháo cho rằng họ đã quên hết những bi kịch của Hoàng đế triều Đông Hán, quên hết mục đích khởi nghĩa để cần vương trừ bạo. Tháo vừa buồn vừa giận đến cực điểm, nên đã nói như thét lên:

- Các vị hãy suy nghĩ thật kỹ kế hoạch của tôi: Toán quân Bột Hải đóng ở Hà Nội có thể tiến thẳng đến cửa khẩu Mạnh Tân, các đoàn quân khác đóng ở Toan Tảo có thể xây dựng những công trình phòng thủ kiên cố và giữ vững Ngao Thương, khống chế hoàn toàn địa thế hiểm yếu ở Thái Cốc. Đoàn quân Nam Dương của tướng quân Viên Thuật có thể xuôi dòng Đan Thuỷ và Nghi Thuỷ trực tiếp xâm nhập Vũ Quan, như vậy sẽ chấn động toàn bộ chính quyền Trường An - Tháo lại nói tiếp: - Chúng ta chỉ cần xây dựng các công trình phòng ngự ở đây, bố trí nghi binh, hư hư thực thực, không cần phải chiến đấu thực sự với đối phương cũng có thể có tiếng vang, tạo nên một thế lớn. Như vậy, khác gì giáng một đòn nặng nề vào chính quyền của Đổng Trác. Từ cổ chí kim, ai đi đúng hướng thì sẽ sống, người đi ngược hướng thì sẽ chết. Cứ theo kế hoạch này thì sẽ thành công.

Tào Tháo cảm khái, giọng nói mạnh mẽ. Tháo lại nói tiếp:

- Ngày nay, trên danh nghĩa là cần vương, chúng ta xuất quân. Nếu bây giờ chúng ta cứ do dự không dám tiến công, sẽ khiến cho những người có tâm huyết trong thiên hạ thất vọng, và ngay như Tháo tôi, cũng cảm thấy xấu hổ cho thái độ của các vị.

Tháo nói những lời tâm huyết và đúng đắn nhưng không ai muốn nghe. Ngay đến người có cảm tình với Tào Tháo là Trương Mạc cũng tỏ ra không tán thànhến lược bao vây thành Lạc Dương từ ba mặt của Tào Tháo là một chiến lược rất thông minh. Sau khi dời đô, khí thế trong quân của Đổng Trác đã sa sút. Thêm vào đó, quân lính của Y Chu Thi, Kinh Triệu Doãn và đoàn quân trước đây của Hoàng Phủ Tung có thể tiến công Đổng Trác bất cứ lúc nào. Nếu đồng thời vây kín mặt đông, tây, nam thì rất có thể đoàn quân Tây Lương của Đổng Trác sẽ phải rời bỏ Trường An lui về vùng Quan Châu và Lương Châu. Như vậy đoàn quân Quan Đông có nhiều điều kiện thuận lợi trên bàn đàm phán.

Chỉ tiếc những người cầm đầu quân Quan Đông phần lớn còn ít tuổi. Họ còn thiếu kinh nghiệm, chưa có nhân quan tổng quát khi nhìn thời thế. Ngay cả như minh chủ Viên Thiệu cũng chỉ là người chăm lo để thế lực cá nhân lớn mạnh, mong có một địa bàn ổn định. "Khởi binh cần vương" cũng chỉ là cái cớ để từng người mở rộng thế lực của mình.

Tào Tháo là người đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về thời thế, về địch, ta, nên mới dám lớn tiếng chỉ trích đồng minh với mình và trình bày một chiến lược mà Tháo cho là ưu việt nhất.

Nhưng mọi người vẫn yên lặng. Qua những phản ứng của đồng minh, Tào Tháo hiểu rằng thời thế đã biến đổi, vận nhà Hán đã hết. Đây là lúc các anh hùng phải nổi dậy, bằng sức mạnh của mình giành lấy thiên hạ. Tào Tháo quyết định rút quân khỏi đoàn quân Quan Đông, tự mình chiêu mộ binh sĩ.

Tào Tháo, Hạ Hầu Đôn, Tào Hồng và những người khác rời Toan Tảo đến Dương Châu. Tào Tháo đến thăm Thứ sử Dương Châu Trần Ôn và Thái thú Đan Dương Chu Hân, nói với họ chuyện thảo phạt Đổng Trác. Trần Ôn và Chu Hân đều động viên Tào Tháo và cấp cho Tháo mấy ngàn quân sĩ.

Tào Tháo dẫn bốn ngàn binh sĩ vừa được t đi.

Tào Tháo không ngờ rằng số binh lính này không muốn cùng Tào Tháo đi đánh nhau. Nên khi đến Long Kháng, miền tây bắc huyện Hoài Viễn, tỉnh An Huy ngày nay, chúng đã làm phản. Binh biến chống lại Tào Tháo, đòi được trở về chỗ cũ.

Tào Tháo, Hạ Hầu Đôn và Tào Hồng phải chống trả giết chết một số tên làm phản mới thoát được thân. Nếu chỉ với mấy trăm người của Tào Tháo, thì chắc gì đã địch nổi bọn phản loạn có đến mấy trăm người không tham gia. Vì từ lâu họ đã nghe danh Tào Tháo, và họ căm giận Đổng Trác. Tào Tháo đưa năm trăm người đó đi cùng bộ phận của mình. Trên đường đi lại chiêu mộ thêm được khoảng năm trăm người nữa. Số binh lính trên, cùng với môn khách của Tào Tháo, Tào Hồng, lập thành một đội vũ trang, coi như gia binh, gồm mấy ngàn người.

Lần này, Tào Tháo không đến nhờ vả Trương Mạc ở Toan Tảo nữa. Tào Tháo, vượt sông Hoàng Hà đến thẳng Hà Nội hợp quân cùng minh chủ Viên Thiệu.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Tào Tháo Thiên Bá

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook