Chương 67:
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng tu, xin chào mọi người! Mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 54, đoạn này chỉ có hai câu:
“Dĩ trực vi khúc, dĩ khúc vi trực.” (Lấy thẳng làm cong, lấy cong làm thẳng)
Đoạn thứ nhất trong chú giải có ghi, “Hai bên kiện tụng, đúng sai chưa quyết định, sanh tử định đoạt đều ở một lời của phán quan, há có thể qua loa. Nay đúng sai điên đảo, nhận hối lộ phi pháp, nếu không phải nhận hối lộ thì làm việc theo cảm tính, nếu không thì làm sao lại lỗ mãng làm theo ý mình, kẻ có một trong những hành vi kể trên, há có thể làm quan đứng trên muôn dân hay sao”. Đây là ví dụ dành cho kẻ làm quan phán án. Thực ra những chuyện này trong xã hội hiện nay gần như mỗi một người đều phạm phải lỗi lầm này. “Thẳng”, “cong” cũng là thị phi, nếu như không có trí huệ chân thật thì rất khó mà đoán định được. Đặc biệt là những cái tưởng đúng mà lại sai, tưởng sai mà lại đúng, nếu như không có trí huệ năng lực, không có học vấn thì không dễ gì mà phán đoán; thông thường phán đoán sai lầm thì tạo tội nghiệp rất nặng, chính mình còn không biết.
Các vị đọc qua Liễu Phàm Tứ Huấn, đối với những chuyện này đã nói vô cùng chi tiết, vô cùng rộng, vô cùng thấu triệt. Nguyên tắc nêu ra trong sách này chúng ta phải học tập, phải có thể nắm vững được, đó là vấn đề “đúng sai”, “cong thẳng”. Không chỉ là hiện tiền, còn phải xét đến ảnh hưởng sâu rộng của vấn đề. Có một số việc trước mắt dường như bất lợi thế nhưng lợi ích trong tương lai rất lớn; vào thời điểm này nơi này bất lợi nhưng ở nơi khác lợi ích lại rất lớn. Chúng ta có suy ngẫm đến vấn đề này chưa?
Phật nói hết thảy pháp, về mặt không gian mà nói, theo chiều ngang là trọn khắp mười phương, Ngài muốn đem lại lợi ích cho mười phương hết thảy chúng sanh; theo thời gian mà nói, theo chiều dọc thì tột cùng ba đời [quá khứ, hiện tại và tương lai], đây mới là lợi ích chân thật, lợi ích vĩnh hằng. Phàm phu không suy nghĩ tường tận được như vậy, chỉ nghĩ đến lợi ích ở nơi đây, vào lúc này. Nghĩ đến nơi này, nơi này vẫn còn rất nhỏ, thậm chí chỉ nghĩ đến một đời của chính mình, trước mắt tôi có lợi ích gì hay không? Lợi ích về sau của chính mình không hề nghĩ tới, tầm nhìn như vậy có thể nói là nông cạn đến cùng cực. Các vị đại đức xưa dạy bảo các đồng tu học Phật phải có “tiền hậu nhãn” (mắt nhìn trước sau). Phật ở trong kinh điển dạy chúng ta “ngũ nhãn viên minh”(năm loại mắt sáng suốt trọn vẹn), chúng ta đối với sự việc mới có thể nhìn được rõ ràng.
Chúng ta thường nói, thường nêu dẫn Phật pháp. Vậy Phật pháp là gì? Chân thật hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh thì gọi là Phật pháp. Nhân sinh là chính mình, vũ trụ là môi trường chúng ta sinh sống. Các vị có thể nhận thức chính mình, nhận thức môi trường sống thì các vị là Bồ-tát, các vị là Phật. Một người nếu như không nhận thức chính mình, không hiểu rõ được hoàn cảnh sống của chính mình, người này gọi là phàm phu. Có mấy người từng nghiêm túc suy ngẫm qua việc này?
“Ta” là cái gì? Cái gì là “ta”? Chỉ có người học Phật chân thật mới nghĩ đến việc này. Thân thể này có phải là của ta? Thân không phải là ta, phàm phu trong lục đạo đều chấp trước cái thân này là ta, điều này sai rồi. Do sự chấp trước đó, trong Kinh Kim Cang mới nói: “Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng”, thảy đều khởi lên. Căn bản của bốn tướng này chính là ngã tướng, căn bản của ngã tướng là chấp trước. Tướng tông nói rất hay: “Mạt-na thức chấp trước, tứ đại phiền não liền đi theo.” “Ta” là cái gì? Đó là ngã ái (ái luyến của ta), ngã kiến (kiến chấp của ta), ngã si (si mê của ta), ngã mạn (kiêu mạn của ta). Ái, kiến, si, mạn (ái luyến, kiến chấp, si mê, kiêu mạn) đó là “ta”.
Nếu như Phật không nói rõ ràng cho chúng ta, chúng ta làm sao mà biết được chứ? Cả ngày đều sống trong “ái, kiến, si, mạn” này. “Ái, kiến, si, mạn” chính là “tham sân si mạn” mà chúng ta thường nói, hóa ra những thứ này là “ta”. Người người đều mong muốn thỏa mãn tham sân si mạn, tham sân si mạn thỏa mãn rồi thì vào A-tỳ địa ngục, xuống tầng thấp nhất trong lục đạo. Nói cách khác, tham sân si mạn càng nhẹ thì càng lên cao; tham sân si mạn càng nặng thì càng đọa lạc, lục đạo chính là hiện tượng như vậy. Trong cõi trời, tham sân si mạn giảm nhẹ, cõi trời Vô Sắc Giới là nhẹ nhất. Cõi trời Sắc Giới nặng hơn Vô Sắc Giới một chút, cõi trời Dục giới thì càng nặng hơn một chút. Cõi A-tu-la và cõi người so với cõi trời Dục Giới thì càng nặng hơn, càng nặng thì càng đọa lạc xuống dưới; nặng nhất chính là địa ngục, A-tỳ địa ngục. Thế nên có còn muốn tham sân si mạn nữa không?
Phật dạy con người tu hành là tu cái gì? Tu sửa kiến giải sai lầm của chính mình. Ngã kiến chính là kiến giải, kiến giải chính là khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm chính là ái, kiến, si, mạn, đó gọi là ngã chấp. Chấp trước vào ái, kiến, si, mạn thì vĩnh viễn không thoát khỏi lục đạo luân hồi, trải qua những ngày tháng quá đau khổ, quá đáng thương. Phật dạy chúng ta giác ngộ, dạy chúng ta quay đầu. Giác ngộ là hiểu sự việc rõ ràng, sáng tỏ; quay đầu là về sau không bao giờ dám làm nữa, xả bỏ một cách sạch sẽ.
Các bạn đồng tu học Phật đều mong muốn buông xả, mong muốn có thể xả bỏ, nhưng lại không buông xả được. Các vị buông xả được thì liền thành Phật. Phật và chúng sanh chỉ cách nhau ở một niệm, xoay chuyển lại thì chuyển phàm thành Thánh, chuyển mê thành ngộ. Vì sao các vị không chuyển lại được? Vì sao các vị không giác ngộ? Chấp trước của các vị quá nặng, niệm niệm đều là mong cầu cho lợi ích của chính mình. Chính mình là ích kỷ, là ngã ái, ngã si, ngã kiến, niệm niệm đều vì cái này mà tạo nghiệp.
Trong Phật pháp Đại thừa, lời dạy bảo của Thế Tôn hết sức cao minh, người mê hoặc đến cùng cực nếu có thể tin tưởng lời dạy của Phật-đà thì đều có thể xoay chuyển được. Các vị không tin tưởng, không chịu học thì không còn cách nào nữa. Chỉ cần các vị chịu tin tưởng, chịu y giáo phụng hành, phàm phu một đời thành Phật, không những về mặt lý luận là có thể mà trên thực tế nhất định có thể làm được.
Phật dạy chúng ta như thế nào? Trong Kinh Kim Cang có dạy một phương pháp rất cao minh. Người đọc tụng Kinh Kim Cang rất nhiều, bất luận là tông phái nào, tu pháp môn gì, hầu như không ai không đọc Kinh Kim Cang. Nguyên tắc nguyên lý giảng trong Kinh Kim Cang Phật đã nói là: phát tâm độ vô lượng vô biên chúng sanh. Một khi phát ra cái tâm này thì ý niệm sẽ chuyển trở lại. Phàm phu mỗi một niệm đều là vì bản thân, hiện tại buông xuống bản thân, độ vô lượng vô biên chúng sanh là vì hết thảy chúng sanh, không còn vì chính mình nữa. Người chịu vì hết thảy chúng sanh mà buông xả chính mình, tuyệt đối không có một suy nghĩ nào vì chính mình, người này sẽ chuyển thức thành trí, chuyển mê thành ngộ. Phải biết mê ngộ đó là: vì chính mình là mê, vì chúng sanh là giác ngộ; vì tương lai là mê, vì hiện tại là giác ngộ. Lời này quý vị nghe có thể hiểu không? Tại sao nói vì tương lai là mê? Tương lai là tướng thọ giả, bốn tướng của các vị còn chưa phá. Vì hiện tại, không có tương lai, tướng thọ giả sẽ không còn nữa, liền đột phá thời gian và không gian.
Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói “tam tế bất ly nhất niệm” (ba đời không rời một niệm), lời nói này là như thế nào? Một niệm giác ngộ rồi thì ba đời không còn nữa; mê mờ thì biến thành ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lại, mê rồi mới có. Một niệm mê thì sanh ra vọng niệm ba đời; khi giác ngộ rồi thì chỉ có một niệm, tuyệt đối không có ba đời. Nói cách khác, với người giác ngộ không có mười phương, với người mê mờ mới có mười phương; mười phương, ba đời đều ở nơi một niệm. Một niệm là “năng hiện” (chủ thể biến hiện). Nhất chân là nhất chân pháp giới, nhất chân là cảnh giới, là “sở hiện” (đối tượng được biến hiện ra). “Năng sở” (chủ thể và đối tượng) là một không phải hai, [hiểu được như vậy thì] các vị thực sự giác ngộ rồi. Cho nên với người mê mờ, mê rồi thì năng hiện sở hiện, mê rồi thì “năng sở” là một, từ đó mới sanh ra nhận thức sai lầm về mười phương, ba đời.
Trong Kinh Bát Nhã giảng vô cùng tỉ mỉ, vô cùng rõ ràng, đây là căn nguyên của đúng sai, cong thẳng. Nhập vào cảnh giới ấy, trong Kinh Hoa Nghiêm nói nhập vào pháp giới thì làm gì còn đúng sai, còn cong thẳng nữa chứ? Không còn nữa. Đúng sai, cong thẳng là nói với phàm phu. Thế nào là “đúng”? Thế nào là “thẳng”? Tương ưng với tánh đức là “đúng”, là “thẳng”, trái với tánh đức là “sai”, là “cong”. Phàm phu làm sao biết được chứ? Không hiểu được chân tướng sự thực thì làm gì có đạo lý không tạo nghiệp!
Thế nhưng các vị phải biết rằng “vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Nhân quả cũng là một trong vạn pháp, vạn pháp giai không, nhân quả làm gì có đạo lý bất không! Vì sao nói nhân quả bất không? Vì tánh liên tục của nhân quả bất không, sự chuyển biến của nhân quả là thật có, dù hiện tướng của nhân quả vẫn là không, vẫn là bất khả đắc. Vì sao vậy? Nhân biến thành quả, nhân ấy là không, quả lại biến thành nhân, quả ấy cũng không, thế nhưng hiện tượng nhân quả tuần hoàn vĩnh viễn không đứt đoạn, sự chuyển biến của nhân quả cũng vĩnh viễn không đứt đoạn. Thế nên nói nhân quả bất không, không phải nói tướng nhân tướng quả, không phải như vậy, mà là nói sự chuyển biến, sự tương tục của nhân quả. Thiện nhân nhất định chiêu cảm thiện quả, ác nhân nhất định gặp ác báo.
Phật Bồ-tát tâm địa thanh tịnh, quán chiếu tinh tế cặn kẽ, khi chúng sanh khởi tâm động niệm tạo nghiệp cũng là lúc đang thọ nghiệp, điều này phàm phu chúng ta không nhìn thấy. Trong Phật pháp dạy chúng ta về hiện báo, hậu báo, sanh báo: báo ứng đời này, báo ứng đời sau, báo ứng đời sau nữa, đây là nói tướng thô, là hiện tướng quả báo vô cùng rõ ràng. Đối với hiện tướng quả báo vô cùng vi tế thì Phật Bồ-tát biết được, nói với phàm phu thì họ không hiểu, không lãnh hội được. Thực tình mà nói, khởi tâm động niệm cũng là lúc thọ báo.
Nhà Phật nói vô cùng chân thực, giảng cho mọi người rằng “nhân quả đồng thời”. Thế nên biểu pháp trong nhà Phật là dùng hoa sen. Vì sao không dùng loại hoa khác? Hoa sen [thể hiện] khá rõ ràng, khi hoa nở thì hạt sen nằm ở bên trong, nhân và quả các vị đều nhìn thấy. Có mấy người tỉnh ngộ được ngay lúc đó? Hoa sen là nhân quả đồng thời, có pháp nào mà không phải nhân quả đồng thời chứ? Pháp pháp đều là như vậy, chỉ là nhân quả của hoa sen đồng thời rất rõ ràng, hết thảy chư pháp nhân quả đồng thời không rõ ràng, nhưng thật ra không hề sai khác. Chúng ta phải làm sao có thể rõ ràng, thấu tỏ lẽ đúng sai, cong thẳng thì ít nhất các vị sẽ không tạo nghiệp nữa, không phải chịu khổ báo.
Đoạn văn này giải thích vô cùng hay, nguyên nhân của “đúng sai điên đảo” đại khái không ngoài ba điều. Thứ nhất là nhận hối lộ, che mờ lương tâm, [vì] đã có được lợi ích từ người khác. Thứ hai là nhân tình (theo tình cảm), làm việc vì lợi ích riêng, cũng che giấu lương tâm mà lấy sai làm đúng, cong thành thẳng. Nguyên nhân thứ ba là qua loa đại khái, không nghiêm túc mà quan sát, qua quýt cho xong, điên đảo lẽ đúng sai, đây đều là lỗi lầm. Xét về tình tiết nặng nhẹ, tạo tác lỗi lầm có lớn nhỏ không như nhau. Xét về sức ảnh hưởng thì có mức độ rộng lớn, sâu xa khác nhau nên kết tội cũng khác nhau, quả báo cũng khác nhau. Nếu như sức ảnh hưởng của sự việc càng lớn, thời gian ảnh hưởng càng dài thì tội nghiệp của các vị tạo càng nặng. Nếu như ảnh hưởng chỉ là cá nhân, là một lúc, vậy thì tội này nhẹ, chúng ta phải hiểu được những điều này. Thế nên khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác không thể không thận trọng.
Đặc biệt là lời đồn, trong kinh Phật có nói là “lời đồn không căn cứ”, không căn cứ là gì? Bịa đặt sinh sự, không hề có chuyện này. Lời đồn đại rất đáng sợ, cổ đức thường nói: “Dao ngôn chỉ ư trí giả” (Lời đồn đại không qua mặt được kẻ trí). Người chân thật có trí huệ, họ sẽ không tin, không nghe lời đồn. Một người đến bịa đặt sinh sự với các vị, nói một lần, [các vị nói] không có chuyện này; người thứ hai lại nói một lần, [các vị nói] cũng không có chuyện này; người thứ ba lại nói với các vị, các vị không dám nói không có chuyện này nữa. Mười người, tám người đều tới nói với các vị thì các vị liền hoài nghi, thật sự có chuyện này hay không? Cho nên người đại trí huệ thì mới có thể đối mặt với việc đặt điều sinh sự mà không bị ảnh hưởng gì.
Người như thế nào là đại trí huệ vậy? Người không có chính mình, không có tâm ích kỷ thì sẽ không bị cảnh giới bên ngoài làm cho dao động. Chư Phật Bồ-tát không bị ảnh hưởng, vì sao vậy? Chư Phật Bồ-tát không có thân, không những không có thân mà mạng cũng không có, thân mạng của các Ngài là phục vụ cho hết thảy chúng sanh, nhất định không có chính mình, nên mới như như bất động. Chỉ cần có một niệm tự tư tự lợi thì không thể nào không bị ngoại cảnh làm cho dao động.
Các bạn đồng tu học Phật chúng ta phải suy ngẫm, phải quan sát những đạo lý này một cách sâu xa, tỉ mỉ, noi theo Phật Bồ-tát mà học tập, hi vọng một đời này có thể viên thành Phật đạo. Quan trọng là chúng ta có thể xoay chuyển được hay không? Chuyển tự tư tự lợi thành vì hết thảy chúng sanh, mỗi một ý niệm, mỗi một hành vi đều tương ưng với tánh đức. Vì quảng đại chúng sanh là tánh đức, vì tự tư tự lợi là mê hoặc, chỗ này phải phân biệt rõ ràng.
**********
Chư vị đồng tu, xin chào mọi người!
Mời xem đoạn thứ 55 trong Cảm Ứng Thiên.
“Nhập khinh vi trọng.” (Tội nhẹ mà xét nặng)
Đoạn thứ 56:
“Kiến sát gia nộ” (Thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận)
Từ phần trước “Thị phi bất đương, hướng bối quai nghi.” (chẳng phân biệt đúng sai, hành xử không thích đáng) đến chỗ này tổng cộng có 12 câu. Mười hai câu này tuy là nói “tội ác của kẻ làm quan” nhưng thực ra là nói những lỗi lầm mà đa phần người trong xã hội hiện nay thường phạm phải, chỉ là nặng nhẹ không giống nhau mà thôi. Chúng ta biết thời điểm sách này được hoàn thành là rất lâu về trước, xã hội lúc đó hoàn toàn khác với xã hội hiện nay. Vào thời xưa, giáo dục mặc dù không được phổ cập như bây giờ, nhưng hiệu quả thực tế của giáo dục thì thời nay kém xa thời xưa. Thời xưa trong gia đình có giáo dục, cha mẹ, trưởng bối đa phần đều có khái niệm là làm tấm gương tốt cho con cái đệ tử, cho người trẻ tuổi noi theo.
Cơ hội giáo dục đều được các tầng lớp lãnh đạo quốc gia tôn trọng, hết sức đề xướng, điều này được thể hiện trong hí kịch, ca múa, âm nhạc, mỹ thuật, mọi mặt đều hàm chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Quan điểm “ngụ giáo ư nhạc” (đưa giáo dục vào trong âm nhạc) không phải lấy giải trí làm mục đích, mà đạt được mục đích giáo dục trong lúc giải trí. Xã hội hiện nay không như vậy nữa, đề xướng dân chủ, tự do, khoa học, kỹ thuật, hoàn toàn từ bỏ giáo dục của cổ Thánh tiên Hiền, do đó mới tạo thành nguy cơ cho xã hội hiện nay.
Chúng ta đều hiểu được chỗ khác biệt căn bản giữa giáo dục phương Đông và giáo dục phương Tây là phương Đông chú trọng đạo nghĩa, phương Tây chú trọng công danh lợi lộc. Chúng ta hiện nay từ bỏ đạo nghĩa, bắt chước người phương Tây, người người đều trở thành tham cái lợi trước mắt. Xã hội hiện nay ai cũng đều có quan niệm cạnh tranh, không cạnh tranh thì không có cách nào sinh tồn. Cạnh tranh tới sau cùng thì có kết quả gì? Kết quả cuối cùng của cạnh tranh không giống với tư tưởng đạo nghĩa của phương Đông. Tư tưởng đạo nghĩa là nhường nhịn lẫn nhau, làm gì có cạnh tranh! Mấy ngàn năm qua Thánh Hiền xưa đều dạy người lễ phép nhường nhịn nhau, không hề nghe thấy từ “tranh”, hễ tranh thì xong rồi? Đây là điểm căn bản khác nhau giữa giáo dục phương Đông và phương Tây, chúng ta phải nhận thức rõ ràng.
Nhân nghĩa đạo đức có thể duy trì xã hội an định và hòa bình lâu dài, công danh lợi lộc chẳng qua chỉ là phù dung sớm nở tối tàn, sau đó thì không còn gì nữa, nhất định phải nhận thức rõ điều này. Thế nên các hành vi ác trong 12 câu này đa phần người trong xã hội hiện nay đều phạm phải.
“Tội nhẹ mà xét nặng” nghĩa là gì? Trong chú giải nói rất hay, “Thư viết”, trong Kinh Thư nói rằng “tội nghi duy khinh” (Có tội chỉ nên nghĩ là nhẹ). Khi một người có lỗi lầm, phạm tội rồi, chúng ta nên có cách nghĩ như thế nào về họ? Không nên nghĩ “tội lỗi mà anh ta phạm quá nặng, tội không thể tha”. Người như thế một chút tâm từ bi cũng không có, chúng ta thường nói “lòng dạ độc ác”, không phải là người nhân từ. Người nhân từ khi nhìn thấy người phạm lỗi nặng thì phải nghĩ lỗi lầm này có nghiêm trọng hay không, đều nghĩ về phía nhẹ tội. Một quan tòa nhân từ phán đoán một vụ án, mọi mặt đều hi vọng giúp rửa sạch tội lỗi của họ, chứ không phải nhìn thấy kẻ phạm tội nhẹ lại xử thành nặng thêm.
Thế nhưng hiện nay người bình thường chúng ta đối với tội ác to lớn mà mình phạm phải thì tự mình có thể tha thứ cho chính mình, còn lỗi lầm nhỏ xíu của người khác thì lại muốn cho cái lỗi đó tăng lên gấp nhiều lần. Tại sao lại có tâm lý như vậy? Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Căn nguyên thực tình mà nói chính là đánh mất văn hóa giáo dục truyền thống, bị ảnh hưởng của người nước ngoài.
Thời còn trẻ tôi tới nước Mỹ, các đồng tu ở đó nói với tôi, chính phủ Mỹ, hải quan Mỹ đối với bất kỳ ai cũng đều hoài nghi, hoài nghi quý vị là kẻ phạm tội, là kẻ hành vi không đoan chính, quý vị phải dùng rất nhiều cách để chứng minh bản thân chưa từng phạm tội, chứng minh mình là người tốt, chứng minh quý vị chưa từng phạm tội. Điều này không giống với phương Đông chúng ta, người phương Đông chúng ta nhìn thấy ai cũng là người tốt, còn họ thì nhìn thấy ai cũng là người xấu. Thế nên đời người trong thế gian này, sanh ra trong xã hội này còn có ý nghĩa gì chứ?
Chúng ta nghĩ tới điều này, nhìn thấy chân tướng sự thật này, chúng ta không thể không tôn kính Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát ở trong xã hội này vẫn tin tưởng [chúng sanh] như vậy, vẫn từ bi cứu độ [chúng sanh] như vậy. Chư Phật Bồ-tát thuần thiện không chút ác ý, giúp đỡ mọi người, nhưng mọi người hướng tới chư Phật Bồ-tát có ác ý, hủy báng, hãm hại, nhiễu loạn hết lần này đến lần khác. Phật Bồ-tát nếu có thái độ giống như chúng ta, “Bỏ đi, đi thôi! Hà tất phải ở đây nữa”, chư Phật Bồ-tát không như vậy, [chúng sanh] nhục mạ các Ngài như thế nào đi chăng nữa, các Ngài đều tiếp nhận, thiện tâm thiện ý thiện hành giáo hóa hết thảy chúng sanh, còn phải chịu đựng sự sỉ nhục của chúng sanh. Chúng ta đối với chư Phật Bồ-tát không thể không tôn kính, không thể không xưng tán. Thực sự như trong kinh Phật giảng, các Ngài không phải người phàm, không chấp nhặt như người phàm, điều này chúng ta phải học tập, chúng ta phải noi theo.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói rất hay, Phật nói những chúng sanh này “tiên nhân bất thiện”, “tiên nhân” là thế hệ trên của họ, cha mẹ của họ, tổ tiên của họ, trưởng bối của họ, thầy giáo của họ, “bất thức đạo đức”, đều bị văn minh phương Tây làm mê mờ, bị chủ nghĩa công danh lợi lộc, bị hình thái ý thức tham công cầu lợi mê mờ tâm trí, khởi tâm động niệm đều là tự tư tự lợi. Phương Đông từ xưa tới nay, mọi người thử mở sách xưa mà xem, không có ba chữ “quyền riêng tư”. Tư Mã Quang nói với mọi người, một đời của ông “không có chuyện gì không thể nói với người”, ông thẳng thắn, công khai, không có chuyện gì không thể kể cho người khác, thật quang minh lỗi lạc. Trong luật của nước ngoài có “quyền riêng tư”, đây là chỗ bất đồng, chỗ khác biệt trong văn hóa. Một đời người có rất nhiều việc che giấu người khác, không thể để người khác biết, quý vị nói xem tâm trạng như vậy khổ sở biết bao! Không dám nói với người khác, không thể nói với người khác, đương nhiên không phải là chuyện tốt; chuyện tốt thì sao không thể để người khác biết chứ! Đều là chuyện mất mặt. Thế nên chúng ta phải tỉ mỉ quan sát, phải học Phật cho tốt.
Tối hôm qua các vị Pháp sư, các vị hộ pháp của niệm Phật đường, nhất định muốn mời tôi ăn tối. Tôi gặp gỡ họ cũng tương đối ít nên tôi đồng ý gặp mọi người một buổi, nhân tiện cũng nói với họ niệm Phật như thế nào? Niệm Phật không được vì bản thân. Niệm Phật đường của chúng ta được thành lập là dẫn dắt đại chúng huân tu, vì hết thảy chúng sanh khổ nạn. Niệm Phật phải có cảm ứng, cảm ứng đến từ tâm chân thành, nếu chỉ niệm suông thì làm gì có cảm ứng? Miệng niệm Phật thì tâm phải nghĩ tới Phật. Đại Thế Chí Bồ-tát dạy chúng ta “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật” (nhớ Phật niệm Phật, hiện tại hoặc tương lai nhất định gặp Phật.” “Ức” là trong lòng nhớ nghĩ, trong lòng thường có Phật thì công phu niệm Phật mới đắc lực. Thế nên niệm Phật nhất định phải nghe kinh, nhất định phải rõ đạo lý, chưa buông bỏ ý niệm tự tư tự lợi thì có niệm Phật nhiều hơn chăng nữa cũng không thể vãng sanh.
Tối hôm qua tôi đi thăm hội trưởng Lý, ông ấy nói với tôi cuối tháng trước ông dẫn đoàn đi Trung Quốc lên núi lễ Phật, tham bái. Đoàn này có hơn 100 người, đều là người niệm Phật rất tinh tấn. Kết quả là trên đoạn đường lên núi lễ Phật, nhìn thấy khởi tâm động niệm của đồng tu đều là tự tư tự lợi. Ông ấy nói lúc ăn cơm có người còn lựa chọn chỗ ngồi.
Hội trưởng nói: “Tại sao anh lại ngồi chỗ này?”
Anh ấy nói: “Vị trí này an toàn”
Hội trưởng nói: “Cái gì an toàn?”
Anh ấy nói: “Bên đó có người bê món ăn, bê canh lên không cẩn thận sẽ làm dơ quần áo, bên này thì không bị. Hội trưởng, ông cùng ngồi bên này đi”
Hội trưởng nói: “Anh nhất định không thể vãng sanh”
Tại sao vậy? Từ chỗ này mà nhìn ra được đó là tự tư tự lợi. Phật Bồ-tát đem chỗ tốt nhường cho người khác, khổ nạn thì chính mình đón nhận, người như vậy nhất định có thể vãng sanh. Ngược lại, nơi nơi đều mong được lợi, người như vậy niệm Phật nhiều hơn đi nữa, hội trưởng Lý nói: “chắc chắn anh sẽ không vãng sanh”. Chúng ta thường nói, khởi tâm động niệm đều vì bản thân là phàm phu, người khởi tâm động niệm đều vì người khác là Bồ-tát, mê mờ hay giác ngộ đều là từ chỗ này mà xét.
Đi xe buýt, vừa mới lên là phải đi chiếm ngay chỗ tốt ngồi. Từ chỗ này mà xét, họ không biết quan tâm những người lớn tuổi. Quý vị xem cư sỹ Lý, ông ấy luôn đi sau người khác, không đi trước người khác nên cái mà ông nhận được là sự tôn kính của mọi người dành cho ông, nơi nào ông cũng vì người khác. Nếu quý vị nơi nào cũng nghĩ đến mình, chiếm chỗ tiện lợi, đẩy người khác xuống. Không tồi, quý vị có thể chiếm được cái lợi trước mắt nhưng ngày sau phải đi vào luân hồi, phải trải qua ngày tháng trong ba đường ác. Nếu trong một đời này, nơi nơi đều nhường người khác, đều đi phía sau người khác, trước mắt thì thấy có vẻ thua thiệt nhưng tương lai nhất định được sanh nơi đất Phật. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, phải hiểu được sự thực này, phải có thể tha thứ cho hết thảy lỗi lầm của mọi người, không nên trách cứ người khác.
Thực tình mà nói, chúng ta không có tư cách trách cứ người khác, tại sao vậy? Chính bản thân chúng ta còn có lỗi lầm, nếu chính mình không có lỗi lầm thì mới có thể trách cứ người khác. Ai không có lỗi lầm? Phật không có lỗi lầm. Thế nên Bồ-tát gặp người đều rất khiêm tốn, vì sao vậy? Đẳng giác Bồ-tát còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, các Ngài còn có tâm hổ thẹn, đến quả địa Như Lai mới không có lỗi lầm. Thế nhưng chư Phật Như Lai trách cứ người khác đều vô cùng từ bi, chúng ta học Phật phải học từ những chỗ này.
Câu phía sau, “Kiến sát gia nộ” (thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận). Đây là nói tới người phạm tội bị kết án tử hình, lúc thi hành án tử hình họ, chúng ta không có tâm thương xót, ngược lại còn sân hận, cái tâm này không tốt. Vào thời xưa, những người chấp pháp trong lúc hành hình tử tù đều rơi nước mắt. Mặc dù tội của phạm nhân đáng bị như vậy, nhưng họ cũng không nhẫn tâm nhìn người khác chết. Đặc biệt là những người vô tội, oan uổng, càng khiến người ta đau lòng, phải tìm mọi cách để cứu giúp bảo hộ họ, làm sao có thể oán giận thêm, làm sao còn có tâm sân hận chứ? Tâm như vậy là vô cùng tàn nhẫn, quả báo chúng ta có thể thấy biết được. Thế nên đối với người gặp nạn, phải nên có tâm thương xót, nên có tâm thông cảm, phải sanh tâm cứu giúp bảo hộ, đây là tâm nhân từ. Tâm tham sân si là tâm đọa vào tam đồ ác đạo. Tâm của Bồ-tát nhân từ vô cùng, tâm Phật là chân thành, bình đẳng, chúng ta phải nhận thức rõ ràng, phải biết làm thế nào học tập theo.
Đoạn này chúng tôi giới thiệu tới đây, đoạn tiếp theo nói đến những tội ác mà người bình thường phạm phải. Hôm nay giảng tới đây thôi. A Di Đà Phật.
