Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Chương 89: Bị cảm nắng
Nam Phương Lệ Chi
23/12/2020
Lâm Thanh Hoà dậy nấu thêm vài món, bắt Đại Oa Nhị Oa ăn uống đàng hoàng rồi mới thả cho ra khỏi cửa.
Chắc cái bụng, hai thằng nhóc tha hồ lăn lộn cả buổi ngoài ruộng không sợ bị đói lả.
Kể cũng lạ, con cái nhà người ta thì bị cha mẹ thúc ép, bắt buộc phải ra ruộng làm việc, còn mấy thằng nhóc nhà này thì mỏi mắt trông mong được đi.
Lâm Thanh Hoà ở nhà cho gà cho heo ăn, sau đó ủ bột ngô để bữa trưa làm bánh.
Nhân bánh rất phong phú.
Thịt heo thái hạt lựu, nấm ngâm nở rồi thái nhỏ, ba trái dưa leo vừa hái ngoài vườn đem vào rửa sạch rồi thái sợi, trứng gà đánh tan.
Bắc chảo lên bếp, lần lượt cho các nguyên liệu vào xào chín, cuối cùng rắc chút hành thái nhỏ vào nữa là xong.
Khi ăn, gắp một đũa nhân kẹp vào bánh bột ngô, đưa vào miệng nhai, ta nói hết xảy!
Ngoài ra còn có món tráng miệng gồm cà chua vườn nhà tươi rói và một tô to chè đậu xanh.
Từng này thứ xách đi rất lỉnh kỉnh nhưng đối với Lâm Thanh Hoà lại cực kỳ đơn giản, cô trực tiếp để vào không gian riêng, đi gần tới ruộng, chỉ cần tìm một nơi vắng vẻ nhẹ nhàng lấy ra là được, không sợ nặng, không sợ đổ.
Nấu nướng xong xuôi, nhìn lên đồng hồ mới hơn chín rưỡi gần mười giờ, mười rưỡi mới tới giờ đi đưa cơm.
“Tam Oa lại đây, mẹ dạy con vẽ tranh.”
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Lâm Thanh Hoà lại dạy Tam Oa vẽ tranh. Cô phát hiện Tam Oa rất có thiên phú hội hoạ, bình thường thì rất hiếu động nhưng một khi vào vẽ tranh là nó cực kỳ nghiêm túc.
Lần tới phải mua bút màu cho con tập vẽ mới được.
Ngoài ruộng, chị hai Chu đau lưng mỏi eo, chán làm bắt đầu kiếm chuyện: “Thật là hâm mộ vợ chú tư, ngày mùa mà vẫn bình chân như vại, đếch cần quan tâm cái gì.”
Anh hai Chu: “Trước đây suốt ngày em chê thím ấy lười còn gì, bây giờ lại kêu hâm mộ.”
Chị hai Chu tức tối: “Làm sao, nếu anh cũng có bản lĩnh thì bây giờ vợ anh phải chịu tội chịu nợ ở đây à?!”
Trước đây tất cả cùng làm chung bây giờ quy định đã thay đổi, mỗi nhà phụ trách một miếng đất. Nhà nào làm xong sớm được nghỉ sớm, nhà nào chậm chạp thì tới cả thời gian nghỉ trưa cũng chẳng có.
Bên kia, Chu Thanh Bách một mình phụ trách một mảnh, anh rất khoẻ, sức lực và tốc độ bằng hai người bình thường.
Anh hai Chu bĩu môi: “Nếu cô ghét bỏ tôi không có bản lĩnh thì đi mà tìm thằng khác.”
Hai vợ chồng lời qua tiếng lại, chị hai Chu tức giận vùng vằng.
Ông Chu thấy vậy liền nói: “Làm việc thì lo mà làm đi, còn đứng đó lải nhải cái gì đấy.”
Chị ba Chu nhếch mép: “Cả ngày chỉ giỏi gây chuyện, làm việc thì lười như hủi.”
Anh ba Chu bắt đầu thấm mệt, liền hỏi: “Không biết trưa nay ăn gì nhỉ?”
Chị ba Chu thở dài: “Haizzz, mẹ đứng bếp, đừng mong ăn ngon.” Nếu cô hay chị cả nấu cơm thì có lẽ còn có món này món nọ nhưng năm nay mẹ chồng ở nhà lo liệu cơm nước vậy khỏi suy nghĩ chi cho mệt, bánh bột ngô ăn kèm dưa muối là đáp án duy nhất.
Chị cả Chu nghĩ tới bữa cơm cũng thấy rầu rĩ.
Anh cả Chu liền nói với vợ: “Mẹ làm cái gì thì cứ ăn cái đó đi.”
Chị cả Chu: “Nhà mình đâu tới nỗi đói khổ gì cho cam, mấy bữa nữa là được phân lương rồi, năm nay lại được mùa, làm gì mà phải tiết kiệm tới mức đó.”
Công việc đồng áng rất nặng nhọc lại ăn uống kham khổ, sức nào chịu cho nổi?
Anh cả Chu: “Nhà ta không phân gia, mẹ cho ăn cái gì thì biết cái đó, em còn dám nói? Không thấy tới tận bây giờ mẹ vẫn khó chịu ra mặt với vợ chú tư à?”
Chuyện này rõ như ban ngày, anh cả Chu dù có khờ tới đâu thì cũng hiểu. Mẹ tức giận vợ chú tư sinh hoạt xa xỉ, mỗi ngày không ăn thịt heo thì trứng gà, cho nên đã nói vài câu, gây ra mâu thuẫn.
Chị cả Chu: “Nhà Đại Oa đã phân gia, muốn ăn cái gì thì làm cái đó, với lại mẹ Đại Oa tự biết cân nhắc. Mẹ cũng kỳ, cứ qua bên đó nói thím ấy làm gì.”
Chuyện này, chị cả Chu đứng về phía mẹ Đại Oa. Giả sử ở chung thì đã đành, đằng này chú thím ấy dọn ra riêng rồi, mẹ Đại Oa muốn làm gì là tự do cá nhân, chỉ cần không đụng tới lương thực Chu gia là được.
Mọi người cứ nói mẹ chồng khó chịu ra mặt với thím tư chứ cô lại thấy thím ấy đang giận dỗi mẹ chồng thì đúng hơn.
Bên đó ăn cái gì cũng chẳng mang sang bên này một miếng. Nhớ mùa gặt trước, nay đưa món này mai đưa món khác, toàn món ngon.
Rốt cuộc ai được ai mất, nhìn sơ là rõ.
Anh cả Chu thở dài: “Haizzz, nhưng mà làm sao cứng đầu như thế được, nói gì thì nói mẹ cũng là trưởng bối.”
Chị cả Chu chán chẳng buồn nói lại, ông bị khờ à, haha, mẹ Đại Oa tính tình như nào có ai không biết, cãi cọ đùng đùng còn mong thím ấy đưa đồ ăn thức uống sang, nằm mơ giữa ban ngày à?
Với cả chuyện này mẹ Đại Oa có sai đâu, so với trước đây, thím ấy đã hiểu đạo lý hơn rất nhiều. Người khác thế nào cô không biết chứ cô và thím ba nguyện ý giữ mối quan hệ với thím tư.
Giờ trưa, bà Chu đưa cơm ra ruộng. Lâm Thanh Hoà cố ý đi muộn hơn chút tránh đụng mặt.
Đợi mọi người tới hết rồi, cô mới khoan thai xách một cái giỏ mây đi tới.
Lâm Thanh Hoà hỏi Đại Oa: “Sáng nay đi cùng với bác gái cả hả?”
Đại Oa cầm cái bánh bột ngô, nói: “Đi cùng bác gái ba.”
Nhị Oa ăn ngon híp cả mắt, vừa ăn vừa nói: “Mẹ, bánh bột ngô hôm nay ngon quá.”
Lâm Thanh Hoà nhìn hai thằng con phơi nắng tới đỏ ửng hai má, liền nói: “Nắng gắt như thế mà cứ trườn cái mặt ra, không biết tìm chỗ râm mát mà đứng?”
Nhị Oa lắc đầu: “Thế có mà nhường bọn nó nhặt được nhiều hơn à?”
Đại Oa gật đầu: “Đúng đúng, mẹ đừng quản, chúng con không sao.”
Có ăn có uống, vừa no bụng vừa đủ chất, hai thằng nhóc nhà này khoẻ như vâm nhưng những đứa trẻ khác bắt đầu đuối, ví như Chu Ngũ Ni, con gái lớn nhà anh chị ba, bị cảm nắng.
Tối về, con bé liên tục thượng thổ hạ tả.
Nửa đêm, anh ba Chu sốt ruột chạy tới nhà Lâm Thanh Hoà hỏi mượn xe đạp để chở Chu Ngũ Ni đi trạm y tế ngay trong đêm.
Lâm Thanh Hoà rất quý mến Chu Ngũ Ni, con bé rất lanh lợi hoạt bát, rảnh rỗi thường chạy qua đây giúp việc lặt vặt, mặc dù chẳng có việc gì cho con bé làm nhưng mỗi lần như vậy trong nhà có cái gì ngon cô đều cho con bé một chút.
“Có nghiêm trọng không? Trong nhà, em có dự trữ thuốc phòng hờ, hay là cho con bé uống trước thử xem có đỡ hơn không?” Lâm Thanh Hoà liền vào phòng lấy ra một viên thuốc.
Thuốc này cô mua tại tiệm thuốc lớn nhất bệnh viện ở thời hiện đại, tất nhiên uống phát sẽ khỏi ngay nhưng cô không dám nói lời chắc chắn, chỉ dám nói uống thử xem thế nào.
Anh ba Chu: “Cám ơn thím, để anh về cho nó uống thử xem sao.”
Dù gì đưa tới trạm y tế cũng phải chích thuốc uống thuốc, ở đây có sẵn thuốc tội gì không uống.
Lâm Thanh Hoà với Chu Thanh Bách đóng lại cửa lớn cũng rảo bước qua Chu gia xem tình hình thế nào.
Ba thằng nhóc vẫn đang ngủ trong phòng, ban ngày tốn sức đêm về ngủ say như chết có mà sét đánh trên đầu tụi nó cũng chẳng thèm tỉnh ấy chứ.
Trong nhà có Phi Ưng trấn giữ, không sợ xảy ra bất trắc.
Chu gia.
Chu Ngũ Ni mặt mũi trắng bệch. Ngày thường khuôn mặt chỉ bé bằng nắm tay, bây giờ trông càng đáng thương.
Thuốc phát huy tác dụng rất nhanh, uống vào một chút đã thấy đỡ khó chịu hẳn.
Cả buổi tối đau vật vã, ói lên ói xuống giờ mới êm êm, con bé liền ngủ thiếp đi.
Chắc cái bụng, hai thằng nhóc tha hồ lăn lộn cả buổi ngoài ruộng không sợ bị đói lả.
Kể cũng lạ, con cái nhà người ta thì bị cha mẹ thúc ép, bắt buộc phải ra ruộng làm việc, còn mấy thằng nhóc nhà này thì mỏi mắt trông mong được đi.
Lâm Thanh Hoà ở nhà cho gà cho heo ăn, sau đó ủ bột ngô để bữa trưa làm bánh.
Nhân bánh rất phong phú.
Thịt heo thái hạt lựu, nấm ngâm nở rồi thái nhỏ, ba trái dưa leo vừa hái ngoài vườn đem vào rửa sạch rồi thái sợi, trứng gà đánh tan.
Bắc chảo lên bếp, lần lượt cho các nguyên liệu vào xào chín, cuối cùng rắc chút hành thái nhỏ vào nữa là xong.
Khi ăn, gắp một đũa nhân kẹp vào bánh bột ngô, đưa vào miệng nhai, ta nói hết xảy!
Ngoài ra còn có món tráng miệng gồm cà chua vườn nhà tươi rói và một tô to chè đậu xanh.
Từng này thứ xách đi rất lỉnh kỉnh nhưng đối với Lâm Thanh Hoà lại cực kỳ đơn giản, cô trực tiếp để vào không gian riêng, đi gần tới ruộng, chỉ cần tìm một nơi vắng vẻ nhẹ nhàng lấy ra là được, không sợ nặng, không sợ đổ.
Nấu nướng xong xuôi, nhìn lên đồng hồ mới hơn chín rưỡi gần mười giờ, mười rưỡi mới tới giờ đi đưa cơm.
“Tam Oa lại đây, mẹ dạy con vẽ tranh.”
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Lâm Thanh Hoà lại dạy Tam Oa vẽ tranh. Cô phát hiện Tam Oa rất có thiên phú hội hoạ, bình thường thì rất hiếu động nhưng một khi vào vẽ tranh là nó cực kỳ nghiêm túc.
Lần tới phải mua bút màu cho con tập vẽ mới được.
Ngoài ruộng, chị hai Chu đau lưng mỏi eo, chán làm bắt đầu kiếm chuyện: “Thật là hâm mộ vợ chú tư, ngày mùa mà vẫn bình chân như vại, đếch cần quan tâm cái gì.”
Anh hai Chu: “Trước đây suốt ngày em chê thím ấy lười còn gì, bây giờ lại kêu hâm mộ.”
Chị hai Chu tức tối: “Làm sao, nếu anh cũng có bản lĩnh thì bây giờ vợ anh phải chịu tội chịu nợ ở đây à?!”
Trước đây tất cả cùng làm chung bây giờ quy định đã thay đổi, mỗi nhà phụ trách một miếng đất. Nhà nào làm xong sớm được nghỉ sớm, nhà nào chậm chạp thì tới cả thời gian nghỉ trưa cũng chẳng có.
Bên kia, Chu Thanh Bách một mình phụ trách một mảnh, anh rất khoẻ, sức lực và tốc độ bằng hai người bình thường.
Anh hai Chu bĩu môi: “Nếu cô ghét bỏ tôi không có bản lĩnh thì đi mà tìm thằng khác.”
Hai vợ chồng lời qua tiếng lại, chị hai Chu tức giận vùng vằng.
Ông Chu thấy vậy liền nói: “Làm việc thì lo mà làm đi, còn đứng đó lải nhải cái gì đấy.”
Chị ba Chu nhếch mép: “Cả ngày chỉ giỏi gây chuyện, làm việc thì lười như hủi.”
Anh ba Chu bắt đầu thấm mệt, liền hỏi: “Không biết trưa nay ăn gì nhỉ?”
Chị ba Chu thở dài: “Haizzz, mẹ đứng bếp, đừng mong ăn ngon.” Nếu cô hay chị cả nấu cơm thì có lẽ còn có món này món nọ nhưng năm nay mẹ chồng ở nhà lo liệu cơm nước vậy khỏi suy nghĩ chi cho mệt, bánh bột ngô ăn kèm dưa muối là đáp án duy nhất.
Chị cả Chu nghĩ tới bữa cơm cũng thấy rầu rĩ.
Anh cả Chu liền nói với vợ: “Mẹ làm cái gì thì cứ ăn cái đó đi.”
Chị cả Chu: “Nhà mình đâu tới nỗi đói khổ gì cho cam, mấy bữa nữa là được phân lương rồi, năm nay lại được mùa, làm gì mà phải tiết kiệm tới mức đó.”
Công việc đồng áng rất nặng nhọc lại ăn uống kham khổ, sức nào chịu cho nổi?
Anh cả Chu: “Nhà ta không phân gia, mẹ cho ăn cái gì thì biết cái đó, em còn dám nói? Không thấy tới tận bây giờ mẹ vẫn khó chịu ra mặt với vợ chú tư à?”
Chuyện này rõ như ban ngày, anh cả Chu dù có khờ tới đâu thì cũng hiểu. Mẹ tức giận vợ chú tư sinh hoạt xa xỉ, mỗi ngày không ăn thịt heo thì trứng gà, cho nên đã nói vài câu, gây ra mâu thuẫn.
Chị cả Chu: “Nhà Đại Oa đã phân gia, muốn ăn cái gì thì làm cái đó, với lại mẹ Đại Oa tự biết cân nhắc. Mẹ cũng kỳ, cứ qua bên đó nói thím ấy làm gì.”
Chuyện này, chị cả Chu đứng về phía mẹ Đại Oa. Giả sử ở chung thì đã đành, đằng này chú thím ấy dọn ra riêng rồi, mẹ Đại Oa muốn làm gì là tự do cá nhân, chỉ cần không đụng tới lương thực Chu gia là được.
Mọi người cứ nói mẹ chồng khó chịu ra mặt với thím tư chứ cô lại thấy thím ấy đang giận dỗi mẹ chồng thì đúng hơn.
Bên đó ăn cái gì cũng chẳng mang sang bên này một miếng. Nhớ mùa gặt trước, nay đưa món này mai đưa món khác, toàn món ngon.
Rốt cuộc ai được ai mất, nhìn sơ là rõ.
