Thập Niên 70: Trọng Sinh Chi Bạch Nguyệt Quang Đoản Mệnh
Chương 1: - Sống Lại
Ngũ Diệp Đàm
30/11/2023
“Cháu nói gì cơ? Cháu muốn xuống nông thôn á?”
Trình Tố Nhã giật mình nhìn qua cháu gái mình, tưởng mình nghe lầm nên hỏi lại.
“Vâng.”
Khuôn mặt nhỏ tái nhợt của Trình Nịnh vẫn rất bình tĩnh, cô khẽ lên tiếng rồi quay đầu nhìn thoáng qua cuốn lịch vạn niên trên bàn.
Ngày 31 tháng 1 năm 1975, tức mùng chín tháng Giêng âm lịch.
Vừa mới qua tết Nguyên Đán, cũng đã được gần nửa năm từ ngày Hàn Đông Nguyên thay cô xuống nông thôn rồi.
Cô đã lỡ mất thời điểm anh thay cô xuống nông thôn rồi. Nhưng không sao, vẫn còn sáu tháng nữa mới đến thời điểm Hàn Đông Nguyên xảy ra chuyện khi chống lũ cứu người ở nông thôn.
Cô quay đầu lại, nhìn cô ruột của mình, trầm tĩnh mà kiên định nói với bà: “Đúng vậy, cô à, hai tháng qua cháu đã suy nghĩ rất nhiều. Theo chính sách, vốn dĩ người phải xuống nông thôn nên là cháu, thế mà anh Ba lại nhường công việc lại cho cháu, thay cháu về đó. Tuy như vậy thì cháu có thể ở lại thành phố, nhưng lại khiến cho cô phải mắc nợ bọn họ, cháu không muốn…”
“Chuyện này không cần cháu lo.”
Trình Tố Nhã cắt lời cô, bà cau mày nói: “Thật ra chuyện này không đơn giản như cháu nghỉ đâu. Nếu không phải là cháu ở nhà họ Hàn, thì cho dù Hàn Đông Nguyên không thay cháu xuống nông thôn, cô cũng sẽ có thể tìm được cách để cháu có thể ở lại thành phố. Hơn nữa, cậu ta cũng đã đi rồi, nếu cháu cũng đi theo thì ngoài chuyện làm chính mình an tâm nhưng lại chịu khổ ra thì có được ích lợi gì nữa đâu?”
Anh cả của bà là liệt sĩ, hy sinh khi cháu gái bà còn chưa ra đời. Chị dâu bà ở vậy nuôi con được hai năm thì tái giá rồi vào nam. Mấy năm sau, mẹ bà cũng qua đời, nhà mẹ đẻ chẳng còn ai khác cả, đứa cháu gái này cũng là do một tay bà nuôi lớn.
Năm đó, bà gả vào nhà họ Hàn, cũng mang theo con bé cùng đến đây.
Bà làm việc trong văn phòng của nhà máy cơ khí, còn Hàn Kỳ Sơn – chồng bà, cũng là giám đốc của nhà máy cơ khí này.
Lúc này, những học sinh tốt nghiệp cấp ba mà chưa có việc làm thì đều sẽ được các tổ chức như Cư uỷ hội thuyết phục xuống nông thôn, “Đến nông thôn đi, đến biên cương đi, hãy đến nơi tổ quốc cần bạn đi”. Cháu gái bà là con liệt sĩ, càng là mục tiêu cho Cư uỷ hội thuyết phục thành tấm gương nói theo, để tiến bộ thì phải đi đầu, phải tiếp nối truyền thống phấn đấu gian khổ của cha ông, mà cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Hơn nữa, chồng bà còn là giám đốc nhà máy cơ khí, càng nổi bật, dễ thấy.
Nhưng Trình Nịnh lại trông quá bắt mắt.
Cô thừa hưởng vẻ ngoài ưa nhìn của mẹ mình, thuộc kiểu người mà dù đứng ở đâu cũng thu hút ánh nhìn, khiến người nhịn không được mà muốn nhìn thêm vài lần.
Một cô gái bình thường xuống nông thôn đã không dễ dàng gì rồi, huống chi cô còn trông như vậy?
Trình Tố Nhã thực sự không yên tâm để cô một mình xuống nông thôn được.
Thế nên, khi Hàn Đông Nguyên đứng ra đề nghị để lại xuất công việc mình đang làm cho Trình Nịnh, còn bản thân anh sẽ thấy Trình Nịnh xuống nông thôn, Trình Tố Nhã thực sự là đã thở phào nhẹ nhõm.
Đương nhiên, mấy đứa con riêng của chồng bà vẫn luôn rất lãnh đạm với bà và cháu gái, hẳn không phải là Hàn Đông Nguyên chủ động xin về nông thôn thay cháu gái bà rồi. Bà đoán có lẽ là ý của Hàn Kỳ Sơn.
Tuy rằng bởi vì chuyện này mà hai người con riêng khác – gồm anh Cả Hàn Đông Chí, chị Hai Hàn Nhất Mai của Hàn Đông Nguyên, đặc biệt là Hàn Nhất Mai, đã không ít lần tỏ thái độ khó chịu với bà, nhưng so với việc để cháu gái mình xuống nông thôn thì chút khó xử ấy có là gì?
Nghĩ vậy, Trình Tố Nhã dừng một chút mới nói: “Nếu anh Cả và chị Hai có tỏ thái độ gì với cháu thì cháu cũng không cần để tâm đâu. Nếu có gì buồn tủi thì cứ nói trực tiếp với cô.
Trình Nịnh lắc đầu.
Cô bước lên trước, nắm lấy cánh tay Trình Tố Nhã, nói: “Cô à, trước kia cô không muốn cháu xuống nông thôn là vì sợ cháu bị người ta bắt nạt, không an toàn, nhưng bây giờ thì đã có anh Ba ở đó trước rồi, nơi đó còn là quê quán của chú nữa. Cô biết anh Ba mà, cho dù anh ấy có không thích cháu nhưng vẫn khá là bênh vực người nhà, nếu cháu đến đó, anh ấy nhất định sẽ không để người ngoài bắt nạt cháu đâu.”
Trình Tố Nhã nghe Trình Nịnh nhắc đến Hàn Đông Nguyên thì càng cau mày chặt hơn.
Đứa con trai riêng nhỏ nhất nhà này ấy à, tính cách cũng là ác liệt nhất. Cậu ta thay cháu gái bà về quê, nhưng không có nghĩa là đối xử tốt với con bé.
Cậu ta lớn hơn cháu gái bà ba tuổi. Lúc còn ở nhà, con mắt đúng kiểu mọc trên đỉnh đầu, đến cả nhìn cũng chẳng thèm liếc mắt nhìn cháu gái bà một cái, thậm chí hồi nhỏ còn rất nhiều lần bắt nạt con bé nữa chứ.
Trình Nịnh dựa đầu vào vài Trình Tố Nhã, nói: “Cô ơi, cô để cháu đi đi. Trước kia cô không muốn cháu đi là vì sợ không an toàn, bây giờ có anh Ba ở bên đó rồi, chắc chắn sẽ không có chuyện gì về vấn đề an toan đây. Như vậy, vừa không có vấn đề gì phải lo lắng, lại không cần phải hổ thẹn với nhà họ Hàn, cô cũng khỏi phải nhìn sắc mặt của anh Cả và chị Hai, khỏi phải sống ngột ngạt như bây giờ… Đây không phải là đẹp cả đôi đường sao?”
Cô nhất định phải đi.
Trình Tố Nhã giật mình nhìn qua cháu gái mình, tưởng mình nghe lầm nên hỏi lại.
“Vâng.”
Khuôn mặt nhỏ tái nhợt của Trình Nịnh vẫn rất bình tĩnh, cô khẽ lên tiếng rồi quay đầu nhìn thoáng qua cuốn lịch vạn niên trên bàn.
Ngày 31 tháng 1 năm 1975, tức mùng chín tháng Giêng âm lịch.
Vừa mới qua tết Nguyên Đán, cũng đã được gần nửa năm từ ngày Hàn Đông Nguyên thay cô xuống nông thôn rồi.
Cô đã lỡ mất thời điểm anh thay cô xuống nông thôn rồi. Nhưng không sao, vẫn còn sáu tháng nữa mới đến thời điểm Hàn Đông Nguyên xảy ra chuyện khi chống lũ cứu người ở nông thôn.
Cô quay đầu lại, nhìn cô ruột của mình, trầm tĩnh mà kiên định nói với bà: “Đúng vậy, cô à, hai tháng qua cháu đã suy nghĩ rất nhiều. Theo chính sách, vốn dĩ người phải xuống nông thôn nên là cháu, thế mà anh Ba lại nhường công việc lại cho cháu, thay cháu về đó. Tuy như vậy thì cháu có thể ở lại thành phố, nhưng lại khiến cho cô phải mắc nợ bọn họ, cháu không muốn…”
“Chuyện này không cần cháu lo.”
Trình Tố Nhã cắt lời cô, bà cau mày nói: “Thật ra chuyện này không đơn giản như cháu nghỉ đâu. Nếu không phải là cháu ở nhà họ Hàn, thì cho dù Hàn Đông Nguyên không thay cháu xuống nông thôn, cô cũng sẽ có thể tìm được cách để cháu có thể ở lại thành phố. Hơn nữa, cậu ta cũng đã đi rồi, nếu cháu cũng đi theo thì ngoài chuyện làm chính mình an tâm nhưng lại chịu khổ ra thì có được ích lợi gì nữa đâu?”
Anh cả của bà là liệt sĩ, hy sinh khi cháu gái bà còn chưa ra đời. Chị dâu bà ở vậy nuôi con được hai năm thì tái giá rồi vào nam. Mấy năm sau, mẹ bà cũng qua đời, nhà mẹ đẻ chẳng còn ai khác cả, đứa cháu gái này cũng là do một tay bà nuôi lớn.
