Thanh Mai

Chương 0

Vô Tụ Long Hương

26/01/2013

Lời nói đầu

Dịch giả: Phan Thanh Toàn

Nguồn: NXB CAND

Bức điện tín mà tôi nhận được một tháng sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ sụp đổ, đặt dấu chấm hết cho nhiệm vụ chỉ huy trưởng các lực lượng Quân đội Pháp tại Đông Dương của tôi. Nội dung bức điện khẳng định một “sự đoàn kết của Chính phủ và Bộ Chỉ huy, trong mọi tình huống, huy hoàng cũng như đau đớn”. Thế nhưng khi trở về Pháp vài tuần lễ sau đó, tôi cảm nhận một bầu không khí hoàn toàn khác. Truyện "Đông Dương Hấp Hối "

Tại Quốc hội có một mối liên kết chặt chẽ giữa các phe nhóm chính trị từng điều hành cuộc chiến tranh Đông Dương một cách tồi tệ với phe đang nắm chính quyền và đang tiến hành cuộc thương thuyết để đạt đến một nền hòa bình hết sức vụng về. Họ tìm cách đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu Quân đội và tất nhiên đặc biệt là chính bản thân tôi. Một “sự thật chính thức” rất khác với những gì xảy ra tại hiện trường được dựng lên: “Sau khi mất Điện Biên Phủ tình hình đã trở lên tuyệt vọng. Ta đang đứng trước một thảm họa toàn diện, và chỉ có một nền hòa bình nhanh chóng mới tránh được thảm họa này; cuộc chiến bị thất bại là do lỗi của các tướng lĩnh và chỉ các nhà chính trị mới là những người có thể cứu được những gì còn cứu được”. Cách nói này nhận được một âm vang đồng điệu từ một vài nhà chỉ huy quân sự, là những người cảm thấy trách nhiệm của họ gắn liền với các quan chức trong chính phủ, khi họ là những cố vấn hay là những kẻ thừa hành dễ sai bảo của các vị trên.

Trước tình hình như vậy, tôi viết một bức thư gửi cho ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phản đối thái độ cư xử của chính phủ đối với tôi lẫn “khuynh hướng đổ trách nhiệm chính lên đầu quân đội Pháp tại Đông Dương về tình hình bi đát của cuộc chiến này”. Tôi yêu cầu thành lập ngay một Ủy ban Điều tra, để “đánh giá đúng việc chỉ huy của tôi”, “làm rõ hoàn cảnh mà các đơn vị dưới quyền tôi phải chiến đấu”, và “tìm hiểu một cách tổng thể diễn tiến của cuộc chiến tranh Đông Dương, từ khi tôi nắm quyền chỉ huy cho đến ngày ngưng chiến.”

Tôi là đối tượng của nhiều sức ép kín đáo từ các giới chính trị và quân sự yêu cầu rút lại bản kiến nghị nói trên. Thực tế là cả Chính phủ lẫn Bộ Tư lệnh tối cao đều không muốn có một cuộc điều tra như vậy, nhưng người ta lại không dám công khai đưa ra lời từ chối. Chỉ ba tháng sau, trước sự đòi hỏi quyết liệt của tôi, Chính phủ Pháp mới quyết định trả lời chính thức không thỏa mãn yêu cầu của tôi1.

Sự phản đối của tôi chẳng đi đến đâu cho đến khi, vào tháng giêng năm 1955, một tờ báo với những hàng tít lớn đã vô tình tạo cơ hội cho tôi lật lại sự việc, khi nó trình bày cho công chúng về “thảm kịch Điện Biên Phủ” một cách hoàn toàn sai lệch và có dụng ý xấu khiến tôi không còn giữ im lặng được nữa. Tôi thông báo cho các giới chức biết, nếu trong vòng vài ngày, một Ủy ban Điều tra không được thành lập tôi sẽ cho đăng trên báo chí tất cả sự thật về sự kết thúc của cuộc chiến tranh Đông Dương. Lời đe dọa này giúp tôi chỉ trong tám ngày đạt được những gì đã có được, những điều mà nhân danh Công lý tôi đã đòi hỏi suốt nhiều tháng nhưng không kết quả.

Tôi tưởng như đã đạt được mục đích của mình. Nhưng đây chỉ là giai đoạn hai của một quá trình bưng bít sự thật. Người ta phải mất ba tháng để thành lập Ủy ban này và quy định các thẩm quyền của nó. Các quyền hạn điều tra của Ủy ban bị giới hạn rất nhiều so với những gì tôi yêu cầu. Không những nó không có quyền tìm hiểu khía cạnh chính trị của cuộc chiến tranh - một khía cạnh tuyệt đối không thể tách rời khía cạnh quân sự của cuộc chiến, mà còn bị áp đặt các sự hạn chế đối với lĩnh vực quân sự. Và đặc biệt là câu hỏi đặt ra về trách nhiệm của Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Pháp, vấn đề chủ yếu và nóng bỏng nhất về tình hình quân sự sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, có bắt buộc các lực lượng của ta phải tháo lui chiến lược một cách thảm hại, đưa đến việc ký hiệp định Genève một cách vội vã để đạt tới một nền hòa bình bằng mọi giá hay không. Những vấn đề này nhất thiết phải được Ủy ban Điều tra thẩm định2.

Dù sao đi nữa, Ủy ban Điều tra cũng bắt đầu công việc vào đầu tháng 5 năm 1955. Lẽ ra nó kéo dài trong ba tháng nhưng thực tế kéo dài đến bảy tháng, và bản báo cáo chỉ được đệ trình vào tháng 12.

Mặc dù các yêu cầu của tôi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng tôi không thể nào đọc được bản báo cáo này. Lý do là bản báo cáo phải được giữ một cách tuyệt đối bí mật. Thế nhưng qua những bài báo đăng tải về nội dung bản báo cáo, cho thấy nó được đưa cho nhiều nhân vật chính trị và ở các lĩnh vực khác xem, cho dù có một số người đáng lẽ không được xem, và một số không ngần ngại tiết lộ họ đã được đọc qua. Vì thế tôi cho rằng mình cũng có quyền nói tới. Truyện "Đông Dương Hấp Hối "

Tuy nhiên tôi tránh làm như vậy vì không muốn sử dụng các nguồn thông tin không chính thức cho vấn đề này. Tôi chỉ phát biểu nói chung là kết luận của cuộc điều tra thỏa mãn được những gì tôi mong đợi khi yêu cầu lập ra nó. Cho dù người ta đã dựng lên những “vùng cấm” trong các lĩnh vực chính trị và quân sự khiến các kết luận bị sai lệch nhưng kết luận này phản bác lý lẽ cho rằng Quân đội là người phải chịu trách nhiệm chính cho việc mất Đông Dương. Cho dù có một số nhận định về các quyết định của tôi và thuộc cấp của tôi đòi hỏi cần phải được cân nhắc thận trọng, các vấn đề được xem xét lại đã gần đúng như các hoàn cảnh dẫn đến việc quyết định, chuẩn bị và tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt là một số quan điểm hoang đường được lan truyền về trận đánh này đã bị phá vỡ hoàn toàn bởi một sự lên án nghiêm khắc của bản báo cáo đối với các tác giả của chúng.

Cho dù kết luận của báo cáo không đầy đủ và rất dè dặt, nhưng nó mở ra một lỗ hổng lớn trong sự thật chính thức mà người ta nhào nặn.

Nhưng do cái sự thật chính thức này quá có lợi cho chế độ và các nhân vật đang nắm quyền nên Chính phủ không nghĩ đến việc sửa đổi nó.

Mặc dù có nhiều lần yêu cầu, nhưng tôi không có cách nào làm cho bản báo cáo của Ủy ban Điều tra được đưa ra công khai. Người ta không quan tâm đến các lời yêu cầu này, và thậm chí còn tìm cách phản bác chúng. Trước các bằng chứng hiển nhiên của một sự bưng bít vĩnh viễn và cho dù Chính phủ có thỏa mãn hay hứa hẹn3 một cách bất đắc dĩ một số yêu cầu của tôi, tôi quyết định rời khỏi quân đội. Việc ở lại trong quân ngũ bắt buộc tôi bằng sự im lặng của mình phải chấp nhận sự thật một loạt các sự việc mà người ta cố tình tạo ra để lừa phỉnh dư luận quần chúng đưa đến thảm họa nước Pháp phải chịu đựng ở Đông Dương, mà lại không được biết sự thật về tất cả những gì đã xảy ra. Truyện "Đông Dương Hấp Hối "



Có thể người ta sẽ nói rằng, vì tôi là diễn viên chính trong màn diễn cuối cùng của thảm kịch này, nên tôi không thể nào khách quan được. Độc giả sẽ là người phán xét cuối cùng. Tôi sẽ viết những gì tôi nghĩ là sự thật. Tôi chỉ khẳng định những gì tôi chứng minh là sự thật, nhưng tôi sẽ không giấu một cái gì mà tôi nghĩ là phải và có thể được nói ra4. Nếu cuốn sách của tôi làm dấy lên những lời phủ định có chứng cứ, thì đó cũng là những việc rất đáng hoan nghênh, vì chúng sẽ giúp làm rõ sự thật. Cuốn sách này không có một mục đích nào khác.

________________________________________

1. Bức thư ngày 26 tháng 10 năm 1954 do Bộ trưởng Bộ Lục quân kí, viết: “Không xét việc lập Ủy ban Điều tra sự chỉ huy của ông ở Đông Dương bởi lẽ tuy đã từng có vài điều lệ nhưng thủ tục này không có cơ sở pháp lý hoặc quy chế...”.

2. Nhiệm vụ của Ủy ban Điều tra, được quy định trong một nghị định của Bộ trưởng Quốc phòng ký ngày 31 tháng 3 năm 1955, và được công bố cho báo chí, có những giới hạn như sau:

a) Cho ý kiến về:

- Công tác điều hành các cuộc hành quân chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Sự chuẩn bị và điều hành trận đánh này.

b) Xác định trách nhiệm của các cấp có liên quan:

Trong một báo cáo gửi cho Chính phủ, tôi yêu cầu Ủy ban phải trả lời thêm nhưng câu hỏi sau đây:

- Chính phủ và giới thẩm quyền cao cấp của Quân đội có biết tình hình một cách nghiêm chỉnh không? Họ có được báo trước về các rủi ro của sự thất trận này và các hậu quả của nó hay không?

- Các Bộ Tham mưu của các lực lượng Vũ trang, Lục quân, Hải quân, Không quân có làm tất cả những việc cần thiết để củng cố lực lượng Viễn chinh trong phạm vi các yêu cầu của Tổng tư lệnh và Chính phủ không?

- Những hậu quả của chiến dịch Điện Biên Phủ đối với việc phòng thủ nước Lào, vùng châu thổ và tình hình tổng thể tại Đông Dương.

3. Sau kết luận của Ủy ban Điều tra, tôi được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Chiến tranh Cao cấp và được hứa sẽ sớm được bổ nhiệm vào một chức vụ chỉ huy trong Quân đội.

4. Lúc này, không có gì trở ngại về mặt quan điểm an ninh quốc gia, để đưa ra công khai tất cả những gì liên quan đến cuộc chiến tranh Đông Dương. Đây là những sự kiện lịch sử và đã từng bị tiết lộ nhiều lần, hoặc trong thời kỳ cuộc chiến đang diễn ra - tuy hồi đó cực kỳ nguy hiểm - hoặc là nhân vụ án “rò rỉ thông tin”. Thế nhưng, tôi vẫn tránh chưa đưa ra một số tài liệu vẫn còn được chính thức liệt vào loại Mật”. Các tài liệu đó có thể được tiết lộ trong những cuộc đối chứng

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

Ngôn Tình Sắc
cô vợ thay thế

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thanh Mai

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook