Thập Niên 70: Tiểu Phú Bà

Chương 34: Chuyện Của Con Để Con Tự Quyết Định 3

Thư Thư Thư

11/12/2021

Trong nhà có tám anh em, đến thời điểm hiện tại những người được đi học chỉ có anh cả Diệp An Quốc và Diệp Tô Từ. Nguyên nhân khiến những đứa trẻ khác không được đi học thật ra không nhiều lắm, chủ yếu vẫn là gia đình nghèo khó, không có tiền.

Không ngoại lệ, Diệp Lão Nhị là một người trọng nam khinh nữ. Điều kiện trong gia đình có hạn nên mới đầu ông chỉ cho anh cả và anh hai đi học. Nhưng anh hai sống chết cũng không muốn tới trường, chỉ có anh cả nghiêm túc học hành thôi. 

Đến lượt chị cả và chị hai, bởi vì là con gái nên Diệp Lão Nhị chưa từng nghĩ tới việc cho hai người đi học, vả lại hai người cũng không có suy nghĩ muốn tới trường.

Đây là hiện tượng phổ biến trong thôn, người lớn trong nhà không coi trọng chuyện học hành, cũng chẳng có mấy đứa nhóc đồng ý tới trường để giáo viên quản thúc.

Sau này trường tiểu học Hướng Dương có một giáo viên mới đến, là cô giáo An.

Ở trong mắt mọi người, cô giáo là một nữ giáo viên vừa quái gở vừa cố chấp, thường làm một số việc khiến người ta không thể nào hiểu nổi. Ví dụ như đang yên đang lành lại tới thôn làng khuyên đám trẻ con đi học, có đứa nào nghỉ học giữa chừng là cô sẽ tìm gặp người nhà của nó.

Lúc đó cô giáo tới thôn làng để động viên trẻ con đi học, Diệp Tô Hồng và Diệp Tô Từ cũng nằm trong danh sách động viên.

Diệp Tô Hồng kiên quyết giữ thái độ không đi, thà rằng ngày nào cũng đi hót phân cắt cỏ cho lợn ăn để đổi lấy tấm áo không mảnh vá còn hơn là tiêu tiền đến trường học. Nghe nói giáo viên rất nghiêm khắc, trong tay lúc nào cũng cầm thước thường dùng để đánh vào tay học sinh. 

Diệp Tô Từ lại bị thuyết phục, nói với Diệp Lão Nhị muốn đi học.

Lúc đó Diệp An Quốc sắp phải tốt nghiệp, trong nhà cũng chẳng có đứa nào đang đi học, hiếm hoi lắm mới thấy Diệp Lão Nhị mềm lòng  một lần, bỏ ra một đồng đóng học phí cho cô đi học.

Diệp Lão Nhị không ngờ rằng Diệp Tô Từ vẫn tiếp tục đi học, có điều ông chỉ cho rằng cô tới trường học để chơi bời, tìm kiếm cảm giác mới mẻ, học vài con chữ rồi sẽ thôi học về nhà..

Những bé gái sinh ra ở vùng nông thôn sớm muộn gì cũng phải gả cho người ta sinh con đẻ cái, có thể biết được vài chữ đã là không tồi rồi.

Không ai nghĩ rằng việc đi học của Diệp Tô Từ lại khiến cô giáo Anh quấn lấy cô, không chỉ bảo cô học hết tiểu học mà còn động viên cô học lên cấp hai.



Trong mấy năm gần đây, chỉ cần Diệp Lão Nhị nổi lên suy nghĩ muốn Diệp Tô Từ bỏ học về nhà, cô giáo An sẽ lập tức tìm tới nhà, dùng thái độ lạt mềm buộc chặt kéo Tô Từ tới trường tiếp tục học tập.

Diệp Lão Nhị thật sự không hiểu trong đầu cô giáo An đang nghĩ cái gì.

Vốn dĩ việc đến trường chẳng có tác dụng gì, trẻ con nhà người ta có đi học hay không cũng chẳng liên quan tới cô giáo, thế nhưng cô giáo cứ nhất quyết tốn công vô ích kéo người ta đi học, toàn nói những thứ vớ va vớ vẩn không thiết thực, người ta nghe cũng không hiểu.

Mấy năm nay, Diệp Tô Từ học tiểu học toàn bị ngắt quãng, bởi vì không biết lúc nào Diệp Lão Nhị sẽ bảo cô nghỉ học.

Cô giáo An tốn công sức và tâm tư giúp đỡ cô tranh thủ thời gian, vậy nên cô vừa học vừa bớt thì giờ về nhà giúp đỡ gia đình, gắng gượng học tới lớp năm.

Học phí mỗi kỳ đều do cô dậy sớm hằng ngày và tranh thủ thời gian buổi chiều đi hót phân cắt cỏ cùng với các chị em đổi lấy.

Mỗi ngày cô cắt được bao nhiêu cỏ, hốt được bao nhiêu phân, Diệp Lão Nhị đều giúp cô cân đo đong đếm rồi ghi vào một quyển sổ.

Nếu cân nặng không đủ, ông sẽ nói rằng: "Không chăm chỉ lên thì không có tiền học đâu."

Diệp Tô Từ không muốn bỏ học, vậy nên buổi sáng dậy sớm hơn, dành nhiều thời gian hơn để ra ngoài làm việc.

Không nhắc đến việc Diệp Lão Nhị không muốn cho Tô Từ đến trường, còn có chị ba rất thích ngáng đường cô.

Mỗi lần cô tìm Diệp Lão Nhị để xin học phí, chị ba chắc chắn sẽ nhảy ra kéo dài giọng nói với Diệp Lão Nhị: "Bất công! Cha muốn cho Tô Từ đến trường thì phải mua quần áo cho con! Mỗi ngày con đều làm được nhiều việc hơn nó! Không biết đâu! Cha phải mua cho con!"

Mỗi lần Diệp Tô Hồng làm ầm ĩ như vậy, Diệp Lão Nhị sẽ do dự một hồi, Diệp Tô Từ thì ấm ức rơi nước mắt.

Mẹ ruột Tô Hoa Vinh không nỡ nhìn bộ dạng tủi hờn của con gái nên bảo chị cả chị hai lôi Diệp Tô Hồng đi chỗ khác, sau đó khuyên bảo Diệp Lão Nhị để ông đưa tiền cho cô.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 70: Tiểu Phú Bà

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook