Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 201: Hiếu Kính

Nam Phương Lệ Chi

22/03/2022

“Sao đang yên đang lành thím Vương lại đưa trứng gà cho anh con làm gì?” Chả là sắp bước vào vụ gặt cho nên Lâm Thanh Hoà chỉ tập trung lo nấu nướng, hầm canh nào đâu có thời gian quan tâm tới mấy lời nhàn thoại quanh thôn.

Nhị Oa: “Mọi người trong thôn đều nói anh Đại Oa rất có khả năng sẽ thi đậu đại học cho nên các thím đều mong ngóng gả con gái cho anh cả nhà ta, hí hí!”

Đúng lúc Đại Oa từ trong phòng đi ra, trên mặt xẹt qua nét bất đắc dĩ.

Lâm Thanh Hoà buồn cười: “Hoá ra là như vậy.”

Sau đó cô sai Nhị Oa mang trả trứng gà, gửi lời cảm ơn lòng tốt của thím Vương nhưng trong nhà có trứng rồi, sắp tới vụ gặt nặng nhọc, ai cũng phải bồi bổ sức khỏe bảo thím cứ giữ lại ăn.

Không chỉ có mình Vương gia mà rất nhiều nhà khác đều mang cho trứng gà. Tuy nhiên Lâm Thanh Hoà vẫn giữ nguyên thái độ trước sau như một, từ chối tất cả. Toàn là hàng xóm láng giềng, nếu đã từ chối thì phải từ chối hết, chứ nhận người này mà không nhận người kia thể nào cũng xảy ra mâu thuẫn xích mích cho mà xem.

Mấy hôm sau, Lâm Thanh Hoà nói chuyện này với bà Chu, hai mẹ con cười chảy nước mắt.

Bà Chu vừa cười vừa nói: “Xem ra bà Thái cũng có ý. Bữa trước còn bóng gió hỏi thăm mẹ tương lại Đại Oa muốn tìm vợ như thế nào?”

Thái Bát Muội là con út trong nhà, phía trên đông anh trai chị gái, thế nên mặc dù nó vừa mới xuất giá đầu năm nhưng cháu trai cháu gái của Thái gia đã đầy đàn, thậm chí còn lớn tuổi hơn cả Đại Oa, trong đó có một tiểu cô nương xấp xỉ bằng Đại Oa.

“Thế mẹ trả lời sao?”

“Mẹ nói việc của Đại Oa do con toàn quyền quyết định, mẹ không xen vào.”

Ngẫm lại đúng thật buồn cười, trước đây hai ông bà già ngồi không cứ đi lo chuyện chung thân đại sự của mấy anh em Đại Oa nhưng bây giờ nhìn đi cháu trai bà có giá lắm chứ bộ, muốn kiểu gì tuỳ ý nó chọn.!

Thấy mẹ chồng cứ tủm tỉm cười, Lâm Thanh Hoà không biết nói gì mà còn có thể nói gì được nữa vì đó là sự thật.

Lúc này trong quan niệm của mọi người chỉ tồn tại duy nhất một trường đại học đó là Đại Học Công Nông Binh. Sinh viên trường này là do quần chúng nhân dân tiến cử, không phải dựa vào thực lực thi tuyển cho nên chất lượng tương đối bình thường.

Tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng tới sức nóng của hai từ “sinh viên”, chỉ cần đeo cái mác này là oai cực kỳ.

Để được tiến cử vào trường Đại học Công Nông Binh không phải chuyện dễ dàng, đầu tiên gia thế phải trong sạch. Trước đây còn ngại thanh danh của Lâm Thanh Hoà sẽ làm ảnh hưởng tới tiền đồ con cái nhưng bây giờ mấy cái tai tiếng đó đã được tẩy trắng, tẩy trắng một cách hoàn hảo.

Vì thế chỉ cần Đại Oa thực sự có bản lĩnh là được, tất cả mọi vấn đề ngoài rìa đều đã được tiêu trừ.

Liên tiếp mấy ngày sau, chủ đề Đại Oa vẫn luôn được bàn luận xôn xao, mãi cho tới tận khi bước vào vụ thu bận rộn, sự chú ý của mọi người mới được di dời.



Gần như đã thành thông lệ, hễ tới kỳ gặt hái là thể nào Chu Thanh Bách cũng bắt được thỏ, năm nay cũng thế, mới qua hai ngày, anh đã thành công tóm được 1 con béo ục ịch.

Toàn xã viên lại được thể trầm trồ ngưỡng mộ, Chu Thanh Bách đúng là Chu Thanh Bách, giỏi giang bản lĩnh hơn người, đúng là chỉ có người đàn ông toàn diện như vậy mới đủ khả năng chinh phục được cô giáo Lâm.

Đừng nói trong đội sản xuất thôn ta mà kể cả những đội sản xuất thôn bên cũng chưa chắc có một người đàn ông nào có đủ năng lực so ngang với Chu Thanh Bách.

Vụ thu này Tiểu Tô Thành cũng lon ton ra đồng mót lúa, rất nóng rất mệt nhưng ngược lại rất vui. Toàn bộ trẻ con trong thôn đều tụ tập hết ở đây, mặt đứa nào đứa nấy đỏ phừng phừng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng vui quên trời đất.

Sau này trưởng thành, giữa cuộc sống xô bồ xô bộn chắc chắn chúng sẽ nhớ mãi những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tuy áo có sờn vai, cơm có bữa no bữa đói nhưng đã được thoả thích vẫy vùng, vô lo vô nghĩ. Hai chữ “tuổi thơ” thật đáng quý, càng quậy càng nghịch, càng có những “chiến tích lẫy lừng” thì kỉ niệm càng in đậm. Ai cũng có một tuổi thơ của riêng mình và những kỉ niệm đẹp này sẽ là hành trang đi cùng mỗi người tới hết cuộc đời, để rồi đôi lúc mệt mỏi quá, người ta sẽ tạm dừng chân, ngồi xuống hồi tưởng lại một miền ký ức xa xôi và thầm ao ước “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.”

“Ăn thịt thỏ, ăn thịt thỏ là lá la…” Tiểu Tô Thành nghe tin cậu tư bắt được con thỏ thì nhảy cẫng lên, sướng muốn bay lên trời.

Một bé gái gần đó nhíu mày: “Thỏ con đáng yêu như thế mà cũng nỡ ăn à?”

Ai da, vấn đề này quá cao thâm, trong lúc Tiểu Tô Thành đang bí thì may sao anh Tam Oa ứng phó kịp thời: “Thỏ không những ăn vụng lương thực mà còn đào đất tùm lum gây tổn hại tới các cây hoa màu, không đáng yêu tí nào, cho vào nồi kho tàu là ngon nhất.”

Hoan hô anh Tam Oa, nói vừa hay vừa chuẩn, nhóc Tô Thành gật muốn gãy cái cần cổ: “Đúng đúng, kho nó luôn.” Tuổi nhỏ chỉ chưa tranh cãi được thôi chứ nó vẫn nhớ như in mùi vị món thịt thỏ kho tàu mợ tư làm, ngon cực kỳ!

Cô bạn nhỏ nghe hai anh em Tam Oa loáng thoáng nhắc tới cái gì mà thịt thỏ kho tàu, thì tức khắc nổi cơn thèm ăn, bé gái nhỏ giọng thì thầm: “Có thể cho em nếm thử được không, món đó em chưa được ăn bao giờ á.”

Tam Oa sảng khoái gật đầu: “Được chứ, nhưng anh chỉ cho em 1 miếng thôi đấy, nhiều hơn không có đâu.”

Bé gái vui vẻ nhìn Tam Oa: “Anh Tam Oa, anh thật là tốt bụng.”

Tam Oa xua xua tay, tỏ ý không có gì.

Cô bé này là con gái Vương Linh. Từ ngày mẹ nó xảy ra chuyện, nó cũng bị liên luỵ, bị mọi người xa lánh hắt hủi, nghe nói cha nó đang tìm vợ mới, chắc chỉ trong năm nay thôi, có lẽ đợi tới lúc nông nhàn là nó sẽ có mẹ kế, haizzz, tương lai ra sao…chắc phải chờ xem tạo hoá của nó vậy!

Được cái tâm tư của nhóc Tam Oa vốn rất đơn thuần, bạn bè chỉ cần hợp tính là chơi, không màng xuất thân, nếu đã không hợp thì dù xuất thân có tốt đến mấy nó cũng chả thèm.

Chạng vạng tối, nhà nhà quây quần bên mâm cơm, cô bé con theo lời hẹn thập thò ngoài cửa nhà, Tam Oa không thất hứa, bốc một miếng thịt thỏ kho tàu chạy ra đưa cho bạn.

Con bé không chê dơ, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến.

Hương vị này cô bé sẽ không bao giờ quên cũng giống như ngày hôm nay cô bé sẽ mang theo trong suốt quãng đời còn lại của mình.



Chỉ đáng tiếc, anh trai hàng xóm như ánh nắng mặt trời, ấm áp nhưng xa ngoài tầm với, cả đời này đã định sẵn hai người không thể ở bên nhau.

Thấy thằng em trai lén la lén lút, Nhị Oa thắc mắc: “Tam Oa, mày lấy thịt thỏ ra ngoài làm cái gì đấy?”

“Em có làm gì đâu.” Tam Oa chối bay chối biến, giả vờ bình tĩnh cầm bát cơm lên ăn rồi đánh trống lảng hỏi chuyện Tiểu Tô Thành: “Em trai, thịt thỏ ăn ngon không?”

Tiểu Tô Thành gật như bổ củi, vừa nhồm nhoàm nhai vừa lúng búng nói: “ngon nhắm, ngon nhắm”. Nó đang cầm cái chân thỏ gặm đến rất chi là khoái chí!

Tam Oa cười dịu dàng: “Ngon thì ăn nhiều một chút.”

Lâm Thanh Hòa tiếp thức ăn cho Chu Thanh Bách và ông bà Chu.

Vụ thu đúng là vụ thu, không hổ là vụ mùa cực nhất trong năm, mặc dù đã chuẩn bị từ trước mà ai nấy đều mệt bơ phờ.

Khoảng thời gian này, Đại Oa ưu tiên việc học lên hàng đầu nhưng buổi chiều được nghỉ nó vẫn tranh thủ ra đồng tham gia gặt hái. Lâm Thanh Hoà không ngăn cản con nhưng một ngày chỉ cho nó thời gian buổi chiều thôi, ăn xong cơm chiều là tắm rửa sạch sẽ rồi lập tức ngồi vào bàn học ngay.

Ông Chu mừng lắm, khuôn mặt già nhăn nheo lúc nào cũng vương nét cười. Hiện tại bên ngoài mọi người đều đồn cháu ông sẽ thành sinh viên. Khà khà… Cháu nội được khen, người làm ông nội không vui sao được?

Huống hồ điều này vừa khớp với mong muốn của ông.

Niềm mong mỏi lớn nhất của ông chính là “con hơn cha là nhà có phúc”, chứng kiến con trai từng ngày khôn lớn giỏi giang bản lĩnh hơn mình, ông đã mừng lắm rồi, bây giờ còn thấy được sự tiến bộ vượt bậc của đứa cháu nội, ông thật quá mãn nguyện!

Bây giờ đi ra ngoài đường, dân làng đều ngưỡng mộ và kính trọng chào hỏi ông, hỏi thăm tình hình cháu trai. Ông cười cười bảo đi học về là nó ngồi vào bàn tự giác học tập, làm toán, viết văn, đọc thơ, thỉnh thoảng cháu trai còn nhờ ông dò bài giúp nhưng ông học ít nên đâu biết nhiều chữ, đôi khi phải nhờ tới sự trợ giúp của Nhị Oa mới được.

Ông càng khiêm tốn thì mấy ông bạn già càng hâm mộ: “Sau này ông tha hồ mà hưởng phúc con cháu nhá.”

Ông Chu điềm nhiên đáp: “Bây giờ tôi đang hưởng phúc rồi.”

Cái này không phải ông ba hoa mà là có sao nói vậy. Từ ngày ăn chung với vợ chồng thằng tư ông mới phát hiện thì ra cuộc đời vốn dĩ rất tươi đẹp. Cuộc sống có thoải mái, hạnh phúc hay không, tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta lựa chọn.

Không lâu trước đây, ông còn cảm thấy mình đã sắp tới ngày gần đất xa trời rồi nhưng bây giờ ông lại cảm thấy mình còn khỏe lắm, còn có thể sống lâu vài năm nữa.

Đầu năm nay, ông chủ động rút thêm 2 phần, chỉ lấy 6 phần công điểm thôi.

Mới đầu cứ lo con cái sẽ nói này nói nọ, ai dè vợ thằng tư sau khi biết chuyện thì lập tức tán đồng ngay: “Chuyện này con muốn nói với cha từ lâu rồi nhưng cứ lần lựa vì sợ cha tự ái. Tuổi này của cha không phải là tuổi gắng sức làm việc mà phải chú trọng giữ gìn sức khoẻ, sống lâu trăm tuổi để còn đợi mấy đứa cháu trai khôn lớn thành tài quay về hiếu kính ông nội nữa chứ.”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook