[Thập Niên 60] Vợ Chồng Son Trong Đại Viện
Chương 6: Kỷ Minh Quân (2)
Lưu Yên La
21/02/2024
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Những người vào sống từ trước đều là nhân viên độc thân, các phòng được phân chia theo cấp độ và nhân khẩu gia đình, mấy tòa cuối cùng là ký túc xá độc thân, bên trong có giường tầng, chỉ có những người chưa kết hôn hoặc là vợ chồng không ở cùng nhau mới có thể được ở khu đó.
Nhìn bề ngoài, lãnh đạo xưởng đã cân nhắc mọi mặt trong việc bố trí phòng ở, nên công nhân xưởng may mặc ở đó tương đối rộng rãi.
Vấn đề là mười mấy năm trôi qua, số lượng nhân viên xưởng may tăng lên gần một phần ba, giá trị sản xuất lại không nâng cao bao nhiêu so với lúc trước, mà nâng đỡ trong khu cũng không bằng trước kia, trong xưởng không có tiền xây nhà mới cho công nhân viên chức. Vì vậy, những công nhân vào xưởng may sau khi phân bổ nhà ở thì rất khó được bố trí nhà ở, chỉ có thể ở với ba mẹ. Ngay cả những công nhân cũ đã được bố trí nhà ở cũng gặp phải vấn đề tương tự, bởi khi con cái lớn lên, đơn vị chưa chắc đã bố trí thêm nhà ở, cũng không thể đổi sang nhà ở to hơn, cả đại gia đình chỉ có thể chen chúc ở với nhau.
Bởi vì không đủ chỗ ở nên người trong nhà phải hết sức tiết kiệm không gian, lười di chuyển thì kê tủ ở cửa, để xoong nồi trong tủ, để thớt hoặc bếp gang lên là có thể làm cơm. Ai chịu ở tầng một thì có thể xây một cái bếp lò bằng đất đơn giản dựa sát vào tường, quây ván gỗ xung quanh là xong một gian bếp nhỏ.
Gia đình Lâm Tĩnh là người đến sau, nhưng bởi vì phía trên bếp lò chính là cửa sổ của một căn phòng nhỏ khác, bên lúc ba cô dựng phòng bếp cũng chỉ vây quanh nửa phần dưới và xây thêm nóc nhà phía trên.
Vì vậy, Lâm Tĩnh vừa đi tới cửa nhà mình, không cần vào bếp mà vẫn có thể thấy hơi nước bốc lên từ nắp bếp, hiển nhiên là có thức ăn đang ninh bên trong.
Lâm Tĩnh nghĩ thầm, đẩy cánh cửa đang khép hờ bước vào nhà.
Bên trong là một lối đi không rộng lắm, bên trái có một chiếc tủ thấp dựa vào tường, trên tủ có đặt bàn bai đánh răng và cốc, bên trong dùng để tạm trữ thực phẩm mua vào cuối tháng, phần đáy được sử dụng để đặt giày. Bên cạnh tủ thấp còn có một giá giặt, trên giá giặt có kéo dây để treo khăn mặt cá nhân lên.
Nhưng mà khăn của Lâm Tĩnh không treo ở đây, bởi vì sau khi treo lên một lúc, cô phát hiện sẽ có người động vào khăn mặt của mình. Mà cô không có thói quen dùng chung khăn mặt với người khác, bởi vậy vài lần sau, cô liền kéo sợi dây thừng chăng luôn trong góc phòng ngủ của mình, một mình treo đồ đạc của cô.
Không chỉ riêng gì khăn mặt mà ngay cả bồn rửa mặt, bồn ngâm chân, bồn tắm, thậm chí cả bàn chải đánh răng và giày dép, cô cũng không để bên ngoài.
Đối diện bồn rửa mặt có một cánh cửa, đây là một căn phòng nhỏ được ngăn bằng những tấm ván gỗ, Lâm Tĩnh đã sống trong đó gần mười năm, cho đến khi anh trai cô kết hôn, không có chỗ ở mới chuyển đến phòng ba mẹ.
