Chương 120: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng học, xin chào mọi người.
Hôm nay các đồng học ở Bắc Kinh đã nêu ra 7 vấn đề. Chúng tôi xin sử dụng thời gian này để giải đáp.
Vấn đề thứ nhất: “Có một vị cư sĩ bị bệnh. Bác sĩ nói lành tính hay ác tính khả năng chỉ là một nửa, đây là việc vẫn chưa thể xác định được. Ông vì đến Singapore cho nên không nhập viện. Ông đã ở trước Bồ-tát phát nguyện là sẽ niệm Bạch Y Đại Sĩ thần chú, đồng thời sẽ in 1.200 quyển kinh này. Xin hỏi Sư phụ là ông nên làm như thế nào? Vì khi đó nhất thời không suy nghĩ kỹ nên đã phát nguyện. Hiện tại ông không biết là nên chuyên niệm Phật hiệu hay là y theo sự phát nguyện mà làm? Thỉnh Sư phụ chỉ điểm cho ông”. Việc con người sanh bệnh lúc trước trong lúc giảng giải chúng tôi đã nói qua nhiều lần rồi. Nguyên nhân của việc sanh bệnh quy nạp lại không ngoài ba điểm. Thứ nhất là việc ăn uống ngủ nghỉ của chúng ta không phù hợp. Người xưa đã nói: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Cho nên trong đạo dưỡng sinh thì đối với việc ăn uống ngủ nghỉ nhất định phải nên chú ý, có thể giảm thiểu những bệnh tật về sinh lý. Loại thứ hai là bệnh oan nghiệp, là do oan gia trái chủ tìm đến thân của chúng ta. Giống như các vị đã xem Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, Ngộ Đạt Quốc sư đã bị ghẻ mặt người, loại này thuộc về bệnh oan nghiệp. Bệnh oan nghiệp thì thuốc không cách nào chữa trị mà cần phải điều giải. Oan gia trái chủ rời khỏi bạn thì bệnh liền khỏi. Loại thứ ba là bệnh nghiệp chướng, chính mình trong đời quá khứ hoặc ngay trong đời này đã tạo ra nhiều nghiệp bất thiện, việc này rất phiền phức. Y dược không có tác dụng gì, điều giải cũng không ích gì. Loại bệnh này nhất định cần phải chân thành sám hối. Nếu chân thành sám hối thì đích thực có thể khiến bệnh khổ rời khỏi bạn. Những thí dụ này ở Singapore rất nhiều. Trong thực tế ở những khu vực khác trên thế giới chúng ta cũng thường nghe nói người mắc những bệnh như ung thư, họ có lòng tin chăm chỉ tu học, không để sự việc này trong tâm thì bệnh này tự nhiên sẽ khỏi. Các vị cũng nhìn thấy cư sĩ Lý Mộc Nguyên của Cư Sĩ Lâm, đây là một thí dụ hay nhất. Mười năm trước ông đã mắc bệnh ung thư, tế bào ung thư đã lan rộng ra tất cả các bộ phận trong nội tạng rồi. Bác sĩ nói ông chỉ còn sống được ba tháng mà thôi. Trong tình huống như vậy ông liền buông xuống vạn duyên, đến Cư Sĩ Lâm làm nghĩa công. Sống một ngày, niệm Phật một ngày, cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, không có tạp niệm thứ hai nào. Sau ba tháng thì không có chuyện gì nữa. Sáu tháng sau, sức khỏe vẫn rất tốt, đi kiểm tra thì phát hiện bệnh ung thư đã không còn nữa. Bác sĩ nói đây là kỳ tích. Các vị xem ông hiện nay đã sống được 10 năm rồi mà sức khỏe càng ngày càng khỏe hơn, siêu vượt hơn những người thông thường. Cho nên tôi cũng thường nói bạn có bệnh mà bác sĩ trị khỏi bệnh cho bạn, trên thực tế không phải là bác sĩ trị khỏi. Rất nhiều bác sĩ đều đồng ý với cách nói của tôi. Đó là lòng tin của bạn đã trị khỏi bệnh cho bạn. Bạn có lòng tin đối với bác sĩ, nói loại thuốc này rất có hiệu quả. Nếu bạn đối với bác sĩ này hoài nghi không tin tưởng thì dù bác sĩ giỏi đến đâu cũng không thể trị bệnh cho bạn được. Từ chỗ này chúng ta có thể hiểu, trong kinh Phật nói với chúng ta “cảnh tùy tâm chuyển”. Thân thể này của chúng ta là cảnh, là tùy tâm mà chuyển. Nếu tâm của bạn thường xuyên cảm thấy bản thân mình có bệnh thì người dù không bệnh cũng nhất định sẽ sanh bệnh. Vì sao vậy? Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh mà. Bạn ngày ngày nghĩ tưởng đến bệnh thì bệnh liền đến. Người ngày ngày niệm Phật, ngày ngày tưởng nhớ đến Phật thì làm sao sanh bệnh được chứ? Vì vậy bạn phát cái nguyện niệm Bạch Y Thần Chú cũng được, chỉ cần dùng tâm chân thành để niệm thì sẽ linh, thành tắc linh. Bạch Y Thần Chú từ xưa đến nay có rất nhiều người nói là giả, không phải là thật. Thế nhưng bất luận là thật hay giả chỉ cần bạn có lòng thành thì sẽ có cảm ứng. Vì vậy, niệm Quan Âm Bồ-tát cũng được, niệm A Di Đà Phật cũng được, phải có lòng tin kiên định, không nên để ý suy nghĩ về bệnh trong tâm nữa, như vậy thì được. Không nên nhớ nghĩ đến bệnh mà nhớ nghĩ đến Phật, nhớ nghĩ đến Bồ-tát, nhớ nghĩ chính mình phải chăm chỉ y chiếu theo lời giáo huấn của Phật Bồ-tát mà tu hành. Niệm Bạch Y Đại Sĩ, Bạch Y Đại Sĩ là Quan Thế Âm Bồ-tát. Chỉ niệm danh hiệu Ngài, niệm thần chú này của Ngài thì có hiệu quả hay không? Hiệu quả rất mỏng. Thế nào mới có hiệu quả? Phải noi theo đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của Quan Thế Âm Bồ-tát thì công đức này là vô lượng vô biên. Vì sao vậy? Vì bạn đã trở thành Quan Thế Âm Bồ-tát rồi, bạn không còn là phàm phu nữa, hiệu quả này mới thù thắng. Cho nên chúng ta học Phật thì phải học giống như Phật, phải học trở thành Phật. Việc này rất quan trọng. Không phải ngày ngày niệm Phật là được rồi, niệm suông không có ích gì, mà nhất định phải làm cho được. Ta niệm được ta phải làm được. Đây là chuyển phàm thành Thánh.
Vấn đề thứ hai: “Cư sĩ đã thọ Bồ-tát giới nhưng gia đình không tin Phật, vẫn tùy ý ăn mặn. Vị cư sĩ này lại là người nội trợ trong gia đình,vậy thì nên làm hay không nên làm? Xin hỏi Sư phụ như vậy có tổn hại đến giới hạnh hay không?”. Trên thực tế hiện nay thọ giới là hình thức. Bạn có thể đắc giới hay không là một vấn đề lớn. Bạn thọ những giới này, mỗi một giới điều bạn chân thật đều đã hiểu hay chưa? Phật dạy điều giới thứ nhất là không sát sanh. Bạn hiểu đạo lý của không sát sanh chưa? Trong mỗi giới điều đều có giáo lý, có lý luận của giới, có phương pháp tu hành của giới. Trong phương pháp thì mỗi một giới điều đều có “khai giá trì phạm”. Vị sư truyền giới có đem từng điều một giảng giải rõ ràng cho bạn nghe hay không? Giảng rõ mỗi một điều thì cũng cần đến 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bạn thọ là giới trong “thập trọng tứ thập bát kinh giới” của Kinh Phạm Võng, những giới luật này nếu giảng rõ ràng thì ít nhất cũng phải cần thời gian một tháng. Nếu bạn cứ hồ đồ không rõ mà đi thọ giới thì chỉ là thọ trên hình thức mà thôi. Cái gì cũng không hiểu thì bạn làm như thế nào đây? Khi tôi mới bắt đầu học Phật, lão sư dạy giới của tôi vào lúc đó là Chương Gia Đại sư. Ngài không chú trọng hình thức, Ngài chú trọng thực chất. Bạn có thể làm được một điều thì bạn thật sự thọ được một điều. Bạn làm không được thì không những là lừa gạt chính mình mà cũng lừa gạt Phật Bồ-tát. Một người tốt làm sao có thể nhẫn tâm làm những việc này chứ? Đại sư Ngẫu Ích là tổ sư Tịnh Độ tông, là người cuối thời Minh đầu thời Thanh. Ngài đã nói rất hay: Trung Quốc từ thời Nam Tống trở về sau đã không còn Tỳ-kheo chân chánh nữa rồi. Cho nên toàn bộ giới Tỳ-kheo không phải là chân thật nữa, là Đại sư Ngẫu Ích đã nói. Ngày nay người xuất gia có nên thọ giới nữa hay không? Phải nên, phải thọ giới. Thọ hình thức. Tự mình nhất định phải hiểu chỉ là một hình thức, nhất định không thể đắc giới rồi. Nếu đã thọ giới Tỳ-kheo, tự mình cho rằng chính mình là Tỳ-kheo thì đây là đại vọng ngữ. Ngẫu Ích Đại sư đã làm thị phạm cho chúng ta. Sau khi thọ giới Tỳ-kheo thì thoái giới, cả một đời Ngài tự mình giữ giới Sa-di, chúng ta nhìn thấy rất nhiều trước tác của Ngài, [Ngài là] Sa-di Bồ-tát giới. Bởi vì Bồ-tát giới và giới Sa-di có thể phát nguyện ở trước Phật Bồ-tát nhưng giới Tỳ-kheo thì nhất định phải có Tỳ-kheo chân chánh truyền thụ, ít nhất phải có 5 vị Tỳ Kheo. Không có Tỳ-kheo chân chánh truyền thụ thì nhất định không thể đắc được giới Tỳ-kheo. Những thường thức này chúng ta đều phải biết. Không phải là làm ra hình thức, làm ra vẻ bề ngoài cho dễ nhìn, tôi là Bồ-tát, bạn là Bồ-tát. Chư Phật Bồ-tát không thừa nhận bạn là Bồ-tát. Quỷ thần hộ pháp cũng không thừa nhận bạn là Bồ-tát. Bạn vẫn là uổng công. Bạn chân thực đã làm được Bồ-tát giới, dù bạn không đi thọ hình thức này, nhưng chư Phật Bồ-tát vẫn thừa nhận bạn là Bồ-tát. Long thiên hộ pháp thừa nhận bạn là Bồ-tát. Chúng ta phải hiểu đạo lý này. Người phụ nữ Bồ-tát nội trợ trong gia đình có thể làm những loại thức ăn mặn để cúng dường cho người nhà hay không? Có thể. Vì sao vậy? Vì hành Bồ-tát đạo, cứu độ những chúng sanh này. Thời gian lâu rồi họ sẽ cảm động. Bồ-tát là phải giới sát phóng sanh mà vẫn phải sát sanh cho chúng ta ăn, sau cùng lương tâm của họ hiển hiện ra, họ sẽ quay đầu. Cho nên Bồ-tát chân chánh là gì? Là độ chúng sanh trong nhà của bạn trước tiên. Bạn phải có trí huệ, bạn phải có phương tiện thiện xảo, bạn phải khiến họ cảm động. Cho nên đây là hành Bồ-tát đạo. Lý trong đây rất sâu, sự cũng rất phức tạp, phải chăm chỉ mà học tập thì mới biết được thế nào là như pháp.
Vấn đề thứ ba là: “Trong tình hình người nhà cực lực phản đối nhưng bản thân lại nhất quyết đi Đông Thiên Mục Sơn. Việc này có phải là không được như pháp không?” Có như pháp hay không thì phải xem tình trạng khi đó. Trước tiên bạn phải tìm hiểu xem người nhà phản đối là vì điều gì? Bạn phải tìm ra nguyên nhân. Sau đó phải giải trừ nguyên nhân này thì người nhà của bạn sẽ không phản đối nữa. Mục đích của bạn đến Đông Thiên Mục Sơn là gì? Có đạt đến mục đích hay chưa? Có được thu hoạch chân thật hay không? Bạn làm thế nào mang thu hoạch đó trở về để chia sẻ cho người nhà của bạn, khiến cho người trong cả nhà bạn được pháp hỷ thì về sau họ sẽ không phản đối bạn nữa. Phật pháp nhất định không phải là mê tín. Phật pháp đối với hết thảy chúng sanh là có lợi ích chân thật.
Vấn đề thứ tư là: “Thỉnh Sư phụ giảng giải cách sử dụng mền Đà-la-ni như thế nào?” Mền Đà-la-ni là một tập tục. Cần phải có người tu hành chân thật, người xuất gia hay tại gia đều được. Người tu hành chân thật được thần chú gia trì. Người đang lâm chung có thể giảm nhẹ được sự thống khổ. Nếu không có người tu hành chân thật gia trì thì cái mền Đà-la-ni này hiện tại đều là in ra, mỗi lần in là mấy nghìn mấy vạn cái, các vị nghĩ thử xem có tác dụng gì không? Nếu cái mền này có tác dụng to lớn, đắp mền Đà-la-ni này nhất định có thể vãng sanh, vậy thì xin hỏi chúng ta tu hành cực khổ như vậy để làm gì? Đâu cần tu nữa. Việc xấu gì cũng có thể làm, đến khi chết đắp một tấm mền Đà-la-ni thì liền vãng sanh. Thiên hạ làm gì có chuyện dễ dàng như vậy chứ? Không nên bị người khác lừa. Tập tục này gần đây mới có, ngày trước thì không có. Năm xưa khi chúng tôi học Phật đều không có tập tục này. Đại khái là khoảng 30 năm gần đây tập tục này ngày càng thịnh hành hơn. Tóm lại một câu mà nói: Tự mình phải chăm chỉ tu trì, chăm chỉ nỗ lực. Chúng ta nhìn thấy trong quá khứ và thời cận đại có rất nhiều người niệm Phật đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, biết trước ngày giờ ra đi. Họ đều không nghĩ đến mền Đà-la-ni này, không hề nghĩ. Họ chỉ nghĩ đến một câu Phật hiệu thôi. Chân thật niệm đến nhất tâm bất loạn thì vấn đề này mới có thể giải quyết. “Tâm tịnh ắt cõi Phật tịnh”, những lời này phải ghi nhớ. Trong Kinh đã nói rất rõ ràng thế giới Tây Phương Cực Lạc là “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”. Cho nên cổ Đại đức dạy chúng ta trì giới niệm Phật. Trì giới gì? Có thể làm tốt ngũ giới thập thiện thì bạn nhất định sẽ được vãng sanh. Ngũ giới thập thiện đều không có, dùng một vạn cái mền Đà-la-ni thì nó cũng chỉ đè chết bạn mà thôi.
Vấn đề tiếp theo là: “Thỉnh sư phụ khai thị, làm thế nào mới có thể nắm chắc việc chúng ta luôn là nội tâm cầu pháp mà không phải là ngoại tâm cầu pháp?” Câu hỏi này của bạn hỏi rất hay. Thế nào gọi là nội tâm? Thế nào gọi là ngoại tâm? Trước tiên phải phân biệt cho rõ ràng. Ngoại tâm là gì? Bên ngoài là ngũ dục lục trần. Sáu căn của bạn vừa tiếp xúc thì bạn bị nó mê hoặc. Đó chính là biến thành ngoại tâm. Tâm của bạn chạy ra bên ngoài. Nghe nói pháp môn này cũng không tệ, pháp môn kia cũng rất hay thì tâm bạn liền không làm chủ được. Đây là ngoại tâm cầu pháp. Hướng vào nội tâm chính là xây dựng tín tâm, nguyện tâm. Ta ngày nay tu pháp môn Tịnh Độ, đối với A Di Đà Phật, đối với Kinh Vô Lượng Thọ đối với Kinh A Di Đà nhất định phải tin sâu, tuyệt đối không hoài nghi. Ta một đời này y chiếu theo kinh giáo tu học, trong kinh Phật đã dạy chúng ta làm như thế nào thì chúng ta thật thà y giáo phụng hành. Người ta nói kinh này tốt, luận kia hay, thiền tốt, tông tốt, ta đều cung cung kính kính niệm A Di Đà Phật, ta cung kính đối với họ. Ta không nghe họ, ta lão thật niệm Phật, như vậy trong tâm bạn có sự làm chủ, đây gọi là nội học. Một môn thâm nhập huân tu thời gian lâu dài, tuyệt không thay đổi. Đây chính là nội tâm cầu pháp. Nếu dễ dàng bị cảnh giới bên ngoài dao động thì đây là ngoại tâm cầu pháp. Kết quả là việc gì cũng không thành. Tuy nhiên học Phật quan trọng nhất bạn phải hiểu được học điều gì? Tam Phước đã giảng trong Quán Kinh là nền tảng, là căn bản. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đây là gốc. Mức độ thấp nhất là phải thực hiện được bốn câu này. Như vậy chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì mới có hi vọng, mới có thể tương ưng. Nếu bốn câu này không làm được, bạn có làm nhiều việc tốt đến đâu đi nữa cũng đều là giả, đều không tương ưng. Cho nên Tịnh Nghiệp Tam Phước, không những tu Tịnh Độ, mà bất luận tu Pháp môn gì, Phật đã nói rất rõ ràng, đây là “tịnh nghiệp chánh nhân của chư Phật ba đời”. Do đây mà biết, nếu tâm hạnh của chúng ta tương ưng với tam phước thì đây là chánh pháp, đây là có căn có bản. Trái nghịch với tam nghiệp là không có căn không có bản. Bất luận là tu Pháp môn gì đều không thể thành tựu. Việc này vô cùng quan trọng. Cho nên người học Phật nhất định phải biết hiếu thân tôn sư. Cha mẹ không còn thì luôn luôn phải tưởng nhớ, tự mình tu hành cho tốt. Đây chính là báo ân cha mẹ và sư trưởng. Chúng ta tự mình làm không tốt là có lỗi với cha mẹ, có lỗi với sư trưởng.
Vấn đề thứ sáu là: “Nghe sư phụ giảng là ma cũng có thể khiến người ta làm việc thiện hoặc là khai trí huệ. Vậy ma cũng có thể gia trì cho người niệm Phật không?”. Ma đích thực có thể dạy người ta làm việc thiện. Ma cũng có thần thông, cũng giúp bạn khai trí huệ. Trí huệ này không phải là chánh huệ mà là tà huệ. Nói cách khác, trí huệ để cho bạn làm việc xấu là rất cao. Bạn phạm pháp, pháp luật không cách nào bắt bạn được, bạn vô cùng thông minh, rất là cao minh. Sức mạnh của ma sẽ gia trì cho bạn. Bạn cũng có thể làm được rất nhiều việc thiện. Ma và Phật khác biệt ở chỗ nào vậy? Bất luận là làm được bao nhiêu việc thiện thì chỗ lợi ích là quy về cho chính mình, đây chính là ma. Phật dạy người làm việc thiện, chỗ tốt lợi ích hết thảy đều cống hiến cho chúng sanh. Khác biệt là ở chỗ này. Ma không buông bỏ tự tư tự lợi. Nếu không có lợi ích cho chính mình thì họ sẽ không làm. Phật không có tự tư tự lợi, không có thị phi nhân ngã, không có tham sân si mạn. Bạn hãy ghi nhớ ma và Phật khác biệt là ở chỗ này. Ma có tham sân si mạn. Bạn đắc tội với họ thì họ sẽ không bỏ qua cho bạn, họ sẽ báo thù bạn. Còn Phật, bạn đắc tội với Ngài, Ngài sẽ không báo thù bạn. Khác biệt là ở chỗ này.
Vấn đề sau cùng, “Cư sĩ tại gia trợ niệm cho người xuất gia khi phát hiện không có đầy đủ điều kiện vãng sanh lại không có bất kỳ ai có thể khai thị. Lúc này cư sĩ tại gia có thể khai thị cho sư phụ xuất gia buông xuống vạn duyên, giữ lòng tin kiên định cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, phải nhất tâm niệm Di Đà thánh hiệu. Làm thế này có như pháp hay không?”. Đây là việc vô cùng vô cùng như pháp. Người xuất gia hay người tại gia khi được trợ niệm, [chúng ta] cũng phải nhắc nhở họ, bạn có thể nhắc nhở họ thì bạn chính là Phật Bồ-tát. Bạn đã thực sự giúp đỡ họ một phen, vì vào lúc này là thời khắc then chốt, chỉ cần nhìn thấy ý chí và tinh thần của họ không thể tập trung thì những câu này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Cho nên nhất định không nên bị hình tượng của người xuất gia làm ảnh hưởng. [Nếu bị ảnh hưởng] thì bạn thật sự không hiểu gì đối với Phật pháp. Trong bất kỳ kinh điển nào của Phật pháp cũng đều nói với bạn Phật pháp là pháp bình đẳng. Bình đẳng ở trên lý cũng bình đẳng ở trên sự. Tứ chúng đồng tu phải giúp đỡ nhau. Đặc biệt là trong thời đại này, đây là loạn thế, người xuất gia rất vất vả, cũng rất đáng thương. Tuy rằng xuất gia rồi nhưng chân thật có cơ hội nghe được chánh pháp, hiểu được chánh pháp, tu trì chánh Pháp hay không thì đều tồn tại rất nhiều nghi vấn. Cho nên chúng ta thấy có cơ duyên thì nhất định phải giúp đỡ họ, nhất định không có nghi hoặc, như vậy thì tốt.
************
Các vị đồng học! Ở đây có đồng tu của Phúc Đỉnh, họ đã nêu ra một vấn đề. Hỏi về việc quy y. Quy y thì thực chất quan trọng hơn hình thức. Ở trên hình thức thì chỉ cần người xuất gia làm một sự chứng minh cho bạn, làm một cái nghi thức, vậy là được rồi. Bởi vì bạn là quy y Tam Bảo, không phải quy y một vị Pháp sư. Quan niệm này nhất định phải nên rõ ràng, phải thật minh bạch. Nếu quy y một vị Pháp sư nào vậy thì bạn sai rồi. Quan niệm này là một sai lầm rất lớn. Nói một câu khó nghe thì đó là lỗi lầm rất nặng. Là lỗi lầm gì? Là “phá hòa hợp Tăng” mà trên kinh Phật đã nói. Bạn đã phá hoại Tăng đoàn rồi, đã hủy hoại chế độ của Tăng đoàn. Cho nên lỗi lầm này nếu y theo kinh điển nói thì đoạ địa ngục A-tỳ. Bạn không quy y thì không sao nhưng quy y rồi thì lại gây ra tội lỗi lớn như vậy. Quy y Tam Bảo, bạn là đệ tử của Tam Bảo. Tam bảo là “Phật Pháp Tăng”. Người xuất gia trong tận hư không khắp pháp giới đều là tăng. Bạn sao có thể quy y một người chứ? Cho nên trước tiên chúng ta phải làm rõ quan niệm này. Nhất định phải hiểu được ý nghĩa chân thật của tam quy. Sự việc này Đại sư Lục Tổ Huệ Năng của Thiền Tông trong Đàn Kinh đã nói rất hay. Chúng ta từ trong Đàn Kinh xem thấy khai thị của Đại sư Ngài thì biết được sai lệch trong quan niệm về quy y đã sinh ra sự hiểu lầm. Đại khái từ thời triều Đường đã có rồi. Nếu không khi Ngài giảng Tam quy y thì Ngài không thể nói là: “Quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh”. Cách mà Ngài nói về Tam quy y là như vậy. Cách nói như vậy rất hay, khiến cho chúng ta nghe được không đến nỗi sinh ra sự hiểu lầm. “Phật” nghĩa là giác ngộ. “Pháp” là chánh tri chánh kiến. “Tăng” là sáu căn thanh tịnh, một trần không nhiễm. Ý nghĩa của quy y là gì? Quy là quay đầu. Y là nương tựa. Chúng ta từ trên hết thảy sự sai lầm quay đầu trở lại, nương tựa vào sự chính xác, đây gọi là quy y. Chúng ta từ trong mê hoặc điên đảo quay đầu trở lại, phải dựa vào giác ngộ. Đây gọi là quy y Phật. Phật là giác ngộ, Phật đại biểu cho sự giác ngộ. Ta có thể đối người, đối việc, đối vật giác mà không mê, thì đây chân chánh gọi là quy y Phật. Ta đối với người, đối với việc, đối với vật mà tư tưởng kiến giải của ta thuần chánh, không có sai lầm, đây gọi là quy y Pháp. Quy y Pháp là từ tư tưởng kiến giải sai lầm quay đầu trở lại, y theo tư tưởng kiến giải chính xác, là ý nghĩa như vậy. Trong tam quy y thì điều này là quan trọng nhất. Tiêu chuẩn của tà chánh là gì? Chúng ta làm thế nào để hiểu được? Ta nghĩ sai, ta nhìn sai, ta nói sai thì sao? Tiêu chuẩn là kinh điển. Cho nên nói, phàm là y theo ý nghĩ của chính mình, cách nghĩ của tôi, cách nhìn của tôi, cách làm của tôi thì sai rồi, là tạo nghiệp. Hãy buông xuống thành kiến, cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của mình. Từ chỗ này mà quay đầu lại, tùy thuận theo giáo huấn của kinh điển thì gọi là quy y Pháp. Phật trong kinh dạy chúng ta làm như thế nào thì chúng ta làm như vậy. Dạy ta không thể làm thì chúng ta không làm. Cho nên đây là tiêu chuẩn. Tam quy y là tiêu chuẩn. Quy y Tăng, “Tăng” nghĩa là thanh tịnh, ý nghĩa là hòa mục, Tăng tu lục hoà kính. Chúng ta sống bất hòa với người khác, phải từ chỗ bất hòa này mà quay đầu lại hòa mục với mọi người thì gọi là quy y Tăng. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài trong tâm khởi lên tham sân si mạn, việc này là không thanh tịnh. Từ không thanh tịnh mà quay đầu lại nương dựa vào tâm thanh tịnh. Xử sự đối người tiếp vật không khởi tham sân si mạn. Vậy thì dùng tâm gì? Dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, đây gọi là quy y Tăng, không phải là quy y một người nào. Vì vậy khi bạn thọ trì tam quy thì lúc này vị Pháp sư làm nghi thức quy y cho bạn phải đem những đạo lý của tam quy y nói một cách rõ ràng thấu đáo cho bạn nghe, bạn chân thực hiểu. Họ chỉ làm nghi thức này cho bạn chứ không phải bạn quy y vị Pháp sư này. Bạn quy y với vị Pháp sư này, họ thì quy y vị Pháp sư kia, đây là sư phụ của tôi, kia không phải là sư phụ của tôi thì chẳng phải là bạn đã tạo ra đảng phái rồi sao? Bạn chẳng phải là đã phân hóa Tăng đoàn rồi sao? Tăng đoàn vốn dĩ là hòa hợp, là Tăng đoàn hòa kính. Bạn lại tạo ra đảng phái trong đó khiến cho Tăng đoàn bất hòa. Tăng đoàn bất hòa thì tội nghiệp này chính là địa ngục A-tỳ. Tội ngũ nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng. Cho nên vừa quy y thì đã phá hòa hợp Tăng rồi, lúc bạn chưa quy y thì không tạo ra trọng tội này, vừa quy y thì đã tạo trọng tội này rồi. Cho nên phải giảng tam quy cho rõ ràng, cho minh bạch, không thể mơ hồ mà đi làm được. Những vị Pháp sư quy y, thọ giới, thế độ xuất gia này đều không quan trọng. Việc này cũng giống như chúng ta học Phật thì họ là người giới thiệu cho chúng ta vậy. Chúng ta cũng rất cảm ơn sự giới thiệu của họ. Chúng ta tự mình tu học tương lai có thành tựu hay không là do sự thân cận với vị lão sư dạy bảo của chúng ta. Vị lão sư này mới quan trọng. Vị lão sư này trong nhà Phật chúng ta gọi là lão sư truyền pháp. Chúng ta là đệ tử truyền pháp của họ. Nhà Phật gọi là pháp tử. Pháp tử rất tôn quý. Bạn tu hành chứng quả đắc đạo là từ họ mà ra. Họ không phải là vị thầy thế độ của bạn, họ cũng không phải là vị thầy làm quy y cho bạn nhưng họ thành tựu cho bạn, đạo nghiệp của bạn là từ họ mà thành tựu. Cho nên mối quan hệ của pháp tử thân thiết hơn so với mối quan hệ của [thầy] thế độ truyền giới rất nhiều. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này.
