Chương 20
Vệ Tuệ
10/10/2018
Tuệ Quang và pháp sư Tính Không Người biết thì không nói, kẻ nói lại không biết.
- Lão Tử -
Sắc thu đậm dần, lá trên các cây phong, cây dương, cây song tử diệp đầy núi đã ngả vàng. Buổi sáng nếu dậy sớm, có thể nhìn thấy lá cây màu nâu đỏ vì dính sương nen càng tươi tắn hơn. Mặt trời đỏ ối chiếu xuống mặt biển xanh thẫm màu ngọc bích như một viên đá quý óng ánh. Cả hòn đảo rất bình yên và tràn đầy sức sống.
Buổi sáng, tôi không thiết làm gì, cứ đờ đẫn ngồi ngắm biển hoặc nằm trên giường đọc sách. Tôi toàn đọc sách của mấy trăm năm trước, nào "Hồng lâu mộng", thơ Đường, thơ Tống... Buổi trưa ăn một bữa đơn giản trong nhà ăn nhỏ của khách sạn. Rồi lại chậm chạp đi dạo dọc bờ biển, lần đến chùa Pháp Vũ.
Chiều nào trên núi Phổ Đà, tôi cũng tới thăm chùa Pháp Vũ và pháp sư Tính Không. Đó cũng chính là vị Hòa thượng già hôm đầu tôi gặp và nhớ được pháp danh của tôi là "Trí Tuệ".
Pháp sư Tính Không thường dùng nửa tiếng đồng hồ nghe tôi kể lể một số câu chuyện rời rác như khói mây trong cuộc sống của tôi.
Ông đã trên 101 tuổi, y hệt như người Trung Quốc vẫn thường nói: những cây cầu mà ông đi qua còn dài hơn cả những con đường mà tôi đã từng đi. Ông chưa từng đến Mỹ, cũng chưa đến châu Âu, Nhật Bản, nhưng các tín đồ Phật giáo từ mọi miền trên thế giới vẫn thường tới học hỏi ông.
Pháp sư Tính Không sống trên hòn đảo nhỏ này đã ngót già nửa thế kỷ. Thời gian cứ trôi, nhưng ông vẫn không di chuyển. Tuy vậy, ông vẫn biết thế giới này đang biến hóa bằng cách thức gì. Cả cuộc đời pháp sư vui vẻ, luôn được cư dân trên đảo kính trọng và yêu quý. Có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi nhất là vào năm 1961 khi nạn đói ở Trung Quốc hoành hành mạnh mẽ, có một lần các sư sãi trong chùa khó khăn lắm mới góp được nửa ký gạo để nấu một bát cơm lớn cho pháp sư. Ngày hôm sau, một Hòa thượng hỏi thầy cơm có ngon không, vì pháp sư đã trả lời, Ta không ăn, ta cho bà già bên chùa rồi.
Nghe nói người già trên đảo kể rằng, pháp sư sinh ra trong một gia đình rất vai vế ở Thượng Hải xưa. Thời trẻ, ông đã là một thanh niên tuấn tú nổi tiếng khắp Thượng Hải, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, lại đam mê du lịch. Ông đã đi du ngoạn khắp nửa giang sơn Trung Quốc, nhưng sau khi ngồi thuyền tới núi Phổ Đà chập chùng mây núi, đột nhiên lại phát nguyện xuất gia, lựa chọn chùa Pháp Vũ làm chốn gửi gắm thân xác. Rồi từ đó, ông không hề rời khỏi hòn đảo nhỏ này.
Đã từng ngỡ đi không ngừng, phiêu dạt từ nơi này sang nơi khác là một dũng khí phi phàm. Nhưng giờ đây nghĩ kĩ lại, sau khi lựa chọn một nơi mãi mãi không rời đi càng cần có dũng khí hơn.
Gương mặt của pháp sư Tính Không luôn lim dim, bình thản, như ngậm cười bằng yên. Khi nhìn người khác, ánh mắt của pháp sư rất dịu dàng, ấm áp. Khi nói, giọng nói không nhanh cũng không chậm. Trước một người già thân thiết như vậy, đột nhiên tôi cảm thấy một sự kính trọng thật khó xưng danh.Có lúc, khi đang kể cho ông nghe những chuyện muộn phiền đang xảy ra với tôi, đột nhiên chạm phải ánh mắt sâu lắng và tĩnh lặng của ông, tôi đột nhiên như quả bóng xì hơi, ngưng lại, quên bẵng trong phút chốc, không nói nổi thành lời.
Tôi ngày càng cảm nhận mãnh liệt về sự hoang đường trong những gì đã kể, những câu chuyện từng giày vò tôi, những thứ mà tôi từng trải qua... Thoắt một cái chúng bỗng trở nên nhẹ bỗng. Khi vừa nói ra miệng, chúng như thoát khỏi cơ thể tôi, vụt trở nên xa lạ. Trong đám tro tàn, những gì tôi nhìn thấy được chỉ là hư không, là nhân quả, là thiện bi.
Tôi nhứ tới Muju kể cho tôi cái cảnh cùng ngồi thiền trầm mặc với ông thầy ở dưới gốc cây hoặc bên hồ. Tôi hầu như cũng cảm nhận được những thứ mà anh từng cảm nhận...
Thực ra, vào lần thứ ba khi tôi tới thăm pháp sư, trong nửa tiếng đồng hồ, tôi không hề nói gì, chỉ ngụp lặn trong nụ cười hiền hòa và ánh mắt im lặng của ông. Nó mang lại một cảm giác an toàn kỳ lạ.
Nhưng tới lần thăm thứ tư, pháp sư nói với tôi một loạt những câu có ý tứ sâu xa:
Nỗi đau khổ trên thế gian này đều đến mà không rõ tung tích. Nếu từ trong cõi hư vô đó có thể giải thoát được những kiến, định, hành thì từ bi sẽ là cơ sở cung cấp chính xác cho con về kiến, định, hành. Phải từ bi với người khác, lại càng phải từ bi với chính mình. Vì một người không biết yêu chính mình, sẽ không biết yêu người khác.
Cái kiểu "yêu" đó không phải là yêu theo nghĩa hẹp, mà phải là tình yêu được sinh ra từ trí tuệ sau khi đã mở rộng tấm lòng. Thậm chí phải yêu cả những bộ phận từng bị coi là nhược điểm trên người mình, chẳng hạn như những tình cảm phạn diện nhưu bực tức, hận thù, đố kị... Trong giáo nghĩa truyền thống của Phật giáo, chúng được coi là một bộ phận bẩm sinh trên thân xác con người, cũng không thể thiếu được y hệt như những tình cảm chính diện như dũng cảm, khoan dung, dịu dàng...
Nếu ví yêu những tình cảm chính diện như hoa trong vườn thì những tình cảm phản diện sẽ như rác rưởi trong vườn. Con cần phải học cách biến đống rác đó chuyển hóa thành phân bón tưới tắm nên những đóa hoa đẹp trong vườn.
Có lẽ vì cho rằng những phần tốt sẽ đấu trang với phần xấu trên con người nên chúng ta cần phải chiến thắng những thứ tình cảm phiến diện đó và cần tống chúng ra khỏi đầu óc. Nhưng thực ra điều đó không đúng. Đau khổ và bất hạnh không phải là ác quỷ. Chúng chỉ là một bộ phận hữu cơ. Và con chỉ cần chuyển hóa chúng và biết cách tận dụng chúng sao cho tốt hơn.
Một buổi chiều, đồ đệ của pháp sư Tính Không - chính là chú tiểu Tuệ Quang cùng ngồi đánh cờ với pháp sư hôm nọ - chặn tôi lại trước cổng chùa và thông báo pháp sư đang bệnh.
Tôi dừng bước bên bậc cửa đá xanh của chùa, mặt đầy ngạc nhiên, "Pháp sư Tính Không mắc bệnh gì? Có nặng không?".
"Hôm qua thầy bị trúng gió, đã uống thuốc tự sắc lấy. Cũng không nặng lắm", Tuệ Quang nói.
Nghe vậy, tôi mới hơi yên tâm.
Đúng lúc đó Tuệ Quang phải tới một ngôi chùa khác - chùa Phổ Kỳ trên Đảo Nam Đoạn để lấy kinh, tôi do không có việc gì làm nên cũng đi theo. Đường đi phải qua một đoạn núi nhấp nhô, cả hai vừa đi vừa trò chuyện.
Tôi hỏi Tuệ Quang tại sao lại xuất gia. Chú kể mẹ chú là tín đồ Phật giáo trung thành. Do nhiều năm trước không sinh nở được nên từng phát nguyện trước tượng Phật rằng, nếu sinh được con trai, nhất định sẽ dâng cho Phật làm hòa thượng; nếu sinh được con gái, sẽ gửi đi làm ni cô.
"Thế bao năm qua, chú có nhớ mẹ không?", tôi hỏi.
Tuệ Quang cúi đầu không trả lời. Trên gương mặt trắng xanh của chú thoắt hiện lên một nỗi kiềm chế thường tháy trên gương mặt các tăng lữ. Chiếc áo cà sa màu vàng nhạt của chú khẽ bay bay trong gió biển ẩm ướt. Chiếc đầu được cạo bóng loáng của chú làm mất đi chất hóc môn vốn có của lứa tuổi thanh niên.
Biểu hiện của chú đã nói rằng chú rất nhớ mẹ. Nỗi nhớ đó thật đau khổ, có lúc có thể đã tới mức oán hận.
Tới cổng chùa Phổ Kỳ, Tuệ Quang nói với người gác cổng điều gì đó, tôi đi theo chú mà không cần phải mua vé. Khách dâng hương ở chùa này đông hơn ở chùa Pháp Vũ rất nhiều. Đi lại chốc chốc lại va phải nhau hoặc bị người bên cạnh xéo phải. Trang trí kiến trúc ở đây nom cũng huy hoàng và rực rỡ hơn. Tuệ Quang nhanh chóng tìm được một chú tiểu cùng học tại Phật học viện với chú, pháp danh là Thần Điền. Tại chỗ của Thần Điền, Tuệ Quang lấy kinh và một miếng bánh ga tô. Đó là món quà của Thần Điền dành cho chú. Họ đều là bạn thân.
Trên đường về, Tuệ Quang xách tòng teng miếng bánh ga tô đặt trong hộp giấy. Chú không nỡ ăn, định mang về biếu pháp sư Tính Không.
Chú nói đó là thứ duy nhất mà sư phụ chịu phá lệ ăn, ngoài cơm chay. Pháp sư Tính Không vốn là một công tử từng được yêu chiều trong một gia tộc nổi tiếng ở Thượng Hải. Dân Nga lang thang làm thuê cho gia đình họ có thể làm được những chiếc bánh ga tô bơ ngon nhất Thượng Hải. Và pháp sư rất mê bánh ga tô từ nhỏ. Sau khi xuất gia, ông rũ bỏ tất cả, trừ phi hiếm hoi lắm mới ăn bánh ga tô, và ông gọi đó là "phần không hoàn chỉnh trong sự hoàn chỉnh của tôi".
Tôi bật cười, hỏi Tuệ Quang: "Hòa thượng được phép ăn bánh ga tô không?".
"Nếu là loại bơ do con người làm thì được ăn", chú đáp.
"Thế có ăn được trứng gà không?".
"Cài này, gần đây đang được các hòa thượng trên đảo tranh luận. Một nửa số người cho rằng có thể, một nửa số còn lại cho rằng không thể".
Sau khi quay về chùa Pháp Vũ, chúng tôi không dám đi quấy rối pháp sư Tính Không. Tuệ Quang pha một bình trà, dạy tôi vài ván cờ dưới cây Phổ Đề.