Anh cả Chu thở dài: “Haizzz, nhưng mà làm sao cứng đầu như thế được, nói gì thì nói mẹ cũng là trưởng bối.”
Chị cả Chu chán chẳng buồn nói lại, ông bị khờ à, haha, mẹ Đại Oa tính tình như nào có ai không biết, cãi cọ đùng đùng còn mong thím ấy đưa đồ ăn thức uống sang, nằm mơ giữa ban ngày à?
Với cả chuyện này mẹ Đại Oa có sai đâu, so với trước đây, thím ấy đã hiểu đạo lý hơn rất nhiều. Người khác thế nào cô không biết chứ cô và thím ba nguyện ý giữ mối quan hệ với thím tư.
Giờ trưa, bà Chu đưa cơm ra ruộng. Lâm Thanh Hoà cố ý đi muộn hơn chút tránh đụng mặt.
Đợi mọi người tới hết rồi, cô mới khoan thai xách một cái giỏ mây đi tới.
Lâm Thanh Hoà hỏi Đại Oa: “Sáng nay đi cùng với bác gái cả hả?”
Đại Oa cầm cái bánh bột ngô, nói: “Đi cùng bác gái ba.”
Nhị Oa ăn ngon híp cả mắt, vừa ăn vừa nói: “Mẹ, bánh bột ngô hôm nay ngon quá.”
Lâm Thanh Hoà nhìn hai thằng con phơi nắng tới đỏ ửng hai má, liền nói: “Nắng gắt như thế mà cứ trườn cái mặt ra, không biết tìm chỗ râm mát mà đứng?”
Nhị Oa lắc đầu: “Thế có mà nhường bọn nó nhặt được nhiều hơn à?”
Đại Oa gật đầu: “Đúng đúng, mẹ đừng quản, chúng con không sao.”
Có ăn có uống, vừa no bụng vừa đủ chất, hai thằng nhóc nhà này khoẻ như vâm nhưng những đứa trẻ khác bắt đầu đuối, ví như Chu Ngũ Ni, con gái lớn nhà anh chị ba, bị cảm nắng.
Tối về, con bé liên tục thượng thổ hạ tả.
Nửa đêm, anh ba Chu sốt ruột chạy tới nhà Lâm Thanh Hoà hỏi mượn xe đạp để chở Chu Ngũ Ni đi trạm y tế ngay trong đêm.
Lâm Thanh Hoà rất quý mến Chu Ngũ Ni, con bé rất lanh lợi hoạt bát, rảnh rỗi thường chạy qua đây giúp việc lặt vặt, mặc dù chẳng có việc gì cho con bé làm nhưng mỗi lần như vậy trong nhà có cái gì ngon cô đều cho con bé một chút.
“Có nghiêm trọng không? Trong nhà, em có dự trữ thuốc phòng hờ, hay là cho con bé uống trước thử xem có đỡ hơn không?” Lâm Thanh Hoà liền vào phòng lấy ra một viên thuốc.
Thuốc này cô mua tại tiệm thuốc lớn nhất bệnh viện ở thời hiện đại, tất nhiên uống phát sẽ khỏi ngay nhưng cô không dám nói lời chắc chắn, chỉ dám nói uống thử xem thế nào.
Anh ba Chu: “Cám ơn thím, để anh về cho nó uống thử xem sao.”
Dù gì đưa tới trạm y tế cũng phải chích thuốc uống thuốc, ở đây có sẵn thuốc tội gì không uống.
Lâm Thanh Hoà với Chu Thanh Bách đóng lại cửa lớn cũng rảo bước qua Chu gia xem tình hình thế nào.
Ba thằng nhóc vẫn đang ngủ trong phòng, ban ngày tốn sức đêm về ngủ say như chết có mà sét đánh trên đầu tụi nó cũng chẳng thèm tỉnh ấy chứ.
Trong nhà có Phi Ưng trấn giữ, không sợ xảy ra bất trắc.
Chu gia.
Chu Ngũ Ni mặt mũi trắng bệch. Ngày thường khuôn mặt chỉ bé bằng nắm tay, bây giờ trông càng đáng thương.
Thuốc phát huy tác dụng rất nhanh, uống vào một chút đã thấy đỡ khó chịu hẳn.
Cả buổi tối đau vật vã, ói lên ói xuống giờ mới êm êm, con bé liền ngủ thiếp đi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.