Chương 15: Tích Đức Lũy Công
Đức Thái Thượng Lão Quân- Dịch-Giảng Lão Pháp Sư Tịnh Không
26/07/2021
Các vị đồng học, xin chào mọi người!
Về câu “tích đức lũy công”, Vựng Biên đã trích dẫn “Phương pháp tích thiện” mà trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn đã nói. Một người tu hành, người tu hành chính là lập chí muốn làm một người tốt, tu sửa lại những hành vi không tốt. Muốn thật sự đạt đến mục tiêu này thì trước tiên phải có năng lực phân biệt rõ ràng thiện ác. Thiện thì có chân có giả, có đoan có khúc, có âm có dương. Tiếp theo dưới đây nói, còn có đúng, có sai, có lệch, ngay, có vơi, đầy. Nếu bạn nhận thức không rõ ràng, thấy ác cho là thiện, thấy thiện cho là ác, sự việc này thường hay xảy ra, rất có thể đã xảy ra ngay trên chính bản thân mình. Cả đời mình thường mong cầu đoạn ác tu thiện, nhưng trên thực tế việc mình làm lại là đoạn thiện tu ác, hoàn toàn trái nghịch.
Chúng ta thường hay thấy Đức Thế Tôn ở trong kinh luận rất cảm khái mà nói là “kẻ đáng thương xót”. Những người này thật là đáng thương, không thể phân biệt rõ ràng đúng sai, thiện ác. Lý lão sư trước đây nói càng khiến người ta tỉnh ngộ. Không những là bạn không phân biệt được tà chánh, thị phi, mà lợi hại bày ra ngay trước mắt bạn cũng không nhận ra được. Cho nên bạn tạo nghiệp, chịu báo ứng rất khổ. Không những Phật pháp nói rất rõ ràng, rất thấu triệt sự việc trong trời đất mà người thiện thế gian, Thánh Hiền của thế gian cũng đã nói không ít. Những lời mà họ nói có phải là lời chân thật không?
Từ xưa đến nay, ở thế gian này, lịch sử của Trung Quốc là tương đối hoàn chỉnh. Từ ba đời Hạ, Thương, Chu cho đến hiện nay đều có ghi chép tỉ mỉ chính xác. Chúng ta gọi nó là tín sự, nghĩa là việc có thể tin cậy được. Đặc biệt là đối với ghi chép về nhân quả báo ứng thì càng tỉ mỉ, chính xác hơn. Từ những sự thật này, chúng ta cũng chứng minh được giáo huấn của Phật Bồ-tát, cổ Thánh tiên Hiền là chân thật không hư. Trong việc luận về đúng sai của thiện ác, người xưa có tiêu chuẩn là: “Bất luận hiện hành, nhi luận lưu tế” (không bàn về hiện tại, mà bàn xem việc ấy gây nên hậu quả về sau như thế nào). Cái tầm nhìn này thật là nhìn được sâu, thấy được xa. Rốt cuộc là thiện hay ác, không phải chỉ nhìn ở bên ngoài, không phải chỉ thấy trước mắt. Hậu quả, nếu dùng cách nói hiện nay, là sự ảnh hưởng của họ đối với xã hội, đối với không gian và thời gian, phải từ chỗ này mà quan sát.
Trước mắt là việc thiện, là việc tốt, nhưng sự ảnh hưởng về sau là không tốt. Chúng ta nêu ra một thí dụ, cư sĩ Vương Long Thư hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, đó là việc tốt, có biết bao nhiêu người tán thán. Ngụy Mặc Thâm cũng hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, bản hội tập của cư sĩ Vương thì được đưa vào Long Tạng (bộ Đại tạng kinh được khắc in vào đời vua Càn Long). Vào thời xưa, viết sách có thể được nhập vào Tạng, đó là bản hoàn thiện được mọi người công nhận. Vì sao Ấn Quang Đại sư lại phê bình nghiêm khắc ông Vương Long Thư? Đại sư nói ông đã sửa đổi chữ ở trong bản dịch gốc. Chữ mà ông đã sửa đổi rất hay, đây là thiện. Thế nhưng Ấn Quang Đại sư nói ông là ác. Ác ở chỗ nào vậy? Ấn Quang Đại sư nhìn ra được cái hại về sau, chính là sự ảnh hưởng của việc này. Vương Long Thư có thể sửa kinh, tôi cũng có thể sửa kinh, bạn cũng có thể sửa kinh. Mỗi người đều sửa một chút chỗ không hợp ý mình trong kinh điển thì kinh này lưu truyền đến đời sau đã thay đổi hoàn toàn rồi!
Sự phản đối của Ấn Quang Đại sư, không phải phản đối ông Vương Long Thư không được hội tập, hội tập hoàn toàn không bị phản đối, mà là không được sửa đổi chữ ở trong kinh. Chữ ở trong kinh tuy không hay nhưng không được sửa. Khi sửa thì sợ sẽ tạo sự ảnh hưởng. Long Thư sửa thì không có vấn đề gì, vì người ta có học vấn, có tu trì, thật sự có thể sửa được tốt. Chúng ta là người đời sau thấy ông sửa được, thế thì tôi cũng sửa được. Tôi đọc thấy câu này đọc không suông, là vì trình độ tôi chưa đủ, liền sửa cái chữ khó này thành chữ khác cho dễ đọc, cứ theo ý mà sửa, thế thì có nguy hiểm hay không? Cho nên không thể tùy tiện theo ý của mình. Tùy tiện theo ý của mình, thì sai rồi. Ngay cả như Long Thư, Ngụy Nguyên (tức Ngụy Mặc Thâm), bậc đại hiền như vậy mà Ấn Quang Đại sư còn quở trách họ, dù cho họ đối với Tịnh Độ tông quả thật là có cống hiến, có công lao.
Chính vì vậy mới có bản hội tập thứ ba của lão cư sĩ Hạ Liên Cư ra đời. Bản hội tập này tránh được lỗi lầm của các bản trước, chỉ có ưu điểm chứ không có khuyết điểm của bản hội tập trước. Cho nên mọi người gọi đó là bản hoàn thiện nhất của Kinh Vô Lượng Thọ. Bản hoàn thiện này có ưu điểm hay không? Ưu điểm rất nhiều. Mười mấy năm gần đây, phong khí niệm Phật của các đồng tu học Phật trên toàn thế giới được khơi dậy. Khơi dậy như thế nào? Do bản hội tập của Hạ lão cư sĩ đã khơi dậy. Rất nhiều người đọc bản hội tập này rồi vãng sanh có tướng lành hiếm có, chúng ta tận mắt nhìn thấy ở Singapore, ở Malaysia, chính tai tôi nghe thấy cũng rất nhiều.
Chúng ta phải từ việc hội tập kinh này mà nhìn thấy đúng sai, đây là nêu ra một sự việc rồi lấy đó mà suy ra. Trong đời sống hằng ngày, nhất định phải quan sát thật kỹ sự ảnh hưởng của những hành vi tạo tác của chúng ta đối với chung quanh, ảnh hưởng đối với xã hội, ảnh hưởng đối với đời sau, nói chung gọi là ảnh hưởng đối với lịch sử, chúng ta phải hiểu rõ những ý nghĩa này.
Nhìn xa thêm một chút, chúng ta thấy vào thời đại của Khổng Lão Phu Tử, có rất nhiều chư hầu cầm quyền trị nước không theo ý nguyện của người dân. Phu Tử chu du các nước, hy vọng có chư hầu nhận biết ngài, trọng dụng ngài, ngài có thể giúp chư hầu trị quốc bình thiên hạ. Ngài có trí huệ, ngài cũng có bản lĩnh này. Thế nhưng các chư hầu tiếp kiến ngài đều tán thán ngài, nhưng không có người nào dùng ngài. Ngài đành phải trở về nhà để dạy học. Chúng ta muốn hỏi vì sao ngài không làm một cuộc cách mạng? Vì sao không lật đổ chính quyền cũ rồi lên thay thế? Phu Tử không làm việc này. Không phải vì ngài không có năng lực, trong số 3.000 đệ tử của ngài có 72 bậc hiền tài. Chúng ta mở quyển Luận Ngữ ra thử xem, các loại nhân tài đều có. Phu Tử có thể lật đổ chính quyền cũ, hơn nữa còn là một việc tốt. Nhưng ảnh hưởng về sau là không tốt, sẽ tạo nên ảnh hưởng tiêu cực cho lịch sử. Về sau hễ ai không hài lòng đối với chính quyền thì muốn nổi lên lật đổ nó. Bạn phải biết là bao nhiêu tài sản, mạng sống của con người sẽ bị tiêu tan trong ý niệm đó của bạn, tội lỗi này nặng biết bao! Làm thỏa mãn dục vọng của một mình bạn mà để bao nhiêu người phải gặp nạn, việc này không thể làm được.
Họ cầm quyền trị nước tuy không thể hoàn toàn theo ý nguyện của người dân, nhưng vẫn chưa đến nỗi cần phải bị lật đổ. Cách mạng Thang Vũ là bất đắc dĩ, Ân Trụ Vương thật sự là quá đáng, không xem bá tánh là con người nữa, cho nên đây là điều nên làm. Một người cầm quyền chưa đến mức này thì không thể lật đổ họ. Cho nên chư Phật Bồ-tát, đại Thánh đại Hiền, đều cầu mong xã hội ổn định, thế giới hòa bình, thể chế không tốt thì cứ từ từ mà sửa đổi, như thế là hiểu được thiện ác, đúng sai. Các Ngài biết nhìn xa, trông rộng, đây là Thánh nhân. Tuy Khổng Tử là người thuộc giới bình dân, thành tựu của Ngài là dạy học, sự ảnh hưởng của Ngài là mãi đến ngày nay, hơn 2.500 năm rồi, hơn nữa còn lan rộng khắp thế giới. Ở trên thế giới ngày nay, bất kỳ một quốc gia khu vực nào, khi nhắc đến Khổng Lão Phu Tử, mọi người đều biết, đều khởi tâm tôn kính. Chúng ta thử nghĩ, Ngài đã nhìn sự việc như thế nào, xử lý sự việc ra sao. Cho nên dường như đúng mà sai, rất khó mà phân biệt, dường như thiện mà ác, cũng có dường như ác mà thiện, vẻ bề ngoài nhìn thấy là bất thiện, mà ảnh hưởng là thiện. Có thể thấy tiêu chuẩn của bậc Thánh Hiền đối với thị phi thiện ác không giống như chúng ta, chúng ta cần nên lưu ý.
Thế nào là “thiên lệch” và “chánh trực”? Trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn nêu ra một câu chuyện về Lữ Văn Ý là Tể tướng thời ấy. Khi ông nghỉ hưu trở về nhà, người trong làng đều tôn kính ông. Trong làng có một người thường hay uống rượu, khi uống say rồi thì không có lễ độ, nói năng thô lỗ, sỉ nhục Tể tướng. Tể tướng rất độ lượng, bỏ qua hết, tha thứ cho người này. Một năm sau, nghe nói người này phạm phải tội tử hình, bị giam vào trong ngục, Lữ Công cảm thấy rất áy náy. Ông nghĩ: “Nếu lúc đó người này sỉ nhục ta, ta đem người này đến cửa quan để trị tội thì người này sẽ không đến nỗi gây tội ác lớn như ngày hôm nay. Lúc ấy chỉ là một niệm tâm nhân hậu, tha thứ, bỏ qua cho người này, không biết được là người này về sau lại tạo ra lỗi lầm lớn hơn”.
Giống như trường hợp này, chúng ta trong đời sống hằng ngày cũng thường hay thấy, lỗi lầm nhỏ nếu không trừng trị họ thì dần dần sẽ nuôi thành cái ác lớn. Hơn nữa, sự ảnh hưởng này không tốt, tạo thành tiền lệ, ai cũng dám tạo ác thì xã hội này làm sao có thể an định được chứ? Cho nên Nho, Phật là sư đạo. Ngày nay chúng ta cực lực đề xướng: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” (học để làm chuẩn mực cho người khác, hành động để nêu gương cho đời). Tám chữ này là do Đại học Sư Phạm Bắc Kinh đề ra, tôi thấy thật là rất hay. Phải đem tám chữ này phổ biến mạnh mẽ, không chỉ giới hạn ở Bắc Kinh, chúng ta phải đem nó lưu hành đến toàn thế giới. Chúng tôi ngày ngày đang giảng, các đồng học mỗi ngày cũng đều đang nghe. Các bạn có cái nguyện vọng này hay không?
Nếu có cái nguyện vọng này là bạn đang tích đức, trong tâm bạn đã có đức hạnh chân thật rồi. Bạn có thể đem ý thức này thực hiện vào trong đời sống hằng ngày là bạn đang tích công. Tích đức lũy công là như vậy mà thành tựu. Chúng ta khởi tâm động niệm, hành vi tạo tác, có thể tạo nên tấm gương tốt cho xã hội hay không? Phải giữ cái tâm này, phải hành sự như vậy mới đúng. Cho nên nhất định phải suy nghĩ, cách làm của ta có ảnh hưởng gì đối với xã hội hay không? Có những ảnh hưởng gì đối với những người học theo ở tương lai? Phải thường xuyên nghĩ đến điểm này, phía sau thiện hạnh luôn là việc ác, không thể không cảnh giác.
Có một số ác hạnh mà hậu quả về sau lại rất tốt, là việc thiện, thế nên gọi là “trong lệch có chánh”. Thiện hạnh mà về sau có ảnh hưởng bất thiện là trong chánh có lệch. Việc làm trước mắt không tốt nhưng ảnh hưởng của nó là tốt, đó chính là trong lệch có chánh. Những sự việc này nếu không có sự tu dưỡng tương đối sâu thì bạn làm sao có thể nhận ra. Hơn nữa, những sự việc này, vừa tiếp xúc là phải biết ngay, không phải sự việc qua rồi sau đó mới nghĩ ra, vậy thì không kịp rồi. Gặp phải chuyện là biết rõ, có thể quyết đoán kịp thời, đây là học vấn, đây là công phu chân thật. Hằng ngày tu tâm dưỡng tánh không đủ sâu dày nên gặp việc vẫn không tránh khỏi có lỗi lầm. Biết bao nhiêu lỗi lầm không có cách gì bù đắp được. Nhất là khi chúng ta sống trong thời đại này, thời đại không có người giảng đạo, cũng không có người giảng lý, là thời loạn thế.
Sống trong thời loạn thế, chúng ta lập chí muốn làm người tốt, làm Thánh Hiền thì thật không dễ dàng. Đây đúng là Phật ở trong kinh thường nói, nếu không có thiện căn, phước đức, nhân duyên sâu dày thì chúng ta không làm được. Mong cầu là một chuyện, còn mãn nguyện hay không lại là một chuyện khác. Thế nhưng người thật sư phát nguyện, bất luận ở trong hoàn cảnh nào cũng đều có thành tựu, chỉ cần không thoái tâm, niệm hiếu thiện hiếu đức không bị thoái chuyển, đây là nhân, duyên là ở hiếu học. Thật sự chịu hiếu học, trong Phật pháp thường nói “trong cửa Phật không bỏ một ai” bạn sẽ được Phật Bồ-tát chăm sóc. Bạn có nguyện tốt mà bạn không hiếu học thì sẽ không có thành tựu. Bạn hiếu học mà không có nguyện lớn, cũng không thể thành tựu, hạnh và nguyện hỗ trợ cho nhau, như vậy mới có thể thành tựu. Đạo lý này ở trong kinh Phật nói rất nhiều. Đại Thánh đại Hiền xưa nay, chúng ta nhìn từ bên ngoài, không có vị nào không hiếu học. Chư Phật Bồ-tát là tấm gương tốt về người hiếu học, chúng ta cần phải học tập.
**********
Các vị đồng học. Hôm nay chúng ta tiếp tục bàn đến việc mà tiên sinh Liễu Phàm gọi là “thiện có bán mãn”. “Mãn” là tròn đầy. Phàm là không thể tròn đầy, không đạt đến tiêu chuẩn của tròn đầy thì gọi là “bán” (vơi). Ông nêu ra hai câu nói ở trong Kinh Dịch: “Thiện không tích thì không đủ để thành danh, ác không tích thì không đủ để diệt thân”. Hai câu nói này là danh ngôn chí lý. Người tu hành nhất định phải khắc ghi trong lòng. Nói tóm lại, không tích thì không thể đầy, thì không đạt đến viên mãn. Cho nên dạy chúng ta phải “tích lũy công đức”. Người có đức hạnh nhất định mỗi niệm không quên, từng giây từng phút phải giữ cái tâm muốn làm lợi ích cho người, lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chúng sanh, nhất định phải xả bỏ tự lợi.
Người thường không phải không biết đạo lý này, không phải là không có đọc sách Thánh Hiền. Rất nhiều người đọc sách Thánh Hiền, nhiều người hiểu rõ đạo lý này nhưng họ không làm được. Vì sao họ không làm được? Họ không thể xả bỏ tư dục. Từ đó cho thấy, tự tư tự lợi, đủ thứ ái dục, không những là chướng ngại lớn cho việc tu hành mà phước báo thế gian cũng bị nó làm chướng ngại. Vì sao chúng sanh bị đọa tam đồ? Chúng ta giải thích nguyên nhân không khó. Kinh Phật nói về tam đồ, địa ngục rất rõ ràng, minh bạch. Chúng ta đọc rồi, nghe rồi, vẫn cứ không thể nâng cao cảnh giác, đây đúng là “cảm giác bị tê liệt rồi”, chỉ chú ý đến cái lợi nhỏ trước mắt, không biết rằng trong tương lai có hại rất lớn.
Cho nên có được mấy người có thể nhận thức được rõ ràng thiện ác lợi hại, chân lý sự thật, mấy người có thể làm được viên mãn? Người hiện nay không làm được. Thật ra cũng không thể trách họ được. Vì sao vậy? Không có người dạy họ. Những đại đạo lý này nhất định phải được bắt đầu dạy từ nhỏ, đó gọi là “thói quen tập thành từ nhỏ thì thành tự nhiên”. Điều này rất có đạo lý, đến trung niên, lão niên, ở trong lò nhuộm xã hội thì đã bị ô nhiễm nghiêm trọng rồi. Tuy nghe đến thì cảm thấy là có lý, cũng biết gật gật đầu, nhưng cảnh duyên hiện tiền thì vẫn cứ mê hoặc điên đảo như cũ, vẫn cứ không buông được. Nguyên nhân là do nhận biết chưa đủ thấu triệt, nên mới có hiện tượng này xảy ra. Từ đó cho thấy, dạy học quan trọng biết bao!
Ở Trung Quốc vào thời xưa, thật sự xem dạy học là việc lớn hàng đầu của đời người, bất luận là gia đình hay quốc gia. Cho nên dân tộc có thể kéo dài đến mấy ngàn năm, đến ngày nay nó vẫn không bị diệt vong. Chúng ta hãy xem những đế quốc mới trỗi dậy trước đây ở phương Tây, thời gian duy trì chưa bao lâu thì đã suy rồi. Chúng ta có quan sát nghiêm túc hay không? Nguyên nhân của hưng suy là gì? Vì sao được hưng vượng. Vì sao lại bị suy thoái? Trung Quốc đã bị suy một lần rồi nhưng tại sao có thể phục hưng trở lại? Nguyên nhân là do gốc của văn hóa rất sâu. Tuy là vào thời cận đại, mọi người đều thấy cái gọi là súng và đại bác của người phương Tây, họ bị vũ lực khuất phục nên đã mất đi lòng tự tin dân tộc.
Thế nhưng ở Trung Quốc vẫn còn còn một số người lớn tuổi trong tâm họ hiểu rõ, giữ vững mạng mạch văn hóa dân tộc, chờ đợi cơ duyên để phát dương quang đại. Điều gì là cơ duyên? Mọi người tỉnh ngộ, có thể tiếp nhận trở lại văn hóa dân tộc, đây chính là cơ duyên chín muồi. Trong môi trường rộng lớn của Trung Quốc, trải qua mấy ngàn năm hun đúc, nói thật ra là rất dễ dàng giác ngộ, dễ thức tỉnh trở lại. Đây là phước báo của tất cả chúng ta. Chúng ta có phước thì người trên thế giới có phước. Lời giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền so với quan niệm của người phương Tây quả thật không giống nhau. Từ xưa đến nay có câu nói “thiên hạ là của chung”, nói “nhân từ với người, yêu thương mọi vật”, “suy mình biết người”, tấm lòng này quảng đại biết bao, thành tựu công đức viên mãn. Cho nên dù cho nhất thời bị mê hoặc, có tai nạn trong thời gian ngắn, rốt cuộc cũng có thể hồi phục.
Nói đến “vơi đầy”, thật sự mà nói đều là do ở giữ tâm. Trong chú giải đã nêu ra một thí dụ, có một tín đồ vào chùa thắp nhang cúng dường hai văn tiền. Nói hai văn thì người hiện nay không hiểu. Thế nào gọi là hai văn? Vào cuối đời nhà Thanh, thì mười văn tiền mới được một xu, mười xu mới được một hào, thì bạn biết hai văn tiền là số tiền rất ít. Đây là một người mà chúng ta có thể biết là gia cảnh vô cùng thanh bần. Thế nhưng tâm bố thí cúng dường của cô chân thành, cho nên đích thân lão Hòa thượng trụ trì chùa đã làm lễ tiêu tai cho cô. Về sau vị nữ thí chủ này phát đạt, trở lại chùa để thắp nhang tạ lễ, lần này cô cúng dường mấy ngàn lượng vàng. Lão Hòa thượng chỉ phái một người xuất gia đến làm lễ tiêu tai cho cô. Sau khi xong Phật sự, cô liền đi hỏi lão Hòa thượng: “Con trước đây bố thí hai văn tiền thì đích thân Ngài làm lễ tiêu tai cho con. Bây giờ con cúng dường nhiều như vậy, vì sao Ngài lại tùy tiện phái một người xuất gia giống như là làm lấy lệ cho con vậy?” Lão Hòa thượng liền nói: “Trước đây con bố thí tuy ít, mà tâm của con chân thành. Ta không đích thân làm lễ tiêu tai cho con là có lỗi với con. Ngày nay con bố thí cúng dường tuy nhiều, nhưng sự thành kính trong tâm của con không bằng năm xưa, cho nên bảo một người xuất gia làm lễ tiêu tai cho con là được rồi”.
Sự “vơi đầy”, chúng ta nhìn thấy ở đây, không nằm ở cúng dường tiền nhiều hay ít, mà là ở tâm địa chân thành. Thí dụ này hay. Không phải là có tiền bạc là có thể tu được đại công đức, có thể tu được công đức viên mãn. Nếu vậy thì người bần cùng không có cơ hội tu. Hiểu rõ đạo lý này thì dù là người bần cùng vẫn có thể tu được công đức viên mãn, còn người phú quý tu tích thì vẫn thường chỉ được một phần công đức. Chúng ta hiểu rõ cái đạo lý này thì thấu hiểu chân tướng sự thật. Người phú quý không phải đời đời kiếp kiếp đều phú quý. Người bần tiện cũng không phải đời đời kiếp kiếp đều bần tiện. Người bần tiện đời sau được phú quý, người phú quý đời sau chuyển thành bần tiện. Bạn sẽ hỏi đây là đạo lý gì? Đúng là điều mà đoạn này đã nói. Trong điều kiện bình thường, người phú quý thì kiêu mạn nhiều, người bần tiện phần lớn là khiêm tốn cung kính. Đâu biết là khiêm kính là đức, kiêu mạn thì đã tổn phước rồi. Cho nên tu như thế nào thì cũng chỉ được một phần, không đạt được viên mãn.
Tiên sinh Liễu Phàm còn nêu ra một câu chuyện về Lữ Động Tân, cũng đáng để chúng ta phản tỉnh sâu sắc. Lữ Động Tân là một trong Bát tiên của Đạo giáo. Lữ Động Tân năm xưa gặp được Chung Ly, cũng là một trong Bát tiên. Chung Ly dạy Lữ Động Tân pháp thuật “biến sắt thành vàng”. Muốn bố thí cứu giúp những người nghèo khổ, bạn có cái năng lực này thì tiện lợi rồi. Lữ Động Tân hỏi Chung Ly: “Tôi điểm sắt thành vàng, vàng này có bị biến thành sắt trở lại hay không?” Chung Ly nói: “Sau năm trăm năm nó mới biến lại thành sắt”. Lữ Động Tân liền nghĩ, ta làm như vậy há chẳng phải đã hại những người năm trăm năm sau đó hay sao? Ta không cần học pháp thuật này nữa. Chung Ly tán thán ông: “Muốn tu tiên phải tích đủ ba ngàn công đức, một tâm niệm tốt này của ông thì đã viên mãn ba ngàn công đức rồi”. Tôi nghĩ người hiện nay không có cái tâm này. Đừng nói họ không chịu trách nhiệm việc hại người của năm trăm năm sau, mà ngay người hiện tại họ cũng sẽ hại. Từ trong câu chuyện này, chúng ta lĩnh hội được một điều, chư Phật Bồ-tát, thần tiên đều là dùng tâm yêu thương để đối xử với người, ngay cả chúng sanh của trăm ngàn năm về sau cũng nhất định không có một ý niệm muốn làm tổn hại. Huống hồ là hiện tại chứ? Đây là điều chúng ta cần phải học tập.
Sau cùng, tiên sinh Liễu Phàm rút ra một kết luận rất hay, điều quan trọng nhất là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Bố thí một chút tiền cũng có thể tiêu trừ tội lỗi ngàn kiếp. Từ đó cho thấy, không do thí xả nhiều hay ít, mà do tâm niệm chân thành. Nếu như tâm địa không chân thành, tuy có vàng bạc trăm vạn lượng, chúng ta ngày nay nói là đem của cải hàng tỉ tỉ đi bố thí cúng dường, phước cũng chỉ được một phần, không được viên mãn. Đạo lý này trong Phật pháp đã nói rất rõ ràng. Chân thành, thanh tịnh, từ bi không chấp tướng, đúng như trong Phật pháp gọi là “cảnh chuyển theo tâm”. Người như vậy tâm lượng rất lớn, trong tâm của họ không có chướng ngại, không có phân biệt, không có chấp trước, mỗi niệm đều tương ưng với hư không pháp giới. Công đức này thì viên mãn rồi.
Nếu trong tâm không xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tâm lượng nhỏ hẹp thì dù bố thí ức vạn vàng bạc châu báu cũng không có cách gì đột phá tâm lượng ấy. Cho nên phước báo của họ không viên mãn, đạo lý là ở chỗ này. Chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ, quan sát thật tỉ mỉ. Chư Phật Bồ-tát giáo hóa chúng sanh, bất luận là thí tài, thí pháp, hết thảy việc thí xả đều tùy thuận tâm lượng mà trùm khắp pháp giới mười phương. Thành tựu của các Ngài là đại viên mãn, niệm niệm là đại viên mãn, sự sự là đại viên mãn. Nếu chúng ta ngay cả đạo lý này cũng không biết thì làm sao mà tu được? Cho nên học Phật không thể không rõ lý. Tu phước cũng không thể không rõ lý.
Sau đây nói “thiện có lớn nhỏ”, đều ở trong một niệm chí thành mà phân biệt. Một niệm vì lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chúng sanh, cái hạnh này là lớn. Một niệm vì tự tư tự lợi, làm việc tốt có nhiều đi nữa thì cái phước thiện này cũng là nhỏ. Trong Vựng Biên đã trích dẫn một câu chuyện về Vệ Trọng Đạt triều Tống. Chúng ta có thể xem thấy câu chuyện này ở trong rất nhiều điển tích bút ký của người xưa, có thể thấy câu chuyện về Vệ Trọng Đạt được rất nhiều người biết đến. Vệ Trọng Đạt cũng làm quan rất lớn, gặp phải nhân duyên bị quỷ sứ bắt đi gặp Diêm Vương. Diêm Vương sai Phán quan đem hồ sơ của ông ra, hồ sơ phân thành hai phần, một phần là ác, một phần là thiện. Số lượng phần ác đó rất nhiều. Việc thiện thì chỉ có một quyển nhỏ. Diêm Vương thấy như vậy thì rất không vui, ra lệnh cho Phán quan đem cân ra cân thử. Kết quả, hồ sơ ghi việc ác của ông tuy là nhiều, còn hồ sơ ghi việc thiện chỉ có một trang giấy, một trang giấy đó lại nặng hơn đống hồ sơ ghi việc ác kia. Diêm Vương nhìn thấy lập tức vẻ mặt vui hẳn lên. Diêm Vương nói: “Anh khá lắm”. Ông bèn hỏi Phán quan: “Tôi hiện nay vẫn chưa được 40 tuổi, làm sao tôi tạo ác nhiều đến như vậy?” Phán quan nói cho ông biết, ác không nhất định là tạo việc, mà động một niệm ác thì ở âm tào địa phủ đã ghi chép rồi. Ông hỏi: “Vậy cái thiện đó của tôi là việc gì?” Phán quan nói: “Việc thiện đó là khi triều đình muốn xây một công trình, công trình này hao người tốn của, anh đã viết một bức tấu chương khuyên hoàng đế không nên làm công trình này”. Ông ta nói: “Nhưng hoàng đế không nghe”. Phán quan nói: “Tuy là không nghe theo nhưng tâm niệm này của anh là vì quần chúng mà lo nghĩ, không phải vì lợi ích cá nhân, là vì lê dân trăm họ mà lo nghĩ, anh dùng tâm chân thành để lo lắng cho họ. Công đức của một niệm này đã vượt hơn vô lượng vô biên tội nghiệp của anh. Cho nên một niệm thiện đó rất lớn, những niệm ác đó dù nhiều đi nữa vẫn là nhỏ”.
Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì sẽ có tín tâm đối với việc sửa lỗi hướng thiện, tích lũy công đức, biết mình cần phải làm như thế nào, biết rằng việc sám hối không khó. Vệ Trọng Đạt chẳng qua là tích lũy ác nghiệp trong 40 năm. Chúng ta ngày nay phải nói là đã tích tập những ác nghiệp trong vô lượng kiếp, nhưng trong một niệm cũng có thể hối cải. Câu chuyện này đã đem lại lòng tin rất lớn đối với việc chúng ta sửa chữa lỗi lầm, sám hối tội lỗi cầu phước. Chỗ thấy biết của chư Phật Bồ-tát, thiên địa thần linh khác với phàm phu chúng ta. Hy vọng chúng ta phải cố gắng học tập.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.
A Di Đà Phật!
Về câu “tích đức lũy công”, Vựng Biên đã trích dẫn “Phương pháp tích thiện” mà trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn đã nói. Một người tu hành, người tu hành chính là lập chí muốn làm một người tốt, tu sửa lại những hành vi không tốt. Muốn thật sự đạt đến mục tiêu này thì trước tiên phải có năng lực phân biệt rõ ràng thiện ác. Thiện thì có chân có giả, có đoan có khúc, có âm có dương. Tiếp theo dưới đây nói, còn có đúng, có sai, có lệch, ngay, có vơi, đầy. Nếu bạn nhận thức không rõ ràng, thấy ác cho là thiện, thấy thiện cho là ác, sự việc này thường hay xảy ra, rất có thể đã xảy ra ngay trên chính bản thân mình. Cả đời mình thường mong cầu đoạn ác tu thiện, nhưng trên thực tế việc mình làm lại là đoạn thiện tu ác, hoàn toàn trái nghịch.
Chúng ta thường hay thấy Đức Thế Tôn ở trong kinh luận rất cảm khái mà nói là “kẻ đáng thương xót”. Những người này thật là đáng thương, không thể phân biệt rõ ràng đúng sai, thiện ác. Lý lão sư trước đây nói càng khiến người ta tỉnh ngộ. Không những là bạn không phân biệt được tà chánh, thị phi, mà lợi hại bày ra ngay trước mắt bạn cũng không nhận ra được. Cho nên bạn tạo nghiệp, chịu báo ứng rất khổ. Không những Phật pháp nói rất rõ ràng, rất thấu triệt sự việc trong trời đất mà người thiện thế gian, Thánh Hiền của thế gian cũng đã nói không ít. Những lời mà họ nói có phải là lời chân thật không?
Từ xưa đến nay, ở thế gian này, lịch sử của Trung Quốc là tương đối hoàn chỉnh. Từ ba đời Hạ, Thương, Chu cho đến hiện nay đều có ghi chép tỉ mỉ chính xác. Chúng ta gọi nó là tín sự, nghĩa là việc có thể tin cậy được. Đặc biệt là đối với ghi chép về nhân quả báo ứng thì càng tỉ mỉ, chính xác hơn. Từ những sự thật này, chúng ta cũng chứng minh được giáo huấn của Phật Bồ-tát, cổ Thánh tiên Hiền là chân thật không hư. Trong việc luận về đúng sai của thiện ác, người xưa có tiêu chuẩn là: “Bất luận hiện hành, nhi luận lưu tế” (không bàn về hiện tại, mà bàn xem việc ấy gây nên hậu quả về sau như thế nào). Cái tầm nhìn này thật là nhìn được sâu, thấy được xa. Rốt cuộc là thiện hay ác, không phải chỉ nhìn ở bên ngoài, không phải chỉ thấy trước mắt. Hậu quả, nếu dùng cách nói hiện nay, là sự ảnh hưởng của họ đối với xã hội, đối với không gian và thời gian, phải từ chỗ này mà quan sát.
Trước mắt là việc thiện, là việc tốt, nhưng sự ảnh hưởng về sau là không tốt. Chúng ta nêu ra một thí dụ, cư sĩ Vương Long Thư hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, đó là việc tốt, có biết bao nhiêu người tán thán. Ngụy Mặc Thâm cũng hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, bản hội tập của cư sĩ Vương thì được đưa vào Long Tạng (bộ Đại tạng kinh được khắc in vào đời vua Càn Long). Vào thời xưa, viết sách có thể được nhập vào Tạng, đó là bản hoàn thiện được mọi người công nhận. Vì sao Ấn Quang Đại sư lại phê bình nghiêm khắc ông Vương Long Thư? Đại sư nói ông đã sửa đổi chữ ở trong bản dịch gốc. Chữ mà ông đã sửa đổi rất hay, đây là thiện. Thế nhưng Ấn Quang Đại sư nói ông là ác. Ác ở chỗ nào vậy? Ấn Quang Đại sư nhìn ra được cái hại về sau, chính là sự ảnh hưởng của việc này. Vương Long Thư có thể sửa kinh, tôi cũng có thể sửa kinh, bạn cũng có thể sửa kinh. Mỗi người đều sửa một chút chỗ không hợp ý mình trong kinh điển thì kinh này lưu truyền đến đời sau đã thay đổi hoàn toàn rồi!
Sự phản đối của Ấn Quang Đại sư, không phải phản đối ông Vương Long Thư không được hội tập, hội tập hoàn toàn không bị phản đối, mà là không được sửa đổi chữ ở trong kinh. Chữ ở trong kinh tuy không hay nhưng không được sửa. Khi sửa thì sợ sẽ tạo sự ảnh hưởng. Long Thư sửa thì không có vấn đề gì, vì người ta có học vấn, có tu trì, thật sự có thể sửa được tốt. Chúng ta là người đời sau thấy ông sửa được, thế thì tôi cũng sửa được. Tôi đọc thấy câu này đọc không suông, là vì trình độ tôi chưa đủ, liền sửa cái chữ khó này thành chữ khác cho dễ đọc, cứ theo ý mà sửa, thế thì có nguy hiểm hay không? Cho nên không thể tùy tiện theo ý của mình. Tùy tiện theo ý của mình, thì sai rồi. Ngay cả như Long Thư, Ngụy Nguyên (tức Ngụy Mặc Thâm), bậc đại hiền như vậy mà Ấn Quang Đại sư còn quở trách họ, dù cho họ đối với Tịnh Độ tông quả thật là có cống hiến, có công lao.
Chính vì vậy mới có bản hội tập thứ ba của lão cư sĩ Hạ Liên Cư ra đời. Bản hội tập này tránh được lỗi lầm của các bản trước, chỉ có ưu điểm chứ không có khuyết điểm của bản hội tập trước. Cho nên mọi người gọi đó là bản hoàn thiện nhất của Kinh Vô Lượng Thọ. Bản hoàn thiện này có ưu điểm hay không? Ưu điểm rất nhiều. Mười mấy năm gần đây, phong khí niệm Phật của các đồng tu học Phật trên toàn thế giới được khơi dậy. Khơi dậy như thế nào? Do bản hội tập của Hạ lão cư sĩ đã khơi dậy. Rất nhiều người đọc bản hội tập này rồi vãng sanh có tướng lành hiếm có, chúng ta tận mắt nhìn thấy ở Singapore, ở Malaysia, chính tai tôi nghe thấy cũng rất nhiều.
Chúng ta phải từ việc hội tập kinh này mà nhìn thấy đúng sai, đây là nêu ra một sự việc rồi lấy đó mà suy ra. Trong đời sống hằng ngày, nhất định phải quan sát thật kỹ sự ảnh hưởng của những hành vi tạo tác của chúng ta đối với chung quanh, ảnh hưởng đối với xã hội, ảnh hưởng đối với đời sau, nói chung gọi là ảnh hưởng đối với lịch sử, chúng ta phải hiểu rõ những ý nghĩa này.