“Dĩ trực vi khúc, dĩ khúc vi trực.” (Lấy thẳng làm cong, lấy cong làm thẳng)
Đoạn thứ nhất trong chú giải có ghi, “Hai bên kiện tụng, đúng sai chưa quyết định, sanh tử định đoạt đều ở một lời của phán quan, há có thể qua loa. Nay đúng sai điên đảo, nhận hối lộ phi pháp, nếu không phải nhận hối lộ thì làm việc theo cảm tính, nếu không thì làm sao lại lỗ mãng làm theo ý mình, kẻ có một trong những hành vi kể trên, há có thể làm quan đứng trên muôn dân hay sao”. Đây là ví dụ dành cho kẻ làm quan phán án. Thực ra những chuyện này trong xã hội hiện nay gần như mỗi một người đều phạm phải lỗi lầm này. “Thẳng”, “cong” cũng là thị phi, nếu như không có trí huệ chân thật thì rất khó mà đoán định được. Đặc biệt là những cái tưởng đúng mà lại sai, tưởng sai mà lại đúng, nếu như không có trí huệ năng lực, không có học vấn thì không dễ gì mà phán đoán; thông thường phán đoán sai lầm thì tạo tội nghiệp rất nặng, chính mình còn không biết.
Các vị đọc qua Liễu Phàm Tứ Huấn, đối với những chuyện này đã nói vô cùng chi tiết, vô cùng rộng, vô cùng thấu triệt. Nguyên tắc nêu ra trong sách này chúng ta phải học tập, phải có thể nắm vững được, đó là vấn đề “đúng sai”, “cong thẳng”. Không chỉ là hiện tiền, còn phải xét đến ảnh hưởng sâu rộng của vấn đề. Có một số việc trước mắt dường như bất lợi thế nhưng lợi ích trong tương lai rất lớn; vào thời điểm này nơi này bất lợi nhưng ở nơi khác lợi ích lại rất lớn. Chúng ta có suy ngẫm đến vấn đề này chưa?
Phật nói hết thảy pháp, về mặt không gian mà nói, theo chiều ngang là trọn khắp mười phương, Ngài muốn đem lại lợi ích cho mười phương hết thảy chúng sanh; theo thời gian mà nói, theo chiều dọc thì tột cùng ba đời [quá khứ, hiện tại và tương lai], đây mới là lợi ích chân thật, lợi ích vĩnh hằng. Phàm phu không suy nghĩ tường tận được như vậy, chỉ nghĩ đến lợi ích ở nơi đây, vào lúc này. Nghĩ đến nơi này, nơi này vẫn còn rất nhỏ, thậm chí chỉ nghĩ đến một đời của chính mình, trước mắt tôi có lợi ích gì hay không? Lợi ích về sau của chính mình không hề nghĩ tới, tầm nhìn như vậy có thể nói là nông cạn đến cùng cực. Các vị đại đức xưa dạy bảo các đồng tu học Phật phải có “tiền hậu nhãn” (mắt nhìn trước sau). Phật ở trong kinh điển dạy chúng ta “ngũ nhãn viên minh”(năm loại mắt sáng suốt trọn vẹn), chúng ta đối với sự việc mới có thể nhìn được rõ ràng.
Chúng ta thường nói, thường nêu dẫn Phật pháp. Vậy Phật pháp là gì? Chân thật hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh thì gọi là Phật pháp. Nhân sinh là chính mình, vũ trụ là môi trường chúng ta sinh sống. Các vị có thể nhận thức chính mình, nhận thức môi trường sống thì các vị là Bồ-tát, các vị là Phật. Một người nếu như không nhận thức chính mình, không hiểu rõ được hoàn cảnh sống của chính mình, người này gọi là phàm phu. Có mấy người từng nghiêm túc suy ngẫm qua việc này?
“Ta” là cái gì? Cái gì là “ta”? Chỉ có người học Phật chân thật mới nghĩ đến việc này. Thân thể này có phải là của ta? Thân không phải là ta, phàm phu trong lục đạo đều chấp trước cái thân này là ta, điều này sai rồi. Do sự chấp trước đó, trong Kinh Kim Cang mới nói: “Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng”, thảy đều khởi lên. Căn bản của bốn tướng này chính là ngã tướng, căn bản của ngã tướng là chấp trước. Tướng tông nói rất hay: “Mạt-na thức chấp trước, tứ đại phiền não liền đi theo.” “Ta” là cái gì? Đó là ngã ái (ái luyến của ta), ngã kiến (kiến chấp của ta), ngã si (si mê của ta), ngã mạn (kiêu mạn của ta). Ái, kiến, si, mạn (ái luyến, kiến chấp, si mê, kiêu mạn) đó là “ta”.
Nếu như Phật không nói rõ ràng cho chúng ta, chúng ta làm sao mà biết được chứ? Cả ngày đều sống trong “ái, kiến, si, mạn” này. “Ái, kiến, si, mạn” chính là “tham sân si mạn” mà chúng ta thường nói, hóa ra những thứ này là “ta”. Người người đều mong muốn thỏa mãn tham sân si mạn, tham sân si mạn thỏa mãn rồi thì vào A-tỳ địa ngục, xuống tầng thấp nhất trong lục đạo. Nói cách khác, tham sân si mạn càng nhẹ thì càng lên cao; tham sân si mạn càng nặng thì càng đọa lạc, lục đạo chính là hiện tượng như vậy. Trong cõi trời, tham sân si mạn giảm nhẹ, cõi trời Vô Sắc Giới là nhẹ nhất. Cõi trời Sắc Giới nặng hơn Vô Sắc Giới một chút, cõi trời Dục giới thì càng nặng hơn một chút. Cõi A-tu-la và cõi người so với cõi trời Dục Giới thì càng nặng hơn, càng nặng thì càng đọa lạc xuống dưới; nặng nhất chính là địa ngục, A-tỳ địa ngục. Thế nên có còn muốn tham sân si mạn nữa không?
Phật dạy con người tu hành là tu cái gì? Tu sửa kiến giải sai lầm của chính mình. Ngã kiến chính là kiến giải, kiến giải chính là khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm chính là ái, kiến, si, mạn, đó gọi là ngã chấp. Chấp trước vào ái, kiến, si, mạn thì vĩnh viễn không thoát khỏi lục đạo luân hồi, trải qua những ngày tháng quá đau khổ, quá đáng thương. Phật dạy chúng ta giác ngộ, dạy chúng ta quay đầu. Giác ngộ là hiểu sự việc rõ ràng, sáng tỏ; quay đầu là về sau không bao giờ dám làm nữa, xả bỏ một cách sạch sẽ.
Các bạn đồng tu học Phật đều mong muốn buông xả, mong muốn có thể xả bỏ, nhưng lại không buông xả được. Các vị buông xả được thì liền thành Phật. Phật và chúng sanh chỉ cách nhau ở một niệm, xoay chuyển lại thì chuyển phàm thành Thánh, chuyển mê thành ngộ. Vì sao các vị không chuyển lại được? Vì sao các vị không giác ngộ? Chấp trước của các vị quá nặng, niệm niệm đều là mong cầu cho lợi ích của chính mình. Chính mình là ích kỷ, là ngã ái, ngã si, ngã kiến, niệm niệm đều vì cái này mà tạo nghiệp.
Trong Phật pháp Đại thừa, lời dạy bảo của Thế Tôn hết sức cao minh, người mê hoặc đến cùng cực nếu có thể tin tưởng lời dạy của Phật-đà thì đều có thể xoay chuyển được. Các vị không tin tưởng, không chịu học thì không còn cách nào nữa. Chỉ cần các vị chịu tin tưởng, chịu y giáo phụng hành, phàm phu một đời thành Phật, không những về mặt lý luận là có thể mà trên thực tế nhất định có thể làm được.
