Thập Niên 70: Sau Khi Chồng Tôi Xuống Nông Thôn

Chương 32: Cha Con Khác Nhau 1

Đại Nga Đạp Tuyết Nê

12/11/2022

Chạng vạng tối, ráng chiều đầy trời.

Ánh sáng còn sót lại bao trùm lấy thôn Thượng Dương, chiếu rọi hồ Thượng Dương của thôn bắc và cây cối xanh biếc của Thanh Sơn, hình thành cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà hùng vĩ

Hoành Hoành vô cùng thích chỗ này, nó ngồi ở bên trên bục cửa, tay nhỏ nâng khuôn mặt nhìn xung quanh. Thỉnh thoảng lại ăn vài hạt đậu phộng, hài lòng cực kỳ.

Tư thế kia giống lúc ông ngoại nó ăn đậu phộng uống rượu như đúc, Kiều Trà Trà cảm thấy nó còn thiếu việc ôm bình sữa uống cùng.

Sau khi Ninh Du xong việc đi sang phòng của hai người già sát vách sửa nóc phòng giúp họ. Trải qua Ninh Du giới thiệu, Kiều Trà Trà biết được hai ông bà hàng xóm, người chồng tên là Dư Phục, vợ tên là Dương Hi Nhân. Hai vợ chồng già đều là bác sĩ, chuyển xuống nơi này đã tròn ba năm.

Trong cuộc nói chuyện ngắn ngủi lúc xế chiều, Kiều Trà Trà phỏng đoán y thuật của hai người hẳn là rất là cao.

Cũng đúng, vô luận là thế đạo gì, chỉ cần không phải đồ ngốc cũng sẽ không làm ra chuyện ngu ngốc như đắc tội bác sĩ.

Người gặp phải tình cảnh như bọn họ, có tâm tư phòng bị người ngoài cực mạnh, cho nên nói chuyện không bao lâu liền tách ra, đợi đến khi ánh chiều tà le lói đôi vợ chồng già mới từ trong ruộng trở về.

Kiều Trà Trà đến ngược lại làm cho thôn làng yên bình dấy lên một chút gợn sóng.

Ước chừng mỗi một thôn đều có trung tâm thôn của mình, giống như mỗi một thành phố luôn có quảng trường hoặc là công viên trung tâm mà mọi người đều biết vậy.

Ở cái niên đại thiếu thốn này, các thôn dân lao động một ngày, lúc nghỉ ngơi sẽ tụ tập cùng một chỗ nói chuyện phiếm, trao đổi tin tức mà mình thu nhặt được từ các nơi.

Mà trung tâm của thôn Thượng Dương là cây nhãn thơm lâu năm, căn cứ vào ghi chép suy tính của tông tộc Chu thị trong thôn thì gốc nhãn thơm cổ thụ này ước chừng đã được tám trăm năm tuổi.

Lúc người Chu gia đời thứ nhất chạy nạn đến nơi này khai hoang định cư thì cây cối cao lớn đã sinh trưởng ở đây rồi, bởi vì cổ nhân cảm giác sâu sắc rằng cây nhãn thơm lâu năm có linh, thế là cũng không chặt nó.



Cho đến bây giờ, người trong thôn không ít người vẫn thờ phụng cây nhãn cổ có linh này. Mười mấy năm trước lúc luyện thép ngay cả nhà vệ sinh cũng phá hủy đi làm lò đốt, nhưng không có một người nào dám nhắc tới chuyện chặt gốc nhãn thơm trong thôn này đi.

Cây nhãn thơm càng lớn càng cao, cành cây cũng càng thêm tươi tốt, coi là nơi phù hợp để hóng mát.

Ở trong tiết trời mùa hè này, các thôn dân luôn thích bưng bát cơm đứng hoặc là ngồi ở đây ăn cơm, vừa ăn vừa huyên thuyên.

Trong thôn gần như có bảy mươi phần trăm người họ Chu, người miệng rộng nhất là Chu Chí Tài ở tại thôn bắc, trông coi công việc chăn heo tiện thể mổ heo.

Tính cách của người này với vóc người khôi ngô của ông ta không hợp nhau mấy, Chu Chí Tài miệng có thể gọi là nát nhất thôn, mười lời đồn thì có tám lời từ trong miệng ông ta mà ra, đến ngay cả bà ba Chu và quả phụ Điền biết ăn nói nhất cũng nói không lại ông ta.

Nếu nhất định phải cử ra một người có thể so ‘tài’ với ông ta thì đó nhất định là con gái ruột của ông ta —— Chu Bình Quả.

Đúng vậy, khác với cha cô ta chính là Chu Bình Quả quản lý cái miệng giỏi hơn cha mình. Nói chuyện mặc dù giống như pháo nổ, nhưng lời đồn thì không nghe cô ta truyền ra.

Có một lần, trong ‘hoạt động’ giành nước với thôn bên cạnh, Chu Bình Quả từng lợi dụng mồm mép cực kì lưu loát của mình lập được công tích vĩ đại cho thôn Thượng Dương năm đó.

Phải biết năm đó là hạn hán, lại đang vào thời điểm hoa màu cần tưới nước, thêm mấy thùng nước là có thể có thêm vài cọng khoai lang sống lâu, thu thêm được mấy củ khoai lang, lấp bụng được thêm mấy bữa.

Chu Bình Quả lúc ấy còn là đứa nhỏ mười tuổi bị người khác gọi là "cô bé ngốc nghếch", đứng ở trên bờ ruộng khô nứt, thô bạo hất bím tóc rũ xuống trước ngực lên, hai tay chống nạnh, trong miệng liên tiếp phun ra ngôn từ rõ ràng mà đanh thép, trong chốc lát, toàn bộ đồng ruộng chỉ có thanh âm thanh thúy của cô bé.

Thanh âm của cô ấy rất êm tai, đầu óc xoay chuyển lại nhanh, nói chuyện lưu loát như người ta cắn hạt dưa vậy, cót ca cót két, không vấp chút nào.

Mọi người đều nói tên của cô ấy hay lắm, quả táo cắn cũng giòn[1]. Mấu chốt cô ấy nói chuyện có trật tự hơn cha mình, giọng nói lại vang dội trời sinh, quả thực là hậu sinh khả úy.

[1]Bình Quả ( 苹果)  có nghĩa là quả táo.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 70: Sau Khi Chồng Tôi Xuống Nông Thôn

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook