[Thập Niên 80] Sống Lại Phấn Đấu Làm Giàu
Chương 14: Đàm Phán (1)
Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục
07/10/2022
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
“Dì Tiếu, đừng vội, đợi lát nữa chúng ta bàn kỹ, tiếp khách trước đã.” Văn Thanh nói.
Dì Tiếu gật đầu: “Được.” Vì thế, bà ấy mở tủ ra, lấy một quyển sổ nhỏ không đóng bìa từ trong ngăn kéo ra, lần lượt ghi lại yêu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn như: Mang sợi tổng hợp tới làm sơ mi trắng, bộ này phải thu tiền công.
Ví dụ như: Mua vải sợi poly may quần lửng, có mang chỉ hay khóa tới không, làm khóa đằng trước hay khóa bên hông, những điều này đều ghi lại cả.
Lại như: Quần áo hôm qua, hôm nay tới lấy, nợ năm hào chưa trả.
Vân vân, dì Tiếu đều ghi lại tỉ mỉ từng li từng tí.
Văn Thành cầm thước lên, đo số vai, cánh tay, vòng ngực cùng eo cho khách muốn may quần áo. Sau đó, báo từng số cho dì Tiếu, để bà ấy ghi lại.
Tiếp theo đó, Văn Thanh lấy phấn hồng, đặt thước gỗ rồi vạch họa tiết lên mảnh vải sợi tổng hợp. Quen tay tới mức khách hàng phải tặc lưỡi, sôi nổi lải nhải với dì Tiếu.
“Dì Tiếu, dì mời được trợ thủ đắc lực đấy.”
“Đúng đấy, cô gái này rất có năng lực đó.”
“Tôi thấy cô ấy làm rất kỹ thuật, trông cũng xinh xắn, sau này có thể làm điểm nhấn của tiệm may của dì rồi đấy.”
“...”
Văn Thành im lặng mỉm cười.
Dì Tiếu không hề che giấu nói: “Chẳng thế à, chiếc váy cotton vải hoa cùng đôi xăng đan kẻ ngang trên người cô gái này chính là do Văn Thanh làm đấy.”
“Thật thế à?” Khách hàng ai nấy đều ngạc nhiên.
Cô gái trẻ cũng kinh ngạc, nhìn sang Văn Thanh: “Thật sự là cô may chiếc váy và đôi dép này à? Sao cô lại nghĩ ra làm như vậy thế?”
Văn Thanh hơi quẫn bách, cười nói: “Cũng không có gì, chẳng qua lúc rảnh rỗi, tôi thích làm một ít quần áo và giày dép khác biệt một chút.”
“Vậy sau này, lúc nào cô rảnh rỗi có thể làm cho tôi ít quần áo với các kiểu dáng khác không? Tôi trả tiền cho cô.” Cô gái trẻ nói, trông giống người có tiền.
“Có thể chứ.” Văn Thanh mỉm cười đáp lại, dù sao lúc cô rảnh quả thật thích làm giày dép, vẽ quần áo.
Cô gái trẻ khẽ mỉm cười, chỉ vào chiếc váy cotton vải hoa trên người mình rồi nói: “Tôi rất thích bộ này, bạn học của em gái tôi nhìn thấy cứ khăng khăng đòi may một chiếc y hệt. Vì thế, tôi mới tới đây mua vải để làm. Cô lại làm thêm cho tôi một bộ nữa đi, màu sắc hoa trên vải khác biệt là được.”
“Được.” Văn Thanh đồng ý.
“Mấy ngày có thể làm xong?” Cô gái trẻ hỏi.
Văn Thanh nhìn dì Tiếu, lại nhìn ghi chép trên sổ của bà ấy, sau đó trả lời: “Ba ngày sau, cô tới đây lấy.”
“Được. Thế ba hôm nữa tôi bảo em họ tôi hoặc bạn học của nó tới đây lấy.”
“Ừ.”
“Cảm ơn cô.”
Cô gái trẻ chọn vải, trả tiền cọc rồi cầm đơn rời khỏi đó.
Văn Thanh lại bắt đầu may dựa theo trình tự trước sau trên quyển sổ nhỏ của dì Tiếu, may một bộ quần áo cộc tay, quần lửng bảy phân trước. Lại một lần nữa ngồi xuống máy may, giây phút đặt chân lên bàn đạp, cô mới cảm giác được mình thật sự quay lại, trở về thập niên 80 lúc cô còn chưa nhầm đường lạc lối.
Cô giẫm không máy may một lát để làm nóng máy, sau đó xỏ chỉ vào lỗ kim, nhét vải phía dưới mũi kim. Cùng với tiếng “cút kít, cút kít” của máy may vang lên, cô bắt đầu tập trung làm việc.
Mùa hè, áo cộc tay và quần lửng là đơn giản nhất, vạch sẵn đường may, chia, cắt, may dập. Quần còn phải căn cứ theo vòng eo của khách, bọc lên dây chun lỏng hình tròn hoặc dẹt. Đồng thời, kim chỉ dập một vòng, may lên mấy mũi trên dây chun để cố định lại.
“Dì Tiếu, đừng vội, đợi lát nữa chúng ta bàn kỹ, tiếp khách trước đã.” Văn Thanh nói.
Dì Tiếu gật đầu: “Được.” Vì thế, bà ấy mở tủ ra, lấy một quyển sổ nhỏ không đóng bìa từ trong ngăn kéo ra, lần lượt ghi lại yêu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn như: Mang sợi tổng hợp tới làm sơ mi trắng, bộ này phải thu tiền công.
Ví dụ như: Mua vải sợi poly may quần lửng, có mang chỉ hay khóa tới không, làm khóa đằng trước hay khóa bên hông, những điều này đều ghi lại cả.
Lại như: Quần áo hôm qua, hôm nay tới lấy, nợ năm hào chưa trả.
Vân vân, dì Tiếu đều ghi lại tỉ mỉ từng li từng tí.
Văn Thành cầm thước lên, đo số vai, cánh tay, vòng ngực cùng eo cho khách muốn may quần áo. Sau đó, báo từng số cho dì Tiếu, để bà ấy ghi lại.
Tiếp theo đó, Văn Thanh lấy phấn hồng, đặt thước gỗ rồi vạch họa tiết lên mảnh vải sợi tổng hợp. Quen tay tới mức khách hàng phải tặc lưỡi, sôi nổi lải nhải với dì Tiếu.
“Dì Tiếu, dì mời được trợ thủ đắc lực đấy.”
“Đúng đấy, cô gái này rất có năng lực đó.”
“Tôi thấy cô ấy làm rất kỹ thuật, trông cũng xinh xắn, sau này có thể làm điểm nhấn của tiệm may của dì rồi đấy.”
“...”
Văn Thành im lặng mỉm cười.
Dì Tiếu không hề che giấu nói: “Chẳng thế à, chiếc váy cotton vải hoa cùng đôi xăng đan kẻ ngang trên người cô gái này chính là do Văn Thanh làm đấy.”
“Thật thế à?” Khách hàng ai nấy đều ngạc nhiên.
Cô gái trẻ cũng kinh ngạc, nhìn sang Văn Thanh: “Thật sự là cô may chiếc váy và đôi dép này à? Sao cô lại nghĩ ra làm như vậy thế?”
Văn Thanh hơi quẫn bách, cười nói: “Cũng không có gì, chẳng qua lúc rảnh rỗi, tôi thích làm một ít quần áo và giày dép khác biệt một chút.”
“Vậy sau này, lúc nào cô rảnh rỗi có thể làm cho tôi ít quần áo với các kiểu dáng khác không? Tôi trả tiền cho cô.” Cô gái trẻ nói, trông giống người có tiền.
“Có thể chứ.” Văn Thanh mỉm cười đáp lại, dù sao lúc cô rảnh quả thật thích làm giày dép, vẽ quần áo.
Cô gái trẻ khẽ mỉm cười, chỉ vào chiếc váy cotton vải hoa trên người mình rồi nói: “Tôi rất thích bộ này, bạn học của em gái tôi nhìn thấy cứ khăng khăng đòi may một chiếc y hệt. Vì thế, tôi mới tới đây mua vải để làm. Cô lại làm thêm cho tôi một bộ nữa đi, màu sắc hoa trên vải khác biệt là được.”
“Được.” Văn Thanh đồng ý.
“Mấy ngày có thể làm xong?” Cô gái trẻ hỏi.
Văn Thanh nhìn dì Tiếu, lại nhìn ghi chép trên sổ của bà ấy, sau đó trả lời: “Ba ngày sau, cô tới đây lấy.”
“Được. Thế ba hôm nữa tôi bảo em họ tôi hoặc bạn học của nó tới đây lấy.”
“Ừ.”
“Cảm ơn cô.”
Cô gái trẻ chọn vải, trả tiền cọc rồi cầm đơn rời khỏi đó.
Văn Thanh lại bắt đầu may dựa theo trình tự trước sau trên quyển sổ nhỏ của dì Tiếu, may một bộ quần áo cộc tay, quần lửng bảy phân trước. Lại một lần nữa ngồi xuống máy may, giây phút đặt chân lên bàn đạp, cô mới cảm giác được mình thật sự quay lại, trở về thập niên 80 lúc cô còn chưa nhầm đường lạc lối.
Cô giẫm không máy may một lát để làm nóng máy, sau đó xỏ chỉ vào lỗ kim, nhét vải phía dưới mũi kim. Cùng với tiếng “cút kít, cút kít” của máy may vang lên, cô bắt đầu tập trung làm việc.
Mùa hè, áo cộc tay và quần lửng là đơn giản nhất, vạch sẵn đường may, chia, cắt, may dập. Quần còn phải căn cứ theo vòng eo của khách, bọc lên dây chun lỏng hình tròn hoặc dẹt. Đồng thời, kim chỉ dập một vòng, may lên mấy mũi trên dây chun để cố định lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.