Chương 49: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng học, xin chào mọi người.
Hôm qua tôi đã giảng đến "phi nghĩa nhi động, bội lý nhi hành, dĩ ác vi năng" (dấy lòng phi nghĩa, làm chuyện trái nghịch đạo lý. Coi chuyện làm ác là tài năng)
Trong Kinh Phật có một đoạn, ở chỗ này Ngài cũng đã trích lục ra. Phật nói tất cả người ác trong thế gian khi chết đều đọa địa ngục. Trong địa ngục cũng có người quản sự, người này gọi là "Ngưu Đầu A Bàng", nhân gian chúng ta thường hay gọi là Ngưu Đầu Mã Diện, người này là quản lý những hình phạt trong địa ngục. Ngưu Đầu Mã Diện rất là hung ác, một chút tâm từ bi cũng không có, nhìn thấy chúng sanh chịu khổ mà không có chút tâm thương xót, trái lại cho rằng cái khổ của người đã chịu vẫn còn chưa đủ, hình phạt cho người vẫn chưa đủ nặng, cho nên những người này thường hay ôm tâm ác độc. Phật nói, người thọ báo đều là người ở nhân gian bất hiếu cha mẹ, hủy báng Tam Bảo, nhục mạ lục thân quyến thuộc, khinh mạn sư trưởng, hãm hại người hiền, giết hại chúng sanh, tạo các ác nghiệp. Chúng ta nghĩ xem, mấy câu nói này của Phật, chúng ta có hay không? Hiếu thuận cha mẹ, chúng ta nghe nói rồi, chúng ta chính mình có làm được hay không?
Hiếu thuận, cái ý này rất sâu rất rộng, phía trước chúng ta đã nói rất nhiều. Thời kỳ niên thiếu, đi học ở trường, học lực không tốt, hạnh kiểm không tốt, đây là bất hiếu. Thanh niên thời đại này có ai biết được là sau khi hoàn thành việc học, bước vào xã hội, thành gia lập nghiệp, nếu trong nhà bất hòa, ở nơi làm việc cùng với đồng nghiệp, với bạn bè không thể chung sống hòa thuận, thường hay làm cho cha mẹ lo lắng cũng là bất hiếu? Chúng ta đã là người xuất gia, không nỗ lực tu hành, giới-định-huệ tam học không thể nâng cao, ngay trong đời này không thể siêu vượt tam giới, thoát ly sáu cõi luân hồi, đây là bất hiếu. Cho nên, câu "bất hiếu cha mẹ" không phải là Phật nói với người nào khác, mà là nói với chính chúng ta. Mỗi một người ở trên cương vị công tác của chính mình, ở nơi hoàn cảnh công tác hiện tại, làm thế nào tận trung tận hiếu? Trong quần chúng xã hội rộng lớn, cơ duyên tiếp nhận giáo dục Thánh Hiền, tiếp nhận giáo dục Phật pháp càng ngày càng ít. Chúng ta may mắn gặp được, sau khi gặp được rồi thì ở ngay trong đời này nhất định phải nắm lấy cơ hội khó được này, phải làm cho tốt.
Hai chữ "Trung Hiếu" này, chúng ta khái quát cả thảy Phật pháp để xem, tất cả chư Phật Như Lai tự hành hóa tha, hai chữ này có thể khái quát hết rồi. Thế nào là Phật pháp? Trung hiếu chính là Phật pháp, trung hiếu chính là Bồ-đề đại đạo. Trong ba phước của Quán Kinh, hai câu trong phước thứ nhất là "hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng", hai câu này làm đến được tột điểm thì thành Phật. Hai câu tám chữ này, trên quả vị Như Lai mới làm đến viên mãn. Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, cho nên “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng” còn kém khuyết một phần, chưa đạt đến cứu cánh viên mãn. Cho nên, câu nói của Phật, "bất hiếu cha mẹ", thậm chí đối với Bồ-tát Đẳng Giác mà nói, vẫn là đang nhắc nhở họ rằng: “Hiếu của con chưa làm được viên mãn”. Chúng ta nghe được câu nói này phải nên sanh khởi tâm cảnh giác cao độ, đây gọi là học Phật.
Phật là đại hiếu cứu cánh viên mãn, Phật là phụng sự cứu cánh viên mãn. Sư trưởng của Phật là tất cả chư Phật trong quá khứ, không chỉ tất cả chư Phật trong quá khứ mà tất cả chư Phật hiện tiền, tất cả chư Phật vị lai, Phật đều thừa sự cúng dường. Điều này chúng ta làm gì biết được? Sự việc hủy báng Tam Bảo, chúng ta đã làm quá nhiều. Có lẽ các vị đồng tu khi nghe qua, không cho là việc gì. Kỳ thật, bốn chúng đệ tử chúng ta, tại gia, xuất gia, nam chúng, nữ chúng, nếu không chân thật y giáo phụng hành, ở trong xã hội không biểu hiện ra hình tượng đệ tử Phật chân thật thì chúng ta đã hủy báng Tam Bảo. Để người trong xã hội nói "đệ tử Phật mà như vậy à?", thì các vị nghĩ xem, đây có phải là hủy báng Tam Bảo không? Hình tượng quan trọng như vậy, cho nên bốn chúng đệ tử chúng ta, bất luận là vào lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, cùng ở chung với tất cả đại chúng, nếu khiến người lễ kính Tam Bảo, cung kính Tam Bảo, tán thán Tam Bảo, đây là làm rạng rỡ cho Tam Bảo, là lợi ích chúng sanh. Nếu chúng ta vẫn tạo tác ác nghiệp, để người khác hủy báng, để người khác xem thường, để người khác vì ta mà tạo nghiệp, đây không phải hủy báng thì là gì? Cho nên sự hành trì, lời nói, cử chỉ của đệ tử Phật trong đời sống đều phải làm tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh. Phật nói những câu này, chúng ta đều phải nỗ lực mà phản tỉnh, tư duy, làm thế nào học tập tránh những lỗi lầm này. Những lỗi lầm này đều là nghiệp nhân của địa ngục A-tỳ.
"Mạ nhục lục thân", mạ là hủy báng, nhục là sỉ nhục; hủy báng, sỉ nhục thân bằng bằng quyến thuộc. "Khinh mạn sư trưởng" là xem thường, sanh tâm ngạo mạn đối với sư trưởng, không hề xem sư trưởng ra gì. Phạm vi của sư trưởng rất lớn, thầy cô dạy bảo chúng ta là sư trưởng. Chúng ta đã từng học qua tiểu học, học qua trung học, có một số đồng tu học qua đại học, người trực tiếp dạy bảo bạn chính là sư trưởng của bạn. Nếu đem phạm vi này mở rộng, phàm hễ là những nhân sĩ làm công tác giáo dục thì đều là sư trưởng. Người thời xưa biết tôn kính người đi học. Người đi học giáo hóa xã hội đại chúng, gần như mỗi một người đi học đều là người thầy giáo dục xã hội. Chúng ta tôn trọng người đi học, tôn trọng người làm công tác giáo dục, đây là tôn sư trọng đạo. Thay đổi phong tục tập quán cũ, đây là đại thiện, có mấy người hiểu được? Hiện tại không cần nói làm công việc giáo dục xã hội rộng lớn, những người làm công tác giáo dục, những thầy cô ngày trước đã từng dạy bảo ta, còn có mấy người ta có thể nhớ đến? Còn có mấy người biết quan tâm đến thầy cô? Xã hội hiện tại này, chúng ta thấy được rất rõ ràng. Đây là chánh đạo, là an định xã hội, thế giới hòa bình, là nguồn gốc phước lợi của tất cả chúng sanh, cho nên Phật đem hai câu này xếp vào điều thứ nhất. "Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng", không phân tộc loại, không phân tôn giáo, chỉ cần là người làm công tác giáo dục thì chúng ta đều phải hiếu dưỡng, đều phải phụng sự. Để khởi lên tác dụng dẫn đầu trong xã hội thì cần làm ra mẫu mực tốt. Cho nên, ý nghĩa của mỗi câu sâu rộng vô tận. Chúng ta có thể dùng Hoa Nghiêm để ấn chứng. Phạm vi mỗi câu nói của Phật đều là tận hư không, khắp pháp giới, không phải hạn cuộc ở một khu vực, hay trong một khoảng thời gian. Người học tập chúng ta phải nhận biết rõ ràng, ở khu vực hiện tại này, vào giai đoạn hiện tiền này phải nên có cách làm thế nào. Đây gọi là quán cơ. Khế lý-khế cơ thì mới có thể tự độ và độ tha.
"Ức hiếp người hiền", phần nhiều là do sanh tâm đố kỵ. Phiền não, đố kỵ, sân hận cũng là nhiều đời mà có. Xem thấy người khác làm một việc tốt, nhất là xem thấy người khác vượt hơn chính mình, trong lòng luôn khó chịu. Khó chịu mà không có hành vi chướng ngại thì tạo nghiệp nhẹ. Nếu có hành vi chướng ngại người khác làm việc thiện thì tội lỗi này rất nặng. Trong giới Kinh kết tội là xem sự ảnh hưởng của việc hành thiện của họ đối với xã hội, nếu ảnh hưởng càng lớn thì tội chướng ngại của bạn càng nặng, nếu thiện hạnh của họ ảnh hưởng không lớn lắm đối với xã hội thì tội chướng ngại của bạn tương đối nhẹ. Đây là luận đến quả báo. Chúng ta là người học Phật, là người tu hành, nếu nhìn thấy việc tốt của người khác mà còn có ý niệm này thì lập tức phải cảnh giác, phải sanh tâm hổ thẹn.
Phật Bồ-tát dạy bảo chúng ta, Thánh Hiền nhân cũng dạy bảo chúng ta phải "thành toàn điều tốt đẹp cho người". Cái ý này chính là gặp người khác làm việc tốt, làm việc thiện, làm việc có lợi ích đối với xã hội, đối với chúng sanh, chúng ta không những không nên đố kỵ mà còn phải giúp đỡ họ, thành tựu họ. Chúng ta giúp đỡ họ, chúng ta thành tựu họ, chúng ta tán thán họ thì chính chúng ta có phước, có được công đức lợi ích, chúng ta cùng với người làm là giống nhau. Do đây có thể biết, gặp được sự việc này, kiết hung họa phước chân thật ở ngay trong một niệm của chính mình. Một niệm giác là kiết, phước báo hiện tiền. Một niệm mê, đố kỵ, chướng ngại là hung, là tai họa.
Việc thiện nhỏ là giới hạn ở một khu vực, giới hạn ở một chủng tộc. Việc thiện lớn thì không giới hạn ở một khu vực, không giới hạn ở chủng tộc, không giới hạn ở tín ngưỡng tôn giáo. Người xưa nói rất hay: "Không đọc Hoa Nghiêm thì không biết được cảnh giới của Như Lai, không thâm nhập Hoa Nghiêm thì không thể mở rộng được tâm lượng của chính mình". Tâm lượng của chính mình cùng tâm lượng của chư Phật Như Lai vốn dĩ là như nhau, "tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới". Hiện tại bởi vì chúng ta mê hoặc, bởi vì tình chấp, khiến tâm lượng của chính mình thu lại rất nhỏ, không thể bao dung người, không thể bao dung việc. Đây là lỗi lầm của chính chúng ta. Cho nên, chúng ta gặp người khác hành thiện thì phải nhiệt tâm tán thán giúp đỡ.
Đồng tu học Phật rất nhiều, trong đó cũng có số ít, mà như lời của lão sư Lý trước kia đã nói: "Thiên lậu chấp", “thiên kiến chấp trước”. Họ học Phật, phạm vi giới hạn chỉ ở trong Phật giáo, thấy các tôn giáo khác đều đối lập, giới hạn ở trong quần thể của chính mình; xem thấy quần thể khác, nhìn thấy người nước ngoài cũng thấy đối lập. Họ cũng trì giới, họ cũng đọc Kinh, họ cũng trường chay, họ cũng bái Phật, thế nhưng tâm lượng không thể mở rộng, xem thấy tôi tiếp xúc với các tôn giáo khác, quần thể khác thì lo ngại trùng trùng. Họ nói, Pháp sư Tịnh Không không biết làm cái gì, hiện tại vì sao không học Phật mà đi làm đa nguyên văn hóa rồi. Sau khi nghe rồi tôi rất đau lòng. Nhà Phật chúng ta dạy "phát tâm Bồ-đề", dạy "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", những người chưa học Phật đó gọi là đa nguyên văn hóa. Đa nguyên văn hóa là gì? Đa nguyên văn hóa chính là "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ". Danh từ không như nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Họ không phân chủng tộc, không phân tộc quần, không phân tôn giáo, không phân văn hóa, một mực bình đẳng đối đãi, kính yêu lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, các vị nghĩ xem, đây không phải "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ" thì là gì? Người ta thật làm được rồi, còn chúng ta thì ngày ngày đang hô khẩu hiệu, nhưng xem tất cả chúng sanh thành oan gia đối đầu, vậy thì sai rồi. Ngày nay các tôn giáo khác thành lập những viện dưỡng lão, cô nhi viện, trại cai nghiện, rất nhiều sự nghiệp từ thiện xã hội, chúng ta cúng dường một số tiền tài, tín đồ Phật giáo xem thấy trong lòng khó chịu, hỏi “tại vì sao đem tiền của chúng ta tặng cho tôn giáo khác?”. Tôi hỏi ngược lại họ, viện dưỡng lão chúng ta có cần làm hay không? Phải làm! Cô nhi viện chúng ta có cần làm hay không? Phải làm! Sự nghiệp từ thiện chúng ta có nên làm hay không? Phải nên làm! Vậy bạn đi làm đi, tôi không có thời gian, tôi không có tiền. Người ta làm rồi, chúng ta đến đầu tư, vậy thì cũng giống như chúng ta làm thôi, ta tham gia cổ đông. Các vị nghĩ xem có đúng không? Đã có người phát tâm đi làm rồi, chúng ta đầu tư tham gia như là cổ đông, sự nghiệp từ thiện đó chẳng phải chúng ta đã có một phần hay sao? Các vị cúng dường tôi, tôi mang đi đầu tư khắp nơi, các vị mỗi người đều là cổ đông của từ thiện xã hội. Tôi không đem tiền của cúng dường của các vị đi lãng phí. Các vị chính mình cũng biết được, các vị đều là ông chủ cổ đông của những sự nghiệp đó của họ, cho dù bỏ tiền ra bao nhiêu cũng là việc tốt. Vì sao tâm lượng nhỏ đến như vậy? Vì sao không thể dung nạp người? Vì sao không thể muốn người ta làm chút việc tốt? Dường như việc tốt chỉ để một mình bạn làm, người khác làm thì khó chịu. Hữu ý vô ý tạo tác rất nhiều tội nghiệp, chính mình còn cho rằng học Phật cũng không tệ, học được rất tốt, tương lai đọa A-tỳ Địa Ngục vẫn không biết tại vì sao mà đọa? Diêm La Vương giải thích từng việc từng việc cho bạn nghe, đến lúc đó bạn hối hận không kịp. Cho nên học Phật, hai câu phía trước nói được rất rõ ràng, nhất định phải thấu rõ nghĩa lý, thấu rõ nghĩa lý sự việc này. Nếu ngày ngày không đọc Kinh, ngày ngày không ở nơi đây nghiên cứu, thảo luận, học tập, bạn làm sao có thể thâm nhập? Cho nên, truy cứu ngọn nguồn vẫn là lỗi lầm không thấu rõ giáo nghĩa Đại Thừa. Nếu thấu rõ giáo nghĩa, thấu rõ Phật lý, những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước này của bạn tự nhiên liền tiêu mất; cách nhìn, cách nghĩ, cách làm của bạn tự nhiên liền tương ưng với Phật Bồ-tát.
********************
Các vị đồng học!
Tôi đã giảng đến một đoạn dẫn dụng từ Kinh Phật trong chú giải, nói rõ tạo tác tội nghiệp cực trọng đọa A-tỳ Địa Ngục đều là "bất hiếu phụ mẫu, hủy báng Tam Bảo, mạ nhục lục thân, khinh mạn sư trưởng, vu hãm thiện lương". Phía sau vẫn còn hai câu: "Sát hại chúng sanh, tạo chư ác nghiệp, như thị đẳng nhân, lai thử thọ khổ", phía sau các vị tự xem thì được rồi. "Giết hại chúng sanh", đặc biệt là động vật nhỏ, nhất là chúng sanh thường hay phiền nhiễu chúng ta như ruồi, muỗi, kiến, gián. Những loại chúng sanh này, người không học Phật thì không cần nói, người học Phật cũng không thể tránh khỏi, cố ý hay vô ý đã tổn hại những chúng sanh này. Chúng ta là người chân thật học Phật, muốn không sát sanh thì phải bắt tay từ chỗ nào? Phải làm từ ngay chỗ này. Những động vật nhỏ này đến phiền nhiễu chúng ta, chúng ta phải có lòng nhẫn nại, phải có thể nhẫn chịu. Từ xưa đến nay, các Đại đức chân thật tu hành, bị những phiền nhiễu này, họ không hề oán ghét những động vật nhỏ này, trái lại họ sanh tâm hổ thẹn. Thế xuất thế gian không thể rời khỏi nhân quả, tại vì sao có một số người, những động vật nhỏ không đến phiền nhiễu họ, mà đến quấy nhiễu chúng ta? Chắc chắn là có nhân từ trước, chúng ta ngày trước cũng đã từng là ruồi, kiến, muỗi, cũng quấy nhiễu người khác, ngày nay thân chúng ta chuyển đổi lại, cho nên trong nhân quả có nói "miếng ăn, giọt nước đều do tiền định".
Người với người, người với tất cả chúng sanh, nghiệp duyên của vô lượng kiếp đến nay đều không ngoài báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu không có bốn cái duyên này, có lúc muốn thấy cũng không thấy được, cũng có lúc thấy như không thấy. Loại tình hình chân tướng sự thật này, tôi nghĩ mỗi một đồng tu chúng ta đều có thể thể hội được, chỉ là thể hội được không đủ sâu. Nguyên nhân không đủ sâu sắc là vì đối với Kinh giáo thâm nhập không đủ độ sâu. Kinh Phật dạy chúng ta thâm giải nghĩa thú. Nếu chúng ta khế nhập có độ sâu, tự nhiên chúng ta liền tường tận, sau đó tâm của bạn liền bình thản đối với thế gian này; thuận cảnh không khởi tâm tham, nghịch cảnh tuyệt không hiềm ghét, người thiện người ác một mực đối xử bình đẳng thì tâm liền bình. Đạo lý này chúng ta phải hiểu. Tu hành ở nơi nào? Chính ngay những nơi này mà tu. Tu hành không chỉ giới hạn ở đọc Kinh, niệm Phật cũng không chỉ giới hạn ở trì danh, bất cứ một môn nào cũng đều hàm nhiếp tất cả pháp môn. Rất ít người hiểu được đạo lý này, người có thể làm được thì càng ít. Kinh Phật nói với chúng ta, người chân thật thông đạt, làm được đó là Pháp Thân Đại Sĩ. Quyền Giáo Bồ-tát, Thánh giả nhị thừa cũng thông đạt, nhưng vẫn chưa làm được. Những phương pháp lý luận cảnh giới này, Kinh Hoa Nghiêm đã nói thấu triệt, rất tường tận nhất. Năm xưa, Đại Sư Hoằng Nhất dạy người, đặc biệt là phần tử tri thức, học Phật phải nên bắt tay vào từ Hoa Nghiêm Sớ Sao. Điều này rất có đạo lý. Thông đạt phương pháp lý luận cảnh giới của Hoa Nghiêm thì bất luận tu học một pháp môn nào cũng đều là đại pháp viên đốn, đều có thể giúp chúng ta ở ngay trong một đời nâng cao đến cảnh giới thù thắng; tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều là đời sống của Phật Hoa Nghiêm. Cho nên, Đại đức xưa gọi bộ Kinh này là "Pháp Luân Căn Bản" là rất có đạo lý.
Câu sau cùng là: "Tạo chư ác nghiệp", ác nghiệp vô lượng vô biên. Tiêu chuẩn của Bồ-tát là hễ trái ngược với tánh đức thì đều là ác nghiệp. Người thế gian chúng ta cho rằng là thiện pháp, nhưng Bồ-tát xem thấy là ác pháp, vì sao vậy? Không ra khỏi sáu cõi luân hồi. Trong sáu cõi, ở trong ba đường thiện hưởng phước, khi phước hưởng hết rồi thì vẫn phải đọa lạc, đây không phải là chân thiện. Không chỉ trong sáu cõi không có thiện pháp chân thật, mà pháp giới bốn Thánh cũng không phải chân thật. Chân thiện nhất định phải siêu vượt mười pháp giới, vĩnh viễn không thoái chuyển, đây là chân thiện.
Đoạn văn này sau cùng đã làm hai câu tổng kết: "Người làm ác ắt sẽ đọa vào địa ngục". Ngữ khí này rất là khẳng định, không có chút do dự nào, “tạo ác chắc chắn đọa địa ngục”. Sau cùng khuyên chúng ta "đời người trụ thế ngắn ngủi, phải ra sức thực hành nhân từ ". Việc "trụ thế" này chính là bạn ở trong mười pháp giới may mắn có được thân người. Được thân người, ở trong giai đoạn hiện tại này của chúng ta, là thời kỳ Mạt Pháp của Thích-ca Mâu-ni Phật, thọ mạng của con người không dài. Đỗ Phủ triều nhà Đường đã nói: "Nhân sanh thất thập cổ lai hi". Có lẽ mọi người cho rằng y học ngày nay phát triển thì tuổi thọ của người sẽ kéo dài. Nếu bạn cho rằng y học phát triển, tuổi thọ của người có thể kéo dài thì định luật nhân quả chẳng phải bị lật đổ rồi sao? Tuổi thọ dài không có nguyên nhân gì khác, điểm này chúng ta phải hiểu được. Nếu lấy bình quân tuổi thọ của con người trên toàn cầu mà nói thì không đến 70 tuổi. Phật pháp nói là tuổi thọ bình quân. Có người cá biệt có tuổi thọ dài là do trong đời quá khứ có tu. Nghiệp nhân quả báo mỗi người không như nhau. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, chúng ta tin sâu không nghi. Thời gian trụ thế dài ngắn không như nhau, thế nhưng trong Phật pháp nói rất hay: "Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng", cầu trường thọ, được trường thọ. Cầu trường thọ, quyết không phải cầu y dược, quyết không phải cầu bảo dưỡng, cái đó không cách gì cải tạo vận mạng.
Làm thế nào để cầu trường thọ? Phải thay đổi nghiệp nhân của chúng ta. Các vị đọc trong Liễu Phàm Tứ Huấn, thọ mạng của tiên sinh Liễu Phàm chỉ có 53 tuổi, nhưng ông sống được hơn 70 tuổi. Trong đây nói rõ nghiệp nhân quả báo không hề sót lọt, chúng ta muốn cầu bất cứ quả báo gì thì phải tạo nghiệp nhân đó, nhân quả nhất định là tương ưng. Cho nên, Phật Bồ-tát ở chỗ này khuyên chúng ta, thời gian trụ thế của chúng ta ngắn, hiểu rõ những đạo lý này thì phải "ra sức thực hành nhân ái, rộng tu điều thiện, tiêu trừ tam chướng phiền não, làm thanh tịnh sáu căn, niệm Phật trì trai, tham thiền học đạo, nhảy thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi", khuyên chúng ta làm những sự việc này. Khi bắt đầu học thì làm rất miễn cưỡng, làm được mấy năm thì dần dần sẽ quen. Tôi là phàm phu, nghiệp chướng tập khí rất nặng, thế nhưng tôi thật làm giống như Đại Sư Chương Gia nói, cả đời được Phật Bồ-tát chăm sóc. Phật Bồ-tát để cho tôi chịu rất nhiều dày vò, nhưng tôi tin tưởng lời của lão sư, những dày vò này đều là sự chiếu cố của Phật Bồ-tát, để tôi tu bố thí. Vì sao vậy? Người ta nhất định muốn, tôi không cho thì không được. Tốt thôi, tôi học bố thí, từ từ học, học được không ít năm, dần dần liền tự nhiên.
Về nhẫn nhục, người ta ức hiếp bạn, sỉ nhục bạn, dày vò bạn, bạn nhẫn chịu. Từ nhẫn nhục dần dần tâm liền bình lại, tâm liền định. Nhẫn nhục là tiền phương tiện của thiền định. Tâm thanh tịnh, tâm định rồi thì trí huệ liền khai. Cho nên, hết thảy người dày vò tôi, người nhục mạ tôi, ở trong mắt tôi đều là Phật Bồ-tát thị hiện. Nếu không có những người này làm khó thì tôi làm sao có thể thành tựu? Sáu Ba-la-mật do đây mà tu thành công. Sáu Ba-la-mật không thể ở ngay trong thuận buồm xuôi gió mà tu thành công được, không có đạo lý này. Thích-ca Mâu-ni Phật thành Phật còn phải trải qua rất nhiều ma nạn. Tám tướng thành đạo chính là hàng ma. Xin nói với các vị, hàng ma không phải ở trong giai đoạn ngắn, từ khi Ngài sanh ra đến khi thị hiện thành đạo, trong mấy mươi năm, ngày ngày đều đang hàng ma, ngày ngày đều có ma chướng, hay nói cách khác, bạn phải trải qua được khảo nghiệm thì bạn mới có thành tựu.
Con người nhất định phải có lòng yêu thương. Hiện tại chúng ta đọc Kinh Đại Thừa, trong Kinh Đại Thừa dạy rất rõ ràng, chư Phật Như Lai, tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới là thân tướng của chính mình. Pháp Thân Đại Sĩ không có thân tướng, tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới là thân tướng của họ, gọi là pháp thân. Các Ngài hiện ra là báo thân. Báo thân là trí huệ. Trí huệ cũng không có hình tướng. Báo thân là Bát-nhã. Pháp thân là lý thể. Ứng hóa thân là giải thoát (giải thoát chính là đại tự tại). Tại vì sao ứng hóa thân được gọi là giải thoát? Đây là đối với chúng sanh mà nói, thân thể của chúng sanh là nghiệp báo thân, không tự tại, bị phiền não trói buộc, bị sanh tử làm hạn chế. Phật thị hiện vô số thân tướng, tùy loại hiện thân, cái thân hiện ra không có phiền não (không có phiền não gọi là giải), không có sanh tử (không có sanh tử gọi là thoát). Phật Bồ-tát thị hiện ra thân không giống như chúng ta. Sự giải thoát này, thông thường nói Pháp Thân Đại Sĩ đã thoát ly sáu cõi, thoát ly mười pháp giới, kiến tư phiền não đã giải trừ, trần sa phiền não cũng giải trừ, vô minh phiền não cũng phá một phần, cho nên ứng hóa thân của chư Phật Bồ-tát cùng thân phàm phu chúng ta không như nhau.
Phật dạy chúng ta phải có lòng yêu thương chân thành, dùng tâm từ bi để đối đãi tất cả chúng sanh, không phân tà chánh, không phân thiện ác, không phân lợi hại, một mực yêu thương bình đẳng. Chúng ta đã giảng ở phía trước, thuần nhất thiện tâm, thuần nhất thiện ý, thuần nhất thiện hạnh, thuần thiện, thế nhưng tà chánh, phải quấy, thiện ác vẫn cứ rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, biết được chúng sanh tạo thiện được quả thiện, biết được tất cả chúng sanh làm ác phải chịu ác báo, rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Đây là chiếu kiến của trí huệ, chiếu được rõ ràng. Trong tâm chắc chắn không có động tâm. Không có khởi tâm động niệm cũng chính là không có tốt xấu. Không phải nói thiện thì chúng ta ưa thích, ác thì là hiềm ghét. Không khởi tâm, không động niệm là nói sự việc này. Trong tâm thuần thiện. Thiện này không phải thiện của thiện ác, thiện của thiện ác cũng không thiện. Thiện ác hai bên đều rời khỏi, tà chánh hai bên đều lìa khỏi, lợi hại hai bên đều rời khỏi, đó mới gọi là chân thiện. Cho nên, tất cả mọi thời, tất cả mọi nơi, trong tất cả cảnh duyên, tâm vĩnh viễn là thanh tịnh bình đẳng giác, vậy mới gọi là "quảng tu chúng thiện", "tiêu trừ tam chướng", tam chướng tự nhiên liền tiêu. Không có công phu này, ba chướng quá khó tiêu trừ. Ba chướng là chỉ "hoặc nghiệp khổ", cũng có thể gọi là "vọng tưởng, phân biệt, chấp trước".
"Thanh tịnh sáu căn", sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài mà thật không bị ô nhiễm. Tiếp xúc rõ ràng tường tận là quán chiếu của Bát-nhã. Một trần không nhiễm là thiền định sâu thẳm. Rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, đích thực không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây chính là "thanh tịnh sáu căn", chính là "gom nhiếp sáu căn".
"Niệm Phật trì trai". Bổn ý của chữ “trai” là thân tâm thanh tịnh. Hiện tại ở trong tập tục trì trai, người thông thường đều xem ăn chay là trì trai. Cũng được, ăn chay là một phần của trì trai.
"Tham thiền học đạo". Tham, không dùng ý thức mới gọi là tham, dùng tâm ý thức thì không gọi là tham, trong Tông môn gọi là "lìa tâm ý thức tham". Tâm ý thức là tám thức. Tâm là A-lại-da, ý là Mạt-na, thức là thức thứ sáu. Thức thứ sáu là phân biệt, Mạt-na là chấp trước, A-lại-da là lưu ấn tượng. Lìa tâm ý thức chính là nói không nên chấp trước, không nên phân biệt, không lưu ấn tượng, đây gọi là tham. Thiền là gì? Thiền là Phật tâm. Giới là Phật hạnh, giáo là ngôn ngữ của Phật, mà câu Phật hiệu này toàn bộ thảy đều thâu nhiếp, đây quy về pháp môn niệm Phật. Cho nên, văn tự này của họ hay, "niệm Phật trì trai", "tham thiền học đạo".
Thiện Tài Đồng Tử Năm Mươi Ba tham, lần thứ nhất chính là tham phỏng Tỳ-kheo Kiết Tường Vân. Tỳ-kheo Kiết Tường Vân nói với Ngài 21 loại pháp môn niệm Phật. Hai mươi mốt loại này triển khai ra, đó chính là tất cả chư Phật Như Lai nói ra vô lượng vô biên Phật pháp, không có pháp nào có thể siêu vượt pháp môn niệm Phật, "ra khỏi tam giới, thoát sanh tử luân hồi". Không chỉ siêu vượt sáu cõi luân hồi, siêu vượt mười pháp giới, mà bốn loài thai noãn thấp hóa đều vĩnh viễn thoát khỏi hết, không sanh không diệt. Đây là Phật ở ngay chỗ này hết lòng hết dạ khuyên bảo chúng ta. Chúng ta phải chân thật ở ngay trong cuộc sống thường ngày trải sự luyện tâm, phải vượt qua được khảo nghiệm, phải qua được sự tôi luyện, luyện đến lò lửa thuần một màu xanh, liền vào được cảnh giới của Phật. Cảnh giới của Phật mới là bổn lai diện mục của chính mình, là hoàn cảnh đời sống vốn có của chính mình, chân thật quay đầu, chân thật quay về nhà. Sáu cõi là lưu lạc ở bên ngoài, mười pháp giới vẫn là lưu lạc ở bên ngoài. Vào pháp giới nhất chân là quay về nhà rồi, vậy mới đạt được an ổn chân thật.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật!
Hôm qua tôi đã giảng đến "phi nghĩa nhi động, bội lý nhi hành, dĩ ác vi năng" (dấy lòng phi nghĩa, làm chuyện trái nghịch đạo lý. Coi chuyện làm ác là tài năng)
Trong Kinh Phật có một đoạn, ở chỗ này Ngài cũng đã trích lục ra. Phật nói tất cả người ác trong thế gian khi chết đều đọa địa ngục. Trong địa ngục cũng có người quản sự, người này gọi là "Ngưu Đầu A Bàng", nhân gian chúng ta thường hay gọi là Ngưu Đầu Mã Diện, người này là quản lý những hình phạt trong địa ngục. Ngưu Đầu Mã Diện rất là hung ác, một chút tâm từ bi cũng không có, nhìn thấy chúng sanh chịu khổ mà không có chút tâm thương xót, trái lại cho rằng cái khổ của người đã chịu vẫn còn chưa đủ, hình phạt cho người vẫn chưa đủ nặng, cho nên những người này thường hay ôm tâm ác độc. Phật nói, người thọ báo đều là người ở nhân gian bất hiếu cha mẹ, hủy báng Tam Bảo, nhục mạ lục thân quyến thuộc, khinh mạn sư trưởng, hãm hại người hiền, giết hại chúng sanh, tạo các ác nghiệp. Chúng ta nghĩ xem, mấy câu nói này của Phật, chúng ta có hay không? Hiếu thuận cha mẹ, chúng ta nghe nói rồi, chúng ta chính mình có làm được hay không?
Hiếu thuận, cái ý này rất sâu rất rộng, phía trước chúng ta đã nói rất nhiều. Thời kỳ niên thiếu, đi học ở trường, học lực không tốt, hạnh kiểm không tốt, đây là bất hiếu. Thanh niên thời đại này có ai biết được là sau khi hoàn thành việc học, bước vào xã hội, thành gia lập nghiệp, nếu trong nhà bất hòa, ở nơi làm việc cùng với đồng nghiệp, với bạn bè không thể chung sống hòa thuận, thường hay làm cho cha mẹ lo lắng cũng là bất hiếu? Chúng ta đã là người xuất gia, không nỗ lực tu hành, giới-định-huệ tam học không thể nâng cao, ngay trong đời này không thể siêu vượt tam giới, thoát ly sáu cõi luân hồi, đây là bất hiếu. Cho nên, câu "bất hiếu cha mẹ" không phải là Phật nói với người nào khác, mà là nói với chính chúng ta. Mỗi một người ở trên cương vị công tác của chính mình, ở nơi hoàn cảnh công tác hiện tại, làm thế nào tận trung tận hiếu? Trong quần chúng xã hội rộng lớn, cơ duyên tiếp nhận giáo dục Thánh Hiền, tiếp nhận giáo dục Phật pháp càng ngày càng ít. Chúng ta may mắn gặp được, sau khi gặp được rồi thì ở ngay trong đời này nhất định phải nắm lấy cơ hội khó được này, phải làm cho tốt.
Hai chữ "Trung Hiếu" này, chúng ta khái quát cả thảy Phật pháp để xem, tất cả chư Phật Như Lai tự hành hóa tha, hai chữ này có thể khái quát hết rồi. Thế nào là Phật pháp? Trung hiếu chính là Phật pháp, trung hiếu chính là Bồ-đề đại đạo. Trong ba phước của Quán Kinh, hai câu trong phước thứ nhất là "hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng", hai câu này làm đến được tột điểm thì thành Phật. Hai câu tám chữ này, trên quả vị Như Lai mới làm đến viên mãn. Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, cho nên “hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng” còn kém khuyết một phần, chưa đạt đến cứu cánh viên mãn. Cho nên, câu nói của Phật, "bất hiếu cha mẹ", thậm chí đối với Bồ-tát Đẳng Giác mà nói, vẫn là đang nhắc nhở họ rằng: “Hiếu của con chưa làm được viên mãn”. Chúng ta nghe được câu nói này phải nên sanh khởi tâm cảnh giác cao độ, đây gọi là học Phật.
Phật là đại hiếu cứu cánh viên mãn, Phật là phụng sự cứu cánh viên mãn. Sư trưởng của Phật là tất cả chư Phật trong quá khứ, không chỉ tất cả chư Phật trong quá khứ mà tất cả chư Phật hiện tiền, tất cả chư Phật vị lai, Phật đều thừa sự cúng dường. Điều này chúng ta làm gì biết được? Sự việc hủy báng Tam Bảo, chúng ta đã làm quá nhiều. Có lẽ các vị đồng tu khi nghe qua, không cho là việc gì. Kỳ thật, bốn chúng đệ tử chúng ta, tại gia, xuất gia, nam chúng, nữ chúng, nếu không chân thật y giáo phụng hành, ở trong xã hội không biểu hiện ra hình tượng đệ tử Phật chân thật thì chúng ta đã hủy báng Tam Bảo. Để người trong xã hội nói "đệ tử Phật mà như vậy à?", thì các vị nghĩ xem, đây có phải là hủy báng Tam Bảo không? Hình tượng quan trọng như vậy, cho nên bốn chúng đệ tử chúng ta, bất luận là vào lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, cùng ở chung với tất cả đại chúng, nếu khiến người lễ kính Tam Bảo, cung kính Tam Bảo, tán thán Tam Bảo, đây là làm rạng rỡ cho Tam Bảo, là lợi ích chúng sanh. Nếu chúng ta vẫn tạo tác ác nghiệp, để người khác hủy báng, để người khác xem thường, để người khác vì ta mà tạo nghiệp, đây không phải hủy báng thì là gì? Cho nên sự hành trì, lời nói, cử chỉ của đệ tử Phật trong đời sống đều phải làm tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh. Phật nói những câu này, chúng ta đều phải nỗ lực mà phản tỉnh, tư duy, làm thế nào học tập tránh những lỗi lầm này. Những lỗi lầm này đều là nghiệp nhân của địa ngục A-tỳ.
"Mạ nhục lục thân", mạ là hủy báng, nhục là sỉ nhục; hủy báng, sỉ nhục thân bằng bằng quyến thuộc. "Khinh mạn sư trưởng" là xem thường, sanh tâm ngạo mạn đối với sư trưởng, không hề xem sư trưởng ra gì. Phạm vi của sư trưởng rất lớn, thầy cô dạy bảo chúng ta là sư trưởng. Chúng ta đã từng học qua tiểu học, học qua trung học, có một số đồng tu học qua đại học, người trực tiếp dạy bảo bạn chính là sư trưởng của bạn. Nếu đem phạm vi này mở rộng, phàm hễ là những nhân sĩ làm công tác giáo dục thì đều là sư trưởng. Người thời xưa biết tôn kính người đi học. Người đi học giáo hóa xã hội đại chúng, gần như mỗi một người đi học đều là người thầy giáo dục xã hội. Chúng ta tôn trọng người đi học, tôn trọng người làm công tác giáo dục, đây là tôn sư trọng đạo. Thay đổi phong tục tập quán cũ, đây là đại thiện, có mấy người hiểu được? Hiện tại không cần nói làm công việc giáo dục xã hội rộng lớn, những người làm công tác giáo dục, những thầy cô ngày trước đã từng dạy bảo ta, còn có mấy người ta có thể nhớ đến? Còn có mấy người biết quan tâm đến thầy cô? Xã hội hiện tại này, chúng ta thấy được rất rõ ràng. Đây là chánh đạo, là an định xã hội, thế giới hòa bình, là nguồn gốc phước lợi của tất cả chúng sanh, cho nên Phật đem hai câu này xếp vào điều thứ nhất. "Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng", không phân tộc loại, không phân tôn giáo, chỉ cần là người làm công tác giáo dục thì chúng ta đều phải hiếu dưỡng, đều phải phụng sự. Để khởi lên tác dụng dẫn đầu trong xã hội thì cần làm ra mẫu mực tốt. Cho nên, ý nghĩa của mỗi câu sâu rộng vô tận. Chúng ta có thể dùng Hoa Nghiêm để ấn chứng. Phạm vi mỗi câu nói của Phật đều là tận hư không, khắp pháp giới, không phải hạn cuộc ở một khu vực, hay trong một khoảng thời gian. Người học tập chúng ta phải nhận biết rõ ràng, ở khu vực hiện tại này, vào giai đoạn hiện tiền này phải nên có cách làm thế nào. Đây gọi là quán cơ. Khế lý-khế cơ thì mới có thể tự độ và độ tha.
"Ức hiếp người hiền", phần nhiều là do sanh tâm đố kỵ. Phiền não, đố kỵ, sân hận cũng là nhiều đời mà có. Xem thấy người khác làm một việc tốt, nhất là xem thấy người khác vượt hơn chính mình, trong lòng luôn khó chịu. Khó chịu mà không có hành vi chướng ngại thì tạo nghiệp nhẹ. Nếu có hành vi chướng ngại người khác làm việc thiện thì tội lỗi này rất nặng. Trong giới Kinh kết tội là xem sự ảnh hưởng của việc hành thiện của họ đối với xã hội, nếu ảnh hưởng càng lớn thì tội chướng ngại của bạn càng nặng, nếu thiện hạnh của họ ảnh hưởng không lớn lắm đối với xã hội thì tội chướng ngại của bạn tương đối nhẹ. Đây là luận đến quả báo. Chúng ta là người học Phật, là người tu hành, nếu nhìn thấy việc tốt của người khác mà còn có ý niệm này thì lập tức phải cảnh giác, phải sanh tâm hổ thẹn.
Phật Bồ-tát dạy bảo chúng ta, Thánh Hiền nhân cũng dạy bảo chúng ta phải "thành toàn điều tốt đẹp cho người". Cái ý này chính là gặp người khác làm việc tốt, làm việc thiện, làm việc có lợi ích đối với xã hội, đối với chúng sanh, chúng ta không những không nên đố kỵ mà còn phải giúp đỡ họ, thành tựu họ. Chúng ta giúp đỡ họ, chúng ta thành tựu họ, chúng ta tán thán họ thì chính chúng ta có phước, có được công đức lợi ích, chúng ta cùng với người làm là giống nhau. Do đây có thể biết, gặp được sự việc này, kiết hung họa phước chân thật ở ngay trong một niệm của chính mình. Một niệm giác là kiết, phước báo hiện tiền. Một niệm mê, đố kỵ, chướng ngại là hung, là tai họa.
Việc thiện nhỏ là giới hạn ở một khu vực, giới hạn ở một chủng tộc. Việc thiện lớn thì không giới hạn ở một khu vực, không giới hạn ở chủng tộc, không giới hạn ở tín ngưỡng tôn giáo. Người xưa nói rất hay: "Không đọc Hoa Nghiêm thì không biết được cảnh giới của Như Lai, không thâm nhập Hoa Nghiêm thì không thể mở rộng được tâm lượng của chính mình". Tâm lượng của chính mình cùng tâm lượng của chư Phật Như Lai vốn dĩ là như nhau, "tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới". Hiện tại bởi vì chúng ta mê hoặc, bởi vì tình chấp, khiến tâm lượng của chính mình thu lại rất nhỏ, không thể bao dung người, không thể bao dung việc. Đây là lỗi lầm của chính chúng ta. Cho nên, chúng ta gặp người khác hành thiện thì phải nhiệt tâm tán thán giúp đỡ.
Đồng tu học Phật rất nhiều, trong đó cũng có số ít, mà như lời của lão sư Lý trước kia đã nói: "Thiên lậu chấp", “thiên kiến chấp trước”. Họ học Phật, phạm vi giới hạn chỉ ở trong Phật giáo, thấy các tôn giáo khác đều đối lập, giới hạn ở trong quần thể của chính mình; xem thấy quần thể khác, nhìn thấy người nước ngoài cũng thấy đối lập. Họ cũng trì giới, họ cũng đọc Kinh, họ cũng trường chay, họ cũng bái Phật, thế nhưng tâm lượng không thể mở rộng, xem thấy tôi tiếp xúc với các tôn giáo khác, quần thể khác thì lo ngại trùng trùng. Họ nói, Pháp sư Tịnh Không không biết làm cái gì, hiện tại vì sao không học Phật mà đi làm đa nguyên văn hóa rồi. Sau khi nghe rồi tôi rất đau lòng. Nhà Phật chúng ta dạy "phát tâm Bồ-đề", dạy "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", những người chưa học Phật đó gọi là đa nguyên văn hóa. Đa nguyên văn hóa là gì? Đa nguyên văn hóa chính là "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ". Danh từ không như nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Họ không phân chủng tộc, không phân tộc quần, không phân tôn giáo, không phân văn hóa, một mực bình đẳng đối đãi, kính yêu lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, các vị nghĩ xem, đây không phải "chúng sanh vô biên thệ nguyện độ" thì là gì? Người ta thật làm được rồi, còn chúng ta thì ngày ngày đang hô khẩu hiệu, nhưng xem tất cả chúng sanh thành oan gia đối đầu, vậy thì sai rồi. Ngày nay các tôn giáo khác thành lập những viện dưỡng lão, cô nhi viện, trại cai nghiện, rất nhiều sự nghiệp từ thiện xã hội, chúng ta cúng dường một số tiền tài, tín đồ Phật giáo xem thấy trong lòng khó chịu, hỏi “tại vì sao đem tiền của chúng ta tặng cho tôn giáo khác?”. Tôi hỏi ngược lại họ, viện dưỡng lão chúng ta có cần làm hay không? Phải làm! Cô nhi viện chúng ta có cần làm hay không? Phải làm! Sự nghiệp từ thiện chúng ta có nên làm hay không? Phải nên làm! Vậy bạn đi làm đi, tôi không có thời gian, tôi không có tiền. Người ta làm rồi, chúng ta đến đầu tư, vậy thì cũng giống như chúng ta làm thôi, ta tham gia cổ đông. Các vị nghĩ xem có đúng không? Đã có người phát tâm đi làm rồi, chúng ta đầu tư tham gia như là cổ đông, sự nghiệp từ thiện đó chẳng phải chúng ta đã có một phần hay sao? Các vị cúng dường tôi, tôi mang đi đầu tư khắp nơi, các vị mỗi người đều là cổ đông của từ thiện xã hội. Tôi không đem tiền của cúng dường của các vị đi lãng phí. Các vị chính mình cũng biết được, các vị đều là ông chủ cổ đông của những sự nghiệp đó của họ, cho dù bỏ tiền ra bao nhiêu cũng là việc tốt. Vì sao tâm lượng nhỏ đến như vậy? Vì sao không thể dung nạp người? Vì sao không thể muốn người ta làm chút việc tốt? Dường như việc tốt chỉ để một mình bạn làm, người khác làm thì khó chịu. Hữu ý vô ý tạo tác rất nhiều tội nghiệp, chính mình còn cho rằng học Phật cũng không tệ, học được rất tốt, tương lai đọa A-tỳ Địa Ngục vẫn không biết tại vì sao mà đọa? Diêm La Vương giải thích từng việc từng việc cho bạn nghe, đến lúc đó bạn hối hận không kịp. Cho nên học Phật, hai câu phía trước nói được rất rõ ràng, nhất định phải thấu rõ nghĩa lý, thấu rõ nghĩa lý sự việc này. Nếu ngày ngày không đọc Kinh, ngày ngày không ở nơi đây nghiên cứu, thảo luận, học tập, bạn làm sao có thể thâm nhập? Cho nên, truy cứu ngọn nguồn vẫn là lỗi lầm không thấu rõ giáo nghĩa Đại Thừa. Nếu thấu rõ giáo nghĩa, thấu rõ Phật lý, những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước này của bạn tự nhiên liền tiêu mất; cách nhìn, cách nghĩ, cách làm của bạn tự nhiên liền tương ưng với Phật Bồ-tát.
********************
Các vị đồng học!
Tôi đã giảng đến một đoạn dẫn dụng từ Kinh Phật trong chú giải, nói rõ tạo tác tội nghiệp cực trọng đọa A-tỳ Địa Ngục đều là "bất hiếu phụ mẫu, hủy báng Tam Bảo, mạ nhục lục thân, khinh mạn sư trưởng, vu hãm thiện lương". Phía sau vẫn còn hai câu: "Sát hại chúng sanh, tạo chư ác nghiệp, như thị đẳng nhân, lai thử thọ khổ", phía sau các vị tự xem thì được rồi. "Giết hại chúng sanh", đặc biệt là động vật nhỏ, nhất là chúng sanh thường hay phiền nhiễu chúng ta như ruồi, muỗi, kiến, gián. Những loại chúng sanh này, người không học Phật thì không cần nói, người học Phật cũng không thể tránh khỏi, cố ý hay vô ý đã tổn hại những chúng sanh này. Chúng ta là người chân thật học Phật, muốn không sát sanh thì phải bắt tay từ chỗ nào? Phải làm từ ngay chỗ này. Những động vật nhỏ này đến phiền nhiễu chúng ta, chúng ta phải có lòng nhẫn nại, phải có thể nhẫn chịu. Từ xưa đến nay, các Đại đức chân thật tu hành, bị những phiền nhiễu này, họ không hề oán ghét những động vật nhỏ này, trái lại họ sanh tâm hổ thẹn. Thế xuất thế gian không thể rời khỏi nhân quả, tại vì sao có một số người, những động vật nhỏ không đến phiền nhiễu họ, mà đến quấy nhiễu chúng ta? Chắc chắn là có nhân từ trước, chúng ta ngày trước cũng đã từng là ruồi, kiến, muỗi, cũng quấy nhiễu người khác, ngày nay thân chúng ta chuyển đổi lại, cho nên trong nhân quả có nói "miếng ăn, giọt nước đều do tiền định".
Người với người, người với tất cả chúng sanh, nghiệp duyên của vô lượng kiếp đến nay đều không ngoài báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu không có bốn cái duyên này, có lúc muốn thấy cũng không thấy được, cũng có lúc thấy như không thấy. Loại tình hình chân tướng sự thật này, tôi nghĩ mỗi một đồng tu chúng ta đều có thể thể hội được, chỉ là thể hội được không đủ sâu. Nguyên nhân không đủ sâu sắc là vì đối với Kinh giáo thâm nhập không đủ độ sâu. Kinh Phật dạy chúng ta thâm giải nghĩa thú. Nếu chúng ta khế nhập có độ sâu, tự nhiên chúng ta liền tường tận, sau đó tâm của bạn liền bình thản đối với thế gian này; thuận cảnh không khởi tâm tham, nghịch cảnh tuyệt không hiềm ghét, người thiện người ác một mực đối xử bình đẳng thì tâm liền bình. Đạo lý này chúng ta phải hiểu. Tu hành ở nơi nào? Chính ngay những nơi này mà tu. Tu hành không chỉ giới hạn ở đọc Kinh, niệm Phật cũng không chỉ giới hạn ở trì danh, bất cứ một môn nào cũng đều hàm nhiếp tất cả pháp môn. Rất ít người hiểu được đạo lý này, người có thể làm được thì càng ít. Kinh Phật nói với chúng ta, người chân thật thông đạt, làm được đó là Pháp Thân Đại Sĩ. Quyền Giáo Bồ-tát, Thánh giả nhị thừa cũng thông đạt, nhưng vẫn chưa làm được. Những phương pháp lý luận cảnh giới này, Kinh Hoa Nghiêm đã nói thấu triệt, rất tường tận nhất. Năm xưa, Đại Sư Hoằng Nhất dạy người, đặc biệt là phần tử tri thức, học Phật phải nên bắt tay vào từ Hoa Nghiêm Sớ Sao. Điều này rất có đạo lý. Thông đạt phương pháp lý luận cảnh giới của Hoa Nghiêm thì bất luận tu học một pháp môn nào cũng đều là đại pháp viên đốn, đều có thể giúp chúng ta ở ngay trong một đời nâng cao đến cảnh giới thù thắng; tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều là đời sống của Phật Hoa Nghiêm. Cho nên, Đại đức xưa gọi bộ Kinh này là "Pháp Luân Căn Bản" là rất có đạo lý.
Câu sau cùng là: "Tạo chư ác nghiệp", ác nghiệp vô lượng vô biên. Tiêu chuẩn của Bồ-tát là hễ trái ngược với tánh đức thì đều là ác nghiệp. Người thế gian chúng ta cho rằng là thiện pháp, nhưng Bồ-tát xem thấy là ác pháp, vì sao vậy? Không ra khỏi sáu cõi luân hồi. Trong sáu cõi, ở trong ba đường thiện hưởng phước, khi phước hưởng hết rồi thì vẫn phải đọa lạc, đây không phải là chân thiện. Không chỉ trong sáu cõi không có thiện pháp chân thật, mà pháp giới bốn Thánh cũng không phải chân thật. Chân thiện nhất định phải siêu vượt mười pháp giới, vĩnh viễn không thoái chuyển, đây là chân thiện.
Đoạn văn này sau cùng đã làm hai câu tổng kết: "Người làm ác ắt sẽ đọa vào địa ngục". Ngữ khí này rất là khẳng định, không có chút do dự nào, “tạo ác chắc chắn đọa địa ngục”. Sau cùng khuyên chúng ta "đời người trụ thế ngắn ngủi, phải ra sức thực hành nhân từ ". Việc "trụ thế" này chính là bạn ở trong mười pháp giới may mắn có được thân người. Được thân người, ở trong giai đoạn hiện tại này của chúng ta, là thời kỳ Mạt Pháp của Thích-ca Mâu-ni Phật, thọ mạng của con người không dài. Đỗ Phủ triều nhà Đường đã nói: "Nhân sanh thất thập cổ lai hi". Có lẽ mọi người cho rằng y học ngày nay phát triển thì tuổi thọ của người sẽ kéo dài. Nếu bạn cho rằng y học phát triển, tuổi thọ của người có thể kéo dài thì định luật nhân quả chẳng phải bị lật đổ rồi sao? Tuổi thọ dài không có nguyên nhân gì khác, điểm này chúng ta phải hiểu được. Nếu lấy bình quân tuổi thọ của con người trên toàn cầu mà nói thì không đến 70 tuổi. Phật pháp nói là tuổi thọ bình quân. Có người cá biệt có tuổi thọ dài là do trong đời quá khứ có tu. Nghiệp nhân quả báo mỗi người không như nhau. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, chúng ta tin sâu không nghi. Thời gian trụ thế dài ngắn không như nhau, thế nhưng trong Phật pháp nói rất hay: "Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng", cầu trường thọ, được trường thọ. Cầu trường thọ, quyết không phải cầu y dược, quyết không phải cầu bảo dưỡng, cái đó không cách gì cải tạo vận mạng.
Làm thế nào để cầu trường thọ? Phải thay đổi nghiệp nhân của chúng ta. Các vị đọc trong Liễu Phàm Tứ Huấn, thọ mạng của tiên sinh Liễu Phàm chỉ có 53 tuổi, nhưng ông sống được hơn 70 tuổi. Trong đây nói rõ nghiệp nhân quả báo không hề sót lọt, chúng ta muốn cầu bất cứ quả báo gì thì phải tạo nghiệp nhân đó, nhân quả nhất định là tương ưng. Cho nên, Phật Bồ-tát ở chỗ này khuyên chúng ta, thời gian trụ thế của chúng ta ngắn, hiểu rõ những đạo lý này thì phải "ra sức thực hành nhân ái, rộng tu điều thiện, tiêu trừ tam chướng phiền não, làm thanh tịnh sáu căn, niệm Phật trì trai, tham thiền học đạo, nhảy thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi", khuyên chúng ta làm những sự việc này. Khi bắt đầu học thì làm rất miễn cưỡng, làm được mấy năm thì dần dần sẽ quen. Tôi là phàm phu, nghiệp chướng tập khí rất nặng, thế nhưng tôi thật làm giống như Đại Sư Chương Gia nói, cả đời được Phật Bồ-tát chăm sóc. Phật Bồ-tát để cho tôi chịu rất nhiều dày vò, nhưng tôi tin tưởng lời của lão sư, những dày vò này đều là sự chiếu cố của Phật Bồ-tát, để tôi tu bố thí. Vì sao vậy? Người ta nhất định muốn, tôi không cho thì không được. Tốt thôi, tôi học bố thí, từ từ học, học được không ít năm, dần dần liền tự nhiên.
Về nhẫn nhục, người ta ức hiếp bạn, sỉ nhục bạn, dày vò bạn, bạn nhẫn chịu. Từ nhẫn nhục dần dần tâm liền bình lại, tâm liền định. Nhẫn nhục là tiền phương tiện của thiền định. Tâm thanh tịnh, tâm định rồi thì trí huệ liền khai. Cho nên, hết thảy người dày vò tôi, người nhục mạ tôi, ở trong mắt tôi đều là Phật Bồ-tát thị hiện. Nếu không có những người này làm khó thì tôi làm sao có thể thành tựu? Sáu Ba-la-mật do đây mà tu thành công. Sáu Ba-la-mật không thể ở ngay trong thuận buồm xuôi gió mà tu thành công được, không có đạo lý này. Thích-ca Mâu-ni Phật thành Phật còn phải trải qua rất nhiều ma nạn. Tám tướng thành đạo chính là hàng ma. Xin nói với các vị, hàng ma không phải ở trong giai đoạn ngắn, từ khi Ngài sanh ra đến khi thị hiện thành đạo, trong mấy mươi năm, ngày ngày đều đang hàng ma, ngày ngày đều có ma chướng, hay nói cách khác, bạn phải trải qua được khảo nghiệm thì bạn mới có thành tựu.
Con người nhất định phải có lòng yêu thương. Hiện tại chúng ta đọc Kinh Đại Thừa, trong Kinh Đại Thừa dạy rất rõ ràng, chư Phật Như Lai, tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới là thân tướng của chính mình. Pháp Thân Đại Sĩ không có thân tướng, tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới là thân tướng của họ, gọi là pháp thân. Các Ngài hiện ra là báo thân. Báo thân là trí huệ. Trí huệ cũng không có hình tướng. Báo thân là Bát-nhã. Pháp thân là lý thể. Ứng hóa thân là giải thoát (giải thoát chính là đại tự tại). Tại vì sao ứng hóa thân được gọi là giải thoát? Đây là đối với chúng sanh mà nói, thân thể của chúng sanh là nghiệp báo thân, không tự tại, bị phiền não trói buộc, bị sanh tử làm hạn chế. Phật thị hiện vô số thân tướng, tùy loại hiện thân, cái thân hiện ra không có phiền não (không có phiền não gọi là giải), không có sanh tử (không có sanh tử gọi là thoát). Phật Bồ-tát thị hiện ra thân không giống như chúng ta. Sự giải thoát này, thông thường nói Pháp Thân Đại Sĩ đã thoát ly sáu cõi, thoát ly mười pháp giới, kiến tư phiền não đã giải trừ, trần sa phiền não cũng giải trừ, vô minh phiền não cũng phá một phần, cho nên ứng hóa thân của chư Phật Bồ-tát cùng thân phàm phu chúng ta không như nhau.
Phật dạy chúng ta phải có lòng yêu thương chân thành, dùng tâm từ bi để đối đãi tất cả chúng sanh, không phân tà chánh, không phân thiện ác, không phân lợi hại, một mực yêu thương bình đẳng. Chúng ta đã giảng ở phía trước, thuần nhất thiện tâm, thuần nhất thiện ý, thuần nhất thiện hạnh, thuần thiện, thế nhưng tà chánh, phải quấy, thiện ác vẫn cứ rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, biết được chúng sanh tạo thiện được quả thiện, biết được tất cả chúng sanh làm ác phải chịu ác báo, rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Đây là chiếu kiến của trí huệ, chiếu được rõ ràng. Trong tâm chắc chắn không có động tâm. Không có khởi tâm động niệm cũng chính là không có tốt xấu. Không phải nói thiện thì chúng ta ưa thích, ác thì là hiềm ghét. Không khởi tâm, không động niệm là nói sự việc này. Trong tâm thuần thiện. Thiện này không phải thiện của thiện ác, thiện của thiện ác cũng không thiện. Thiện ác hai bên đều rời khỏi, tà chánh hai bên đều lìa khỏi, lợi hại hai bên đều rời khỏi, đó mới gọi là chân thiện. Cho nên, tất cả mọi thời, tất cả mọi nơi, trong tất cả cảnh duyên, tâm vĩnh viễn là thanh tịnh bình đẳng giác, vậy mới gọi là "quảng tu chúng thiện", "tiêu trừ tam chướng", tam chướng tự nhiên liền tiêu. Không có công phu này, ba chướng quá khó tiêu trừ. Ba chướng là chỉ "hoặc nghiệp khổ", cũng có thể gọi là "vọng tưởng, phân biệt, chấp trước".
"Thanh tịnh sáu căn", sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài mà thật không bị ô nhiễm. Tiếp xúc rõ ràng tường tận là quán chiếu của Bát-nhã. Một trần không nhiễm là thiền định sâu thẳm. Rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, đích thực không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây chính là "thanh tịnh sáu căn", chính là "gom nhiếp sáu căn".
"Niệm Phật trì trai". Bổn ý của chữ “trai” là thân tâm thanh tịnh. Hiện tại ở trong tập tục trì trai, người thông thường đều xem ăn chay là trì trai. Cũng được, ăn chay là một phần của trì trai.
"Tham thiền học đạo". Tham, không dùng ý thức mới gọi là tham, dùng tâm ý thức thì không gọi là tham, trong Tông môn gọi là "lìa tâm ý thức tham". Tâm ý thức là tám thức. Tâm là A-lại-da, ý là Mạt-na, thức là thức thứ sáu. Thức thứ sáu là phân biệt, Mạt-na là chấp trước, A-lại-da là lưu ấn tượng. Lìa tâm ý thức chính là nói không nên chấp trước, không nên phân biệt, không lưu ấn tượng, đây gọi là tham. Thiền là gì? Thiền là Phật tâm. Giới là Phật hạnh, giáo là ngôn ngữ của Phật, mà câu Phật hiệu này toàn bộ thảy đều thâu nhiếp, đây quy về pháp môn niệm Phật. Cho nên, văn tự này của họ hay, "niệm Phật trì trai", "tham thiền học đạo".
Thiện Tài Đồng Tử Năm Mươi Ba tham, lần thứ nhất chính là tham phỏng Tỳ-kheo Kiết Tường Vân. Tỳ-kheo Kiết Tường Vân nói với Ngài 21 loại pháp môn niệm Phật. Hai mươi mốt loại này triển khai ra, đó chính là tất cả chư Phật Như Lai nói ra vô lượng vô biên Phật pháp, không có pháp nào có thể siêu vượt pháp môn niệm Phật, "ra khỏi tam giới, thoát sanh tử luân hồi". Không chỉ siêu vượt sáu cõi luân hồi, siêu vượt mười pháp giới, mà bốn loài thai noãn thấp hóa đều vĩnh viễn thoát khỏi hết, không sanh không diệt. Đây là Phật ở ngay chỗ này hết lòng hết dạ khuyên bảo chúng ta. Chúng ta phải chân thật ở ngay trong cuộc sống thường ngày trải sự luyện tâm, phải vượt qua được khảo nghiệm, phải qua được sự tôi luyện, luyện đến lò lửa thuần một màu xanh, liền vào được cảnh giới của Phật. Cảnh giới của Phật mới là bổn lai diện mục của chính mình, là hoàn cảnh đời sống vốn có của chính mình, chân thật quay đầu, chân thật quay về nhà. Sáu cõi là lưu lạc ở bên ngoài, mười pháp giới vẫn là lưu lạc ở bên ngoài. Vào pháp giới nhất chân là quay về nhà rồi, vậy mới đạt được an ổn chân thật.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.