Chương 34
Tài Tử Kim Thiền Khánh
13/10/2015
Chương 34
---
Sáng ngày hôm sau, 10 h 45 phút. Chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của ông giám đốc bệnh viện tâm thần Hòa Phát. Chẳng là, bệnh nhân Hải Ninh có những biểu hiện theo ông rất là kỳ lạ. Đã nhận lời Khôi Nguyên nên ông phải gọi điện đến báo cho ảnh biết tình hình. Khôi Nguyên rất nhạy cảm với những dấu hiệu lạ, nhận được tin của ông Trung, chúng tôi đến ngay bệnh viện tâm thần Hòa Phát, nơi mà chúng tôi đã từng vào một lần, và được nghe chính miệng ông giám đốc bệnh viện nói về một bệnh nhân nguy hiểm của mình, - đó cũng là người đã từng thuê căn nhà trên đồi trà và có xích mích với mụ Thùy Dung.
Đến nơi, chúng tôi được ông Trung dẫn vào con đường hôm rồi đã từng đi dạo nói chuyện với ông. Nhưng, lần này ngoài ba chúng tôi ra còn rất nhiều người khác nữa. Đó là những bệnh nhân mặc đồ bijama với nhiều hình dáng khác nhau, người thì đầu tóc rối bù, người thì nước dãi dễu đầy miệng, người thì đôi mắt như kẻ vô hồn, người thì tinh nghịch linh lợi, - một kiểu linh lợi bệnh hoạn, nói chung, những người đó điều giống nhau ở đặc điểm thần kinh có vấn đề nghiêm trọng, thế nên, họ mới được đưa vào đây. Ông Trung nói với chúng tôi rằng, đây chỉ là một cơ sở của bệnh viện Biên Hòa thôi nên bệnh nhân như vậy là tương đối ít. Chứ vào bệnh viện Biên Hòa mới thấy sự khác biệt như thế nào. Chứng tỏ người bị tâm thần có rất nhiều trong xã hội, - đó là nói đến những người bị tổn thương nặng nề, - chứ còn loại người bị tâm thần ở dạng tương đối nhẹ và nhẹ thì xã hội nhiều như rươi.
- Có hai loại điên, điên trí thức và điên đần độn. Cũng có trường hợp một người bị cho là điên chỉ vì người đó không chịu sống giống như ý muốn của người khác.
- Cậu nói đúng đấy khôi nguyên à! Thế giới này người điên nhiều hơn người tỉnh. Chúng ta là những người điên nhưng được cho là tỉnh, còn những người tỉnh như Newton chẳng hạn lại được cho là điên, và là điên trí thức giống như cậu nói.
- Sao lại có chuyện như vậy?
- Ngọc Diệp, cô thử hình dung nhé. Có một người chăn cừu, trong đàn cừu của ông ta chỉ có độc nhất một con cừu đen, con cừu đen đòi ăn bắp, còn vô số con cừu trắng đòi ăn lúa mạch... ông chủ chăn cừu sẽ làm gì? Tất nhiên ông phải chiều ý những con cừu trắng, sẽ lấy lúa mạch làm thức ăn chính cho cả đàn cừu. Vấn đề về tư duy của con người cũng giống vậy, tư duy của những con cừu trắng bầy đàn rất giống nhau, giá trị sống của chúng cũng giống nhau... nó trở thành phổ biến và được công nhận. Và những thứ khác biệt thì bị xếp vào dạng điên, man mát, và khùng... khi chúng ta có một lối suy nghĩ khác, cảm quan về thế giới của chúng ta cũng khác với số đông, chúng ta sẽ có lối sống và hành động khác biệt... khi đó chúng ta sẽ trở thành những kẻ điên theo trường hợp mà tôi đã nói đó là, bị cho là điên bởi vì không chịu sống giống như ý muốn của người khác.
- Ồ, vậy còn những người ở đây thì sao?
- Những người ở đây là những người có vấn đề về đầu óc. Chắc chắn rồi, não bộ chắc chắn có khiếm khuyết nào đó.
Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, vừa quan sát cảnh vật xung quanh. Có một nhóm bệnh nhân ngồi quay tròn bên cạnh gốc dương liễu trò chuyện. Tất cả đều mặc đồ bijama, nhưng trong số đó có một người mặc bộ màu đen, còn lại đều mặc màu trắng.
- Ồ, mới nhắc đã có rồi. Chúng ta hãy đi khe khẽ đến xem họ đang nói chuyện gì vậy nào! – Khôi Nguyên đề nghị.
Chúng tôi đi lại rất nhẹ nhàng, giữ khoảng cách để có thể vừa nghe được những gì đám bệnh nhân đó nó với nhau, vừa không làm cho họ hoảng sợ.
Sau đây là cuộc nói chuyện của những người điên:
- Anh đen ơi! – muốn nói người mặc bộ bijama màu đen, - sao anh lại mặc đồ khác với tụi em, em thích có một bộ đồ giống như anh, bữa nào mẹ em vào thăm em, em sẽ nói với mẹ mua cho em một bộ giống như anh... hi hi hi...
- Phải đó anh đen, em cũng muốn mua một cái, em sẽ nói với pa pa của em mua cho em...
- Em nữa, tuy pa pa và ma ma của em đã mất rồi, nhưng em còn bà bà... em sẽ nói bà bà mua cho em... anh đen đặt mua ở công ty thời trang nào vậy? Ôi, thiết kế mới đẹp làm sao.
(...)
- Ha ha ha, mấy em nhìn anh đẹp lắm có đúng không nào! Đồ này các em mua không được đâu, đừng mất công tìm kiếm mà làm gì.
- Sao vậy anh?
- Anh ơi, sao dzạ?
- Ứ chịu đâu, em phải mua được.
(...)
- Các em có muốn biết vì sao không?
- “Có”
- Vì bộ đồ này chỉ dành cho một người thông minh nhất thế giới, đó chính là anh của các em đó.
- “Hả, thông minh nhất thế giới!”
Một bệnh nhân nhỏ con nhất trong nhóm, mặt mày ngờ nghệch, nước dãi dễu đầy cái yếm trước cổ. Khờ khạo hỏi bệnh nhân mặc đồ đen:
- Thông minh là gì vậy anh?
- Ngốc quá! Thông minh mà cũng không biết sao! Anh sẽ cho mấy đứa thấy thế nào gọi là thông minh.
Bệnh nhân mặc đồ màu đen cầm một trái táo xanh trên tay thả rơi xuống đất. Nhặt lên rồi quay sang hỏi mấy người kia: - Có phát hiện gì không?
Cả đám ngơ ngác nhìn nhau.
- Ngốc... ngốc... ngốc... đó là hiện tượng trái táo rơi, chỉ thế thôi mà cũng không biết.
- Thông minh đơn giản vậy thôi sao anh? – Người nhỏ con, đeo yếm khi nãy hỏi.
- Chú em nói nghe hay lắm! Chứ theo chú em thế nào mới gọi là thông minh? – Người mặc đồ đen lên giọng phách lối.
- Được rồi, để em chứng minh cho các anh xem.
Nói xong, người đeo yếm đó úp bàn tay lên thân cây dương liễu, quay sang nói với một người đang chăm chú ngắm nhìn.
- Anh lại đây!... bây giờ anh sẽ làm theo lời em nhé... đúng rồi... anh lấy tư thế đi, hít thở thật sâu vào... phải, anh giỏi lắm... bây giờ đấm thật mạnh vào tay em đi!
Người được yêu cầu, đấm liền một phát mạnh vào tay người đeo yếm.
“Chát”
“Á...”
Đó là tiếng la của người đấm chứ không phải tiếng la của người bị đấm. Thì ra, người đeo yếm kia đã lừa người được yêu cầu, lúc người kia vừa đấm thì người này nhanh nhẹn rút tay lui khiến người kia đấm thẳng vào cây dương liễu.
Cả đám vỗ tay ầm ầm.
- “Thông minh quá! Thông minh quá!”
- Như thế mà thông mình cái gì, anh cũng làm được. – Người mặc đồ đen lên tiếng nói.
Cả đám hướng mắt về người mặc đồ đen, anh ta yêu cầu một người đứng ra giúp anh ta chứng minh trí thông minh. Sau đó, anh ta bắt chước người đeo yếm khi nãy, úp bàn tay lên... nhưng, lần này không úp lên thân cây dương liễu nữa, mà úp thẳng lên mặt của anh ta. Rồi anh ta nói rất thản nhiên:
- Đấm vào tay anh đi!
Người được yêu cầu đấm một cú như trời giáng vào tay anh tay.
“Bốp”
“Á...”
Người mặc đồ đen rú lên! Chưa thấy ai thông minh giống như anh ta, khi người kia vừa đấm cũng là lúc anh ta rụt tay ra, cú đấm bay thẳng vào mặt khiến anh ta té nhào xuống đất. Cả đám nhốn nháo lên. Giám đốc Trung rút từ trong túi quần ra một cái còi bằng i nốc thổi còi báo động cho cách bác sĩ trong ca trực đến thu xếp hiện trường.
- Cậu thấy đó Khôi Nguyên, chúng tôi rất khổ sở với những bệnh nhân như thế. Họ nghĩ ra những thứ mà đầu óc của chúng ta không thể ngờ được.
- Thông minh đấy chứ!
- Khôi Nguyên, anh muốn nói đến người đeo yếm đó ư?
- Thì cô cũng thấy rồi đó Ngọc Diệp. Anh ta rất ma mãnh đấy!
- Đó là một trong những bệnh nhân thông minh nhất ở đây đấy cậu Khôi Nguyên à! Test Iq của anh ta lên đến 240 lận đấy. Đáng tiếc lại bị điên do não trái bị tổn thương quá nặng nề. Đúng là, trời cho cái này lại lấy đi cái khác.
- Phải rồi thưa bác sĩ. Ông có nói bệnh nhân Hải Ninh có những biểu hiện lạ. Đó là biểu hiện gì vậy?
- Tôi được bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nói lại, nên báo cho cậu biết ngay. Bệnh nhân Hải Ninh hôm rồi lên cơn co giật, la hét, bấn loạn ghê lắm! Như thể anh ta đang rất hoảng sợ.
- Hoảng sợ?
- Biểu hiện đó xảy ra ngay khi anh ta trông thấy mặt một người.
- Thấy mặt một người sao?
---
Ông giám đốc bệnh viện đưa chúng tôi đến nhà bếp. Gặp mặt một người nấu bếp mới vào làm trong bệnh viện.
Đó là một người phụ nữ béo núc ních, khuôn mặt to bự và có mái tóc uốn lọn tương đối giống với mụ Thùy Dung.
- Tôi đi ngang qua phòng đặc biệt, cậu ta đang đứng sát cánh song, vừa trông thấy tôi cậu ta liền thụt lui, la hét, nằm bẹp một góc tường run lẩy bẩy như con chuột sắp bị mèo làm thịt vậy. – Người phụ nữ mập mạp nói.
- Ồ, tôi đã hiểu lý do rồi.
Ông gián đốc bệnh viện có vẻ khó hiểu. Nhưng tôi thì không. Vì tôi cũng giống như Khôi Nguyên, biết được nguyên nhân đã khiến cho Hải Ninh sợ sệt đến mức như vậy. Anh ta đã nhầm tưởng người nấu bếp là mụ Thùy Dung, vì người nấu bếp có nhân dạng tương đối giống như mụ Thùy Dung, mặc dầu mụ Thùy Dung thì khủng khiếp hơn nhiều.
Ông Trung tiếp tục đưa chúng tôi đến phòng đặc biệt nơi nhốt bệnh nhân nguy hiểm Hải Ninh. Căn phòng đặc biệt đó chẳng khác gì một phòng giam, một hàng song sắt ngăn không cho bệnh nhân tác yêu tác quái. Cách hàng song sắt khoảng chừng 3 bước chân đặt một biển cảnh báo: “Cấm lại gần”. Chúng tôi đứng nhìn một người mặt đồ bijama ngồi co ro một góc. Anh ta chính là Hải Ninh với đầu tóc rối bù như tổ cưởng, anh ta không dám ngưỡng mặt lên nhìn chúng tôi. Hình như, nỗi sợ hãi trong người anh ta vẫn chưa tan đi. Rốt cuộc thì anh ta đã gặp chuyện gì khủng khiếp trên đồi trà và ở căn nhà đó. Tại sao anh ta lại sợ mụ Thùy Dung đến như vậy? Vì theo như những gì cô Thúy kể lại. Anh ta không hề sợ mụ, thậm chí anh ta đã cãi nhau với mụ.
---
Chia tay ông giám đốc bệnh viện, chúng tôi ra công viên Yersin ngồi nói chuyện. Tôi đã hỏi Khôi nguyên:
- Anh không thấy lạ lắm sao?
- Có, tôi thấy lạ.
- Để tôi nói thử có đúng không nhé!
- Cô nói đi!
- Có sự không logic ở đây. Theo như những gì cô Thúy nói, thì người có tên Hải Ninh, một sinh viên đại học Hoàng Phố, người đã từng xích mích với mụ Thùy Dung, - người đó, không thể là người ở trong cái “lồng sắt” đó được. Vì thời gian mà người đó vào bệnh viện Hòa phát đã hơn mười năm, trong khi sự cố xích mích mà Kiều Oanh trông thấy dưới đối trà chỉ cách đây khoảng 3 năm là cùng.
- Thực ra, Kiều Oanh chơi với Minh Hằng từ buổi ấu thơ kia. Nếu không tin thì cô có thể hỏi cô Thúy, chắc chắn thời điểm đó Kiều Oanh mới chỉ là một thiếu nữ thôi. Điều này tôi đã xác nhận qua Minh Hằng rồi.
- Tôi có thấy anh gọi cho cô ấy đâu?
- Tôi gọi làm sao cho cô biết được, cô lại đá vào chân tôi thì làm sao.
- Anh... hừ, được lắm! – Tôi đóng mặt giận.
- Sao cô không đặt ra một giả thiết nào đó về căn bệnh của Hải Ninh và mụ Thùy Dung. Nó có liên hệ gì không? – Khôi Nguyên gợi ý cho tôi.
- Anh nghĩ Hải Ninh bị điên là do quá sợ mụ Thùy Dung ư?
- Đúng vậy. Có điều tôi không biết, là mụ ta đã làm cách nào mà khiến một người đang tỉnh táo như vậy lại nổi cơn điên. Chúng ta cần phải tìm thêm những manh mối, những thông tin để chứng thực giả thiết này.
- Anh vẫn chưa nói cho tôi biết, lúc trước anh cứ khăn khăn đòi đột nhập vào nhà mụ Thùy Dung để làm gì? Cách làm việc của anh nhiều lúc khiến người ta ức chế lắm!
- Tôi muốn tìm những giấu hiệu khác thường. Ngoài những con mèo, những chậu nắp ấm, giàn cây móng cọp, hai con cú mèo trước cửa, cái đầu trâu, những phiến đá đen...
- Trước đây chẳng phải tôi đã nói rồi sao. Tôi có một cảm giác rất bất an về mụ ta. Tôi đã nói với anh rồi, mụ ta nhất định không phải là người. Tôi đặt câu hỏi: “Tại sao tôi cứ hay gặp ác mộng về mụ ta.” Nói không chừng, cái chết của cô Hoàng Lan có liên quan đến mụ ta.
- Tôi quan tâm đến những vụ mất tích. Cách mụ ta cho thuê nhà với hợp đồng dài hạn, giá rẻ... nói lên điều gì? Mụ muốn người thuê nhà sẽ ở lại căn nhà đó lâu hơn, để làm gì? Và tại sao đối tượng bị mất tích toàn là phụ nữ thôi? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần điều tra làm rõ. Trong lúc chờ đợi kết quả kiểm tra những bộ hài cốt, chúng ta sẽ tranh thủ tìm những manh mối, những phát hiện mới, để có cơ sở cho quá trình suy luận sau này.
---
5h chiều cùng ngày, tôi và Khôi Nguyên đến câu lạc bộ võ thuật trường đại học Yersin. Chúng tôi xuất hiện trong bộ võ phục Karate-Do, sau quá trình ghi danh hoàn tất, chúng tôi bước vào giờ tập luyện. Chúng tôi theo hiệu lệnh của huấn luyện viên Văn Phú, đứng vào hàng lối ngay ngắn, tôi đứng cạnh khôi nguyên ở hàng sau cùng, những hàng trước để dành cho các em nhỏ đang tuổi đi học, lớp học chủ yếu là những cô cậu nhí, ở độ tuổi đó chúng rất hiếu động nên rất thích tập võ, khi đến tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành chúng sẽ rời khỏi những lớp võ vì nhiều lý do khác nhau. Thực ra, lý do chính là bắt nguồn đam mê, đến một thời điểm nào đó con người sẽ thấy được việc gì mới là quan trọng nhất đối với mình, và dành tất cả thời gian cho công việc chính, một sự tập trung cao độ. Khôi Nguyên cũng vậy, trước đây ảnh theo đuổi rất nhiều đam mê, nhưng càng về sau ảnh càng tập trung hơn vào công việc của mình, đó là, làm thám tử. Những gì mà anh ấy đã học được đều có ích lợi nhất định cho công việc mà anh ấy đang làm. Ví dụ như võ thuật, anh ấy rất giỏi võ, anh ấy không chuyên theo võ nhưng nhờ có võ mà anh ấy có thể tự vệ khi gặp nguy hiểm trong lúc làm việc, trường hợp Bính Lù lần trước là một ví dụ cụ thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu như ngày hôm đó Khôi Nguyên không có võ, chắc chắn sẽ rất là nguy hiểm.
Sau khi làm xong nghi thức chào tổ, Văn Phú giao lớp lại cho một cậu học trò đọc hiệu lệnh cho mọi người khởi động. Còn Văn Phú trực tiếp hướng dẫn cho tôi và Khôi Nguyên cách chào trước và sau lúc tập, rồi bắt đầu hướng dẫn tiếp những bài khởi động cơ bản và đơn giản nhất. Karate-Do quả thực như người ta thường nói: đơn giản hiệu quả. Ngay cả lối chào cũng rất đơn giản nhưng đầy sự tôn kính.
Trong lúc tập chúng tôi không được nói chuyện, phải tập trung đến cao độ. Con người Khôi Nguyên thật quá thể, anh ấy rõ ràng là một cao thủ Karate, vậy mà còn vờ như lóng ngóng không biết gì. Nếu anh ấy muốn vận động cho khỏe người thì đâu nhất thiết phải kéo theo tôi như vậy đâu chứ! Hay là anh ấy thấy cơ thể tôi hơi đầy đặn nên ảnh muốn tôi giảm cân? Dù sao đi nữa thì tôi quá sức mệt rồi. Hai đầu gối tôi rã rời, tay chân mỏi nhừ, hơi thở gấp gáp và toàn thân nóng như hỏa lò, mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt. Tôi đã hết sức chịu đựng, từ xưa đến nay tôi rất ít khi tập thể dục, thế nên những gì đã xảy ra với tôi tại võ đường của Văn Phú được đánh giá là một trong những cực hình tra tấn đối với tôi. Không được rồi, tôi cần nghỉ giải lao. Vậy là, tôi bước ra khỏi hàng, lên xin phép Văn Phú cho tôi được ra ghế đá ngồi nghỉ lấy lại sức. Văn Phú cũng thông cảm cho tôi, nên anh ta gật đầu đồng ý.
- Một, hai... một hai... một hai… hét.
- “Kiai...”
- Một, hai... một hai... một…
Mọi người tiếp tục khổ luyện với những động tác lặp đi lặp lại. Tôi ngồi ngoài ghế đá tận hưởng làn gió mát thổi vào mặt. Tôi đã lấy lại được sức, hơi thở đã nhẹ nhàng hơn, không còn nặng nề như mới rồi nữa. Khôi Nguyên vẫn chăm chỉ tập luyện, anh ấy rất kiên nhẫn để tiếp cận được Văn Phú. Tôi ngồi ở ghế đá suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện liên quan đến vụ án đến chuyện tình cảm. Tôi đang băn khoăn không biết tình cảm mà Khôi Nguyên dành cho tôi là thật lòng, nghiêm túc, hay chỉ là chuyện vui chơi qua đường. Anh ấy rất lãng mạn, rất thú vị… anh ấy làm tôi rất vui. Nhưng anh ấy lại cứ lửng lờ như vậy khiến tôi phải suy nghĩ. Chẳng lẽ tôi là con gái, lại đi tỏ tình với ảnh hay sao? Xưa giờ trâu đi tìm cọc, chứ ai lại để cọc đi tìm trâu. Muốn tỏ tình thì là ảnh tỏ tình chứ phần chủ động tôi không thể dành lấy được. Mà chắc tôi ảo tưởng rồi, vì với Khôi Nguyên hình như ảnh không bao giờ tỏ tình với ai đâu.
Tôi miên man với những suy nghĩ… Có giọng nói gần bên tai làm tôi giật mình.
---
Sáng ngày hôm sau, 10 h 45 phút. Chúng tôi nhận được cuộc điện thoại của ông giám đốc bệnh viện tâm thần Hòa Phát. Chẳng là, bệnh nhân Hải Ninh có những biểu hiện theo ông rất là kỳ lạ. Đã nhận lời Khôi Nguyên nên ông phải gọi điện đến báo cho ảnh biết tình hình. Khôi Nguyên rất nhạy cảm với những dấu hiệu lạ, nhận được tin của ông Trung, chúng tôi đến ngay bệnh viện tâm thần Hòa Phát, nơi mà chúng tôi đã từng vào một lần, và được nghe chính miệng ông giám đốc bệnh viện nói về một bệnh nhân nguy hiểm của mình, - đó cũng là người đã từng thuê căn nhà trên đồi trà và có xích mích với mụ Thùy Dung.
Đến nơi, chúng tôi được ông Trung dẫn vào con đường hôm rồi đã từng đi dạo nói chuyện với ông. Nhưng, lần này ngoài ba chúng tôi ra còn rất nhiều người khác nữa. Đó là những bệnh nhân mặc đồ bijama với nhiều hình dáng khác nhau, người thì đầu tóc rối bù, người thì nước dãi dễu đầy miệng, người thì đôi mắt như kẻ vô hồn, người thì tinh nghịch linh lợi, - một kiểu linh lợi bệnh hoạn, nói chung, những người đó điều giống nhau ở đặc điểm thần kinh có vấn đề nghiêm trọng, thế nên, họ mới được đưa vào đây. Ông Trung nói với chúng tôi rằng, đây chỉ là một cơ sở của bệnh viện Biên Hòa thôi nên bệnh nhân như vậy là tương đối ít. Chứ vào bệnh viện Biên Hòa mới thấy sự khác biệt như thế nào. Chứng tỏ người bị tâm thần có rất nhiều trong xã hội, - đó là nói đến những người bị tổn thương nặng nề, - chứ còn loại người bị tâm thần ở dạng tương đối nhẹ và nhẹ thì xã hội nhiều như rươi.
- Có hai loại điên, điên trí thức và điên đần độn. Cũng có trường hợp một người bị cho là điên chỉ vì người đó không chịu sống giống như ý muốn của người khác.
- Cậu nói đúng đấy khôi nguyên à! Thế giới này người điên nhiều hơn người tỉnh. Chúng ta là những người điên nhưng được cho là tỉnh, còn những người tỉnh như Newton chẳng hạn lại được cho là điên, và là điên trí thức giống như cậu nói.
- Sao lại có chuyện như vậy?
- Ngọc Diệp, cô thử hình dung nhé. Có một người chăn cừu, trong đàn cừu của ông ta chỉ có độc nhất một con cừu đen, con cừu đen đòi ăn bắp, còn vô số con cừu trắng đòi ăn lúa mạch... ông chủ chăn cừu sẽ làm gì? Tất nhiên ông phải chiều ý những con cừu trắng, sẽ lấy lúa mạch làm thức ăn chính cho cả đàn cừu. Vấn đề về tư duy của con người cũng giống vậy, tư duy của những con cừu trắng bầy đàn rất giống nhau, giá trị sống của chúng cũng giống nhau... nó trở thành phổ biến và được công nhận. Và những thứ khác biệt thì bị xếp vào dạng điên, man mát, và khùng... khi chúng ta có một lối suy nghĩ khác, cảm quan về thế giới của chúng ta cũng khác với số đông, chúng ta sẽ có lối sống và hành động khác biệt... khi đó chúng ta sẽ trở thành những kẻ điên theo trường hợp mà tôi đã nói đó là, bị cho là điên bởi vì không chịu sống giống như ý muốn của người khác.
- Ồ, vậy còn những người ở đây thì sao?
- Những người ở đây là những người có vấn đề về đầu óc. Chắc chắn rồi, não bộ chắc chắn có khiếm khuyết nào đó.
Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện, vừa quan sát cảnh vật xung quanh. Có một nhóm bệnh nhân ngồi quay tròn bên cạnh gốc dương liễu trò chuyện. Tất cả đều mặc đồ bijama, nhưng trong số đó có một người mặc bộ màu đen, còn lại đều mặc màu trắng.
- Ồ, mới nhắc đã có rồi. Chúng ta hãy đi khe khẽ đến xem họ đang nói chuyện gì vậy nào! – Khôi Nguyên đề nghị.
Chúng tôi đi lại rất nhẹ nhàng, giữ khoảng cách để có thể vừa nghe được những gì đám bệnh nhân đó nó với nhau, vừa không làm cho họ hoảng sợ.
Sau đây là cuộc nói chuyện của những người điên:
- Anh đen ơi! – muốn nói người mặc bộ bijama màu đen, - sao anh lại mặc đồ khác với tụi em, em thích có một bộ đồ giống như anh, bữa nào mẹ em vào thăm em, em sẽ nói với mẹ mua cho em một bộ giống như anh... hi hi hi...
- Phải đó anh đen, em cũng muốn mua một cái, em sẽ nói với pa pa của em mua cho em...
- Em nữa, tuy pa pa và ma ma của em đã mất rồi, nhưng em còn bà bà... em sẽ nói bà bà mua cho em... anh đen đặt mua ở công ty thời trang nào vậy? Ôi, thiết kế mới đẹp làm sao.
