Chương 68: Ma Kiếm Trong Vách Núi
Kim Dung
21/05/2013
Khi bệnh tình của Dương qua đã bình phục, thấy phía sau động có cỏ cây thanh lịch, phong cảnh hữu tình, bèn rảo bước dạo chơi, đi trong chốc lát tới một vách núi đứng sừng sững, như một bức bình phong cực lớn cao đến chọc trời. ở giứa vách núi cách mặt đất sáu mươi trượng, nhô ra một tấm đá lớn độ bốn năm trượng vuông, thành một sân dài bằng phẳng, trông thấp thoáng như có một dấu chữ khắc trên đó. Dướng Qua chướng mắt nhìn thật kỹ thấy hai chữ "kiếm mộ". Chàng lấy làm lạ, tự hỏi:
- Tại sao kiếm cũng có mộ? Không lẽ Độc cô tiền bối bị gãy thanh kiếm quý rồi chôn ở nơi đây?
Chàng bước lần tới vách núi, thì thấy vách đá láng trơn không mọc cỏ cây, cũng không có một dấu vết để bám tay được nên tự hỏi:
- Vách đá thẳng trơn như thế nầy, mà người cưa làm sao lên để làm "mộ kiếm"? Nhưng họ cũng là người như mình, sao lại leo được chỗ cao khó khăn như vậy được, chắc có một bí ẩn gì mình chưa tìm thấy. Nếu thật chỉ nhờ võ công mà leo lên được, thì thật là khó tưởng tượng.
Chàng cố hết sức suy tưởng, và chăm chú nhìn thật kỹ, bỗng thấy từ trên vách đá, một khoảng cách xa chừng một thì có mọc ra một chòm rêu. Tất cả có chừng năm chục chòm sắp một hàng thẳng từ dưới thấp lên trên cao. Dương Qua liền tung mình nhảy vút lên, đưa tay nắm lấy chòm rêu ở chỗ thấp nhất nhất thì vớ ra một nắm đất đen, quả nhiên sau lớp đất mọc rêu ấy, để lộ ra một cái lỗ nhỏ. Xem như vậy, chàng biết được xưa kia Độc cô dùng vật bén xoi những lỗ nhỏ trên vách đá đã trải qua nhiều năm tháng, lòng lỗ bụi tấp lâu ngày gặp nhiều sương gió mới sinh ra rêu. Dương Qua nhân lúc đang rảnh rang, nên muốn thừa dịp lên xem những gì trên ấy, nhưng khổ thân chỉ còn có một tay, leo trèo thật khó khăn. Chàng tự nhủ:
- Nếu không nổi thì thôi, có ai cười chê gì mà sợ?
Nghĩ xong bèn buộc chặt thắt lưng, rồi nhún mình nhảy cao hơn một trượng, chân trái đạp nấc thứ nhất, tiếp đến chân mặt đạp vào chòm rêu trên, làm cho đất dẻo bắn ra, lên cao hơn sáu trượng có một nấc rất lớn để nghỉ chân. Lần thứ nhất chàng leo chừng bốn chục trượng, thì bị kiệt sức, bèn nhè nhẹ tụt trở xuống, trong lòng thầm nghĩ:
- Mình leo đã hơn bốn mươi mấy nấc rồi, lần nầy phải cố sức thì leo được hết.
Nghĩ như vậy, chàng bèn ngồi xuống đất điều khí dưỡng thần một hồi, đoạn phóng mình lên, leo tuốt một mạch lên trên thạch đài. Dương Qua thấy tay bị mất, mà khinh công không hề suy giảm, nên trong lòng cảm thấy an ủi phần nào, nhìn vào tảng đá to, thì thấy hai bên chữ "mộ kiếm" thật lớn, lại có khắc thêm hai hàng chữ nhỏ: "Kiếm ma độc cô cầu bại" là vô địch trong thiên hạ được chôn kiếm nơi đây. Than ôi ta đi khắp giang hồ tứ hải mà chưa gặp người xứng tay đối thủ với trường kiếm ta, nên sắc bén cũng thành vô dụng.
Dương Qua thấy vừa kinh ngạc vừa ngưỡng mộ, nên hiết được vị tiền bối này rất khinh thế ngạo vật. Chàng cảm thấy tánh tình của vị này rất thích ý, nhưng còn nói đến việc đi khắp cả thiên hạ mà không gặp địch thủ, thì danh vọng này càng khó hơn nữa. Chàng đăm chiêu đứng nhìn hai hàng chữ một hồi lâu, quay đầu nhìn sang phía nam, thì thấy rất nhiều tảng đá chất thành ngôi mộ lớn, ngôi mộ này xây dựng về phía sơn cốc, phía trước nhìn thẳng về một dãy không gian vô tận. Dương Qua thầm nghĩ:
- Ta không biết vị tiền bối kiếm ma anh hùng thế nào, nhưng chỉ trông ngôi mộ nầy thì cũng biệt được văn võ song toàn, hoài bão phi thường của người rồi, nhưng trong sách và truyền thuyết thì lại không ai nhắc đến tên họ và sự tích. Thật là một việc khó hiểu. Dương Qua đứng bên mộ kiếm ngửa cổ ngâm một tiếng dài, bốn bề vọng vang lên không dứt.
Tâm trí chàng muốn xem thử trong mộ có những binh khí như thế nào nhưng lòng ngưỡng mộ vẫn không dám mạo phạm tiên nhân bèn ngồi ôm gối bên mộ, từng làn gió thoảng qua làm cho tâm thần sảng khoái vô cùng, cảm thấy lâng lâng như thoát tục.
Bỗng nhiên dưới vách núi vọng lên "gù, gù, gù" ba tiếng. Chàng ló đầu nhìn xuống, thấy thần điêu đang tung tăng nhảy theo các nấc lỗ vách leo lên. Thân hình nó nặng nề nhưng mỗi chân nó đều có sức mạnh ngàn cân, nên tung mình lên mỗi cái đều ba trượng, trong chốc lát thì đã leo lên tới bên Dương Qua.
Thần điêu nhìn qua nhìn lại một hồi rồi khẽ gật đầu, kêu lên mấy tiếng, âm thanh thật kỳ dị.
Dương Qua cười bảo:
- Điêu huynh chỉ tiếc vì tôi không biết nghe tiếng của loài chim, không hiểu được lời nói của huynh nên không thể biết được việc sinh tiền của Độc cô tiền bối mà huynh đã biết.
Thần điêu lại khẽ kêu lên mấy tiếng, rồi đưa đôi chân cứng rắn ra, bươi mạnh những táng đá trên mộ. Dương Qua chợt thoáng qua một ý niệm:
- à! Võ công của Độc cô tiền bối đã thâm hậu tuyệt chúng đến thế, không lẽ không để lại một pho kiếm kinh hay quyền phổ gì sao?
Đôi chân của thần điêu bươi không ngừng, chẳng bao lâu những tảng đá trên mộ đều lật qua một bên, để lộ ra ba thanh kiếm sắp một hàng, ở khoảng giữa thanh kiếm thứ nhất và thứ nhì, lại có một mảnh đá mặt phẳng và có diện tích chừng hai tấc vuông, dày không đầy một phân. Ba thanh kiếm và mảnh đá mỏng ấy đều sắp trên một tảng đá xanh. Dương Qua lấy thanh kiếm thứ nhất ở bên tả lên thì thấy trên tảng đá ở dưới thanh kiếm có khắc một hàng chữ "thanh gươm nầy rất cứng rắn, lúc thiếu thời dùng để tranh hùng với quần hùng". Dương Qua thấy thanh kiếm trong tay dài chừng bốn thước, ánh thép xanh lóng lánh, thật là một lợi khí chưa từng thấy. Chàng nghiêng mình nhìn mảnh đá mỏng nằm trên thanh kiếm thì thấy khắc hai hàng chữ nhỏ: "Tử vi nhu kiếm, bước ba mươi tuổi dùng nó, đã lỡ tay chém trọng thương một người nghị sĩ, thật là điều bất tường nên ném nó trong hang cốc". Đọc đến đây, toàn thân Dượng Qua bất giác rung động, lòng thầm nghĩ:
- Cánh tay của mình bị Quách Phù dùng thanh kiếm nầy chặt đứt, vì Độc cô tiền bối đã vứt nó trong hoang cốc rồi rắn độc nuốt vô trong bụng, nhưng thần sai quỷ khiến, lại để cho mình lấy được. Thật trên đời nầy khó mà có lợi khí như vật nầy tuy lúc mình đang bị bịnh nhưng đâu có dễ gì Quách Phù chém đứt được cánh tay nếu không có thanh kiếm ấy?
Chàng đứng tần ngần một hồi lại thò tay lấy thanh kiếm thứ hai, nào ngờ mới xách lên thì nghe "keng" một tiếng, trường kiếm rơi xuống đá, bật lửa tung tóe ra, làm chàng giật mình lách sang một bên. Nhưng té ra thanh kiếm ấy bụi bám đầy không có vẻ gì khác thường nào ngờ đâu lại có một sức nặng lạ thường. Bề dài chừng hơn ba thước mà nặng hơn sáu chục cân, nên khi xách lên chàng tưởng như những thanh kiếm khác, thành bị sút tay. Do đó, chàng đặt thanh kiếm trên tay xuống đá rồi cố sức nắm thanh kiếm thứ hai lên. Kiếm nầy tuy nặng, nhưng đối với công lực của chàng, thì sáu, bảy chục cân còn nhẹ nhàng và sử dụng dễ dàng, xem lại kỹ lưỡng thấy hai bên mép đều lụt cả còn mũi kiếm thì tròn tròn như hình bán nguyệt.
Chàng tự nghĩ:
- Kiếm nầy nặng nề như vậy thì làm sao sử dụng cho tiện lợi được? Hơn nữa, hai bên mép và mũi đều không sắc bén, thì thật là kỳ đời.
Chàng cúi xuống nhìn hai hàng chữ nhỏ khắc trên đá: "Kiếm nầy nặng nề mà không bén. Trước bốn mươi tuổi nhờ nó mà tung hoành khắp giang hồ". Dương Qua lẩm bẩm đọc đi đọc lại mấy lượt, trong lòng như có sở ngộ, nhưng nghĩ lại kiếm thuật trong thế gian, bất cứ một môn phái nào, biến hóa nghệ thuật khác nhau, nhưng vẫn lấy cái lanh lẹ làm chính, mà thanh kiếm nầy nặng như vậy không biết sử dụng bằng cách nào được? Một hồi, chàng để trọng kiếm xuống, đưa tay lấy thanh kiếm thứ ba, lần này chàng bị mắc mưu một lần nữa. Cứ tưởng là thanh kiếm thứ ba chắc nặng hơn thứ nhất vừa rồi, chàng vận nội công vào tay để nâng kiếm lên. Nào ngờ đâu lại nhẹ quá nên giơ bổng lên cao. Chàng chăm chú nhìn lại, thì thấy là thanh kiếm bằng gỗ, qua nhiều năm tháng, kiếm đã hư mục hết cả, nhưng thấy mặt đá dưới kiếm có mấy hàng chữ nhỏ: "Sau bốn mươi tuổi, thảo mộc túc thạch đều làm kiếm được, từ đấy tĩnh tâm tu luyện, dần dần tiến đến mức không dùng kiếm mà thắng được người có kiếm". Dương Qua cung kính để thanh kiếm gỗ xuống về chỗ cũ, thở một hơi dài nói:
- Thần kỳ của tiền bối thật khiến cho người đời khó tưởng tượng được.
Chàng có ý định ở dưới phiến đã chắc có tài liệu sách vở gì chăng bèn đưa tay giở lấy mảnh đá lên xem, thì thấy đó chỉ là lớp nham thạch của vách núi, không có vật gì khác, nên ngồi đăm chiêu tìm hiểu.
Bỗng nhiên thần điêu "gù" một tiếng, rồi ngậm thanh kiếm nặng lên, trao vào tay Dương Qua, kế đó lại "gù" một tiếng nữa, chiếc cánh trái xòe ra, đập mạnh xuống đầu Dương Qua. Chàng cứ ngồi tần ngần ở đó, cánh của thần điêu đập xuống cách đầu chàng chừng một thước thì ngừng lại, mỏ lại "gù, gù" lên tiếng. Dương Qua nói:
- Điêu huynh lại muốn thử sức tôi sao? Rảnh rang cũng buồn, thôi để tôi thử với huynh vài đường nhé!
Nhưng chàng thấy thanh kiếm trong tay nặng quá, không thể múa lanh lẹ được, bèn để trọng kiếm xuống, lấy thanh kiếm thứ nhất lên. Thần điêu đột nhiên xếp cánh lại, quay phắt mình đi không ngó ngàng gì tới Dương Qua nữa, như có vẻ bất bình muốn bỏ Dương Qua đi.
Dương Qua hiểu ý, vội vã cười nói chiều ý chim điêu:
- Huynh muốn tôi dùng trọng kiếm hả? Nhưng tôi võ công quá tầm thường, nếu ở đây thử sức, thì không phải là địch thủ với nhau, vậy mong huynh nới tay chút nhé!
Nói xong, chàng liền đổi lấy thanh kiếm nặng hơn sáu chục cân ấy rồi khí vận vào đơn điền, sức chuyển vào tay trái chầm chậm chém một nhát. Thần điêu vẫn điềm nhiên không xoay mình lại, chỉ vươn thẳng chiếc cánh ra phía sau, đụng vào thanh kiếm. Dương Qua thấy có một luồng sức mạnh từ mũi kiếm thâu lui về, làm cho chàng thở không ra hơi, lập tức vận sức chống lại, nghe "ự" một tiếng. Dương Qua cảm thấy xây xẩm mặt mày, rồi ngất lịm luôn. Chẳng bao lâu Dương Qua mới tỉnh lại, thì ngửi có mùi thơm ngát ở miệng chàng tỏa ra và đầu lưỡi còn thơm vị ngọt ngào, tựa như trong cơn mê có ăn một món gì lạ lùng lắm vậy. Chàng mở bừng mắt ra, thì thấy thần điêu miệng ngậm một quả chín đỏ tươi sắp đút vào miệng chàng. Dương Qua nhai mấy miếng, cảm thấy mùi vị nó thơm ngon ngào ngạt, như mùi vị đã cảm thấy ăn trong khi hôn mê vậy. Dương Qua hít vào một hơi dài, thì nghe lồng ngực hô hấp dễ dàng, liền đứng lên múa động tay chân thấy sức mạnh lại có một phần tăng lên và tinh thần lại sảng khoái vô cùng chàng lấy làm lạ:
- Theo lẽ thường thí võ, nếu gặp đối phương mạnh sức đánh mình ngã nghẹt thở, xỉu đi, dù không bị trọng thương, ít ra toàn thân cũng bị đau nhức, chứ không lẽ mấy quả chín đỏ tươi nầy lại là thuốc thần để trị những vết thương sao?
Chàng khom lưng nhặt thanh trọng kiếm lên, thì nghe như nhẹ đi một, phần. Cũng trong lúc ấy, thần điêu "gừ" lên mấy tiếng rồi xòe cánh đập mạnh xuống đầu Dương Qua một cái. Chàng không dám đỡ nữa vội xoay mình lách đi, thần điêu liền bước tới một bước, tung đôi cánh đánh mạnh một lượt, sức mạnh cực kỳ mãnh liệt. Dương Qưa biết nó không có ác ý, nhưng nghĩ lại thần điêu tuy có linh dị mà vẫn là con vật, thân nó có thần lực, khi dùng đôi cánh công kích, thì khó điều khiển sức mạnh để nhân tình được. Nếu nó quét trúng một cái là từ đây rơi xuống, thì còn gì là tính mạng?
Mắt nhìn đôi cánh quét tới, chàng vội bước lui hai bước, chân trái đá động vào mé đá rồi! Thần điêu cũng không chút dung tình, cái đầu to tướng vươn tới, chiếc mỏ cong mổ xuống đầu chàng. Dương Qua hết đường lui tránh, nên sợ hãi đưa kiếm lên đỡ, nghe "phập" một tiếng, chiếc mỏ chim điêu trúng thanh kiếm. Dương Qua cảm thấy chấn động cả cánh tay, trọng kiếm như muốn tuột khỏi tay, nhưng thấy thần điêu lại quét mạnh cách mặt thẳng vào đôi chân chàng. Dương Qua tung mình nhảy cao hơn một trượng, vượt qua đầu thần điêu, lướt vào giữa thạch đài, nhưng sợ nó tấn công, liền tung ra một kiếm, cũng nghe "phập" một tiếng lại cũng chạm phải cái mỏ ngàn cân đấy nữa. Dương Qua vừa thoát qua mấy đòn ác liệt, nên mồ hôi toát lạnh cả người, vội kêu lên:
- Điêu huynh! Đừng có xem tôi như Độc cô đại hiệp mà tấn công dữ như vậy.
Thần điêu kêu gừ gừ hai tiếng, không áp đảo nữa. Dương Qua tình cờ nói lên câu "xem tôi như là Độc cô đại hiệp" nên thầm nghĩ:
- Thần điêu chắc ở bên Độc cô tiền bối đã lâu, nên bước đi tiến thoái như một tay võ nghệ cao cường vậy. Có lẽ là Độc cô tiền bối một mình buồn tẻ, phải tập nó để làm đối thủ thí võ cùng nhau. Nhưng ngày nay Độc cô tiền bối chết đã lâu, xương đã tan, võ học tuyệt thế cũng theo người mà mất đi, thì may ra trên mình thần điêu không chừng mình có thể tìm lại được một chút dị phong của vị tiền bối đại sư này.
Chàng nghĩ đến đây, trong lòng đầy hy vọng, nên nói với thần điêu:
- Điêu huynh, cẩn thận nhé, thế kiếm của tôi tới nữa đây.
Vừa dứt lời, chàng vung kiếm chém thẳng vào ngực thần điêu. Thần điêu cánh trái xòe nhanh ra đỡ, cánh phải đập tới tấn công. Suốt ngày hôm ấy, Dương Qua lo tập luyện tỷ thí với thần điêu trên sân đá. Nhưng vì sức lực của thần điêu quá mạnh, cứ một cánh quét qua, sức gió như vũ bão, như một chưởng phong mấy chục vị cao thủ hợp lại, rồi đánh ra một lượt nên những môn "Tinh chân kiếm pháp", "Ngọc nữ kiếm pháp" là sở trường bình sinh của Dương Qua, mà bây giờ không dùng được một thế nào, chỉ có lấy sự lanh lẹ để đánh nó mà thôi.
Đến tối, người và điêu cùng trở xuống sơn động, Dương Qua lao nhọc suốt ngày nhưng lạ thay không cảm thấy chút mệt mỏi, mà tinh thần lại sảng khoái hơn ngày thường. Chàng mới biết rõ công lao chăm sóc của thần điêu đã cho ăn những trái cây quý báu, nên thân thể mới thêm sức lạ thường thế này.
Sáng hôm sau chàng thức dậy, thì thấy chim điêu đã ngậm sáu quả chín để bên mình chàng. Dương Qua ăn xong, ngồi yên điều khí, có những mạch huyệt trước kia không chuyển công được bây giờ bỗng nhiên lưu thông trở lại. Dương Qua sung sướng vô cùng, lớn tiếng nói:
- Điêu huynh! Nay mình cùng lên thạch đài thí võ nữa chứ?
Chim điêu khe khẽ gật đầu.
Chàng tung mình nhảy phắt dậy, xách trọng kiếm cùng thần điêu ra đi. Ngày hôm qua, chàng đi mình không mà lên sân đã thấy khó khăn, nhưng ngày hôm nay trên tay xách theo trọng kiếm nặng hơn sáu chục cân, lại leo lên một cách nhẹ nhàng vô cùng. Dương Qua tự biết sau một ngày rèn luyện, công lực đã tiến lên rất nhiều nên khi giao đấu với thần điêu, bớt được một mối lo sợ phập phồng. Tuy vẫn còn tránh né, nhưng dưới đôi cánh lợi hại vô cùng của thần điêu, thỉnh thoảng chàng có thể trả được nhiều đòn hiểm độc.
Cứ như thế tập luyện được mấy ngày, Dương Qua sử dụng trọng kiếm trở nên lẹ làng, mỗi đường gươm, mỗi nhát chém đều thấy đúng theo ý muốn. Chàng vốn thông minh, nên mấy tháng trước đã ra công suy nghĩ nhiều ngày dựa theo võ công Toàn Chân phái và Cổ mộ phái, để tự khai thác ra một đường lối mới, lập được một phái võ học khác biệt cũng không thua sút gì các phái võ lâm khác. Nhưng hiện giờ sức lực chẳng đặng tăng, mỗi ngày tay dùng trọng kiếm đấu với thần điêu, càng ngày càng thấy rõ kiếm thuật lúc trước nay đã biến hóa vô cùng, nên vừa đánh với thần điêu vừa suy nghĩ những đường đi, nước bước của kiếm thuật. Những thế rất dễ dàng đơn giản thì đối phương nhiều lúc bối rối. Lúc này Dương Qua chỉ còn có một tay, nhưng ngày nào cũng được ăn những quả chín đỏ tươi không biết thần điêu ở đâu hái về, tự nhiên sức mạnh tăng lên mãi, đến ngày sau, lại có thể chống đối lại thần lực của thần điêu, nên nhát kiếm tung ra tiếng gió vù vù, trong lòng tự thấy an ủi vô cùng. Nhưng thật ra chàng nhờ có những căn bản học lúc trước, chứ hôm nay mới kỳ ngộ, đâu có thể đạt đến mức nầy. Vì thần điêu là một con vật không biết nói, vả lại nó cũng không rành bao nhiêu võ công. Chỉ nhờ có một sức mạnh và theo Độc cô cầu bại đã lâu ngày, thường giao đấu với ông nên mới biết được ít phép thuật tấn thoái mà thôi.
Sáng hôm nay thức dậy, thấy bầu trời mây đen, mưa đổ như vỡ đê. Dương Qua hỏi thần điêu:
- Điêu huynh! Hôm nay trời mưa to như thế, chúng ta còn luyện võ nữa không?
Thần điêu đưa mỏ, ngoạm áo chàng kéo đi thẳng về phía Đông Bắc được mấy bước, rồi thả áo ra, nó cất bước đi trước. Chàng tự nghĩ:
- Chắc ở hướng nầy còn vật gì kỳ lạ nữa chăng?
Nên cầm trọng kiếm dầm mưa đuổi theo, đi được mấy dặm, bỗng nghe "ầm ầm" những tiếng không ngớt vang lên. Càng đi tới tiếng vang càng náo động, hiển nhiên là tiếng nước đổ? Dương Qua thầm lo:
- Cơn mưa như thế nầy, nước mưa trên núi tuôn xuống mạnh, mình cần phải cẩn thận.
Qua khe núi hẹp, tiếng nước đổ nghe bùng tai, thấy giữa hai ngọn núi cao một thác nước như con bạch long đang cuồn cuộn đổ xuống trút vào một khe núi lở ầm ầm như sấm sét. Trong dòng nước chảy xiết, lại mang theo những tàn cây đá lớn từ trên núi cuốn nhào xuống. Bây giờ mưa lại càng lớn, quần áo Dương Qua ướt hết, bốn bề hơi nước mit mù, tạo thành một cảnh tượng rùng rợn, chỉ thấy thác nước chảy quá mạnh, trong lòng đầy lo sợ.
Thần điêu đưa mỏ kéo áo Dương Qua đi tới bên thác nước, như muốn đẩy chàng xuống. Dương Qua kinh hãi hỏi:
- Xuống dưới làm gì? Nước chảy xiết như thế này, bước xuống là trôi đi mất còn gì?
Thần điêu buông chiếc áo Dương Qua, ngửa cổ gáy dài, rồi nhảy vụt xuống nước, đôi chân đứng trên một tảng đá to giữa dòng. Đoạn nó dùng cánh trái quạt tảng đá một cái, làm cho tảng đá tung ngược lên thượng lưu. Nước chảy mạnh đưa tảng đá đổ xuống. Thần điêu chờ cho tảng đá trôi xuống thì lại quạt thêm một cái đánh trở lên. Cứ như thế thần điêu đánh mãi tảng đá đến sáu bảy hiệp mà tảng đá vẫn chưa thể trôi qua khỏi mình chim điêu được. Đợi đến lần thứ tám, tảng nham thạch vừa cuộn xuống, thần điêu vẫy cánh đập mạnh qua một cái, nham thạch lìa khỏi mặt nước bay bổng lên bờ bên phải. Thần điêu cũng tiếp nhảy lên đứng bên Dương Qua.
Dương Qua thầm đoán:
- Thuở xưa mỗi lúc mưa to, "Kiếm ma độc cô cầu bại" đến chỗ nầy để luyện kiếm, còn mình thì đâu có sức mạnh phi thường ấy mà dám thử liều?
Lòng thành đang phân vân thì thần điêu bỗng tung cánh nghe "soạt" một tiếng, phất trúng dưới lưng Dương Qua. Dương Qua trong lúc sơ ý nên rơi thẳng xuống khe, chàng phải cắn răng vận hết sức xử thế "Thiên cầu tục" đứng thẳng trên tảng đá to. Đôi chân chàng vừa chấm vào nước đã bị loạng choạng, thầm nghĩ:
- Độc cô tiền bối là người, mình cũng là người, mà trước kia tiền bối đã đứng được, sao nay mình lại không đứng được?
Nghĩ như thế, chàng bèn tụ khí ngưng thở, lo sức chống lại với sức mạnh của thác lũ. Nhưng việc đưa kiếm đỡ những tảng đá trôi theo nước cuốn dội xuống thật là việc khó vô cùng. Đứng đó chừng hơn một tiếng đồng hồ, sức lực của Dương Qua đã dần dần kiệt quệ, chàng bèn chống kiếm xuống tảng đá, nhảy vọt lên bờ. Chàng đứng trên bờ chưa kịp thở mấy hơi, đã bị thần điêu đưa cánh đập xuống. Lần này Dương Qua đã đề phòng, nên không bị nó quét trúng, mà chỉ tự động nhảy xuống khe. Chàng thầm nhủ:
- Chim điêu thật là một ông thầy tốt, một người bạn quý, nên ép mình luyện công không chút bê trễ . Nó đã có mỹ ý vậy, thì mình chẳng lẽ không cầu tiến hay sao? Chàng cố sức trầm trí đứng thật vững, một hồi lâu, dần dần tìm được môn ngưng khí để dung sức nước mỗi lúc một lớn thêm ngập lên tới ngực chàng. Chàng lại thấy chống chọi còn dễ hơn trước. Một lúc lâu nước cuộn chảy lên tới ngực lần lần lên tới miệng, Dương Qua thầm lo:
- Tuy mình đứng đã vững, nhưng nước đang lớn mạnh, đứng mãi ngập nước chết sao?
Chàng vội nhún mình nhảy phắt lên bờ, nào ngờ thần điêu đứng trên bờ thấy chàng vừa nhảy lên, không để cho chân chàng chấm đất, đã quạt cánh, Dương Qua vội đưa kiếm gạt mạnh, lại bị sức mạnh của đôi cánh quét qua nghe "tũm" một tiếng thì chàng bị trầm mình xuống giữa dòng nước rồi.
Đôi chân chàng vừa đạp tới nham thạch dưới lòng khe nước thì nước đã ngập quá đầu, một luồng nước vọt thẳng vào miệng. Nếu chàng vận khí đưa ngọn nước ra khỏi miệng, thì nội lực tăng lên, ắt chân bị bổng lên. Chàng liền ngưng khí thủ trung, nín thở một hồi lâu, nhún chân một cái, nhảy lên mặt nước miệng bắn ra một làn nước rồi trầm nữa xuống lòng khe, nhướng cho nước lũ vượt qua đầu. Thân chàng như một cây gậy chống ở giữa dòng, đứng vững trong nước chảy mạnh mà không hề lay động. Lòng chàng trở lại yên tĩnh, thầm nghĩ:
- Chim điêu muốn mình đứng vững trong nước lũ, mà bây giờ mình đứng đã vững rồi, thì thử dùng kiếm để phá như nó khi nãy coi! Chớ để nó khinh mình sao?
Dương Qua vốn xưa nay có tính háo thắng, nên trước mặt một con vật cũng vẫn tự ái. Vừa lúc sơn thạch và cành cây theo nước trôi xuống, chàng bèn đưa kiếm chặt ngang và phất ngược lên, làm cho nham thạch tung ngược lên thượng lưu còn cành cây vút bổng lên bờ. Hai nhát kiếm đầu chàng thấy có hiệu lực, trong lòng đầy niềm hy vọng, vì thế tay chân chàng trở nên linh hoạt vô cùng. Chàng không ngớt tay vừa chém vừa đâm, luyện mãi cho đến khi gân cốt sức lực đều kiệt quệ, chân bước xiêu vẹo, mới tung mình nhảy lên bờ.
Chàng sợ thần điêu lại đuổi chàng xuống nữa mà bây giờ đôi chân đã mất sức nếu không nghỉ ngơi một chút thì khó chống lại với áp lực của thác lũ. Quả nhiên thần điêu vừa thấy chàng từ dưới nước tung lên lập tức giương đôi cánh đánh ra. Dương Qua vội la lên:
- Điêu huynh! Muốn tôi chết sao?
Chàng bèn đứng dưới khe một hồi nữa nhưng chàng kiệt sức không thể đứng vững. Chàng vội nhảy lên bờ, thần điêu cũng giơ cánh quạt tới đỡ. Dương Qua không biết nói sao hơn nên hồi trọng kiếm chém trả mấy nhát, chỉ đánh ba đòn thần điêu đã phải lùi một bước. Chàng vội nói:
- Xin lỗi điêu huynh!
Rồi chém một nhát nữa nghe "soạt soạt" mấy tiếng, khí thế trở nên khác thường. Thần điêu thấy mũi kiếm đến quá mạnh không dám đón lại vội tránh lui. Dương Qua thấy sự luyện kiếm chỉ hơn nửa ngày trong nước lũ mà sức mạnh tăng lên rất nhiều, lòng phấn chấn vô cùng tự nhủ:
- Sức tăng thêm như thế này dẫu có luyện trong mười ngày nửa tháng chưa chắc đã được nay chỉ có luyện nửa ngày trong nước lũ mà được như thế này là nhờ những quả chín đỏ tươi thần điêu cho mình ăn hàng ngày có nhiều chất bổ gân cốt.
Dương Qua ngồi nghỉ trên mé bờ một hồi thấy trong người khoan khoái. Lần này thần điêu chưa thúc giục chàng đã tự động nhảy xuống khe tiếp tục luyện kiếm. Tập mãi hơn ba tiếng đồng hồ chàng mới cảm thấy mệt. Lần này chàng nhảy lên thì không thấy thần điêu ở đó nữa, chẳng biết nó đã đi đâu rồi. Mắt nhìn cơn mưa dần dần nhẹ hột, lòng chàng nao nao nghĩ:
- Nếu để ngày mai trở lại thì sức nước yếu mất, bây giờ mình cũng chưa mệt gì mấy, nên tập luôn một hồi nữa đã.
Nghĩ xong, chàng vội tung chân nhảy xuống khe, tung kiếm đánh tảng đá to đang tuôn mạnh xuống thác. Nháy mắt tảng đá đã vụt lên trên thác rồi. Cứ như thế chàng tập mãi và lúc này các vật to lớn đến đâu cuốn trôi theo nước cũng bị chàng đón đỡ được dễ dàng.
Khi Dương Qua nhảy lên thì thấy trên bờ đã để sẵn bảy quả chín. Chàng cảm kích ơn huệ của thần điêu vô cùng. Chàng ăn một hơi hết bảy quả chín rồi lại lo nhảy xuống khe luyện kiếm nữa. Tập mãi đến trời tối, chàng cảm thấy càng luyện, sức lực càng tiến, không còn biết mệt nữa, và tinh thần lại sảng khoái vô cùng. Suốt đêm ấy chàng không ngủ. Tâm thần minh mẫn, chàng tìm được rất nhiều kiếm lý trong dòng nước, nào là chém xuôi, đâm ngang, gọt dọc v.v...
Đêm đã khuya, mưa lớn vừa dứt hột, nền trời bao la, ánh trăng vằng vặc. Dương Qua nghĩ:
- Tâm trí đã thông kỳ lý, tay tinh kỳ thuật thế này là kiếm pháp của trọng kiếm đã lĩnh hội được hết, không cần luyện nữa, mình cứ theo lời của Độc cô tiền bối viết trong một kiếm, thì mai sau nội lực tăng lên, vả thanh kiếm trên tay sẽ thấy nhẹ dần di, tới sau cùng mình dùng kiếm gỗ cũng như dùng kiếm nặng. Thật lúc nầy mình mới thấy lời của Độc cô tiền bối là thâm thúy. Đúng là từ chỗ nông cạn đến chỗ cao thâm, do sự tu luyện của mình! Vậy kiếm thuật tập đến đây như đã hết. Dương Qua yên lặng rảo bước theo bờ suối, ngước mặt nhìn trăng thanh, lòng tưởng niệm đến Độc cô tiền bối đã để lại thanh trọng kiếm nầy. Nhưng nếu không nhờ Thần điêu ở một bên giúp sức chỉ dẫn, và không nhờ ăn những quả chín đỏ tươi ấy, thì nội lực đâu có tăng lên, để có thể tìm thấy kiếm thuật nầy ở trên thế gian? Độc cô cầu bại tự ý tìm được những bước
thần tiên trong kiếm thuật, thật là thông minh, tài trí lạ thường!
Chàng đứng yên lặng bên dòng nước để hoài niệm tiền nhân, lòng vừa mến phục, vừa biết ơn, vừa thương tiếc. Chàng thoáng ra một ý nghĩ:
- Mình tuy đã tìm ra được bí quyết của kiếm thuật, nhưng mãi ở chốn hoang vu nầy, thì có ích gì? Nếu chất độc của "Tình hoa" bộc phát, rồi ngày mai mình chết đi thì kiếm thuật tinh vi nầy lại phải tiêu tan như làn khói?
Dương Qua nghĩ đến đây, hùng tâm bốc lên: nên dùng thanh kiếm này đánh cho quần hùng trong thiên hạ đến tơi bời thúc thủ rồi mới chết cho thoải mái. Chàng đưa tay trái rờ vào bên phải lại nhớ đến cảnh rùng rợn khi cánh tay mặt chàng bị rớt trên giường nơi Quách Phù máu nóng liền sôi lên chàng thầm nghĩ:
- Con nhỏ này ỷ cha nó là đại hiệp đương thời, mẹ nó là bang chủ Cái Bang nên xem mình không được nửa con mắt. Còn mình lúc nhỏ phải ở nhà nó chịu biết bao nhiêu điều miệt thị của mẹ con nó. Mình nói dối để gạt anh em họ Võ sự thật cũng là muốn tốt. Nếu anh em họ Võ có một người vì nàng mà chết đi như thế không phải là tội của nàng sao? Hừ thế mà nó lại thừa lúc mình bệnh, chặt mất cánh tay, thù này mình không trả thì nó sẽ khinh rẻ suốt đời.