Năm đó, bà gả vào nhà họ Hàn, cũng mang theo con bé cùng đến đây.
Bà làm việc trong văn phòng của nhà máy cơ khí, còn Hàn Kỳ Sơn – chồng bà, cũng là giám đốc của nhà máy cơ khí này.
Lúc này, những học sinh tốt nghiệp cấp ba mà chưa có việc làm thì đều sẽ được các tổ chức như Cư uỷ hội thuyết phục xuống nông thôn, “Đến nông thôn đi, đến biên cương đi, hãy đến nơi tổ quốc cần bạn đi”. Cháu gái bà là con liệt sĩ, càng là mục tiêu cho Cư uỷ hội thuyết phục thành tấm gương nói theo, để tiến bộ thì phải đi đầu, phải tiếp nối truyền thống phấn đấu gian khổ của cha ông, mà cống hiến cho quê hương, tổ quốc. Hơn nữa, chồng bà còn là giám đốc nhà máy cơ khí, càng nổi bật, dễ thấy.
Nhưng Trình Nịnh lại trông quá bắt mắt.
Cô thừa hưởng vẻ ngoài ưa nhìn của mẹ mình, thuộc kiểu người mà dù đứng ở đâu cũng thu hút ánh nhìn, khiến người nhịn không được mà muốn nhìn thêm vài lần.
Một cô gái bình thường xuống nông thôn đã không dễ dàng gì rồi, huống chi cô còn trông như vậy?
Trình Tố Nhã thực sự không yên tâm để cô một mình xuống nông thôn được.
Thế nên, khi Hàn Đông Nguyên đứng ra đề nghị để lại xuất công việc mình đang làm cho Trình Nịnh, còn bản thân anh sẽ thấy Trình Nịnh xuống nông thôn, Trình Tố Nhã thực sự là đã thở phào nhẹ nhõm.
Đương nhiên, mấy đứa con riêng của chồng bà vẫn luôn rất lãnh đạm với bà và cháu gái, hẳn không phải là Hàn Đông Nguyên chủ động xin về nông thôn thay cháu gái bà rồi. Bà đoán có lẽ là ý của Hàn Kỳ Sơn.
Tuy rằng bởi vì chuyện này mà hai người con riêng khác – gồm anh Cả Hàn Đông Chí, chị Hai Hàn Nhất Mai của Hàn Đông Nguyên, đặc biệt là Hàn Nhất Mai, đã không ít lần tỏ thái độ khó chịu với bà, nhưng so với việc để cháu gái mình xuống nông thôn thì chút khó xử ấy có là gì?
Nghĩ vậy, Trình Tố Nhã dừng một chút mới nói: “Nếu anh Cả và chị Hai có tỏ thái độ gì với cháu thì cháu cũng không cần để tâm đâu. Nếu có gì buồn tủi thì cứ nói trực tiếp với cô.
Trình Nịnh lắc đầu.
Cô bước lên trước, nắm lấy cánh tay Trình Tố Nhã, nói: “Cô à, trước kia cô không muốn cháu xuống nông thôn là vì sợ cháu bị người ta bắt nạt, không an toàn, nhưng bây giờ thì đã có anh Ba ở đó trước rồi, nơi đó còn là quê quán của chú nữa. Cô biết anh Ba mà, cho dù anh ấy có không thích cháu nhưng vẫn khá là bênh vực người nhà, nếu cháu đến đó, anh ấy nhất định sẽ không để người ngoài bắt nạt cháu đâu.”
Trình Tố Nhã nghe Trình Nịnh nhắc đến Hàn Đông Nguyên thì càng cau mày chặt hơn.
Đứa con trai riêng nhỏ nhất nhà này ấy à, tính cách cũng là ác liệt nhất. Cậu ta thay cháu gái bà về quê, nhưng không có nghĩa là đối xử tốt với con bé.
Cậu ta lớn hơn cháu gái bà ba tuổi. Lúc còn ở nhà, con mắt đúng kiểu mọc trên đỉnh đầu, đến cả nhìn cũng chẳng thèm liếc mắt nhìn cháu gái bà một cái, thậm chí hồi nhỏ còn rất nhiều lần bắt nạt con bé nữa chứ.
Trình Nịnh dựa đầu vào vài Trình Tố Nhã, nói: “Cô ơi, cô để cháu đi đi. Trước kia cô không muốn cháu đi là vì sợ không an toàn, bây giờ có anh Ba ở bên đó rồi, chắc chắn sẽ không có chuyện gì về vấn đề an toan đây. Như vậy, vừa không có vấn đề gì phải lo lắng, lại không cần phải hổ thẹn với nhà họ Hàn, cô cũng khỏi phải nhìn sắc mặt của anh Cả và chị Hai, khỏi phải sống ngột ngạt như bây giờ… Đây không phải là đẹp cả đôi đường sao?”
Cô nhất định phải đi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.