Những người vào sống từ trước đều là nhân viên độc thân, các phòng được phân chia theo cấp độ và nhân khẩu gia đình, mấy tòa cuối cùng là ký túc xá độc thân, bên trong có giường tầng, chỉ có những người chưa kết hôn hoặc là vợ chồng không ở cùng nhau mới có thể được ở khu đó.
Nhìn bề ngoài, lãnh đạo xưởng đã cân nhắc mọi mặt trong việc bố trí phòng ở, nên công nhân xưởng may mặc ở đó tương đối rộng rãi.
Vấn đề là mười mấy năm trôi qua, số lượng nhân viên xưởng may tăng lên gần một phần ba, giá trị sản xuất lại không nâng cao bao nhiêu so với lúc trước, mà nâng đỡ trong khu cũng không bằng trước kia, trong xưởng không có tiền xây nhà mới cho công nhân viên chức. Vì vậy, những công nhân vào xưởng may sau khi phân bổ nhà ở thì rất khó được bố trí nhà ở, chỉ có thể ở với ba mẹ. Ngay cả những công nhân cũ đã được bố trí nhà ở cũng gặp phải vấn đề tương tự, bởi khi con cái lớn lên, đơn vị chưa chắc đã bố trí thêm nhà ở, cũng không thể đổi sang nhà ở to hơn, cả đại gia đình chỉ có thể chen chúc ở với nhau.
Bởi vì không đủ chỗ ở nên người trong nhà phải hết sức tiết kiệm không gian, lười di chuyển thì kê tủ ở cửa, để xoong nồi trong tủ, để thớt hoặc bếp gang lên là có thể làm cơm. Ai chịu ở tầng một thì có thể xây một cái bếp lò bằng đất đơn giản dựa sát vào tường, quây ván gỗ xung quanh là xong một gian bếp nhỏ.
Gia đình Lâm Tĩnh là người đến sau, nhưng bởi vì phía trên bếp lò chính là cửa sổ của một căn phòng nhỏ khác, bên lúc ba cô dựng phòng bếp cũng chỉ vây quanh nửa phần dưới và xây thêm nóc nhà phía trên.
Vì vậy, Lâm Tĩnh vừa đi tới cửa nhà mình, không cần vào bếp mà vẫn có thể thấy hơi nước bốc lên từ nắp bếp, hiển nhiên là có thức ăn đang ninh bên trong.
Lâm Tĩnh nghĩ thầm, đẩy cánh cửa đang khép hờ bước vào nhà.
Bên trong là một lối đi không rộng lắm, bên trái có một chiếc tủ thấp dựa vào tường, trên tủ có đặt bàn bai đánh răng và cốc, bên trong dùng để tạm trữ thực phẩm mua vào cuối tháng, phần đáy được sử dụng để đặt giày. Bên cạnh tủ thấp còn có một giá giặt, trên giá giặt có kéo dây để treo khăn mặt cá nhân lên.
Nhưng mà khăn của Lâm Tĩnh không treo ở đây, bởi vì sau khi treo lên một lúc, cô phát hiện sẽ có người động vào khăn mặt của mình. Mà cô không có thói quen dùng chung khăn mặt với người khác, bởi vậy vài lần sau, cô liền kéo sợi dây thừng chăng luôn trong góc phòng ngủ của mình, một mình treo đồ đạc của cô.
Không chỉ riêng gì khăn mặt mà ngay cả bồn rửa mặt, bồn ngâm chân, bồn tắm, thậm chí cả bàn chải đánh răng và giày dép, cô cũng không để bên ngoài.
Đối diện bồn rửa mặt có một cánh cửa, đây là một căn phòng nhỏ được ngăn bằng những tấm ván gỗ, Lâm Tĩnh đã sống trong đó gần mười năm, cho đến khi anh trai cô kết hôn, không có chỗ ở mới chuyển đến phòng ba mẹ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.