Loại cờ hai màu đen - trắng thực ra là sự thể hiện trực quan của trí tuệ phương Đông và nó không cần yêu cầu phải diệt hết toàn bộ kẻ thù hoặc bắt vua của bên kia. Phần chiến thắng chỉ cần chiếm được nhiều hơn bên thua một ít địa bàn. Nhưng về mặt kĩ thuật cũng không thể chiếm toàn bộ phần địa bàn của kẻ thù. Vì vậy, việc chiến thắng này chỉ mang tính tương đối, rất khoan dung và tạo nên kẻ chiến thắng dưới tiền đề cùng chung sống hòa bình.
Thời gian trôi qua thật mau. Mấy tiếng mõ khô gọn từ gáo dừa vang lên. Đã đến giờ các hòa thượng phải quay về trai phòng niệm kinh ngồi thiền. Chú tiểu Tuệ Quang thu dọn bàn cờ. Tôi uống nốt chỗ trà dở. Hai bên tạm biệt nhau. Tôi chậm rãi đi trên con đường mòn, quay về nhà nghỉ.
- Lão Tử -
Sắc thu đậm dần, lá trên các cây phong, cây dương, cây song tử diệp đầy núi đã ngả vàng. Buổi sáng nếu dậy sớm, có thể nhìn thấy lá cây màu nâu đỏ vì dính sương nen càng tươi tắn hơn. Mặt trời đỏ ối chiếu xuống mặt biển xanh thẫm màu ngọc bích như một viên đá quý óng ánh. Cả hòn đảo rất bình yên và tràn đầy sức sống.
Buổi sáng, tôi không thiết làm gì, cứ đờ đẫn ngồi ngắm biển hoặc nằm trên giường đọc sách. Tôi toàn đọc sách của mấy trăm năm trước, nào "Hồng lâu mộng", thơ Đường, thơ Tống... Buổi trưa ăn một bữa đơn giản trong nhà ăn nhỏ của khách sạn. Rồi lại chậm chạp đi dạo dọc bờ biển, lần đến chùa Pháp Vũ.
Chiều nào trên núi Phổ Đà, tôi cũng tới thăm chùa Pháp Vũ và pháp sư Tính Không. Đó cũng chính là vị Hòa thượng già hôm đầu tôi gặp và nhớ được pháp danh của tôi là "Trí Tuệ".
Pháp sư Tính Không thường dùng nửa tiếng đồng hồ nghe tôi kể lể một số câu chuyện rời rác như khói mây trong cuộc sống của tôi.
Ông đã trên 101 tuổi, y hệt như người Trung Quốc vẫn thường nói: những cây cầu mà ông đi qua còn dài hơn cả những con đường mà tôi đã từng đi. Ông chưa từng đến Mỹ, cũng chưa đến châu Âu, Nhật Bản, nhưng các tín đồ Phật giáo từ mọi miền trên thế giới vẫn thường tới học hỏi ông.
Pháp sư Tính Không sống trên hòn đảo nhỏ này đã ngót già nửa thế kỷ. Thời gian cứ trôi, nhưng ông vẫn không di chuyển. Tuy vậy, ông vẫn biết thế giới này đang biến hóa bằng cách thức gì. Cả cuộc đời pháp sư vui vẻ, luôn được cư dân trên đảo kính trọng và yêu quý. Có một câu chuyện được lưu truyền rộng rãi nhất là vào năm 1961 khi nạn đói ở Trung Quốc hoành hành mạnh mẽ, có một lần các sư sãi trong chùa khó khăn lắm mới góp được nửa ký gạo để nấu một bát cơm lớn cho pháp sư. Ngày hôm sau, một Hòa thượng hỏi thầy cơm có ngon không, vì pháp sư đã trả lời, Ta không ăn, ta cho bà già bên chùa rồi.