Liên quan đến sự giảng giải về ý nghĩa của tam quy y thì chúng tôi có ba cuộn băng ghi hình, băng ghi âm và còn một quyển sách nhỏ nữa. Những thứ này các vị có thể mang nhiều một chút đem về nhà. Bất luận là một vị Pháp sư nào chủ trì tam quy y cho bạn, bạn chỉ cần xem hiểu là được rồi, là tốt rồi. Bạn đứng trước hình tượng Phật Bồ-tát tự mình thọ tam quy y cũng được, thọ tam quy ngũ giới đều có thể được. Tự mình phát nguyện, y chiếu theo đạo lý này, y chiếu theo phương pháp này mà làm thì bạn đều là đệ tử của Tam Bảo. Chân thật phát tâm thì tự mình ở trước hình tượng Phật Bồ-tát phát nguyện thọ tam quy y đều có thể được. Nếu các vị muốn có người chứng minh, tôi có thể làm chứng minh cho các vị. Các vị chân thật nghe rõ ràng rồi, hiểu thấu đáo rồi, hiểu được ý nghĩa của tam quy rồi, tôi có thể làm chứng minh cho các vị, chứng điệp quy y ở đây bạn đều có thể mang về, mang về nhà bạn tự viết tên của mình vào. Quan trọng nhất là phải làm cho rõ ràng, làm cho minh bạch. Ngũ giới cũng có thể ở trước hình tượng Phật Bồ-tát để phát nguyện mà cầu thọ giới. Chúng ta hiện nay dùng lời thệ cũng vô cùng đơn giản. Đây là trích ra từ giáo giới của Hoằng Nhất Đại sư, một vị Đại đức rất có nghiên cứu đối với luật học cận đại. Ngài đã nói với chúng ta lời thệ này chính là lời thệ mà năm xưa Thế Tôn còn tại thế đã truyền thọ tam quy cho các đệ tử tại gia. Hoằng Nhất Đại sư đã khuyên chúng ta sử dụng. Chúng tôi cảm thấy lời thệ này của Ngài đơn giản mà long trọng, cũng rất tiện lợi, nên chúng tôi đã sử dụng lời thệ này. Phương pháp thọ ngũ giới cũng là do Hoằng Nhất Đại sư từ trong giới luật mà trích lục ra đơn giản vắn tắt. Chúng ta phát nguyện, nguyện là thệ nguyện. Ở trước hình tượng Phật Bồ-tát, cầu Phật Bồ-tát làm chứng minh cho chúng ta, từ nay về sau y theo giáo giới của Phật Bồ-tát mà học tập. Học tập ở đâu vậy? Học tập trong đời sống, học tập trong công việc, học tập trong việc tiếp xúc với hết thảy người và vật. Trong việc học tập này quan trọng nhất là buông bỏ thành kiến của chính mình, tuân thủ giáo huấn trong kinh điển thì bạn là quy y thật sự. Chân thật quay đầu thì chân thật có được chỗ nương tựa. Người quy y như vậy thì trong kinh Phật nói là ngày đêm có 36 vị thần hộ pháp bảo hộ cho bạn. Cho nên bạn phải chân thật quy y, chân thật quay đầu, chân thật y giáo phụng hành. Người này đương nhiên được chư Phật hộ niệm, đương nhiên được hết thảy long thiên thiện thần bảo hộ. Vì sao vậy? Hiện tại thế gian này những thiện nhân như vậy quá ít, quá hiếm có. Cho nên chúng ta tỉ mỉ mà quan sát trong nhà Phật, không những đồng tu tại gia mà ngay cả đồng tu xuất gia có được mấy người chân thật quay đầu? Có được mấy người chân thật y theo giáo huấn của Phật Bồ-tát? Rất hiếm có. Cho nên nếu chân thật có vài người phát tâm thì đó là bảo bối của chư Phật Bồ-tát rồi. Đây là “người cùng một tâm, tâm cùng một lý”. Chúng ta có thể nghĩ, chân thật làm đệ tử của Phật thì được hết thảy chư Phật Như Lai hộ niệm. Bạn là đệ tử giả của Phật thì Phật không hộ niệm bạn, thiện thần cũng tránh xa bạn. Vậy thì vây xung quanh bạn là gì? Vây quanh bạn là ác ma, là yêu ma quỷ quái, là tà thần, họ sẽ quây quần xung quanh bạn. Chúng ta phải hiểu những chân tướng sự thật này. Cho nên mọi người hiểu được rồi, vị Pháp sư nào làm nghi thức cho bạn không quan trọng. Quan trọng nhất là phải hiểu được đạo lý của quy y. Ở chỗ này cũng nói thêm, tôi bình thường dạy người thọ trì một bộ kinh, một câu Phật hiệu, đây là căn cứ vào căn tánh của đại chúng hiện tại mà nói. Con người quý ở chỗ tự biết mình, tự mình hiểu được chính mình. Chính mình không phải là người thượng căn lợi trí. Thứ nhất là tư tưởng hỗn loạn, ý chí không thể tập trung, đây là vết thương chí mạng của chúng ta, tu học pháp môn nào cũng đều không thể thành tựu. Chúng ta lại nghĩ đến rất nhiều ông lão, bà lão không biết chữ, cái gì cũng không biết. Dạy họ niệm một câu “A Di Đà Phật” thì họ lão thật mà niệm, niệm được vài năm thì người ta đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, biết trước ngày giờ. Chúng ta phải học họ, họ là vị thầy tốt của chúng ta. Bạn hỏi họ về Phật pháp thì họ không biết gì cả. Bạn hỏi họ thế nào là phát “Bồ-đề tâm” họ sẽ lắc đầu với bạn, họ không biết. Thế nhưng bằng một câu Phật hiệu thì họ thật sự đã vãng sanh, vạn duyên buông xuống. Đây là tấm gương tốt cho chúng ta, chúng ta phải học hạng người này. Học người thượng trí thì không đủ năng lực. Người ta là một nghe ngàn ngộ, xem nhiều bao nhiêu, nghe nhiều bao nhiêu tâm họ vẫn thanh tịnh, trong tâm họ không có vọng tưởng. Chúng ta thì mới đọc lướt qua mà vọng tưởng rất nhiều, đã hủy mất đạo tâm của chúng ta rồi.
Đạo tâm là gì? Đạo tâm là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi là đạo tâm. Xem nhiều, tiếp xúc nhiều thì tâm liền loạn. Một ngày từ sáng đến tối nghĩ tưởng lung tung. Phật trong kinh này nói có, kinh kia nói không, vậy rốt cuộc là có hay là không? Liền khởi vọng tưởng. Người thượng căn nghe Phật nói không, nghe Phật nói có, họ một niệm cũng không sanh. Họ nhất định không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vậy thì được. Người như vậy có thể học rộng nghe nhiều, họ là người đã khai chân thật trí huệ, họ không khởi vọng tưởng. Còn chúng ta thì vọng tưởng phân biệt chấp trước quá nghiêm trọng. Vậy thì phải làm sao? Một bộ kinh thì tốt rồi. Một bộ kinh, ta từ sớm đến tối nghĩ tưởng đến là sự việc này, không có cách nghĩ thứ hai. Thế nên trong năm kinh một luận của Tịnh Tông, tốt nhất chúng ta hãy chọn ra một loại. Chọn loại nào vậy? Loại nào cũng được. Bạn thích chọn loại nào thì cứ lấy loại đó. Cả cuộc đời đọc tụng một bộ kinh, chỉ niệm một câu Phật hiệu, bảo đảm bạn vãng sanh. Nếu bạn muốn đọc nhiều một chút thì việc vãng sanh của bạn sẽ không nắm chắc. Đạo lý này chúng ta phải biết. Cơ hội vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc rất khó gặp được. Ở trong kệ khai kinh có nói: “Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu”. Những lời này là thật. Thời đại Càn Long, cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Trong vô lượng kiếp hiếm gặp được một ngày”. Những lời này đều là thật. không dễ gì mà gặp được. Sau khi gặp được chỉ cần chúng ta chịu tin tưởng, quyết một lòng thì chúng ta sẽ thành công. Nhất định không nên xem đọc quá nhiều. Mọi người hỏi ta cái này, hỏi ta cái kia, ta đều không biết. Không biết cũng không có gì mất mặt. Không thể vãng sanh, tiếp tục trôi lăn trong luân hồi đó mới thật sự là mất mặt. Người ta hỏi mình, mình chỉ biết niệm một câu A Di Đà Phật, ngoài việc này ra cái gì mình cũng không biết, người này là người đại trí huệ. Người này trong một đời nhất định có thành tựu chân thật. Tôi trong lúc giảng kinh thường khuyên người thế xuất thế gian pháp hết thảy đều buông xuống. Bạn nếu muốn học rộng nghe nhiều, được, hãy đến thế giới Cực Lạc rồi thì học rộng nghe nhiều. Trước khi chưa đến thế giới Cực lạc thì tạm thời buông xuống việc quảng học đa văn. Vì vậy trong tứ hoằng thệ nguyện, chúng tôi thường hay nói chúng ta hiện tại chỉ cần nắm chắc hai điều đầu tiên. Nhất định phải phát nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nhất định phải làm “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Niệm Phật thì đoạn phiền não, thân tâm thế giới, thế xuất thế pháp hết thảy đều buông xuống, tâm thanh tịnh rồi, phiền não liền không còn nữa. Cứ như vậy niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, đến được thế giới Cực Lạc rồi, gặp được A Di Đà Phật thì bạn lại tiếp tục “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Vậy thì không vấn đề, bạn chân thực đã có chỗ nương tựa rồi. Bạn nương tựa vào A Di Đà Phật, bạn trực tiếp nhận được giáo huấn của Phật, bạn học vô lượng pháp môn. Cho nên “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, hai câu này đến thế giới Cực Lạc mới thực hiện. Chúng ta ở nơi này làm không được. Ở nơi này nếu bạn thực hiện “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” vậy thì hỏng rồi. Pháp môn mà học nhiều thì không ra khỏi được Tam Giới. Trong đời quá khứ chúng ta đã sai rồi, chính là sai ở chỗ này, hy vọng đời này không sai nữa. Một đời này nhất định phải thành tựu, nhất định không thể để luống qua.
Đồng học các vị ngày hôm nay đến nơi đây, nghe hiểu được những lời này của tôi, các vị hiểu rồi, có thể ghi nhớ, có thể y theo mà làm thì bạn rất có phước báo. Lần này bạn đến Singapore không uổng phí một chuyến đi. Nếu ngại Kinh Vô Lượng Thọ quá dài thì Kinh A Di Đà cũng tốt, Kinh A Di Đà không dài. Bạn mỗi ngày từ sáng đến tối đọc tụng một lần Kinh A Di Đà. Sau đó tiếp tục niệm Phật hiệu. Phật hiệu vào thời khóa sáng tối thì chuyên tâm mà trì danh. Nếu công việc gia đình quá bận rộn, bạn niệm 1.000 câu là được rồi, bận rộn hơn nữa thì niệm 100 câu. Niệm một xâu chuỗi dài 108 câu cũng tốt, không thiếu sót một thời khóa nào. Thời khóa sáng tối đây là phương pháp đơn giản nhất. Bình thường thì cứ tán niệm, nhớ đến thì liền niệm. Cho nên xâu chuỗi niệm Phật đeo ở trên cổ tay có tác dụng gì? Nhắc nhở niệm Phật. Nhìn thấy xâu chuỗi liền nhớ đến “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”. Tán niệm thì niệm được càng nhiều càng tốt. Tất cả những sự việc không liên quan đến mình thì nhất định phải buông xuống. Không nên suy nghĩ đến nó, cũng không cần phải nói đến nó. Bạn cứ nghĩ đến nó, nói đến nó đều gọi là tạo nghiệp. Nghĩ đến thì là ý nghiệp, nói về nó là khẩu nghiệp. Vì sao không niệm Phật mà lại đi tạo nghiệp chứ? Cho nên cổ đức dạy người “ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật hiệu, đánh chết được vọng niệm, Pháp thân liền hiển lộ”. Những lời này nói rất có đạo lý. Hy vọng các đồng học chúng ta cùng khuyến tấn lẫn nhau.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết rồi. A Di Đà Phật!
Hôm nay các đồng học ở Bắc Kinh đã nêu ra 7 vấn đề. Chúng tôi xin sử dụng thời gian này để giải đáp.
Vấn đề thứ nhất: “Có một vị cư sĩ bị bệnh. Bác sĩ nói lành tính hay ác tính khả năng chỉ là một nửa, đây là việc vẫn chưa thể xác định được. Ông vì đến Singapore cho nên không nhập viện. Ông đã ở trước Bồ-tát phát nguyện là sẽ niệm Bạch Y Đại Sĩ thần chú, đồng thời sẽ in 1.200 quyển kinh này. Xin hỏi Sư phụ là ông nên làm như thế nào? Vì khi đó nhất thời không suy nghĩ kỹ nên đã phát nguyện. Hiện tại ông không biết là nên chuyên niệm Phật hiệu hay là y theo sự phát nguyện mà làm? Thỉnh Sư phụ chỉ điểm cho ông”. Việc con người sanh bệnh lúc trước trong lúc giảng giải chúng tôi đã nói qua nhiều lần rồi. Nguyên nhân của việc sanh bệnh quy nạp lại không ngoài ba điểm. Thứ nhất là việc ăn uống ngủ nghỉ của chúng ta không phù hợp. Người xưa đã nói: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Cho nên trong đạo dưỡng sinh thì đối với việc ăn uống ngủ nghỉ nhất định phải nên chú ý, có thể giảm thiểu những bệnh tật về sinh lý. Loại thứ hai là bệnh oan nghiệp, là do oan gia trái chủ tìm đến thân của chúng ta. Giống như các vị đã xem Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, Ngộ Đạt Quốc sư đã bị ghẻ mặt người, loại này thuộc về bệnh oan nghiệp. Bệnh oan nghiệp thì thuốc không cách nào chữa trị mà cần phải điều giải. Oan gia trái chủ rời khỏi bạn thì bệnh liền khỏi. Loại thứ ba là bệnh nghiệp chướng, chính mình trong đời quá khứ hoặc ngay trong đời này đã tạo ra nhiều nghiệp bất thiện, việc này rất phiền phức. Y dược không có tác dụng gì, điều giải cũng không ích gì. Loại bệnh này nhất định cần phải chân thành sám hối. Nếu chân thành sám hối thì đích thực có thể khiến bệnh khổ rời khỏi bạn. Những thí dụ này ở Singapore rất nhiều. Trong thực tế ở những khu vực khác trên thế giới chúng ta cũng thường nghe nói người mắc những bệnh như ung thư, họ có lòng tin chăm chỉ tu học, không để sự việc này trong tâm thì bệnh này tự nhiên sẽ khỏi. Các vị cũng nhìn thấy cư sĩ Lý Mộc Nguyên của Cư Sĩ Lâm, đây là một thí dụ hay nhất. Mười năm trước ông đã mắc bệnh ung thư, tế bào ung thư đã lan rộng ra tất cả các bộ phận trong nội tạng rồi. Bác sĩ nói ông chỉ còn sống được ba tháng mà thôi. Trong tình huống như vậy ông liền buông xuống vạn duyên, đến Cư Sĩ Lâm làm nghĩa công. Sống một ngày, niệm Phật một ngày, cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, không có tạp niệm thứ hai nào. Sau ba tháng thì không có chuyện gì nữa. Sáu tháng sau, sức khỏe vẫn rất tốt, đi kiểm tra thì phát hiện bệnh ung thư đã không còn nữa. Bác sĩ nói đây là kỳ tích. Các vị xem ông hiện nay đã sống được 10 năm rồi mà sức khỏe càng ngày càng khỏe hơn, siêu vượt hơn những người thông thường. Cho nên tôi cũng thường nói bạn có bệnh mà bác sĩ trị khỏi bệnh cho bạn, trên thực tế không phải là bác sĩ trị khỏi. Rất nhiều bác sĩ đều đồng ý với cách nói của tôi. Đó là lòng tin của bạn đã trị khỏi bệnh cho bạn. Bạn có lòng tin đối với bác sĩ, nói loại thuốc này rất có hiệu quả. Nếu bạn đối với bác sĩ này hoài nghi không tin tưởng thì dù bác sĩ giỏi đến đâu cũng không thể trị bệnh cho bạn được. Từ chỗ này chúng ta có thể hiểu, trong kinh Phật nói với chúng ta “cảnh tùy tâm chuyển”. Thân thể này của chúng ta là cảnh, là tùy tâm mà chuyển. Nếu tâm của bạn thường xuyên cảm thấy bản thân mình có bệnh thì người dù không bệnh cũng nhất định sẽ sanh bệnh. Vì sao vậy? Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh mà. Bạn ngày ngày nghĩ tưởng đến bệnh thì bệnh liền đến. Người ngày ngày niệm Phật, ngày ngày tưởng nhớ đến Phật thì làm sao sanh bệnh được chứ? Vì vậy bạn phát cái nguyện niệm Bạch Y Thần Chú cũng được, chỉ cần dùng tâm chân thành để niệm thì sẽ linh, thành tắc linh. Bạch Y Thần Chú từ xưa đến nay có rất nhiều người nói là giả, không phải là thật. Thế nhưng bất luận là thật hay giả chỉ cần bạn có lòng thành thì sẽ có cảm ứng. Vì vậy, niệm Quan Âm Bồ-tát cũng được, niệm A Di Đà Phật cũng được, phải có lòng tin kiên định, không nên để ý suy nghĩ về bệnh trong tâm nữa, như vậy thì được. Không nên nhớ nghĩ đến bệnh mà nhớ nghĩ đến Phật, nhớ nghĩ đến Bồ-tát, nhớ nghĩ chính mình phải chăm chỉ y chiếu theo lời giáo huấn của Phật Bồ-tát mà tu hành. Niệm Bạch Y Đại Sĩ, Bạch Y Đại Sĩ là Quan Thế Âm Bồ-tát. Chỉ niệm danh hiệu Ngài, niệm thần chú này của Ngài thì có hiệu quả hay không? Hiệu quả rất mỏng. Thế nào mới có hiệu quả? Phải noi theo đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của Quan Thế Âm Bồ-tát thì công đức này là vô lượng vô biên. Vì sao vậy? Vì bạn đã trở thành Quan Thế Âm Bồ-tát rồi, bạn không còn là phàm phu nữa, hiệu quả này mới thù thắng. Cho nên chúng ta học Phật thì phải học giống như Phật, phải học trở thành Phật. Việc này rất quan trọng. Không phải ngày ngày niệm Phật là được rồi, niệm suông không có ích gì, mà nhất định phải làm cho được. Ta niệm được ta phải làm được. Đây là chuyển phàm thành Thánh.
Vấn đề thứ hai: “Cư sĩ đã thọ Bồ-tát giới nhưng gia đình không tin Phật, vẫn tùy ý ăn mặn. Vị cư sĩ này lại là người nội trợ trong gia đình,vậy thì nên làm hay không nên làm? Xin hỏi Sư phụ như vậy có tổn hại đến giới hạnh hay không?”. Trên thực tế hiện nay thọ giới là hình thức. Bạn có thể đắc giới hay không là một vấn đề lớn. Bạn thọ những giới này, mỗi một giới điều bạn chân thật đều đã hiểu hay chưa? Phật dạy điều giới thứ nhất là không sát sanh. Bạn hiểu đạo lý của không sát sanh chưa? Trong mỗi giới điều đều có giáo lý, có lý luận của giới, có phương pháp tu hành của giới. Trong phương pháp thì mỗi một giới điều đều có “khai giá trì phạm”. Vị sư truyền giới có đem từng điều một giảng giải rõ ràng cho bạn nghe hay không? Giảng rõ mỗi một điều thì cũng cần đến 1-2 giờ đồng hồ. Nếu bạn thọ là giới trong “thập trọng tứ thập bát kinh giới” của Kinh Phạm Võng, những giới luật này nếu giảng rõ ràng thì ít nhất cũng phải cần thời gian một tháng. Nếu bạn cứ hồ đồ không rõ mà đi thọ giới thì chỉ là thọ trên hình thức mà thôi. Cái gì cũng không hiểu thì bạn làm như thế nào đây? Khi tôi mới bắt đầu học Phật, lão sư dạy giới của tôi vào lúc đó là Chương Gia Đại sư. Ngài không chú trọng hình thức, Ngài chú trọng thực chất. Bạn có thể làm được một điều thì bạn thật sự thọ được một điều. Bạn làm không được thì không những là lừa gạt chính mình mà cũng lừa gạt Phật Bồ-tát. Một người tốt làm sao có thể nhẫn tâm làm những việc này chứ? Đại sư Ngẫu Ích là tổ sư Tịnh Độ tông, là người cuối thời Minh đầu thời Thanh. Ngài đã nói rất hay: Trung Quốc từ thời Nam Tống trở về sau đã không còn Tỳ-kheo chân chánh nữa rồi. Cho nên toàn bộ giới Tỳ-kheo không phải là chân thật nữa, là Đại sư Ngẫu Ích đã nói. Ngày nay người xuất gia có nên thọ giới nữa hay không? Phải nên, phải thọ giới. Thọ hình thức. Tự mình nhất định phải hiểu chỉ là một hình thức, nhất định không thể đắc giới rồi. Nếu đã thọ giới Tỳ-kheo, tự mình cho rằng chính mình là Tỳ-kheo thì đây là đại vọng ngữ. Ngẫu Ích Đại sư đã làm thị phạm cho chúng ta. Sau khi thọ giới Tỳ-kheo thì thoái giới, cả một đời Ngài tự mình giữ giới Sa-di, chúng ta nhìn thấy rất nhiều trước tác của Ngài, [Ngài là] Sa-di Bồ-tát giới. Bởi vì Bồ-tát giới và giới Sa-di có thể phát nguyện ở trước Phật Bồ-tát nhưng giới Tỳ-kheo thì nhất định phải có Tỳ-kheo chân chánh truyền thụ, ít nhất phải có 5 vị Tỳ Kheo. Không có Tỳ-kheo chân chánh truyền thụ thì nhất định không thể đắc được giới Tỳ-kheo. Những thường thức này chúng ta đều phải biết. Không phải là làm ra hình thức, làm ra vẻ bề ngoài cho dễ nhìn, tôi là Bồ-tát, bạn là Bồ-tát. Chư Phật Bồ-tát không thừa nhận bạn là Bồ-tát. Quỷ thần hộ pháp cũng không thừa nhận bạn là Bồ-tát. Bạn vẫn là uổng công. Bạn chân thực đã làm được Bồ-tát giới, dù bạn không đi thọ hình thức này, nhưng chư Phật Bồ-tát vẫn thừa nhận bạn là Bồ-tát. Long thiên hộ pháp thừa nhận bạn là Bồ-tát. Chúng ta phải hiểu đạo lý này. Người phụ nữ Bồ-tát nội trợ trong gia đình có thể làm những loại thức ăn mặn để cúng dường cho người nhà hay không? Có thể. Vì sao vậy? Vì hành Bồ-tát đạo, cứu độ những chúng sanh này. Thời gian lâu rồi họ sẽ cảm động. Bồ-tát là phải giới sát phóng sanh mà vẫn phải sát sanh cho chúng ta ăn, sau cùng lương tâm của họ hiển hiện ra, họ sẽ quay đầu. Cho nên Bồ-tát chân chánh là gì? Là độ chúng sanh trong nhà của bạn trước tiên. Bạn phải có trí huệ, bạn phải có phương tiện thiện xảo, bạn phải khiến họ cảm động. Cho nên đây là hành Bồ-tát đạo. Lý trong đây rất sâu, sự cũng rất phức tạp, phải chăm chỉ mà học tập thì mới biết được thế nào là như pháp.