(...)
- Ha ha ha, mấy em nhìn anh đẹp lắm có đúng không nào! Đồ này các em mua không được đâu, đừng mất công tìm kiếm mà làm gì.
- Sao vậy anh?
- Anh ơi, sao dzạ?
- Ứ chịu đâu, em phải mua được.
(...)
- Các em có muốn biết vì sao không?
- “Có”
- Vì bộ đồ này chỉ dành cho một người thông minh nhất thế giới, đó chính là anh của các em đó.
- “Hả, thông minh nhất thế giới!”
Một bệnh nhân nhỏ con nhất trong nhóm, mặt mày ngờ nghệch, nước dãi dễu đầy cái yếm trước cổ. Khờ khạo hỏi bệnh nhân mặc đồ đen:
- Thông minh là gì vậy anh?
- Ngốc quá! Thông minh mà cũng không biết sao! Anh sẽ cho mấy đứa thấy thế nào gọi là thông minh.
Bệnh nhân mặc đồ màu đen cầm một trái táo xanh trên tay thả rơi xuống đất. Nhặt lên rồi quay sang hỏi mấy người kia: - Có phát hiện gì không?
Cả đám ngơ ngác nhìn nhau.
- Ngốc... ngốc... ngốc... đó là hiện tượng trái táo rơi, chỉ thế thôi mà cũng không biết.
- Thông minh đơn giản vậy thôi sao anh? – Người nhỏ con, đeo yếm khi nãy hỏi.
- Chú em nói nghe hay lắm! Chứ theo chú em thế nào mới gọi là thông minh? – Người mặc đồ đen lên giọng phách lối.
- Được rồi, để em chứng minh cho các anh xem.
Nói xong, người đeo yếm đó úp bàn tay lên thân cây dương liễu, quay sang nói với một người đang chăm chú ngắm nhìn.
- Anh lại đây!... bây giờ anh sẽ làm theo lời em nhé... đúng rồi... anh lấy tư thế đi, hít thở thật sâu vào... phải, anh giỏi lắm... bây giờ đấm thật mạnh vào tay em đi!
Người được yêu cầu, đấm liền một phát mạnh vào tay người đeo yếm.
“Chát”
“Á...”
Đó là tiếng la của người đấm chứ không phải tiếng la của người bị đấm. Thì ra, người đeo yếm kia đã lừa người được yêu cầu, lúc người kia vừa đấm thì người này nhanh nhẹn rút tay lui khiến người kia đấm thẳng vào cây dương liễu.
Cả đám vỗ tay ầm ầm.
- “Thông minh quá! Thông minh quá!”
- Như thế mà thông mình cái gì, anh cũng làm được. – Người mặc đồ đen lên tiếng nói.
Cả đám hướng mắt về người mặc đồ đen, anh ta yêu cầu một người đứng ra giúp anh ta chứng minh trí thông minh. Sau đó, anh ta bắt chước người đeo yếm khi nãy, úp bàn tay lên... nhưng, lần này không úp lên thân cây dương liễu nữa, mà úp thẳng lên mặt của anh ta. Rồi anh ta nói rất thản nhiên:
- Đấm vào tay anh đi!
Người được yêu cầu đấm một cú như trời giáng vào tay anh tay.
“Bốp”
“Á...”
Người mặc đồ đen rú lên! Chưa thấy ai thông minh giống như anh ta, khi người kia vừa đấm cũng là lúc anh ta rụt tay ra, cú đấm bay thẳng vào mặt khiến anh ta té nhào xuống đất. Cả đám nhốn nháo lên. Giám đốc Trung rút từ trong túi quần ra một cái còi bằng i nốc thổi còi báo động cho cách bác sĩ trong ca trực đến thu xếp hiện trường.
- Cậu thấy đó Khôi Nguyên, chúng tôi rất khổ sở với những bệnh nhân như thế. Họ nghĩ ra những thứ mà đầu óc của chúng ta không thể ngờ được.
- Thông minh đấy chứ!
- Khôi Nguyên, anh muốn nói đến người đeo yếm đó ư?
- Thì cô cũng thấy rồi đó Ngọc Diệp. Anh ta rất ma mãnh đấy!
- Đó là một trong những bệnh nhân thông minh nhất ở đây đấy cậu Khôi Nguyên à! Test Iq của anh ta lên đến 240 lận đấy. Đáng tiếc lại bị điên do não trái bị tổn thương quá nặng nề. Đúng là, trời cho cái này lại lấy đi cái khác.
- Phải rồi thưa bác sĩ. Ông có nói bệnh nhân Hải Ninh có những biểu hiện lạ. Đó là biểu hiện gì vậy?
- Tôi được bác sĩ chăm sóc bệnh nhân nói lại, nên báo cho cậu biết ngay. Bệnh nhân Hải Ninh hôm rồi lên cơn co giật, la hét, bấn loạn ghê lắm! Như thể anh ta đang rất hoảng sợ.
- Hoảng sợ?
- Biểu hiện đó xảy ra ngay khi anh ta trông thấy mặt một người.
- Thấy mặt một người sao?
---
Ông giám đốc bệnh viện đưa chúng tôi đến nhà bếp. Gặp mặt một người nấu bếp mới vào làm trong bệnh viện.
Đó là một người phụ nữ béo núc ních, khuôn mặt to bự và có mái tóc uốn lọn tương đối giống với mụ Thùy Dung.
- Tôi đi ngang qua phòng đặc biệt, cậu ta đang đứng sát cánh song, vừa trông thấy tôi cậu ta liền thụt lui, la hét, nằm bẹp một góc tường run lẩy bẩy như con chuột sắp bị mèo làm thịt vậy. – Người phụ nữ mập mạp nói.
- Ồ, tôi đã hiểu lý do rồi.
Ông gián đốc bệnh viện có vẻ khó hiểu. Nhưng tôi thì không. Vì tôi cũng giống như Khôi Nguyên, biết được nguyên nhân đã khiến cho Hải Ninh sợ sệt đến mức như vậy. Anh ta đã nhầm tưởng người nấu bếp là mụ Thùy Dung, vì người nấu bếp có nhân dạng tương đối giống như mụ Thùy Dung, mặc dầu mụ Thùy Dung thì khủng khiếp hơn nhiều.
Ông Trung tiếp tục đưa chúng tôi đến phòng đặc biệt nơi nhốt bệnh nhân nguy hiểm Hải Ninh. Căn phòng đặc biệt đó chẳng khác gì một phòng giam, một hàng song sắt ngăn không cho bệnh nhân tác yêu tác quái. Cách hàng song sắt khoảng chừng 3 bước chân đặt một biển cảnh báo: “Cấm lại gần”. Chúng tôi đứng nhìn một người mặt đồ bijama ngồi co ro một góc. Anh ta chính là Hải Ninh với đầu tóc rối bù như tổ cưởng, anh ta không dám ngưỡng mặt lên nhìn chúng tôi. Hình như, nỗi sợ hãi trong người anh ta vẫn chưa tan đi. Rốt cuộc thì anh ta đã gặp chuyện gì khủng khiếp trên đồi trà và ở căn nhà đó. Tại sao anh ta lại sợ mụ Thùy Dung đến như vậy? Vì theo như những gì cô Thúy kể lại. Anh ta không hề sợ mụ, thậm chí anh ta đã cãi nhau với mụ.
---
Chia tay ông giám đốc bệnh viện, chúng tôi ra công viên Yersin ngồi nói chuyện. Tôi đã hỏi Khôi nguyên:
- Anh không thấy lạ lắm sao?
- Có, tôi thấy lạ.
- Để tôi nói thử có đúng không nhé!
- Cô nói đi!
- Có sự không logic ở đây. Theo như những gì cô Thúy nói, thì người có tên Hải Ninh, một sinh viên đại học Hoàng Phố, người đã từng xích mích với mụ Thùy Dung, - người đó, không thể là người ở trong cái “lồng sắt” đó được. Vì thời gian mà người đó vào bệnh viện Hòa phát đã hơn mười năm, trong khi sự cố xích mích mà Kiều Oanh trông thấy dưới đối trà chỉ cách đây khoảng 3 năm là cùng.
- Thực ra, Kiều Oanh chơi với Minh Hằng từ buổi ấu thơ kia. Nếu không tin thì cô có thể hỏi cô Thúy, chắc chắn thời điểm đó Kiều Oanh mới chỉ là một thiếu nữ thôi. Điều này tôi đã xác nhận qua Minh Hằng rồi.
- Tôi có thấy anh gọi cho cô ấy đâu?
- Tôi gọi làm sao cho cô biết được, cô lại đá vào chân tôi thì làm sao.
- Anh... hừ, được lắm! – Tôi đóng mặt giận.
- Sao cô không đặt ra một giả thiết nào đó về căn bệnh của Hải Ninh và mụ Thùy Dung. Nó có liên hệ gì không? – Khôi Nguyên gợi ý cho tôi.
- Anh nghĩ Hải Ninh bị điên là do quá sợ mụ Thùy Dung ư?
- Đúng vậy. Có điều tôi không biết, là mụ ta đã làm cách nào mà khiến một người đang tỉnh táo như vậy lại nổi cơn điên. Chúng ta cần phải tìm thêm những manh mối, những thông tin để chứng thực giả thiết này.
- Anh vẫn chưa nói cho tôi biết, lúc trước anh cứ khăn khăn đòi đột nhập vào nhà mụ Thùy Dung để làm gì? Cách làm việc của anh nhiều lúc khiến người ta ức chế lắm!
- Tôi muốn tìm những giấu hiệu khác thường. Ngoài những con mèo, những chậu nắp ấm, giàn cây móng cọp, hai con cú mèo trước cửa, cái đầu trâu, những phiến đá đen...
- Trước đây chẳng phải tôi đã nói rồi sao. Tôi có một cảm giác rất bất an về mụ ta. Tôi đã nói với anh rồi, mụ ta nhất định không phải là người. Tôi đặt câu hỏi: “Tại sao tôi cứ hay gặp ác mộng về mụ ta.” Nói không chừng, cái chết của cô Hoàng Lan có liên quan đến mụ ta.
- Tôi quan tâm đến những vụ mất tích. Cách mụ ta cho thuê nhà với hợp đồng dài hạn, giá rẻ... nói lên điều gì? Mụ muốn người thuê nhà sẽ ở lại căn nhà đó lâu hơn, để làm gì? Và tại sao đối tượng bị mất tích toàn là phụ nữ thôi? Đó là những câu hỏi mà chúng ta cần điều tra làm rõ. Trong lúc chờ đợi kết quả kiểm tra những bộ hài cốt, chúng ta sẽ tranh thủ tìm những manh mối, những phát hiện mới, để có cơ sở cho quá trình suy luận sau này.
