Chương 11: Chương 11: Chuyện kể của Hùng Bon-sai - “Múc nước cho bồ Câu”
Monkeyness
11/10/2018
Hùng vừa dứt lời thì Thông xanh mặt nhưng chỉ trong phút chốc, vốn dĩ Thông cũng là tay gan dạ, cộng với những chuyện xảy ra trong mấy ngày qua, anh cũng có tí khâm phục sự chân thành của Sinh. Lúc Hùng bảo anh đợi ở thị trấn, anh có bỏ chạy, không phải do chết nhát mà là do suy nghĩ anh đơn giản thôi. Chạy được một hồi thì não mới thông, lúc đó anh cũng tự rủa bản thân, Hùng bonsai lo cho anh mà anh bỏ chạy kiểu tuyệt tình tuyệt nghĩa như vậy, anh liền quay lại, nhờ vậy mà cả Hùng và Sinh mới còn sống tới bây giờ. Bản thân Thông cũng cảm thấy có chút tự hào, kiểu như ý chí dâng cao tột độ, cho nên anh là người sốt sắng nhất, anh cõng Sinh trên lưng chạy thật nhanh ra đường chính, trong khi Hùng lo chuẩn bị đồ đạc, xe cộ. Thời gian gấp rút nên mấy đồ lỉnh kỉnh Hùng đều bỏ lại, chừa chỗ để tống ba cho dễ. Hùng nổ máy, Thông bế Sinh đặt ở giữa sau đó ngồi kềm phía sau, chiếc xe phóng như bay, tiếng động cơ gầm lên giữa đêm tối tĩnh mịch của vùng đồng quê Thất Sơn.
Vì không thông thuộc đường ở đây nên khá nhập nhằng Hùng mới chở được cả bọn tới khu rừng tràm. Trời đã tối nên dân tình ngủ hết cả rồi. Hùng dựng xe, quay lại định hỏi Thông có ổn không nhưng chưa kịp nói gì thì đã thấy chú sãi nhỏ con nằm gọn trên tấm lưng lực lưỡng của anh chàng. Hùng cười rồi nói:
“Giờ đi bộ, trời tối rồi, không phải là nhát gan gì nhưng chỉ còn anh với mày, tốt nhất là đừng có đánh động. Cái “bến đò” cũng ở gần đây thôi.”
Thông gật đầu. Con đường dành cho người đi bộ và đi xe vốn dĩ vắng người, lại còn sâu hun hút, buổi sáng nhìn vào đã thấy dợn nói gì đến ban đêm khuya khoắt như thế này. Trăng bị mây che, lúc mờ lúc tỏ, cánh đồng ngập mặn ở bên phải con đường phản chiếu ánh sáng lay lắt, gợn sóng, lâu lâu ánh sáng này lại biến mất, như có con gì đó dưới đồng ngoi lên đớp. Cuốc bộ khoảng mười lăm phút, Hùng đứng lại quan sát xung quanh, có thể thấy mờ mờ những tán cây khuynh diệp, cây tràm đu đưa qua lại, chim chóc đã ngủ cả nhưng tiếng xào xạc lâu lâu lại vang lên. Gió như con vật máu lạnh, luồn qua ống tay áo, mơn trớn trên sống lưng cả hai. Định vị lại phương hướng, Hùng rẽ lùm cỏ rồi cùng Thông tiến vào một bờ nước.
Trên đầu cả ba, cây cối um tùm. Lúc nãy có tí ánh trăng còn có thể thấy lờ mờ lối đi dưới chân, nhưng đoạn kênh chỗ bờ nước này tối đến nổi giơ tay lên không thấy ngón. Hùng lấy đèn pin ra soi nhưng ánh sáng khá yếu, chỉ đủ giúp cả hai thấy một vùng nước đen ngòm nhỏ bằng cái tô in trên mặt kênh. Hùng lia một vòng ngang bờ nước, ánh sáng vừa chiếu đến chỗ một gốc tràm thì cả hai giật thót mình, một ông lão râu tóc vừa dài lại bạc phơ, khuôn mặt ông trắng bệt duy chỉ cặp môi là đen ngòm, lão ta vừa nhai trầu vừa...thả diều. Hùng chỉ đoán vậy thôi, vì thấy lão già đang giật giật một sợi cước theo kiểu động tác thăng bằng diều, nhưng khi nhìn lên thì trời tối đen có thấy gì đâu.
Thông bồn chồn: “Giờ sao nữa đại ca?”
“Tình hình thằng Sinh sao rồi?”
“Còn thở, mà yếu xìu hà. Lâu lâu nó co cả mình lên, hình như là đau lắm.”
“Còn cử động là còn chưa sao. Giờ khoảng 1h sáng, mình còn tới hai tiếng đồng hồ để đi lấy “thứ đó”.
Nói xong Hùng tiến một bước về trước, cất giọng nói với ông lão: “Cò trên trời có bảy con, nhất loạt sà xuống bắt cá. Sếu trên cành ngót năm mạng, nhất loạt mổ vào cành cây. Bồ câu trên cao có liệng ngang mặt hồ?”
Lão già phun mẻ trầu đang nhai rồi trả lời: “Bồ câu vừa uống nước vừa ngậm đá, vô tình làm nước rơi ra. Người liệng ngang mặt hồ nhớ múc nước trả bồ câu.”
“Nhất định. Nhất định.”
Hùng vừa dứt lời lão già liền đứng dậy buộc sợi cước vào gốc tràm rồi phóng mình xuống con kênh. Lão gầm lên vài tiếng, nghe như tiếng cọp beo nhưng trầm hơn, đột nhiên lão nhúng cả đầu xuống kênh rồi giật lên thật mạnh, nước dính vào râu tóc bay tứ tung khiến Hùng và Thông phải che mặt lại. Đến đó, mặc cho râu tóc rối bù xù, lão già đứng bất động, chờ đợi. Chợt đằng xa có tiếng vật gì rất nặng rơi xuống kênh, sau đó là hàng loạt tiếng rẽ nước như có cả trăm mái chèo của những lực điền khỏe nhất. Hùng lấy đèn pin rọi ra phía đó thì tá hỏa, một con cá sấu dài chừng năm thước đang vẫy đuôi bơi về phía bờ nước với tốc độ điên cuồng. Hai người Hùng Thông lùi về sau một bước, chỉ có lão già vẫn đứng bất động, con cá sấu bơi vừa tới, ban đầu có vẻ dè chừng nhưng sau đó thì, giống như con chó con mèo ngửi ra mùi chủ, nó bơi xung quanh lão già, nôm có vẻ vui lắm. Lão vuốt nó vài cái rồi leo lên bờ, gỡ sợi cước ra, tiếp tục “thả diều”. Con cá sấu thấy vậy hình như cũng hiểu ý chủ, nó bơi về phía Hùng, Thông và Sinh, tấp vào bờ nước gọn gàng như cách đậu của thuyền tam bản. Thông chưa kịp phản ứng gì thì đã thấy Hùng tiến về phía trước, lấy đà phóng lên lưng con cá sấu.
Thấy vậy, Thông giữ Sinh thật chắc, rồi “hấp” một cái cũng đứng trên lưng con cá sấu. Cả ba thanh niên nặng hơn hai trăm kí vậy mà con cá sấu không có dấu hiệu gì gọi là nao núng, nó vẫy cái đuôi khổng lồ trong nước rồi bắt đầu di chuyển. Hùng lia đèn pin, nước vẫn đen ngòm, lâu lâu con cá sấu há miệng đớp cái gì đó, chắc là con cá hay con tôm làm cả “chiếc đò” run lên, cả hai loạng choạng suýt té ngã mấy lần. Con kênh này rộng khoảng ba mét, lia đèn pin lên hai bên bờ thì thấy rễ tràm trong giống như những bàn tay với bộ móng dài thườn thượt, cấm xuống mặt kênh như đang lôi vật gì lên. Trên đầu họ vang lên những âm thanh ma mị nhưng nghe riết thành ra cũng mặc kệ: tiếng xào xạc như con gì đang chuyền cành, tiếng xì xầm như có người đang trò chuyện. Thông thắc mắc:
“Đại ca, đó giờ anh em mình đi chung biết bao nhiêu chuyến, chuyện lạ trên đời em tưởng em thấy gần hết rồi. Ai ngờ chuyến đi An Giang lần này em mới thấy em hơi ngu. Sẵn vậy em hỏi anh câu này luôn?”
Hùng nói: “Mày vòng vo chi vậy, có gì hỏi thì hỏi mẹ đi!”
Thông cười hề hề rồi đáp: “Làm sao anh biết bờ nước này có bến đò, rồi còn nói mấy câu nhảm nhảm gì đó với ông già lúc nãy nữa?”
Hùng nói mà không quay đầu lại, chỉ cố nheo mắt nhìn về phía trước: “Bến đò” là do một phần trực giác thôi, tao biết giải thích sao giờ, đứng lại nhìn vòng vòng thấy có cảm giác ngồ ngộ, kiểu vừa biết chắc vừa không biết chắc, thì rẽ cỏ đi vào thôi. Còn mấy câu tao nói với thằng Sinh hôm bữa, rồi với lão già lúc nãy tao có nói mày rồi. Đó là ngôn ngữ của bọn “lục lâm”, kể ra thì dài, sau chuyến này còn sống trở về, anh em mình đi uống vài chai tao kể chi tiết cho nghe. Đơn giản thì nó cũng giống với chuyện mày vô khách sạn, được “phục vụ” như thế nào tất cả đều nhờ vào cách mày trò chuyện với thằng tiếp tân vậy đó! Với lại...”
Chợt mặt Hùng biến sắc, như phát hiện ra điều gì đó, linh cảm thì đúng hơn. Sợ mình mệt nên nghĩ bậy, anh nhăn mặt, quay về phía sau nhìn Thông với vẻ nghiêm trọng: “Ê Thông, nãy giờ con cá sấu này bơi, nó có rẽ trái hay rẽ phải gì không?”
Thông nghĩ một lát rồi lắc đầu, cũng có hơi chột dạ. Hùng nói tiếp: “Tao nghe nói rừng tràm Trà Sư này hệ thống kênh rạch chằng chịt như mê cung, nãy giờ cũng gần mười phút rồi, không có lý nào chỉ đi theo đường thẳng như này được! Chẳng lẽ...”
Đoạn, Hùng lia đèn pin về phía xa, mặc dù không đủ sáng nhưng vẫn có thể thấy mờ mờ, những bụi lục bình, bèo ta, những ụ đất phủ đầy rễ cây, những chỗ đáng lẽ phải ở đó để tạo nên “sự chằng chịt như mê cung” đang di chuyển chầm chậm, mở đường cho con cá sấu. Thông hốt hoảng: “Chẳng lẽ lại gặp “miểu biết hát” hả đại ca?”
Hùng nói: “Bậy. Nhìn kĩ đi, bọn cá sấu đó!” Thật vậy, ngẫm kỹ lại thì không thể nào chỉ có một con cá sấu sống trong hệ thống kênh rạch rộng lớn này, “chẳng lẽ bọn này là do lão già kia nuôi, ban ngày thì nằm im trong kênh, đêm xuống lại trở thành những người lái đò?”
Thông tắc lưỡi: “Thôi anh nói sao thì em nghe vậy. Mà quên, trước khi xỉu, thằng Sinh nó có nói bên kia bờ nước là cái gì không?”
Hùng vẫn giữ nguyên đèn pin, ngắm nhìn lũ cá sấu rẽ nước cho cả bọn đi, trong lòng cũng có chút thích thú, và hơn hết là cảm giác hào hứng tột độ. Mấy lần thoát chết trong gang tấc đã tiếp thêm sức mạnh cho anh, chuyến phiêu lưu lần này cũng làm cho Hùng nhận ra một vài điều về bản thân mình, lúc trước anh chọn nghề “trồng lan” vì nó ít nguy hiểm; vì anh tưởng rằng anh sợ chết. Lần này về Bảy Núi, anh mới biết mình sai trầm trọng. Anh bắt đầu thấy thích cảm giác này, dường như trở về dù có Ngọc Rết hay không, anh cũng đã quyết định được hướng đi của đời mình. Nghĩ vậy, Hùng nói, không kìm được một nụ cười trên môi: “Tao biết chết liền.”
Con cá sấu vì chở đến ba người nên di chuyển có phần chậm chạp, phải mất ít lâu sau thì một bờ nước khác mới hiện ra trong ánh đèn pin mờ ảo. “Chiếc đò” đậu lại bên bờ, y như lúc nó rước cả ba, Hùng và Thông thay nhau phóng lên. Kích cỡ bờ nước này rộng hơn, đang chưa biết đi đâu thì có tiếng động lạ vang lên, nghe như kiểu có ai đang lôi vật gì đó trên mặt đất, Hùng lia đèn pin về hướng phát ra tiếng động thì thấy một mái vòm được đan bằng những bộ rễ tràm, mái vòm này vừa tròn vừa đều đặn, kiểu như hang động. Hùng quay sang Thông, thấy cu cậu gật đầu kiên quyết lắm, anh liền mở ba lô, lấy cây cọc kỳ nam ra rồi tiến về phía hang động rễ tràm.
Rừng tràm Trà Sư với diện tích gần chín trăm héc-ta, tất nhiên, đúng với tên gọi của nó thì ở đây toàn tràm là tràm, âm u khó lần. Người dân sống ở đây, ví dụ chấm bừa một điểm tọa độ, bảo họ lần đường ra ngoài họ còn do dự, nói chi là những người mù đường như bọn Hùng, Thông và Sinh. Do vậy, muốn tìm ra cái hang rễ tràm này mà không nhờ cá sấu chở đi thì chắc chỉ có tiên phật. Hùng thủ cọc kỳ nam trên tay phải, tay trái cầm ngược đèn pin, Thông xốc Sinh lên cho gọn, đi sát sau lưng Hùng tiến vào trong. Hang này mặc dù được cấu tạo từ những bộ rễ tràm nhưng không thưa thớt như loài rễ tràm bình thường, nhiều lần chiếu đèn pin một vòng, Hùng thấy ánh sáng rất đầy đủ, nghĩa là không có tia sáng nào lọt được ra ngoài.
Lũ cóc nhái, chuột và đặt biệt là rết nhiều vô số, dường như không biết con người là loài gì nên chúng không tỏ ra chút gì gọi là sợ sệt. Thông phát hiện ra những con rết đặt biệt to, có con dài gần nữa mét, lớn như ngón chân cái. Anh nghĩ bụng nếu tính mạng của Sinh đang không bị đe dọa thì chắc anh đã bắt vài con về, bán cũng được tiền triệu chứ không ít. Anh cũng nghĩ thêm là đợt này về phải nhờ Hùng chỉ cho một tí ngôn ngữ “lục lâm”, để không bỏ lỡ những chuyện kiểu này.
Đi cũng đã lâu mà chưa thấy chuyện gì xảy ra, nói đúng hơn là cả Hùng, Thông và Sinh (nếu không bị ngất) cũng đang mong chờ một chuyện gì đó phải xảy ra, vì đó là quen thuộc, đó là lẽ hiển nhiên. Ví dụ con ma con quỷ gì đó xuất hiện thì cả ba tính đường đối phó nó; còn dễ chịu hơn nhiều so với chuyện cứ thấp thỏm chờ đợi. Hang động này cũng yên lặng đến lạ, gần nước mà không nghe tiếng nước, dưới những tán cây mà không nghe tiếng lá. Thông trộm nghĩ, có khi những âm thanh nghe riết từ hôm trước giờ lại tốt hơn nhiều. Định cất tiếng nói chuyện với Hùng thì một cơn gió khá mạnh nổi lên, làm cả hai phải che mặt, lạnh cả sống lưng, kèm theo đó là một âm thanh trầm đục, ù ù, nghe như tiếng người khóc vang vọng cả hang rễ tràm.
“Tới rồi!”, cả bọn đều có chung ý nghĩ. Hùng khựng lại, anh vừa phát hiện một chỗ những rễ tràm đang mọc rộng ra, khu trước mặt có ánh sáng lay lớt và những cái bóng màu đen in lên cái nền sần sùi của hang động. Nắm chặt cọc gỗ kỳ nam trong tay, Hùng và Thông hít một hơi thật sâu rồi sau đó, như nín thở, họ tiến về phía trước.
Càng lại gần thì có thể nghe thấy một âm thanh khác nữa, không phải là tiếng ù ù như tù và mà là tiếng phành phạch như có một tấm bạc bị gió thổi bay. Đứng nấp sau bức tường chỗ giao nhau với hang bị mở rộng ra, Hùng thận trọng thò đầu nhìn vào bên trong, lăm lăm khối kỳ nam trên tay, sẵn sàng tấn công bất cứ thứ gì nhảy ra. Nhưng không có gì cả, chỉ là một khoảng sân, với hàng trăm chiếc võng mắc vất vưởng, vô trật tự. Ở mỗi đầu võng đều có một cây đèn cầy đã cháy được phân. Thông đứng phía sau sốt ruột: “Sao rồi?” nhưng khi thấy Hùng đã mạnh dạn bước ra khỏi chỗ nấp cũng lật đật cõng Sinh chạy theo sau. Trước mặt họ, những chiếc võng rách rưới, mắc tạm bợ vào những nhánh rễ tràm phủ xuống đang đong đưa, chúng dừng lại trên không một chút rồi lại đong đưa, như có ai đó đang ngồi đánh đu. Bất chợt, gió thổi mạnh hơn, hơi lạnh cũng theo đó mà tăng đột ngột. Vậy mà, hàng trăm chiếc võng như có ai đó chống chân xuống đất, ngừng lắc lư. Khung cảnh mang sự trái ngược hết sức táo tợn này làm cả bọn Hùng và Thông phải lùi lại mấy bước.
Giọng Thông lí nhí: “Té thôi đại ca ơi…” rồi anh định lấy đà chạy qua, chợt Hùng giang tay, ra dấu đừng manh động.
Anh nói mà không quay đầu lại, khoé môi chỉ mấp máy: “Đừng có đánh tiếng. Chỗ này anh có nghe qua. Không ngờ “bến đò” mà thằng Sinh ám chỉ không phải chỗ tụi mình leo lên con cá sấu lúc nãy.”
Thông gãi đầu: “Là sao anh? Cứ vòng vo vậy hoài chắc em bị tim thòng quá!”
“Anh nói mày lúc trước rồi. Đúng giờ Dần một khắc tức là 3h sáng, Quỷ Môn sẽ mở để...tiện đường giao thông giữa âm giới và dương giới, cứ gọi vậy đi cho nó dễ hiểu. Mấy cái võng này là chỗ để ma quỷ chờ “đò”, lũ ma đi lạc của ngày hôm trước, loanh quanh trên nhân giới phải có mặt ở đây để bị đưa về trừng trị. Chúng sẽ không dám làm càn đâu, Đầu Trâu Mặt Ngựa sắp ghé nhang rước chúng về. Nhưng anh với mày phải hết sức cẩn thận, chờ cho võng tiếp tục đong đưa, không nhìn trực diện mà tiếp tục đi thẳng thôi!”
Phải đứng chờ rất lâu nên không khỏi sốt ruột, phần vì tốn thời gian, phần vì khung cảnh rùng rợn trước mặt cộng với tiếng gió cứ thổi u u làm cả Hùng và Sinh đôi khi chỉ muốn tốc chạy cho rồi, ra sao thì ra. Nhưng may thay, những chiếc võng phía xa bắt đầu động đậy, sau đó là cả khu đất, Hùng thở phào như trút được gánh nặng, anh ngoắc tay, không quên làm dấu khẽ thôi, ý là kêu Thông theo mình mà lặng lẽ đi tiếp.
Đi thêm một chút nữa thì ánh mắt của bọn Hùng và Thông bị một thứ ánh sáng lân tinh thu hút, chúng phát ra từ một lối mòn khá hẹp, chỉ vừa một người đi. Hùng nhìn sang Thông, anh biết thứ linh cảm này, dù vật họ đang tìm là gì đi nữa thì nó nhất định nằm sau con hẻm này. Không chần chừ thêm nữa, vừa ra khỏi hẻm, cảnh tượng đập vào mắt họ hùng vĩ đến độ họ phải đứng chết trân một lúc lâu. Con hẻm này dẫn đến một cái trũng, đúng hơn là bên trong một bộ rễ tràm khổng lồ, trông nó giống như kiểu kiến trúc mái vòm của người Ấn Độ, nhưng được hình thành tự nhiên. Ở giữa mái vòm, nơi đáng lẽ có những bức bích họa thì rễ cây bị bong ra, ánh trăng từ bên ngoài chiếu vào, tạo thành những cột sáng, nhìn vừa huyền ảo vừa ma mị. Căn phòng được ánh trăng chiếu sáng nên không cần đến đèn pin họ vẫn nhìn được khá rõ: những đóa hoa súng rũ xuống trên mái vòm như những cái đèn chùm trong cung điện, phía dưới là khu rừng tràm mọc trong lòng hang động với những thân cây trồi lên như hàng chục ngòi bút khổng lồ.
Hùng tặc lưỡi: “Con mẹ nó, tao biết thằng Sinh kêu mình tìm thứ gì rồi!”
Thông sốt ruột: “Gì vậy anh?”
“Người xưa có câu “lấy độc trị độc” ví như việc chữa bệnh vảy nến bằng cách cho cá ăn tế bào chết hay chữa viêm ruột bằng giun sáng, đó là cách thông thường. Còn những đạo sĩ đi trừ ma “dạo”, khi bị nhiễm âm khí thường tìm đến loài rắn. Nhưng không phải là rắn thường, mà là rắn sống ở những chỗ có âm khí nặng hơn là “bến đò” này đây. Anh cá với mày luôn, đâu đó trên đám hoa súng kia, có một con Rắn Bông Súng Chúa!”
“Rắn bông súng xào xả ớt thì em ăn hoài. Gì chứ bắt rắn anh cứ để thằng em!”
“À, cái đó thì anh biết. Mà loài này không phải rắn thường nghe, độc tính nó hơn khoảng gấp mười lần, thường ngụy trang thành cây súng, treo lủng lẳng để dụ con mồi. Giờ anh rọi đèn, còn mày thì thấy nó phải cắt đuôi nó liền.”
Nói xong, Thông thả Sinh xuống còn Hùng lấy con dao găm trong ba lô ra ném cho Thông. Thông khởi động rồi đu người lên nhánh cây gần đó, “hấp, hấp” vài cái đã thấy anh như một vận động viên thể dục dụng cụ, truyền từ cành này sang cành kia, tiến đến rừng súng treo lơ lửng trên không. Thông tuy thân hình vạm vỡ nhưng thân thủ lại nhanh nhẹn hơn người, Hùng đứng dưới rọi đèn theo từng cái chuyền cành của anh mà có khi còn theo không kịp. Đứng trên nhánh cây ngay bên dưới vườn súng, Thông chỉ tay vào một chỗ rồi gọi lớn: “Chiếu sang đây nè đại ca!” Hùng vừa rọi đèn sang liền thấy lớp vảy của con rắn bông súng chúa óng ánh những màu xanh lam, xanh lá mạ rất đẹp mắt, cái đầu rủ xuống, những lớp mang xếp lại, trông không khác gì búp hoa súng. Thông vừa vun nhát dao lên định một nhát đứt đuôi thì ngay lập tức con vật cựa quậy, cái đầu trông như đóa hoa vô hại của nó co lại, nó nhe hai chiếc răng nanh trắng hói, mang phùng ra như đóa hoa súng bừng nở, lấy đà đớp lấy cánh tay đang co lại vì chém hụt của Thông, định một đòn kết liễu anh chàng, nhưng nó đã quá coi thường đối thủ, Thông nhanh nhẹn rút tay lại, quán tính làm anh quay tròn trên nhánh cây, suýt té ngã. Con rắn thấy không ổn liền rụt người vào đám bông súng, toan bỏ chạy nhưng đã bị Hùng bắt kịp. Thông hét lên: “Nó lại kiếm đường ngụy trang đó đại ca, cứ giữ nguyên như vậy!” Nói xong, anh ngậm con dao rồi chuyền cành như một con sóc, quyết tâm dâng cao. Ánh đèn của Hùng rọi vào cái vảy sáng loáng, con rắn bông súng chúa tưởng nó an toàn nên vẫn nằm im. Thông vung tay mạnh hết cỡ, nhắm vào đuôi nó mà chém. Lại hụt! Con rắn tuy không chạy được, vẫn phải trốn trong vườn súng nhưng nó quá nhanh kèm theo trực giác nhạy bén. Thông thất bại đến năm sáu lần như vậy nên có phần nổi máu điên. Giọng chửi của anh dậy cả rừng tràm: “Con mẹ nó!”
Hùng thì bình tĩnh hơn, anh đã nắm bắt được đường đi nước bước của con vật, anh gọi với lên trên: “Thông! Chém mấy cái bông súng đi!”
Thông gõ trán, có vậy mà cũng không nghĩ ra. Anh vung dao chém cây súng rơi tơi tả, tiếng hoa súng rớt xuống trũng nước nghe như tiếng mưa đêm. Lý do làm vậy một phần là vì muốn triệt tiêu chỗ nấp của con rắn bông súng chúa, một phần vì con vật này coi chỗ này là nhà, chọc nó điên lên có khi lại lộ sơ hở. Thật vậy, chém được một lúc thì Thông nghe tiếng sột sạt sau lưng mình, anh nhanh chóng quay lại thì thấy con rắn phóng cả thân thể về phía mình, hai cái nanh nhe ra đầy sát khí. Nhưng Thông không hề nao núng, anh né cú mổ của nó, tiện tay chụp luôn cái cổ lôi xuống, rồi bằng một nhát chém lạnh lùng, kết liễu cuộc đời của con rắn bông súng chúa.
Thông định phóng xuống thì nghe tiếng Hùng cản: “Khoan xuống mày, còn phải tìm đồ ăn cho con cá sấu nữa.”
“Đồ ăn gì? Anh có cảm tình với nó hay sao mà phải cho nó ăn nữa?”
“Khùng. Là yêu cầu của lão già lúc nãy thôi, “múc nước cho bồ câu” nghĩa là kiếm gì đó cho con cá sấu ăn. Trong rừng này, loài cá sấu là bá chủ rồi, những thứ trên cao với nó khác nào cao lương mỹ vị. Mày nhìn trên đó coi có trứng con gì không?”
“Sao anh biết trên này có trứng?”
“Linh cảm thôi.”
“Chậc. Đợi em chút!”
Thông tìm một hồi cũng được hơn chục cái trứng đủ kích cỡ, lớn nhất cũng bằng cái chén, hỏi ra thì cả hai chỉ nhún vai, có trời mới biết đó là trứng con gì. Hùng thận trọng gói xác con rắn vào một miếng vải, xắn gấu áo lên để nhét tạm mấy cái trứng. Đoạn đường ra cũng không có gì đặc biệt, đi ngang những cái võng họ cũng vẫn đi thật khẽ, con cá sấu chờ ở chỗ bở nước thấy Hùng và Thông liền há cái mồm to đùng lên chờ đợi, Hùng ném cho nó đống trứng, con vật nhai rạo rạo một hồi cũng xong. Cả bọn nhảy lên lưng nó để nó chở về.
Trên đường ra, cả hai im lặng không nói với nhau câu gì. Phần vì Thông thấy những co giật của Sinh xảy ra thường xuyên hơn lúc nãy, chứng tỏ bệnh tình ngày càng nguy kịch nên anh có hơi lo lắng. Hùng thì hơi lấn cấn, anh vẫn chưa biết phải xử lý con rắn như thế nào, định bụng sẽ ra ngoài hỏi lão già. Chợt con cá gầm lên, như có vật gì đó vừa đánh mạnh vào đầu nó, nhìn chuyển động có vẻ là nó đang hốt hoảng, rồi cả thân hình nó bị vật gì đó nâng lên. Cả hai loạng choạng, chưa kịp lấy lại thăng bằng thì con cá sấu đã nhanh chóng lặng xuống nước, mất tăm! Con kênh không biết sâu bao nhiêu mét nước, chỉ thấy khua chân không thấy đáy, phải khó nhọc lắm Thông mới xốc nách Sinh, giữ cho cái đầu chú sải khỏi bề mặt. Hùng chỉ tay về phía một gò đất rồi cả hai bơi về phía đó. Chợt Hùng khựng lại, như phát hiện ra có điều gì đó không đúng, miệng anh mấp máy hỏi Thông: “Ê, chốn đầm lầy này, ngoại trừ cá sấu còn con gì sống không?”
Thông trợn mắt dường như hiểu ra ý của Hùng: “Anh đừng nói với em mấy cái trứng chà bá hồi nãy là của…”
Bỗng từ phía sau vang lên âm thanh của vật gì đó đang rẽ nước, Hùng và Thông xanh mặt quay lại. Chỗ ánh sáng lay lắt của chiếc đèn pin, đang từ từ thò ra ngoài, là cái đầu to như cái bàn của một con trăn.
Vì không thông thuộc đường ở đây nên khá nhập nhằng Hùng mới chở được cả bọn tới khu rừng tràm. Trời đã tối nên dân tình ngủ hết cả rồi. Hùng dựng xe, quay lại định hỏi Thông có ổn không nhưng chưa kịp nói gì thì đã thấy chú sãi nhỏ con nằm gọn trên tấm lưng lực lưỡng của anh chàng. Hùng cười rồi nói:
“Giờ đi bộ, trời tối rồi, không phải là nhát gan gì nhưng chỉ còn anh với mày, tốt nhất là đừng có đánh động. Cái “bến đò” cũng ở gần đây thôi.”
Thông gật đầu. Con đường dành cho người đi bộ và đi xe vốn dĩ vắng người, lại còn sâu hun hút, buổi sáng nhìn vào đã thấy dợn nói gì đến ban đêm khuya khoắt như thế này. Trăng bị mây che, lúc mờ lúc tỏ, cánh đồng ngập mặn ở bên phải con đường phản chiếu ánh sáng lay lắt, gợn sóng, lâu lâu ánh sáng này lại biến mất, như có con gì đó dưới đồng ngoi lên đớp. Cuốc bộ khoảng mười lăm phút, Hùng đứng lại quan sát xung quanh, có thể thấy mờ mờ những tán cây khuynh diệp, cây tràm đu đưa qua lại, chim chóc đã ngủ cả nhưng tiếng xào xạc lâu lâu lại vang lên. Gió như con vật máu lạnh, luồn qua ống tay áo, mơn trớn trên sống lưng cả hai. Định vị lại phương hướng, Hùng rẽ lùm cỏ rồi cùng Thông tiến vào một bờ nước.
Trên đầu cả ba, cây cối um tùm. Lúc nãy có tí ánh trăng còn có thể thấy lờ mờ lối đi dưới chân, nhưng đoạn kênh chỗ bờ nước này tối đến nổi giơ tay lên không thấy ngón. Hùng lấy đèn pin ra soi nhưng ánh sáng khá yếu, chỉ đủ giúp cả hai thấy một vùng nước đen ngòm nhỏ bằng cái tô in trên mặt kênh. Hùng lia một vòng ngang bờ nước, ánh sáng vừa chiếu đến chỗ một gốc tràm thì cả hai giật thót mình, một ông lão râu tóc vừa dài lại bạc phơ, khuôn mặt ông trắng bệt duy chỉ cặp môi là đen ngòm, lão ta vừa nhai trầu vừa...thả diều. Hùng chỉ đoán vậy thôi, vì thấy lão già đang giật giật một sợi cước theo kiểu động tác thăng bằng diều, nhưng khi nhìn lên thì trời tối đen có thấy gì đâu.
Thông bồn chồn: “Giờ sao nữa đại ca?”
“Tình hình thằng Sinh sao rồi?”
“Còn thở, mà yếu xìu hà. Lâu lâu nó co cả mình lên, hình như là đau lắm.”
“Còn cử động là còn chưa sao. Giờ khoảng 1h sáng, mình còn tới hai tiếng đồng hồ để đi lấy “thứ đó”.
Nói xong Hùng tiến một bước về trước, cất giọng nói với ông lão: “Cò trên trời có bảy con, nhất loạt sà xuống bắt cá. Sếu trên cành ngót năm mạng, nhất loạt mổ vào cành cây. Bồ câu trên cao có liệng ngang mặt hồ?”
Lão già phun mẻ trầu đang nhai rồi trả lời: “Bồ câu vừa uống nước vừa ngậm đá, vô tình làm nước rơi ra. Người liệng ngang mặt hồ nhớ múc nước trả bồ câu.”
“Nhất định. Nhất định.”
Hùng vừa dứt lời lão già liền đứng dậy buộc sợi cước vào gốc tràm rồi phóng mình xuống con kênh. Lão gầm lên vài tiếng, nghe như tiếng cọp beo nhưng trầm hơn, đột nhiên lão nhúng cả đầu xuống kênh rồi giật lên thật mạnh, nước dính vào râu tóc bay tứ tung khiến Hùng và Thông phải che mặt lại. Đến đó, mặc cho râu tóc rối bù xù, lão già đứng bất động, chờ đợi. Chợt đằng xa có tiếng vật gì rất nặng rơi xuống kênh, sau đó là hàng loạt tiếng rẽ nước như có cả trăm mái chèo của những lực điền khỏe nhất. Hùng lấy đèn pin rọi ra phía đó thì tá hỏa, một con cá sấu dài chừng năm thước đang vẫy đuôi bơi về phía bờ nước với tốc độ điên cuồng. Hai người Hùng Thông lùi về sau một bước, chỉ có lão già vẫn đứng bất động, con cá sấu bơi vừa tới, ban đầu có vẻ dè chừng nhưng sau đó thì, giống như con chó con mèo ngửi ra mùi chủ, nó bơi xung quanh lão già, nôm có vẻ vui lắm. Lão vuốt nó vài cái rồi leo lên bờ, gỡ sợi cước ra, tiếp tục “thả diều”. Con cá sấu thấy vậy hình như cũng hiểu ý chủ, nó bơi về phía Hùng, Thông và Sinh, tấp vào bờ nước gọn gàng như cách đậu của thuyền tam bản. Thông chưa kịp phản ứng gì thì đã thấy Hùng tiến về phía trước, lấy đà phóng lên lưng con cá sấu.
Thấy vậy, Thông giữ Sinh thật chắc, rồi “hấp” một cái cũng đứng trên lưng con cá sấu. Cả ba thanh niên nặng hơn hai trăm kí vậy mà con cá sấu không có dấu hiệu gì gọi là nao núng, nó vẫy cái đuôi khổng lồ trong nước rồi bắt đầu di chuyển. Hùng lia đèn pin, nước vẫn đen ngòm, lâu lâu con cá sấu há miệng đớp cái gì đó, chắc là con cá hay con tôm làm cả “chiếc đò” run lên, cả hai loạng choạng suýt té ngã mấy lần. Con kênh này rộng khoảng ba mét, lia đèn pin lên hai bên bờ thì thấy rễ tràm trong giống như những bàn tay với bộ móng dài thườn thượt, cấm xuống mặt kênh như đang lôi vật gì lên. Trên đầu họ vang lên những âm thanh ma mị nhưng nghe riết thành ra cũng mặc kệ: tiếng xào xạc như con gì đang chuyền cành, tiếng xì xầm như có người đang trò chuyện. Thông thắc mắc:
“Đại ca, đó giờ anh em mình đi chung biết bao nhiêu chuyến, chuyện lạ trên đời em tưởng em thấy gần hết rồi. Ai ngờ chuyến đi An Giang lần này em mới thấy em hơi ngu. Sẵn vậy em hỏi anh câu này luôn?”
Hùng nói: “Mày vòng vo chi vậy, có gì hỏi thì hỏi mẹ đi!”
Thông cười hề hề rồi đáp: “Làm sao anh biết bờ nước này có bến đò, rồi còn nói mấy câu nhảm nhảm gì đó với ông già lúc nãy nữa?”
Hùng nói mà không quay đầu lại, chỉ cố nheo mắt nhìn về phía trước: “Bến đò” là do một phần trực giác thôi, tao biết giải thích sao giờ, đứng lại nhìn vòng vòng thấy có cảm giác ngồ ngộ, kiểu vừa biết chắc vừa không biết chắc, thì rẽ cỏ đi vào thôi. Còn mấy câu tao nói với thằng Sinh hôm bữa, rồi với lão già lúc nãy tao có nói mày rồi. Đó là ngôn ngữ của bọn “lục lâm”, kể ra thì dài, sau chuyến này còn sống trở về, anh em mình đi uống vài chai tao kể chi tiết cho nghe. Đơn giản thì nó cũng giống với chuyện mày vô khách sạn, được “phục vụ” như thế nào tất cả đều nhờ vào cách mày trò chuyện với thằng tiếp tân vậy đó! Với lại...”
Chợt mặt Hùng biến sắc, như phát hiện ra điều gì đó, linh cảm thì đúng hơn. Sợ mình mệt nên nghĩ bậy, anh nhăn mặt, quay về phía sau nhìn Thông với vẻ nghiêm trọng: “Ê Thông, nãy giờ con cá sấu này bơi, nó có rẽ trái hay rẽ phải gì không?”
Thông nghĩ một lát rồi lắc đầu, cũng có hơi chột dạ. Hùng nói tiếp: “Tao nghe nói rừng tràm Trà Sư này hệ thống kênh rạch chằng chịt như mê cung, nãy giờ cũng gần mười phút rồi, không có lý nào chỉ đi theo đường thẳng như này được! Chẳng lẽ...”
Đoạn, Hùng lia đèn pin về phía xa, mặc dù không đủ sáng nhưng vẫn có thể thấy mờ mờ, những bụi lục bình, bèo ta, những ụ đất phủ đầy rễ cây, những chỗ đáng lẽ phải ở đó để tạo nên “sự chằng chịt như mê cung” đang di chuyển chầm chậm, mở đường cho con cá sấu. Thông hốt hoảng: “Chẳng lẽ lại gặp “miểu biết hát” hả đại ca?”
Hùng nói: “Bậy. Nhìn kĩ đi, bọn cá sấu đó!” Thật vậy, ngẫm kỹ lại thì không thể nào chỉ có một con cá sấu sống trong hệ thống kênh rạch rộng lớn này, “chẳng lẽ bọn này là do lão già kia nuôi, ban ngày thì nằm im trong kênh, đêm xuống lại trở thành những người lái đò?”
Thông tắc lưỡi: “Thôi anh nói sao thì em nghe vậy. Mà quên, trước khi xỉu, thằng Sinh nó có nói bên kia bờ nước là cái gì không?”
Hùng vẫn giữ nguyên đèn pin, ngắm nhìn lũ cá sấu rẽ nước cho cả bọn đi, trong lòng cũng có chút thích thú, và hơn hết là cảm giác hào hứng tột độ. Mấy lần thoát chết trong gang tấc đã tiếp thêm sức mạnh cho anh, chuyến phiêu lưu lần này cũng làm cho Hùng nhận ra một vài điều về bản thân mình, lúc trước anh chọn nghề “trồng lan” vì nó ít nguy hiểm; vì anh tưởng rằng anh sợ chết. Lần này về Bảy Núi, anh mới biết mình sai trầm trọng. Anh bắt đầu thấy thích cảm giác này, dường như trở về dù có Ngọc Rết hay không, anh cũng đã quyết định được hướng đi của đời mình. Nghĩ vậy, Hùng nói, không kìm được một nụ cười trên môi: “Tao biết chết liền.”
Con cá sấu vì chở đến ba người nên di chuyển có phần chậm chạp, phải mất ít lâu sau thì một bờ nước khác mới hiện ra trong ánh đèn pin mờ ảo. “Chiếc đò” đậu lại bên bờ, y như lúc nó rước cả ba, Hùng và Thông thay nhau phóng lên. Kích cỡ bờ nước này rộng hơn, đang chưa biết đi đâu thì có tiếng động lạ vang lên, nghe như kiểu có ai đang lôi vật gì đó trên mặt đất, Hùng lia đèn pin về hướng phát ra tiếng động thì thấy một mái vòm được đan bằng những bộ rễ tràm, mái vòm này vừa tròn vừa đều đặn, kiểu như hang động. Hùng quay sang Thông, thấy cu cậu gật đầu kiên quyết lắm, anh liền mở ba lô, lấy cây cọc kỳ nam ra rồi tiến về phía hang động rễ tràm.
Rừng tràm Trà Sư với diện tích gần chín trăm héc-ta, tất nhiên, đúng với tên gọi của nó thì ở đây toàn tràm là tràm, âm u khó lần. Người dân sống ở đây, ví dụ chấm bừa một điểm tọa độ, bảo họ lần đường ra ngoài họ còn do dự, nói chi là những người mù đường như bọn Hùng, Thông và Sinh. Do vậy, muốn tìm ra cái hang rễ tràm này mà không nhờ cá sấu chở đi thì chắc chỉ có tiên phật. Hùng thủ cọc kỳ nam trên tay phải, tay trái cầm ngược đèn pin, Thông xốc Sinh lên cho gọn, đi sát sau lưng Hùng tiến vào trong. Hang này mặc dù được cấu tạo từ những bộ rễ tràm nhưng không thưa thớt như loài rễ tràm bình thường, nhiều lần chiếu đèn pin một vòng, Hùng thấy ánh sáng rất đầy đủ, nghĩa là không có tia sáng nào lọt được ra ngoài.
Lũ cóc nhái, chuột và đặt biệt là rết nhiều vô số, dường như không biết con người là loài gì nên chúng không tỏ ra chút gì gọi là sợ sệt. Thông phát hiện ra những con rết đặt biệt to, có con dài gần nữa mét, lớn như ngón chân cái. Anh nghĩ bụng nếu tính mạng của Sinh đang không bị đe dọa thì chắc anh đã bắt vài con về, bán cũng được tiền triệu chứ không ít. Anh cũng nghĩ thêm là đợt này về phải nhờ Hùng chỉ cho một tí ngôn ngữ “lục lâm”, để không bỏ lỡ những chuyện kiểu này.
Đi cũng đã lâu mà chưa thấy chuyện gì xảy ra, nói đúng hơn là cả Hùng, Thông và Sinh (nếu không bị ngất) cũng đang mong chờ một chuyện gì đó phải xảy ra, vì đó là quen thuộc, đó là lẽ hiển nhiên. Ví dụ con ma con quỷ gì đó xuất hiện thì cả ba tính đường đối phó nó; còn dễ chịu hơn nhiều so với chuyện cứ thấp thỏm chờ đợi. Hang động này cũng yên lặng đến lạ, gần nước mà không nghe tiếng nước, dưới những tán cây mà không nghe tiếng lá. Thông trộm nghĩ, có khi những âm thanh nghe riết từ hôm trước giờ lại tốt hơn nhiều. Định cất tiếng nói chuyện với Hùng thì một cơn gió khá mạnh nổi lên, làm cả hai phải che mặt, lạnh cả sống lưng, kèm theo đó là một âm thanh trầm đục, ù ù, nghe như tiếng người khóc vang vọng cả hang rễ tràm.
“Tới rồi!”, cả bọn đều có chung ý nghĩ. Hùng khựng lại, anh vừa phát hiện một chỗ những rễ tràm đang mọc rộng ra, khu trước mặt có ánh sáng lay lớt và những cái bóng màu đen in lên cái nền sần sùi của hang động. Nắm chặt cọc gỗ kỳ nam trong tay, Hùng và Thông hít một hơi thật sâu rồi sau đó, như nín thở, họ tiến về phía trước.
Càng lại gần thì có thể nghe thấy một âm thanh khác nữa, không phải là tiếng ù ù như tù và mà là tiếng phành phạch như có một tấm bạc bị gió thổi bay. Đứng nấp sau bức tường chỗ giao nhau với hang bị mở rộng ra, Hùng thận trọng thò đầu nhìn vào bên trong, lăm lăm khối kỳ nam trên tay, sẵn sàng tấn công bất cứ thứ gì nhảy ra. Nhưng không có gì cả, chỉ là một khoảng sân, với hàng trăm chiếc võng mắc vất vưởng, vô trật tự. Ở mỗi đầu võng đều có một cây đèn cầy đã cháy được phân. Thông đứng phía sau sốt ruột: “Sao rồi?” nhưng khi thấy Hùng đã mạnh dạn bước ra khỏi chỗ nấp cũng lật đật cõng Sinh chạy theo sau. Trước mặt họ, những chiếc võng rách rưới, mắc tạm bợ vào những nhánh rễ tràm phủ xuống đang đong đưa, chúng dừng lại trên không một chút rồi lại đong đưa, như có ai đó đang ngồi đánh đu. Bất chợt, gió thổi mạnh hơn, hơi lạnh cũng theo đó mà tăng đột ngột. Vậy mà, hàng trăm chiếc võng như có ai đó chống chân xuống đất, ngừng lắc lư. Khung cảnh mang sự trái ngược hết sức táo tợn này làm cả bọn Hùng và Thông phải lùi lại mấy bước.
Giọng Thông lí nhí: “Té thôi đại ca ơi…” rồi anh định lấy đà chạy qua, chợt Hùng giang tay, ra dấu đừng manh động.
Anh nói mà không quay đầu lại, khoé môi chỉ mấp máy: “Đừng có đánh tiếng. Chỗ này anh có nghe qua. Không ngờ “bến đò” mà thằng Sinh ám chỉ không phải chỗ tụi mình leo lên con cá sấu lúc nãy.”
Thông gãi đầu: “Là sao anh? Cứ vòng vo vậy hoài chắc em bị tim thòng quá!”
“Anh nói mày lúc trước rồi. Đúng giờ Dần một khắc tức là 3h sáng, Quỷ Môn sẽ mở để...tiện đường giao thông giữa âm giới và dương giới, cứ gọi vậy đi cho nó dễ hiểu. Mấy cái võng này là chỗ để ma quỷ chờ “đò”, lũ ma đi lạc của ngày hôm trước, loanh quanh trên nhân giới phải có mặt ở đây để bị đưa về trừng trị. Chúng sẽ không dám làm càn đâu, Đầu Trâu Mặt Ngựa sắp ghé nhang rước chúng về. Nhưng anh với mày phải hết sức cẩn thận, chờ cho võng tiếp tục đong đưa, không nhìn trực diện mà tiếp tục đi thẳng thôi!”
Phải đứng chờ rất lâu nên không khỏi sốt ruột, phần vì tốn thời gian, phần vì khung cảnh rùng rợn trước mặt cộng với tiếng gió cứ thổi u u làm cả Hùng và Sinh đôi khi chỉ muốn tốc chạy cho rồi, ra sao thì ra. Nhưng may thay, những chiếc võng phía xa bắt đầu động đậy, sau đó là cả khu đất, Hùng thở phào như trút được gánh nặng, anh ngoắc tay, không quên làm dấu khẽ thôi, ý là kêu Thông theo mình mà lặng lẽ đi tiếp.
Đi thêm một chút nữa thì ánh mắt của bọn Hùng và Thông bị một thứ ánh sáng lân tinh thu hút, chúng phát ra từ một lối mòn khá hẹp, chỉ vừa một người đi. Hùng nhìn sang Thông, anh biết thứ linh cảm này, dù vật họ đang tìm là gì đi nữa thì nó nhất định nằm sau con hẻm này. Không chần chừ thêm nữa, vừa ra khỏi hẻm, cảnh tượng đập vào mắt họ hùng vĩ đến độ họ phải đứng chết trân một lúc lâu. Con hẻm này dẫn đến một cái trũng, đúng hơn là bên trong một bộ rễ tràm khổng lồ, trông nó giống như kiểu kiến trúc mái vòm của người Ấn Độ, nhưng được hình thành tự nhiên. Ở giữa mái vòm, nơi đáng lẽ có những bức bích họa thì rễ cây bị bong ra, ánh trăng từ bên ngoài chiếu vào, tạo thành những cột sáng, nhìn vừa huyền ảo vừa ma mị. Căn phòng được ánh trăng chiếu sáng nên không cần đến đèn pin họ vẫn nhìn được khá rõ: những đóa hoa súng rũ xuống trên mái vòm như những cái đèn chùm trong cung điện, phía dưới là khu rừng tràm mọc trong lòng hang động với những thân cây trồi lên như hàng chục ngòi bút khổng lồ.
Hùng tặc lưỡi: “Con mẹ nó, tao biết thằng Sinh kêu mình tìm thứ gì rồi!”
Thông sốt ruột: “Gì vậy anh?”
“Người xưa có câu “lấy độc trị độc” ví như việc chữa bệnh vảy nến bằng cách cho cá ăn tế bào chết hay chữa viêm ruột bằng giun sáng, đó là cách thông thường. Còn những đạo sĩ đi trừ ma “dạo”, khi bị nhiễm âm khí thường tìm đến loài rắn. Nhưng không phải là rắn thường, mà là rắn sống ở những chỗ có âm khí nặng hơn là “bến đò” này đây. Anh cá với mày luôn, đâu đó trên đám hoa súng kia, có một con Rắn Bông Súng Chúa!”
“Rắn bông súng xào xả ớt thì em ăn hoài. Gì chứ bắt rắn anh cứ để thằng em!”