Phật dạy chúng ta như thế nào? Trong Kinh Kim Cang có dạy một phương pháp rất cao minh. Người đọc tụng Kinh Kim Cang rất nhiều, bất luận là tông phái nào, tu pháp môn gì, hầu như không ai không đọc Kinh Kim Cang. Nguyên tắc nguyên lý giảng trong Kinh Kim Cang Phật đã nói là: phát tâm độ vô lượng vô biên chúng sanh. Một khi phát ra cái tâm này thì ý niệm sẽ chuyển trở lại. Phàm phu mỗi một niệm đều là vì bản thân, hiện tại buông xuống bản thân, độ vô lượng vô biên chúng sanh là vì hết thảy chúng sanh, không còn vì chính mình nữa. Người chịu vì hết thảy chúng sanh mà buông xả chính mình, tuyệt đối không có một suy nghĩ nào vì chính mình, người này sẽ chuyển thức thành trí, chuyển mê thành ngộ. Phải biết mê ngộ đó là: vì chính mình là mê, vì chúng sanh là giác ngộ; vì tương lai là mê, vì hiện tại là giác ngộ. Lời này quý vị nghe có thể hiểu không? Tại sao nói vì tương lai là mê? Tương lai là tướng thọ giả, bốn tướng của các vị còn chưa phá. Vì hiện tại, không có tương lai, tướng thọ giả sẽ không còn nữa, liền đột phá thời gian và không gian.
Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói “tam tế bất ly nhất niệm” (ba đời không rời một niệm), lời nói này là như thế nào? Một niệm giác ngộ rồi thì ba đời không còn nữa; mê mờ thì biến thành ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lại, mê rồi mới có. Một niệm mê thì sanh ra vọng niệm ba đời; khi giác ngộ rồi thì chỉ có một niệm, tuyệt đối không có ba đời. Nói cách khác, với người giác ngộ không có mười phương, với người mê mờ mới có mười phương; mười phương, ba đời đều ở nơi một niệm. Một niệm là “năng hiện” (chủ thể biến hiện). Nhất chân là nhất chân pháp giới, nhất chân là cảnh giới, là “sở hiện” (đối tượng được biến hiện ra). “Năng sở” (chủ thể và đối tượng) là một không phải hai, [hiểu được như vậy thì] các vị thực sự giác ngộ rồi. Cho nên với người mê mờ, mê rồi thì năng hiện sở hiện, mê rồi thì “năng sở” là một, từ đó mới sanh ra nhận thức sai lầm về mười phương, ba đời.
Trong Kinh Bát Nhã giảng vô cùng tỉ mỉ, vô cùng rõ ràng, đây là căn nguyên của đúng sai, cong thẳng. Nhập vào cảnh giới ấy, trong Kinh Hoa Nghiêm nói nhập vào pháp giới thì làm gì còn đúng sai, còn cong thẳng nữa chứ? Không còn nữa. Đúng sai, cong thẳng là nói với phàm phu. Thế nào là “đúng”? Thế nào là “thẳng”? Tương ưng với tánh đức là “đúng”, là “thẳng”, trái với tánh đức là “sai”, là “cong”. Phàm phu làm sao biết được chứ? Không hiểu được chân tướng sự thực thì làm gì có đạo lý không tạo nghiệp!
Thế nhưng các vị phải biết rằng “vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Nhân quả cũng là một trong vạn pháp, vạn pháp giai không, nhân quả làm gì có đạo lý bất không! Vì sao nói nhân quả bất không? Vì tánh liên tục của nhân quả bất không, sự chuyển biến của nhân quả là thật có, dù hiện tướng của nhân quả vẫn là không, vẫn là bất khả đắc. Vì sao vậy? Nhân biến thành quả, nhân ấy là không, quả lại biến thành nhân, quả ấy cũng không, thế nhưng hiện tượng nhân quả tuần hoàn vĩnh viễn không đứt đoạn, sự chuyển biến của nhân quả cũng vĩnh viễn không đứt đoạn. Thế nên nói nhân quả bất không, không phải nói tướng nhân tướng quả, không phải như vậy, mà là nói sự chuyển biến, sự tương tục của nhân quả. Thiện nhân nhất định chiêu cảm thiện quả, ác nhân nhất định gặp ác báo.
Phật Bồ-tát tâm địa thanh tịnh, quán chiếu tinh tế cặn kẽ, khi chúng sanh khởi tâm động niệm tạo nghiệp cũng là lúc đang thọ nghiệp, điều này phàm phu chúng ta không nhìn thấy. Trong Phật pháp dạy chúng ta về hiện báo, hậu báo, sanh báo: báo ứng đời này, báo ứng đời sau, báo ứng đời sau nữa, đây là nói tướng thô, là hiện tướng quả báo vô cùng rõ ràng. Đối với hiện tướng quả báo vô cùng vi tế thì Phật Bồ-tát biết được, nói với phàm phu thì họ không hiểu, không lãnh hội được. Thực tình mà nói, khởi tâm động niệm cũng là lúc thọ báo.
Nhà Phật nói vô cùng chân thực, giảng cho mọi người rằng “nhân quả đồng thời”. Thế nên biểu pháp trong nhà Phật là dùng hoa sen. Vì sao không dùng loại hoa khác? Hoa sen [thể hiện] khá rõ ràng, khi hoa nở thì hạt sen nằm ở bên trong, nhân và quả các vị đều nhìn thấy. Có mấy người tỉnh ngộ được ngay lúc đó? Hoa sen là nhân quả đồng thời, có pháp nào mà không phải nhân quả đồng thời chứ? Pháp pháp đều là như vậy, chỉ là nhân quả của hoa sen đồng thời rất rõ ràng, hết thảy chư pháp nhân quả đồng thời không rõ ràng, nhưng thật ra không hề sai khác. Chúng ta phải làm sao có thể rõ ràng, thấu tỏ lẽ đúng sai, cong thẳng thì ít nhất các vị sẽ không tạo nghiệp nữa, không phải chịu khổ báo.
Đoạn văn này giải thích vô cùng hay, nguyên nhân của “đúng sai điên đảo” đại khái không ngoài ba điều. Thứ nhất là nhận hối lộ, che mờ lương tâm, [vì] đã có được lợi ích từ người khác. Thứ hai là nhân tình (theo tình cảm), làm việc vì lợi ích riêng, cũng che giấu lương tâm mà lấy sai làm đúng, cong thành thẳng. Nguyên nhân thứ ba là qua loa đại khái, không nghiêm túc mà quan sát, qua quýt cho xong, điên đảo lẽ đúng sai, đây đều là lỗi lầm. Xét về tình tiết nặng nhẹ, tạo tác lỗi lầm có lớn nhỏ không như nhau. Xét về sức ảnh hưởng thì có mức độ rộng lớn, sâu xa khác nhau nên kết tội cũng khác nhau, quả báo cũng khác nhau. Nếu như sức ảnh hưởng của sự việc càng lớn, thời gian ảnh hưởng càng dài thì tội nghiệp của các vị tạo càng nặng. Nếu như ảnh hưởng chỉ là cá nhân, là một lúc, vậy thì tội này nhẹ, chúng ta phải hiểu được những điều này. Thế nên khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác không thể không thận trọng.
Đặc biệt là lời đồn, trong kinh Phật có nói là “lời đồn không căn cứ”, không căn cứ là gì? Bịa đặt sinh sự, không hề có chuyện này. Lời đồn đại rất đáng sợ, cổ đức thường nói: “Dao ngôn chỉ ư trí giả” (Lời đồn đại không qua mặt được kẻ trí). Người chân thật có trí huệ, họ sẽ không tin, không nghe lời đồn. Một người đến bịa đặt sinh sự với các vị, nói một lần, [các vị nói] không có chuyện này; người thứ hai lại nói một lần, [các vị nói] cũng không có chuyện này; người thứ ba lại nói với các vị, các vị không dám nói không có chuyện này nữa. Mười người, tám người đều tới nói với các vị thì các vị liền hoài nghi, thật sự có chuyện này hay không? Cho nên người đại trí huệ thì mới có thể đối mặt với việc đặt điều sinh sự mà không bị ảnh hưởng gì.
