Chương 123: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng học, xin chào mọi người.
Ở đây có ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, người hỏi vấn đề này không viết tên, người này hỏi về pháp môn Bổn Nguyện. Tôi xin đọc: “Trước mắt ở khu Triều Dương của Bắc Kinh, đa số mọi người đều đang tu pháp môn Bổn Nguyện, đồng thời nói niệm Phật nhất định phải niệm sáu chữ thì mới có thể vãng sanh, niệm bốn chữ không được. Hơn nữa pháp môn Bổn Nguyện là dựa vào tha lực, không phải dựa vào tự lực. Cách tu như vậy có phải là như pháp hay không?”. Pháp môn Bổn Nguyện là do người Nhật Bản đề xướng, ở Đài Loan cũng rất thịnh hành. Pháp môn này không phải do người cận đại phát minh, cổ Đại đức cũng dựa vào nguyện thứ 18 là đại nguyện căn bản chuyên tu chuyên hoằng của Kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta đã đọc Kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều lần. Tôi cũng đã giảng 11 lần rồi. Bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, mỗi một nguyện đều bao gồm 47 nguyện còn lại, nguyện nguyện đều như vậy, quyết không phải là mỗi nguyện đều độc lập nhau. Điểm này các vị đồng tu nhất định phải nên biết. Trong mỗi một nguyện đều hàm nhiếp viên mãn 47 nguyện kia, cho nên mới gọi là bổn nguyện. Nhất định không phải là chỉ có nguyện thứ 18, còn những nguyện khác thì không cần. Nếu chỉ có nguyện thứ 18 những nguyện khác đều không cần thì e rằng không thể vãng sanh. Nguyên nhân là gì? Nguyện thứ 18 là chuyên niệm, không có nói phát Bồ-đề tâm. Nguyện thứ 19 là phát Bồ-đề tâm. Bạn hãy xem trong tam bối vãng sanh nói với chúng ta: “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” thì mới có thể vãng sanh. Nếu không phát Bồ-đề tâm mà nhất tâm chuyên niệm thì không thể vãng sanh. Nếu nói nhất định phải niệm sáu chữ, niệm bốn chữ không được thì những lời này không đáng tin. Vì sao vậy? Tổ sư đời thứ tám của Tịnh Độ tông Trung Quốc là Liên Trì Đại sư. Không những là Tịnh Tông chúng ta mà Tông Môn hay Giáo Hạ khi nhắc đến Đại sư Liên Trì thì ai mà không tôn kính. Đại sư Liên Trì niệm Phật là niệm bốn chữ. Có người thỉnh giáo với Đại sư, hỏi khi Ngài dạy người ta niệm Phật thì dùng cách niệm như thế nào? Ngài nói: “Tôi dạy người ta niệm Phật là niệm sáu chữ.” Vậy Đại sư tự mình niệm thì niệm như thế nào? Ngài nói “Tôi tự mình niệm thì chỉ niệm bốn chữ”. Vì sao vậy? Ngài nói: “Tôi đời này phải quyết cầu sanh Tịnh Độ”. Bởi vì trong kinh điển nói chấp trì danh hiệu, mà danh hiệu này chỉ có bốn chữ. “A Di Đà Phật” là danh hiệu. “Nam mô” nghĩa là quy y, nghĩa là cung kính, là lời nói khách sáo. Tôi quyết định phải cầu vãng sanh nên những lời khách sáo xin được miễn hết. Vậy vì sao Ngài dạy người ta niệm sáu chữ? Người khác chưa chắc có tâm muốn cầu vãng sanh, nên thêm một sự quy y, thêm một sự cung kính, tốt, kết pháp duyên với A Di Đà Phật, là ý như vậy. Việc này chứng tỏ, nếu bạn chân thật hạ quyết tâm, cuộc đời này nhất định phải đi thì những lời khách sáo đều không cần phải nói nữa. Bốn chữ này là chấp trì danh hiệu, trên danh hiệu không có thêm hai chữ “Nam mô”. Cái ý nghĩa này nhất định phải hiểu. Cho nên nói sáu chữ mới có thể vãng sanh còn bốn chữ thì không được, vậy câu nói này là hoàn toàn sai rồi. Trên thực tế sáu chữ có thể vãng sanh vậy thì bốn chữ càng có thể vãng sanh hơn. Nếu bạn hỏi nguyên nhân vì sao thì Liên Trì Đại sư nói đến lúc lâm chung càng đơn giản sẽ càng hiệu quả. Niệm bốn chữ thì đơn giản hơn là niệm sáu chữ. Mấu chốt của việc vãng sanh là ở một hơi thở cuối cùng, niệm sau cùng là A Di Đà Phật thì người này nhất định được vãng sanh. Một niệm sau cùng nếu để luống qua thì cuộc đời này uổng phí rồi, đành phải đợi cơ hội lần sau. Đạo lý này nhất định phải hiểu. Kinh không thể không đọc, không thể không giải (hiểu), không những phải giải, bạn xem Phật trong kinh Đại Thừa thường nói với chúng ta phải “thâm giải nghĩa thú”, phải giải được sâu, phải giải được thấu triệt thì nghi hoặc của bạn liền đoạn ngay, đoạn nghi sanh tín, như vậy mới có thể vãng sanh. Tịnh Tông dựa vào tha lực nhưng cũng phải dựa vào tự lực, không phải là hoàn toàn dựa vào tha lực. Nếu hoàn toàn dựa vào tha lực thì câu Phật hiệu cũng đâu cần phải niệm. Chúng ta niệm câu Phật hiệu này là tự lực. Tự mình phát nguyện tu học như lý như Pháp, đây là dựa vào tự lực. Tự lực của chúng ta không có năng lực đoạn phiền não, đây là thật, nhưng tự lực thì nhất định phải điều phục phiền não. Cái gì là phiền não? Nghi hoặc chính là phiền não. Chúng ta thường nói tự tư tự lợi, tham sân si mạn, danh văn lợi dưỡng, đây đều là phiền não. Chúng ta dùng câu Phật hiệu này để chế phục phiền não. Phiền não đích thực là chưa đoạn, nhưng công phu này có thể chế phục được, nó không khởi tác dụng, không khởi hiện hành. Như vậy thì lúc lâm chung mới có thể khởi được tác dụng cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật, để Phật đến tiếp dẫn. Đây gọi là đới nghiệp vãng sanh. Cho nên kinh luận không thể không học tập. Ý nghĩa của bổn nguyện phải hiểu cho rõ ràng.
Vấn đề thứ hai là: “Sách Bồ-tát Đạo Thứ chủ trương rằng, chỉ dựa vào niệm Phật thì không thể đảm bảo việc vãng sanh. Sách Bồ-tát Đạo Thứ là nền tảng, học cái này xong rồi học Phật thì sẽ đắc lực, không học Bồ-tát Đạo Thứ thì niệm Phật cũng không đắc lực. Vì niệm Phật không đắc lực nên rất nhiều người đã đổi sang học Bồ-tát Đạo Thứ”. Tôi nghĩ đây là đang nói đến sách Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, đại khái chắc là đang nói bộ sách này. “Xin hỏi như vậy có như pháp hay không? Có phải là đang lãng phí thời gian hay không?”. Câu cuối cùng này bạn nói thật không sai. Cách làm này của họ không thể nói là sai, thế nhưng đúng là lãng phí thời gian. Đây là thật. Nếu có thời gian, bạn còn trẻ tuổi, ngày tháng còn dài thì có thể bắt đầu hạ thủ từ Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận. Sau đó lại chọn tu một pháp môn nào đó. Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận cũng thuộc về nền tảng tu học Đại Thừa. Bộ sách này là của Mật Giáo Tây Tạng. Tính chất của nó cùng với “Tứ Giáo Nghi” của Thiên Thai và “Ngũ Giáo Nghi” của Hiền Thủ là tương đồng, là một pháp tu học của Phật học cơ sở, là chiếu theo các tầng bậc từng bước từng bước mà đi lên, cần phải có một thời gian tương đối dài. Nếu chúng ta cảm thấy hiện tại tai nạn đang ở trước mắt rồi thì không kịp nữa. Các vị hãy xem Vãng Sanh Truyện, hãy xem Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, lại đi dò hỏi xem những người niệm Phật vãng sanh trong 20-30 năm gần đây, có rất nhiều người cái gì cũng đều không học. Các vị xem Ảnh Trần Hồi Ức Lục, tự truyện của Pháp sư Đàm Hư. Đây là một vị cao tăng đại đức của Trung Quốc. Trong đây Ngài đã kể cho chúng ta một câu chuyện về lão Hòa Thượng Đế Nhàn có một đồ đệ niệm Phật là thợ vá nồi. Con người này căn tánh rất ngu độn, không có trình độ văn hóa, chưa từng đi học, không biết chữ. Tuổi trung niên cuộc sống vô cùng khổ cực. Ông tìm đến lão Hòa Thượng Đế Nhàn để xuất gia. Lão Hòa Thượng và ông cùng lớn lên trong một ngôi làng, là bạn bè lúc nhỏ. Sau khi ông tìm đến lão Hòa Thượng, do lúc nhỏ có giao tình nên Ngài cũng không cách nào từ chối. Sau đó Ngài đã cho ông xuất gia. Xuất gia rồi lão Hòa Thượng nói với ông: “Ông tuổi tác đã lớn như vậy rồi. Học kinh giáo không kịp nữa. Nếu sống trong tự miếu học pháp khí, học năm thời khóa sớm tối thì ông cũng không đủ năng lực”. Sau cùng phải làm thế nào đây? Ngài tìm cho ông một ngôi miếu nhỏ ở dưới quê, dạy ông ấy một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Con người này vô cùng biết nghe lời, lão Hòa Thượng bảo ông một câu Phật hiệu này cứ thật thà mà niệm, vạn duyên buông xuống, việc gì cũng không cần phải nghĩ đến. Một ngày từ sớm đến tối chỉ niệm một câu A Di Đà Phật này. Niệm mệt rồi thì ông hãy nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong rồi thì ông lại tiếp tục niệm. Ông đã niệm được như vậy ba năm. Biết trước ngày giờ, đứng mà vãng sanh. Sau khi vãng sanh còn đứng ở đó suốt ba ngày. Người ta đến Quan Tông Tự để mời lão Hòa Thượng Đế Nhàn đến lo hậu sự cho ông. Đây là một thí dụ trong thời cận đại, những thí dụ giống như vậy thì rất nhiều. Khi tôi ở Đài Loan, sự việc này đại khái cũng là khoảng 30 năm về trước. Tôi cũng đã từng nói qua rất nhiều lần. Làng Tướng Quân ở Đài Nam có một bà lão. Bà cũng không biết cái gì cả, thần linh nào bà cũng bái lạy, tâm địa vô cùng thiện lương. Con dâu bà bảo bà không nên bái lạy những vị thần này nữa mà hãy chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong nhà làm cho bà Phật đường, bà đại khái cũng niệm được ba năm, đứng mà vãng sanh. Những người này đều không học qua Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận. Nếu bạn hỏi Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận thì bà sẽ không hiểu đây là gì, nhưng bà có năng lực đứng mà vãng sanh. Hơn nữa thời gian niệm Phật chỉ có ba năm. Hai người mà tôi vừa kể thời gian niệm Phật đều là ba năm, có được thành tích tốt như vậy. Ông thợ vá nồi niệm Phật vãng sanh, lão Hòa Thượng Đế Nhàn bội phục ông đến cực điểm. Ông chân thật đã thành tựu. Lão Hòa Thượng tán thán ông, Ngài nói tất cả đạo tràng lớn trong Tứ Đại Danh Sơn từ Phương trượng trụ trì cho đến những Pháp sư giảng kinh đều không ai bằng ông. Đây là thật, không ai có thể so sánh được với ông. Chỉ ba năm, cái gì cũng buông xuống, cái gì cũng không hiểu, thật thà niệm một câu Phật hiệu. Những sự việc này đều chân thật bày ra trước mắt chúng ta. Chúng ta nếu không tin tưởng, không thể giác ngộ thì cũng hết cách. Cho nên tu học Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận là lãng phí thời gian. Bạn còn trẻ thì được, không có vấn đề gì. Tuổi tác mà lớn thì không được rồi. Nói cách khác, từ 40 tuổi trở lên thì chúng ta nên biết thọ mạng của mình không nhiều, phải biết trân quý. Trẻ tuổi thì được, lãng phí một chút thời gian cũng không hề gì. Được rồi, hai vấn đề này tôi xin trả lời đến đây.
Còn lại một vị gửi câu hỏi đến bằng thư điện tử. Có một nữ cư sĩ không hiểu lắm đối với Phật pháp, gửi thư đến từ Canada, muốn biết cách nhìn của Phật giáo đối với sanh tử luân hồi. Các vị hãy đem bài báo cáo mà cách đây mấy ngày Pháp sư Ngộ Hạnh đã mang đến, bài báo phát hành hồi tháng Một. Đây là tin tức đến từ nước Mỹ. Ở Mỹ có một em bé gái hơn một tuổi. Kiếp trước bé là người thổ dân da đỏ. Bé là người chuyển thế, nói tiếng của người thổ dân da đỏ. Loại ngôn ngữ này hiện nay ở Mỹ chỉ có mười mấy người có thể hiểu được, là loại ngôn ngữ cổ xưa của người Anh-điêng. Bởi vì bé ngày ngày đều nói, người ta cũng không hiểu nó nói cái gì. Sau đó được một chuyên gia phát hiện, ngôn ngữ bé nói là một loại ngôn ngữ rất cổ xưa của người Anh-điêng. Cho nên họ đã đi tìm một số người nghe hiểu được tiếng này đến nói chuyện với bé. Cô bé một tuổi này kể về đời trước, nó đánh nhau với người da trắng, nó đã bị giết chết. Kể lại tình trạng về chiến dịch lần đó rất rõ ràng. Chiến dịch này không phải là một chiến dịch rất lớn, trong lịch sử không có ghi chép tường tận. Cô bé đã tường thuật lại rất rõ ràng. Chứng minh cô bé này đích thực là người chuyển thế. Ở Mỹ những ghi chép về sự việc luân hồi rất nhiều. Phật giáo, Ấn Độ giáo, Bà-la-môn giáo về cơ bản thì tất cả tôn giáo ở Ấn Độ đều khẳng định về sự thật sanh tử luân hồi. Người Trung Quốc cũng tin tưởng sâu sắc, không hoài nghi. Tôn giáo của Ấn Độ xưa vì sao lại khẳng định đối với sự việc này? Đây là do chính mắt họ đã nhìn thấy. Tôn giáo Ấn Độ hầu hết đều tu thiền định, khi ở trong định thì giới hạn của thời gian và không gian đều bị đột phá. Cho nên một người khi ở trong thiền định sâu họ có thể nhìn thấy được quá khứ, cũng có thể nhìn thấy được tương lai. Người có định công càng sâu thì mắt họ nhìn thấy được càng rộng, nhìn được khoảng thời gian càng dài. Cho nên Ấn Độ giáo tu tứ thiền bát định, họ đối với tình trạng trong lục đạo vô cùng rõ ràng. Phật xuất thế ở Ấn Độ cũng chính là vì duyên cớ này. Họ biết được hiện tượng của lục đạo mà không hiểu được nguyên nhân của lục đạo. Vì sao lại có hiện tượng lục đạo, họ không biết, nhưng chân tướng sự thật thì họ đều nhìn thấy. Phật xuất hiện tại thế gian, là đem đạo lý nguyên nhân của lục đạo nói cho mọi người nghe, như vậy mới có thể giải quyết được vấn đề này. Các tôn giáo này nói họ nhìn thấy vấn đề này, nhưng họ không thể giải quyết. Phật xuất thế giúp đỡ mọi người giải quyết cái vấn đề này. Phật nói với chúng ta rất rõ ràng, trong hết thảy kinh luận cũng đều nói, lục đạo hình thành như thế nào? Là do chúng sanh có vọng tưởng phân biệt chấp trước mà hình thành. Thuật ngữ ở trong nhà Phật gọi là vô minh, trần sa phiền não, kiến tư phiền não. Đây là căn nguyên của lục đạo luân hồi, từ đây mà biến hiện ra. Khi con người đang nhập định, vọng tưởng phân biệt chấp trước của họ đã bị khống chế, tạm thời không khởi tác dụng. Không khởi tác dụng thì có thể đột phá không gian duy thứ mà người hiện nay đã nói. Có thể đột phá không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều. Người thông thường chúng ta không nhìn thấy được, họ thì nhìn thấy. Người thông thường không nghe được, họ thì nghe được. Việc này ở Trung Quốc gọi là công năng đặc dị. Rất nhiều đặc dị công năng là bẩm sinh, cũng như các em bé nhỏ 2-3 tuổi thì chúng có thể nhìn thấy những thứ mà người thông thường chúng ta không thấy được. Người có đặc dị công năng, nếu bạn quan sát tỉ mỉ thì tâm của họ thanh tịnh hơn những người bình thường. Khi tiếp xúc với thế giới phồn hoa này nhiều, tri thức thường thức đã trở nên nhiều rồi thì năng lực này của họ dần mất đi. Vì sao vậy? Phiền não đã che lấp mất. Cho nên tâm nhất định phải thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì có thể nhìn thấy được. Phật nói những sự việc này không phải là sự việc huyền diệu gì cả. Phật pháp đáng để cho người tôn kính, đáng để cho người bội phục. Chính là Phật tuyệt đối không võ đoán, những gì Phật đã nói là bảo bạn tự mình đi chứng thực. Bạn chỉ cần y theo phương pháp tu định, sau khi đắc định thì bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được sự việc này. Những gì mà bạn nhìn thấy được nhất định là tương đồng với điều mà Phật đã nói. Điều này chứng thực Phật không nói lời vọng ngữ. Lời Phật nói là lời thành thật, là chân tướng sự thật mà Ngài đã nhìn thấy được ở trong định. Nếu bạn có thể đạt được định công thì bạn cũng nhìn thấy. Cho nên Phật nói trí huệ năng lực của hết thảy chúng sanh là tương đồng, không có cao thấp. Hiện nay trí huệ và năng lực của chúng ta không tương đồng là vì phiền não của mọi người không như nhau. Bạn có phiền não, phiền não càng nặng thì con người sẽ hiển lộ càng ngu si. Phiền não nhẹ thì hiện ra thông minh, không có phiền não thì có thể đột phá được duy thứ của thời gian không gian. Đột phá giới hạn của lục đạo thì bạn có thể nhìn thấy được. Người chân thật thông minh thì phải biết buông xuống. Kinh Kim Cang đã nói: “Bồ-tát mà còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức là không phải Bồ-tát”. Những lời này trên thực tế chính là nói với chúng ta. Người tu hạnh Bồ-tát thì phải nên tu như thế nào? Không gì ngoài việc buông bỏ ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng mà thôi. Bạn có thể buông xuống bốn tướng thì đột phá được các lớp trong lục đạo rồi. Nếu tiến thêm một bước, có thể buông bỏ ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến thì bạn có thể nhìn thấy được những sự tướng ở bên ngoài lục đạo. Đây là pháp giới Thanh Văn mà nhà Phật đã nói. Pháp giới Duyên Giác, pháp giới Bồ-tát, pháp giới Phật, bạn có thể tiếp xúc được. Chúng ta ngày nay không thể tiếp xúc với đại thế giới này chính là do chúng ta chưa buông xuống được bốn tướng, bốn kiến này. Bốn tướng bốn kiến này đơn giản mà nói thì chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Những thứ này đã chướng ngại chúng ta. Cho nên sanh tử luân hồi khẳng định là có. Sanh mạng của chúng ta là vĩnh hằng, nhà Phật thường nói là bất sanh bất diệt. Hiện tượng của luân hồi rất khổ não. Luân hồi từ đâu mà có? Là tự làm tự chịu. Tuyệt đối không phải do người khác mang đến cho bạn, mà do tự mình đã mê mất chân tướng sự thật nên mới đọa lạc vào trong luân hồi. Một khi giác ngộ minh bạch rồi thì bạn sẽ siêu vượt hiện tượng này. Đây là mục đích mà Phật muốn giáo hóa chúng sanh. Chúng ta hiện nay đang ở trong luân hồi, đang ở trong lục đạo. Chân tướng sự thật này, thực tại mà nói là điều cấp thiết chúng ta phải nên liễu giải. Thực tại chúng ta không có thời gian, không có trí huệ cũng không có nhiều tinh thần sức lực để làm cho rõ ràng cho minh bạch những sự việc này. Tạm thời có thể đem những sự việc này để sang một bên. Chúng ta tin những lời Phật đã nói, những sự việc này là thật không phải giả. Hãy chuyên tâm cầu sanh Tịnh Độ, sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Kinh Vô Lượng Thọ đã nói với chúng ta, người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc cho dù là người hạ hạ phẩm vãng sanh cũng được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, năng lực tha tâm thông, thiên nhãn, thiên nhĩ của họ dường như giống với Phật vậy. Việc này không thể nghĩ bàn. Hay nói cách khác, không những là đối với tình trạng trong lục đạo bạn rõ như lòng bàn tay mà tận hư không khắp pháp giới bất luận là sự việc gì bạn cũng đều rõ ràng, bạn đều thấu triệt. Đây là chỗ vô cùng thù thắng của việc vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta trong một đời gặp được cơ hội này nhất định không thể tùy tiện để trôi qua, nhất định không để luống qua.
************
Các vị đồng học. Xin mời xem tiếp Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 114:
“Hối lạp ca vũ. Sóc đán hiệu nộ. Đối bắc thế thóa cập nịch. Đối táo ngâm vịnh cập khốc.” (Ca múa vào cuối tháng, ngày lạp. Gào hét, giận dữ vào ngày đầu tháng hoặc sáng sớm. Quay về hướng Bắc hỉ mũi, khạc nhổ, tiểu tiện. Đối trước bếp lò ca hát, khóc lóc).
Từ đoạn 114 đến 118 là “bất kính thiên thần chi ác” (những điều xấu ác do bất kính với thiên thần), cả thảy từ đoạn 114 đến 117, đoạn 118 là tổng kết.
Người hiện nay khi nói đến thiên địa quỷ thần thì hầu hết mọi người đều không tin, đều cho rằng đây là mê tín, nhưng trên thực tế trong xã hội lại có rất nhiều hiện tượng mâu thuẫn. Bạn nói thiên địa quỷ thần không có mà dường như lại là có. Cũng như chuyện luân hồi chuyển thế, những sự việc kỳ lạ không thể nghĩ bàn, vượt hơn thường thức của người thế gian chúng ta luôn thường xuyên xảy ra. Chúng ta thường nhìn thấy được qua những tin tức trên báo chí. Vậy rốt cuộc là thật hay là giả? Là có tồn tại hay không tồn tại? Người đọc sách ngày xưa họ không đưa ra kết luận, họ vẫn nghi vấn. Sự việc này họ không làm sáng tỏ, nhưng lại tiếp tục không ngừng quan sát, nghiên cứu, không thể đưa ra kết luận nhất định. Thế nhưng hầu hết người hiện nay khẳng định đây là mê tín, là hư vọng. Những nhà khoa học chân thật, chúng ta thấy ở phương Tây có rất nhiều nhà khoa học lớn, đều là người tin sâu tôn giáo. Họ tin có Thượng Đế, tin có thần linh. Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, đây là những đất nước lâu đời trên thế giới, có văn hóa lịch sử lâu đời, có thể nói là đã tích lũy kinh nghiệm mấy ngàn năm, học thuật mấy ngàn năm, họ nói với chúng ta những sự việc này thật sự là có. Cách nói của nhà khoa học hiện nay so với cách nói của cổ Thánh tiên Hiền đích thực là có chỗ không hẹn mà trùng nhau.
Nhà khoa học không gọi họ là quỷ thần, mà gọi họ là những sinh vật không đồng không gian duy thứ. Nhà khoa học đích thực đã chứng minh được không gian có nhiều tầng lớp. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là người học khoa học. Lúc ở trường đại học Thiên Tân ông cũng là người dạy môn khoa học. Trong phần sau cùng của chú giải Kinh Vô Lượng Thọ, ông nói rõ: Nhà khoa học phương Tây đã chứng thực có 11 chiều không gian đang tồn tại. Chúng ta thường nói là không gian 3 chiều, không gian 4 chiều, không gian 5 chiều, cho đến không gian 11 chiều. Đây là việc mà các nhà khoa học đã xác thực chứng minh là tồn tại. Trên lý luận mà nói, không gian duy thứ là vô tận. Trên sự thật đã chứng minh là có 11 loại không gian khác nhau. Giống như chiếc ti-vi của chúng ta có 11 kênh truyền hình khác nhau. Kênh truyền hình khác nhau thì không thể nào biết lẫn nhau, đôi bên không thể nhìn thấy lẫn nhau. Đại khái những sinh vật sống ở không gian duy thứ cao hơn thì trí huệ của họ cao hơn, có thể biết được những không gian thấp hơn. Sinh vật ở không gian thấp hơn nhất định không thể biết những tầng cao hơn. Giống như thế giới động vật, rất nhiều loài sâu mọt cấp thấp như kiến hay vi sinh vật thì không gian mà chúng sống là không gian 2 chiều, những gì chúng cảm thấy được chỉ có độ dài và độ rộng, không có độ cao. Cho nên khi con kiến bò lên trần nhà của chúng ta, kỳ thực chúng ta cảm thấy vì sao nó lại ở trên đó, nhưng cảm giác của nó thì không như vậy. Nó không có cảm giác độ cao. Chúng ta có cảm giác độ cao vì là sinh vật không gian 3 chiều. Chúng ta có thể thấy nó nhưng nó thì không thể thấy chúng ta. Cho nên chúng ta có thể liên tưởng từ chỗ này, suy đoán từ đây mà ra. Những sinh vật ở không gian duy thứ cao hơn chúng ta thì cũng giống như chúng ta nhìn con kiến vậy. Họ có thể nhìn thấy chúng ta, còn chúng ta thì không cách nào phát giác được sự tồn tại của họ. Việc này tương ưng với những truyền thuyết cổ xưa nói về quỷ thần. Đều nói rất giống nhau, chỉ là danh từ không giống nhau. Sự thật thì đích thực là không khác nhau. Nếu dùng Phật pháp của chúng ta thì miễn cưỡng có thể nói được thông, thế nhưng việc này nếu các vị nghe được thì đây chỉ là miễn cưỡng. Nhà khoa học nói có 11 tầng không gian duy thứ khác nhau. Phật pháp chúng ta thì nói là thập pháp giới. Mỗi một pháp giới thì thời gian và không gian duy thứ đều không như nhau, nhưng cách nói này cần phải chứng minh, cần phải chứng thực. Các nhà khoa học có thực sự hiểu được sự tồn tại của mười pháp giới hay không? Trong Phật pháp đối với 10 pháp giới đã nói rất thấu triệt, nói rõ ràng việc này hơn bất kỳ tôn giáo nào.
Lúc trước khi tôi sống ở Đài Loan, gần nhà của Hàn Quán Trưởng có một ngôi giáo đường Thiên Chúa giáo. Vị cha xứ Thiên Chúa Giáo này cũng là một học giả, là ông Phương Hào. Ở Đài Loan có rất nhiều người biết ông. Ông là Viện trưởng của viện Văn học Chính Đại. Chúng tôi rất quen nhau. Ông mượn Đại Tạng Kinh của tôi để xem. Sau khi xem xong ông đến nói với tôi: “Trong kinh điển của Phật giáo ghi chép về thiên đường tường tận hơn trong Kinh Thánh của chúng tôi, giống như đã từng đi qua rồi vậy”. Tôi nói không sai, các vị chưa đi qua, chỉ nghe nói rồi ghi chép lại cho nên không rõ ràng tường tận. Còn chúng tôi bên đây đã từng đi qua rồi, vì vậy tình trạng đời sống ở trên cõi trời đều nói được rất rõ ràng. Đây là nói rõ thiên địa quỷ thần đích thực là tồn tại. Chúng ta phải tôn kính những chúng sanh trong những không gian duy thứ khác.
Những đoạn kinh văn này nói đến đều là việc bất kính của con người đối với thiên địa quỷ thần. Thiên địa quỷ thần là chúng sanh, không phải Phật Bồ-tát, họ cũng có hỉ nộ ai lạc. Hay nói cách khác, họ hoan hỷ thì họ sẽ tán thán bạn, họ không hoan hỷ thì họ sẽ tránh xa, không giúp đỡ bạn. Con người thường cầu thiên địa quỷ thần phù hộ giúp đỡ cũng là có điều kiện, không phải vô điều kiện. Vô điều kiện thì chỉ có Phật pháp Đại Thừa, chư Phật Bồ-tát giúp đỡ người là vô điều kiện. Nói cho các vị biết, thiên địa quỷ thần giúp đỡ người đều là có điều kiện cả. Vì sao vậy? Vì họ chưa lìa khỏi lục đạo. Chúng ta phải hiểu đạo lý này. Đoạn chú giải này hy vọng các vị dụng tâm xem qua. Chữ “hối” nghĩa là cuối mỗi một tháng. Chữ “lạp” nghĩa là cuối mỗi một năm. Ngày cuối cùng của mỗi tháng không có ánh sáng mặt trăng. “Lạp” là ngày cuối cùng của một năm, vào ngày này, trong chú giải nói đến Đạo giáo, chính là ngày Tư Mệnh Táo Quân tấu trình công và lỗi của người đời. Hiện nay sự việc này đều không còn nữa. Lúc tôi còn nhỏ, đây là tập tục của người Trung Quốc, bất luận là thành phố hay là thôn quê, mỗi một nhà đều có bếp lò. Vào thời đó bếp lò đều là dùng củi để đốt, nên mới có tiều phu lên núi đốn củi, vác xuống thành thị để bán. Chúng ta đọc Lục Tổ Đàn Kinh, Ngài Huệ Năng là một tiều phu đốn củi rồi đem xuống thành thị để bán. Tôi còn nhớ khi tôi 13-14 tuổi sống ở Phúc Kiến, sống tại Kiến Âu, trong thành phố này vẫn chưa có nước máy, nước cũng phải đi mua. Người ta gánh nước đi trên đường để bán, gánh củi cũng đi trên đường để bán. Vào thời đó bếp lò đều là dùng củi để nhóm. Về sau chúng tôi đến Đài Loan. Đài Loan tương đối tiến bộ, đều là dùng than viên, tiến bộ hơn so với dùng củi. Nơi bếp lò đều cúng một bàn thờ Táo Quân. Khi làm bếp lò đại khái là dùng một vài miếng gạch quây lại làm thành một cái am thờ nhỏ. Bên trong cúng dường Táo Thần. Chỗ thờ Táo Thần có đề một câu đối, câu đối này đều giống nhau. Đại khái bạn đi khắp nơi ở Trung Quốc đều dùng câu đối này: “Thượng Thiên tấu hảo sự, hạ địa bảo bình an” (Lên trời tâu việc tốt, xuống phàm hộ bình an). Cho nên người Trung Quốc ngày trước đối với Táo Thần rất là cung kính. Hiện nay những việc này không còn nữa. Cho nên có người hỏi tôi, hiện tại không cúng dường Táo Thần vậy Táo Thần còn hay không vậy? Sự việc này không phải nói bạn cúng dường thì Ngài mới có, bạn không cúng dường thì Ngài không có. Nếu theo cách nói như vậy thì mọi việc dễ dàng rồi. Chúng ta không cần cúng dường thiên địa quỷ thần, không phải là hết thảy họ đều không có rồi hay sao, không cúng dường thì vẫn có, không phải là không có. Xem những kinh sách của nhà Đạo, xem những truyền thuyết cổ của người xưa, cửa thì có thần cửa. Nghĩa là trong hoàn cảnh đời sống của con người, nếu tính sơ qua những vị thần này thì còn nhiều hơn nhân khẩu trong nhà chúng ta. Mọi người cùng sống chung với nhau, con người sống xen lẫn với quỷ thần, cảnh giới của mỗi người không như nhau nhưng không thể nói là không có liên quan. Đích thực là có mối quan hệ vi diệu ở bên trong. Do đó cổ Thánh tiên Hiền dạy chúng ta phải kính.
Chữ “Lạp”, trong tập tục nói là có 5 loại. Ở đây cũng có ghi chép: “Ngày mồng Một tháng Giêng gọi là Thiên Lạp, mồng Năm tháng Năm là Địa Lạp (tiết Đoan Ngọ), mồng Bảy tháng Bảy là Đạo Đức Lạp, mồng Một tháng Mười là Tuế Lạp (Dân Tuế Lạp), mồng Tám tháng Chạp là Hầu Vương (Vương Hầu) Lạp”. Đây là 5 ngày Lạp của người Trung Quốc. Cách nói này hiện nay rất ít người biết, cũng không ai nói. Tôi nghĩ ngoài những người chuyên đoán mệnh xem tướng xem phong thủy còn bàn nói đến, còn lại hầu hết trường hợp khác có lẽ không còn ai nói đến nữa rồi. Chúng ta hôm nay đọc đoạn này, thông suốt được đại ý của nó. Nhà Nho dạy chúng ta, các vị xem trong Lễ Ký, Lễ Ký Tinh Hoa Lục mọi người cũng đều có. Bạn xem thiên đầu tiên, hàng đầu tiên, câu đầu tiên: “Khúc lễ viết, vô bất kính”. (Khúc lễ nói không gì chẳng kính). Trong Phật pháp, Phật dạy chúng ta đối với việc, đối với người, đối với vật, thiên địa quỷ thần bao gồm cả vật ở trong đó, phạm vi của vật rất lớn. Trong “vật” thì bao gồm thập pháp giới. Trong “nhân” thì chỉ khái quát một pháp giới mà thôi, là cõi người. Đối với người, đối với việc, đối với vật đều phải cung kính. Đạo giáo dạy người cung kính thiên địa quỷ thần, mục đích là cầu cát tránh hung, mong cầu thiên địa quỷ thần giáng phúc phù hộ. Trong Phật pháp Đại Thừa thì dạy chúng ta cung kính với hết thảy. Ở trong Sám Nghi các vị cũng thường đọc thấy: “Nhất tâm đảnh lễ, nhất thiết cung kính”. Những ý này là từ đâu mà có? Là từ nguyện thứ nhất của Phổ Hiền thập nguyện: “Lễ kính Chư Phật”. Ý nghĩa mà Phật pháp nói rất sâu, rất thấu triệt. Hư không vạn tượng hết thảy chúng sanh đều là lưu lộ của tánh đức. Cung kính là sự mở rộng của tánh đức. Chúng ta học Phật mục tiêu chung cực là minh tâm kiến tánh. Bạn không chăm chỉ tu học từ chỗ này thì khó minh tâm kiến tánh. Phổ Hiền thập nguyện là phương pháp, là điều kiện tối căn bản của minh tâm kiến tánh. Đến giai đoạn Phổ Hiền này thì mục đích chính là kiến tánh thành Phật. Giai đoạn của Đại Thừa vẫn chỉ dừng ở địa vị Bồ-tát, mục tiêu vẫn chưa định ở Phật quả viên mãn. Hầu hết Đại Thừa mong cầu là quả vị đăng địa, chính là 11 quả địa của Bồ-tát. Quả vị là ở trong đây không phải nói đến Phật quả cứu cánh viên mãn, nhưng mục tiêu của Ngài Phổ Hiền là Phật quả cứu cánh viên mãn. Nói cách khác, là phải dùng tánh đức rốt ráo viên mãn thì mới có thể hiện rõ Phật quả cứu cánh viên mãn. Đạo lý là ở chỗ này.
Chữ “Sóc đán”. “Sóc” là ngày mùng Một. “Đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời vừa mới lên. Đây là sự cung kính đối với nhật nguyệt tinh tú. “Bắc” là thượng phương. Chúng ta sống ở khu vực bắc bán cầu, thượng phương của bắc bán cầu là hướng Bắc. Thượng phương của nam bán cầu là hướng Nam. Đây là chúng ta nhìn thấy trục chuyển động chính của địa cầu. Vào những đêm tối trời trong bạn quan sát hiện tượng của những ngôi sao, tất cả những ngôi sao đều đang quay xung quanh, chỉ sao Bắc Cực là không xoay. Chỗ bất động đó gọi là thượng phương. Đối với phương này cần phải tôn kính. Chữ “thế thóa” ở trong kinh văn là nói những hành vi bất kính. “Táo”, Táo Thần là vị Tư Mệnh Thần Quân. Con người dựa vào việc ăn uống để sống, ăn uống là việc quan trọng nhất để giữ gìn mạng sống của con người. Đây chính là sự tôn kính đối với việc ăn uống, không thể nào suồng sã hỗn xược, không thể nào xem thường. Nuôi dưỡng đức tánh tôn kính của chính mình, có thể tôn kính thiên địa vạn vật. Đối với thiên địa vạn vật bạn đều có thể tôn kính thì đương nhiên đối với người bạn cũng sẽ cung kính. Cung kính đối với người thì đối với cha mẹ trưởng bối của bạn, bạn đương nhiên cũng phải tôn kính, bạn sẽ hiểu được nghĩa thú tông chỉ giáo học của cổ Thánh tiên Hiền. Việc dạy học này rất hay, không nên đem nó xem thành mê tín. Dù là mê tín thì hiệu quả của nó cũng vô cùng thù thắng, huống hồ là trí huệ kinh nghiệm và thường thức của chúng ta vẫn chưa đạt đến. Sau khi đạt đến thì mới hiểu được chân tướng sự thật. Những gì Thánh Hiền đã nói là có đạo lý, không phải là không có đạo lý. Đạo lý rất sâu, đạo lý rất rộng, chúng ta phải tỉ mỉ mà thể hội, mà thực hiện. Đối với sự tu trì của chính mình, cái chúng ta gọi là công phu đắc lực, tự nhiên sẽ có hiệu quả. Ngày nay chúng ta tu hành công phu không đắc lực, nguyên nhân là ở đâu? Cứ xem đây thì liền hiểu được. Cho nên tôi thường nói chúng ta đều là tùy thuận cảm tình, tùy thuận tình chấp, không thể tùy thuận giáo huấn của Phật Bồ-tát. Lỗi lầm của chúng ta là ở chỗ này.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết. Chúng tôi chỉ giảng đến đây thôi. A Di Đà Phật!
Ở đây có ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, người hỏi vấn đề này không viết tên, người này hỏi về pháp môn Bổn Nguyện. Tôi xin đọc: “Trước mắt ở khu Triều Dương của Bắc Kinh, đa số mọi người đều đang tu pháp môn Bổn Nguyện, đồng thời nói niệm Phật nhất định phải niệm sáu chữ thì mới có thể vãng sanh, niệm bốn chữ không được. Hơn nữa pháp môn Bổn Nguyện là dựa vào tha lực, không phải dựa vào tự lực. Cách tu như vậy có phải là như pháp hay không?”. Pháp môn Bổn Nguyện là do người Nhật Bản đề xướng, ở Đài Loan cũng rất thịnh hành. Pháp môn này không phải do người cận đại phát minh, cổ Đại đức cũng dựa vào nguyện thứ 18 là đại nguyện căn bản chuyên tu chuyên hoằng của Kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta đã đọc Kinh Vô Lượng Thọ rất nhiều lần. Tôi cũng đã giảng 11 lần rồi. Bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, mỗi một nguyện đều bao gồm 47 nguyện còn lại, nguyện nguyện đều như vậy, quyết không phải là mỗi nguyện đều độc lập nhau. Điểm này các vị đồng tu nhất định phải nên biết. Trong mỗi một nguyện đều hàm nhiếp viên mãn 47 nguyện kia, cho nên mới gọi là bổn nguyện. Nhất định không phải là chỉ có nguyện thứ 18, còn những nguyện khác thì không cần. Nếu chỉ có nguyện thứ 18 những nguyện khác đều không cần thì e rằng không thể vãng sanh. Nguyên nhân là gì? Nguyện thứ 18 là chuyên niệm, không có nói phát Bồ-đề tâm. Nguyện thứ 19 là phát Bồ-đề tâm. Bạn hãy xem trong tam bối vãng sanh nói với chúng ta: “Phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” thì mới có thể vãng sanh. Nếu không phát Bồ-đề tâm mà nhất tâm chuyên niệm thì không thể vãng sanh. Nếu nói nhất định phải niệm sáu chữ, niệm bốn chữ không được thì những lời này không đáng tin. Vì sao vậy? Tổ sư đời thứ tám của Tịnh Độ tông Trung Quốc là Liên Trì Đại sư. Không những là Tịnh Tông chúng ta mà Tông Môn hay Giáo Hạ khi nhắc đến Đại sư Liên Trì thì ai mà không tôn kính. Đại sư Liên Trì niệm Phật là niệm bốn chữ. Có người thỉnh giáo với Đại sư, hỏi khi Ngài dạy người ta niệm Phật thì dùng cách niệm như thế nào? Ngài nói: “Tôi dạy người ta niệm Phật là niệm sáu chữ.” Vậy Đại sư tự mình niệm thì niệm như thế nào? Ngài nói “Tôi tự mình niệm thì chỉ niệm bốn chữ”. Vì sao vậy? Ngài nói: “Tôi đời này phải quyết cầu sanh Tịnh Độ”. Bởi vì trong kinh điển nói chấp trì danh hiệu, mà danh hiệu này chỉ có bốn chữ. “A Di Đà Phật” là danh hiệu. “Nam mô” nghĩa là quy y, nghĩa là cung kính, là lời nói khách sáo. Tôi quyết định phải cầu vãng sanh nên những lời khách sáo xin được miễn hết. Vậy vì sao Ngài dạy người ta niệm sáu chữ? Người khác chưa chắc có tâm muốn cầu vãng sanh, nên thêm một sự quy y, thêm một sự cung kính, tốt, kết pháp duyên với A Di Đà Phật, là ý như vậy. Việc này chứng tỏ, nếu bạn chân thật hạ quyết tâm, cuộc đời này nhất định phải đi thì những lời khách sáo đều không cần phải nói nữa. Bốn chữ này là chấp trì danh hiệu, trên danh hiệu không có thêm hai chữ “Nam mô”. Cái ý nghĩa này nhất định phải hiểu. Cho nên nói sáu chữ mới có thể vãng sanh còn bốn chữ thì không được, vậy câu nói này là hoàn toàn sai rồi. Trên thực tế sáu chữ có thể vãng sanh vậy thì bốn chữ càng có thể vãng sanh hơn. Nếu bạn hỏi nguyên nhân vì sao thì Liên Trì Đại sư nói đến lúc lâm chung càng đơn giản sẽ càng hiệu quả. Niệm bốn chữ thì đơn giản hơn là niệm sáu chữ. Mấu chốt của việc vãng sanh là ở một hơi thở cuối cùng, niệm sau cùng là A Di Đà Phật thì người này nhất định được vãng sanh. Một niệm sau cùng nếu để luống qua thì cuộc đời này uổng phí rồi, đành phải đợi cơ hội lần sau. Đạo lý này nhất định phải hiểu. Kinh không thể không đọc, không thể không giải (hiểu), không những phải giải, bạn xem Phật trong kinh Đại Thừa thường nói với chúng ta phải “thâm giải nghĩa thú”, phải giải được sâu, phải giải được thấu triệt thì nghi hoặc của bạn liền đoạn ngay, đoạn nghi sanh tín, như vậy mới có thể vãng sanh. Tịnh Tông dựa vào tha lực nhưng cũng phải dựa vào tự lực, không phải là hoàn toàn dựa vào tha lực. Nếu hoàn toàn dựa vào tha lực thì câu Phật hiệu cũng đâu cần phải niệm. Chúng ta niệm câu Phật hiệu này là tự lực. Tự mình phát nguyện tu học như lý như Pháp, đây là dựa vào tự lực. Tự lực của chúng ta không có năng lực đoạn phiền não, đây là thật, nhưng tự lực thì nhất định phải điều phục phiền não. Cái gì là phiền não? Nghi hoặc chính là phiền não. Chúng ta thường nói tự tư tự lợi, tham sân si mạn, danh văn lợi dưỡng, đây đều là phiền não. Chúng ta dùng câu Phật hiệu này để chế phục phiền não. Phiền não đích thực là chưa đoạn, nhưng công phu này có thể chế phục được, nó không khởi tác dụng, không khởi hiện hành. Như vậy thì lúc lâm chung mới có thể khởi được tác dụng cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật, để Phật đến tiếp dẫn. Đây gọi là đới nghiệp vãng sanh. Cho nên kinh luận không thể không học tập. Ý nghĩa của bổn nguyện phải hiểu cho rõ ràng.
Vấn đề thứ hai là: “Sách Bồ-tát Đạo Thứ chủ trương rằng, chỉ dựa vào niệm Phật thì không thể đảm bảo việc vãng sanh. Sách Bồ-tát Đạo Thứ là nền tảng, học cái này xong rồi học Phật thì sẽ đắc lực, không học Bồ-tát Đạo Thứ thì niệm Phật cũng không đắc lực. Vì niệm Phật không đắc lực nên rất nhiều người đã đổi sang học Bồ-tát Đạo Thứ”. Tôi nghĩ đây là đang nói đến sách Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, đại khái chắc là đang nói bộ sách này. “Xin hỏi như vậy có như pháp hay không? Có phải là đang lãng phí thời gian hay không?”. Câu cuối cùng này bạn nói thật không sai. Cách làm này của họ không thể nói là sai, thế nhưng đúng là lãng phí thời gian. Đây là thật. Nếu có thời gian, bạn còn trẻ tuổi, ngày tháng còn dài thì có thể bắt đầu hạ thủ từ Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận. Sau đó lại chọn tu một pháp môn nào đó. Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận cũng thuộc về nền tảng tu học Đại Thừa. Bộ sách này là của Mật Giáo Tây Tạng. Tính chất của nó cùng với “Tứ Giáo Nghi” của Thiên Thai và “Ngũ Giáo Nghi” của Hiền Thủ là tương đồng, là một pháp tu học của Phật học cơ sở, là chiếu theo các tầng bậc từng bước từng bước mà đi lên, cần phải có một thời gian tương đối dài. Nếu chúng ta cảm thấy hiện tại tai nạn đang ở trước mắt rồi thì không kịp nữa. Các vị hãy xem Vãng Sanh Truyện, hãy xem Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, lại đi dò hỏi xem những người niệm Phật vãng sanh trong 20-30 năm gần đây, có rất nhiều người cái gì cũng đều không học. Các vị xem Ảnh Trần Hồi Ức Lục, tự truyện của Pháp sư Đàm Hư. Đây là một vị cao tăng đại đức của Trung Quốc. Trong đây Ngài đã kể cho chúng ta một câu chuyện về lão Hòa Thượng Đế Nhàn có một đồ đệ niệm Phật là thợ vá nồi. Con người này căn tánh rất ngu độn, không có trình độ văn hóa, chưa từng đi học, không biết chữ. Tuổi trung niên cuộc sống vô cùng khổ cực. Ông tìm đến lão Hòa Thượng Đế Nhàn để xuất gia. Lão Hòa Thượng và ông cùng lớn lên trong một ngôi làng, là bạn bè lúc nhỏ. Sau khi ông tìm đến lão Hòa Thượng, do lúc nhỏ có giao tình nên Ngài cũng không cách nào từ chối. Sau đó Ngài đã cho ông xuất gia. Xuất gia rồi lão Hòa Thượng nói với ông: “Ông tuổi tác đã lớn như vậy rồi. Học kinh giáo không kịp nữa. Nếu sống trong tự miếu học pháp khí, học năm thời khóa sớm tối thì ông cũng không đủ năng lực”. Sau cùng phải làm thế nào đây? Ngài tìm cho ông một ngôi miếu nhỏ ở dưới quê, dạy ông ấy một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Con người này vô cùng biết nghe lời, lão Hòa Thượng bảo ông một câu Phật hiệu này cứ thật thà mà niệm, vạn duyên buông xuống, việc gì cũng không cần phải nghĩ đến. Một ngày từ sớm đến tối chỉ niệm một câu A Di Đà Phật này. Niệm mệt rồi thì ông hãy nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong rồi thì ông lại tiếp tục niệm. Ông đã niệm được như vậy ba năm. Biết trước ngày giờ, đứng mà vãng sanh. Sau khi vãng sanh còn đứng ở đó suốt ba ngày. Người ta đến Quan Tông Tự để mời lão Hòa Thượng Đế Nhàn đến lo hậu sự cho ông. Đây là một thí dụ trong thời cận đại, những thí dụ giống như vậy thì rất nhiều. Khi tôi ở Đài Loan, sự việc này đại khái cũng là khoảng 30 năm về trước. Tôi cũng đã từng nói qua rất nhiều lần. Làng Tướng Quân ở Đài Nam có một bà lão. Bà cũng không biết cái gì cả, thần linh nào bà cũng bái lạy, tâm địa vô cùng thiện lương. Con dâu bà bảo bà không nên bái lạy những vị thần này nữa mà hãy chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong nhà làm cho bà Phật đường, bà đại khái cũng niệm được ba năm, đứng mà vãng sanh. Những người này đều không học qua Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận. Nếu bạn hỏi Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận thì bà sẽ không hiểu đây là gì, nhưng bà có năng lực đứng mà vãng sanh. Hơn nữa thời gian niệm Phật chỉ có ba năm. Hai người mà tôi vừa kể thời gian niệm Phật đều là ba năm, có được thành tích tốt như vậy. Ông thợ vá nồi niệm Phật vãng sanh, lão Hòa Thượng Đế Nhàn bội phục ông đến cực điểm. Ông chân thật đã thành tựu. Lão Hòa Thượng tán thán ông, Ngài nói tất cả đạo tràng lớn trong Tứ Đại Danh Sơn từ Phương trượng trụ trì cho đến những Pháp sư giảng kinh đều không ai bằng ông. Đây là thật, không ai có thể so sánh được với ông. Chỉ ba năm, cái gì cũng buông xuống, cái gì cũng không hiểu, thật thà niệm một câu Phật hiệu. Những sự việc này đều chân thật bày ra trước mắt chúng ta. Chúng ta nếu không tin tưởng, không thể giác ngộ thì cũng hết cách. Cho nên tu học Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận là lãng phí thời gian. Bạn còn trẻ thì được, không có vấn đề gì. Tuổi tác mà lớn thì không được rồi. Nói cách khác, từ 40 tuổi trở lên thì chúng ta nên biết thọ mạng của mình không nhiều, phải biết trân quý. Trẻ tuổi thì được, lãng phí một chút thời gian cũng không hề gì. Được rồi, hai vấn đề này tôi xin trả lời đến đây.
Còn lại một vị gửi câu hỏi đến bằng thư điện tử. Có một nữ cư sĩ không hiểu lắm đối với Phật pháp, gửi thư đến từ Canada, muốn biết cách nhìn của Phật giáo đối với sanh tử luân hồi. Các vị hãy đem bài báo cáo mà cách đây mấy ngày Pháp sư Ngộ Hạnh đã mang đến, bài báo phát hành hồi tháng Một. Đây là tin tức đến từ nước Mỹ. Ở Mỹ có một em bé gái hơn một tuổi. Kiếp trước bé là người thổ dân da đỏ. Bé là người chuyển thế, nói tiếng của người thổ dân da đỏ. Loại ngôn ngữ này hiện nay ở Mỹ chỉ có mười mấy người có thể hiểu được, là loại ngôn ngữ cổ xưa của người Anh-điêng. Bởi vì bé ngày ngày đều nói, người ta cũng không hiểu nó nói cái gì. Sau đó được một chuyên gia phát hiện, ngôn ngữ bé nói là một loại ngôn ngữ rất cổ xưa của người Anh-điêng. Cho nên họ đã đi tìm một số người nghe hiểu được tiếng này đến nói chuyện với bé. Cô bé một tuổi này kể về đời trước, nó đánh nhau với người da trắng, nó đã bị giết chết. Kể lại tình trạng về chiến dịch lần đó rất rõ ràng. Chiến dịch này không phải là một chiến dịch rất lớn, trong lịch sử không có ghi chép tường tận. Cô bé đã tường thuật lại rất rõ ràng. Chứng minh cô bé này đích thực là người chuyển thế. Ở Mỹ những ghi chép về sự việc luân hồi rất nhiều. Phật giáo, Ấn Độ giáo, Bà-la-môn giáo về cơ bản thì tất cả tôn giáo ở Ấn Độ đều khẳng định về sự thật sanh tử luân hồi. Người Trung Quốc cũng tin tưởng sâu sắc, không hoài nghi. Tôn giáo của Ấn Độ xưa vì sao lại khẳng định đối với sự việc này? Đây là do chính mắt họ đã nhìn thấy. Tôn giáo Ấn Độ hầu hết đều tu thiền định, khi ở trong định thì giới hạn của thời gian và không gian đều bị đột phá. Cho nên một người khi ở trong thiền định sâu họ có thể nhìn thấy được quá khứ, cũng có thể nhìn thấy được tương lai. Người có định công càng sâu thì mắt họ nhìn thấy được càng rộng, nhìn được khoảng thời gian càng dài. Cho nên Ấn Độ giáo tu tứ thiền bát định, họ đối với tình trạng trong lục đạo vô cùng rõ ràng. Phật xuất thế ở Ấn Độ cũng chính là vì duyên cớ này. Họ biết được hiện tượng của lục đạo mà không hiểu được nguyên nhân của lục đạo. Vì sao lại có hiện tượng lục đạo, họ không biết, nhưng chân tướng sự thật thì họ đều nhìn thấy. Phật xuất hiện tại thế gian, là đem đạo lý nguyên nhân của lục đạo nói cho mọi người nghe, như vậy mới có thể giải quyết được vấn đề này. Các tôn giáo này nói họ nhìn thấy vấn đề này, nhưng họ không thể giải quyết. Phật xuất thế giúp đỡ mọi người giải quyết cái vấn đề này. Phật nói với chúng ta rất rõ ràng, trong hết thảy kinh luận cũng đều nói, lục đạo hình thành như thế nào? Là do chúng sanh có vọng tưởng phân biệt chấp trước mà hình thành. Thuật ngữ ở trong nhà Phật gọi là vô minh, trần sa phiền não, kiến tư phiền não. Đây là căn nguyên của lục đạo luân hồi, từ đây mà biến hiện ra. Khi con người đang nhập định, vọng tưởng phân biệt chấp trước của họ đã bị khống chế, tạm thời không khởi tác dụng. Không khởi tác dụng thì có thể đột phá không gian duy thứ mà người hiện nay đã nói. Có thể đột phá không gian ba chiều, không gian bốn chiều, không gian năm chiều. Người thông thường chúng ta không nhìn thấy được, họ thì nhìn thấy. Người thông thường không nghe được, họ thì nghe được. Việc này ở Trung Quốc gọi là công năng đặc dị. Rất nhiều đặc dị công năng là bẩm sinh, cũng như các em bé nhỏ 2-3 tuổi thì chúng có thể nhìn thấy những thứ mà người thông thường chúng ta không thấy được. Người có đặc dị công năng, nếu bạn quan sát tỉ mỉ thì tâm của họ thanh tịnh hơn những người bình thường. Khi tiếp xúc với thế giới phồn hoa này nhiều, tri thức thường thức đã trở nên nhiều rồi thì năng lực này của họ dần mất đi. Vì sao vậy? Phiền não đã che lấp mất. Cho nên tâm nhất định phải thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì có thể nhìn thấy được. Phật nói những sự việc này không phải là sự việc huyền diệu gì cả. Phật pháp đáng để cho người tôn kính, đáng để cho người bội phục. Chính là Phật tuyệt đối không võ đoán, những gì Phật đã nói là bảo bạn tự mình đi chứng thực. Bạn chỉ cần y theo phương pháp tu định, sau khi đắc định thì bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được sự việc này. Những gì mà bạn nhìn thấy được nhất định là tương đồng với điều mà Phật đã nói. Điều này chứng thực Phật không nói lời vọng ngữ. Lời Phật nói là lời thành thật, là chân tướng sự thật mà Ngài đã nhìn thấy được ở trong định. Nếu bạn có thể đạt được định công thì bạn cũng nhìn thấy. Cho nên Phật nói trí huệ năng lực của hết thảy chúng sanh là tương đồng, không có cao thấp. Hiện nay trí huệ và năng lực của chúng ta không tương đồng là vì phiền não của mọi người không như nhau. Bạn có phiền não, phiền não càng nặng thì con người sẽ hiển lộ càng ngu si. Phiền não nhẹ thì hiện ra thông minh, không có phiền não thì có thể đột phá được duy thứ của thời gian không gian. Đột phá giới hạn của lục đạo thì bạn có thể nhìn thấy được. Người chân thật thông minh thì phải biết buông xuống. Kinh Kim Cang đã nói: “Bồ-tát mà còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức là không phải Bồ-tát”. Những lời này trên thực tế chính là nói với chúng ta. Người tu hạnh Bồ-tát thì phải nên tu như thế nào? Không gì ngoài việc buông bỏ ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng mà thôi. Bạn có thể buông xuống bốn tướng thì đột phá được các lớp trong lục đạo rồi. Nếu tiến thêm một bước, có thể buông bỏ ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến thì bạn có thể nhìn thấy được những sự tướng ở bên ngoài lục đạo. Đây là pháp giới Thanh Văn mà nhà Phật đã nói. Pháp giới Duyên Giác, pháp giới Bồ-tát, pháp giới Phật, bạn có thể tiếp xúc được. Chúng ta ngày nay không thể tiếp xúc với đại thế giới này chính là do chúng ta chưa buông xuống được bốn tướng, bốn kiến này. Bốn tướng bốn kiến này đơn giản mà nói thì chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Những thứ này đã chướng ngại chúng ta. Cho nên sanh tử luân hồi khẳng định là có. Sanh mạng của chúng ta là vĩnh hằng, nhà Phật thường nói là bất sanh bất diệt. Hiện tượng của luân hồi rất khổ não. Luân hồi từ đâu mà có? Là tự làm tự chịu. Tuyệt đối không phải do người khác mang đến cho bạn, mà do tự mình đã mê mất chân tướng sự thật nên mới đọa lạc vào trong luân hồi. Một khi giác ngộ minh bạch rồi thì bạn sẽ siêu vượt hiện tượng này. Đây là mục đích mà Phật muốn giáo hóa chúng sanh. Chúng ta hiện nay đang ở trong luân hồi, đang ở trong lục đạo. Chân tướng sự thật này, thực tại mà nói là điều cấp thiết chúng ta phải nên liễu giải. Thực tại chúng ta không có thời gian, không có trí huệ cũng không có nhiều tinh thần sức lực để làm cho rõ ràng cho minh bạch những sự việc này. Tạm thời có thể đem những sự việc này để sang một bên. Chúng ta tin những lời Phật đã nói, những sự việc này là thật không phải giả. Hãy chuyên tâm cầu sanh Tịnh Độ, sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Kinh Vô Lượng Thọ đã nói với chúng ta, người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc cho dù là người hạ hạ phẩm vãng sanh cũng được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, năng lực tha tâm thông, thiên nhãn, thiên nhĩ của họ dường như giống với Phật vậy. Việc này không thể nghĩ bàn. Hay nói cách khác, không những là đối với tình trạng trong lục đạo bạn rõ như lòng bàn tay mà tận hư không khắp pháp giới bất luận là sự việc gì bạn cũng đều rõ ràng, bạn đều thấu triệt. Đây là chỗ vô cùng thù thắng của việc vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta trong một đời gặp được cơ hội này nhất định không thể tùy tiện để trôi qua, nhất định không để luống qua.
************
Các vị đồng học. Xin mời xem tiếp Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 114:
“Hối lạp ca vũ. Sóc đán hiệu nộ. Đối bắc thế thóa cập nịch. Đối táo ngâm vịnh cập khốc.” (Ca múa vào cuối tháng, ngày lạp. Gào hét, giận dữ vào ngày đầu tháng hoặc sáng sớm. Quay về hướng Bắc hỉ mũi, khạc nhổ, tiểu tiện. Đối trước bếp lò ca hát, khóc lóc).
Từ đoạn 114 đến 118 là “bất kính thiên thần chi ác” (những điều xấu ác do bất kính với thiên thần), cả thảy từ đoạn 114 đến 117, đoạn 118 là tổng kết.
Người hiện nay khi nói đến thiên địa quỷ thần thì hầu hết mọi người đều không tin, đều cho rằng đây là mê tín, nhưng trên thực tế trong xã hội lại có rất nhiều hiện tượng mâu thuẫn. Bạn nói thiên địa quỷ thần không có mà dường như lại là có. Cũng như chuyện luân hồi chuyển thế, những sự việc kỳ lạ không thể nghĩ bàn, vượt hơn thường thức của người thế gian chúng ta luôn thường xuyên xảy ra. Chúng ta thường nhìn thấy được qua những tin tức trên báo chí. Vậy rốt cuộc là thật hay là giả? Là có tồn tại hay không tồn tại? Người đọc sách ngày xưa họ không đưa ra kết luận, họ vẫn nghi vấn. Sự việc này họ không làm sáng tỏ, nhưng lại tiếp tục không ngừng quan sát, nghiên cứu, không thể đưa ra kết luận nhất định. Thế nhưng hầu hết người hiện nay khẳng định đây là mê tín, là hư vọng. Những nhà khoa học chân thật, chúng ta thấy ở phương Tây có rất nhiều nhà khoa học lớn, đều là người tin sâu tôn giáo. Họ tin có Thượng Đế, tin có thần linh. Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, đây là những đất nước lâu đời trên thế giới, có văn hóa lịch sử lâu đời, có thể nói là đã tích lũy kinh nghiệm mấy ngàn năm, học thuật mấy ngàn năm, họ nói với chúng ta những sự việc này thật sự là có. Cách nói của nhà khoa học hiện nay so với cách nói của cổ Thánh tiên Hiền đích thực là có chỗ không hẹn mà trùng nhau.
Nhà khoa học không gọi họ là quỷ thần, mà gọi họ là những sinh vật không đồng không gian duy thứ. Nhà khoa học đích thực đã chứng minh được không gian có nhiều tầng lớp. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ là người học khoa học. Lúc ở trường đại học Thiên Tân ông cũng là người dạy môn khoa học. Trong phần sau cùng của chú giải Kinh Vô Lượng Thọ, ông nói rõ: Nhà khoa học phương Tây đã chứng thực có 11 chiều không gian đang tồn tại. Chúng ta thường nói là không gian 3 chiều, không gian 4 chiều, không gian 5 chiều, cho đến không gian 11 chiều. Đây là việc mà các nhà khoa học đã xác thực chứng minh là tồn tại. Trên lý luận mà nói, không gian duy thứ là vô tận. Trên sự thật đã chứng minh là có 11 loại không gian khác nhau. Giống như chiếc ti-vi của chúng ta có 11 kênh truyền hình khác nhau. Kênh truyền hình khác nhau thì không thể nào biết lẫn nhau, đôi bên không thể nhìn thấy lẫn nhau. Đại khái những sinh vật sống ở không gian duy thứ cao hơn thì trí huệ của họ cao hơn, có thể biết được những không gian thấp hơn. Sinh vật ở không gian thấp hơn nhất định không thể biết những tầng cao hơn. Giống như thế giới động vật, rất nhiều loài sâu mọt cấp thấp như kiến hay vi sinh vật thì không gian mà chúng sống là không gian 2 chiều, những gì chúng cảm thấy được chỉ có độ dài và độ rộng, không có độ cao. Cho nên khi con kiến bò lên trần nhà của chúng ta, kỳ thực chúng ta cảm thấy vì sao nó lại ở trên đó, nhưng cảm giác của nó thì không như vậy. Nó không có cảm giác độ cao. Chúng ta có cảm giác độ cao vì là sinh vật không gian 3 chiều. Chúng ta có thể thấy nó nhưng nó thì không thể thấy chúng ta. Cho nên chúng ta có thể liên tưởng từ chỗ này, suy đoán từ đây mà ra. Những sinh vật ở không gian duy thứ cao hơn chúng ta thì cũng giống như chúng ta nhìn con kiến vậy. Họ có thể nhìn thấy chúng ta, còn chúng ta thì không cách nào phát giác được sự tồn tại của họ. Việc này tương ưng với những truyền thuyết cổ xưa nói về quỷ thần. Đều nói rất giống nhau, chỉ là danh từ không giống nhau. Sự thật thì đích thực là không khác nhau. Nếu dùng Phật pháp của chúng ta thì miễn cưỡng có thể nói được thông, thế nhưng việc này nếu các vị nghe được thì đây chỉ là miễn cưỡng. Nhà khoa học nói có 11 tầng không gian duy thứ khác nhau. Phật pháp chúng ta thì nói là thập pháp giới. Mỗi một pháp giới thì thời gian và không gian duy thứ đều không như nhau, nhưng cách nói này cần phải chứng minh, cần phải chứng thực. Các nhà khoa học có thực sự hiểu được sự tồn tại của mười pháp giới hay không? Trong Phật pháp đối với 10 pháp giới đã nói rất thấu triệt, nói rõ ràng việc này hơn bất kỳ tôn giáo nào.
Lúc trước khi tôi sống ở Đài Loan, gần nhà của Hàn Quán Trưởng có một ngôi giáo đường Thiên Chúa giáo. Vị cha xứ Thiên Chúa Giáo này cũng là một học giả, là ông Phương Hào. Ở Đài Loan có rất nhiều người biết ông. Ông là Viện trưởng của viện Văn học Chính Đại. Chúng tôi rất quen nhau. Ông mượn Đại Tạng Kinh của tôi để xem. Sau khi xem xong ông đến nói với tôi: “Trong kinh điển của Phật giáo ghi chép về thiên đường tường tận hơn trong Kinh Thánh của chúng tôi, giống như đã từng đi qua rồi vậy”. Tôi nói không sai, các vị chưa đi qua, chỉ nghe nói rồi ghi chép lại cho nên không rõ ràng tường tận. Còn chúng tôi bên đây đã từng đi qua rồi, vì vậy tình trạng đời sống ở trên cõi trời đều nói được rất rõ ràng. Đây là nói rõ thiên địa quỷ thần đích thực là tồn tại. Chúng ta phải tôn kính những chúng sanh trong những không gian duy thứ khác.