“À, cái đó thì anh biết. Mà loài này không phải rắn thường nghe, độc tính nó hơn khoảng gấp mười lần, thường ngụy trang thành cây súng, treo lủng lẳng để dụ con mồi. Giờ anh rọi đèn, còn mày thì thấy nó phải cắt đuôi nó liền.”
Nói xong, Thông thả Sinh xuống còn Hùng lấy con dao găm trong ba lô ra ném cho Thông. Thông khởi động rồi đu người lên nhánh cây gần đó, “hấp, hấp” vài cái đã thấy anh như một vận động viên thể dục dụng cụ, truyền từ cành này sang cành kia, tiến đến rừng súng treo lơ lửng trên không. Thông tuy thân hình vạm vỡ nhưng thân thủ lại nhanh nhẹn hơn người, Hùng đứng dưới rọi đèn theo từng cái chuyền cành của anh mà có khi còn theo không kịp. Đứng trên nhánh cây ngay bên dưới vườn súng, Thông chỉ tay vào một chỗ rồi gọi lớn: “Chiếu sang đây nè đại ca!” Hùng vừa rọi đèn sang liền thấy lớp vảy của con rắn bông súng chúa óng ánh những màu xanh lam, xanh lá mạ rất đẹp mắt, cái đầu rủ xuống, những lớp mang xếp lại, trông không khác gì búp hoa súng. Thông vừa vun nhát dao lên định một nhát đứt đuôi thì ngay lập tức con vật cựa quậy, cái đầu trông như đóa hoa vô hại của nó co lại, nó nhe hai chiếc răng nanh trắng hói, mang phùng ra như đóa hoa súng bừng nở, lấy đà đớp lấy cánh tay đang co lại vì chém hụt của Thông, định một đòn kết liễu anh chàng, nhưng nó đã quá coi thường đối thủ, Thông nhanh nhẹn rút tay lại, quán tính làm anh quay tròn trên nhánh cây, suýt té ngã. Con rắn thấy không ổn liền rụt người vào đám bông súng, toan bỏ chạy nhưng đã bị Hùng bắt kịp. Thông hét lên: “Nó lại kiếm đường ngụy trang đó đại ca, cứ giữ nguyên như vậy!” Nói xong, anh ngậm con dao rồi chuyền cành như một con sóc, quyết tâm dâng cao. Ánh đèn của Hùng rọi vào cái vảy sáng loáng, con rắn bông súng chúa tưởng nó an toàn nên vẫn nằm im. Thông vung tay mạnh hết cỡ, nhắm vào đuôi nó mà chém. Lại hụt! Con rắn tuy không chạy được, vẫn phải trốn trong vườn súng nhưng nó quá nhanh kèm theo trực giác nhạy bén. Thông thất bại đến năm sáu lần như vậy nên có phần nổi máu điên. Giọng chửi của anh dậy cả rừng tràm: “Con mẹ nó!”
Hùng thì bình tĩnh hơn, anh đã nắm bắt được đường đi nước bước của con vật, anh gọi với lên trên: “Thông! Chém mấy cái bông súng đi!”
Thông gõ trán, có vậy mà cũng không nghĩ ra. Anh vung dao chém cây súng rơi tơi tả, tiếng hoa súng rớt xuống trũng nước nghe như tiếng mưa đêm. Lý do làm vậy một phần là vì muốn triệt tiêu chỗ nấp của con rắn bông súng chúa, một phần vì con vật này coi chỗ này là nhà, chọc nó điên lên có khi lại lộ sơ hở. Thật vậy, chém được một lúc thì Thông nghe tiếng sột sạt sau lưng mình, anh nhanh chóng quay lại thì thấy con rắn phóng cả thân thể về phía mình, hai cái nanh nhe ra đầy sát khí. Nhưng Thông không hề nao núng, anh né cú mổ của nó, tiện tay chụp luôn cái cổ lôi xuống, rồi bằng một nhát chém lạnh lùng, kết liễu cuộc đời của con rắn bông súng chúa.
Thông định phóng xuống thì nghe tiếng Hùng cản: “Khoan xuống mày, còn phải tìm đồ ăn cho con cá sấu nữa.”
“Đồ ăn gì? Anh có cảm tình với nó hay sao mà phải cho nó ăn nữa?”
“Khùng. Là yêu cầu của lão già lúc nãy thôi, “múc nước cho bồ câu” nghĩa là kiếm gì đó cho con cá sấu ăn. Trong rừng này, loài cá sấu là bá chủ rồi, những thứ trên cao với nó khác nào cao lương mỹ vị. Mày nhìn trên đó coi có trứng con gì không?”
“Sao anh biết trên này có trứng?”
“Linh cảm thôi.”
“Chậc. Đợi em chút!”
Thông tìm một hồi cũng được hơn chục cái trứng đủ kích cỡ, lớn nhất cũng bằng cái chén, hỏi ra thì cả hai chỉ nhún vai, có trời mới biết đó là trứng con gì. Hùng thận trọng gói xác con rắn vào một miếng vải, xắn gấu áo lên để nhét tạm mấy cái trứng. Đoạn đường ra cũng không có gì đặc biệt, đi ngang những cái võng họ cũng vẫn đi thật khẽ, con cá sấu chờ ở chỗ bở nước thấy Hùng và Thông liền há cái mồm to đùng lên chờ đợi, Hùng ném cho nó đống trứng, con vật nhai rạo rạo một hồi cũng xong. Cả bọn nhảy lên lưng nó để nó chở về.
Trên đường ra, cả hai im lặng không nói với nhau câu gì. Phần vì Thông thấy những co giật của Sinh xảy ra thường xuyên hơn lúc nãy, chứng tỏ bệnh tình ngày càng nguy kịch nên anh có hơi lo lắng. Hùng thì hơi lấn cấn, anh vẫn chưa biết phải xử lý con rắn như thế nào, định bụng sẽ ra ngoài hỏi lão già. Chợt con cá gầm lên, như có vật gì đó vừa đánh mạnh vào đầu nó, nhìn chuyển động có vẻ là nó đang hốt hoảng, rồi cả thân hình nó bị vật gì đó nâng lên. Cả hai loạng choạng, chưa kịp lấy lại thăng bằng thì con cá sấu đã nhanh chóng lặng xuống nước, mất tăm! Con kênh không biết sâu bao nhiêu mét nước, chỉ thấy khua chân không thấy đáy, phải khó nhọc lắm Thông mới xốc nách Sinh, giữ cho cái đầu chú sải khỏi bề mặt. Hùng chỉ tay về phía một gò đất rồi cả hai bơi về phía đó. Chợt Hùng khựng lại, như phát hiện ra có điều gì đó không đúng, miệng anh mấp máy hỏi Thông: “Ê, chốn đầm lầy này, ngoại trừ cá sấu còn con gì sống không?”
Thông trợn mắt dường như hiểu ra ý của Hùng: “Anh đừng nói với em mấy cái trứng chà bá hồi nãy là của…”
Bỗng từ phía sau vang lên âm thanh của vật gì đó đang rẽ nước, Hùng và Thông xanh mặt quay lại. Chỗ ánh sáng lay lắt của chiếc đèn pin, đang từ từ thò ra ngoài, là cái đầu to như cái bàn của một con trăn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.