Người như thế nào là đại trí huệ vậy? Người không có chính mình, không có tâm ích kỷ thì sẽ không bị cảnh giới bên ngoài làm cho dao động. Chư Phật Bồ-tát không bị ảnh hưởng, vì sao vậy? Chư Phật Bồ-tát không có thân, không những không có thân mà mạng cũng không có, thân mạng của các Ngài là phục vụ cho hết thảy chúng sanh, nhất định không có chính mình, nên mới như như bất động. Chỉ cần có một niệm tự tư tự lợi thì không thể nào không bị ngoại cảnh làm cho dao động.
Các bạn đồng tu học Phật chúng ta phải suy ngẫm, phải quan sát những đạo lý này một cách sâu xa, tỉ mỉ, noi theo Phật Bồ-tát mà học tập, hi vọng một đời này có thể viên thành Phật đạo. Quan trọng là chúng ta có thể xoay chuyển được hay không? Chuyển tự tư tự lợi thành vì hết thảy chúng sanh, mỗi một ý niệm, mỗi một hành vi đều tương ưng với tánh đức. Vì quảng đại chúng sanh là tánh đức, vì tự tư tự lợi là mê hoặc, chỗ này phải phân biệt rõ ràng.
**********
Chư vị đồng tu, xin chào mọi người!
Mời xem đoạn thứ 55 trong Cảm Ứng Thiên.
“Nhập khinh vi trọng.” (Tội nhẹ mà xét nặng)
Đoạn thứ 56:
“Kiến sát gia nộ” (Thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận)
Từ phần trước “Thị phi bất đương, hướng bối quai nghi.” (chẳng phân biệt đúng sai, hành xử không thích đáng) đến chỗ này tổng cộng có 12 câu. Mười hai câu này tuy là nói “tội ác của kẻ làm quan” nhưng thực ra là nói những lỗi lầm mà đa phần người trong xã hội hiện nay thường phạm phải, chỉ là nặng nhẹ không giống nhau mà thôi. Chúng ta biết thời điểm sách này được hoàn thành là rất lâu về trước, xã hội lúc đó hoàn toàn khác với xã hội hiện nay. Vào thời xưa, giáo dục mặc dù không được phổ cập như bây giờ, nhưng hiệu quả thực tế của giáo dục thì thời nay kém xa thời xưa. Thời xưa trong gia đình có giáo dục, cha mẹ, trưởng bối đa phần đều có khái niệm là làm tấm gương tốt cho con cái đệ tử, cho người trẻ tuổi noi theo.
Cơ hội giáo dục đều được các tầng lớp lãnh đạo quốc gia tôn trọng, hết sức đề xướng, điều này được thể hiện trong hí kịch, ca múa, âm nhạc, mỹ thuật, mọi mặt đều hàm chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Quan điểm “ngụ giáo ư nhạc” (đưa giáo dục vào trong âm nhạc) không phải lấy giải trí làm mục đích, mà đạt được mục đích giáo dục trong lúc giải trí. Xã hội hiện nay không như vậy nữa, đề xướng dân chủ, tự do, khoa học, kỹ thuật, hoàn toàn từ bỏ giáo dục của cổ Thánh tiên Hiền, do đó mới tạo thành nguy cơ cho xã hội hiện nay.
Chúng ta đều hiểu được chỗ khác biệt căn bản giữa giáo dục phương Đông và giáo dục phương Tây là phương Đông chú trọng đạo nghĩa, phương Tây chú trọng công danh lợi lộc. Chúng ta hiện nay từ bỏ đạo nghĩa, bắt chước người phương Tây, người người đều trở thành tham cái lợi trước mắt. Xã hội hiện nay ai cũng đều có quan niệm cạnh tranh, không cạnh tranh thì không có cách nào sinh tồn. Cạnh tranh tới sau cùng thì có kết quả gì? Kết quả cuối cùng của cạnh tranh không giống với tư tưởng đạo nghĩa của phương Đông. Tư tưởng đạo nghĩa là nhường nhịn lẫn nhau, làm gì có cạnh tranh! Mấy ngàn năm qua Thánh Hiền xưa đều dạy người lễ phép nhường nhịn nhau, không hề nghe thấy từ “tranh”, hễ tranh thì xong rồi? Đây là điểm căn bản khác nhau giữa giáo dục phương Đông và phương Tây, chúng ta phải nhận thức rõ ràng.
Nhân nghĩa đạo đức có thể duy trì xã hội an định và hòa bình lâu dài, công danh lợi lộc chẳng qua chỉ là phù dung sớm nở tối tàn, sau đó thì không còn gì nữa, nhất định phải nhận thức rõ điều này. Thế nên các hành vi ác trong 12 câu này đa phần người trong xã hội hiện nay đều phạm phải.
“Tội nhẹ mà xét nặng” nghĩa là gì? Trong chú giải nói rất hay, “Thư viết”, trong Kinh Thư nói rằng “tội nghi duy khinh” (Có tội chỉ nên nghĩ là nhẹ). Khi một người có lỗi lầm, phạm tội rồi, chúng ta nên có cách nghĩ như thế nào về họ? Không nên nghĩ “tội lỗi mà anh ta phạm quá nặng, tội không thể tha”. Người như thế một chút tâm từ bi cũng không có, chúng ta thường nói “lòng dạ độc ác”, không phải là người nhân từ. Người nhân từ khi nhìn thấy người phạm lỗi nặng thì phải nghĩ lỗi lầm này có nghiêm trọng hay không, đều nghĩ về phía nhẹ tội. Một quan tòa nhân từ phán đoán một vụ án, mọi mặt đều hi vọng giúp rửa sạch tội lỗi của họ, chứ không phải nhìn thấy kẻ phạm tội nhẹ lại xử thành nặng thêm.
Thế nhưng hiện nay người bình thường chúng ta đối với tội ác to lớn mà mình phạm phải thì tự mình có thể tha thứ cho chính mình, còn lỗi lầm nhỏ xíu của người khác thì lại muốn cho cái lỗi đó tăng lên gấp nhiều lần. Tại sao lại có tâm lý như vậy? Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Căn nguyên thực tình mà nói chính là đánh mất văn hóa giáo dục truyền thống, bị ảnh hưởng của người nước ngoài.
Thời còn trẻ tôi tới nước Mỹ, các đồng tu ở đó nói với tôi, chính phủ Mỹ, hải quan Mỹ đối với bất kỳ ai cũng đều hoài nghi, hoài nghi quý vị là kẻ phạm tội, là kẻ hành vi không đoan chính, quý vị phải dùng rất nhiều cách để chứng minh bản thân chưa từng phạm tội, chứng minh mình là người tốt, chứng minh quý vị chưa từng phạm tội. Điều này không giống với phương Đông chúng ta, người phương Đông chúng ta nhìn thấy ai cũng là người tốt, còn họ thì nhìn thấy ai cũng là người xấu. Thế nên đời người trong thế gian này, sanh ra trong xã hội này còn có ý nghĩa gì chứ?