Những đoạn kinh văn này nói đến đều là việc bất kính của con người đối với thiên địa quỷ thần. Thiên địa quỷ thần là chúng sanh, không phải Phật Bồ-tát, họ cũng có hỉ nộ ai lạc. Hay nói cách khác, họ hoan hỷ thì họ sẽ tán thán bạn, họ không hoan hỷ thì họ sẽ tránh xa, không giúp đỡ bạn. Con người thường cầu thiên địa quỷ thần phù hộ giúp đỡ cũng là có điều kiện, không phải vô điều kiện. Vô điều kiện thì chỉ có Phật pháp Đại Thừa, chư Phật Bồ-tát giúp đỡ người là vô điều kiện. Nói cho các vị biết, thiên địa quỷ thần giúp đỡ người đều là có điều kiện cả. Vì sao vậy? Vì họ chưa lìa khỏi lục đạo. Chúng ta phải hiểu đạo lý này. Đoạn chú giải này hy vọng các vị dụng tâm xem qua. Chữ “hối” nghĩa là cuối mỗi một tháng. Chữ “lạp” nghĩa là cuối mỗi một năm. Ngày cuối cùng của mỗi tháng không có ánh sáng mặt trăng. “Lạp” là ngày cuối cùng của một năm, vào ngày này, trong chú giải nói đến Đạo giáo, chính là ngày Tư Mệnh Táo Quân tấu trình công và lỗi của người đời. Hiện nay sự việc này đều không còn nữa. Lúc tôi còn nhỏ, đây là tập tục của người Trung Quốc, bất luận là thành phố hay là thôn quê, mỗi một nhà đều có bếp lò. Vào thời đó bếp lò đều là dùng củi để đốt, nên mới có tiều phu lên núi đốn củi, vác xuống thành thị để bán. Chúng ta đọc Lục Tổ Đàn Kinh, Ngài Huệ Năng là một tiều phu đốn củi rồi đem xuống thành thị để bán. Tôi còn nhớ khi tôi 13-14 tuổi sống ở Phúc Kiến, sống tại Kiến Âu, trong thành phố này vẫn chưa có nước máy, nước cũng phải đi mua. Người ta gánh nước đi trên đường để bán, gánh củi cũng đi trên đường để bán. Vào thời đó bếp lò đều là dùng củi để nhóm. Về sau chúng tôi đến Đài Loan. Đài Loan tương đối tiến bộ, đều là dùng than viên, tiến bộ hơn so với dùng củi. Nơi bếp lò đều cúng một bàn thờ Táo Quân. Khi làm bếp lò đại khái là dùng một vài miếng gạch quây lại làm thành một cái am thờ nhỏ. Bên trong cúng dường Táo Thần. Chỗ thờ Táo Thần có đề một câu đối, câu đối này đều giống nhau. Đại khái bạn đi khắp nơi ở Trung Quốc đều dùng câu đối này: “Thượng Thiên tấu hảo sự, hạ địa bảo bình an” (Lên trời tâu việc tốt, xuống phàm hộ bình an). Cho nên người Trung Quốc ngày trước đối với Táo Thần rất là cung kính. Hiện nay những việc này không còn nữa. Cho nên có người hỏi tôi, hiện tại không cúng dường Táo Thần vậy Táo Thần còn hay không vậy? Sự việc này không phải nói bạn cúng dường thì Ngài mới có, bạn không cúng dường thì Ngài không có. Nếu theo cách nói như vậy thì mọi việc dễ dàng rồi. Chúng ta không cần cúng dường thiên địa quỷ thần, không phải là hết thảy họ đều không có rồi hay sao, không cúng dường thì vẫn có, không phải là không có. Xem những kinh sách của nhà Đạo, xem những truyền thuyết cổ của người xưa, cửa thì có thần cửa. Nghĩa là trong hoàn cảnh đời sống của con người, nếu tính sơ qua những vị thần này thì còn nhiều hơn nhân khẩu trong nhà chúng ta. Mọi người cùng sống chung với nhau, con người sống xen lẫn với quỷ thần, cảnh giới của mỗi người không như nhau nhưng không thể nói là không có liên quan. Đích thực là có mối quan hệ vi diệu ở bên trong. Do đó cổ Thánh tiên Hiền dạy chúng ta phải kính.
Chữ “Lạp”, trong tập tục nói là có 5 loại. Ở đây cũng có ghi chép: “Ngày mồng Một tháng Giêng gọi là Thiên Lạp, mồng Năm tháng Năm là Địa Lạp (tiết Đoan Ngọ), mồng Bảy tháng Bảy là Đạo Đức Lạp, mồng Một tháng Mười là Tuế Lạp (Dân Tuế Lạp), mồng Tám tháng Chạp là Hầu Vương (Vương Hầu) Lạp”. Đây là 5 ngày Lạp của người Trung Quốc. Cách nói này hiện nay rất ít người biết, cũng không ai nói. Tôi nghĩ ngoài những người chuyên đoán mệnh xem tướng xem phong thủy còn bàn nói đến, còn lại hầu hết trường hợp khác có lẽ không còn ai nói đến nữa rồi. Chúng ta hôm nay đọc đoạn này, thông suốt được đại ý của nó. Nhà Nho dạy chúng ta, các vị xem trong Lễ Ký, Lễ Ký Tinh Hoa Lục mọi người cũng đều có. Bạn xem thiên đầu tiên, hàng đầu tiên, câu đầu tiên: “Khúc lễ viết, vô bất kính”. (Khúc lễ nói không gì chẳng kính). Trong Phật pháp, Phật dạy chúng ta đối với việc, đối với người, đối với vật, thiên địa quỷ thần bao gồm cả vật ở trong đó, phạm vi của vật rất lớn. Trong “vật” thì bao gồm thập pháp giới. Trong “nhân” thì chỉ khái quát một pháp giới mà thôi, là cõi người. Đối với người, đối với việc, đối với vật đều phải cung kính. Đạo giáo dạy người cung kính thiên địa quỷ thần, mục đích là cầu cát tránh hung, mong cầu thiên địa quỷ thần giáng phúc phù hộ. Trong Phật pháp Đại Thừa thì dạy chúng ta cung kính với hết thảy. Ở trong Sám Nghi các vị cũng thường đọc thấy: “Nhất tâm đảnh lễ, nhất thiết cung kính”. Những ý này là từ đâu mà có? Là từ nguyện thứ nhất của Phổ Hiền thập nguyện: “Lễ kính Chư Phật”. Ý nghĩa mà Phật pháp nói rất sâu, rất thấu triệt. Hư không vạn tượng hết thảy chúng sanh đều là lưu lộ của tánh đức. Cung kính là sự mở rộng của tánh đức. Chúng ta học Phật mục tiêu chung cực là minh tâm kiến tánh. Bạn không chăm chỉ tu học từ chỗ này thì khó minh tâm kiến tánh. Phổ Hiền thập nguyện là phương pháp, là điều kiện tối căn bản của minh tâm kiến tánh. Đến giai đoạn Phổ Hiền này thì mục đích chính là kiến tánh thành Phật. Giai đoạn của Đại Thừa vẫn chỉ dừng ở địa vị Bồ-tát, mục tiêu vẫn chưa định ở Phật quả viên mãn. Hầu hết Đại Thừa mong cầu là quả vị đăng địa, chính là 11 quả địa của Bồ-tát. Quả vị là ở trong đây không phải nói đến Phật quả cứu cánh viên mãn, nhưng mục tiêu của Ngài Phổ Hiền là Phật quả cứu cánh viên mãn. Nói cách khác, là phải dùng tánh đức rốt ráo viên mãn thì mới có thể hiện rõ Phật quả cứu cánh viên mãn. Đạo lý là ở chỗ này.
Chữ “Sóc đán”. “Sóc” là ngày mùng Một. “Đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời vừa mới lên. Đây là sự cung kính đối với nhật nguyệt tinh tú. “Bắc” là thượng phương. Chúng ta sống ở khu vực bắc bán cầu, thượng phương của bắc bán cầu là hướng Bắc. Thượng phương của nam bán cầu là hướng Nam. Đây là chúng ta nhìn thấy trục chuyển động chính của địa cầu. Vào những đêm tối trời trong bạn quan sát hiện tượng của những ngôi sao, tất cả những ngôi sao đều đang quay xung quanh, chỉ sao Bắc Cực là không xoay. Chỗ bất động đó gọi là thượng phương. Đối với phương này cần phải tôn kính. Chữ “thế thóa” ở trong kinh văn là nói những hành vi bất kính. “Táo”, Táo Thần là vị Tư Mệnh Thần Quân. Con người dựa vào việc ăn uống để sống, ăn uống là việc quan trọng nhất để giữ gìn mạng sống của con người. Đây chính là sự tôn kính đối với việc ăn uống, không thể nào suồng sã hỗn xược, không thể nào xem thường. Nuôi dưỡng đức tánh tôn kính của chính mình, có thể tôn kính thiên địa vạn vật. Đối với thiên địa vạn vật bạn đều có thể tôn kính thì đương nhiên đối với người bạn cũng sẽ cung kính. Cung kính đối với người thì đối với cha mẹ trưởng bối của bạn, bạn đương nhiên cũng phải tôn kính, bạn sẽ hiểu được nghĩa thú tông chỉ giáo học của cổ Thánh tiên Hiền. Việc dạy học này rất hay, không nên đem nó xem thành mê tín. Dù là mê tín thì hiệu quả của nó cũng vô cùng thù thắng, huống hồ là trí huệ kinh nghiệm và thường thức của chúng ta vẫn chưa đạt đến. Sau khi đạt đến thì mới hiểu được chân tướng sự thật. Những gì Thánh Hiền đã nói là có đạo lý, không phải là không có đạo lý. Đạo lý rất sâu, đạo lý rất rộng, chúng ta phải tỉ mỉ mà thể hội, mà thực hiện. Đối với sự tu trì của chính mình, cái chúng ta gọi là công phu đắc lực, tự nhiên sẽ có hiệu quả. Ngày nay chúng ta tu hành công phu không đắc lực, nguyên nhân là ở đâu? Cứ xem đây thì liền hiểu được. Cho nên tôi thường nói chúng ta đều là tùy thuận cảm tình, tùy thuận tình chấp, không thể tùy thuận giáo huấn của Phật Bồ-tát. Lỗi lầm của chúng ta là ở chỗ này.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết. Chúng tôi chỉ giảng đến đây thôi. A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.