Nhìn xa thêm một chút, chúng ta thấy vào thời đại của Khổng Lão Phu Tử, có rất nhiều chư hầu cầm quyền trị nước không theo ý nguyện của người dân. Phu Tử chu du các nước, hy vọng có chư hầu nhận biết ngài, trọng dụng ngài, ngài có thể giúp chư hầu trị quốc bình thiên hạ. Ngài có trí huệ, ngài cũng có bản lĩnh này. Thế nhưng các chư hầu tiếp kiến ngài đều tán thán ngài, nhưng không có người nào dùng ngài. Ngài đành phải trở về nhà để dạy học. Chúng ta muốn hỏi vì sao ngài không làm một cuộc cách mạng? Vì sao không lật đổ chính quyền cũ rồi lên thay thế? Phu Tử không làm việc này. Không phải vì ngài không có năng lực, trong số 3.000 đệ tử của ngài có 72 bậc hiền tài. Chúng ta mở quyển Luận Ngữ ra thử xem, các loại nhân tài đều có. Phu Tử có thể lật đổ chính quyền cũ, hơn nữa còn là một việc tốt. Nhưng ảnh hưởng về sau là không tốt, sẽ tạo nên ảnh hưởng tiêu cực cho lịch sử. Về sau hễ ai không hài lòng đối với chính quyền thì muốn nổi lên lật đổ nó. Bạn phải biết là bao nhiêu tài sản, mạng sống của con người sẽ bị tiêu tan trong ý niệm đó của bạn, tội lỗi này nặng biết bao! Làm thỏa mãn dục vọng của một mình bạn mà để bao nhiêu người phải gặp nạn, việc này không thể làm được.
Họ cầm quyền trị nước tuy không thể hoàn toàn theo ý nguyện của người dân, nhưng vẫn chưa đến nỗi cần phải bị lật đổ. Cách mạng Thang Vũ là bất đắc dĩ, Ân Trụ Vương thật sự là quá đáng, không xem bá tánh là con người nữa, cho nên đây là điều nên làm. Một người cầm quyền chưa đến mức này thì không thể lật đổ họ. Cho nên chư Phật Bồ-tát, đại Thánh đại Hiền, đều cầu mong xã hội ổn định, thế giới hòa bình, thể chế không tốt thì cứ từ từ mà sửa đổi, như thế là hiểu được thiện ác, đúng sai. Các Ngài biết nhìn xa, trông rộng, đây là Thánh nhân. Tuy Khổng Tử là người thuộc giới bình dân, thành tựu của Ngài là dạy học, sự ảnh hưởng của Ngài là mãi đến ngày nay, hơn 2.500 năm rồi, hơn nữa còn lan rộng khắp thế giới. Ở trên thế giới ngày nay, bất kỳ một quốc gia khu vực nào, khi nhắc đến Khổng Lão Phu Tử, mọi người đều biết, đều khởi tâm tôn kính. Chúng ta thử nghĩ, Ngài đã nhìn sự việc như thế nào, xử lý sự việc ra sao. Cho nên dường như đúng mà sai, rất khó mà phân biệt, dường như thiện mà ác, cũng có dường như ác mà thiện, vẻ bề ngoài nhìn thấy là bất thiện, mà ảnh hưởng là thiện. Có thể thấy tiêu chuẩn của bậc Thánh Hiền đối với thị phi thiện ác không giống như chúng ta, chúng ta cần nên lưu ý.
Thế nào là “thiên lệch” và “chánh trực”? Trong sách Liễu Phàm Tứ Huấn nêu ra một câu chuyện về Lữ Văn Ý là Tể tướng thời ấy. Khi ông nghỉ hưu trở về nhà, người trong làng đều tôn kính ông. Trong làng có một người thường hay uống rượu, khi uống say rồi thì không có lễ độ, nói năng thô lỗ, sỉ nhục Tể tướng. Tể tướng rất độ lượng, bỏ qua hết, tha thứ cho người này. Một năm sau, nghe nói người này phạm phải tội tử hình, bị giam vào trong ngục, Lữ Công cảm thấy rất áy náy. Ông nghĩ: “Nếu lúc đó người này sỉ nhục ta, ta đem người này đến cửa quan để trị tội thì người này sẽ không đến nỗi gây tội ác lớn như ngày hôm nay. Lúc ấy chỉ là một niệm tâm nhân hậu, tha thứ, bỏ qua cho người này, không biết được là người này về sau lại tạo ra lỗi lầm lớn hơn”.
Giống như trường hợp này, chúng ta trong đời sống hằng ngày cũng thường hay thấy, lỗi lầm nhỏ nếu không trừng trị họ thì dần dần sẽ nuôi thành cái ác lớn. Hơn nữa, sự ảnh hưởng này không tốt, tạo thành tiền lệ, ai cũng dám tạo ác thì xã hội này làm sao có thể an định được chứ? Cho nên Nho, Phật là sư đạo. Ngày nay chúng ta cực lực đề xướng: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” (học để làm chuẩn mực cho người khác, hành động để nêu gương cho đời). Tám chữ này là do Đại học Sư Phạm Bắc Kinh đề ra, tôi thấy thật là rất hay. Phải đem tám chữ này phổ biến mạnh mẽ, không chỉ giới hạn ở Bắc Kinh, chúng ta phải đem nó lưu hành đến toàn thế giới. Chúng tôi ngày ngày đang giảng, các đồng học mỗi ngày cũng đều đang nghe. Các bạn có cái nguyện vọng này hay không?
Nếu có cái nguyện vọng này là bạn đang tích đức, trong tâm bạn đã có đức hạnh chân thật rồi. Bạn có thể đem ý thức này thực hiện vào trong đời sống hằng ngày là bạn đang tích công. Tích đức lũy công là như vậy mà thành tựu. Chúng ta khởi tâm động niệm, hành vi tạo tác, có thể tạo nên tấm gương tốt cho xã hội hay không? Phải giữ cái tâm này, phải hành sự như vậy mới đúng. Cho nên nhất định phải suy nghĩ, cách làm của ta có ảnh hưởng gì đối với xã hội hay không? Có những ảnh hưởng gì đối với những người học theo ở tương lai? Phải thường xuyên nghĩ đến điểm này, phía sau thiện hạnh luôn là việc ác, không thể không cảnh giác.
Có một số ác hạnh mà hậu quả về sau lại rất tốt, là việc thiện, thế nên gọi là “trong lệch có chánh”. Thiện hạnh mà về sau có ảnh hưởng bất thiện là trong chánh có lệch. Việc làm trước mắt không tốt nhưng ảnh hưởng của nó là tốt, đó chính là trong lệch có chánh. Những sự việc này nếu không có sự tu dưỡng tương đối sâu thì bạn làm sao có thể nhận ra. Hơn nữa, những sự việc này, vừa tiếp xúc là phải biết ngay, không phải sự việc qua rồi sau đó mới nghĩ ra, vậy thì không kịp rồi. Gặp phải chuyện là biết rõ, có thể quyết đoán kịp thời, đây là học vấn, đây là công phu chân thật. Hằng ngày tu tâm dưỡng tánh không đủ sâu dày nên gặp việc vẫn không tránh khỏi có lỗi lầm. Biết bao nhiêu lỗi lầm không có cách gì bù đắp được. Nhất là khi chúng ta sống trong thời đại này, thời đại không có người giảng đạo, cũng không có người giảng lý, là thời loạn thế.
Sống trong thời loạn thế, chúng ta lập chí muốn làm người tốt, làm Thánh Hiền thì thật không dễ dàng. Đây đúng là Phật ở trong kinh thường nói, nếu không có thiện căn, phước đức, nhân duyên sâu dày thì chúng ta không làm được. Mong cầu là một chuyện, còn mãn nguyện hay không lại là một chuyện khác. Thế nhưng người thật sư phát nguyện, bất luận ở trong hoàn cảnh nào cũng đều có thành tựu, chỉ cần không thoái tâm, niệm hiếu thiện hiếu đức không bị thoái chuyển, đây là nhân, duyên là ở hiếu học. Thật sự chịu hiếu học, trong Phật pháp thường nói “trong cửa Phật không bỏ một ai” bạn sẽ được Phật Bồ-tát chăm sóc. Bạn có nguyện tốt mà bạn không hiếu học thì sẽ không có thành tựu. Bạn hiếu học mà không có nguyện lớn, cũng không thể thành tựu, hạnh và nguyện hỗ trợ cho nhau, như vậy mới có thể thành tựu. Đạo lý này ở trong kinh Phật nói rất nhiều. Đại Thánh đại Hiền xưa nay, chúng ta nhìn từ bên ngoài, không có vị nào không hiếu học. Chư Phật Bồ-tát là tấm gương tốt về người hiếu học, chúng ta cần phải học tập.
**********
Các vị đồng học. Hôm nay chúng ta tiếp tục bàn đến việc mà tiên sinh Liễu Phàm gọi là “thiện có bán mãn”. “Mãn” là tròn đầy. Phàm là không thể tròn đầy, không đạt đến tiêu chuẩn của tròn đầy thì gọi là “bán” (vơi). Ông nêu ra hai câu nói ở trong Kinh Dịch: “Thiện không tích thì không đủ để thành danh, ác không tích thì không đủ để diệt thân”. Hai câu nói này là danh ngôn chí lý. Người tu hành nhất định phải khắc ghi trong lòng. Nói tóm lại, không tích thì không thể đầy, thì không đạt đến viên mãn. Cho nên dạy chúng ta phải “tích lũy công đức”. Người có đức hạnh nhất định mỗi niệm không quên, từng giây từng phút phải giữ cái tâm muốn làm lợi ích cho người, lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chúng sanh, nhất định phải xả bỏ tự lợi.
Người thường không phải không biết đạo lý này, không phải là không có đọc sách Thánh Hiền. Rất nhiều người đọc sách Thánh Hiền, nhiều người hiểu rõ đạo lý này nhưng họ không làm được. Vì sao họ không làm được? Họ không thể xả bỏ tư dục. Từ đó cho thấy, tự tư tự lợi, đủ thứ ái dục, không những là chướng ngại lớn cho việc tu hành mà phước báo thế gian cũng bị nó làm chướng ngại. Vì sao chúng sanh bị đọa tam đồ? Chúng ta giải thích nguyên nhân không khó. Kinh Phật nói về tam đồ, địa ngục rất rõ ràng, minh bạch. Chúng ta đọc rồi, nghe rồi, vẫn cứ không thể nâng cao cảnh giác, đây đúng là “cảm giác bị tê liệt rồi”, chỉ chú ý đến cái lợi nhỏ trước mắt, không biết rằng trong tương lai có hại rất lớn.
Cho nên có được mấy người có thể nhận thức được rõ ràng thiện ác lợi hại, chân lý sự thật, mấy người có thể làm được viên mãn? Người hiện nay không làm được. Thật ra cũng không thể trách họ được. Vì sao vậy? Không có người dạy họ. Những đại đạo lý này nhất định phải được bắt đầu dạy từ nhỏ, đó gọi là “thói quen tập thành từ nhỏ thì thành tự nhiên”. Điều này rất có đạo lý, đến trung niên, lão niên, ở trong lò nhuộm xã hội thì đã bị ô nhiễm nghiêm trọng rồi. Tuy nghe đến thì cảm thấy là có lý, cũng biết gật gật đầu, nhưng cảnh duyên hiện tiền thì vẫn cứ mê hoặc điên đảo như cũ, vẫn cứ không buông được. Nguyên nhân là do nhận biết chưa đủ thấu triệt, nên mới có hiện tượng này xảy ra. Từ đó cho thấy, dạy học quan trọng biết bao!
Ở Trung Quốc vào thời xưa, thật sự xem dạy học là việc lớn hàng đầu của đời người, bất luận là gia đình hay quốc gia. Cho nên dân tộc có thể kéo dài đến mấy ngàn năm, đến ngày nay nó vẫn không bị diệt vong. Chúng ta hãy xem những đế quốc mới trỗi dậy trước đây ở phương Tây, thời gian duy trì chưa bao lâu thì đã suy rồi. Chúng ta có quan sát nghiêm túc hay không? Nguyên nhân của hưng suy là gì? Vì sao được hưng vượng. Vì sao lại bị suy thoái? Trung Quốc đã bị suy một lần rồi nhưng tại sao có thể phục hưng trở lại? Nguyên nhân là do gốc của văn hóa rất sâu. Tuy là vào thời cận đại, mọi người đều thấy cái gọi là súng và đại bác của người phương Tây, họ bị vũ lực khuất phục nên đã mất đi lòng tự tin dân tộc.
Thế nhưng ở Trung Quốc vẫn còn còn một số người lớn tuổi trong tâm họ hiểu rõ, giữ vững mạng mạch văn hóa dân tộc, chờ đợi cơ duyên để phát dương quang đại. Điều gì là cơ duyên? Mọi người tỉnh ngộ, có thể tiếp nhận trở lại văn hóa dân tộc, đây chính là cơ duyên chín muồi. Trong môi trường rộng lớn của Trung Quốc, trải qua mấy ngàn năm hun đúc, nói thật ra là rất dễ dàng giác ngộ, dễ thức tỉnh trở lại. Đây là phước báo của tất cả chúng ta. Chúng ta có phước thì người trên thế giới có phước. Lời giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền so với quan niệm của người phương Tây quả thật không giống nhau. Từ xưa đến nay có câu nói “thiên hạ là của chung”, nói “nhân từ với người, yêu thương mọi vật”, “suy mình biết người”, tấm lòng này quảng đại biết bao, thành tựu công đức viên mãn. Cho nên dù cho nhất thời bị mê hoặc, có tai nạn trong thời gian ngắn, rốt cuộc cũng có thể hồi phục.
Nói đến “vơi đầy”, thật sự mà nói đều là do ở giữ tâm. Trong chú giải đã nêu ra một thí dụ, có một tín đồ vào chùa thắp nhang cúng dường hai văn tiền. Nói hai văn thì người hiện nay không hiểu. Thế nào gọi là hai văn? Vào cuối đời nhà Thanh, thì mười văn tiền mới được một xu, mười xu mới được một hào, thì bạn biết hai văn tiền là số tiền rất ít. Đây là một người mà chúng ta có thể biết là gia cảnh vô cùng thanh bần. Thế nhưng tâm bố thí cúng dường của cô chân thành, cho nên đích thân lão Hòa thượng trụ trì chùa đã làm lễ tiêu tai cho cô. Về sau vị nữ thí chủ này phát đạt, trở lại chùa để thắp nhang tạ lễ, lần này cô cúng dường mấy ngàn lượng vàng. Lão Hòa thượng chỉ phái một người xuất gia đến làm lễ tiêu tai cho cô. Sau khi xong Phật sự, cô liền đi hỏi lão Hòa thượng: “Con trước đây bố thí hai văn tiền thì đích thân Ngài làm lễ tiêu tai cho con. Bây giờ con cúng dường nhiều như vậy, vì sao Ngài lại tùy tiện phái một người xuất gia giống như là làm lấy lệ cho con vậy?” Lão Hòa thượng liền nói: “Trước đây con bố thí tuy ít, mà tâm của con chân thành. Ta không đích thân làm lễ tiêu tai cho con là có lỗi với con. Ngày nay con bố thí cúng dường tuy nhiều, nhưng sự thành kính trong tâm của con không bằng năm xưa, cho nên bảo một người xuất gia làm lễ tiêu tai cho con là được rồi”.
Sự “vơi đầy”, chúng ta nhìn thấy ở đây, không nằm ở cúng dường tiền nhiều hay ít, mà là ở tâm địa chân thành. Thí dụ này hay. Không phải là có tiền bạc là có thể tu được đại công đức, có thể tu được công đức viên mãn. Nếu vậy thì người bần cùng không có cơ hội tu. Hiểu rõ đạo lý này thì dù là người bần cùng vẫn có thể tu được công đức viên mãn, còn người phú quý tu tích thì vẫn thường chỉ được một phần công đức. Chúng ta hiểu rõ cái đạo lý này thì thấu hiểu chân tướng sự thật. Người phú quý không phải đời đời kiếp kiếp đều phú quý. Người bần tiện cũng không phải đời đời kiếp kiếp đều bần tiện. Người bần tiện đời sau được phú quý, người phú quý đời sau chuyển thành bần tiện. Bạn sẽ hỏi đây là đạo lý gì? Đúng là điều mà đoạn này đã nói. Trong điều kiện bình thường, người phú quý thì kiêu mạn nhiều, người bần tiện phần lớn là khiêm tốn cung kính. Đâu biết là khiêm kính là đức, kiêu mạn thì đã tổn phước rồi. Cho nên tu như thế nào thì cũng chỉ được một phần, không đạt được viên mãn.
Tiên sinh Liễu Phàm còn nêu ra một câu chuyện về Lữ Động Tân, cũng đáng để chúng ta phản tỉnh sâu sắc. Lữ Động Tân là một trong Bát tiên của Đạo giáo. Lữ Động Tân năm xưa gặp được Chung Ly, cũng là một trong Bát tiên. Chung Ly dạy Lữ Động Tân pháp thuật “biến sắt thành vàng”. Muốn bố thí cứu giúp những người nghèo khổ, bạn có cái năng lực này thì tiện lợi rồi. Lữ Động Tân hỏi Chung Ly: “Tôi điểm sắt thành vàng, vàng này có bị biến thành sắt trở lại hay không?” Chung Ly nói: “Sau năm trăm năm nó mới biến lại thành sắt”. Lữ Động Tân liền nghĩ, ta làm như vậy há chẳng phải đã hại những người năm trăm năm sau đó hay sao? Ta không cần học pháp thuật này nữa. Chung Ly tán thán ông: “Muốn tu tiên phải tích đủ ba ngàn công đức, một tâm niệm tốt này của ông thì đã viên mãn ba ngàn công đức rồi”. Tôi nghĩ người hiện nay không có cái tâm này. Đừng nói họ không chịu trách nhiệm việc hại người của năm trăm năm sau, mà ngay người hiện tại họ cũng sẽ hại. Từ trong câu chuyện này, chúng ta lĩnh hội được một điều, chư Phật Bồ-tát, thần tiên đều là dùng tâm yêu thương để đối xử với người, ngay cả chúng sanh của trăm ngàn năm về sau cũng nhất định không có một ý niệm muốn làm tổn hại. Huống hồ là hiện tại chứ? Đây là điều chúng ta cần phải học tập.
Sau cùng, tiên sinh Liễu Phàm rút ra một kết luận rất hay, điều quan trọng nhất là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm từ bi. Bố thí một chút tiền cũng có thể tiêu trừ tội lỗi ngàn kiếp. Từ đó cho thấy, không do thí xả nhiều hay ít, mà do tâm niệm chân thành. Nếu như tâm địa không chân thành, tuy có vàng bạc trăm vạn lượng, chúng ta ngày nay nói là đem của cải hàng tỉ tỉ đi bố thí cúng dường, phước cũng chỉ được một phần, không được viên mãn. Đạo lý này trong Phật pháp đã nói rất rõ ràng. Chân thành, thanh tịnh, từ bi không chấp tướng, đúng như trong Phật pháp gọi là “cảnh chuyển theo tâm”. Người như vậy tâm lượng rất lớn, trong tâm của họ không có chướng ngại, không có phân biệt, không có chấp trước, mỗi niệm đều tương ưng với hư không pháp giới. Công đức này thì viên mãn rồi.
Nếu trong tâm không xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tâm lượng nhỏ hẹp thì dù bố thí ức vạn vàng bạc châu báu cũng không có cách gì đột phá tâm lượng ấy. Cho nên phước báo của họ không viên mãn, đạo lý là ở chỗ này. Chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ, quan sát thật tỉ mỉ. Chư Phật Bồ-tát giáo hóa chúng sanh, bất luận là thí tài, thí pháp, hết thảy việc thí xả đều tùy thuận tâm lượng mà trùm khắp pháp giới mười phương. Thành tựu của các Ngài là đại viên mãn, niệm niệm là đại viên mãn, sự sự là đại viên mãn. Nếu chúng ta ngay cả đạo lý này cũng không biết thì làm sao mà tu được? Cho nên học Phật không thể không rõ lý. Tu phước cũng không thể không rõ lý.
Sau đây nói “thiện có lớn nhỏ”, đều ở trong một niệm chí thành mà phân biệt. Một niệm vì lợi ích cho xã hội, lợi ích cho chúng sanh, cái hạnh này là lớn. Một niệm vì tự tư tự lợi, làm việc tốt có nhiều đi nữa thì cái phước thiện này cũng là nhỏ. Trong Vựng Biên đã trích dẫn một câu chuyện về Vệ Trọng Đạt triều Tống. Chúng ta có thể xem thấy câu chuyện này ở trong rất nhiều điển tích bút ký của người xưa, có thể thấy câu chuyện về Vệ Trọng Đạt được rất nhiều người biết đến. Vệ Trọng Đạt cũng làm quan rất lớn, gặp phải nhân duyên bị quỷ sứ bắt đi gặp Diêm Vương. Diêm Vương sai Phán quan đem hồ sơ của ông ra, hồ sơ phân thành hai phần, một phần là ác, một phần là thiện. Số lượng phần ác đó rất nhiều. Việc thiện thì chỉ có một quyển nhỏ. Diêm Vương thấy như vậy thì rất không vui, ra lệnh cho Phán quan đem cân ra cân thử. Kết quả, hồ sơ ghi việc ác của ông tuy là nhiều, còn hồ sơ ghi việc thiện chỉ có một trang giấy, một trang giấy đó lại nặng hơn đống hồ sơ ghi việc ác kia. Diêm Vương nhìn thấy lập tức vẻ mặt vui hẳn lên. Diêm Vương nói: “Anh khá lắm”. Ông bèn hỏi Phán quan: “Tôi hiện nay vẫn chưa được 40 tuổi, làm sao tôi tạo ác nhiều đến như vậy?” Phán quan nói cho ông biết, ác không nhất định là tạo việc, mà động một niệm ác thì ở âm tào địa phủ đã ghi chép rồi. Ông hỏi: “Vậy cái thiện đó của tôi là việc gì?” Phán quan nói: “Việc thiện đó là khi triều đình muốn xây một công trình, công trình này hao người tốn của, anh đã viết một bức tấu chương khuyên hoàng đế không nên làm công trình này”. Ông ta nói: “Nhưng hoàng đế không nghe”. Phán quan nói: “Tuy là không nghe theo nhưng tâm niệm này của anh là vì quần chúng mà lo nghĩ, không phải vì lợi ích cá nhân, là vì lê dân trăm họ mà lo nghĩ, anh dùng tâm chân thành để lo lắng cho họ. Công đức của một niệm này đã vượt hơn vô lượng vô biên tội nghiệp của anh. Cho nên một niệm thiện đó rất lớn, những niệm ác đó dù nhiều đi nữa vẫn là nhỏ”.
Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì sẽ có tín tâm đối với việc sửa lỗi hướng thiện, tích lũy công đức, biết mình cần phải làm như thế nào, biết rằng việc sám hối không khó. Vệ Trọng Đạt chẳng qua là tích lũy ác nghiệp trong 40 năm. Chúng ta ngày nay phải nói là đã tích tập những ác nghiệp trong vô lượng kiếp, nhưng trong một niệm cũng có thể hối cải. Câu chuyện này đã đem lại lòng tin rất lớn đối với việc chúng ta sửa chữa lỗi lầm, sám hối tội lỗi cầu phước. Chỗ thấy biết của chư Phật Bồ-tát, thiên địa thần linh khác với phàm phu chúng ta. Hy vọng chúng ta phải cố gắng học tập.
Được rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.
A Di Đà Phật!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.