Dương Qua xưa nay vốn trọng ơn ghét oán, bụng dạ không rộng rãi mấy, bây giờ vết thương đã lành, võ công lại tiến rất nhiều nên tâm tư đều để hết vào việc trả thù. Lòng quyết định chàng vội bước trở về sơn động nói với thần điêu:
- Điêu huynh! ơn đức của điêu huynh suốt đời tiểu đệ không dám quên. Nhưng hiện nay tiểu đệ còn bao nhiêu việc ân oán trên giang hồ chưa trả xong. Ngày sau chúng ta cùng chung sống. Còn cây trọng kiếm của Độc Cô tiền bối xin cho tiểu đệ tạm dùng trong những ngày xa cách điêu huynh.
Nói rồi chàng đến lạy mộ đá của Độc cô cầu bại, đoạn quay đầu bước ra thung lũng. Thần điêu đưa Dương Qua ra ngoài cửa. Một người, một chim cúi đầu tạm biệt. Thanh kiếm nặng nề vô cùng, nếu giắt vào mình thì dây buộc lưng không chịu nổi. Dương Qua tìm được ba sợi dây mây già ở bên núi quấn nhập thành một, buộc chặt trọng kiếm vào lưng, rồi giở khinh công, chạy thẳng về thành Tương Dương.
Khi đến ngoài thành mặt trời gần lặn, chàng thầm nghĩ:
- Ban ngày hành sự không tiện, vả lại một đêm mình không ngủ thì sức khỏe bị sút đi. Quách phu nhân và Quách bá bá đều là tay cao thủ mà hôm nay chắc cơ thể đã bình phục, nếu gặp mình sẽ có một trận ác chiến.
Nghĩ như thế, chàng liền vào bãi tha ma ở ngoài thành ngủ một giấc, đoạn điều khí vận công, rồi hái một mớ trái rừng ăn cho đỡ bụng, đợi hết canh một mới chạy thẳng tới thành Tương Dương.
Thành Tương Dương hùng vĩ vô cùng! Ngày trước Kim Luân Pháp Vương cùng Lý mạc Thu từ trên đầu tường nhảy xuống, còn phải dùng người lót chân mới dám lướt qua. Bây giờ từ chân tường leo lên thật là một việc rất khó. Khi nằm ngoài bãi tha ma, Dương Qua đã nghĩ được kế leo thành theo thuật của Độc cô tiền bối dùng để leo lên vách núi nên lòng thấy khoan khoái vô cùng. Chàng đi tới cửa thành tìm một nơi vắng vẻ, chờ những tên quân canh trên thành đi cách xa, mới tung mình nhảy lên, rồi dùng trọng kiếm chém một nhát vào thành. Trọng kiếm tuy không bén nhọn, nhưng thế kiếm quá mạnh, tường xây bằng đá hoa cương thật dày chỉ nghe một tiếng vang lên tường thành đã vỡ ra một lỗ bằng nắm tay. Dương Qua không ngờ một nhát kiếm đã thành quả như vậy, lòng vừa lo vừa mừng, chàng nhảy lên bám chân trái vào chỗ vỡ, đưa tay chém thêm một nhát kiếm nữa. Lần nầy chàng ra tay nhẹ hơn để khỏi gây ra tiếng động làm cho binh tuần hay được. Cứ như vậy, chàng leo lên từng bước, khi còn cách đầu thành ba bước chàng liền giở thuật "Bích hổ du tường" leo lên núp vào chỗ bóng tối. Tường thành có nấc thang để xuống. Dương Qua đợi khi quân canh đi qua rồi, lẹ làng nhảy xuống thành, chạy thẳng vào Quách phủ.
Sau khi ăn qua những quả hồng nội lực chàng đã tăng nhiều, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, khinh công thâm hậu hơn xưa. Tuy nhiên chàng biết võ công của Quách Tỉnh thật phi thường, chỉ một môn "Giáng long thập bát chưởng" thì đã vô địch trong thiên hạ rồi, cộng thêm "Đả cẩu côn pháp" biến hóa huyền ảo của Hoàng Dung nữa. Chàng vị tất đã thắng nổi, vì thế chàng không dám sơ ý, cẩn thận leo lên tường bước nhẹ vào. Dương Qua đã sống lâu ngày trong Quách phủ, nên đường đi lối vào rất quen thuộc. Bước vòng qua vườn hoa, chàng thấy phòng ngủ của chàng khi trước, chàng bèn đi tới áp tai vào cửa sổ nghe ngóng và biết trong ấy không có người nên nhẹ tay xô cửa bước vào. Trong đêm tối mắt chàng nhìn rõ như ban ngày! Chỉ thấy giường màn, bàn ghế, vẫn y như cũ có khác là mền gối trên giường đã cất hết. Chàng đặt mình ngòi xuống giường, nhớ lại cánh tay đã rơi, lòng vừa căm tức, vừa bùi ngùi!
Tướng mạo Dương Qua vốn tuấn tú, tính tình lại có chút phong lưu, mặc dầu chàng đối với Tiểu long Nữ vẫn một lòng chung thủy nhưng lại có rất nhiều thiếu nữ trẻ đẹp thấy chàng thầm mơ trộm ước như Trình Anh, Lục Vô Song, Hoàng nhan Bình, Công Tôn Lục Ngạc. Bấy giờ chàng sờ tay lên thành giường thấy lúc này đã trở thành người tàn phế, nếu gặp lại những thiếu nữ đa tình ấy nét mặt họ sẽ có những nét thương hại, hay khinh bỉ?
Chàng thấy mình võ công tuy tinh nhuệ nhưng cũng chỉ như một con quái vật mà thôi. Trong bóng tói, tâm tư chàng rào rạo, nghĩ đến những việc vừa qua, bất giác thở dài lẩm bẩm:
- Chỉ có mình Tiểu long Nữ là chung thủy. Đừng nói chi mất chỉ một cánh tay, dù là tứ chi đều mất nàng vẫn một lòng thương yêu mình, không hề đổi dạ.
Chàng vừa nghĩ đến đây, bỗng nghe phía Đông có tiếng cãi lẫy. Chàng nghe rõ tiếng nói đó chính là Quách Tỉnh và Hoàng Dung. Chàng tò mò, muốn nghe thử họ cãi việc gì, bèn lẻn đến phòng ngủ của vợ chồng Quách Tỉnh. Bỗng nghe Hoàng Dung lớn tiếng nói:
- Rõ ràng hai nguời ấy ẵm Tường nhi đến tình cốc, đổi thuốc giải độc, thế mà anh cứ bảo thằng Dương Qua là người tốt. Con bé mình mới sinh ra chưa được một giờ đồng hồ thì đã rơi vào tay họ, làm sao toàn mạng được?
Nói tới đây, lời nghẹn ngào, rồi nức nở khóc. Quách Tỉnh nói:
- Qua nhi không phải hạng người đó. Vả lại, nó đã nhiều lần cứu anh và em. Nếu chúng ta dùng tánh mạng của Tường nhi đổi lấy tánh mạng Qua nhi cũng không đáng tiếc.
Hoàng Dung nghẹn ngào nói:
- Anh dứt tình chứ em thì không!
Trong phòng bỗng nổi lên tiếng khóc của trẻ con, tiếng khóc át cả lời cãi vã giữa hai người. Dương Qua lấy làm lạ tự nhủ:
- Đứa con gái ấy đã được mình giật lại tại tay Lý mạc Thu đem về đưa cho Quách bá mẫu rồi, sao Quách bá mẫu lại nói không toàn mạng?
Dương Qua đưa mắt nhìn vào khe cửa, thấy Hoàng Dung đang bồng một đứa trẻ, đứa trẻ nầy mặt vuông tai lớn, làn da đen thui. Dương Qua đã bồng bé Quách Tường trong thời gian rất lâu, nên thấy đứa bé nầy không giống bé Quách Tường. Hoàng Dung xoay lưng qua phía cửa sổ, sẽ ru đửa trẻ rồi nói với Quách Tỉnh:
- Mình sinh song thai, nhưng bây giờ chỉ còn có một đứa con trai, đứa con gái thì bị họ bắt mà anh vẫn điềm nhiên!
Thật ra Hoàng Dung có một bào thai hai đứa, đứa thứ nhứt là đứa con gái tên Quách Tường đứa thứ hai là trai tức là Quách phá Lỗ. Đứa con gái bị Tiểu long Nữ ẵm đi mất rồi, chỉ còn một mình đứa con trai.
Quách Tỉnh dạo gót trong phòng nói:
- Em Dung! Lúc thường em vẫn có tính dễ dãi, tại sao lúc nhắc đến việc con gái là em lại khó tính như vậy? Bây giờ quanh vụ khẩn cấp, anh đâu có thể vì đứa con mà bỏ thành Tương Dương được?
Hoàng Dung nói:
- Em đích thân tìm con một mình, anh lại không cho. Không lẽ để đứa con mình phải chết oan uổng như vậy sao?
Quách Tỉnh nói:
- Cơ thể của em còn yếu đuối, làm sao đi được?
Hoàng Dung tức tối nói:
- Cha nó thì không thương con, mẹ nó thì đang đau như vậy thì có cách gì bây giờ?
Dương Qua đã chung sống với vợ chồng Quách Tỉnh nhiều năm trên đảo Đào hoa, thấy hai người thương yêu nhau rất mực, chưa hề có một tiếng hờn trách nhau. Bây giờ họ lại nghiến răng cau mày, lời nói không chút nhường nhịn nhau, cũng chỉ vì bé Quách Tường bị kẻ nào ẵm trộm mất.
Hoàng Dung vừa khóc vừa kể, Quách Tỉnh lại nghiêm sắc mặt, không ngớt đi qua đi lại đếm bước trong phòng. Một hồi sau, Quách Tỉnh nói:
- Đứa con gái nầy dầu có tìm được em cũng chiều chuộng nó như Phù nhi, để rồi dung túng nó hại người, thì thật chẳng ích gì.
Hoàng Dung lớn tiếng nói:
- Phù nhi lỡ phạm tội như vậy vì nó quá thương em nó, nên mới lỡ tay như vậy. Việc đó cũng lẽ thường. Nếu gặp tôi... Dương Qua không trả bé Tường cho tôi thì cả cánh tay trái của nó tôi cũng chặt luôn.
Quách Tỉnh gắng giọng hỏi:
- Em Dung! Em nói cái gì?
Rồi chàng giơ tay đập xuống bàn nghe "bành" một tiếng, cây ván tung bay, chân bàn to tướng đã bị bể mất một nửa. Đứa trẻ trên tay Hoàng Dung đang khóc, bỗng nghe tiếng đập bàn ấy, nó giống người nín mất.
Sau tiếng đập bàn của Quách Tỉnh, Dương Qua chợt thấy bên cửa sổ phía tây thoáng qua bóng đen, có một bóng người xuống rón rén lui ra.
Dương Qua thầm nghĩ:
- Thế nầy, ngoài mình ra, lại có người khác cũng rình nghe nữa. Họ là ai vậy?
Chàng bèn giờ khinh công nhón gót đuổi theo người ấy, thì thấy thân người ấy ẻo lả duyên dáng đúng là Quách Phù. Dương Qua cơn hận nổi lên, lẩm bẩm:
- Tốt lắm! Ta đang đi tìm mi đây!
Bỗng nghe tiếng Hoàng Dung nói:
- Anh ra ngoài đi, đừng la lối con nó giật mình!
Rồi ánh đèn trong phòng Hoàng Dung cũng tắt rụi. Mọi người đều chìm lặng trong bóng tối.
Dương Qua biết Quách Tỉnh sắp đi ra, vội tung mình nhảy ra sau giả sơn, vòng bước tới phòng Quách Phù, rồi nhảy vọt lên cành cây ẩn mình trong lá. Một hồi lâu, quả nhiên thấy Quách Phù trở về phòng. Con thị tỳ săn sóc cho Quách Phù thấy nét mặt nàng khác thường, nhưng không dám hỏi gì nhiều, chỉ nhỏ nhẹ nói:
- Đêm đã khuya rồi, mời cô nương lên giường yên nghỉ!
Đoạn thị tỳ lui ra ngoài khép cửa lại.
- Tại sao kiếm cũng có mộ? Không lẽ Độc cô tiền bối bị gãy thanh kiếm quý rồi chôn ở nơi đây?
Chàng bước lần tới vách núi, thì thấy vách đá láng trơn không mọc cỏ cây, cũng không có một dấu vết để bám tay được nên tự hỏi:
- Vách đá thẳng trơn như thế nầy, mà người cưa làm sao lên để làm "mộ kiếm"? Nhưng họ cũng là người như mình, sao lại leo được chỗ cao khó khăn như vậy được, chắc có một bí ẩn gì mình chưa tìm thấy. Nếu thật chỉ nhờ võ công mà leo lên được, thì thật là khó tưởng tượng.
Chàng cố hết sức suy tưởng, và chăm chú nhìn thật kỹ, bỗng thấy từ trên vách đá, một khoảng cách xa chừng một thì có mọc ra một chòm rêu. Tất cả có chừng năm chục chòm sắp một hàng thẳng từ dưới thấp lên trên cao. Dương Qua liền tung mình nhảy vút lên, đưa tay nắm lấy chòm rêu ở chỗ thấp nhất nhất thì vớ ra một nắm đất đen, quả nhiên sau lớp đất mọc rêu ấy, để lộ ra một cái lỗ nhỏ. Xem như vậy, chàng biết được xưa kia Độc cô dùng vật bén xoi những lỗ nhỏ trên vách đá đã trải qua nhiều năm tháng, lòng lỗ bụi tấp lâu ngày gặp nhiều sương gió mới sinh ra rêu. Dương Qua nhân lúc đang rảnh rang, nên muốn thừa dịp lên xem những gì trên ấy, nhưng khổ thân chỉ còn có một tay, leo trèo thật khó khăn. Chàng tự nhủ:
- Nếu không nổi thì thôi, có ai cười chê gì mà sợ?
Nghĩ xong bèn buộc chặt thắt lưng, rồi nhún mình nhảy cao hơn một trượng, chân trái đạp nấc thứ nhất, tiếp đến chân mặt đạp vào chòm rêu trên, làm cho đất dẻo bắn ra, lên cao hơn sáu trượng có một nấc rất lớn để nghỉ chân. Lần thứ nhất chàng leo chừng bốn chục trượng, thì bị kiệt sức, bèn nhè nhẹ tụt trở xuống, trong lòng thầm nghĩ:
- Mình leo đã hơn bốn mươi mấy nấc rồi, lần nầy phải cố sức thì leo được hết.
Nghĩ như vậy, chàng bèn ngồi xuống đất điều khí dưỡng thần một hồi, đoạn phóng mình lên, leo tuốt một mạch lên trên thạch đài. Dương Qua thấy tay bị mất, mà khinh công không hề suy giảm, nên trong lòng cảm thấy an ủi phần nào, nhìn vào tảng đá to, thì thấy hai bên chữ "mộ kiếm" thật lớn, lại có khắc thêm hai hàng chữ nhỏ: "Kiếm ma độc cô cầu bại" là vô địch trong thiên hạ được chôn kiếm nơi đây. Than ôi ta đi khắp giang hồ tứ hải mà chưa gặp người xứng tay đối thủ với trường kiếm ta, nên sắc bén cũng thành vô dụng.
Dương Qua thấy vừa kinh ngạc vừa ngưỡng mộ, nên hiết được vị tiền bối này rất khinh thế ngạo vật. Chàng cảm thấy tánh tình của vị này rất thích ý, nhưng còn nói đến việc đi khắp cả thiên hạ mà không gặp địch thủ, thì danh vọng này càng khó hơn nữa. Chàng đăm chiêu đứng nhìn hai hàng chữ một hồi lâu, quay đầu nhìn sang phía nam, thì thấy rất nhiều tảng đá chất thành ngôi mộ lớn, ngôi mộ này xây dựng về phía sơn cốc, phía trước nhìn thẳng về một dãy không gian vô tận. Dương Qua thầm nghĩ:
- Ta không biết vị tiền bối kiếm ma anh hùng thế nào, nhưng chỉ trông ngôi mộ nầy thì cũng biệt được văn võ song toàn, hoài bão phi thường của người rồi, nhưng trong sách và truyền thuyết thì lại không ai nhắc đến tên họ và sự tích. Thật là một việc khó hiểu. Dương Qua đứng bên mộ kiếm ngửa cổ ngâm một tiếng dài, bốn bề vọng vang lên không dứt.
Tâm trí chàng muốn xem thử trong mộ có những binh khí như thế nào nhưng lòng ngưỡng mộ vẫn không dám mạo phạm tiên nhân bèn ngồi ôm gối bên mộ, từng làn gió thoảng qua làm cho tâm thần sảng khoái vô cùng, cảm thấy lâng lâng như thoát tục.
Bỗng nhiên dưới vách núi vọng lên "gù, gù, gù" ba tiếng. Chàng ló đầu nhìn xuống, thấy thần điêu đang tung tăng nhảy theo các nấc lỗ vách leo lên. Thân hình nó nặng nề nhưng mỗi chân nó đều có sức mạnh ngàn cân, nên tung mình lên mỗi cái đều ba trượng, trong chốc lát thì đã leo lên tới bên Dương Qua.
Thần điêu nhìn qua nhìn lại một hồi rồi khẽ gật đầu, kêu lên mấy tiếng, âm thanh thật kỳ dị.
Dương Qua cười bảo:
- Điêu huynh chỉ tiếc vì tôi không biết nghe tiếng của loài chim, không hiểu được lời nói của huynh nên không thể biết được việc sinh tiền của Độc cô tiền bối mà huynh đã biết.
Thần điêu lại khẽ kêu lên mấy tiếng, rồi đưa đôi chân cứng rắn ra, bươi mạnh những táng đá trên mộ. Dương Qua chợt thoáng qua một ý niệm:
- à! Võ công của Độc cô tiền bối đã thâm hậu tuyệt chúng đến thế, không lẽ không để lại một pho kiếm kinh hay quyền phổ gì sao?
Đôi chân của thần điêu bươi không ngừng, chẳng bao lâu những tảng đá trên mộ đều lật qua một bên, để lộ ra ba thanh kiếm sắp một hàng, ở khoảng giữa thanh kiếm thứ nhất và thứ nhì, lại có một mảnh đá mặt phẳng và có diện tích chừng hai tấc vuông, dày không đầy một phân. Ba thanh kiếm và mảnh đá mỏng ấy đều sắp trên một tảng đá xanh. Dương Qua lấy thanh kiếm thứ nhất ở bên tả lên thì thấy trên tảng đá ở dưới thanh kiếm có khắc một hàng chữ "thanh gươm nầy rất cứng rắn, lúc thiếu thời dùng để tranh hùng với quần hùng". Dương Qua thấy thanh kiếm trong tay dài chừng bốn thước, ánh thép xanh lóng lánh, thật là một lợi khí chưa từng thấy. Chàng nghiêng mình nhìn mảnh đá mỏng nằm trên thanh kiếm thì thấy khắc hai hàng chữ nhỏ: "Tử vi nhu kiếm, bước ba mươi tuổi dùng nó, đã lỡ tay chém trọng thương một người nghị sĩ, thật là điều bất tường nên ném nó trong hang cốc". Đọc đến đây, toàn thân Dượng Qua bất giác rung động, lòng thầm nghĩ:
- Cánh tay của mình bị Quách Phù dùng thanh kiếm nầy chặt đứt, vì Độc cô tiền bối đã vứt nó trong hoang cốc rồi rắn độc nuốt vô trong bụng, nhưng thần sai quỷ khiến, lại để cho mình lấy được. Thật trên đời nầy khó mà có lợi khí như vật nầy tuy lúc mình đang bị bịnh nhưng đâu có dễ gì Quách Phù chém đứt được cánh tay nếu không có thanh kiếm ấy?
Chàng đứng tần ngần một hồi lại thò tay lấy thanh kiếm thứ hai, nào ngờ mới xách lên thì nghe "keng" một tiếng, trường kiếm rơi xuống đá, bật lửa tung tóe ra, làm chàng giật mình lách sang một bên. Nhưng té ra thanh kiếm ấy bụi bám đầy không có vẻ gì khác thường nào ngờ đâu lại có một sức nặng lạ thường. Bề dài chừng hơn ba thước mà nặng hơn sáu chục cân, nên khi xách lên chàng tưởng như những thanh kiếm khác, thành bị sút tay. Do đó, chàng đặt thanh kiếm trên tay xuống đá rồi cố sức nắm thanh kiếm thứ hai lên. Kiếm nầy tuy nặng, nhưng đối với công lực của chàng, thì sáu, bảy chục cân còn nhẹ nhàng và sử dụng dễ dàng, xem lại kỹ lưỡng thấy hai bên mép đều lụt cả còn mũi kiếm thì tròn tròn như hình bán nguyệt.
Chàng tự nghĩ:
- Kiếm nầy nặng nề như vậy thì làm sao sử dụng cho tiện lợi được? Hơn nữa, hai bên mép và mũi đều không sắc bén, thì thật là kỳ đời.
Chàng cúi xuống nhìn hai hàng chữ nhỏ khắc trên đá: "Kiếm nầy nặng nề mà không bén. Trước bốn mươi tuổi nhờ nó mà tung hoành khắp giang hồ". Dương Qua lẩm bẩm đọc đi đọc lại mấy lượt, trong lòng như có sở ngộ, nhưng nghĩ lại kiếm thuật trong thế gian, bất cứ một môn phái nào, biến hóa nghệ thuật khác nhau, nhưng vẫn lấy cái lanh lẹ làm chính, mà thanh kiếm nầy nặng như vậy không biết sử dụng bằng cách nào được? Một hồi, chàng để trọng kiếm xuống, đưa tay lấy thanh kiếm thứ ba, lần này chàng bị mắc mưu một lần nữa. Cứ tưởng là thanh kiếm thứ ba chắc nặng hơn thứ nhất vừa rồi, chàng vận nội công vào tay để nâng kiếm lên. Nào ngờ đâu lại nhẹ quá nên giơ bổng lên cao. Chàng chăm chú nhìn lại, thì thấy là thanh kiếm bằng gỗ, qua nhiều năm tháng, kiếm đã hư mục hết cả, nhưng thấy mặt đá dưới kiếm có mấy hàng chữ nhỏ: "Sau bốn mươi tuổi, thảo mộc túc thạch đều làm kiếm được, từ đấy tĩnh tâm tu luyện, dần dần tiến đến mức không dùng kiếm mà thắng được người có kiếm". Dương Qua cung kính để thanh kiếm gỗ xuống về chỗ cũ, thở một hơi dài nói:
- Thần kỳ của tiền bối thật khiến cho người đời khó tưởng tượng được.
Chàng có ý định ở dưới phiến đã chắc có tài liệu sách vở gì chăng bèn đưa tay giở lấy mảnh đá lên xem, thì thấy đó chỉ là lớp nham thạch của vách núi, không có vật gì khác, nên ngồi đăm chiêu tìm hiểu.
Bỗng nhiên thần điêu "gù" một tiếng, rồi ngậm thanh kiếm nặng lên, trao vào tay Dương Qua, kế đó lại "gù" một tiếng nữa, chiếc cánh trái xòe ra, đập mạnh xuống đầu Dương Qua. Chàng cứ ngồi tần ngần ở đó, cánh của thần điêu đập xuống cách đầu chàng chừng một thước thì ngừng lại, mỏ lại "gù, gù" lên tiếng. Dương Qua nói:
- Điêu huynh lại muốn thử sức tôi sao? Rảnh rang cũng buồn, thôi để tôi thử với huynh vài đường nhé!
Nhưng chàng thấy thanh kiếm trong tay nặng quá, không thể múa lanh lẹ được, bèn để trọng kiếm xuống, lấy thanh kiếm thứ nhất lên. Thần điêu đột nhiên xếp cánh lại, quay phắt mình đi không ngó ngàng gì tới Dương Qua nữa, như có vẻ bất bình muốn bỏ Dương Qua đi.
Dương Qua hiểu ý, vội vã cười nói chiều ý chim điêu:
- Huynh muốn tôi dùng trọng kiếm hả? Nhưng tôi võ công quá tầm thường, nếu ở đây thử sức, thì không phải là địch thủ với nhau, vậy mong huynh nới tay chút nhé!
Nói xong, chàng liền đổi lấy thanh kiếm nặng hơn sáu chục cân ấy rồi khí vận vào đơn điền, sức chuyển vào tay trái chầm chậm chém một nhát. Thần điêu vẫn điềm nhiên không xoay mình lại, chỉ vươn thẳng chiếc cánh ra phía sau, đụng vào thanh kiếm. Dương Qua thấy có một luồng sức mạnh từ mũi kiếm thâu lui về, làm cho chàng thở không ra hơi, lập tức vận sức chống lại, nghe "ự" một tiếng. Dương Qua cảm thấy xây xẩm mặt mày, rồi ngất lịm luôn. Chẳng bao lâu Dương Qua mới tỉnh lại, thì ngửi có mùi thơm ngát ở miệng chàng tỏa ra và đầu lưỡi còn thơm vị ngọt ngào, tựa như trong cơn mê có ăn một món gì lạ lùng lắm vậy. Chàng mở bừng mắt ra, thì thấy thần điêu miệng ngậm một quả chín đỏ tươi sắp đút vào miệng chàng. Dương Qua nhai mấy miếng, cảm thấy mùi vị nó thơm ngon ngào ngạt, như mùi vị đã cảm thấy ăn trong khi hôn mê vậy. Dương Qua hít vào một hơi dài, thì nghe lồng ngực hô hấp dễ dàng, liền đứng lên múa động tay chân thấy sức mạnh lại có một phần tăng lên và tinh thần lại sảng khoái vô cùng chàng lấy làm lạ:
- Theo lẽ thường thí võ, nếu gặp đối phương mạnh sức đánh mình ngã nghẹt thở, xỉu đi, dù không bị trọng thương, ít ra toàn thân cũng bị đau nhức, chứ không lẽ mấy quả chín đỏ tươi nầy lại là thuốc thần để trị những vết thương sao?
Chàng khom lưng nhặt thanh trọng kiếm lên, thì nghe như nhẹ đi một, phần. Cũng trong lúc ấy, thần điêu "gừ" lên mấy tiếng rồi xòe cánh đập mạnh xuống đầu Dương Qua một cái. Chàng không dám đỡ nữa vội xoay mình lách đi, thần điêu liền bước tới một bước, tung đôi cánh đánh mạnh một lượt, sức mạnh cực kỳ mãnh liệt. Dương Qưa biết nó không có ác ý, nhưng nghĩ lại thần điêu tuy có linh dị mà vẫn là con vật, thân nó có thần lực, khi dùng đôi cánh công kích, thì khó điều khiển sức mạnh để nhân tình được. Nếu nó quét trúng một cái là từ đây rơi xuống, thì còn gì là tính mạng?
Mắt nhìn đôi cánh quét tới, chàng vội bước lui hai bước, chân trái đá động vào mé đá rồi! Thần điêu cũng không chút dung tình, cái đầu to tướng vươn tới, chiếc mỏ cong mổ xuống đầu chàng. Dương Qua hết đường lui tránh, nên sợ hãi đưa kiếm lên đỡ, nghe "phập" một tiếng, chiếc mỏ chim điêu trúng thanh kiếm. Dương Qua cảm thấy chấn động cả cánh tay, trọng kiếm như muốn tuột khỏi tay, nhưng thấy thần điêu lại quét mạnh cách mặt thẳng vào đôi chân chàng. Dương Qua tung mình nhảy cao hơn một trượng, vượt qua đầu thần điêu, lướt vào giữa thạch đài, nhưng sợ nó tấn công, liền tung ra một kiếm, cũng nghe "phập" một tiếng lại cũng chạm phải cái mỏ ngàn cân đấy nữa. Dương Qua vừa thoát qua mấy đòn ác liệt, nên mồ hôi toát lạnh cả người, vội kêu lên:
- Điêu huynh! Đừng có xem tôi như Độc cô đại hiệp mà tấn công dữ như vậy.
Thần điêu kêu gừ gừ hai tiếng, không áp đảo nữa. Dương Qua tình cờ nói lên câu "xem tôi như là Độc cô đại hiệp" nên thầm nghĩ:
- Thần điêu chắc ở bên Độc cô tiền bối đã lâu, nên bước đi tiến thoái như một tay võ nghệ cao cường vậy. Có lẽ là Độc cô tiền bối một mình buồn tẻ, phải tập nó để làm đối thủ thí võ cùng nhau. Nhưng ngày nay Độc cô tiền bối chết đã lâu, xương đã tan, võ học tuyệt thế cũng theo người mà mất đi, thì may ra trên mình thần điêu không chừng mình có thể tìm lại được một chút dị phong của vị tiền bối đại sư này.
Chàng nghĩ đến đây, trong lòng đầy hy vọng, nên nói với thần điêu:
- Điêu huynh, cẩn thận nhé, thế kiếm của tôi tới nữa đây.
Vừa dứt lời, chàng vung kiếm chém thẳng vào ngực thần điêu. Thần điêu cánh trái xòe nhanh ra đỡ, cánh phải đập tới tấn công. Suốt ngày hôm ấy, Dương Qua lo tập luyện tỷ thí với thần điêu trên sân đá. Nhưng vì sức lực của thần điêu quá mạnh, cứ một cánh quét qua, sức gió như vũ bão, như một chưởng phong mấy chục vị cao thủ hợp lại, rồi đánh ra một lượt nên những môn "Tinh chân kiếm pháp", "Ngọc nữ kiếm pháp" là sở trường bình sinh của Dương Qua, mà bây giờ không dùng được một thế nào, chỉ có lấy sự lanh lẹ để đánh nó mà thôi.
Đến tối, người và điêu cùng trở xuống sơn động, Dương Qua lao nhọc suốt ngày nhưng lạ thay không cảm thấy chút mệt mỏi, mà tinh thần lại sảng khoái hơn ngày thường. Chàng mới biết rõ công lao chăm sóc của thần điêu đã cho ăn những trái cây quý báu, nên thân thể mới thêm sức lạ thường thế này.
Sáng hôm sau chàng thức dậy, thì thấy chim điêu đã ngậm sáu quả chín để bên mình chàng. Dương Qua ăn xong, ngồi yên điều khí, có những mạch huyệt trước kia không chuyển công được bây giờ bỗng nhiên lưu thông trở lại. Dương Qua sung sướng vô cùng, lớn tiếng nói:
- Điêu huynh! Nay mình cùng lên thạch đài thí võ nữa chứ?
Chim điêu khe khẽ gật đầu.
Chàng tung mình nhảy phắt dậy, xách trọng kiếm cùng thần điêu ra đi. Ngày hôm qua, chàng đi mình không mà lên sân đã thấy khó khăn, nhưng ngày hôm nay trên tay xách theo trọng kiếm nặng hơn sáu chục cân, lại leo lên một cách nhẹ nhàng vô cùng. Dương Qua tự biết sau một ngày rèn luyện, công lực đã tiến lên rất nhiều nên khi giao đấu với thần điêu, bớt được một mối lo sợ phập phồng. Tuy vẫn còn tránh né, nhưng dưới đôi cánh lợi hại vô cùng của thần điêu, thỉnh thoảng chàng có thể trả được nhiều đòn hiểm độc.
Cứ như thế tập luyện được mấy ngày, Dương Qua sử dụng trọng kiếm trở nên lẹ làng, mỗi đường gươm, mỗi nhát chém đều thấy đúng theo ý muốn. Chàng vốn thông minh, nên mấy tháng trước đã ra công suy nghĩ nhiều ngày dựa theo võ công Toàn Chân phái và Cổ mộ phái, để tự khai thác ra một đường lối mới, lập được một phái võ học khác biệt cũng không thua sút gì các phái võ lâm khác. Nhưng hiện giờ sức lực chẳng đặng tăng, mỗi ngày tay dùng trọng kiếm đấu với thần điêu, càng ngày càng thấy rõ kiếm thuật lúc trước nay đã biến hóa vô cùng, nên vừa đánh với thần điêu vừa suy nghĩ những đường đi, nước bước của kiếm thuật. Những thế rất dễ dàng đơn giản thì đối phương nhiều lúc bối rối. Lúc này Dương Qua chỉ còn có một tay, nhưng ngày nào cũng được ăn những quả chín đỏ tươi không biết thần điêu ở đâu hái về, tự nhiên sức mạnh tăng lên mãi, đến ngày sau, lại có thể chống đối lại thần lực của thần điêu, nên nhát kiếm tung ra tiếng gió vù vù, trong lòng tự thấy an ủi vô cùng. Nhưng thật ra chàng nhờ có những căn bản học lúc trước, chứ hôm nay mới kỳ ngộ, đâu có thể đạt đến mức nầy. Vì thần điêu là một con vật không biết nói, vả lại nó cũng không rành bao nhiêu võ công. Chỉ nhờ có một sức mạnh và theo Độc cô cầu bại đã lâu ngày, thường giao đấu với ông nên mới biết được ít phép thuật tấn thoái mà thôi.
Sáng hôm nay thức dậy, thấy bầu trời mây đen, mưa đổ như vỡ đê. Dương Qua hỏi thần điêu:
- Điêu huynh! Hôm nay trời mưa to như thế, chúng ta còn luyện võ nữa không?
Thần điêu đưa mỏ, ngoạm áo chàng kéo đi thẳng về phía Đông Bắc được mấy bước, rồi thả áo ra, nó cất bước đi trước. Chàng tự nghĩ:
- Chắc ở hướng nầy còn vật gì kỳ lạ nữa chăng?
Nên cầm trọng kiếm dầm mưa đuổi theo, đi được mấy dặm, bỗng nghe "ầm ầm" những tiếng không ngớt vang lên. Càng đi tới tiếng vang càng náo động, hiển nhiên là tiếng nước đổ? Dương Qua thầm lo:
- Cơn mưa như thế nầy, nước mưa trên núi tuôn xuống mạnh, mình cần phải cẩn thận.
Qua khe núi hẹp, tiếng nước đổ nghe bùng tai, thấy giữa hai ngọn núi cao một thác nước như con bạch long đang cuồn cuộn đổ xuống trút vào một khe núi lở ầm ầm như sấm sét. Trong dòng nước chảy xiết, lại mang theo những tàn cây đá lớn từ trên núi cuốn nhào xuống. Bây giờ mưa lại càng lớn, quần áo Dương Qua ướt hết, bốn bề hơi nước mit mù, tạo thành một cảnh tượng rùng rợn, chỉ thấy thác nước chảy quá mạnh, trong lòng đầy lo sợ.
Thần điêu đưa mỏ kéo áo Dương Qua đi tới bên thác nước, như muốn đẩy chàng xuống. Dương Qua kinh hãi hỏi:
- Xuống dưới làm gì? Nước chảy xiết như thế này, bước xuống là trôi đi mất còn gì?
Thần điêu buông chiếc áo Dương Qua, ngửa cổ gáy dài, rồi nhảy vụt xuống nước, đôi chân đứng trên một tảng đá to giữa dòng. Đoạn nó dùng cánh trái quạt tảng đá một cái, làm cho tảng đá tung ngược lên thượng lưu. Nước chảy mạnh đưa tảng đá đổ xuống. Thần điêu chờ cho tảng đá trôi xuống thì lại quạt thêm một cái đánh trở lên. Cứ như thế thần điêu đánh mãi tảng đá đến sáu bảy hiệp mà tảng đá vẫn chưa thể trôi qua khỏi mình chim điêu được. Đợi đến lần thứ tám, tảng nham thạch vừa cuộn xuống, thần điêu vẫy cánh đập mạnh qua một cái, nham thạch lìa khỏi mặt nước bay bổng lên bờ bên phải. Thần điêu cũng tiếp nhảy lên đứng bên Dương Qua.
Dương Qua thầm đoán:
- Thuở xưa mỗi lúc mưa to, "Kiếm ma độc cô cầu bại" đến chỗ nầy để luyện kiếm, còn mình thì đâu có sức mạnh phi thường ấy mà dám thử liều?
Lòng thành đang phân vân thì thần điêu bỗng tung cánh nghe "soạt" một tiếng, phất trúng dưới lưng Dương Qua. Dương Qua trong lúc sơ ý nên rơi thẳng xuống khe, chàng phải cắn răng vận hết sức xử thế "Thiên cầu tục" đứng thẳng trên tảng đá to. Đôi chân chàng vừa chấm vào nước đã bị loạng choạng, thầm nghĩ:
- Độc cô tiền bối là người, mình cũng là người, mà trước kia tiền bối đã đứng được, sao nay mình lại không đứng được?
Nghĩ như thế, chàng bèn tụ khí ngưng thở, lo sức chống lại với sức mạnh của thác lũ. Nhưng việc đưa kiếm đỡ những tảng đá trôi theo nước cuốn dội xuống thật là việc khó vô cùng. Đứng đó chừng hơn một tiếng đồng hồ, sức lực của Dương Qua đã dần dần kiệt quệ, chàng bèn chống kiếm xuống tảng đá, nhảy vọt lên bờ. Chàng đứng trên bờ chưa kịp thở mấy hơi, đã bị thần điêu đưa cánh đập xuống. Lần này Dương Qua đã đề phòng, nên không bị nó quét trúng, mà chỉ tự động nhảy xuống khe. Chàng thầm nhủ:
- Chim điêu thật là một ông thầy tốt, một người bạn quý, nên ép mình luyện công không chút bê trễ . Nó đã có mỹ ý vậy, thì mình chẳng lẽ không cầu tiến hay sao? Chàng cố sức trầm trí đứng thật vững, một hồi lâu, dần dần tìm được môn ngưng khí để dung sức nước mỗi lúc một lớn thêm ngập lên tới ngực chàng. Chàng lại thấy chống chọi còn dễ hơn trước. Một lúc lâu nước cuộn chảy lên tới ngực lần lần lên tới miệng, Dương Qua thầm lo:
- Tuy mình đứng đã vững, nhưng nước đang lớn mạnh, đứng mãi ngập nước chết sao?
Chàng vội nhún mình nhảy phắt lên bờ, nào ngờ thần điêu đứng trên bờ thấy chàng vừa nhảy lên, không để cho chân chàng chấm đất, đã quạt cánh, Dương Qua vội đưa kiếm gạt mạnh, lại bị sức mạnh của đôi cánh quét qua nghe "tũm" một tiếng thì chàng bị trầm mình xuống giữa dòng nước rồi.
Đôi chân chàng vừa đạp tới nham thạch dưới lòng khe nước thì nước đã ngập quá đầu, một luồng nước vọt thẳng vào miệng. Nếu chàng vận khí đưa ngọn nước ra khỏi miệng, thì nội lực tăng lên, ắt chân bị bổng lên. Chàng liền ngưng khí thủ trung, nín thở một hồi lâu, nhún chân một cái, nhảy lên mặt nước miệng bắn ra một làn nước rồi trầm nữa xuống lòng khe, nhướng cho nước lũ vượt qua đầu. Thân chàng như một cây gậy chống ở giữa dòng, đứng vững trong nước chảy mạnh mà không hề lay động. Lòng chàng trở lại yên tĩnh, thầm nghĩ:
- Chim điêu muốn mình đứng vững trong nước lũ, mà bây giờ mình đứng đã vững rồi, thì thử dùng kiếm để phá như nó khi nãy coi! Chớ để nó khinh mình sao?
Dương Qua vốn xưa nay có tính háo thắng, nên trước mặt một con vật cũng vẫn tự ái. Vừa lúc sơn thạch và cành cây theo nước trôi xuống, chàng bèn đưa kiếm chặt ngang và phất ngược lên, làm cho nham thạch tung ngược lên thượng lưu còn cành cây vút bổng lên bờ. Hai nhát kiếm đầu chàng thấy có hiệu lực, trong lòng đầy niềm hy vọng, vì thế tay chân chàng trở nên linh hoạt vô cùng. Chàng không ngớt tay vừa chém vừa đâm, luyện mãi cho đến khi gân cốt sức lực đều kiệt quệ, chân bước xiêu vẹo, mới tung mình nhảy lên bờ.
Chàng sợ thần điêu lại đuổi chàng xuống nữa mà bây giờ đôi chân đã mất sức nếu không nghỉ ngơi một chút thì khó chống lại với áp lực của thác lũ. Quả nhiên thần điêu vừa thấy chàng từ dưới nước tung lên lập tức giương đôi cánh đánh ra. Dương Qua vội la lên:
- Điêu huynh! Muốn tôi chết sao?
Chàng bèn đứng dưới khe một hồi nữa nhưng chàng kiệt sức không thể đứng vững. Chàng vội nhảy lên bờ, thần điêu cũng giơ cánh quạt tới đỡ. Dương Qua không biết nói sao hơn nên hồi trọng kiếm chém trả mấy nhát, chỉ đánh ba đòn thần điêu đã phải lùi một bước. Chàng vội nói:
- Xin lỗi điêu huynh!
Rồi chém một nhát nữa nghe "soạt soạt" mấy tiếng, khí thế trở nên khác thường. Thần điêu thấy mũi kiếm đến quá mạnh không dám đón lại vội tránh lui. Dương Qua thấy sự luyện kiếm chỉ hơn nửa ngày trong nước lũ mà sức mạnh tăng lên rất nhiều, lòng phấn chấn vô cùng tự nhủ:
- Sức tăng thêm như thế này dẫu có luyện trong mười ngày nửa tháng chưa chắc đã được nay chỉ có luyện nửa ngày trong nước lũ mà được như thế này là nhờ những quả chín đỏ tươi thần điêu cho mình ăn hàng ngày có nhiều chất bổ gân cốt.
Dương Qua ngồi nghỉ trên mé bờ một hồi thấy trong người khoan khoái. Lần này thần điêu chưa thúc giục chàng đã tự động nhảy xuống khe tiếp tục luyện kiếm. Tập mãi hơn ba tiếng đồng hồ chàng mới cảm thấy mệt. Lần này chàng nhảy lên thì không thấy thần điêu ở đó nữa, chẳng biết nó đã đi đâu rồi. Mắt nhìn cơn mưa dần dần nhẹ hột, lòng chàng nao nao nghĩ:
- Nếu để ngày mai trở lại thì sức nước yếu mất, bây giờ mình cũng chưa mệt gì mấy, nên tập luôn một hồi nữa đã.
Nghĩ xong, chàng vội tung chân nhảy xuống khe, tung kiếm đánh tảng đá to đang tuôn mạnh xuống thác. Nháy mắt tảng đá đã vụt lên trên thác rồi. Cứ như thế chàng tập mãi và lúc này các vật to lớn đến đâu cuốn trôi theo nước cũng bị chàng đón đỡ được dễ dàng.
Khi Dương Qua nhảy lên thì thấy trên bờ đã để sẵn bảy quả chín. Chàng cảm kích ơn huệ của thần điêu vô cùng. Chàng ăn một hơi hết bảy quả chín rồi lại lo nhảy xuống khe luyện kiếm nữa. Tập mãi đến trời tối, chàng cảm thấy càng luyện, sức lực càng tiến, không còn biết mệt nữa, và tinh thần lại sảng khoái vô cùng. Suốt đêm ấy chàng không ngủ. Tâm thần minh mẫn, chàng tìm được rất nhiều kiếm lý trong dòng nước, nào là chém xuôi, đâm ngang, gọt dọc v.v...
Đêm đã khuya, mưa lớn vừa dứt hột, nền trời bao la, ánh trăng vằng vặc. Dương Qua nghĩ:
- Tâm trí đã thông kỳ lý, tay tinh kỳ thuật thế này là kiếm pháp của trọng kiếm đã lĩnh hội được hết, không cần luyện nữa, mình cứ theo lời của Độc cô tiền bối viết trong một kiếm, thì mai sau nội lực tăng lên, vả thanh kiếm trên tay sẽ thấy nhẹ dần di, tới sau cùng mình dùng kiếm gỗ cũng như dùng kiếm nặng. Thật lúc nầy mình mới thấy lời của Độc cô tiền bối là thâm thúy. Đúng là từ chỗ nông cạn đến chỗ cao thâm, do sự tu luyện của mình! Vậy kiếm thuật tập đến đây như đã hết. Dương Qua yên lặng rảo bước theo bờ suối, ngước mặt nhìn trăng thanh, lòng tưởng niệm đến Độc cô tiền bối đã để lại thanh trọng kiếm nầy. Nhưng nếu không nhờ Thần điêu ở một bên giúp sức chỉ dẫn, và không nhờ ăn những quả chín đỏ tươi ấy, thì nội lực đâu có tăng lên, để có thể tìm thấy kiếm thuật nầy ở trên thế gian? Độc cô cầu bại tự ý tìm được những bước
thần tiên trong kiếm thuật, thật là thông minh, tài trí lạ thường!
Chàng đứng yên lặng bên dòng nước để hoài niệm tiền nhân, lòng vừa mến phục, vừa biết ơn, vừa thương tiếc. Chàng thoáng ra một ý nghĩ:
- Mình tuy đã tìm ra được bí quyết của kiếm thuật, nhưng mãi ở chốn hoang vu nầy, thì có ích gì? Nếu chất độc của "Tình hoa" bộc phát, rồi ngày mai mình chết đi thì kiếm thuật tinh vi nầy lại phải tiêu tan như làn khói?
Dương Qua nghĩ đến đây, hùng tâm bốc lên: nên dùng thanh kiếm này đánh cho quần hùng trong thiên hạ đến tơi bời thúc thủ rồi mới chết cho thoải mái. Chàng đưa tay trái rờ vào bên phải lại nhớ đến cảnh rùng rợn khi cánh tay mặt chàng bị rớt trên giường nơi Quách Phù máu nóng liền sôi lên chàng thầm nghĩ:
- Con nhỏ này ỷ cha nó là đại hiệp đương thời, mẹ nó là bang chủ Cái Bang nên xem mình không được nửa con mắt. Còn mình lúc nhỏ phải ở nhà nó chịu biết bao nhiêu điều miệt thị của mẹ con nó. Mình nói dối để gạt anh em họ Võ sự thật cũng là muốn tốt. Nếu anh em họ Võ có một người vì nàng mà chết đi như thế không phải là tội của nàng sao? Hừ thế mà nó lại thừa lúc mình bệnh, chặt mất cánh tay, thù này mình không trả thì nó sẽ khinh rẻ suốt đời.
Dương Qua xưa nay vốn trọng ơn ghét oán, bụng dạ không rộng rãi mấy, bây giờ vết thương đã lành, võ công lại tiến rất nhiều nên tâm tư đều để hết vào việc trả thù. Lòng quyết định chàng vội bước trở về sơn động nói với thần điêu:
- Điêu huynh! ơn đức của điêu huynh suốt đời tiểu đệ không dám quên. Nhưng hiện nay tiểu đệ còn bao nhiêu việc ân oán trên giang hồ chưa trả xong. Ngày sau chúng ta cùng chung sống. Còn cây trọng kiếm của Độc Cô tiền bối xin cho tiểu đệ tạm dùng trong những ngày xa cách điêu huynh.
Nói rồi chàng đến lạy mộ đá của Độc cô cầu bại, đoạn quay đầu bước ra thung lũng. Thần điêu đưa Dương Qua ra ngoài cửa. Một người, một chim cúi đầu tạm biệt. Thanh kiếm nặng nề vô cùng, nếu giắt vào mình thì dây buộc lưng không chịu nổi. Dương Qua tìm được ba sợi dây mây già ở bên núi quấn nhập thành một, buộc chặt trọng kiếm vào lưng, rồi giở khinh công, chạy thẳng về thành Tương Dương.
Khi đến ngoài thành mặt trời gần lặn, chàng thầm nghĩ:
- Ban ngày hành sự không tiện, vả lại một đêm mình không ngủ thì sức khỏe bị sút đi. Quách phu nhân và Quách bá bá đều là tay cao thủ mà hôm nay chắc cơ thể đã bình phục, nếu gặp mình sẽ có một trận ác chiến.
Nghĩ như thế, chàng liền vào bãi tha ma ở ngoài thành ngủ một giấc, đoạn điều khí vận công, rồi hái một mớ trái rừng ăn cho đỡ bụng, đợi hết canh một mới chạy thẳng tới thành Tương Dương.
Thành Tương Dương hùng vĩ vô cùng! Ngày trước Kim Luân Pháp Vương cùng Lý mạc Thu từ trên đầu tường nhảy xuống, còn phải dùng người lót chân mới dám lướt qua. Bây giờ từ chân tường leo lên thật là một việc rất khó. Khi nằm ngoài bãi tha ma, Dương Qua đã nghĩ được kế leo thành theo thuật của Độc cô tiền bối dùng để leo lên vách núi nên lòng thấy khoan khoái vô cùng. Chàng đi tới cửa thành tìm một nơi vắng vẻ, chờ những tên quân canh trên thành đi cách xa, mới tung mình nhảy lên, rồi dùng trọng kiếm chém một nhát vào thành. Trọng kiếm tuy không bén nhọn, nhưng thế kiếm quá mạnh, tường xây bằng đá hoa cương thật dày chỉ nghe một tiếng vang lên tường thành đã vỡ ra một lỗ bằng nắm tay. Dương Qua không ngờ một nhát kiếm đã thành quả như vậy, lòng vừa lo vừa mừng, chàng nhảy lên bám chân trái vào chỗ vỡ, đưa tay chém thêm một nhát kiếm nữa. Lần nầy chàng ra tay nhẹ hơn để khỏi gây ra tiếng động làm cho binh tuần hay được. Cứ như vậy, chàng leo lên từng bước, khi còn cách đầu thành ba bước chàng liền giở thuật "Bích hổ du tường" leo lên núp vào chỗ bóng tối. Tường thành có nấc thang để xuống. Dương Qua đợi khi quân canh đi qua rồi, lẹ làng nhảy xuống thành, chạy thẳng vào Quách phủ.
Sau khi ăn qua những quả hồng nội lực chàng đã tăng nhiều, làm cho cơ thể nhẹ nhàng, khinh công thâm hậu hơn xưa. Tuy nhiên chàng biết võ công của Quách Tỉnh thật phi thường, chỉ một môn "Giáng long thập bát chưởng" thì đã vô địch trong thiên hạ rồi, cộng thêm "Đả cẩu côn pháp" biến hóa huyền ảo của Hoàng Dung nữa. Chàng vị tất đã thắng nổi, vì thế chàng không dám sơ ý, cẩn thận leo lên tường bước nhẹ vào. Dương Qua đã sống lâu ngày trong Quách phủ, nên đường đi lối vào rất quen thuộc. Bước vòng qua vườn hoa, chàng thấy phòng ngủ của chàng khi trước, chàng bèn đi tới áp tai vào cửa sổ nghe ngóng và biết trong ấy không có người nên nhẹ tay xô cửa bước vào. Trong đêm tối mắt chàng nhìn rõ như ban ngày! Chỉ thấy giường màn, bàn ghế, vẫn y như cũ có khác là mền gối trên giường đã cất hết. Chàng đặt mình ngòi xuống giường, nhớ lại cánh tay đã rơi, lòng vừa căm tức, vừa bùi ngùi!
Tướng mạo Dương Qua vốn tuấn tú, tính tình lại có chút phong lưu, mặc dầu chàng đối với Tiểu long Nữ vẫn một lòng chung thủy nhưng lại có rất nhiều thiếu nữ trẻ đẹp thấy chàng thầm mơ trộm ước như Trình Anh, Lục Vô Song, Hoàng nhan Bình, Công Tôn Lục Ngạc. Bấy giờ chàng sờ tay lên thành giường thấy lúc này đã trở thành người tàn phế, nếu gặp lại những thiếu nữ đa tình ấy nét mặt họ sẽ có những nét thương hại, hay khinh bỉ?
Chàng thấy mình võ công tuy tinh nhuệ nhưng cũng chỉ như một con quái vật mà thôi. Trong bóng tói, tâm tư chàng rào rạo, nghĩ đến những việc vừa qua, bất giác thở dài lẩm bẩm:
- Chỉ có mình Tiểu long Nữ là chung thủy. Đừng nói chi mất chỉ một cánh tay, dù là tứ chi đều mất nàng vẫn một lòng thương yêu mình, không hề đổi dạ.
Chàng vừa nghĩ đến đây, bỗng nghe phía Đông có tiếng cãi lẫy. Chàng nghe rõ tiếng nói đó chính là Quách Tỉnh và Hoàng Dung. Chàng tò mò, muốn nghe thử họ cãi việc gì, bèn lẻn đến phòng ngủ của vợ chồng Quách Tỉnh. Bỗng nghe Hoàng Dung lớn tiếng nói:
- Rõ ràng hai nguời ấy ẵm Tường nhi đến tình cốc, đổi thuốc giải độc, thế mà anh cứ bảo thằng Dương Qua là người tốt. Con bé mình mới sinh ra chưa được một giờ đồng hồ thì đã rơi vào tay họ, làm sao toàn mạng được?
Nói tới đây, lời nghẹn ngào, rồi nức nở khóc. Quách Tỉnh nói:
- Qua nhi không phải hạng người đó. Vả lại, nó đã nhiều lần cứu anh và em. Nếu chúng ta dùng tánh mạng của Tường nhi đổi lấy tánh mạng Qua nhi cũng không đáng tiếc.
Hoàng Dung nghẹn ngào nói:
- Anh dứt tình chứ em thì không!
Trong phòng bỗng nổi lên tiếng khóc của trẻ con, tiếng khóc át cả lời cãi vã giữa hai người. Dương Qua lấy làm lạ tự nhủ:
- Đứa con gái ấy đã được mình giật lại tại tay Lý mạc Thu đem về đưa cho Quách bá mẫu rồi, sao Quách bá mẫu lại nói không toàn mạng?
Dương Qua đưa mắt nhìn vào khe cửa, thấy Hoàng Dung đang bồng một đứa trẻ, đứa trẻ nầy mặt vuông tai lớn, làn da đen thui. Dương Qua đã bồng bé Quách Tường trong thời gian rất lâu, nên thấy đứa bé nầy không giống bé Quách Tường. Hoàng Dung xoay lưng qua phía cửa sổ, sẽ ru đửa trẻ rồi nói với Quách Tỉnh:
- Mình sinh song thai, nhưng bây giờ chỉ còn có một đứa con trai, đứa con gái thì bị họ bắt mà anh vẫn điềm nhiên!
Thật ra Hoàng Dung có một bào thai hai đứa, đứa thứ nhứt là đứa con gái tên Quách Tường đứa thứ hai là trai tức là Quách phá Lỗ. Đứa con gái bị Tiểu long Nữ ẵm đi mất rồi, chỉ còn một mình đứa con trai.
Quách Tỉnh dạo gót trong phòng nói:
- Em Dung! Lúc thường em vẫn có tính dễ dãi, tại sao lúc nhắc đến việc con gái là em lại khó tính như vậy? Bây giờ quanh vụ khẩn cấp, anh đâu có thể vì đứa con mà bỏ thành Tương Dương được?
Hoàng Dung nói:
- Em đích thân tìm con một mình, anh lại không cho. Không lẽ để đứa con mình phải chết oan uổng như vậy sao?
Quách Tỉnh nói:
- Cơ thể của em còn yếu đuối, làm sao đi được?
Hoàng Dung tức tối nói:
- Cha nó thì không thương con, mẹ nó thì đang đau như vậy thì có cách gì bây giờ?
Dương Qua đã chung sống với vợ chồng Quách Tỉnh nhiều năm trên đảo Đào hoa, thấy hai người thương yêu nhau rất mực, chưa hề có một tiếng hờn trách nhau. Bây giờ họ lại nghiến răng cau mày, lời nói không chút nhường nhịn nhau, cũng chỉ vì bé Quách Tường bị kẻ nào ẵm trộm mất.
Hoàng Dung vừa khóc vừa kể, Quách Tỉnh lại nghiêm sắc mặt, không ngớt đi qua đi lại đếm bước trong phòng. Một hồi sau, Quách Tỉnh nói:
- Đứa con gái nầy dầu có tìm được em cũng chiều chuộng nó như Phù nhi, để rồi dung túng nó hại người, thì thật chẳng ích gì.
Hoàng Dung lớn tiếng nói:
- Phù nhi lỡ phạm tội như vậy vì nó quá thương em nó, nên mới lỡ tay như vậy. Việc đó cũng lẽ thường. Nếu gặp tôi... Dương Qua không trả bé Tường cho tôi thì cả cánh tay trái của nó tôi cũng chặt luôn.
Quách Tỉnh gắng giọng hỏi:
- Em Dung! Em nói cái gì?
Rồi chàng giơ tay đập xuống bàn nghe "bành" một tiếng, cây ván tung bay, chân bàn to tướng đã bị bể mất một nửa. Đứa trẻ trên tay Hoàng Dung đang khóc, bỗng nghe tiếng đập bàn ấy, nó giống người nín mất.
Sau tiếng đập bàn của Quách Tỉnh, Dương Qua chợt thấy bên cửa sổ phía tây thoáng qua bóng đen, có một bóng người xuống rón rén lui ra.
Dương Qua thầm nghĩ:
- Thế nầy, ngoài mình ra, lại có người khác cũng rình nghe nữa. Họ là ai vậy?
Chàng bèn giờ khinh công nhón gót đuổi theo người ấy, thì thấy thân người ấy ẻo lả duyên dáng đúng là Quách Phù. Dương Qua cơn hận nổi lên, lẩm bẩm:
- Tốt lắm! Ta đang đi tìm mi đây!
Bỗng nghe tiếng Hoàng Dung nói:
- Anh ra ngoài đi, đừng la lối con nó giật mình!
Rồi ánh đèn trong phòng Hoàng Dung cũng tắt rụi. Mọi người đều chìm lặng trong bóng tối.
Dương Qua biết Quách Tỉnh sắp đi ra, vội tung mình nhảy ra sau giả sơn, vòng bước tới phòng Quách Phù, rồi nhảy vọt lên cành cây ẩn mình trong lá. Một hồi lâu, quả nhiên thấy Quách Phù trở về phòng. Con thị tỳ săn sóc cho Quách Phù thấy nét mặt nàng khác thường, nhưng không dám hỏi gì nhiều, chỉ nhỏ nhẹ nói:
- Đêm đã khuya rồi, mời cô nương lên giường yên nghỉ!
Đoạn thị tỳ lui ra ngoài khép cửa lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.