Chương 29: Bến Tây Dương
Vũ Phiên
26/12/2019
Quyển 02: Đất động Thăng Long
Tác giả: Vũ Phiên
Sáng đầu đông trời se lạnh, mưa bay lất phất tạo nên một màn buồn thảm. Mặt trời đã lên cao nhưng bị mây che khuất khiến dưới đất chỉ có thứ ánh sáng nhờ nhờ. Mưa làm cho đường đất nhão nhoét thành các vũng lầy nông, khiến mỗi lần vó ngựa bước qua là một trận bùn sình nho nhỏ bắn khắp xung quanh.
Bọn Nhật Duật người khoác áo mưa rơm, thúc ngựa đi nước kiệu trên cầu Tây Dương bắc qua sông Tô Lịch tiến về phía Tây thành Thăng Long.
Đại Việt khi xưa vốn bị phương Bắc đô hộ cả ngàn năm. Thời Đường, Đại Việt chỉ là phủ An Nam nằm dưới sự quản lý của nhà Đường. Vào năm Hàm Thông thứ năm (864) đời Đường Ý Tông, quân nước Nam Chiếu(1) chiếm thành Giao Chỉ(2). Đường Ý Tông sai Cao Biền đi đánh dẹp. Cao Biền dẫn quân bao vây thành Giao Chỉ, đến năm Hàm Thông thứ bảy (866) thì chiếm được thành. Sau khi đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi An Nam, Cao Biền được nhà Đường phong làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ cai quản phương Nam. Phủ Tiết độ sứ được đặt tại thành Giao Chỉ.
Cao Biền thấy thành Giao Chỉ có thế rồng cuộn hổ ngồi, giao thông thuận tiện liền cho đắp tường, đào hào, cải tạo lại. Sau đó đổi tên thành là Đại La.
Trải qua hơn trăm năm, Đại Việt dành được độc lập, tách ra khỏi phương Bắc tự chủ một cõi trời Nam. Thành Đại La trải qua các thời Đinh, Lê vẫn giữ nguyên tên cũ. Đến thời Lý khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La thì nơi đây mới được chọn làm kinh đô. Tên Đại La được đổi thành Thăng Long.
Thành Thăng Long dưới triều Lý được dựng trên nền thành Đại La xưa, gồm ba vòng thành. Vòng trong cùng là cung cấm, nơi ở của vua được gọi là Cấm Thành. Vòng thứ hai là nơi thiết triều và làm việc của vua cùng quan lại được gọi là Hoàng Thành. Vòng thành thứ ba là vòng ngoài cùng, vừa đóng vai trò bức tường phòng ngự bảo vệ Thăng Long, vừa là con đê phòng chống lũ lụt được cải tạo từ tường thành Đại La nên được gọi là Đại La Thành. Khu vực ở giữa Hoàng Thành và Đại La Thành được gọi là kinh thành, là nơi ở của các hoàng tử, vương tôn quý tộc, quan lại và dân chúng.
Thành Đại La thời Cao Biền hay thành Thăng Long thời Lý, Trần đều được xây ở khu vực trung tâm bốn con sông lớn là sông Nhị Hà(3), sông Thiên Phù(4), sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Sông vừa là nơi thông thương, buôn bán, vừa là hào nước an ninh bảo vệ kinh thành. Kinh đô của phương Nam tuy không thể sánh với phương Bắc về độ phồn hoa và giàu có, nhưng cũng có điểm độc đáo và trù phú riêng.
Do đặc tính sông nước bao bọc nên xung quanh thành Thăng Long có rất nhiều bến thuyền, tuy nhiên các bến chủ yếu tập trung ở phía Đông nơi có con sông lớn Nhị Hà chảy qua. Ở phía Tây thì chỉ có bến Tây Dương nằm gần cửa Tây Dương của Đại La Thành, sát bên bờ con sông Tô Lịch là lớn nhất.
Mặc dù bến Tây Dương không phải là nơi giao thương sầm uất như các bến thuyền phía Đông, nhưng lúc bình thường cũng rất nhộp nhịp. Mọi ngày cứ vào tảng sớm là dưới bến thuyền bè tấp nập, khách thương cùng dân đánh cá mặc cả từng rổ thủy sản tươi rói. Hoa quả của khu Thập Tam Trại(5) cũng được đem tới nơi này mua bán, trao đổi. Tuy nhiên lần này đi trên cầu Tây Dương, bọn Nhật Duật tuyệt không nghe thấy một chút âm thanh nào vọng lại từ dưới bến thuyền.
Chiêu Văn Vương vội ghì cương con Đông A Xích Thố cho nó phi chậm lại. Sau đó chàng vận huyền lực lên đôi tai để thính lực trở nên nhạy bén, có thể nghe được những âm thanh dù là rất nhỏ vọng lại từ dưới đầu cầu bên kia. Tuy nhiên sau một hồi chăm chú, những gì Nhật Duật thu được chỉ là những tiếng thở phì phò tràn trề sinh lực và tiếng móng ngựa gõ cồm cộp oai phong xuống nền cầu gỗ của đoàn Hồng Mao.
Nhật Duật thấy vậy thì bụng đầy hoài nghi, “Tại sao dưới bến lại im ắng như thế? Hay là có chuyện gì rồi?”.
Nghĩ đoạn chàng liền vội vã thúc ngựa phi nước đại băng qua cầu. Sương khói mặt sông nổi lên bảng lảng, bến Tây Dương nằm phía bên tả dần hiện ra trong tầm mắt. Xuống khỏi cầu, Chiêu Văn Vương ngoặt cương ngựa phi về nơi tập trung các mái nhà lá lụp xụp ẩn hiện sau những tàn cây xanh, vươn ra tận sát bờ sông nơi có hơn chục chiếc thuyền lớn nhỏ đang neo đậu lộn xộn. Càng vào gần tới bến, sự im lặng khác thường càng làm cho Nhật Duật cảm thấy bất an. Chàng vội vã thúc vào hông con Đông A Xích Thố phi thẳng tới trước. Con ngựa Hồng Mao đưa chàng lướt như bay trên con đường đất nhỏ tiến vào giữa khu trung tâm bến thuyền. Một quang cảnh khủng khiếp chợt đập vào mắt Chiêu Văn Vương.
XÁC. Cả bến Tây Dương toàn là xác chết.
Xác người, xác ngựa, xác gia súc, gia cầm phủ đầy bến. Xác dân chài và thương lái nằm la liệt trên từng chiếc thuyền chở cá và rau quả đỗ im lìm.
Nhật Duật thấy thảm cảnh như vậy thì vội vã nhảy xuống ngựa. Sự việc kinh hoàng bày ra trước mắt khiến chàng sững sờ không thốt lên lời. Duật từ bé đã là một hoàng tử hoạt bát, tính tình lại hiếu động nên hay rong chơi khắp kinh thành Thăng Long. Bến Tây Dương là nơi mà chàng thường xuyên ghé qua. Quang cảnh bến sông thanh bình mọi khi giờ đã biến thành nghĩa địa đầy xác chết làm cho Duật phẫn uất vô cùng. Ba người bọn Ngô Soạn tới sau trông thấy cảnh đó cũng không kém phần hốt hoảng.
Chiêu Văn Vương là người lấy lại bình tĩnh đầu tiên. Chàng cố nén nỗi buồn đau trong lòng rồi đi vào khu nhà lá gần đấy, lật từng cái xác lên kiểm tra cẩn thận. Ngô Soạn thấy thế vội theo sau hỗ trợ. Dù sao vị phán sự núi Tản đã sống hơn mấy trăm năm, sự lạ trên đời thấy qua rất nhiều nên thảm cảnh tại bến thuyền không làm ông phải sửng sốt. Vi Mai và Bạc Nương lúc này cũng đã xuống ngựa và bước hẳn vào trong bến. Hai nàng một người đảm lược lớn, xông pha rừng thẳm từ bé, một người thì ngây thơ, không quá để tâm đến bất kỳ chuyện gì trên đời, chính vì thế quang cảnh ghê rợn trước mắt không khiến hai nàng sợ hãi.
Nhật Duật kiểm tra kỹ từng xác người trong mấy khu nhà lá rồi ra giữa bến lật cả xác bọn thú vật lên xem xét. Sau đó chàng còn xuống hẳn mấy chiếc thuyền neo đậu gần bờ rà soát một lượt.
Sau khi lục lọi chán chê, Duật kéo Ngô Soạn lại gần xác một người đánh cá và chỉ cho ông xem.
- Phán sự nhìn này, xác mọi người trên bến ngay cả thú vật không có vết đâm chém gì. Nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên thất khiếu(6) đều có vệt máu khô.
Ngô Soạn nghe vậy thì vội vàng cúi xuống kiểm tra cái xác. Ông không ngại ngần chạm vào mặt người chết, đẩy cái cằm gầy gò bợt bạt lên để nhìn cho cẩn thận. Lát sau vị phán sự chậm rãi gật đầu đồng tình rồi bổ sung thêm:
- Những các xác này trắng bệnh như xác chết trôi nhưng không bị trương phình lên. Giống như kiểu bị hút sạch máu vậy.
Nhật Duật nghe vậy thì nhíu mày, nói:
- Bị hút sạch máu ư? Bến thuyền cả người lẫn thú đều bị hút sạch máu, việc này chắc chỉ có thể do yêu quái gây nên. Không biết loại yêu quái gì mà kinh khủng như thế?
Ngô Soạn nhăn trán suy tư, đem những kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về các loài yêu quái phương Nam ra kiểm tra lại một lượt. Nhưng sau đó ông vẫn phải chán nản lắc đầu, đáp:
- Ta cũng không rõ. Yêu quái có khả năng hút máu thì ở phương Nam chỉ có muỗi tinh hoặc đỉa tinh. Nhưng bọn này giống thì ở trong rừng rậm, giống thì ở dưới sông sâu, vả lại nếu chúng là thủ phạm thì phải cả đoàn đông đảo mới đủ khả năng hút máu nhiều người thế này. Hơn nữa lũ này dù hút máu cũng không làm người ta chết khô được.
Nói xong phán sự núi Tản cố gắng lục lọi lại trong trí nhớ xem đã từng gặp trường hợp nào tương tự chưa. Nhưng dù ông có nghĩ mãi mà không nhớ ra nổi loại yêu quái nào khác có thể hút cạn máu người. Nhật Duật đang nói chuyện với Ngô Soạn chợt như nhận ra điều gì. Chàng bỏ vị phán sự lại với cái xác, trèo lên nóc nhà gần đấy rồi phóng mắt nhìn ra xung quanh. Chiêu Văn Vương quan sát một lúc thì nhảy xuống, chạy lại khoảng đất trống giữa bến. Ngô Soạn đang mải suy nghĩ, thấy Nhật Duật hành động thì sực tỉnh, vội vã tiến lại hỏi:
- Ngươi phát hiện được gì sao?
Duật gật đầu rồi chỉ vào giữa bãi đất trống, đáp:
- Phán sự nhìn xem, tất cả xác người, xác thú đều được xếp thành hình vòng tròn xoáy trôn ốc. Và trung tâm vòng xoáy chính là chỗ này đây.
Ngô Soạn nghe Duật nói thế thì “à” lên. Ông cẩn thận nhảy lên nóc nhà gần đấy nhìn ngó một lúc rồi quay trở lại:
- Ngươi giỏi thật, như thế mà cũng nhận ra. Thế còn phát hiện được gì nữa không?
Nhật Duật thở dài chán nản:
- Tôi chỉ tìm ra mỗi thế. Chỗ này tuy là trung tâm của vòng tròn xác chết nhưng chỉ là một khoảng đất trống, ngay cả dấu chân lạ cũng không có. Hung thủ gần như không để lại bất kỳ dấu vết gì nữa.
Lúc này Vi Mai và Bạc Nương đã đi tới, nghe Nhật Duật nói về vòng tròn xác chết thì hai nàng đều mở to mắt ngạc nhiên.
Đúng khi đấy trên trời bỗng có tiếng gió rít, rồi có luồng khí lạnh không hiểu từ đâu bất ngờ chụp thẳng xuống chỗ mấy người đang đứng. Ngô Soạn phát hiện ra luồng khí đầu tiên, ông kêu to rồi vung bút lông bắn một luồng ánh sáng xanh lên phía trên. Chỉ nghe có tiếng nổ lớn, luồng khí lạnh đụng phải ánh sáng xanh thì bị bắn nát, biến thành một cơn gió thổi ào ạt ra bốn phía xung quanh.
- Bọn yêu quái thật lợi hại, phá được cả phép tiên của ta!
Kẻ vừa tới cất tiếng quát. Gã mặc áo bào đạo sĩ, chân đi hài cỏ, tuổi chừng bốn chục, nét mặt vốn có chút tiên phong đạo cốt giờ đã xám ngoét như tro. Sau lưng gã có hơn chục đạo sĩ nữa độ tuổi trẻ hơn đang lẽo đẽo theo sau.
- Bọn yêu quái kia ở nơi nào? Dám đến thành Thăng Long làm loạn. Hạc Dực trận, triển khai!
Gã đạo sĩ đi đầu tiếp tục ra lệnh. Bọn phía sau nghe vậy vội vàng chia ra thành hàng lối, trong chốc lát đã xếp thành thế trận quy củ.
Nhật Duật trông thấy bọn đạo sĩ thì nhận ra ngay, chàng vội vã kêu lên:
- Khoan đã, các ngươi là người của quán Thái Thanh đúng không? Ta là Chiêu Văn Vương đây. Mọi người ở đây đi cùng với ta, các ngươi đánh nhầm rồi!
- Chiêu Văn Vương ư?
Đạo sĩ chỉ huy nghe thế không tấn công nữa, hạ gươm xuống hỏi lại.
- Lệnh bài vương gia đây!
Nhật Duật vừa nói vừa đưa ra tấm thẻ làm bằng bạc có chạm nổi hai từ “Chiêu Văn”. Lệnh bài thoạt trông có vẻ giản dị nhưng nhìn kỹ mới thấy tinh xảo vô cùng.
* * * * *
* Chú thích:
(1) Nước Nam Chiếu: là nước của người Bạch và người Di ở Vân Nam (Trung Quốc) hiện nay.
(2) Giao Chỉ: tức thành Thăng Long xưa.
(3) Sông Nhị Hà: tức sông Hồng ngày nay.
(4) Sông Thiên Phù: sông này ở dọc bờ hồ Tây, gần đường Thụy Khuê hiện nay. Hiện tại sông đã bị lấp hết.
(5) Thập Tam Trại: là tên gọi chung chỉ các làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long.
(6) Thất khiếu: tức bảy cái lỗ trên mặt gồm hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng.
(Để tri ân tác giả, mời các bạn vào facebook gõ "Thần Chiến triều Trần" và like fanpage của truyện. Xin chân thành cảm ơn!)
Tác giả: Vũ Phiên
Sáng đầu đông trời se lạnh, mưa bay lất phất tạo nên một màn buồn thảm. Mặt trời đã lên cao nhưng bị mây che khuất khiến dưới đất chỉ có thứ ánh sáng nhờ nhờ. Mưa làm cho đường đất nhão nhoét thành các vũng lầy nông, khiến mỗi lần vó ngựa bước qua là một trận bùn sình nho nhỏ bắn khắp xung quanh.
Bọn Nhật Duật người khoác áo mưa rơm, thúc ngựa đi nước kiệu trên cầu Tây Dương bắc qua sông Tô Lịch tiến về phía Tây thành Thăng Long.
Đại Việt khi xưa vốn bị phương Bắc đô hộ cả ngàn năm. Thời Đường, Đại Việt chỉ là phủ An Nam nằm dưới sự quản lý của nhà Đường. Vào năm Hàm Thông thứ năm (864) đời Đường Ý Tông, quân nước Nam Chiếu(1) chiếm thành Giao Chỉ(2). Đường Ý Tông sai Cao Biền đi đánh dẹp. Cao Biền dẫn quân bao vây thành Giao Chỉ, đến năm Hàm Thông thứ bảy (866) thì chiếm được thành. Sau khi đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi An Nam, Cao Biền được nhà Đường phong làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ cai quản phương Nam. Phủ Tiết độ sứ được đặt tại thành Giao Chỉ.
Cao Biền thấy thành Giao Chỉ có thế rồng cuộn hổ ngồi, giao thông thuận tiện liền cho đắp tường, đào hào, cải tạo lại. Sau đó đổi tên thành là Đại La.
Trải qua hơn trăm năm, Đại Việt dành được độc lập, tách ra khỏi phương Bắc tự chủ một cõi trời Nam. Thành Đại La trải qua các thời Đinh, Lê vẫn giữ nguyên tên cũ. Đến thời Lý khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La thì nơi đây mới được chọn làm kinh đô. Tên Đại La được đổi thành Thăng Long.
Thành Thăng Long dưới triều Lý được dựng trên nền thành Đại La xưa, gồm ba vòng thành. Vòng trong cùng là cung cấm, nơi ở của vua được gọi là Cấm Thành. Vòng thứ hai là nơi thiết triều và làm việc của vua cùng quan lại được gọi là Hoàng Thành. Vòng thành thứ ba là vòng ngoài cùng, vừa đóng vai trò bức tường phòng ngự bảo vệ Thăng Long, vừa là con đê phòng chống lũ lụt được cải tạo từ tường thành Đại La nên được gọi là Đại La Thành. Khu vực ở giữa Hoàng Thành và Đại La Thành được gọi là kinh thành, là nơi ở của các hoàng tử, vương tôn quý tộc, quan lại và dân chúng.
Thành Đại La thời Cao Biền hay thành Thăng Long thời Lý, Trần đều được xây ở khu vực trung tâm bốn con sông lớn là sông Nhị Hà(3), sông Thiên Phù(4), sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Sông vừa là nơi thông thương, buôn bán, vừa là hào nước an ninh bảo vệ kinh thành. Kinh đô của phương Nam tuy không thể sánh với phương Bắc về độ phồn hoa và giàu có, nhưng cũng có điểm độc đáo và trù phú riêng.
Do đặc tính sông nước bao bọc nên xung quanh thành Thăng Long có rất nhiều bến thuyền, tuy nhiên các bến chủ yếu tập trung ở phía Đông nơi có con sông lớn Nhị Hà chảy qua. Ở phía Tây thì chỉ có bến Tây Dương nằm gần cửa Tây Dương của Đại La Thành, sát bên bờ con sông Tô Lịch là lớn nhất.
Mặc dù bến Tây Dương không phải là nơi giao thương sầm uất như các bến thuyền phía Đông, nhưng lúc bình thường cũng rất nhộp nhịp. Mọi ngày cứ vào tảng sớm là dưới bến thuyền bè tấp nập, khách thương cùng dân đánh cá mặc cả từng rổ thủy sản tươi rói. Hoa quả của khu Thập Tam Trại(5) cũng được đem tới nơi này mua bán, trao đổi. Tuy nhiên lần này đi trên cầu Tây Dương, bọn Nhật Duật tuyệt không nghe thấy một chút âm thanh nào vọng lại từ dưới bến thuyền.
Chiêu Văn Vương vội ghì cương con Đông A Xích Thố cho nó phi chậm lại. Sau đó chàng vận huyền lực lên đôi tai để thính lực trở nên nhạy bén, có thể nghe được những âm thanh dù là rất nhỏ vọng lại từ dưới đầu cầu bên kia. Tuy nhiên sau một hồi chăm chú, những gì Nhật Duật thu được chỉ là những tiếng thở phì phò tràn trề sinh lực và tiếng móng ngựa gõ cồm cộp oai phong xuống nền cầu gỗ của đoàn Hồng Mao.
Nhật Duật thấy vậy thì bụng đầy hoài nghi, “Tại sao dưới bến lại im ắng như thế? Hay là có chuyện gì rồi?”.
Nghĩ đoạn chàng liền vội vã thúc ngựa phi nước đại băng qua cầu. Sương khói mặt sông nổi lên bảng lảng, bến Tây Dương nằm phía bên tả dần hiện ra trong tầm mắt. Xuống khỏi cầu, Chiêu Văn Vương ngoặt cương ngựa phi về nơi tập trung các mái nhà lá lụp xụp ẩn hiện sau những tàn cây xanh, vươn ra tận sát bờ sông nơi có hơn chục chiếc thuyền lớn nhỏ đang neo đậu lộn xộn. Càng vào gần tới bến, sự im lặng khác thường càng làm cho Nhật Duật cảm thấy bất an. Chàng vội vã thúc vào hông con Đông A Xích Thố phi thẳng tới trước. Con ngựa Hồng Mao đưa chàng lướt như bay trên con đường đất nhỏ tiến vào giữa khu trung tâm bến thuyền. Một quang cảnh khủng khiếp chợt đập vào mắt Chiêu Văn Vương.
XÁC. Cả bến Tây Dương toàn là xác chết.
Xác người, xác ngựa, xác gia súc, gia cầm phủ đầy bến. Xác dân chài và thương lái nằm la liệt trên từng chiếc thuyền chở cá và rau quả đỗ im lìm.
Nhật Duật thấy thảm cảnh như vậy thì vội vã nhảy xuống ngựa. Sự việc kinh hoàng bày ra trước mắt khiến chàng sững sờ không thốt lên lời. Duật từ bé đã là một hoàng tử hoạt bát, tính tình lại hiếu động nên hay rong chơi khắp kinh thành Thăng Long. Bến Tây Dương là nơi mà chàng thường xuyên ghé qua. Quang cảnh bến sông thanh bình mọi khi giờ đã biến thành nghĩa địa đầy xác chết làm cho Duật phẫn uất vô cùng. Ba người bọn Ngô Soạn tới sau trông thấy cảnh đó cũng không kém phần hốt hoảng.
Chiêu Văn Vương là người lấy lại bình tĩnh đầu tiên. Chàng cố nén nỗi buồn đau trong lòng rồi đi vào khu nhà lá gần đấy, lật từng cái xác lên kiểm tra cẩn thận. Ngô Soạn thấy thế vội theo sau hỗ trợ. Dù sao vị phán sự núi Tản đã sống hơn mấy trăm năm, sự lạ trên đời thấy qua rất nhiều nên thảm cảnh tại bến thuyền không làm ông phải sửng sốt. Vi Mai và Bạc Nương lúc này cũng đã xuống ngựa và bước hẳn vào trong bến. Hai nàng một người đảm lược lớn, xông pha rừng thẳm từ bé, một người thì ngây thơ, không quá để tâm đến bất kỳ chuyện gì trên đời, chính vì thế quang cảnh ghê rợn trước mắt không khiến hai nàng sợ hãi.
Nhật Duật kiểm tra kỹ từng xác người trong mấy khu nhà lá rồi ra giữa bến lật cả xác bọn thú vật lên xem xét. Sau đó chàng còn xuống hẳn mấy chiếc thuyền neo đậu gần bờ rà soát một lượt.
Sau khi lục lọi chán chê, Duật kéo Ngô Soạn lại gần xác một người đánh cá và chỉ cho ông xem.
- Phán sự nhìn này, xác mọi người trên bến ngay cả thú vật không có vết đâm chém gì. Nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy trên thất khiếu(6) đều có vệt máu khô.
Ngô Soạn nghe vậy thì vội vàng cúi xuống kiểm tra cái xác. Ông không ngại ngần chạm vào mặt người chết, đẩy cái cằm gầy gò bợt bạt lên để nhìn cho cẩn thận. Lát sau vị phán sự chậm rãi gật đầu đồng tình rồi bổ sung thêm:
- Những các xác này trắng bệnh như xác chết trôi nhưng không bị trương phình lên. Giống như kiểu bị hút sạch máu vậy.
Nhật Duật nghe vậy thì nhíu mày, nói:
- Bị hút sạch máu ư? Bến thuyền cả người lẫn thú đều bị hút sạch máu, việc này chắc chỉ có thể do yêu quái gây nên. Không biết loại yêu quái gì mà kinh khủng như thế?
Ngô Soạn nhăn trán suy tư, đem những kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về các loài yêu quái phương Nam ra kiểm tra lại một lượt. Nhưng sau đó ông vẫn phải chán nản lắc đầu, đáp:
- Ta cũng không rõ. Yêu quái có khả năng hút máu thì ở phương Nam chỉ có muỗi tinh hoặc đỉa tinh. Nhưng bọn này giống thì ở trong rừng rậm, giống thì ở dưới sông sâu, vả lại nếu chúng là thủ phạm thì phải cả đoàn đông đảo mới đủ khả năng hút máu nhiều người thế này. Hơn nữa lũ này dù hút máu cũng không làm người ta chết khô được.
Nói xong phán sự núi Tản cố gắng lục lọi lại trong trí nhớ xem đã từng gặp trường hợp nào tương tự chưa. Nhưng dù ông có nghĩ mãi mà không nhớ ra nổi loại yêu quái nào khác có thể hút cạn máu người. Nhật Duật đang nói chuyện với Ngô Soạn chợt như nhận ra điều gì. Chàng bỏ vị phán sự lại với cái xác, trèo lên nóc nhà gần đấy rồi phóng mắt nhìn ra xung quanh. Chiêu Văn Vương quan sát một lúc thì nhảy xuống, chạy lại khoảng đất trống giữa bến. Ngô Soạn đang mải suy nghĩ, thấy Nhật Duật hành động thì sực tỉnh, vội vã tiến lại hỏi:
- Ngươi phát hiện được gì sao?
Duật gật đầu rồi chỉ vào giữa bãi đất trống, đáp:
- Phán sự nhìn xem, tất cả xác người, xác thú đều được xếp thành hình vòng tròn xoáy trôn ốc. Và trung tâm vòng xoáy chính là chỗ này đây.
Ngô Soạn nghe Duật nói thế thì “à” lên. Ông cẩn thận nhảy lên nóc nhà gần đấy nhìn ngó một lúc rồi quay trở lại:
- Ngươi giỏi thật, như thế mà cũng nhận ra. Thế còn phát hiện được gì nữa không?
Nhật Duật thở dài chán nản:
- Tôi chỉ tìm ra mỗi thế. Chỗ này tuy là trung tâm của vòng tròn xác chết nhưng chỉ là một khoảng đất trống, ngay cả dấu chân lạ cũng không có. Hung thủ gần như không để lại bất kỳ dấu vết gì nữa.
Lúc này Vi Mai và Bạc Nương đã đi tới, nghe Nhật Duật nói về vòng tròn xác chết thì hai nàng đều mở to mắt ngạc nhiên.
Đúng khi đấy trên trời bỗng có tiếng gió rít, rồi có luồng khí lạnh không hiểu từ đâu bất ngờ chụp thẳng xuống chỗ mấy người đang đứng. Ngô Soạn phát hiện ra luồng khí đầu tiên, ông kêu to rồi vung bút lông bắn một luồng ánh sáng xanh lên phía trên. Chỉ nghe có tiếng nổ lớn, luồng khí lạnh đụng phải ánh sáng xanh thì bị bắn nát, biến thành một cơn gió thổi ào ạt ra bốn phía xung quanh.
- Bọn yêu quái thật lợi hại, phá được cả phép tiên của ta!
Kẻ vừa tới cất tiếng quát. Gã mặc áo bào đạo sĩ, chân đi hài cỏ, tuổi chừng bốn chục, nét mặt vốn có chút tiên phong đạo cốt giờ đã xám ngoét như tro. Sau lưng gã có hơn chục đạo sĩ nữa độ tuổi trẻ hơn đang lẽo đẽo theo sau.
- Bọn yêu quái kia ở nơi nào? Dám đến thành Thăng Long làm loạn. Hạc Dực trận, triển khai!
Gã đạo sĩ đi đầu tiếp tục ra lệnh. Bọn phía sau nghe vậy vội vàng chia ra thành hàng lối, trong chốc lát đã xếp thành thế trận quy củ.
Nhật Duật trông thấy bọn đạo sĩ thì nhận ra ngay, chàng vội vã kêu lên:
- Khoan đã, các ngươi là người của quán Thái Thanh đúng không? Ta là Chiêu Văn Vương đây. Mọi người ở đây đi cùng với ta, các ngươi đánh nhầm rồi!
- Chiêu Văn Vương ư?
Đạo sĩ chỉ huy nghe thế không tấn công nữa, hạ gươm xuống hỏi lại.
- Lệnh bài vương gia đây!
Nhật Duật vừa nói vừa đưa ra tấm thẻ làm bằng bạc có chạm nổi hai từ “Chiêu Văn”. Lệnh bài thoạt trông có vẻ giản dị nhưng nhìn kỹ mới thấy tinh xảo vô cùng.
* * * * *
* Chú thích:
(1) Nước Nam Chiếu: là nước của người Bạch và người Di ở Vân Nam (Trung Quốc) hiện nay.
(2) Giao Chỉ: tức thành Thăng Long xưa.
(3) Sông Nhị Hà: tức sông Hồng ngày nay.
(4) Sông Thiên Phù: sông này ở dọc bờ hồ Tây, gần đường Thụy Khuê hiện nay. Hiện tại sông đã bị lấp hết.
(5) Thập Tam Trại: là tên gọi chung chỉ các làng nghề ở phía Tây kinh thành Thăng Long.
(6) Thất khiếu: tức bảy cái lỗ trên mặt gồm hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, và miệng.
(Để tri ân tác giả, mời các bạn vào facebook gõ "Thần Chiến triều Trần" và like fanpage của truyện. Xin chân thành cảm ơn!)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.