---
5h chiều cùng ngày, tôi và Khôi Nguyên đến câu lạc bộ võ thuật trường đại học Yersin. Chúng tôi xuất hiện trong bộ võ phục Karate-Do, sau quá trình ghi danh hoàn tất, chúng tôi bước vào giờ tập luyện. Chúng tôi theo hiệu lệnh của huấn luyện viên Văn Phú, đứng vào hàng lối ngay ngắn, tôi đứng cạnh khôi nguyên ở hàng sau cùng, những hàng trước để dành cho các em nhỏ đang tuổi đi học, lớp học chủ yếu là những cô cậu nhí, ở độ tuổi đó chúng rất hiếu động nên rất thích tập võ, khi đến tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành chúng sẽ rời khỏi những lớp võ vì nhiều lý do khác nhau. Thực ra, lý do chính là bắt nguồn đam mê, đến một thời điểm nào đó con người sẽ thấy được việc gì mới là quan trọng nhất đối với mình, và dành tất cả thời gian cho công việc chính, một sự tập trung cao độ. Khôi Nguyên cũng vậy, trước đây ảnh theo đuổi rất nhiều đam mê, nhưng càng về sau ảnh càng tập trung hơn vào công việc của mình, đó là, làm thám tử. Những gì mà anh ấy đã học được đều có ích lợi nhất định cho công việc mà anh ấy đang làm. Ví dụ như võ thuật, anh ấy rất giỏi võ, anh ấy không chuyên theo võ nhưng nhờ có võ mà anh ấy có thể tự vệ khi gặp nguy hiểm trong lúc làm việc, trường hợp Bính Lù lần trước là một ví dụ cụ thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu như ngày hôm đó Khôi Nguyên không có võ, chắc chắn sẽ rất là nguy hiểm.
Sau khi làm xong nghi thức chào tổ, Văn Phú giao lớp lại cho một cậu học trò đọc hiệu lệnh cho mọi người khởi động. Còn Văn Phú trực tiếp hướng dẫn cho tôi và Khôi Nguyên cách chào trước và sau lúc tập, rồi bắt đầu hướng dẫn tiếp những bài khởi động cơ bản và đơn giản nhất. Karate-Do quả thực như người ta thường nói: đơn giản hiệu quả. Ngay cả lối chào cũng rất đơn giản nhưng đầy sự tôn kính.
Trong lúc tập chúng tôi không được nói chuyện, phải tập trung đến cao độ. Con người Khôi Nguyên thật quá thể, anh ấy rõ ràng là một cao thủ Karate, vậy mà còn vờ như lóng ngóng không biết gì. Nếu anh ấy muốn vận động cho khỏe người thì đâu nhất thiết phải kéo theo tôi như vậy đâu chứ! Hay là anh ấy thấy cơ thể tôi hơi đầy đặn nên ảnh muốn tôi giảm cân? Dù sao đi nữa thì tôi quá sức mệt rồi. Hai đầu gối tôi rã rời, tay chân mỏi nhừ, hơi thở gấp gáp và toàn thân nóng như hỏa lò, mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt. Tôi đã hết sức chịu đựng, từ xưa đến nay tôi rất ít khi tập thể dục, thế nên những gì đã xảy ra với tôi tại võ đường của Văn Phú được đánh giá là một trong những cực hình tra tấn đối với tôi. Không được rồi, tôi cần nghỉ giải lao. Vậy là, tôi bước ra khỏi hàng, lên xin phép Văn Phú cho tôi được ra ghế đá ngồi nghỉ lấy lại sức. Văn Phú cũng thông cảm cho tôi, nên anh ta gật đầu đồng ý.
- Một, hai... một hai... một hai… hét.
- “Kiai...”
- Một, hai... một hai... một…
Mọi người tiếp tục khổ luyện với những động tác lặp đi lặp lại. Tôi ngồi ngoài ghế đá tận hưởng làn gió mát thổi vào mặt. Tôi đã lấy lại được sức, hơi thở đã nhẹ nhàng hơn, không còn nặng nề như mới rồi nữa. Khôi Nguyên vẫn chăm chỉ tập luyện, anh ấy rất kiên nhẫn để tiếp cận được Văn Phú. Tôi ngồi ở ghế đá suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ chuyện liên quan đến vụ án đến chuyện tình cảm. Tôi đang băn khoăn không biết tình cảm mà Khôi Nguyên dành cho tôi là thật lòng, nghiêm túc, hay chỉ là chuyện vui chơi qua đường. Anh ấy rất lãng mạn, rất thú vị… anh ấy làm tôi rất vui. Nhưng anh ấy lại cứ lửng lờ như vậy khiến tôi phải suy nghĩ. Chẳng lẽ tôi là con gái, lại đi tỏ tình với ảnh hay sao? Xưa giờ trâu đi tìm cọc, chứ ai lại để cọc đi tìm trâu. Muốn tỏ tình thì là ảnh tỏ tình chứ phần chủ động tôi không thể dành lấy được. Mà chắc tôi ảo tưởng rồi, vì với Khôi Nguyên hình như ảnh không bao giờ tỏ tình với ai đâu.
Tôi miên man với những suy nghĩ… Có giọng nói gần bên tai làm tôi giật mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.