Chúng ta nghĩ tới điều này, nhìn thấy chân tướng sự thật này, chúng ta không thể không tôn kính Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát ở trong xã hội này vẫn tin tưởng [chúng sanh] như vậy, vẫn từ bi cứu độ [chúng sanh] như vậy. Chư Phật Bồ-tát thuần thiện không chút ác ý, giúp đỡ mọi người, nhưng mọi người hướng tới chư Phật Bồ-tát có ác ý, hủy báng, hãm hại, nhiễu loạn hết lần này đến lần khác. Phật Bồ-tát nếu có thái độ giống như chúng ta, “Bỏ đi, đi thôi! Hà tất phải ở đây nữa”, chư Phật Bồ-tát không như vậy, [chúng sanh] nhục mạ các Ngài như thế nào đi chăng nữa, các Ngài đều tiếp nhận, thiện tâm thiện ý thiện hành giáo hóa hết thảy chúng sanh, còn phải chịu đựng sự sỉ nhục của chúng sanh. Chúng ta đối với chư Phật Bồ-tát không thể không tôn kính, không thể không xưng tán. Thực sự như trong kinh Phật giảng, các Ngài không phải người phàm, không chấp nhặt như người phàm, điều này chúng ta phải học tập, chúng ta phải noi theo.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói rất hay, Phật nói những chúng sanh này “tiên nhân bất thiện”, “tiên nhân” là thế hệ trên của họ, cha mẹ của họ, tổ tiên của họ, trưởng bối của họ, thầy giáo của họ, “bất thức đạo đức”, đều bị văn minh phương Tây làm mê mờ, bị chủ nghĩa công danh lợi lộc, bị hình thái ý thức tham công cầu lợi mê mờ tâm trí, khởi tâm động niệm đều là tự tư tự lợi. Phương Đông từ xưa tới nay, mọi người thử mở sách xưa mà xem, không có ba chữ “quyền riêng tư”. Tư Mã Quang nói với mọi người, một đời của ông “không có chuyện gì không thể nói với người”, ông thẳng thắn, công khai, không có chuyện gì không thể kể cho người khác, thật quang minh lỗi lạc. Trong luật của nước ngoài có “quyền riêng tư”, đây là chỗ bất đồng, chỗ khác biệt trong văn hóa. Một đời người có rất nhiều việc che giấu người khác, không thể để người khác biết, quý vị nói xem tâm trạng như vậy khổ sở biết bao! Không dám nói với người khác, không thể nói với người khác, đương nhiên không phải là chuyện tốt; chuyện tốt thì sao không thể để người khác biết chứ! Đều là chuyện mất mặt. Thế nên chúng ta phải tỉ mỉ quan sát, phải học Phật cho tốt.
Tối hôm qua các vị Pháp sư, các vị hộ pháp của niệm Phật đường, nhất định muốn mời tôi ăn tối. Tôi gặp gỡ họ cũng tương đối ít nên tôi đồng ý gặp mọi người một buổi, nhân tiện cũng nói với họ niệm Phật như thế nào? Niệm Phật không được vì bản thân. Niệm Phật đường của chúng ta được thành lập là dẫn dắt đại chúng huân tu, vì hết thảy chúng sanh khổ nạn. Niệm Phật phải có cảm ứng, cảm ứng đến từ tâm chân thành, nếu chỉ niệm suông thì làm gì có cảm ứng? Miệng niệm Phật thì tâm phải nghĩ tới Phật. Đại Thế Chí Bồ-tát dạy chúng ta “Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật” (nhớ Phật niệm Phật, hiện tại hoặc tương lai nhất định gặp Phật.” “Ức” là trong lòng nhớ nghĩ, trong lòng thường có Phật thì công phu niệm Phật mới đắc lực. Thế nên niệm Phật nhất định phải nghe kinh, nhất định phải rõ đạo lý, chưa buông bỏ ý niệm tự tư tự lợi thì có niệm Phật nhiều hơn chăng nữa cũng không thể vãng sanh.
Tối hôm qua tôi đi thăm hội trưởng Lý, ông ấy nói với tôi cuối tháng trước ông dẫn đoàn đi Trung Quốc lên núi lễ Phật, tham bái. Đoàn này có hơn 100 người, đều là người niệm Phật rất tinh tấn. Kết quả là trên đoạn đường lên núi lễ Phật, nhìn thấy khởi tâm động niệm của đồng tu đều là tự tư tự lợi. Ông ấy nói lúc ăn cơm có người còn lựa chọn chỗ ngồi.
Hội trưởng nói: “Tại sao anh lại ngồi chỗ này?”
Anh ấy nói: “Vị trí này an toàn”
Hội trưởng nói: “Cái gì an toàn?”
Anh ấy nói: “Bên đó có người bê món ăn, bê canh lên không cẩn thận sẽ làm dơ quần áo, bên này thì không bị. Hội trưởng, ông cùng ngồi bên này đi”
Hội trưởng nói: “Anh nhất định không thể vãng sanh”
Tại sao vậy? Từ chỗ này mà nhìn ra được đó là tự tư tự lợi. Phật Bồ-tát đem chỗ tốt nhường cho người khác, khổ nạn thì chính mình đón nhận, người như vậy nhất định có thể vãng sanh. Ngược lại, nơi nơi đều mong được lợi, người như vậy niệm Phật nhiều hơn đi nữa, hội trưởng Lý nói: “chắc chắn anh sẽ không vãng sanh”. Chúng ta thường nói, khởi tâm động niệm đều vì bản thân là phàm phu, người khởi tâm động niệm đều vì người khác là Bồ-tát, mê mờ hay giác ngộ đều là từ chỗ này mà xét.
Đi xe buýt, vừa mới lên là phải đi chiếm ngay chỗ tốt ngồi. Từ chỗ này mà xét, họ không biết quan tâm những người lớn tuổi. Quý vị xem cư sỹ Lý, ông ấy luôn đi sau người khác, không đi trước người khác nên cái mà ông nhận được là sự tôn kính của mọi người dành cho ông, nơi nào ông cũng vì người khác. Nếu quý vị nơi nào cũng nghĩ đến mình, chiếm chỗ tiện lợi, đẩy người khác xuống. Không tồi, quý vị có thể chiếm được cái lợi trước mắt nhưng ngày sau phải đi vào luân hồi, phải trải qua ngày tháng trong ba đường ác. Nếu trong một đời này, nơi nơi đều nhường người khác, đều đi phía sau người khác, trước mắt thì thấy có vẻ thua thiệt nhưng tương lai nhất định được sanh nơi đất Phật. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, phải hiểu được sự thực này, phải có thể tha thứ cho hết thảy lỗi lầm của mọi người, không nên trách cứ người khác.
Thực tình mà nói, chúng ta không có tư cách trách cứ người khác, tại sao vậy? Chính bản thân chúng ta còn có lỗi lầm, nếu chính mình không có lỗi lầm thì mới có thể trách cứ người khác. Ai không có lỗi lầm? Phật không có lỗi lầm. Thế nên Bồ-tát gặp người đều rất khiêm tốn, vì sao vậy? Đẳng giác Bồ-tát còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, các Ngài còn có tâm hổ thẹn, đến quả địa Như Lai mới không có lỗi lầm. Thế nhưng chư Phật Như Lai trách cứ người khác đều vô cùng từ bi, chúng ta học Phật phải học từ những chỗ này.
Câu phía sau, “Kiến sát gia nộ” (thấy người khác bị tội chết mà còn oán giận). Đây là nói tới người phạm tội bị kết án tử hình, lúc thi hành án tử hình họ, chúng ta không có tâm thương xót, ngược lại còn sân hận, cái tâm này không tốt. Vào thời xưa, những người chấp pháp trong lúc hành hình tử tù đều rơi nước mắt. Mặc dù tội của phạm nhân đáng bị như vậy, nhưng họ cũng không nhẫn tâm nhìn người khác chết. Đặc biệt là những người vô tội, oan uổng, càng khiến người ta đau lòng, phải tìm mọi cách để cứu giúp bảo hộ họ, làm sao có thể oán giận thêm, làm sao còn có tâm sân hận chứ? Tâm như vậy là vô cùng tàn nhẫn, quả báo chúng ta có thể thấy biết được. Thế nên đối với người gặp nạn, phải nên có tâm thương xót, nên có tâm thông cảm, phải sanh tâm cứu giúp bảo hộ, đây là tâm nhân từ. Tâm tham sân si là tâm đọa vào tam đồ ác đạo. Tâm của Bồ-tát nhân từ vô cùng, tâm Phật là chân thành, bình đẳng, chúng ta phải nhận thức rõ ràng, phải biết làm thế nào học tập theo.
Đoạn này chúng tôi giới thiệu tới đây, đoạn tiếp theo nói đến những tội ác mà người bình thường phạm phải. Hôm nay giảng tới đây thôi. A Di Đà Phật.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.