Chương 70: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng tu, xin chào mọi người.
Câu “Tri quá bất cải. Tri thiện bất vi” (biết lỗi mà không sửa, biết điều thiện mà không làm) trong sách Vựng Biên trích một đoạn khai thị của thiền sư Thiên Như thời nhà Nguyên làm thí dụ. Đoạn khai thị này rất dài, ý chính là nói về một bài kệ của người xưa: “Tôi thấy người khác chết, lòng tôi nóng như lửa, chẳng phải xót kẻ chết, mà sẽ đến phiên tôi”.
Bài kệ này cảnh giác cao độ người tu hành, những lời này cũng là lời mà người già thường hay nói: “Có ai mà không biết chứ? Có ai mà không biết nói?” Nhưng Thiền sư nói rất hay: “Chư Đại đức hiện tiền đa phần là do hạ công phu mà được”.
Tào Hàn thời nhà Tống, đời trước thời nhà Đường ông từng nghe Pháp sư giảng kinh một lần. Nhà Phật nói “nhất tọa” tức là một lần, sau khi nghe xong ông vô cùng hoan hỷ, thiết trai cúng dường đại chúng. Nhờ chút việc thiện đó đã khiến ông trải qua mấy đời không mất thân người, đều có được cuộc sống rất tốt. Đến thời nhà Tống thì ông làm tướng quân.
Từ đó cho thấy, người phú quý trên thế gian hiện nay nhất định là đời trước đã từng tu phước báo chân thật. Cơ duyên tu phước báo chân thật thì khó gặp. Có khi gặp được cơ duyên nhưng lại không biết tu phước, thật là đáng tiếc. Phật trong kinh có nói với chúng ta, chúng ta tin tưởng lời của Phật là chân thật. Những người tu hành đều là người đời đời tu hành nghe pháp, bố thí cúng dường từ vô lượng kiếp tới nay. Nếu không có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy thì trong cõi ngũ trược ác thế này, các vị làm sao có được thân người nghe được chánh pháp chứ? Duyên phận này thật hiếm có. Các vị đại đức xưa tán thán rằng: “Vô lượng kiếp đến này, thật hiếm có khó gặp”, lời này không hề nói quá mà vô cùng chân thật. Thế nhưng chúng ta lại không để ý đến.
Tại sao công phu tu hành của chúng ta vẫn mãi không tiến triển vậy? Nguyên nhân là do không triệt để buông xuống. Mặc dù ngày ngày công phu, ngày ngày tu tập, sai ở chỗ nào? Sai ở chỗ không tinh tấn, không dũng mãnh, không kiên định, không trường kỳ, không có tâm trường kỳ. Không thể nói các vị không phát tâm, nhưng sau khi phát tâm thì rất dễ thoái chuyển, thói xấu của chúng ta là ở chỗ này. Sai ở chỗ nào có biết không? Biết. Biết nhưng không thể sửa. Thiện có biết hay không? Biết. Biết nhưng không chịu làm.
Vì sao biết mà các vị không chịu làm? Điều này chúng tôi cũng thường kể, khi tôi mới học Phật, khoảng hai mươi mấy tuổi đã từng thỉnh giáo với Chương Gia Đại sư việc này. Chương Gia đại sư nói với tôi rằng: “Là do biết không triệt để”. Tôi ngẫm thấy rất đúng, Ngài nói với tôi, giáo học của nhà Phật “biết khó hành dễ”. Tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc về lời nói này.
“Biết”, thật sự là quá khó. Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, chính là mong muốn mọi người biết được chân tướng sự thật này, hiểu rõ đạo lý này. “Hành” thực ra chỉ cách nhau một niệm, ý niệm vừa xoay chuyển thì ngay lập tức thành Phật. Thế Tôn đã làm tấm gương cho chúng ta, chúng ta nhìn thấy Thiện Tài Đồng Tử một đời thành tựu. Trong Kinh Pháp Hoa, Long nữ tám tuổi thành Phật, điều này cho thấy hành không khó. Vì sao các vị lại không chịu thực hành? Là do biết không thấu triệt, chỉ nửa hiểu nửa không. Nếu như hiểu thấu triệt, sáng tỏ rồi thì làm gì có đạo lý không buông xả được? Người thực sự thông suốt thì triệt để buông xuống, vĩnh viễn không thay đổi. Trong kinh điển Phật tán thán người như vậy thật sự là bậc trượng phu, đại trượng phu! Chân thật là anh hùng hào kiệt.
Thế nhưng chúng ta tỉ mỉ quan sát người tu hành trên thế gian này, có mấy người có thể duy trì không thay đổi? Thiền sư Thiên Như nói rất hay: “Trong mười người thì có chục người đều thối thất đạo tâm.” Ngài nói thối thất đạo tâm là nguyên nhân gì? Có nhân duyên của thối thất.
“Nhân” chính là điều khi nãy nói, họ đối với đạo lý của vũ trụ nhân sanh, chân tướng sự thật không thực sự hiểu thấu, đó là nhân. “Duyên” là bên trong có phiền não tham sân si, tự tư tự lợi; bên ngoài thì có sự mê hoặc của ngũ dục lục trần, đây đều là duyên. Nội duyên ngoại duyên đều bất thiện thì họ làm sao có thể không thối chuyển?
Thiền sư ở nơi này giảng cho chúng ta ba loại duyên, thảy đều là sự tướng chân thật. Ngài nói thứ nhất là “Vi thân khẩu sở lụy” (trói buộc vì thân, miệng), vì để ăn ngon hơn một chút, trải qua tháng ngày thoải mái. Chúng ta ngày nay nói là hưởng thụ vật chất, truy cầu danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, bị những thứ này liên lụy. Tại gia hay xuất gia cũng đều có ở trong đó.
Thứ hai là nói người tại gia, họ có người thân họ hàng, “vi quyến thuộc sở lụy” (trói buộc bởi quyến thuộc), họ phải nuôi sống gia đình. “Vi gia kế sở lụy” (trói buộc vì sinh kế gia đình). Sau khi xuất gia đáng lẽ họ phải từ bỏ hết thảy, đáng tiếc là thân xuất gia mà tâm vẫn chưa xuất gia, vẫn không buông xuống được danh văn lợi dưỡng, cả ngày đều tính toán danh văn lợi dưỡng, thế là đánh mất đạo tâm.
Những phiền não tập khí này “trói buộc, giết chết người trong thiên hạ”, khiến cho họ “bận rộn một đời, náo loạn một đời, khổ đau một đời”, đáng tiếc sau cùng lại “uổng qua một đời”. Hơn nữa trong một đời này, “khởi vô lượng tham sân si, tạo vô lượng ác nghiệp lớn nhỏ”. Ác nghiệp đều có quả báo, quả báo trong tam đồ. Tam đồ bát nạn khổ hải, sanh tử luân hồi, chịu vô lượng vô biên khổ não, không được giải thoát.
Phật vì chúng ta giảng kinh thuyết pháp, Tổ sư Đại đức khổ tâm khuyên bảo, chỉ do chúng ta vẫn chưa từng thức tỉnh. Đây là vì nguyên nhân gì? Chúng tôi đã từng suy ngẫm tỉ mỉ, nguyên nhân chính là vì chúng ta không thực hành những gì đã học được. Nếu như có một phần thực hành thì sẽ có một phần thọ dụng; thực hành hai phần thì có hai phần thọ dụng. Cho nên Thế Tôn ở trong kinh luận đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta, “thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”, câu nói này chính là thực hành. Các vị nghe rồi, nghe hiểu rõ chưa? Chưa hoàn toàn nghe hiểu rõ, hiểu rõ một hai câu cũng được. Các vị thực hành một hai câu mà các vị hiểu rõ thì sẽ được thọ dụng. Thế nên không nhất thiết phải hoàn toàn hiểu, hoàn toàn hiểu là không thể nào. Hiểu được một hai câu, người người đều có thể làm được.
Nói cách khác, làm được những gì các vị đã hiểu, đó mới là chân thật học, đó chính là công phu, đó chính là chân thật thọ dụng. Thường xuyên nghe kinh, mỗi ngày có thể hiểu một hai câu, cứ tích lũy ba đến năm năm như vậy thì người này sẽ khai ngộ. Chúng ta cũng thường nghe kinh, không chỉ nghe ba đến năm năm, chúng ta cũng hiểu tương đối, vì sao không khai ngộ? Cửa khai ngộ bị phiền não chắn mất rồi, cửa khai ngộ bị tự tư tự lợi che lấp mất rồi, vẫn là do chưa thực hành. Tôi mỗi ngày nghe hiểu một câu, tôi làm được một câu này, ngày mai lại hiểu được một câu, tôi lại làm được câu đó, người như vậy mới khai ngộ.
Nghe hiểu rồi nhưng không thể thực hành, làm không được, vậy thì chẳng khác gì nghe không hiểu, cũng không khác gì không tin Phật. Cho dù các vị biết giảng, biết giảng thì có tác dụng gì? Chỉ là thuộc lòng, nghe người khác giảng, học thuộc lòng mà không thể thực hành, có thể thực hành thì ghi nhớ này sẽ biến thành thực học, đó là sự khác biệt, chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng.
Phật nói trong kinh rất hay, nhưng lời này không dễ hiểu. Phật nói thân thể, quyến thuộc, gia đình của chúng ta, mở rộng cho đến thế giới đều không phải chính mình. Cho nên Phật dạy chúng ta thân tâm thế giới hết thảy đều buông xuống. Vì sao vậy? Bởi vì nó là hư vọng, thân tâm thế giới là hư vọng, đạo lý này quá sâu. Phật muốn nói rõ ràng, nói minh bạch chuyện này, Ngài dùng thời gian hai mươi hai năm để giảng Bát Nhã. Tổng cương lĩnh của hai mươi hai năm giảng Bát Nhã là gì? Chính là câu nói trong Kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (hết thảy những gì có hình tướng đều là hư vọng), và “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán” (Hết thảy pháp hữu vi, như mộng huyễn, bọt nước, như sương sa, điện chớp, nên quán chiếu như vậy). Các vị nếu chân thật hiểu được, chân thật thấu suốt thì tự nhiên buông xuống được, buông xuống một cách triệt để, buông xuống một cách rốt ráo, đã tìm thấy được chính mình rồi.
Chính mình là gì? Chân như tự tánh. Trong Thiền tông gọi là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Các vị nếu như không thể buông xuống thân tâm thế giới thì vĩnh viễn không nhìn thấy được tự tánh, tự tánh đã bị những thứ này chướng ngại, che lấp rồi. Kinh Kim Cang nói “nhất thiết hữu vi pháp”, hữu vi pháp trong đó bao gồm bốn pháp đầu tiên [là tâm pháp, tâm sở pháp, sắc pháp và tâm bất tương ưng hành pháp] trong trăm pháp.
Thứ nhất là tâm pháp, cho nên tâm phải buông xả. Tâm là gì? Vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vọng tưởng là A-lại-da thức, phân biệt là ý thức thứ sáu, chấp trước là Mạt-na. Cho nên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là A-lại-da Thức, Mạt-na Thức, ý thức thứ sáu, đây là tâm pháp. Thân và thế giới là sắc pháp, trong đó còn có tâm sở pháp, tâm bất tương ưng hành pháp, bốn loại này đều gọi là hữu vi pháp, toàn là giả không phải là thật. Chúng sanh lục đạo đều mê lạc trong đó, đem giả cho là thật, hoàn toàn không nhận thức được.
Phật Bồ-tát giảng giải cho chúng ta, chúng ta nghe rồi không thể tin tưởng hoàn toàn, không biết làm theo lời dạy bảo của Phật Bồ-tát. Cho nên, cái thật thì vĩnh viễn không thể hiện tiền, cái giả vĩnh viễn không thể lìa khỏi. Tu hành như vậy giống như làm cho qua quýt, vô lượng kiếp đời đời không thể chứng quả, không thể có được thọ dụng chân thật của Phật quả. Các vị nói xem đáng tiếc biết bao, oan uổng biết bao.
Lúc nào chúng ta mới có thể tỉnh ngộ? Chỉ có một phương pháp: phải thực hành những gì các vị biết thì mới có thể tỉnh ngộ được. Các vị thực hành một phần thì các vị sẽ giác ngộ một phần; thực hành hai phần thì giác ngộ hai phần. Thật sự giác ngộ rồi thì tuyệt đối không mê luyến thân tâm thế giới. Nói cách khác, phân biệt chấp trước dần dần sẽ tan nhạt, trí tuệ dần dần tăng trường, trí tuệ khai mở rồi. Khi phân biệt, chấp trước hoàn toàn không còn nữa thì chúc mừng các vị, các vị kiến tánh rồi, minh tâm kiến tánh, các vị chứng đắc đối với chân tướng vũ trụ nhân sanh rồi.
Chân thật hiểu rõ ràng thì gọi là “kiến tánh thành Phật”, thành tựu trí huệ viên mãn chân thật, thành tựu đức hạnh viên mãn chân thật, người như thế là tự độ độ người, người này được gọi là Phật, gọi là Bồ-tát. Cho nên phải quay về nguồn gốc, “biết lỗi phải sửa, biết thiện phải làm”.
**********
Các vị đồng tu, xin chào mọi người. Cảm Ứng Thiên chúng ta đã nói tới câu thứ 57.
“Biết lỗi mà không sửa, biết điều thiện mà không làm”
Hai câu này ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trong Vựng Biên chú giải vô cùng hay, đặc biệt là đoạn khai thị của hòa thượng Thiên Như rất đáng để chúng ta cảnh giác.
Quy kết lại đại ý của đoạn khai thị này, Phổ Hiền Bồ-tát dạy chúng ta: “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức”. Đời người trên thế gian, sanh mạng vô cùng ngắn ngủi nhưng cơ hội này vô cùng quý báu. Thời gian tuy ngắn ngủi như vậy nhưng tu thiện được phước báo vô cùng; nếu tạo ác thì cũng gặp họa hại vô biên. Thế nên chúng ta phải trân quý thời gian ngắn ngủi này. Đây là mấu chốt của việc kiết hung họa phước đời sau, có quan hệ chân thật vô cùng lớn.
Chư Phật Bồ-tát không vị nào không ứng hóa đến thế gian này giúp đỡ chúng sanh đoạn ác tu thiện, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ. Chúng sanh có thể vĩnh viễn thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, thành Phật thành Thánh, đây cũng là một cơ duyên tốt. Nếu hiểu được đại nghĩa mà Phật nói, một niệm quay đầu thì nhanh chóng siêu vượt thập pháp giới, vì vậy cơ duyên này thật đáng quý.
