Thập Niên 70: Sinh Hoạt Hằng Ngày Của Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Chương 1:

(>..

27/02/2023

Trước khi kỳ thi tuyển sinh đại học chính thức được khôi phục lại, giả như Phí Nghê có bất cứ cơ hội nào khác để thay đổi vận mệnh của mình, cô sẽ không kết hôn với Phương Mục Dương.

Phí Nghê là con thứ ba trong gia đình, từ nhỏ sức khỏe đã không tốt, anh cả chị hai đều nuông chiều cô. Ba người chia nhau một quả táo, mình cô ăn hết nửa quả.

Sau khi tốt nghiệp trung học, anh cả hưởng ứng lời kêu gọi cắm đội(*) đến Nội Mông(**) lao động. Vốn dĩ anh có thể vào công xưởng sản xuất thay cho cha mẹ, nhưng anh không nỡ để hai đứa em gái chịu khổ. Trong nhà chỉ có hai suất công tác ở xưởng, anh nhường lại cho các em. Chị gái Phí Nghê thay cha vào làm việc ở trong xưởng dệt, hai năm sau, Phí Nghê cũng thế chân mẹ vào làm tại xưởng may mũ.

(*) Cắm đội (cài, cắm vào đội ngũ): Mô hình thanh niên trí thức gia nhập các công xã, đội sản xuất ở nông thôn trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản trước năm 1980.

(**) Nội Mông: Khu tự trị Nội Mông Cổ, nằm ở phía Bắc Trung Quốc.

Sau khi bắt đầu đi làm, trừ chi phí ăn uống đưa cho gia đình, còn lại tiền lương và phiếu lương thực hàng tháng Phí Nghê đều tích cóp lại. Mỗi lần gặp thanh niên trí thức nào đó cô quen từ Nội Mông về quê thăm người thân, cô đều lấy tiền lương và phiếu lương thực dành dụm được đến cửa hàng mua bánh quy loại thường rồi chia ra theo từng cân, mỗi cân đựng trong một cái hộp sắt, dùng quần áo mới bọc lại. Phiếu lương thực còn dư cô đổi thành loại phiếu lưu hành toàn quốc, sau đấy nhờ người ta đưa cả phiếu lẫn quần áo và bánh quy đến cho anh cả. Cô còn chu đáo chuẩn bị thêm khăn bông và xà phòng thơm, để lúc rửa mặt anh có cái dùng. Mỗi khi gửi thư về, anh cả đều nói anh ăn đã đủ no rồi, đừng gửi bánh quy qua nữa, xung quanh một đống ma đói anh chia làm sao cho đủ; phiếu lương thực cũng không cần gửi, tự bản thân anh lo được; quần áo càng không phải gửi, một năm tắm có vài lần, đồ đẹp chỉ tổ lãng phí.

Năm thứ sáu anh cả đi làm thanh niên trí thức, chị hai Phí Nghê kết hôn cùng với một đồng nghiệp ở xưởng dệt. Cha mẹ họ còn chưa có ý kiến gì, Phí Nghê đã không đồng ý, chỉ sợ chị sang bên ấy chịu khổ. Anh rể là con trai duy nhất trong nhà, cha đã qua đời từ lâu, hiện tại chỉ còn mỗi một bà mẹ bại liệt cùng một gian nhà tập thể bé tẹo.



Chị hai nói tình cảm quan trọng hơn hết thảy, Phí Nghê lại bảo tình cảm chỉ là tinh thần, không kết hôn chị vẫn có thể nhớ tới người ta, nhưng thân thể của chị không thể quanh năm ở cùng một bà lão bại liệt được. Lý luận về sự khác biệt giữa tinh thần và vật chất này của cô chẳng thể lay chuyển được người chị hai luôn đặt tình cảm lên hàng đầu. Tựa như Cô-lôm-bô khám phá ra Tân Thế giới, chị đã phát hiện thói hợm hĩnh ẩn dưới khuôn mặt trong sáng và thuần hậu của em gái mình.

Cuối cùng chị hai vẫn kết hôn với anh chàng kế toán kia. Phí Nghê lấy chỗ phiếu vải để dành đi mua một mảnh vải lớn, loại vải này trước kia cô vẫn muốn mua nhưng mà lại không dám mua, giờ cô đã hạ quyết tâm mua về. Cô dùng đống cúc hồi trước cóp nhặt được may một cái váy cùng một chiếc áo sơmi, làm quà cưới cho chị gái.

Hồi trước một nhà năm người bọn họ sống chung trong một căn hộ vẻn vẹn mười mấy mét vuông. Nhà được ngăn thành hai gian, khi Phí Nghê vào cấp hai, nhà cô liền chia phòng theo giới tính, cô, chị và mẹ ở tại buồng trong, cha và anh ở gian ngoài. Sau này anh cả đi cắm đội, chị hai lấy chồng, rốt cuộc cũng không cần phải chen chúc như trước nữa. Cha mẹ thương con gái nhỏ, nhường gian trong cho cô ở một mình, còn hai vợ chồng già thì cùng nhau ở bên ngoài.

Bọn họ sử dụng khu bếp và nhà vệ sinh công cộng. Tới phòng nước giặt quần áo, xung quanh cũng chật kín người. Ngồi ở giữa một đám đông, im lặng là chuyện xa xỉ, Phí Nghê buộc phải học cách chuyện trò cùng người khác.

Phí Nghê ghét nhất là mùi hương của dầu hạt cải quyện lại với mùi mỡ lợn. Mỗi lần đến giờ cơm tối, cái mùi khó chịu này lại len qua từng lối nhỏ, xộc thẳng vào trong mũi cô.

Chỉ mỗi sách là có thể an ủi tâm hồn của cô. Sách bán ở hiệu sách quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy loại đấy, Phí Nghê phải tới chỗ ông cụ thu nhặt phế liệu mới đào được vài cuốn giáo trình đại học. Sau khi đọc nát giáo trình, cô lại bắt đầu đi học thuộc lòng từ điển. Cô thích học cả từ điển tiếng Anh lẫn từ điển tiếng Nga, thậm chí còn tìm được niềm vui trong việc đọc các mẫu câu ví dụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
Nguyên Tôn

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 70: Sinh Hoạt Hằng Ngày Của Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook