Chương 96: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Chư vị đồng học, xin chào mọi người.
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 81, đoạn văn này vẫn nói về “âm tàng chi ác” (điều xấu ác ngấm ngầm).
“Kiến tha sắc mỹ, khởi tâm tư chi.” (thấy vợ con người xinh đẹp, liền sanh lòng tà vạy).
Hiện tượng này, ác nghiệp không những vô cùng nghiêm trọng, mà ở trong xã hội ngày nay nó còn rất tràn lan. Sở dĩ xã hội không an định, động loạn triền miên, thiên tai nhân họa, truy tận nguồn gốc phát sinh của nó thì đây là một trong những nhân tố quan trọng. Người xưa có câu, “vạn ác dâm vi thủ, bách thiện hiếu vi tiên” (trong vạn ác thì dâm đứng đầu, trăm điều lành hiếu là số một). Nền giáo dục truyền thống cổ xưa, chúng ta có thể thấy trong phần Nghi lễ của sách Lễ Ký. Con trai con gái lên năm tuổi không được ngồi chung với nhau, vì sao vậy? Vì để ngăn chặn ngay từ đầu. Ngày nay chúng ta có thể thấy trên báo chí viết, những bé gái mới 13 đến 15 tuổi mà đã có thai rồi, ở nơi nào cũng nghe thấy việc này, như vậy còn có thể được sao? Nếu muốn xã hội này không động loạn, dường như là không thể. Hậu quả của việc dân chủ tự do mở cửa là xã hội đại loạn, lòng người bất an. Người hiện nay nói là do nền chuyên chế chưa tốt, những vị đế vương ngày xưa có phải là chuyên chế (độc tài) hay không? Hãy tỉ mỉ mà đọc lịch sử, tham cứu thảo luận những điển chương văn vật chế độ ngày xưa, chúng ta sẽ phát hiện ra người hiện nay đã chụp mũ họ, cho họ là độc tài chuyên chế, thật không công bằng. Họ không phải là chuyên chế, họ chân thật có từ tâm, có ái tâm, bảo hộ xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân mà suy nghĩ. Tuy có một số phương pháp mọi người cảm thấy không thuận tiện, sự không thuận tiện này chỉ là việc nhỏ, bạn đạt được một đời an định, hòa bình, phồn vinh, hưng vượng thì đây là sự may mắn. Nói cách khác, hy sinh cái tự do nhỏ bé thì được cái tự do to lớn, nhẫn nại một chút hạn chế nhỏ nhặt thì được hạnh phúc vĩnh hằng.
Chúng ta hãy nhìn xem hiện nay, những gì bạn đạt được, thực tế mà nói ở trong xã hội này là phóng túng, tham muốn danh văn lợi dưỡng tài, sắc, danh, thực, thùy. Bạn có được chỉ là lợi ích nhỏ, bản thân bạn thân tâm luôn bất an, luôn sống trong lo sợ, nên cũng khiến cho cả xã hội không an định, người người đều sống trong sự khổ nạn. Các vị hãy tỉ mỉ suy nghĩ xem, một chút tự do dân chủ mở cửa này của bạn đã phải trả giá biết bao nhiêu. Chúng ta cứ tỉ mỉ mà tư duy [thì thấy] được không bằng mất, cái bạn đạt được chỉ là một phần mười, cái mà bạn mất đi là chín phần mười rồi. Cho nên chúng ta phải tỉ mỉ mà tự suy xét cảnh tỉnh lại xem, vẫn là phương thức của người xưa có đạo lý. Người xưa bảo bạn hy sinh, nhẫn chịu một hai phần mười thì bạn đạt được hạnh phúc vinh quang đến bảy, tám phần mười. Thế gian nếu muốn làm đến được thập toàn thập mỹ thì nhất định là không thể. Từ trên tỷ lệ mà tính toán, năng lực của con người có thể khống chế được [sự việc].
Người ngày nay không đọc sách Thánh Hiền, không biết đại đạo của Thánh Hiền, đem sự giáo huấn trí huệ tối cực cứu cánh viên mãn của Phật Bồ-tát xem thành mê tín, xem thành lạc hậu, xem là thứ không hợp với thời cuộc. Họ gọi điển chương chế độ của cổ Thánh tiên Vương là chuyên chế, là độc tài. Hiện tại chúng ta đã lập ra những pháp luật, đã chế định ra những quy chương và cho rằng đây là tiên tiến, phù hợp với dân chủ, phù hợp với tinh thần khoa học, nhưng hiệu quả của việc này nếu đem so với xã hội ngày xưa thì khoảng cách của chúng cách nhau quá xa. Nguyên nhân rốt cuộc là ở đâu? Người xưa đã nói, đó là lỗi không đọc sách Thánh Hiền. Trong chú giải, đoạn này là dẫn dụng một đoạn ở trong kinh Phật, nói được rất hay, “Phật ngôn, nhân ư thế gian bất phạm tha nhân phụ nữ, tâm bất niệm tà tịch, tùng thị đắc ngũ thiện” (Phật dạy, người ta sống ở đời nếu không xâm hại vợ con người khác, lòng không nghĩ chuyện sai trái tà vạy thì nhờ đó được năm điều lành). Đại Thánh đại Hiền thế xuất thế gian dạy bảo chúng ta đều không tách rời “thiện nhân thiện quả, ác nhân ác báo”. Nếu có thể tuân thủ giáo huấn của Phật, tuân thủ giới “không tà dâm” của ngũ giới, giới “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm” của thập thiện thì được năm loại thiện quả. Loại thứ nhất là bạn có thể giữ gìn được tài sản của mình, không đến nỗi bị đánh mất. Loại thứ hai, bạn giữ bổn phận, giữ quy củ thì bạn không sợ quan huyện, ngày trước quan huyện quản việc tư pháp, giống như cảnh sát hình sự ngày nay vậy, bạn sẽ không sợ họ, vì bạn không phạm pháp mà. Loại thứ ba, bạn không sợ người, tâm hạnh của bạn quang minh chính đại, không làm những việc không dám nhìn mặt người khác. Đây là việc thiện thế gian, chúng ta nói đến là hoa báo, còn quả báo, nếu họ không học Phật, không cầu sanh Tịnh Độ thì quả báo ở tại nhân thiên. Thứ tư là Phật nói được sanh nước trời, sanh thiên, trên trời thì có ngọc nữ làm vợ. Thứ năm là từ trên trời hạ sanh xuống thế gian thì làm người phụ nữ đoan chánh. Phật nói năm loại quả báo này, ba loại là phước báo ở thế gian hiện tại, hai loại kia là sau khi chết sanh lên trời được hưởng thiên phước.
Phật lại nói: “Nhân ư thế gian dâm dật, phạm tha nhân phụ nữ, tùng thị đắc ngũ ác” (Người sống ở đời dâm dật, gian díu với vợ người khác, do đó chịu năm điều xấu ác). Đây là bạn phá giới làm ác, bạn sẽ bị năm loại quả ác báo, cũng phân chia đời nay và đời sau. Loại thứ nhất là gia đình bất hòa, tiền bạc tiêu tán, tài sản của bạn sẽ tổn thất, cả nhà bạn bất hòa, quả báo này rất đáng sợ. Ngạn ngữ thường nói “gia hòa vạn sự hưng”, gia bất hòa thì nhà này nhất định bại vong. Chúng ta tỉ mỉ mà quan sát xã hội hiện tại, người phạm loại lỗi lầm này sẽ làm hôn nhân tan vỡ, ly hôn. Hiện tại tỉ lệ ly hôn trong xã hội cao biết bao nhiêu, ly hôn thì gia đình tan nát. Nếu như có vợ và con cái thì đây là không có trách nhiệm đối với con cái, đã gây ra sự tổn thương nghiêm trọng nhất cho con cái, gây sự đả kích nghiêm trọng nhất, quả báo của tội này rất khủng khiếp.
Trong xã hội ngày nay không có ai nói đến đạo lý này, Phật nói cái ác báo thứ hai này, hiện nay từ bên ngoài không thể nhìn thấy được. Ngày xưa thì bạn bị xem là phạm pháp, nhất định phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, phải ngồi tù, bị giam cầm, vẫn phải bị trừng phạt. Ngày nay thì không giống như [pháp luật] ngày xưa nữa rồi. Tuy là quả báo của hiện tại không nghiêm trọng như sự trừng phạt của ngày xưa, thế nhưng dù dương gian không trừng phạt bạn nhưng [sự trừng phạt ở] âm gian thật sự rất nghiêm trọng.
Thứ ba là gạt mình dối người nên ở trước công chúng đông người thì thân tâm bất an. Thế nhưng hiện tượng này ngày nay dường như cũng rất hời hợt, vì sao vậy? Da mặt càng ngày càng dày hơn. Nói lời thành thật, người ngày trước vẫn còn chút lương tâm, làm chút việc xấu thì tâm không an, hiện tại thì không như vậy, lương tâm đã không còn nữa. Cho nên họ cũng không hiểu thế nào là an và bất an, tham sân si đã đến chỗ cùng cực rồi. Thế nhưng quả báo của việc tạo tác ác nghiệp này trong tương lai nhất định sẽ nghiêm trọng hơn không biết là bao nhiêu lần so với ngày xưa.
Loại thứ tư là quả báo trong đời sau, Phật nói sau khi chết đọa vào địa ngục Thái sơn, chịu hình phạt thiêu nướng, sau một triệu tỉ năm (muôn ức năm) mới có thể ra khỏi địa ngục này.
Loại quả báo thứ năm, sau khi ra khỏi địa ngục thì đọa vào đường súc sanh. Chúng ta cũng biết trong đường súc sanh thì việc dâm dật không kiêng kị là mẹ hay con, cũng không có sự tiết độ. Đọa lạc vào những loài vật như vậy, Phật nói sự thê thảm của quả báo, sự thống khổ của quả báo không thể nói hết cùng tận.
Phàm phu mắt thịt không thể nhìn thấy được chân tướng của nhân duyên quả báo. Kỳ thực những nhân quả báo ứng này đều ở ngay trước mắt, câu này trong Cảm Ứng Thiên, văn tự chú giải cho phần này đặc biệt nhiều. Chúng tôi lật qua thấy có rất nhiều trang nêu ra những sự tướng của loại quả báo này trong lịch sử, mục đích không gì ngoài việc cảnh giác nhắc nhở chúng ta. Phàm phu không nhìn thấy được những trường hợp quả báo trong thực tế, họ rất khó tiếp nhận. Quyển sách này đã dẫn dụng mấy mươi thí dụ, là những câu chuyện của người xưa, một số người hiện nay thấy những câu chuyện này của người xưa thì không tin, cho rằng đây chỉ là người xưa muốn khuyên mọi người làm thiện mà thôi, chưa chắc đây là những câu chuyện có thật. Thế nhưng người thông minh, bạn hãy xem những câu chuyện mà người xưa viết sau đó bình tâm mà quan sát xã hội hiện thực, đem chúng đối chiếu lại với nhau thì sẽ hiểu thôi, liền biết được việc mà người xưa nói là có thể tin. Chúng ta phải nên tín thọ, tự cầu đa phước.
Phật pháp gọi là tu hành, đây là việc lớn thứ nhất của tu hành, đó là sửa đổi lại tập khí tham lam của chúng ta, tu sửa hành vi dâm dật của chúng ta. Chúng tôi nói một cách rất hiện thực, thì bạn sẽ có thể đạt được đạo khỏe mạnh trường thọ. Ai ai cũng đều muốn mình được khỏe mạnh sống lâu. Để khỏe mạnh sống lâu thì cái nhân tố đầu tiên là tâm địa thanh tịnh, làm thế nào được thanh tịnh? Quả dục thì được thanh tịnh, [nghĩa là] dục vọng ít, dục vọng rất thấp. Sắc dục là một trong những nguyên nhân quan trọng. “Tài, sắc, danh, thực, thùy” đều phải xem nhẹ đi, càng nhẹ càng tốt, càng ít càng tốt, thân tâm của bạn sẽ khỏe mạnh. Ăn uống thì ăn chay là tốt nhất, trong việc ăn chay vì sao Thế Tôn ở trong giáo giới dạy người sơ học phải xa lìa “ngũ tân”? Các vị phải nên biết, “tân” vẫn là đồ ăn chay, các vị xem trong chữ “tân” có bộ “thảo”, “tân” không phải là thức ăn có thịt. Thức ăn có thịt thì gọi là “tinh”. Ngũ tân là năm loại thức ăn trong thực phẩm chay, đồng tu học Phật đều biết năm loại này là: hẹ, tỏi, hành, kiệu, loại thứ năm trong kinh gọi là “hưng cừ”. Ngày xưa ở Trung Quốc không có loại này, hiện tại thì có rồi, chính là hành tây. Vì sao Phật muốn giới trừ năm loại này? Kinh Lăng Nghiêm đã nói ra nguyên nhân, năm loại rau củ này nếu ăn chín thì dễ dẫn đến kích thích sinh lý, ăn sống thì dễ dẫn đến can hỏa, dễ nổi giận, là nguyên nhân như vậy. Những thứ này có tính kích thích đối với sinh lý của chúng ta, nên Phật đều cấm, thế nhưng nếu các vị dùng như một loại thuốc trong Đông y thì được, nếu không phải dùng làm thuốc thì tốt nhất là nên kiêng ăn. Đây đều là việc ngăn ngừa đề phòng, Phật đều đã ngăn trừ những tăng thượng duyên bất thiện này, đây gọi là đại từ đại bi, không có một sự việc nào mà Ngài không suy nghĩ cho chúng sanh, hy vọng chúng sanh đều có thể được lợi ích chân thật, đều có thể có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, đây là giáo huấn của Thánh Hiền.
**********
Chư vị đồng tu, xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 82:
“Phụ tha hóa tài,nguyện tha thân tử. Can cầu bất toại, tiện sinh chú hận.” (Thiếu nợ người khác tiền bạc, của cải, liền mong họ chết đi. Mong cầu chẳng được toại ý, sanh lòng oán hận, chửi rủa).
Đoạn này nói đến hai sự việc, thiếu nợ người là mượn tiền mà không trả, phàm là mượn vật dụng của người khác không có ý hoàn trả lại thì đều thuộc về loại này. Loại này thuộc về nghiệp trộm cắp. Nhà Phật nói phạm vi của việc trộm cắp vô cùng rộng. Cổ Đức đã nói rõ với chúng ta giới trộm cắp gọi là “không được lấy”, cái ý này vô cùng hoàn chỉnh, phàm là vật có chủ, bất luận bạn dùng cách gì để có được, người chủ không đồng ý cho bạn mà bạn lấy đi thì đó gọi là trộm cắp, đều thuộc về phạm vi của giới điều trộm cắp này. Chúng ta mượn đồ của người ta, mượn tiền cũng vậy, mượn đồ vật cũng vậy, người chủ đồng ý cho chúng ta mượn, chứ không phải là cho chúng ta, nếu đã cho chúng ta mượn vậy thì tương lai nhất định phải hoàn trả. Nếu không có tâm muốn hoàn trả thì cái tâm này là tâm trộm cắp, cũng là phạm tội trộm cắp. Nếu mượn tài vật của người khác mà không muốn trả, còn hy vọng họ sớm chết đi, vậy thì tội này càng lớn hơn nữa. Trong kinh Phật nói, người sanh tâm này đã là súc sanh rồi, quả báo trong đời sau nhất định đọa đường ác.
Người thế gian nhãn quang rất cạn cợt, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt, không biết được hậu hoạn là vô cùng. Đọa lạc vào đường súc sanh thì dễ, nhưng để từ súc sanh đạo mà trở lại làm người thì sẽ rất khó. Nguyên nhân là ở chỗ nào? Trong kinh Phật đã nói với chúng ta, nghiệp nhân của đường súc sanh rất phức tạp, rất nhiều, trong đó một điều quan trọng nhất là ngu si. Các vị hãy suy nghĩ, thiếu nợ người ta mà không muốn trả lại, cái tâm này chính là hết sức ngu si, lại còn cầu mong họ sớm chết đi, vậy là ngu si đến cực điểm, cho nên đọa lạc vào đường súc sanh. Sự ngu si của súc sanh nếu đem so sánh với con người thì ngu si gấp không biết bao nhiêu lần, càng là động vật cấp thấp thì càng ngu si nghiêm trọng hơn.
Chúng ta thấy một câu chuyện ở trong kinh Phật, Thích-ca Mâu-ni Phật năm xưa ở tại vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, lúc đó đang sửa chữa vườn, Phật và một số đệ tử ngồi cùng nhau, nhìn thấy trên mặt đất có một tổ kiến. Phật nhìn xong thì mỉm cười, các đệ tử ở bên cạnh thấy Phật cười khi nhìn tổ kiến liền thỉnh giáo với Thích-ca Mâu-ni Phật, hỏi Ngài vì sao cười chúng. Phật nói với mọi người, cái tổ kiến này đã trải qua bảy đời Phật xuất thế rồi mà chúng vẫn chưa rời được thân kiến. Chúng ta không cần phải nói nhiều, một vị tôn Phật xuất thế là ba A-tăng-kỳ kiếp, bảy vị Phật là hai mươi mốt A-tăng-kỳ kiếp, vậy mà chúng vẫn chưa thoát khỏi thân kiến. Không phải là chúng có thọ mạng dài, mà sau khi chết đi thì lại đầu thai trở lại làm kiến nữa. Đạo lý này chúng ta có thể thể hội được, nguyên nhân là gì? Quá chấp trước, nó chấp trước cái thân đó chính là nó, cho nên vĩnh viễn không đổi sang một thân thể khác được, chấp trước cái tổ đó là quê nhà của nó, vĩnh viễn không rời xa cái xứ sở này của nó, sau khi chết đi đầu thai, vẫn cứ đầu thai vào thân loài kiến, đây chân thật là ngu si đến cùng cực.
Cho nên Phật ở trong tất cả các kinh luận Đại Tiểu Thừa đã nói với chúng ta, chúng ta phải có thể thể hội được, phải biết sự tận tình khuyên bảo của Phật. Ba đường ác là dễ vào mà khó ra. Đây là chân tướng sự thật: đọa ba đường ác rất dễ dàng. Nghiệp nhân của ba đường ác là tham sân si, nên Phật dạy chúng ta tu Giới Định Huệ, “siêng tu Giới Định Huệ, diệt trừ tham sân si”, mục đích là không đọa đường ác. Thế nên con người nhất định phải tuân giữ bổn phận của một con người, giữ cái căn bản của một con người. Căn bản của con người là gì? Trong nhà Phật là ngũ giới, trong nhà Nho là ngũ thường, ngũ thường là: nhân nghĩa lễ trí tín. Đây là điều kiện cơ bản để làm người. Nếu chúng ta mất đi những điều kiện căn bản này thì đời sau nhất định không thể nào có được thân người. Các vị phải biết, chúng ta đời này được thân người là do trong đời quá khứ đã tu các điều kiện này, trong đời này gặp được duyên, cha mẹ và chúng ta có duyên, cha mẹ là thuộc về tăng thượng duyên. Người chân thật đến cõi người đầu thai là do trong đời trước đã tu được nghiệp nhân này, là nghiệp nhân ngũ giới thập thiện. Cho nên đi đến nhân đạo làm người là không sai, nhưng lần này chúng ta đến cõi người thì lại tương đối bất hạnh, nguyên nhân là gì? Hoàn cảnh xã hội không tốt, lại không có người dạy chúng ta, ngày xưa đích thực là các vị đọc Lễ Ký Tinh Hoa Lục thì sẽ rõ, bộ sách Lễ Ký này nếu dùng cách nhìn của giới học thuật hiện đại thì nó thuộc dạng tạp chí, là một loại tạp chí cổ xưa, những thứ ghi trong đó rất chi tiết, rất nhiều, là một quyển tạp chí vô cùng có giá trị. Ở trong đây, chúng ta có thể xem thấy tình trạng cuộc sống, chế độ văn vật của người xưa, bạn hãy xem người xưa xem trọng giáo dục đến như vậy, đặc biệt là giáo dục gia đình. Mặc dù người ngày trước được đi học tương đối ít, có rất nhiều bậc cha mẹ đều không biết chữ, nhưng cả đời họ đã nhận được sự hun đúc của giáo dục đời trước trong xã hội. Họ hiểu được đạo lý làm người, họ biết làm tấm gương tốt cho con cái.
Căn bản của giáo huấn Thánh Hiền là “ngũ luân”, “ngũ thường”. Họ biết được, ngũ luân là nói mối quan hệ giữa người với người, bạn nhất định phải nhận biết rõ ràng. Ngũ thường là căn bản của đạo lý làm người. Cái thứ nhất là “Nhân”, “suy từ mình ra người”, “thứ mình không muốn thì đừng làm cho người”, chưa học qua sách vở thì cũng hiểu đạo lý này. Họ cũng có thể ghi nhớ được mấy câu nói này, đối đãi với bất kỳ người nào, họ đều đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, ta đối đãi với người khác như vậy, người ta có bằng lòng tiếp nhận hay không? Người ta không thể tiếp nhận, vậy thì chúng ta không thể tiếp tục làm, người khác đối đãi với chúng ta như vậy, chúng ta không thể tiếp nhận vậy thì ta cũng không thể dùng loại tâm thái này để đối đãi với người khác. “Nghĩa”, là vì xã hội, vì người khác phục vụ, không cầu báo đáp, chúng ta ngày nay nói là tận nghĩa vụ. Đạo tràng của chúng ta có rất nhiều người làm thiện nguyện, đến để phục vụ đạo tràng, phục vụ mọi người, không mong cầu được báo đáp gì cả. “Lễ” là có chừng mực, là có tiết chế, tự mình khiêm tốn mà tôn trọng người khác. “Trí” chính là lý trí mà con người ngày nay hay nói, không phải là tình cảm, trong tình cảm thì có nhiều lỗi lầm, làm việc thường tình mà có lý tính. Sau cùng là nói “Tín”, “nhân vô tín nhi bất lập” (người không có chữ tín thì không thành người), đây là đạo lý mà cổ Thánh tiên Hiền dạy người ta làm người, phải tuân thủ giữ gìn năm chữ này.
Cho nên vào thời đại ngày xưa, bất luận là được đi học hay không được đi học, biết chữ hay không biết chữ thì đều hiểu được đạo lý này. Hơn nữa còn có thể tuân thủ, cho nên xã hội an định. Hiện tại khoa học kỹ thuật phát triển, văn minh vật chất có sự tiến bộ vượt bậc, nhưng lại không biết mối quan hệ giữa người với người, đạo đức thì càng bị xem nhẹ, thậm chí là quên mất. Đặc biệt xã hội hiện tại đang đề xướng cạnh tranh, chữ “tranh” trong cạnh tranh này trong “nhân nghĩa lễ trí tín” đều không có. Cho nên chúng ta sống trong thời đại này, thời đại này là thời đại động loạn, người đời sau viết lịch sử thì sẽ gọi thời đại này là loạn thế, con người không biết được mối quan hệ người với người, không biết đạo lý làm người. Cho nên hôm nay chúng ta đọc đoạn này, có thể nói đây là việc thường thấy trong xã hội, có rất nhiều người đều có tâm thái như vậy, chúng ta phải nên biết, tâm thái như vậy thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi. Dùng tâm trộm cắp thì người này làm gì có thể phát tài? Làm gì có thể có được cuộc sống hạnh phúc? Đây là việc không thể nào.
Việc thứ hai là “Can cầu bất toại, tiệnsinh chú hận.” (Mong cầu chẳng được toại ý, sanh lòng oán hận, chửi rủa). Đây cũng là việc mà ngày nay chúng ta rất thường thấy, có việc cần người khác giúp đỡ, người khác không thể đáp ứng được sự mong muốn của bạn thì bạn lại sanh oán hận. Ở trong chú giải đã nêu ra cho chúng ta rất hay. “Can cầu là chỉ hết thảy những việc lớn nhỏ, phàm là có việc muốn khẩn cầu nhờ vả người khác thì đều gọi là can cầu”. Cho nên phạm vi của nó rất rộng lớn. “Bất toại” là không được như ý, bạn cầu người khác giúp đỡ, người ta không đáp ứng nguyện vọng của bạn, thế là bạn chửi mắng họ, nguyền rủa họ, bạn hận họ, đây là tạo tội tạo nghiệp. Đoạn kế tiếp phía sau, “Quân tử rõ lý, an với mệnh lẽ nào chịu thỉnh cầu nhờ cậy người khác”. Đây là người hiểu lý lẽ, người hiểu rõ lý lẽ thật sự là một đời tự mình cho dù nghèo khốn đến cùng cực thì chính mình hiểu được đây là tự làm tự chịu, cũng không đi cầu người khác, có thể an tâm tùy duyên, bằng lòng với số mệnh. Cho dù là có lúc bất đắc dĩ phải đi cầu cạnh người khác, người ta chịu giúp đỡ thì rất cảm kích, người ta không chịu giúp đỡ thì xem như là bổn phận phải tự làm lấy, nhất định không thể có tâm oán hận. Nếu có một mảy may tâm oán hận thì cổ nhân nói đây là tiểu nhân, không phải là quân tử, thế nào gọi là quân tử? Người hiểu rõ lý thì gọi là quân tử, vậy tiểu nhân là gì? Mê hoặc điên đảo, không hiểu đạo lý, làm sao lại có thể trách người khác được chứ?
Người học Phật càng không thể có ý niệm này, nếu có ý niệm như vậy thì người đó không phải là người học Phật, họ đối với Phật pháp, đối với giáo huấn của Phật-đà căn bản là không thể lý giải được. Vậy thì càng không thể làm được rồi, những giáo huấn mà Phật đã nói thì họ không hiểu. Chúng ta xem thấy trong kinh điển Phật Bồ-tát dùng tâm thái như thế nào để đối đãi với người ác vậy? Các vị đều đã đọc qua Kinh Kim Cang, trong Kinh Kim Cang có một thí dụ, là việc vua Ca-lợi cắt xẻ thân thể. Trong Kinh Kim Cang nói rất đơn giản, đoạn công án này được ghi chép rất tường tận ở trong Kinh Đại Niết Bàn. Nhẫn Nhục tiên nhân là tiền kiếp của Thích-ca Mâu-ni Phật, khi còn chưa thành Phật, trong quá trình đang tu hành, đã tu nhẫn nhục ba-la-mật, mọi người gọi Ngài là Nhẫn Nhục tiên nhân. Vua Ca-lợi, Ca-lợi là tiếng Phạn, phiên dịch thành tiếng Hoa thì chúng ta thường gọi là hôn quân vô đạo, là một bạo quân, ngang ngược không nói lý lẽ. Nhẫn Nhục tiên nhân không có lỗi lầm gì, thế nhưng lại lăng trì xử tử Ngài, tiên nhân đối với ông vua này có oán hận hay không? Không có, không những không oán hận mà hơn nữa còn vô cùng cảm tạ vua. Ngài cảm kích việc gì vậy? Cảm kích tâm thái [ngang ngược] của vua, tự mình có thể nhẫn chịu được, đây là tướng nhẫn nhục ba-la-mật viên mãn. Chúng ta hiểu được rồi, nếu không có vua Ca-lợi, một người hung tàn vô lý như vậy giáng xuống cho Ngài sự sỉ nhục nghiêm trọng nhất thì làm sao biết được công phu nhẫn nhục của Ngài. Việc này giống như thi kiểm tra vậy, Ngài có thể nhẫn được, một mảy may ý niệm oán hận cũng không có, hơn nữa lại còn phát nguyện, tương lai tôi thành Phật thì người đầu tiên tôi độ chính là ông. Cho nên khi Thế Tôn thành Phật thì người đầu tiên được độ là tôn giả Kiều-trần-như, Kiều-trần-như chính là vua Ca-lợi năm xưa, còn Thích-ca Mâu-ni Phật chính là Nhẫn Nhục tiên nhân. Ngài nói và giữ lời, Ngài đã thực hiện được câu: khi ta thành Phật người đầu tiên ta độ chính là ông.
Cho nên, cổ đức dạy bảo chúng ta, “oan gia nên giải không nên kết”. Con người sống tại thế gian này nhất định là không nên kết oán với người khác, kết oán với người khác là sai rồi. Người ta cho dù không vừa lòng với bạn, sỉ nhục bạn, hủy báng bạn, hãm hại bạn, người học Phật chúng ta biết được đây là nghiệp báo mà mình đã tạo trong đời quá khứ. Quá khứ đã tạo nghiệp bất thiện, nên đời nay thọ quả báo, hoan hỷ mà tiếp nhận, tội báo liền được báo hết, không có một tơ hào tâm oán hận nào cả. Oán kết đã hóa giải rồi, đây là việc tốt, không phải là việc xấu. Nếu có một niệm tâm bất bình thì cái oán kết này vẫn còn, chưa được khai giải hết, không khai giải hết thì tương lai vẫn sẽ báo tiếp, nên gọi là oan oan tương báo, không bao giờ ngừng dứt, việc này thật là đáng sợ. Chúng ta học Phật thì mức độ thọ dụng thấp nhất phải có thể đạt được việc này, đây là mức độ thọ dụng thấp nhất. Ta hiểu được rồi, tất cả những oán thân trái chủ gây ra cho ta đủ loại việc không như ý, ta đều hoan hỷ tiếp nhận, cung kính tán thán thì chúng ta đã thanh toán hết rồi, cũng thành tựu được hạnh nhẫn nhục cho chính mình. Hạnh nhẫn nhục ở trong lục độ biết đi đâu để tu bây giờ? Chính là tu ở trong những cảnh giới này. Cho nên những người đó là thầy nhẫn nhục ba-la-mật của chúng ta, là thiện tri thức để ta tu hạnh nhẫn nhục. Chúng ta cung kính cảm kích còn không hết thì sao lại có thể có lòng oán hận với họ chứ? Đây là chúng ta đạt được thọ dụng chân thật trong Phật pháp, chúng ta phải nên hiểu, phải nên lý giải được, để cả cuộc đời này của chúng ta đều có thể sống trong thế giới biết ơn, đạo nghiệp của chúng ta sẽ không khó thành tựu.
Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật.
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 81, đoạn văn này vẫn nói về “âm tàng chi ác” (điều xấu ác ngấm ngầm).
“Kiến tha sắc mỹ, khởi tâm tư chi.” (thấy vợ con người xinh đẹp, liền sanh lòng tà vạy).
Hiện tượng này, ác nghiệp không những vô cùng nghiêm trọng, mà ở trong xã hội ngày nay nó còn rất tràn lan. Sở dĩ xã hội không an định, động loạn triền miên, thiên tai nhân họa, truy tận nguồn gốc phát sinh của nó thì đây là một trong những nhân tố quan trọng. Người xưa có câu, “vạn ác dâm vi thủ, bách thiện hiếu vi tiên” (trong vạn ác thì dâm đứng đầu, trăm điều lành hiếu là số một). Nền giáo dục truyền thống cổ xưa, chúng ta có thể thấy trong phần Nghi lễ của sách Lễ Ký. Con trai con gái lên năm tuổi không được ngồi chung với nhau, vì sao vậy? Vì để ngăn chặn ngay từ đầu. Ngày nay chúng ta có thể thấy trên báo chí viết, những bé gái mới 13 đến 15 tuổi mà đã có thai rồi, ở nơi nào cũng nghe thấy việc này, như vậy còn có thể được sao? Nếu muốn xã hội này không động loạn, dường như là không thể. Hậu quả của việc dân chủ tự do mở cửa là xã hội đại loạn, lòng người bất an. Người hiện nay nói là do nền chuyên chế chưa tốt, những vị đế vương ngày xưa có phải là chuyên chế (độc tài) hay không? Hãy tỉ mỉ mà đọc lịch sử, tham cứu thảo luận những điển chương văn vật chế độ ngày xưa, chúng ta sẽ phát hiện ra người hiện nay đã chụp mũ họ, cho họ là độc tài chuyên chế, thật không công bằng. Họ không phải là chuyên chế, họ chân thật có từ tâm, có ái tâm, bảo hộ xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân mà suy nghĩ. Tuy có một số phương pháp mọi người cảm thấy không thuận tiện, sự không thuận tiện này chỉ là việc nhỏ, bạn đạt được một đời an định, hòa bình, phồn vinh, hưng vượng thì đây là sự may mắn. Nói cách khác, hy sinh cái tự do nhỏ bé thì được cái tự do to lớn, nhẫn nại một chút hạn chế nhỏ nhặt thì được hạnh phúc vĩnh hằng.
Chúng ta hãy nhìn xem hiện nay, những gì bạn đạt được, thực tế mà nói ở trong xã hội này là phóng túng, tham muốn danh văn lợi dưỡng tài, sắc, danh, thực, thùy. Bạn có được chỉ là lợi ích nhỏ, bản thân bạn thân tâm luôn bất an, luôn sống trong lo sợ, nên cũng khiến cho cả xã hội không an định, người người đều sống trong sự khổ nạn. Các vị hãy tỉ mỉ suy nghĩ xem, một chút tự do dân chủ mở cửa này của bạn đã phải trả giá biết bao nhiêu. Chúng ta cứ tỉ mỉ mà tư duy [thì thấy] được không bằng mất, cái bạn đạt được chỉ là một phần mười, cái mà bạn mất đi là chín phần mười rồi. Cho nên chúng ta phải tỉ mỉ mà tự suy xét cảnh tỉnh lại xem, vẫn là phương thức của người xưa có đạo lý. Người xưa bảo bạn hy sinh, nhẫn chịu một hai phần mười thì bạn đạt được hạnh phúc vinh quang đến bảy, tám phần mười. Thế gian nếu muốn làm đến được thập toàn thập mỹ thì nhất định là không thể. Từ trên tỷ lệ mà tính toán, năng lực của con người có thể khống chế được [sự việc].
Người ngày nay không đọc sách Thánh Hiền, không biết đại đạo của Thánh Hiền, đem sự giáo huấn trí huệ tối cực cứu cánh viên mãn của Phật Bồ-tát xem thành mê tín, xem thành lạc hậu, xem là thứ không hợp với thời cuộc. Họ gọi điển chương chế độ của cổ Thánh tiên Vương là chuyên chế, là độc tài. Hiện tại chúng ta đã lập ra những pháp luật, đã chế định ra những quy chương và cho rằng đây là tiên tiến, phù hợp với dân chủ, phù hợp với tinh thần khoa học, nhưng hiệu quả của việc này nếu đem so với xã hội ngày xưa thì khoảng cách của chúng cách nhau quá xa. Nguyên nhân rốt cuộc là ở đâu? Người xưa đã nói, đó là lỗi không đọc sách Thánh Hiền. Trong chú giải, đoạn này là dẫn dụng một đoạn ở trong kinh Phật, nói được rất hay, “Phật ngôn, nhân ư thế gian bất phạm tha nhân phụ nữ, tâm bất niệm tà tịch, tùng thị đắc ngũ thiện” (Phật dạy, người ta sống ở đời nếu không xâm hại vợ con người khác, lòng không nghĩ chuyện sai trái tà vạy thì nhờ đó được năm điều lành). Đại Thánh đại Hiền thế xuất thế gian dạy bảo chúng ta đều không tách rời “thiện nhân thiện quả, ác nhân ác báo”. Nếu có thể tuân thủ giáo huấn của Phật, tuân thủ giới “không tà dâm” của ngũ giới, giới “không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm” của thập thiện thì được năm loại thiện quả. Loại thứ nhất là bạn có thể giữ gìn được tài sản của mình, không đến nỗi bị đánh mất. Loại thứ hai, bạn giữ bổn phận, giữ quy củ thì bạn không sợ quan huyện, ngày trước quan huyện quản việc tư pháp, giống như cảnh sát hình sự ngày nay vậy, bạn sẽ không sợ họ, vì bạn không phạm pháp mà. Loại thứ ba, bạn không sợ người, tâm hạnh của bạn quang minh chính đại, không làm những việc không dám nhìn mặt người khác. Đây là việc thiện thế gian, chúng ta nói đến là hoa báo, còn quả báo, nếu họ không học Phật, không cầu sanh Tịnh Độ thì quả báo ở tại nhân thiên. Thứ tư là Phật nói được sanh nước trời, sanh thiên, trên trời thì có ngọc nữ làm vợ. Thứ năm là từ trên trời hạ sanh xuống thế gian thì làm người phụ nữ đoan chánh. Phật nói năm loại quả báo này, ba loại là phước báo ở thế gian hiện tại, hai loại kia là sau khi chết sanh lên trời được hưởng thiên phước.
Phật lại nói: “Nhân ư thế gian dâm dật, phạm tha nhân phụ nữ, tùng thị đắc ngũ ác” (Người sống ở đời dâm dật, gian díu với vợ người khác, do đó chịu năm điều xấu ác). Đây là bạn phá giới làm ác, bạn sẽ bị năm loại quả ác báo, cũng phân chia đời nay và đời sau. Loại thứ nhất là gia đình bất hòa, tiền bạc tiêu tán, tài sản của bạn sẽ tổn thất, cả nhà bạn bất hòa, quả báo này rất đáng sợ. Ngạn ngữ thường nói “gia hòa vạn sự hưng”, gia bất hòa thì nhà này nhất định bại vong. Chúng ta tỉ mỉ mà quan sát xã hội hiện tại, người phạm loại lỗi lầm này sẽ làm hôn nhân tan vỡ, ly hôn. Hiện tại tỉ lệ ly hôn trong xã hội cao biết bao nhiêu, ly hôn thì gia đình tan nát. Nếu như có vợ và con cái thì đây là không có trách nhiệm đối với con cái, đã gây ra sự tổn thương nghiêm trọng nhất cho con cái, gây sự đả kích nghiêm trọng nhất, quả báo của tội này rất khủng khiếp.
Trong xã hội ngày nay không có ai nói đến đạo lý này, Phật nói cái ác báo thứ hai này, hiện nay từ bên ngoài không thể nhìn thấy được. Ngày xưa thì bạn bị xem là phạm pháp, nhất định phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, phải ngồi tù, bị giam cầm, vẫn phải bị trừng phạt. Ngày nay thì không giống như [pháp luật] ngày xưa nữa rồi. Tuy là quả báo của hiện tại không nghiêm trọng như sự trừng phạt của ngày xưa, thế nhưng dù dương gian không trừng phạt bạn nhưng [sự trừng phạt ở] âm gian thật sự rất nghiêm trọng.
Thứ ba là gạt mình dối người nên ở trước công chúng đông người thì thân tâm bất an. Thế nhưng hiện tượng này ngày nay dường như cũng rất hời hợt, vì sao vậy? Da mặt càng ngày càng dày hơn. Nói lời thành thật, người ngày trước vẫn còn chút lương tâm, làm chút việc xấu thì tâm không an, hiện tại thì không như vậy, lương tâm đã không còn nữa. Cho nên họ cũng không hiểu thế nào là an và bất an, tham sân si đã đến chỗ cùng cực rồi. Thế nhưng quả báo của việc tạo tác ác nghiệp này trong tương lai nhất định sẽ nghiêm trọng hơn không biết là bao nhiêu lần so với ngày xưa.
Loại thứ tư là quả báo trong đời sau, Phật nói sau khi chết đọa vào địa ngục Thái sơn, chịu hình phạt thiêu nướng, sau một triệu tỉ năm (muôn ức năm) mới có thể ra khỏi địa ngục này.
Loại quả báo thứ năm, sau khi ra khỏi địa ngục thì đọa vào đường súc sanh. Chúng ta cũng biết trong đường súc sanh thì việc dâm dật không kiêng kị là mẹ hay con, cũng không có sự tiết độ. Đọa lạc vào những loài vật như vậy, Phật nói sự thê thảm của quả báo, sự thống khổ của quả báo không thể nói hết cùng tận.
Phàm phu mắt thịt không thể nhìn thấy được chân tướng của nhân duyên quả báo. Kỳ thực những nhân quả báo ứng này đều ở ngay trước mắt, câu này trong Cảm Ứng Thiên, văn tự chú giải cho phần này đặc biệt nhiều. Chúng tôi lật qua thấy có rất nhiều trang nêu ra những sự tướng của loại quả báo này trong lịch sử, mục đích không gì ngoài việc cảnh giác nhắc nhở chúng ta. Phàm phu không nhìn thấy được những trường hợp quả báo trong thực tế, họ rất khó tiếp nhận. Quyển sách này đã dẫn dụng mấy mươi thí dụ, là những câu chuyện của người xưa, một số người hiện nay thấy những câu chuyện này của người xưa thì không tin, cho rằng đây chỉ là người xưa muốn khuyên mọi người làm thiện mà thôi, chưa chắc đây là những câu chuyện có thật. Thế nhưng người thông minh, bạn hãy xem những câu chuyện mà người xưa viết sau đó bình tâm mà quan sát xã hội hiện thực, đem chúng đối chiếu lại với nhau thì sẽ hiểu thôi, liền biết được việc mà người xưa nói là có thể tin. Chúng ta phải nên tín thọ, tự cầu đa phước.
Phật pháp gọi là tu hành, đây là việc lớn thứ nhất của tu hành, đó là sửa đổi lại tập khí tham lam của chúng ta, tu sửa hành vi dâm dật của chúng ta. Chúng tôi nói một cách rất hiện thực, thì bạn sẽ có thể đạt được đạo khỏe mạnh trường thọ. Ai ai cũng đều muốn mình được khỏe mạnh sống lâu. Để khỏe mạnh sống lâu thì cái nhân tố đầu tiên là tâm địa thanh tịnh, làm thế nào được thanh tịnh? Quả dục thì được thanh tịnh, [nghĩa là] dục vọng ít, dục vọng rất thấp. Sắc dục là một trong những nguyên nhân quan trọng. “Tài, sắc, danh, thực, thùy” đều phải xem nhẹ đi, càng nhẹ càng tốt, càng ít càng tốt, thân tâm của bạn sẽ khỏe mạnh. Ăn uống thì ăn chay là tốt nhất, trong việc ăn chay vì sao Thế Tôn ở trong giáo giới dạy người sơ học phải xa lìa “ngũ tân”? Các vị phải nên biết, “tân” vẫn là đồ ăn chay, các vị xem trong chữ “tân” có bộ “thảo”, “tân” không phải là thức ăn có thịt. Thức ăn có thịt thì gọi là “tinh”. Ngũ tân là năm loại thức ăn trong thực phẩm chay, đồng tu học Phật đều biết năm loại này là: hẹ, tỏi, hành, kiệu, loại thứ năm trong kinh gọi là “hưng cừ”. Ngày xưa ở Trung Quốc không có loại này, hiện tại thì có rồi, chính là hành tây. Vì sao Phật muốn giới trừ năm loại này? Kinh Lăng Nghiêm đã nói ra nguyên nhân, năm loại rau củ này nếu ăn chín thì dễ dẫn đến kích thích sinh lý, ăn sống thì dễ dẫn đến can hỏa, dễ nổi giận, là nguyên nhân như vậy. Những thứ này có tính kích thích đối với sinh lý của chúng ta, nên Phật đều cấm, thế nhưng nếu các vị dùng như một loại thuốc trong Đông y thì được, nếu không phải dùng làm thuốc thì tốt nhất là nên kiêng ăn. Đây đều là việc ngăn ngừa đề phòng, Phật đều đã ngăn trừ những tăng thượng duyên bất thiện này, đây gọi là đại từ đại bi, không có một sự việc nào mà Ngài không suy nghĩ cho chúng sanh, hy vọng chúng sanh đều có thể được lợi ích chân thật, đều có thể có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, đây là giáo huấn của Thánh Hiền.
**********
Chư vị đồng tu, xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 82:
“Phụ tha hóa tài,nguyện tha thân tử. Can cầu bất toại, tiện sinh chú hận.” (Thiếu nợ người khác tiền bạc, của cải, liền mong họ chết đi. Mong cầu chẳng được toại ý, sanh lòng oán hận, chửi rủa).
Đoạn này nói đến hai sự việc, thiếu nợ người là mượn tiền mà không trả, phàm là mượn vật dụng của người khác không có ý hoàn trả lại thì đều thuộc về loại này. Loại này thuộc về nghiệp trộm cắp. Nhà Phật nói phạm vi của việc trộm cắp vô cùng rộng. Cổ Đức đã nói rõ với chúng ta giới trộm cắp gọi là “không được lấy”, cái ý này vô cùng hoàn chỉnh, phàm là vật có chủ, bất luận bạn dùng cách gì để có được, người chủ không đồng ý cho bạn mà bạn lấy đi thì đó gọi là trộm cắp, đều thuộc về phạm vi của giới điều trộm cắp này. Chúng ta mượn đồ của người ta, mượn tiền cũng vậy, mượn đồ vật cũng vậy, người chủ đồng ý cho chúng ta mượn, chứ không phải là cho chúng ta, nếu đã cho chúng ta mượn vậy thì tương lai nhất định phải hoàn trả. Nếu không có tâm muốn hoàn trả thì cái tâm này là tâm trộm cắp, cũng là phạm tội trộm cắp. Nếu mượn tài vật của người khác mà không muốn trả, còn hy vọng họ sớm chết đi, vậy thì tội này càng lớn hơn nữa. Trong kinh Phật nói, người sanh tâm này đã là súc sanh rồi, quả báo trong đời sau nhất định đọa đường ác.
Người thế gian nhãn quang rất cạn cợt, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt, không biết được hậu hoạn là vô cùng. Đọa lạc vào đường súc sanh thì dễ, nhưng để từ súc sanh đạo mà trở lại làm người thì sẽ rất khó. Nguyên nhân là ở chỗ nào? Trong kinh Phật đã nói với chúng ta, nghiệp nhân của đường súc sanh rất phức tạp, rất nhiều, trong đó một điều quan trọng nhất là ngu si. Các vị hãy suy nghĩ, thiếu nợ người ta mà không muốn trả lại, cái tâm này chính là hết sức ngu si, lại còn cầu mong họ sớm chết đi, vậy là ngu si đến cực điểm, cho nên đọa lạc vào đường súc sanh. Sự ngu si của súc sanh nếu đem so sánh với con người thì ngu si gấp không biết bao nhiêu lần, càng là động vật cấp thấp thì càng ngu si nghiêm trọng hơn.
Chúng ta thấy một câu chuyện ở trong kinh Phật, Thích-ca Mâu-ni Phật năm xưa ở tại vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc, lúc đó đang sửa chữa vườn, Phật và một số đệ tử ngồi cùng nhau, nhìn thấy trên mặt đất có một tổ kiến. Phật nhìn xong thì mỉm cười, các đệ tử ở bên cạnh thấy Phật cười khi nhìn tổ kiến liền thỉnh giáo với Thích-ca Mâu-ni Phật, hỏi Ngài vì sao cười chúng. Phật nói với mọi người, cái tổ kiến này đã trải qua bảy đời Phật xuất thế rồi mà chúng vẫn chưa rời được thân kiến. Chúng ta không cần phải nói nhiều, một vị tôn Phật xuất thế là ba A-tăng-kỳ kiếp, bảy vị Phật là hai mươi mốt A-tăng-kỳ kiếp, vậy mà chúng vẫn chưa thoát khỏi thân kiến. Không phải là chúng có thọ mạng dài, mà sau khi chết đi thì lại đầu thai trở lại làm kiến nữa. Đạo lý này chúng ta có thể thể hội được, nguyên nhân là gì? Quá chấp trước, nó chấp trước cái thân đó chính là nó, cho nên vĩnh viễn không đổi sang một thân thể khác được, chấp trước cái tổ đó là quê nhà của nó, vĩnh viễn không rời xa cái xứ sở này của nó, sau khi chết đi đầu thai, vẫn cứ đầu thai vào thân loài kiến, đây chân thật là ngu si đến cùng cực.
Cho nên Phật ở trong tất cả các kinh luận Đại Tiểu Thừa đã nói với chúng ta, chúng ta phải có thể thể hội được, phải biết sự tận tình khuyên bảo của Phật. Ba đường ác là dễ vào mà khó ra. Đây là chân tướng sự thật: đọa ba đường ác rất dễ dàng. Nghiệp nhân của ba đường ác là tham sân si, nên Phật dạy chúng ta tu Giới Định Huệ, “siêng tu Giới Định Huệ, diệt trừ tham sân si”, mục đích là không đọa đường ác. Thế nên con người nhất định phải tuân giữ bổn phận của một con người, giữ cái căn bản của một con người. Căn bản của con người là gì? Trong nhà Phật là ngũ giới, trong nhà Nho là ngũ thường, ngũ thường là: nhân nghĩa lễ trí tín. Đây là điều kiện cơ bản để làm người. Nếu chúng ta mất đi những điều kiện căn bản này thì đời sau nhất định không thể nào có được thân người. Các vị phải biết, chúng ta đời này được thân người là do trong đời quá khứ đã tu các điều kiện này, trong đời này gặp được duyên, cha mẹ và chúng ta có duyên, cha mẹ là thuộc về tăng thượng duyên. Người chân thật đến cõi người đầu thai là do trong đời trước đã tu được nghiệp nhân này, là nghiệp nhân ngũ giới thập thiện. Cho nên đi đến nhân đạo làm người là không sai, nhưng lần này chúng ta đến cõi người thì lại tương đối bất hạnh, nguyên nhân là gì? Hoàn cảnh xã hội không tốt, lại không có người dạy chúng ta, ngày xưa đích thực là các vị đọc Lễ Ký Tinh Hoa Lục thì sẽ rõ, bộ sách Lễ Ký này nếu dùng cách nhìn của giới học thuật hiện đại thì nó thuộc dạng tạp chí, là một loại tạp chí cổ xưa, những thứ ghi trong đó rất chi tiết, rất nhiều, là một quyển tạp chí vô cùng có giá trị. Ở trong đây, chúng ta có thể xem thấy tình trạng cuộc sống, chế độ văn vật của người xưa, bạn hãy xem người xưa xem trọng giáo dục đến như vậy, đặc biệt là giáo dục gia đình. Mặc dù người ngày trước được đi học tương đối ít, có rất nhiều bậc cha mẹ đều không biết chữ, nhưng cả đời họ đã nhận được sự hun đúc của giáo dục đời trước trong xã hội. Họ hiểu được đạo lý làm người, họ biết làm tấm gương tốt cho con cái.
Căn bản của giáo huấn Thánh Hiền là “ngũ luân”, “ngũ thường”. Họ biết được, ngũ luân là nói mối quan hệ giữa người với người, bạn nhất định phải nhận biết rõ ràng. Ngũ thường là căn bản của đạo lý làm người. Cái thứ nhất là “Nhân”, “suy từ mình ra người”, “thứ mình không muốn thì đừng làm cho người”, chưa học qua sách vở thì cũng hiểu đạo lý này. Họ cũng có thể ghi nhớ được mấy câu nói này, đối đãi với bất kỳ người nào, họ đều đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ, ta đối đãi với người khác như vậy, người ta có bằng lòng tiếp nhận hay không? Người ta không thể tiếp nhận, vậy thì chúng ta không thể tiếp tục làm, người khác đối đãi với chúng ta như vậy, chúng ta không thể tiếp nhận vậy thì ta cũng không thể dùng loại tâm thái này để đối đãi với người khác. “Nghĩa”, là vì xã hội, vì người khác phục vụ, không cầu báo đáp, chúng ta ngày nay nói là tận nghĩa vụ. Đạo tràng của chúng ta có rất nhiều người làm thiện nguyện, đến để phục vụ đạo tràng, phục vụ mọi người, không mong cầu được báo đáp gì cả. “Lễ” là có chừng mực, là có tiết chế, tự mình khiêm tốn mà tôn trọng người khác. “Trí” chính là lý trí mà con người ngày nay hay nói, không phải là tình cảm, trong tình cảm thì có nhiều lỗi lầm, làm việc thường tình mà có lý tính. Sau cùng là nói “Tín”, “nhân vô tín nhi bất lập” (người không có chữ tín thì không thành người), đây là đạo lý mà cổ Thánh tiên Hiền dạy người ta làm người, phải tuân thủ giữ gìn năm chữ này.
Cho nên vào thời đại ngày xưa, bất luận là được đi học hay không được đi học, biết chữ hay không biết chữ thì đều hiểu được đạo lý này. Hơn nữa còn có thể tuân thủ, cho nên xã hội an định. Hiện tại khoa học kỹ thuật phát triển, văn minh vật chất có sự tiến bộ vượt bậc, nhưng lại không biết mối quan hệ giữa người với người, đạo đức thì càng bị xem nhẹ, thậm chí là quên mất. Đặc biệt xã hội hiện tại đang đề xướng cạnh tranh, chữ “tranh” trong cạnh tranh này trong “nhân nghĩa lễ trí tín” đều không có. Cho nên chúng ta sống trong thời đại này, thời đại này là thời đại động loạn, người đời sau viết lịch sử thì sẽ gọi thời đại này là loạn thế, con người không biết được mối quan hệ người với người, không biết đạo lý làm người. Cho nên hôm nay chúng ta đọc đoạn này, có thể nói đây là việc thường thấy trong xã hội, có rất nhiều người đều có tâm thái như vậy, chúng ta phải nên biết, tâm thái như vậy thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi. Dùng tâm trộm cắp thì người này làm gì có thể phát tài? Làm gì có thể có được cuộc sống hạnh phúc? Đây là việc không thể nào.
Việc thứ hai là “Can cầu bất toại, tiệnsinh chú hận.” (Mong cầu chẳng được toại ý, sanh lòng oán hận, chửi rủa). Đây cũng là việc mà ngày nay chúng ta rất thường thấy, có việc cần người khác giúp đỡ, người khác không thể đáp ứng được sự mong muốn của bạn thì bạn lại sanh oán hận. Ở trong chú giải đã nêu ra cho chúng ta rất hay. “Can cầu là chỉ hết thảy những việc lớn nhỏ, phàm là có việc muốn khẩn cầu nhờ vả người khác thì đều gọi là can cầu”. Cho nên phạm vi của nó rất rộng lớn. “Bất toại” là không được như ý, bạn cầu người khác giúp đỡ, người ta không đáp ứng nguyện vọng của bạn, thế là bạn chửi mắng họ, nguyền rủa họ, bạn hận họ, đây là tạo tội tạo nghiệp. Đoạn kế tiếp phía sau, “Quân tử rõ lý, an với mệnh lẽ nào chịu thỉnh cầu nhờ cậy người khác”. Đây là người hiểu lý lẽ, người hiểu rõ lý lẽ thật sự là một đời tự mình cho dù nghèo khốn đến cùng cực thì chính mình hiểu được đây là tự làm tự chịu, cũng không đi cầu người khác, có thể an tâm tùy duyên, bằng lòng với số mệnh. Cho dù là có lúc bất đắc dĩ phải đi cầu cạnh người khác, người ta chịu giúp đỡ thì rất cảm kích, người ta không chịu giúp đỡ thì xem như là bổn phận phải tự làm lấy, nhất định không thể có tâm oán hận. Nếu có một mảy may tâm oán hận thì cổ nhân nói đây là tiểu nhân, không phải là quân tử, thế nào gọi là quân tử? Người hiểu rõ lý thì gọi là quân tử, vậy tiểu nhân là gì? Mê hoặc điên đảo, không hiểu đạo lý, làm sao lại có thể trách người khác được chứ?
Người học Phật càng không thể có ý niệm này, nếu có ý niệm như vậy thì người đó không phải là người học Phật, họ đối với Phật pháp, đối với giáo huấn của Phật-đà căn bản là không thể lý giải được. Vậy thì càng không thể làm được rồi, những giáo huấn mà Phật đã nói thì họ không hiểu. Chúng ta xem thấy trong kinh điển Phật Bồ-tát dùng tâm thái như thế nào để đối đãi với người ác vậy? Các vị đều đã đọc qua Kinh Kim Cang, trong Kinh Kim Cang có một thí dụ, là việc vua Ca-lợi cắt xẻ thân thể. Trong Kinh Kim Cang nói rất đơn giản, đoạn công án này được ghi chép rất tường tận ở trong Kinh Đại Niết Bàn. Nhẫn Nhục tiên nhân là tiền kiếp của Thích-ca Mâu-ni Phật, khi còn chưa thành Phật, trong quá trình đang tu hành, đã tu nhẫn nhục ba-la-mật, mọi người gọi Ngài là Nhẫn Nhục tiên nhân. Vua Ca-lợi, Ca-lợi là tiếng Phạn, phiên dịch thành tiếng Hoa thì chúng ta thường gọi là hôn quân vô đạo, là một bạo quân, ngang ngược không nói lý lẽ. Nhẫn Nhục tiên nhân không có lỗi lầm gì, thế nhưng lại lăng trì xử tử Ngài, tiên nhân đối với ông vua này có oán hận hay không? Không có, không những không oán hận mà hơn nữa còn vô cùng cảm tạ vua. Ngài cảm kích việc gì vậy? Cảm kích tâm thái [ngang ngược] của vua, tự mình có thể nhẫn chịu được, đây là tướng nhẫn nhục ba-la-mật viên mãn. Chúng ta hiểu được rồi, nếu không có vua Ca-lợi, một người hung tàn vô lý như vậy giáng xuống cho Ngài sự sỉ nhục nghiêm trọng nhất thì làm sao biết được công phu nhẫn nhục của Ngài. Việc này giống như thi kiểm tra vậy, Ngài có thể nhẫn được, một mảy may ý niệm oán hận cũng không có, hơn nữa lại còn phát nguyện, tương lai tôi thành Phật thì người đầu tiên tôi độ chính là ông. Cho nên khi Thế Tôn thành Phật thì người đầu tiên được độ là tôn giả Kiều-trần-như, Kiều-trần-như chính là vua Ca-lợi năm xưa, còn Thích-ca Mâu-ni Phật chính là Nhẫn Nhục tiên nhân. Ngài nói và giữ lời, Ngài đã thực hiện được câu: khi ta thành Phật người đầu tiên ta độ chính là ông.
Cho nên, cổ đức dạy bảo chúng ta, “oan gia nên giải không nên kết”. Con người sống tại thế gian này nhất định là không nên kết oán với người khác, kết oán với người khác là sai rồi. Người ta cho dù không vừa lòng với bạn, sỉ nhục bạn, hủy báng bạn, hãm hại bạn, người học Phật chúng ta biết được đây là nghiệp báo mà mình đã tạo trong đời quá khứ. Quá khứ đã tạo nghiệp bất thiện, nên đời nay thọ quả báo, hoan hỷ mà tiếp nhận, tội báo liền được báo hết, không có một tơ hào tâm oán hận nào cả. Oán kết đã hóa giải rồi, đây là việc tốt, không phải là việc xấu. Nếu có một niệm tâm bất bình thì cái oán kết này vẫn còn, chưa được khai giải hết, không khai giải hết thì tương lai vẫn sẽ báo tiếp, nên gọi là oan oan tương báo, không bao giờ ngừng dứt, việc này thật là đáng sợ. Chúng ta học Phật thì mức độ thọ dụng thấp nhất phải có thể đạt được việc này, đây là mức độ thọ dụng thấp nhất. Ta hiểu được rồi, tất cả những oán thân trái chủ gây ra cho ta đủ loại việc không như ý, ta đều hoan hỷ tiếp nhận, cung kính tán thán thì chúng ta đã thanh toán hết rồi, cũng thành tựu được hạnh nhẫn nhục cho chính mình. Hạnh nhẫn nhục ở trong lục độ biết đi đâu để tu bây giờ? Chính là tu ở trong những cảnh giới này. Cho nên những người đó là thầy nhẫn nhục ba-la-mật của chúng ta, là thiện tri thức để ta tu hạnh nhẫn nhục. Chúng ta cung kính cảm kích còn không hết thì sao lại có thể có lòng oán hận với họ chứ? Đây là chúng ta đạt được thọ dụng chân thật trong Phật pháp, chúng ta phải nên hiểu, phải nên lý giải được, để cả cuộc đời này của chúng ta đều có thể sống trong thế giới biết ơn, đạo nghiệp của chúng ta sẽ không khó thành tựu.
Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.