Đoạn chú giải gần cuối có lấy một câu chuyện làm thí dụ. Triều nhà Chu, Tề Hoàn Công đi qua phế tích của nước Quách, ông ấy rất cảm thán, hỏi một lão nhân: “Vì sao nước Quách lại bị diệt vong?”. Ông lão đó nói với ông rằng: “Thiện thiện nhi ố ác” (“[Vì vua nước Quách] ưa điều thiện mà ghét điều ác.) Hoàn Công nói: “Ưa điều thiện ghét điều ác thì vì sao suy bại tới mức độ này?”. Lão nhân nói: “Thích thiện nhưng không thể làm, ghét ác nhưng không thể bỏ”, hai câu này chúng ta phải ghi nhớ.
Hai chữ “thiện”, chữ “thiện” đầu tiên là biết thiện, chữ thứ hai là phải hành thiện. Biết thiện thì phải hành thiện nhưng họ không chịu làm vậy thì sai rồi. Biết ác thì phải sửa ác, không chịu sửa nên nhà tan cửa nát. Đây không phải là chuyện gì lớn lao, chỉ một đời mà thôi. Nếu như có trí huệ của Phật, có tầm nhìn của Phật để xem xét sự việc này thì vấn đề nghiêm trọng rồi. Cơ duyên tốt như vậy mà đánh mất, trong một đời này tạo vô lượng vô biên tội nghiệp lớn nhỏ, họa hoạn vô cùng, sẽ chiêu cảm sự bất như ý trong nhiều đời về sau.
Con người vì sao lại không thể nhẫn nhịn một lúc. Một đời này cũng chính là một lúc, thời gian mấy mươi năm trong sát-na đã trôi qua rồi. Tôi là bạn học cùng lớp với hiệu trưởng của trường cấp ba Đệ Nhất ở Nam Kinh, hơn nữa chúng tôi còn ngồi chung một bàn, ngồi chung ghế băng dài, khi đó còn chưa tới 20 tuổi. Hôm nay chúng tôi gặp nhau ngồi chung một chỗ, đã hơn 50 năm rồi, nghĩ lại chuyện trước đây cứ ngỡ như ngày hôm qua. Các vị nói xem sanh mạng ngắn ngủi biết bao. Phật nói: “Thế gian vô thường, quốc độ mong manh”, vị lão nhân này nói “thiện thiện nhi ố ác” (thích điều thiện mà ghét điều ác), đây đều là danh ngôn chí lý, chúng ta phải ghi nhớ trong lòng.
Phật Bồ-tát khác với phàm phu ở chỗ nào vậy? Phàm phu khởi tâm động niệm đều vì chính mình, trong tâm chứa đầy tham sân si mạn. Khởi tâm động niệm vì hết thảy chúng sanh, trong tâm đều là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, tận hư không khắp pháp giới, người này chính là Phật, người này chính là Bồ-tát. Giữa phàm phu và Phật chỉ cách nhau một niệm, ý niệm xoay chuyển thì hành vi cũng xoay chuyển.
Chúng tôi thường nói trong các buổi tọa đàm, nhắc nhở các vị đồng tu rằng, hành vi, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của Phật Bồ-tát thời thời khắc khắc đều làm tấm gương cho người đời. Những gì mà chúng ta thể hiện ra, có thiện có ác, mọi người đều nhìn thấy rõ ràng. Điều mọi người cho là thiện thì chúng ta phải duy trì, không nên đánh mất thiện hạnh. Cái mọi người cho là ác, chúng ta phải phản tỉnh lại xem, có phải thực sự là ác không? Nếu thực sự là ác thì phải sửa đổi ngay lập tức. Nếu không thực sự là ác thì họ còn có dụng ý khác. Dụng ý này trước mắt mọi người cảm thấy dường như là bất thiện, qua vài năm các vị sẽ hiểu, vốn cũng là thiện.
Khởi tâm động niệm, hành vi ngôn ngữ của chúng ta phải dựa vào trí huệ, không được dựa vào tình thức. Chúng ta giúp đỡ hết thảy chúng sanh đoạn nghi sanh tín, giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, nhất định không nhiễm danh văn lợi dưỡng, không nhiễm ngũ dục lục trần. Phải đem lời dạy của Phật-đà, của Thánh Hiền thật thà làm ra cho mọi người trong xã hội nhìn thấy.
Lời chúng ta nói họ không dễ nghe lọt tai thì chúng ta làm cho họ xem. Người thế gian tham lam danh lợi, tham lam tài phú, chúng ta làm cho họ xem. Tài phú từ đâu mà có? Từ bố thí mà có, càng bố thí càng nhiều. Thông minh trí huệ từ đâu mà có? Từ bố thí pháp, chịu giúp người khác, chịu giáo hóa người khác thì trí huệ sẽ tăng trưởng. Khỏe mạnh trường thọ từ đâu mà có? Bố thí vô úy, yêu thương bảo hộ hết thảy chúng sanh, không những không sát hại chúng sanh, cho đến việc làm khổ não chúng sanh chúng ta cũng không làm. Tài phú, thông minh trí huệ, khỏe mạnh trường thọ mà người thế gian truy cầu, chúng ta làm ra cho họ xem.
Phật giáo hóa chúng sanh là dùng phương pháp này. Đầu tiên là nói cho các vị phải làm như thế nào? Tiếp đến là khuyên bảo các vị, khuyên bảo khích lệ các vị nên làm, cuối cùng tự mình làm ra chứng minh. Các vị xem tôi làm như vậy đó, tôi đã đạt được rồi. Cuộc sống vật chất vô cùng đơn giản, mỗi ngày ăn ba bữa, quần áo mặc đủ ấm, nơi ở mặc dù không lớn nhưng chỉnh tề sạch sẽ, không có chút bụi bặm nào, thoải mái! Đây là phước báo. Tài phú chỉ cần đủ dùng là được rồi, không cần phải tích lũy, phải biết bố thí, đem tài phú tích lũy vào phước báo của hết thảy chúng sanh thì vĩnh viễn không biến mất. Để trong ngân hàng, để ở nơi nào cũng không an toàn, một trận tai nạn thì không còn nữa. Phật trong kinh có nói: “Tiền tài là năm nhà cùng hưởng”, dạy chúng ta giác ngộ tiền tài không phải là của chính mình. Năm nhà này, thứ nhất là nước, lũ lụt tới sẽ nhấn chìm hết, cuốn trôi đi hết; thứ hai là lửa, nạn lửa sẽ đốt cháy hết; thứ ba là quan phủ, các vị phạm pháp, phạm tội, vào thời xưa gia tài sẽ bị sung công, tịch thu hết; thứ tư là trộm cướp, họ đến trộm của bạn, cướp của bạn; thứ năm là gặp con phá của. Có cái gì là của chính mình chứ? Phải học chư Phật Bồ-tát, tiền tài của chính mình nên để ở nơi nào? Để ở phước báo của hết thảy chúng sanh, nên Phật dạy chúng ta bố thí cúng dường, phải tu phước.
Phước điền có ba loại, ba loại này đều sanh phước, sanh vô lượng vô biên phước báo. Thứ nhất là cúng dường cha mẹ, đó là ân điền, cha mẹ có ân đối với chúng ta, phải biết hiếu dưỡng. Thứ hai là lão sư, Tam bảo là lão sư, phải cung kính đối với lão sư, gọi là kính điền. Thứ ba là hết thảy khổ nạn chúng sanh, gọi là bi điền. Mang tất cả tài phú bố thí cúng dường ba loại này thì phước báo của các vị đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn hưởng không hết. Đây là chỗ thù thắng nhất để cất giữ tài phú, không thể nào bị mất đi, cho dù thế giới này hủy diệt rồi, phước báo của các vị cũng không bị hủy diệt mất.
Nếu các vị không tích lũy tiền tài vào ba nơi này, thế giới này hủy diệt rồi, tài phú của các vị cũng theo đó mà bị hủy diệt, không còn do các vị sở hữu nữa. Cho nên trí huệ phước báo của chư Phật Bồ-tát siêu việt người thường, không chỉ là nhân gian hay cõi trời, phước báo của Đại Phạm Thiên Vương, Ma-hê-thủ-la Thiên Vương cũng không thể so sánh với chư Phật Bồ-tát. Đạo lý này Phật thường nói trong kinh, chúng ta phải tin tưởng, chúng ta phải thật làm.
Đoạn này chúng tôi giới thiệu tới đây, đoạn tiếp theo là đoạn thứ 58.
“Tự tội dẫn tha. Ủng tắc phương thuật” (Tự mình phạm tội làm liên lụy người khác. Cản trở tài năng người khác.)
Đây cũng là lỗi lầm rất lớn. “Tự tội” là tự mình phạm tội còn muốn liên lụy người khác, gọi là kéo người xuống nước, tội này vô cùng nặng. Trong chú giải có nói: “Tội của mình không được che giấu, không được vu oan người khác”, tội vu oan giá họa người khác vô cùng nặng. Chính mình có lỗi lầm, cho dù có che giấu được chế tài pháp luật thế gian, cũng không che giấu được nhân quả, không che giấu được quỷ thần. Báo ứng của quỷ thần thực sự có! Trong xã hội hiện tại thực sự là rất nhiều.
Cho nên giáo dục Thánh Hiền, đặc biệt là giáo dục của chư Phật Bồ-tát, dạy chúng ta làm thế nào mới có được phước báo chân thật, cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn vui vẻ? Thứ nhất là phải chung sống tốt với môi trường, con người, sự việc. Chư Phật Bồ-tát, Nho gia, Đạo gia dạy người, đầu tiên là luân lý đạo đức, người sống chung với người phải hòa hợp. Thứ hai là làm thế nào có mối quan hệ tốt với hoàn cảnh tự nhiên, đây là hoàn cảnh vật chất, người hiểu được điều này không nhiều. Hoàn cảnh nhỏ là căn phòng này của chúng ta, trong đó có rất nhiều đồ gia dụng, phải bài trí, sắp xếp ngay ngắn gọn gàng. Chúng ta sống ở nơi này, mắt thấy tai nghe, tiếp xúc cảm giác rất thoải mái, người hiện tại hiểu được điều này. Môi trường lớn thì chúng ta không chú ý đến, nên người hiện nay nói địa cầu sanh bệnh rồi, hoàn cảnh sinh thái của địa cầu bị phá hoại. Người Phương Đông chúng ta gọi là phong thủy bị phá hoại rồi.
Trận động đất lớn của Đài Loan lần này, trung tâm động đất ở trung bộ, ở Phố Lý. Năm mươi năm trước tôi từng sống ở Phố Lý, nơi này vô cùng tốt, là một nơi có phong thủy tốt nhất Đài Loan. Bởi vì tốt nhất nên mọi người đều chen chúc tới đây, đua nhau xây đạo tràng, hết sức lộn xộn. Tôi đến đây nhìn thấy rất là đau lòng, cảnh quan tự nhiên hoàn toàn bị phá hoại. Mỗi một người đều tự tư tự lợi, đều không chịu nhường nhịn lẫn nhau, chỉ biết lo cho chính mình nên mới gặp nạn! Tôi nghĩ đạo tràng ở đó cũng bị hủy hoại tương đối rồi. Trong Kinh Địa Tạng có nói đến Địa Thần, các vị đắc tội với Địa Thần, Địa Thần trừng phạt các vị, thật sự là có, đây không phải là mê tín.
Cho nên chúng ta phải chung sống tốt với hoàn cảnh tự nhiên, chúng ta yêu thương bảo vệ môi trường tự nhiên. Nếu nơi đó có một cái cây, nếu không phải là bất đắc dĩ thì không được chặt nó đi, chúng ta có thể đi vòng qua. Tôi có một đạo tràng nhỏ ở Úc, nơi đó tôi muốn thông một con đường nhỏ, họ nói với tôi thông đường thì phải chặt cây, tôi nói vậy không được, không được chặt cây, tôi không làm nữa. Quý vị phải tôn trọng môi trường tự nhiên, một cái cây một ngọn cỏ, một viên gạch một viên đá, chúng ta đều phải yêu thương chúng, ta yêu thương chúng thì chúng yêu thương ta.
Thứ ba là quan hệ tốt với thiên địa quỷ thần, điều này vô cùng quan trọng. Ba mối quan hệ này đều tốt rồi thì các vị nhất định hạnh phúc mỹ mãn vui vẻ. Giáo dục của Thánh Hiền xưa chính là dạy điều này, giáo dục của chư Phật Bồ-tát cũng là dạy cái này, các vị có thể nói giáo dục này không đúng sao? Giáo dục này có gì sai không? Người hiện tại đều cho rằng đó là mê tín, đây là vô cùng bất hạnh, ngu si đến cùng cực. Nền giáo dục chí thiện mỹ mãn mà chúng ta từ bỏ mất thì con người làm sao mà không tạo tội, làm sao mà không gặp kiếp nạn?
Ngày nay người mê hoặc nhiều, người giác ngộ ít. Trong số những người giác ngộ, đa phần là tùy thuận tập khí phiền não, chân thật chịu quay đầu đã ít lại càng ít. Chúng ta dùng lời của tôn giáo khác để nói tức là: một người quay đầu thì một người được cứu; hai người quay đầu thì hai người được cứu. Chỉ cần chính chúng ta hiểu được, chịu quay đầu, không còn vì bản thân mà thực sự vì bản thân, lợi ích chúng sanh là thật sự lợi ích chính mình, phải giác ngộ, phải quay đầu.
Việc chính mình làm thì nhất định mình phải chịu trách nhiệm, tuyệt đối không liên lụy người khác. Có phước báo thì chia sẻ với đại chúng; có tội lỗi thì nhất định phải phát tâm tự mình gánh chịu, đây là tinh thần của Bồ-tát. Tuyệt đối không được vu oan người khác, nhất định không được tin lời đồn vô căn cứ. Những câu trong phần chú giải Cảm Ứng Thiên: “Cho dù thoát được pháp luật cũng không tránh được bị trời trừng phạt”, câu nói này lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong Vựng Biên. Trời phạt chính là sự trừng phạt của thiên địa quỷ thần, các vị chạy không thoát đâu.
Được rồi, hôm nay chúng tôi chỉ giảng đến đây. A Di Đà Phật!
Câu “Tri quá bất cải. Tri thiện bất vi” (biết lỗi mà không sửa, biết điều thiện mà không làm) trong sách Vựng Biên trích một đoạn khai thị của thiền sư Thiên Như thời nhà Nguyên làm thí dụ. Đoạn khai thị này rất dài, ý chính là nói về một bài kệ của người xưa: “Tôi thấy người khác chết, lòng tôi nóng như lửa, chẳng phải xót kẻ chết, mà sẽ đến phiên tôi”.
Bài kệ này cảnh giác cao độ người tu hành, những lời này cũng là lời mà người già thường hay nói: “Có ai mà không biết chứ? Có ai mà không biết nói?” Nhưng Thiền sư nói rất hay: “Chư Đại đức hiện tiền đa phần là do hạ công phu mà được”.
Tào Hàn thời nhà Tống, đời trước thời nhà Đường ông từng nghe Pháp sư giảng kinh một lần. Nhà Phật nói “nhất tọa” tức là một lần, sau khi nghe xong ông vô cùng hoan hỷ, thiết trai cúng dường đại chúng. Nhờ chút việc thiện đó đã khiến ông trải qua mấy đời không mất thân người, đều có được cuộc sống rất tốt. Đến thời nhà Tống thì ông làm tướng quân.
Từ đó cho thấy, người phú quý trên thế gian hiện nay nhất định là đời trước đã từng tu phước báo chân thật. Cơ duyên tu phước báo chân thật thì khó gặp. Có khi gặp được cơ duyên nhưng lại không biết tu phước, thật là đáng tiếc. Phật trong kinh có nói với chúng ta, chúng ta tin tưởng lời của Phật là chân thật. Những người tu hành đều là người đời đời tu hành nghe pháp, bố thí cúng dường từ vô lượng kiếp tới nay. Nếu không có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy thì trong cõi ngũ trược ác thế này, các vị làm sao có được thân người nghe được chánh pháp chứ? Duyên phận này thật hiếm có. Các vị đại đức xưa tán thán rằng: “Vô lượng kiếp đến này, thật hiếm có khó gặp”, lời này không hề nói quá mà vô cùng chân thật. Thế nhưng chúng ta lại không để ý đến.
Tại sao công phu tu hành của chúng ta vẫn mãi không tiến triển vậy? Nguyên nhân là do không triệt để buông xuống. Mặc dù ngày ngày công phu, ngày ngày tu tập, sai ở chỗ nào? Sai ở chỗ không tinh tấn, không dũng mãnh, không kiên định, không trường kỳ, không có tâm trường kỳ. Không thể nói các vị không phát tâm, nhưng sau khi phát tâm thì rất dễ thoái chuyển, thói xấu của chúng ta là ở chỗ này. Sai ở chỗ nào có biết không? Biết. Biết nhưng không thể sửa. Thiện có biết hay không? Biết. Biết nhưng không chịu làm.
Vì sao biết mà các vị không chịu làm? Điều này chúng tôi cũng thường kể, khi tôi mới học Phật, khoảng hai mươi mấy tuổi đã từng thỉnh giáo với Chương Gia Đại sư việc này. Chương Gia đại sư nói với tôi rằng: “Là do biết không triệt để”. Tôi ngẫm thấy rất đúng, Ngài nói với tôi, giáo học của nhà Phật “biết khó hành dễ”. Tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc về lời nói này.
“Biết”, thật sự là quá khó. Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, chính là mong muốn mọi người biết được chân tướng sự thật này, hiểu rõ đạo lý này. “Hành” thực ra chỉ cách nhau một niệm, ý niệm vừa xoay chuyển thì ngay lập tức thành Phật. Thế Tôn đã làm tấm gương cho chúng ta, chúng ta nhìn thấy Thiện Tài Đồng Tử một đời thành tựu. Trong Kinh Pháp Hoa, Long nữ tám tuổi thành Phật, điều này cho thấy hành không khó. Vì sao các vị lại không chịu thực hành? Là do biết không thấu triệt, chỉ nửa hiểu nửa không. Nếu như hiểu thấu triệt, sáng tỏ rồi thì làm gì có đạo lý không buông xả được? Người thực sự thông suốt thì triệt để buông xuống, vĩnh viễn không thay đổi. Trong kinh điển Phật tán thán người như vậy thật sự là bậc trượng phu, đại trượng phu! Chân thật là anh hùng hào kiệt.
Thế nhưng chúng ta tỉ mỉ quan sát người tu hành trên thế gian này, có mấy người có thể duy trì không thay đổi? Thiền sư Thiên Như nói rất hay: “Trong mười người thì có chục người đều thối thất đạo tâm.” Ngài nói thối thất đạo tâm là nguyên nhân gì? Có nhân duyên của thối thất.
“Nhân” chính là điều khi nãy nói, họ đối với đạo lý của vũ trụ nhân sanh, chân tướng sự thật không thực sự hiểu thấu, đó là nhân. “Duyên” là bên trong có phiền não tham sân si, tự tư tự lợi; bên ngoài thì có sự mê hoặc của ngũ dục lục trần, đây đều là duyên. Nội duyên ngoại duyên đều bất thiện thì họ làm sao có thể không thối chuyển?
Thiền sư ở nơi này giảng cho chúng ta ba loại duyên, thảy đều là sự tướng chân thật. Ngài nói thứ nhất là “Vi thân khẩu sở lụy” (trói buộc vì thân, miệng), vì để ăn ngon hơn một chút, trải qua tháng ngày thoải mái. Chúng ta ngày nay nói là hưởng thụ vật chất, truy cầu danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, bị những thứ này liên lụy. Tại gia hay xuất gia cũng đều có ở trong đó.
Thứ hai là nói người tại gia, họ có người thân họ hàng, “vi quyến thuộc sở lụy” (trói buộc bởi quyến thuộc), họ phải nuôi sống gia đình. “Vi gia kế sở lụy” (trói buộc vì sinh kế gia đình). Sau khi xuất gia đáng lẽ họ phải từ bỏ hết thảy, đáng tiếc là thân xuất gia mà tâm vẫn chưa xuất gia, vẫn không buông xuống được danh văn lợi dưỡng, cả ngày đều tính toán danh văn lợi dưỡng, thế là đánh mất đạo tâm.
Những phiền não tập khí này “trói buộc, giết chết người trong thiên hạ”, khiến cho họ “bận rộn một đời, náo loạn một đời, khổ đau một đời”, đáng tiếc sau cùng lại “uổng qua một đời”. Hơn nữa trong một đời này, “khởi vô lượng tham sân si, tạo vô lượng ác nghiệp lớn nhỏ”. Ác nghiệp đều có quả báo, quả báo trong tam đồ. Tam đồ bát nạn khổ hải, sanh tử luân hồi, chịu vô lượng vô biên khổ não, không được giải thoát.
Phật vì chúng ta giảng kinh thuyết pháp, Tổ sư Đại đức khổ tâm khuyên bảo, chỉ do chúng ta vẫn chưa từng thức tỉnh. Đây là vì nguyên nhân gì? Chúng tôi đã từng suy ngẫm tỉ mỉ, nguyên nhân chính là vì chúng ta không thực hành những gì đã học được. Nếu như có một phần thực hành thì sẽ có một phần thọ dụng; thực hành hai phần thì có hai phần thọ dụng. Cho nên Thế Tôn ở trong kinh luận đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta, “thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”, câu nói này chính là thực hành. Các vị nghe rồi, nghe hiểu rõ chưa? Chưa hoàn toàn nghe hiểu rõ, hiểu rõ một hai câu cũng được. Các vị thực hành một hai câu mà các vị hiểu rõ thì sẽ được thọ dụng. Thế nên không nhất thiết phải hoàn toàn hiểu, hoàn toàn hiểu là không thể nào. Hiểu được một hai câu, người người đều có thể làm được.
Nói cách khác, làm được những gì các vị đã hiểu, đó mới là chân thật học, đó chính là công phu, đó chính là chân thật thọ dụng. Thường xuyên nghe kinh, mỗi ngày có thể hiểu một hai câu, cứ tích lũy ba đến năm năm như vậy thì người này sẽ khai ngộ. Chúng ta cũng thường nghe kinh, không chỉ nghe ba đến năm năm, chúng ta cũng hiểu tương đối, vì sao không khai ngộ? Cửa khai ngộ bị phiền não chắn mất rồi, cửa khai ngộ bị tự tư tự lợi che lấp mất rồi, vẫn là do chưa thực hành. Tôi mỗi ngày nghe hiểu một câu, tôi làm được một câu này, ngày mai lại hiểu được một câu, tôi lại làm được câu đó, người như vậy mới khai ngộ.
Nghe hiểu rồi nhưng không thể thực hành, làm không được, vậy thì chẳng khác gì nghe không hiểu, cũng không khác gì không tin Phật. Cho dù các vị biết giảng, biết giảng thì có tác dụng gì? Chỉ là thuộc lòng, nghe người khác giảng, học thuộc lòng mà không thể thực hành, có thể thực hành thì ghi nhớ này sẽ biến thành thực học, đó là sự khác biệt, chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng.
Phật nói trong kinh rất hay, nhưng lời này không dễ hiểu. Phật nói thân thể, quyến thuộc, gia đình của chúng ta, mở rộng cho đến thế giới đều không phải chính mình. Cho nên Phật dạy chúng ta thân tâm thế giới hết thảy đều buông xuống. Vì sao vậy? Bởi vì nó là hư vọng, thân tâm thế giới là hư vọng, đạo lý này quá sâu. Phật muốn nói rõ ràng, nói minh bạch chuyện này, Ngài dùng thời gian hai mươi hai năm để giảng Bát Nhã. Tổng cương lĩnh của hai mươi hai năm giảng Bát Nhã là gì? Chính là câu nói trong Kinh Kim Cang: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (hết thảy những gì có hình tướng đều là hư vọng), và “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán” (Hết thảy pháp hữu vi, như mộng huyễn, bọt nước, như sương sa, điện chớp, nên quán chiếu như vậy). Các vị nếu chân thật hiểu được, chân thật thấu suốt thì tự nhiên buông xuống được, buông xuống một cách triệt để, buông xuống một cách rốt ráo, đã tìm thấy được chính mình rồi.
Chính mình là gì? Chân như tự tánh. Trong Thiền tông gọi là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Các vị nếu như không thể buông xuống thân tâm thế giới thì vĩnh viễn không nhìn thấy được tự tánh, tự tánh đã bị những thứ này chướng ngại, che lấp rồi. Kinh Kim Cang nói “nhất thiết hữu vi pháp”, hữu vi pháp trong đó bao gồm bốn pháp đầu tiên [là tâm pháp, tâm sở pháp, sắc pháp và tâm bất tương ưng hành pháp] trong trăm pháp.
Thứ nhất là tâm pháp, cho nên tâm phải buông xả. Tâm là gì? Vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vọng tưởng là A-lại-da thức, phân biệt là ý thức thứ sáu, chấp trước là Mạt-na. Cho nên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là A-lại-da Thức, Mạt-na Thức, ý thức thứ sáu, đây là tâm pháp. Thân và thế giới là sắc pháp, trong đó còn có tâm sở pháp, tâm bất tương ưng hành pháp, bốn loại này đều gọi là hữu vi pháp, toàn là giả không phải là thật. Chúng sanh lục đạo đều mê lạc trong đó, đem giả cho là thật, hoàn toàn không nhận thức được.
Phật Bồ-tát giảng giải cho chúng ta, chúng ta nghe rồi không thể tin tưởng hoàn toàn, không biết làm theo lời dạy bảo của Phật Bồ-tát. Cho nên, cái thật thì vĩnh viễn không thể hiện tiền, cái giả vĩnh viễn không thể lìa khỏi. Tu hành như vậy giống như làm cho qua quýt, vô lượng kiếp đời đời không thể chứng quả, không thể có được thọ dụng chân thật của Phật quả. Các vị nói xem đáng tiếc biết bao, oan uổng biết bao.
Lúc nào chúng ta mới có thể tỉnh ngộ? Chỉ có một phương pháp: phải thực hành những gì các vị biết thì mới có thể tỉnh ngộ được. Các vị thực hành một phần thì các vị sẽ giác ngộ một phần; thực hành hai phần thì giác ngộ hai phần. Thật sự giác ngộ rồi thì tuyệt đối không mê luyến thân tâm thế giới. Nói cách khác, phân biệt chấp trước dần dần sẽ tan nhạt, trí tuệ dần dần tăng trường, trí tuệ khai mở rồi. Khi phân biệt, chấp trước hoàn toàn không còn nữa thì chúc mừng các vị, các vị kiến tánh rồi, minh tâm kiến tánh, các vị chứng đắc đối với chân tướng vũ trụ nhân sanh rồi.
Chân thật hiểu rõ ràng thì gọi là “kiến tánh thành Phật”, thành tựu trí huệ viên mãn chân thật, thành tựu đức hạnh viên mãn chân thật, người như thế là tự độ độ người, người này được gọi là Phật, gọi là Bồ-tát. Cho nên phải quay về nguồn gốc, “biết lỗi phải sửa, biết thiện phải làm”.
**********
Các vị đồng tu, xin chào mọi người. Cảm Ứng Thiên chúng ta đã nói tới câu thứ 57.
“Biết lỗi mà không sửa, biết điều thiện mà không làm”
Hai câu này ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trong Vựng Biên chú giải vô cùng hay, đặc biệt là đoạn khai thị của hòa thượng Thiên Như rất đáng để chúng ta cảnh giác.
Quy kết lại đại ý của đoạn khai thị này, Phổ Hiền Bồ-tát dạy chúng ta: “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức”. Đời người trên thế gian, sanh mạng vô cùng ngắn ngủi nhưng cơ hội này vô cùng quý báu. Thời gian tuy ngắn ngủi như vậy nhưng tu thiện được phước báo vô cùng; nếu tạo ác thì cũng gặp họa hại vô biên. Thế nên chúng ta phải trân quý thời gian ngắn ngủi này. Đây là mấu chốt của việc kiết hung họa phước đời sau, có quan hệ chân thật vô cùng lớn.
Chư Phật Bồ-tát không vị nào không ứng hóa đến thế gian này giúp đỡ chúng sanh đoạn ác tu thiện, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ. Chúng sanh có thể vĩnh viễn thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, thành Phật thành Thánh, đây cũng là một cơ duyên tốt. Nếu hiểu được đại nghĩa mà Phật nói, một niệm quay đầu thì nhanh chóng siêu vượt thập pháp giới, vì vậy cơ duyên này thật đáng quý.
Đoạn chú giải gần cuối có lấy một câu chuyện làm thí dụ. Triều nhà Chu, Tề Hoàn Công đi qua phế tích của nước Quách, ông ấy rất cảm thán, hỏi một lão nhân: “Vì sao nước Quách lại bị diệt vong?”. Ông lão đó nói với ông rằng: “Thiện thiện nhi ố ác” (“[Vì vua nước Quách] ưa điều thiện mà ghét điều ác.) Hoàn Công nói: “Ưa điều thiện ghét điều ác thì vì sao suy bại tới mức độ này?”. Lão nhân nói: “Thích thiện nhưng không thể làm, ghét ác nhưng không thể bỏ”, hai câu này chúng ta phải ghi nhớ.
Hai chữ “thiện”, chữ “thiện” đầu tiên là biết thiện, chữ thứ hai là phải hành thiện. Biết thiện thì phải hành thiện nhưng họ không chịu làm vậy thì sai rồi. Biết ác thì phải sửa ác, không chịu sửa nên nhà tan cửa nát. Đây không phải là chuyện gì lớn lao, chỉ một đời mà thôi. Nếu như có trí huệ của Phật, có tầm nhìn của Phật để xem xét sự việc này thì vấn đề nghiêm trọng rồi. Cơ duyên tốt như vậy mà đánh mất, trong một đời này tạo vô lượng vô biên tội nghiệp lớn nhỏ, họa hoạn vô cùng, sẽ chiêu cảm sự bất như ý trong nhiều đời về sau.
Con người vì sao lại không thể nhẫn nhịn một lúc. Một đời này cũng chính là một lúc, thời gian mấy mươi năm trong sát-na đã trôi qua rồi. Tôi là bạn học cùng lớp với hiệu trưởng của trường cấp ba Đệ Nhất ở Nam Kinh, hơn nữa chúng tôi còn ngồi chung một bàn, ngồi chung ghế băng dài, khi đó còn chưa tới 20 tuổi. Hôm nay chúng tôi gặp nhau ngồi chung một chỗ, đã hơn 50 năm rồi, nghĩ lại chuyện trước đây cứ ngỡ như ngày hôm qua. Các vị nói xem sanh mạng ngắn ngủi biết bao. Phật nói: “Thế gian vô thường, quốc độ mong manh”, vị lão nhân này nói “thiện thiện nhi ố ác” (thích điều thiện mà ghét điều ác), đây đều là danh ngôn chí lý, chúng ta phải ghi nhớ trong lòng.
Phật Bồ-tát khác với phàm phu ở chỗ nào vậy? Phàm phu khởi tâm động niệm đều vì chính mình, trong tâm chứa đầy tham sân si mạn. Khởi tâm động niệm vì hết thảy chúng sanh, trong tâm đều là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, tận hư không khắp pháp giới, người này chính là Phật, người này chính là Bồ-tát. Giữa phàm phu và Phật chỉ cách nhau một niệm, ý niệm xoay chuyển thì hành vi cũng xoay chuyển.
Chúng tôi thường nói trong các buổi tọa đàm, nhắc nhở các vị đồng tu rằng, hành vi, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của Phật Bồ-tát thời thời khắc khắc đều làm tấm gương cho người đời. Những gì mà chúng ta thể hiện ra, có thiện có ác, mọi người đều nhìn thấy rõ ràng. Điều mọi người cho là thiện thì chúng ta phải duy trì, không nên đánh mất thiện hạnh. Cái mọi người cho là ác, chúng ta phải phản tỉnh lại xem, có phải thực sự là ác không? Nếu thực sự là ác thì phải sửa đổi ngay lập tức. Nếu không thực sự là ác thì họ còn có dụng ý khác. Dụng ý này trước mắt mọi người cảm thấy dường như là bất thiện, qua vài năm các vị sẽ hiểu, vốn cũng là thiện.
Khởi tâm động niệm, hành vi ngôn ngữ của chúng ta phải dựa vào trí huệ, không được dựa vào tình thức. Chúng ta giúp đỡ hết thảy chúng sanh đoạn nghi sanh tín, giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, nhất định không nhiễm danh văn lợi dưỡng, không nhiễm ngũ dục lục trần. Phải đem lời dạy của Phật-đà, của Thánh Hiền thật thà làm ra cho mọi người trong xã hội nhìn thấy.
Lời chúng ta nói họ không dễ nghe lọt tai thì chúng ta làm cho họ xem. Người thế gian tham lam danh lợi, tham lam tài phú, chúng ta làm cho họ xem. Tài phú từ đâu mà có? Từ bố thí mà có, càng bố thí càng nhiều. Thông minh trí huệ từ đâu mà có? Từ bố thí pháp, chịu giúp người khác, chịu giáo hóa người khác thì trí huệ sẽ tăng trưởng. Khỏe mạnh trường thọ từ đâu mà có? Bố thí vô úy, yêu thương bảo hộ hết thảy chúng sanh, không những không sát hại chúng sanh, cho đến việc làm khổ não chúng sanh chúng ta cũng không làm. Tài phú, thông minh trí huệ, khỏe mạnh trường thọ mà người thế gian truy cầu, chúng ta làm ra cho họ xem.
Phật giáo hóa chúng sanh là dùng phương pháp này. Đầu tiên là nói cho các vị phải làm như thế nào? Tiếp đến là khuyên bảo các vị, khuyên bảo khích lệ các vị nên làm, cuối cùng tự mình làm ra chứng minh. Các vị xem tôi làm như vậy đó, tôi đã đạt được rồi. Cuộc sống vật chất vô cùng đơn giản, mỗi ngày ăn ba bữa, quần áo mặc đủ ấm, nơi ở mặc dù không lớn nhưng chỉnh tề sạch sẽ, không có chút bụi bặm nào, thoải mái! Đây là phước báo. Tài phú chỉ cần đủ dùng là được rồi, không cần phải tích lũy, phải biết bố thí, đem tài phú tích lũy vào phước báo của hết thảy chúng sanh thì vĩnh viễn không biến mất. Để trong ngân hàng, để ở nơi nào cũng không an toàn, một trận tai nạn thì không còn nữa. Phật trong kinh có nói: “Tiền tài là năm nhà cùng hưởng”, dạy chúng ta giác ngộ tiền tài không phải là của chính mình. Năm nhà này, thứ nhất là nước, lũ lụt tới sẽ nhấn chìm hết, cuốn trôi đi hết; thứ hai là lửa, nạn lửa sẽ đốt cháy hết; thứ ba là quan phủ, các vị phạm pháp, phạm tội, vào thời xưa gia tài sẽ bị sung công, tịch thu hết; thứ tư là trộm cướp, họ đến trộm của bạn, cướp của bạn; thứ năm là gặp con phá của. Có cái gì là của chính mình chứ? Phải học chư Phật Bồ-tát, tiền tài của chính mình nên để ở nơi nào? Để ở phước báo của hết thảy chúng sanh, nên Phật dạy chúng ta bố thí cúng dường, phải tu phước.
Phước điền có ba loại, ba loại này đều sanh phước, sanh vô lượng vô biên phước báo. Thứ nhất là cúng dường cha mẹ, đó là ân điền, cha mẹ có ân đối với chúng ta, phải biết hiếu dưỡng. Thứ hai là lão sư, Tam bảo là lão sư, phải cung kính đối với lão sư, gọi là kính điền. Thứ ba là hết thảy khổ nạn chúng sanh, gọi là bi điền. Mang tất cả tài phú bố thí cúng dường ba loại này thì phước báo của các vị đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn hưởng không hết. Đây là chỗ thù thắng nhất để cất giữ tài phú, không thể nào bị mất đi, cho dù thế giới này hủy diệt rồi, phước báo của các vị cũng không bị hủy diệt mất.
Nếu các vị không tích lũy tiền tài vào ba nơi này, thế giới này hủy diệt rồi, tài phú của các vị cũng theo đó mà bị hủy diệt, không còn do các vị sở hữu nữa. Cho nên trí huệ phước báo của chư Phật Bồ-tát siêu việt người thường, không chỉ là nhân gian hay cõi trời, phước báo của Đại Phạm Thiên Vương, Ma-hê-thủ-la Thiên Vương cũng không thể so sánh với chư Phật Bồ-tát. Đạo lý này Phật thường nói trong kinh, chúng ta phải tin tưởng, chúng ta phải thật làm.
Đoạn này chúng tôi giới thiệu tới đây, đoạn tiếp theo là đoạn thứ 58.
“Tự tội dẫn tha. Ủng tắc phương thuật” (Tự mình phạm tội làm liên lụy người khác. Cản trở tài năng người khác.)
Đây cũng là lỗi lầm rất lớn. “Tự tội” là tự mình phạm tội còn muốn liên lụy người khác, gọi là kéo người xuống nước, tội này vô cùng nặng. Trong chú giải có nói: “Tội của mình không được che giấu, không được vu oan người khác”, tội vu oan giá họa người khác vô cùng nặng. Chính mình có lỗi lầm, cho dù có che giấu được chế tài pháp luật thế gian, cũng không che giấu được nhân quả, không che giấu được quỷ thần. Báo ứng của quỷ thần thực sự có! Trong xã hội hiện tại thực sự là rất nhiều.
Cho nên giáo dục Thánh Hiền, đặc biệt là giáo dục của chư Phật Bồ-tát, dạy chúng ta làm thế nào mới có được phước báo chân thật, cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn vui vẻ? Thứ nhất là phải chung sống tốt với môi trường, con người, sự việc. Chư Phật Bồ-tát, Nho gia, Đạo gia dạy người, đầu tiên là luân lý đạo đức, người sống chung với người phải hòa hợp. Thứ hai là làm thế nào có mối quan hệ tốt với hoàn cảnh tự nhiên, đây là hoàn cảnh vật chất, người hiểu được điều này không nhiều. Hoàn cảnh nhỏ là căn phòng này của chúng ta, trong đó có rất nhiều đồ gia dụng, phải bài trí, sắp xếp ngay ngắn gọn gàng. Chúng ta sống ở nơi này, mắt thấy tai nghe, tiếp xúc cảm giác rất thoải mái, người hiện tại hiểu được điều này. Môi trường lớn thì chúng ta không chú ý đến, nên người hiện nay nói địa cầu sanh bệnh rồi, hoàn cảnh sinh thái của địa cầu bị phá hoại. Người Phương Đông chúng ta gọi là phong thủy bị phá hoại rồi.
Trận động đất lớn của Đài Loan lần này, trung tâm động đất ở trung bộ, ở Phố Lý. Năm mươi năm trước tôi từng sống ở Phố Lý, nơi này vô cùng tốt, là một nơi có phong thủy tốt nhất Đài Loan. Bởi vì tốt nhất nên mọi người đều chen chúc tới đây, đua nhau xây đạo tràng, hết sức lộn xộn. Tôi đến đây nhìn thấy rất là đau lòng, cảnh quan tự nhiên hoàn toàn bị phá hoại. Mỗi một người đều tự tư tự lợi, đều không chịu nhường nhịn lẫn nhau, chỉ biết lo cho chính mình nên mới gặp nạn! Tôi nghĩ đạo tràng ở đó cũng bị hủy hoại tương đối rồi. Trong Kinh Địa Tạng có nói đến Địa Thần, các vị đắc tội với Địa Thần, Địa Thần trừng phạt các vị, thật sự là có, đây không phải là mê tín.
Cho nên chúng ta phải chung sống tốt với hoàn cảnh tự nhiên, chúng ta yêu thương bảo vệ môi trường tự nhiên. Nếu nơi đó có một cái cây, nếu không phải là bất đắc dĩ thì không được chặt nó đi, chúng ta có thể đi vòng qua. Tôi có một đạo tràng nhỏ ở Úc, nơi đó tôi muốn thông một con đường nhỏ, họ nói với tôi thông đường thì phải chặt cây, tôi nói vậy không được, không được chặt cây, tôi không làm nữa. Quý vị phải tôn trọng môi trường tự nhiên, một cái cây một ngọn cỏ, một viên gạch một viên đá, chúng ta đều phải yêu thương chúng, ta yêu thương chúng thì chúng yêu thương ta.
Thứ ba là quan hệ tốt với thiên địa quỷ thần, điều này vô cùng quan trọng. Ba mối quan hệ này đều tốt rồi thì các vị nhất định hạnh phúc mỹ mãn vui vẻ. Giáo dục của Thánh Hiền xưa chính là dạy điều này, giáo dục của chư Phật Bồ-tát cũng là dạy cái này, các vị có thể nói giáo dục này không đúng sao? Giáo dục này có gì sai không? Người hiện tại đều cho rằng đó là mê tín, đây là vô cùng bất hạnh, ngu si đến cùng cực. Nền giáo dục chí thiện mỹ mãn mà chúng ta từ bỏ mất thì con người làm sao mà không tạo tội, làm sao mà không gặp kiếp nạn?
Ngày nay người mê hoặc nhiều, người giác ngộ ít. Trong số những người giác ngộ, đa phần là tùy thuận tập khí phiền não, chân thật chịu quay đầu đã ít lại càng ít. Chúng ta dùng lời của tôn giáo khác để nói tức là: một người quay đầu thì một người được cứu; hai người quay đầu thì hai người được cứu. Chỉ cần chính chúng ta hiểu được, chịu quay đầu, không còn vì bản thân mà thực sự vì bản thân, lợi ích chúng sanh là thật sự lợi ích chính mình, phải giác ngộ, phải quay đầu.
Việc chính mình làm thì nhất định mình phải chịu trách nhiệm, tuyệt đối không liên lụy người khác. Có phước báo thì chia sẻ với đại chúng; có tội lỗi thì nhất định phải phát tâm tự mình gánh chịu, đây là tinh thần của Bồ-tát. Tuyệt đối không được vu oan người khác, nhất định không được tin lời đồn vô căn cứ. Những câu trong phần chú giải Cảm Ứng Thiên: “Cho dù thoát được pháp luật cũng không tránh được bị trời trừng phạt”, câu nói này lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong Vựng Biên. Trời phạt chính là sự trừng phạt của thiên địa quỷ thần, các vị chạy không thoát đâu.
Được rồi, hôm nay chúng tôi chỉ giảng đến đây. A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.