Vấn đề thứ ba là: “Trong tình hình người nhà cực lực phản đối nhưng bản thân lại nhất quyết đi Đông Thiên Mục Sơn. Việc này có phải là không được như pháp không?” Có như pháp hay không thì phải xem tình trạng khi đó. Trước tiên bạn phải tìm hiểu xem người nhà phản đối là vì điều gì? Bạn phải tìm ra nguyên nhân. Sau đó phải giải trừ nguyên nhân này thì người nhà của bạn sẽ không phản đối nữa. Mục đích của bạn đến Đông Thiên Mục Sơn là gì? Có đạt đến mục đích hay chưa? Có được thu hoạch chân thật hay không? Bạn làm thế nào mang thu hoạch đó trở về để chia sẻ cho người nhà của bạn, khiến cho người trong cả nhà bạn được pháp hỷ thì về sau họ sẽ không phản đối bạn nữa. Phật pháp nhất định không phải là mê tín. Phật pháp đối với hết thảy chúng sanh là có lợi ích chân thật.
Vấn đề thứ tư là: “Thỉnh Sư phụ giảng giải cách sử dụng mền Đà-la-ni như thế nào?” Mền Đà-la-ni là một tập tục. Cần phải có người tu hành chân thật, người xuất gia hay tại gia đều được. Người tu hành chân thật được thần chú gia trì. Người đang lâm chung có thể giảm nhẹ được sự thống khổ. Nếu không có người tu hành chân thật gia trì thì cái mền Đà-la-ni này hiện tại đều là in ra, mỗi lần in là mấy nghìn mấy vạn cái, các vị nghĩ thử xem có tác dụng gì không? Nếu cái mền này có tác dụng to lớn, đắp mền Đà-la-ni này nhất định có thể vãng sanh, vậy thì xin hỏi chúng ta tu hành cực khổ như vậy để làm gì? Đâu cần tu nữa. Việc xấu gì cũng có thể làm, đến khi chết đắp một tấm mền Đà-la-ni thì liền vãng sanh. Thiên hạ làm gì có chuyện dễ dàng như vậy chứ? Không nên bị người khác lừa. Tập tục này gần đây mới có, ngày trước thì không có. Năm xưa khi chúng tôi học Phật đều không có tập tục này. Đại khái là khoảng 30 năm gần đây tập tục này ngày càng thịnh hành hơn. Tóm lại một câu mà nói: Tự mình phải chăm chỉ tu trì, chăm chỉ nỗ lực. Chúng ta nhìn thấy trong quá khứ và thời cận đại có rất nhiều người niệm Phật đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, biết trước ngày giờ ra đi. Họ đều không nghĩ đến mền Đà-la-ni này, không hề nghĩ. Họ chỉ nghĩ đến một câu Phật hiệu thôi. Chân thật niệm đến nhất tâm bất loạn thì vấn đề này mới có thể giải quyết. “Tâm tịnh ắt cõi Phật tịnh”, những lời này phải ghi nhớ. Trong Kinh đã nói rất rõ ràng thế giới Tây Phương Cực Lạc là “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”. Cho nên cổ Đại đức dạy chúng ta trì giới niệm Phật. Trì giới gì? Có thể làm tốt ngũ giới thập thiện thì bạn nhất định sẽ được vãng sanh. Ngũ giới thập thiện đều không có, dùng một vạn cái mền Đà-la-ni thì nó cũng chỉ đè chết bạn mà thôi.
Vấn đề tiếp theo là: “Thỉnh sư phụ khai thị, làm thế nào mới có thể nắm chắc việc chúng ta luôn là nội tâm cầu pháp mà không phải là ngoại tâm cầu pháp?” Câu hỏi này của bạn hỏi rất hay. Thế nào gọi là nội tâm? Thế nào gọi là ngoại tâm? Trước tiên phải phân biệt cho rõ ràng. Ngoại tâm là gì? Bên ngoài là ngũ dục lục trần. Sáu căn của bạn vừa tiếp xúc thì bạn bị nó mê hoặc. Đó chính là biến thành ngoại tâm. Tâm của bạn chạy ra bên ngoài. Nghe nói pháp môn này cũng không tệ, pháp môn kia cũng rất hay thì tâm bạn liền không làm chủ được. Đây là ngoại tâm cầu pháp. Hướng vào nội tâm chính là xây dựng tín tâm, nguyện tâm. Ta ngày nay tu pháp môn Tịnh Độ, đối với A Di Đà Phật, đối với Kinh Vô Lượng Thọ đối với Kinh A Di Đà nhất định phải tin sâu, tuyệt đối không hoài nghi. Ta một đời này y chiếu theo kinh giáo tu học, trong kinh Phật đã dạy chúng ta làm như thế nào thì chúng ta thật thà y giáo phụng hành. Người ta nói kinh này tốt, luận kia hay, thiền tốt, tông tốt, ta đều cung cung kính kính niệm A Di Đà Phật, ta cung kính đối với họ. Ta không nghe họ, ta lão thật niệm Phật, như vậy trong tâm bạn có sự làm chủ, đây gọi là nội học. Một môn thâm nhập huân tu thời gian lâu dài, tuyệt không thay đổi. Đây chính là nội tâm cầu pháp. Nếu dễ dàng bị cảnh giới bên ngoài dao động thì đây là ngoại tâm cầu pháp. Kết quả là việc gì cũng không thành. Tuy nhiên học Phật quan trọng nhất bạn phải hiểu được học điều gì? Tam Phước đã giảng trong Quán Kinh là nền tảng, là căn bản. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đây là gốc. Mức độ thấp nhất là phải thực hiện được bốn câu này. Như vậy chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì mới có hi vọng, mới có thể tương ưng. Nếu bốn câu này không làm được, bạn có làm nhiều việc tốt đến đâu đi nữa cũng đều là giả, đều không tương ưng. Cho nên Tịnh Nghiệp Tam Phước, không những tu Tịnh Độ, mà bất luận tu Pháp môn gì, Phật đã nói rất rõ ràng, đây là “tịnh nghiệp chánh nhân của chư Phật ba đời”. Do đây mà biết, nếu tâm hạnh của chúng ta tương ưng với tam phước thì đây là chánh pháp, đây là có căn có bản. Trái nghịch với tam nghiệp là không có căn không có bản. Bất luận là tu Pháp môn gì đều không thể thành tựu. Việc này vô cùng quan trọng. Cho nên người học Phật nhất định phải biết hiếu thân tôn sư. Cha mẹ không còn thì luôn luôn phải tưởng nhớ, tự mình tu hành cho tốt. Đây chính là báo ân cha mẹ và sư trưởng. Chúng ta tự mình làm không tốt là có lỗi với cha mẹ, có lỗi với sư trưởng.
Vấn đề thứ sáu là: “Nghe sư phụ giảng là ma cũng có thể khiến người ta làm việc thiện hoặc là khai trí huệ. Vậy ma cũng có thể gia trì cho người niệm Phật không?”. Ma đích thực có thể dạy người ta làm việc thiện. Ma cũng có thần thông, cũng giúp bạn khai trí huệ. Trí huệ này không phải là chánh huệ mà là tà huệ. Nói cách khác, trí huệ để cho bạn làm việc xấu là rất cao. Bạn phạm pháp, pháp luật không cách nào bắt bạn được, bạn vô cùng thông minh, rất là cao minh. Sức mạnh của ma sẽ gia trì cho bạn. Bạn cũng có thể làm được rất nhiều việc thiện. Ma và Phật khác biệt ở chỗ nào vậy? Bất luận là làm được bao nhiêu việc thiện thì chỗ lợi ích là quy về cho chính mình, đây chính là ma. Phật dạy người làm việc thiện, chỗ tốt lợi ích hết thảy đều cống hiến cho chúng sanh. Khác biệt là ở chỗ này. Ma không buông bỏ tự tư tự lợi. Nếu không có lợi ích cho chính mình thì họ sẽ không làm. Phật không có tự tư tự lợi, không có thị phi nhân ngã, không có tham sân si mạn. Bạn hãy ghi nhớ ma và Phật khác biệt là ở chỗ này. Ma có tham sân si mạn. Bạn đắc tội với họ thì họ sẽ không bỏ qua cho bạn, họ sẽ báo thù bạn. Còn Phật, bạn đắc tội với Ngài, Ngài sẽ không báo thù bạn. Khác biệt là ở chỗ này.
