[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp
Chương 47: Một Tệ (1)
Thư Thư Thư
25/08/2024
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Người phụ nữ mặc áo ca rô lấy một chiếc ghế dài đặt sau máy may, ông thợ may bước qua ngồi xuống. Ông không thích giao tiếp với mọi người nên cũng không trò chuyện với người phụ nữ mặc áo ca rô, trực tiếp bảo Nguyễn Khê lấy sổ may đồ ra.
Nguyễn Khê lấy sổ may đồ từ trong túi xách ra, đưa cho người phụ nữ mặc áo ca rô.
Ông thợ may hút thuốc rồi nói: “Tôi đã vẽ phác họa vài kiểu dựa theo khuôn mặt và dáng người, cũng như màu sắc và chất liệu của mấy mảnh vài bà đưa. Bà tự mình xem thử đi, chọn xong rồi tôi cắt vải.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô lật sổ may đồ ra, trong mắt không che giấu nổi sự vui mừng, vừa lật xem vừa nói: “Nhìn tây quá.”
Đợi bà ta lật xem hết mấy bức hình mà ông cụ đã vẽ, cô con dâu tương lai của bà ta cũng xuất hiện trước cửa.
Người phụ nữ mặc áo ca rô nhìn thấy những bức phác thảo thì rất vui mừng, cười nói: “Con tới đúng lúc lắm, mau mau mau, mau lại đây xem thử rồi chọn một mẫu, ông cụ Tống vẽ cho con rất nhiều kiểu, con chọn xong rồi quyết định là làm ngay.”
Cho dù là lúc bình thường, chỉ cần có một bộ đồ mới để mặc cũng đã là chuyện đủ để vui vẻ đến hơn nửa năm, huống hồ bây giờ lại liên quan đến chuyện cưới gả. Cô gái mặt mày tươi cười, nắm lấy một bên bím tóc, bước tới xem quyển sổ may đồ trong tay người phụ nữ.
Hai người vừa xem vừa thảo luận, cũng không vì gu thẩm mỹ khác nhau mà gây ra tranh cãi, hai người thuận lợi chọn ra ba kiểu dáng mình thích nhất.
Sau khi người phụ nữ và cô con dâu chốt xong kiểu váy, ông thợ may đặt tẩu thuốc xuống đứng dậy.
Vì để ông thợ may tới may váy áo, người phụ nữ đã mượn một tấm bảng lớn từ đội sản xuất về gắn lên tường nhà, sáng bóng sạch sẽ không nhiễm một hạt bụi, để ông thợ may có thể vẽ những đường nét lên bảng, cắt, may, là phẳng, vân vân.
Ông thợ may bước đến ngồi xuống bên cạnh chiếc bảng lớn, Nguyễn Khê lấy bút chì, giấy, kéo, phấn may và các dụng cụ cần thiết từ trong túi xách ra, đặt lên tấm ván theo thứ tự để ông thợ may có thể đưa tay là lấy được.
Ông thợ may mở tờ giấy ra trước mặt, vẽ phác thảo theo kích thước đã được đánh dấu trên bức vẽ.
Nguyễn Khê đứng bên cạnh nhìn xem ông ấy vẽ, bày ra dáng vẻ nghiêm túc học tập. Người phụ nữ và cô con dâu tương lai cũng đứng một bên xem, tâm trạng của bọn họ không giống nhau, nhưng đều chờ mong hình dáng của bộ váy.
Ông thợ may vẽ xong bản phác thảo thì ném bút, quay sang nói với Nguyễn Khê: “Cắt hình vẽ này ra cẩn thận, đặt lên vải rồi cầm phấn tô từ bên mép. Sau đó cắt mảnh vải ra theo đường viền, con làm đi.”
Tính toán cẩn thận thì Nguyễn Khê cũng mới học nghề với ông thợ may chưa lâu, mới được có mấy ngày. Đây là lần đầu tiên cô ra ngoài may quần áo với ông ấy, nếu cô thật sự là một người mới thì để tiếp nhận nhiệm vụ này e là phải đắn đo rất lâu.
Nhưng cô không phải là người mới, cho nên cô đồng ý rất dứt khoát: “Được ạ.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô và cô con dâu tương lai liếc nhìn nhau, rõ ràng là vẫn không quá yên tâm đối với Nguyễn Khê. Nhưng trước đó đã bị ông thợ may lên tiếng làm cho nghẹn lời, bọn họ nhớ kỹ bài học, lần này cố nhịn xuống, không mở miệng nói gì.
Lúc đầu hai người còn thấp thỏm, nhưng sau khi nhìn thấy Nguyễn Khê rửa tay rồi bắt đầu làm việc theo trình tự, sự e ngại trong lòng họ cũng chậm rãi tan biến. Bởi vì Nguyễn Khê làm việc rất cẩn thận, không chỉ cắt may khéo léo mà còn cực kỳ tiết kiệm vải vóc.
Nhìn Nguyễn Khê cắt hơn phân nửa mảnh vải, trên khuôn mặt của người phụ nữ mặc áo ca rô chỉ còn lại nhẹ nhõm, bà ta cười nói: “Ông cụ Tống, cô học trò này của ông dạy bảo không tệ đó, làm việc đâu ra đấy, nhìn là thấy yên tâm ngay.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô lấy một chiếc ghế dài đặt sau máy may, ông thợ may bước qua ngồi xuống. Ông không thích giao tiếp với mọi người nên cũng không trò chuyện với người phụ nữ mặc áo ca rô, trực tiếp bảo Nguyễn Khê lấy sổ may đồ ra.
Nguyễn Khê lấy sổ may đồ từ trong túi xách ra, đưa cho người phụ nữ mặc áo ca rô.
Ông thợ may hút thuốc rồi nói: “Tôi đã vẽ phác họa vài kiểu dựa theo khuôn mặt và dáng người, cũng như màu sắc và chất liệu của mấy mảnh vài bà đưa. Bà tự mình xem thử đi, chọn xong rồi tôi cắt vải.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô lật sổ may đồ ra, trong mắt không che giấu nổi sự vui mừng, vừa lật xem vừa nói: “Nhìn tây quá.”
Đợi bà ta lật xem hết mấy bức hình mà ông cụ đã vẽ, cô con dâu tương lai của bà ta cũng xuất hiện trước cửa.
Người phụ nữ mặc áo ca rô nhìn thấy những bức phác thảo thì rất vui mừng, cười nói: “Con tới đúng lúc lắm, mau mau mau, mau lại đây xem thử rồi chọn một mẫu, ông cụ Tống vẽ cho con rất nhiều kiểu, con chọn xong rồi quyết định là làm ngay.”
Cho dù là lúc bình thường, chỉ cần có một bộ đồ mới để mặc cũng đã là chuyện đủ để vui vẻ đến hơn nửa năm, huống hồ bây giờ lại liên quan đến chuyện cưới gả. Cô gái mặt mày tươi cười, nắm lấy một bên bím tóc, bước tới xem quyển sổ may đồ trong tay người phụ nữ.
Hai người vừa xem vừa thảo luận, cũng không vì gu thẩm mỹ khác nhau mà gây ra tranh cãi, hai người thuận lợi chọn ra ba kiểu dáng mình thích nhất.
Sau khi người phụ nữ và cô con dâu chốt xong kiểu váy, ông thợ may đặt tẩu thuốc xuống đứng dậy.
Vì để ông thợ may tới may váy áo, người phụ nữ đã mượn một tấm bảng lớn từ đội sản xuất về gắn lên tường nhà, sáng bóng sạch sẽ không nhiễm một hạt bụi, để ông thợ may có thể vẽ những đường nét lên bảng, cắt, may, là phẳng, vân vân.
Ông thợ may bước đến ngồi xuống bên cạnh chiếc bảng lớn, Nguyễn Khê lấy bút chì, giấy, kéo, phấn may và các dụng cụ cần thiết từ trong túi xách ra, đặt lên tấm ván theo thứ tự để ông thợ may có thể đưa tay là lấy được.
Ông thợ may mở tờ giấy ra trước mặt, vẽ phác thảo theo kích thước đã được đánh dấu trên bức vẽ.
Nguyễn Khê đứng bên cạnh nhìn xem ông ấy vẽ, bày ra dáng vẻ nghiêm túc học tập. Người phụ nữ và cô con dâu tương lai cũng đứng một bên xem, tâm trạng của bọn họ không giống nhau, nhưng đều chờ mong hình dáng của bộ váy.
Ông thợ may vẽ xong bản phác thảo thì ném bút, quay sang nói với Nguyễn Khê: “Cắt hình vẽ này ra cẩn thận, đặt lên vải rồi cầm phấn tô từ bên mép. Sau đó cắt mảnh vải ra theo đường viền, con làm đi.”
Tính toán cẩn thận thì Nguyễn Khê cũng mới học nghề với ông thợ may chưa lâu, mới được có mấy ngày. Đây là lần đầu tiên cô ra ngoài may quần áo với ông ấy, nếu cô thật sự là một người mới thì để tiếp nhận nhiệm vụ này e là phải đắn đo rất lâu.
Nhưng cô không phải là người mới, cho nên cô đồng ý rất dứt khoát: “Được ạ.”
Người phụ nữ mặc áo ca rô và cô con dâu tương lai liếc nhìn nhau, rõ ràng là vẫn không quá yên tâm đối với Nguyễn Khê. Nhưng trước đó đã bị ông thợ may lên tiếng làm cho nghẹn lời, bọn họ nhớ kỹ bài học, lần này cố nhịn xuống, không mở miệng nói gì.
Lúc đầu hai người còn thấp thỏm, nhưng sau khi nhìn thấy Nguyễn Khê rửa tay rồi bắt đầu làm việc theo trình tự, sự e ngại trong lòng họ cũng chậm rãi tan biến. Bởi vì Nguyễn Khê làm việc rất cẩn thận, không chỉ cắt may khéo léo mà còn cực kỳ tiết kiệm vải vóc.
Nhìn Nguyễn Khê cắt hơn phân nửa mảnh vải, trên khuôn mặt của người phụ nữ mặc áo ca rô chỉ còn lại nhẹ nhõm, bà ta cười nói: “Ông cụ Tống, cô học trò này của ông dạy bảo không tệ đó, làm việc đâu ra đấy, nhìn là thấy yên tâm ngay.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.