Vấn đề sau cùng, “Cư sĩ tại gia trợ niệm cho người xuất gia khi phát hiện không có đầy đủ điều kiện vãng sanh lại không có bất kỳ ai có thể khai thị. Lúc này cư sĩ tại gia có thể khai thị cho sư phụ xuất gia buông xuống vạn duyên, giữ lòng tin kiên định cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, phải nhất tâm niệm Di Đà thánh hiệu. Làm thế này có như pháp hay không?”. Đây là việc vô cùng vô cùng như pháp. Người xuất gia hay người tại gia khi được trợ niệm, [chúng ta] cũng phải nhắc nhở họ, bạn có thể nhắc nhở họ thì bạn chính là Phật Bồ-tát. Bạn đã thực sự giúp đỡ họ một phen, vì vào lúc này là thời khắc then chốt, chỉ cần nhìn thấy ý chí và tinh thần của họ không thể tập trung thì những câu này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Cho nên nhất định không nên bị hình tượng của người xuất gia làm ảnh hưởng. [Nếu bị ảnh hưởng] thì bạn thật sự không hiểu gì đối với Phật pháp. Trong bất kỳ kinh điển nào của Phật pháp cũng đều nói với bạn Phật pháp là pháp bình đẳng. Bình đẳng ở trên lý cũng bình đẳng ở trên sự. Tứ chúng đồng tu phải giúp đỡ nhau. Đặc biệt là trong thời đại này, đây là loạn thế, người xuất gia rất vất vả, cũng rất đáng thương. Tuy rằng xuất gia rồi nhưng chân thật có cơ hội nghe được chánh pháp, hiểu được chánh pháp, tu trì chánh Pháp hay không thì đều tồn tại rất nhiều nghi vấn. Cho nên chúng ta thấy có cơ duyên thì nhất định phải giúp đỡ họ, nhất định không có nghi hoặc, như vậy thì tốt.
************
Các vị đồng học! Ở đây có đồng tu của Phúc Đỉnh, họ đã nêu ra một vấn đề. Hỏi về việc quy y. Quy y thì thực chất quan trọng hơn hình thức. Ở trên hình thức thì chỉ cần người xuất gia làm một sự chứng minh cho bạn, làm một cái nghi thức, vậy là được rồi. Bởi vì bạn là quy y Tam Bảo, không phải quy y một vị Pháp sư. Quan niệm này nhất định phải nên rõ ràng, phải thật minh bạch. Nếu quy y một vị Pháp sư nào vậy thì bạn sai rồi. Quan niệm này là một sai lầm rất lớn. Nói một câu khó nghe thì đó là lỗi lầm rất nặng. Là lỗi lầm gì? Là “phá hòa hợp Tăng” mà trên kinh Phật đã nói. Bạn đã phá hoại Tăng đoàn rồi, đã hủy hoại chế độ của Tăng đoàn. Cho nên lỗi lầm này nếu y theo kinh điển nói thì đoạ địa ngục A-tỳ. Bạn không quy y thì không sao nhưng quy y rồi thì lại gây ra tội lỗi lớn như vậy. Quy y Tam Bảo, bạn là đệ tử của Tam Bảo. Tam bảo là “Phật Pháp Tăng”. Người xuất gia trong tận hư không khắp pháp giới đều là tăng. Bạn sao có thể quy y một người chứ? Cho nên trước tiên chúng ta phải làm rõ quan niệm này. Nhất định phải hiểu được ý nghĩa chân thật của tam quy. Sự việc này Đại sư Lục Tổ Huệ Năng của Thiền Tông trong Đàn Kinh đã nói rất hay. Chúng ta từ trong Đàn Kinh xem thấy khai thị của Đại sư Ngài thì biết được sai lệch trong quan niệm về quy y đã sinh ra sự hiểu lầm. Đại khái từ thời triều Đường đã có rồi. Nếu không khi Ngài giảng Tam quy y thì Ngài không thể nói là: “Quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh”. Cách mà Ngài nói về Tam quy y là như vậy. Cách nói như vậy rất hay, khiến cho chúng ta nghe được không đến nỗi sinh ra sự hiểu lầm. “Phật” nghĩa là giác ngộ. “Pháp” là chánh tri chánh kiến. “Tăng” là sáu căn thanh tịnh, một trần không nhiễm. Ý nghĩa của quy y là gì? Quy là quay đầu. Y là nương tựa. Chúng ta từ trên hết thảy sự sai lầm quay đầu trở lại, nương tựa vào sự chính xác, đây gọi là quy y. Chúng ta từ trong mê hoặc điên đảo quay đầu trở lại, phải dựa vào giác ngộ. Đây gọi là quy y Phật. Phật là giác ngộ, Phật đại biểu cho sự giác ngộ. Ta có thể đối người, đối việc, đối vật giác mà không mê, thì đây chân chánh gọi là quy y Phật. Ta đối với người, đối với việc, đối với vật mà tư tưởng kiến giải của ta thuần chánh, không có sai lầm, đây gọi là quy y Pháp. Quy y Pháp là từ tư tưởng kiến giải sai lầm quay đầu trở lại, y theo tư tưởng kiến giải chính xác, là ý nghĩa như vậy. Trong tam quy y thì điều này là quan trọng nhất. Tiêu chuẩn của tà chánh là gì? Chúng ta làm thế nào để hiểu được? Ta nghĩ sai, ta nhìn sai, ta nói sai thì sao? Tiêu chuẩn là kinh điển. Cho nên nói, phàm là y theo ý nghĩ của chính mình, cách nghĩ của tôi, cách nhìn của tôi, cách làm của tôi thì sai rồi, là tạo nghiệp. Hãy buông xuống thành kiến, cách nghĩ, cách nhìn, cách làm của mình. Từ chỗ này mà quay đầu lại, tùy thuận theo giáo huấn của kinh điển thì gọi là quy y Pháp. Phật trong kinh dạy chúng ta làm như thế nào thì chúng ta làm như vậy. Dạy ta không thể làm thì chúng ta không làm. Cho nên đây là tiêu chuẩn. Tam quy y là tiêu chuẩn. Quy y Tăng, “Tăng” nghĩa là thanh tịnh, ý nghĩa là hòa mục, Tăng tu lục hoà kính. Chúng ta sống bất hòa với người khác, phải từ chỗ bất hòa này mà quay đầu lại hòa mục với mọi người thì gọi là quy y Tăng. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài trong tâm khởi lên tham sân si mạn, việc này là không thanh tịnh. Từ không thanh tịnh mà quay đầu lại nương dựa vào tâm thanh tịnh. Xử sự đối người tiếp vật không khởi tham sân si mạn. Vậy thì dùng tâm gì? Dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, đây gọi là quy y Tăng, không phải là quy y một người nào. Vì vậy khi bạn thọ trì tam quy thì lúc này vị Pháp sư làm nghi thức quy y cho bạn phải đem những đạo lý của tam quy y nói một cách rõ ràng thấu đáo cho bạn nghe, bạn chân thực hiểu. Họ chỉ làm nghi thức này cho bạn chứ không phải bạn quy y vị Pháp sư này. Bạn quy y với vị Pháp sư này, họ thì quy y vị Pháp sư kia, đây là sư phụ của tôi, kia không phải là sư phụ của tôi thì chẳng phải là bạn đã tạo ra đảng phái rồi sao? Bạn chẳng phải là đã phân hóa Tăng đoàn rồi sao? Tăng đoàn vốn dĩ là hòa hợp, là Tăng đoàn hòa kính. Bạn lại tạo ra đảng phái trong đó khiến cho Tăng đoàn bất hòa. Tăng đoàn bất hòa thì tội nghiệp này chính là địa ngục A-tỳ. Tội ngũ nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng. Cho nên vừa quy y thì đã phá hòa hợp Tăng rồi, lúc bạn chưa quy y thì không tạo ra trọng tội này, vừa quy y thì đã tạo trọng tội này rồi. Cho nên phải giảng tam quy cho rõ ràng, cho minh bạch, không thể mơ hồ mà đi làm được. Những vị Pháp sư quy y, thọ giới, thế độ xuất gia này đều không quan trọng. Việc này cũng giống như chúng ta học Phật thì họ là người giới thiệu cho chúng ta vậy. Chúng ta cũng rất cảm ơn sự giới thiệu của họ. Chúng ta tự mình tu học tương lai có thành tựu hay không là do sự thân cận với vị lão sư dạy bảo của chúng ta. Vị lão sư này mới quan trọng. Vị lão sư này trong nhà Phật chúng ta gọi là lão sư truyền pháp. Chúng ta là đệ tử truyền pháp của họ. Nhà Phật gọi là pháp tử. Pháp tử rất tôn quý. Bạn tu hành chứng quả đắc đạo là từ họ mà ra. Họ không phải là vị thầy thế độ của bạn, họ cũng không phải là vị thầy làm quy y cho bạn nhưng họ thành tựu cho bạn, đạo nghiệp của bạn là từ họ mà thành tựu. Cho nên mối quan hệ của pháp tử thân thiết hơn so với mối quan hệ của [thầy] thế độ truyền giới rất nhiều. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này.
Liên quan đến sự giảng giải về ý nghĩa của tam quy y thì chúng tôi có ba cuộn băng ghi hình, băng ghi âm và còn một quyển sách nhỏ nữa. Những thứ này các vị có thể mang nhiều một chút đem về nhà. Bất luận là một vị Pháp sư nào chủ trì tam quy y cho bạn, bạn chỉ cần xem hiểu là được rồi, là tốt rồi. Bạn đứng trước hình tượng Phật Bồ-tát tự mình thọ tam quy y cũng được, thọ tam quy ngũ giới đều có thể được. Tự mình phát nguyện, y chiếu theo đạo lý này, y chiếu theo phương pháp này mà làm thì bạn đều là đệ tử của Tam Bảo. Chân thật phát tâm thì tự mình ở trước hình tượng Phật Bồ-tát phát nguyện thọ tam quy y đều có thể được. Nếu các vị muốn có người chứng minh, tôi có thể làm chứng minh cho các vị. Các vị chân thật nghe rõ ràng rồi, hiểu thấu đáo rồi, hiểu được ý nghĩa của tam quy rồi, tôi có thể làm chứng minh cho các vị, chứng điệp quy y ở đây bạn đều có thể mang về, mang về nhà bạn tự viết tên của mình vào. Quan trọng nhất là phải làm cho rõ ràng, làm cho minh bạch. Ngũ giới cũng có thể ở trước hình tượng Phật Bồ-tát để phát nguyện mà cầu thọ giới. Chúng ta hiện nay dùng lời thệ cũng vô cùng đơn giản. Đây là trích ra từ giáo giới của Hoằng Nhất Đại sư, một vị Đại đức rất có nghiên cứu đối với luật học cận đại. Ngài đã nói với chúng ta lời thệ này chính là lời thệ mà năm xưa Thế Tôn còn tại thế đã truyền thọ tam quy cho các đệ tử tại gia. Hoằng Nhất Đại sư đã khuyên chúng ta sử dụng. Chúng tôi cảm thấy lời thệ này của Ngài đơn giản mà long trọng, cũng rất tiện lợi, nên chúng tôi đã sử dụng lời thệ này. Phương pháp thọ ngũ giới cũng là do Hoằng Nhất Đại sư từ trong giới luật mà trích lục ra đơn giản vắn tắt. Chúng ta phát nguyện, nguyện là thệ nguyện. Ở trước hình tượng Phật Bồ-tát, cầu Phật Bồ-tát làm chứng minh cho chúng ta, từ nay về sau y theo giáo giới của Phật Bồ-tát mà học tập. Học tập ở đâu vậy? Học tập trong đời sống, học tập trong công việc, học tập trong việc tiếp xúc với hết thảy người và vật. Trong việc học tập này quan trọng nhất là buông bỏ thành kiến của chính mình, tuân thủ giáo huấn trong kinh điển thì bạn là quy y thật sự. Chân thật quay đầu thì chân thật có được chỗ nương tựa. Người quy y như vậy thì trong kinh Phật nói là ngày đêm có 36 vị thần hộ pháp bảo hộ cho bạn. Cho nên bạn phải chân thật quy y, chân thật quay đầu, chân thật y giáo phụng hành. Người này đương nhiên được chư Phật hộ niệm, đương nhiên được hết thảy long thiên thiện thần bảo hộ. Vì sao vậy? Hiện tại thế gian này những thiện nhân như vậy quá ít, quá hiếm có. Cho nên chúng ta tỉ mỉ mà quan sát trong nhà Phật, không những đồng tu tại gia mà ngay cả đồng tu xuất gia có được mấy người chân thật quay đầu? Có được mấy người chân thật y theo giáo huấn của Phật Bồ-tát? Rất hiếm có. Cho nên nếu chân thật có vài người phát tâm thì đó là bảo bối của chư Phật Bồ-tát rồi. Đây là “người cùng một tâm, tâm cùng một lý”. Chúng ta có thể nghĩ, chân thật làm đệ tử của Phật thì được hết thảy chư Phật Như Lai hộ niệm. Bạn là đệ tử giả của Phật thì Phật không hộ niệm bạn, thiện thần cũng tránh xa bạn. Vậy thì vây xung quanh bạn là gì? Vây quanh bạn là ác ma, là yêu ma quỷ quái, là tà thần, họ sẽ quây quần xung quanh bạn. Chúng ta phải hiểu những chân tướng sự thật này. Cho nên mọi người hiểu được rồi, vị Pháp sư nào làm nghi thức cho bạn không quan trọng. Quan trọng nhất là phải hiểu được đạo lý của quy y. Ở chỗ này cũng nói thêm, tôi bình thường dạy người thọ trì một bộ kinh, một câu Phật hiệu, đây là căn cứ vào căn tánh của đại chúng hiện tại mà nói. Con người quý ở chỗ tự biết mình, tự mình hiểu được chính mình. Chính mình không phải là người thượng căn lợi trí. Thứ nhất là tư tưởng hỗn loạn, ý chí không thể tập trung, đây là vết thương chí mạng của chúng ta, tu học pháp môn nào cũng đều không thể thành tựu. Chúng ta lại nghĩ đến rất nhiều ông lão, bà lão không biết chữ, cái gì cũng không biết. Dạy họ niệm một câu “A Di Đà Phật” thì họ lão thật mà niệm, niệm được vài năm thì người ta đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, biết trước ngày giờ. Chúng ta phải học họ, họ là vị thầy tốt của chúng ta. Bạn hỏi họ về Phật pháp thì họ không biết gì cả. Bạn hỏi họ thế nào là phát “Bồ-đề tâm” họ sẽ lắc đầu với bạn, họ không biết. Thế nhưng bằng một câu Phật hiệu thì họ thật sự đã vãng sanh, vạn duyên buông xuống. Đây là tấm gương tốt cho chúng ta, chúng ta phải học hạng người này. Học người thượng trí thì không đủ năng lực. Người ta là một nghe ngàn ngộ, xem nhiều bao nhiêu, nghe nhiều bao nhiêu tâm họ vẫn thanh tịnh, trong tâm họ không có vọng tưởng. Chúng ta thì mới đọc lướt qua mà vọng tưởng rất nhiều, đã hủy mất đạo tâm của chúng ta rồi.
Đạo tâm là gì? Đạo tâm là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi là đạo tâm. Xem nhiều, tiếp xúc nhiều thì tâm liền loạn. Một ngày từ sáng đến tối nghĩ tưởng lung tung. Phật trong kinh này nói có, kinh kia nói không, vậy rốt cuộc là có hay là không? Liền khởi vọng tưởng. Người thượng căn nghe Phật nói không, nghe Phật nói có, họ một niệm cũng không sanh. Họ nhất định không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vậy thì được. Người như vậy có thể học rộng nghe nhiều, họ là người đã khai chân thật trí huệ, họ không khởi vọng tưởng. Còn chúng ta thì vọng tưởng phân biệt chấp trước quá nghiêm trọng. Vậy thì phải làm sao? Một bộ kinh thì tốt rồi. Một bộ kinh, ta từ sớm đến tối nghĩ tưởng đến là sự việc này, không có cách nghĩ thứ hai. Thế nên trong năm kinh một luận của Tịnh Tông, tốt nhất chúng ta hãy chọn ra một loại. Chọn loại nào vậy? Loại nào cũng được. Bạn thích chọn loại nào thì cứ lấy loại đó. Cả cuộc đời đọc tụng một bộ kinh, chỉ niệm một câu Phật hiệu, bảo đảm bạn vãng sanh. Nếu bạn muốn đọc nhiều một chút thì việc vãng sanh của bạn sẽ không nắm chắc. Đạo lý này chúng ta phải biết. Cơ hội vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc rất khó gặp được. Ở trong kệ khai kinh có nói: “Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu”. Những lời này là thật. Thời đại Càn Long, cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Trong vô lượng kiếp hiếm gặp được một ngày”. Những lời này đều là thật. không dễ gì mà gặp được. Sau khi gặp được chỉ cần chúng ta chịu tin tưởng, quyết một lòng thì chúng ta sẽ thành công. Nhất định không nên xem đọc quá nhiều. Mọi người hỏi ta cái này, hỏi ta cái kia, ta đều không biết. Không biết cũng không có gì mất mặt. Không thể vãng sanh, tiếp tục trôi lăn trong luân hồi đó mới thật sự là mất mặt. Người ta hỏi mình, mình chỉ biết niệm một câu A Di Đà Phật, ngoài việc này ra cái gì mình cũng không biết, người này là người đại trí huệ. Người này trong một đời nhất định có thành tựu chân thật. Tôi trong lúc giảng kinh thường khuyên người thế xuất thế gian pháp hết thảy đều buông xuống. Bạn nếu muốn học rộng nghe nhiều, được, hãy đến thế giới Cực Lạc rồi thì học rộng nghe nhiều. Trước khi chưa đến thế giới Cực lạc thì tạm thời buông xuống việc quảng học đa văn. Vì vậy trong tứ hoằng thệ nguyện, chúng tôi thường hay nói chúng ta hiện tại chỉ cần nắm chắc hai điều đầu tiên. Nhất định phải phát nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, nhất định phải làm “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Niệm Phật thì đoạn phiền não, thân tâm thế giới, thế xuất thế pháp hết thảy đều buông xuống, tâm thanh tịnh rồi, phiền não liền không còn nữa. Cứ như vậy niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc, đến được thế giới Cực Lạc rồi, gặp được A Di Đà Phật thì bạn lại tiếp tục “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Vậy thì không vấn đề, bạn chân thực đã có chỗ nương tựa rồi. Bạn nương tựa vào A Di Đà Phật, bạn trực tiếp nhận được giáo huấn của Phật, bạn học vô lượng pháp môn. Cho nên “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, hai câu này đến thế giới Cực Lạc mới thực hiện. Chúng ta ở nơi này làm không được. Ở nơi này nếu bạn thực hiện “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” vậy thì hỏng rồi. Pháp môn mà học nhiều thì không ra khỏi được Tam Giới. Trong đời quá khứ chúng ta đã sai rồi, chính là sai ở chỗ này, hy vọng đời này không sai nữa. Một đời này nhất định phải thành tựu, nhất định không thể để luống qua.
Đồng học các vị ngày hôm nay đến nơi đây, nghe hiểu được những lời này của tôi, các vị hiểu rồi, có thể ghi nhớ, có thể y theo mà làm thì bạn rất có phước báo. Lần này bạn đến Singapore không uổng phí một chuyến đi. Nếu ngại Kinh Vô Lượng Thọ quá dài thì Kinh A Di Đà cũng tốt, Kinh A Di Đà không dài. Bạn mỗi ngày từ sáng đến tối đọc tụng một lần Kinh A Di Đà. Sau đó tiếp tục niệm Phật hiệu. Phật hiệu vào thời khóa sáng tối thì chuyên tâm mà trì danh. Nếu công việc gia đình quá bận rộn, bạn niệm 1.000 câu là được rồi, bận rộn hơn nữa thì niệm 100 câu. Niệm một xâu chuỗi dài 108 câu cũng tốt, không thiếu sót một thời khóa nào. Thời khóa sáng tối đây là phương pháp đơn giản nhất. Bình thường thì cứ tán niệm, nhớ đến thì liền niệm. Cho nên xâu chuỗi niệm Phật đeo ở trên cổ tay có tác dụng gì? Nhắc nhở niệm Phật. Nhìn thấy xâu chuỗi liền nhớ đến “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”. Tán niệm thì niệm được càng nhiều càng tốt. Tất cả những sự việc không liên quan đến mình thì nhất định phải buông xuống. Không nên suy nghĩ đến nó, cũng không cần phải nói đến nó. Bạn cứ nghĩ đến nó, nói đến nó đều gọi là tạo nghiệp. Nghĩ đến thì là ý nghiệp, nói về nó là khẩu nghiệp. Vì sao không niệm Phật mà lại đi tạo nghiệp chứ? Cho nên cổ đức dạy người “ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật hiệu, đánh chết được vọng niệm, Pháp thân liền hiển lộ”. Những lời này nói rất có đạo lý. Hy vọng các đồng học chúng ta cùng khuyến tấn lẫn nhau.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết rồi. A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.