Nghe nói người già trên đảo kể rằng, pháp sư sinh ra trong một gia đình rất vai vế ở Thượng Hải xưa. Thời trẻ, ông đã là một thanh niên tuấn tú nổi tiếng khắp Thượng Hải, cầm kỳ thi họa đều tinh thông, lại đam mê du lịch. Ông đã đi du ngoạn khắp nửa giang sơn Trung Quốc, nhưng sau khi ngồi thuyền tới núi Phổ Đà chập chùng mây núi, đột nhiên lại phát nguyện xuất gia, lựa chọn chùa Pháp Vũ làm chốn gửi gắm thân xác. Rồi từ đó, ông không hề rời khỏi hòn đảo nhỏ này.
Đã từng ngỡ đi không ngừng, phiêu dạt từ nơi này sang nơi khác là một dũng khí phi phàm. Nhưng giờ đây nghĩ kĩ lại, sau khi lựa chọn một nơi mãi mãi không rời đi càng cần có dũng khí hơn.
Gương mặt của pháp sư Tính Không luôn lim dim, bình thản, như ngậm cười bằng yên. Khi nhìn người khác, ánh mắt của pháp sư rất dịu dàng, ấm áp. Khi nói, giọng nói không nhanh cũng không chậm. Trước một người già thân thiết như vậy, đột nhiên tôi cảm thấy một sự kính trọng thật khó xưng danh.Có lúc, khi đang kể cho ông nghe những chuyện muộn phiền đang xảy ra với tôi, đột nhiên chạm phải ánh mắt sâu lắng và tĩnh lặng của ông, tôi đột nhiên như quả bóng xì hơi, ngưng lại, quên bẵng trong phút chốc, không nói nổi thành lời.
Tôi ngày càng cảm nhận mãnh liệt về sự hoang đường trong những gì đã kể, những câu chuyện từng giày vò tôi, những thứ mà tôi từng trải qua... Thoắt một cái chúng bỗng trở nên nhẹ bỗng. Khi vừa nói ra miệng, chúng như thoát khỏi cơ thể tôi, vụt trở nên xa lạ. Trong đám tro tàn, những gì tôi nhìn thấy được chỉ là hư không, là nhân quả, là thiện bi.
Tôi nhứ tới Muju kể cho tôi cái cảnh cùng ngồi thiền trầm mặc với ông thầy ở dưới gốc cây hoặc bên hồ. Tôi hầu như cũng cảm nhận được những thứ mà anh từng cảm nhận...
Thực ra, vào lần thứ ba khi tôi tới thăm pháp sư, trong nửa tiếng đồng hồ, tôi không hề nói gì, chỉ ngụp lặn trong nụ cười hiền hòa và ánh mắt im lặng của ông. Nó mang lại một cảm giác an toàn kỳ lạ.
Nhưng tới lần thăm thứ tư, pháp sư nói với tôi một loạt những câu có ý tứ sâu xa:
Nỗi đau khổ trên thế gian này đều đến mà không rõ tung tích. Nếu từ trong cõi hư vô đó có thể giải thoát được những kiến, định, hành thì từ bi sẽ là cơ sở cung cấp chính xác cho con về kiến, định, hành. Phải từ bi với người khác, lại càng phải từ bi với chính mình. Vì một người không biết yêu chính mình, sẽ không biết yêu người khác.
Cái kiểu "yêu" đó không phải là yêu theo nghĩa hẹp, mà phải là tình yêu được sinh ra từ trí tuệ sau khi đã mở rộng tấm lòng. Thậm chí phải yêu cả những bộ phận từng bị coi là nhược điểm trên người mình, chẳng hạn như những tình cảm phạn diện nhưu bực tức, hận thù, đố kị... Trong giáo nghĩa truyền thống của Phật giáo, chúng được coi là một bộ phận bẩm sinh trên thân xác con người, cũng không thể thiếu được y hệt như những tình cảm chính diện như dũng cảm, khoan dung, dịu dàng...
Nếu ví yêu những tình cảm chính diện như hoa trong vườn thì những tình cảm phản diện sẽ như rác rưởi trong vườn. Con cần phải học cách biến đống rác đó chuyển hóa thành phân bón tưới tắm nên những đóa hoa đẹp trong vườn.
Có lẽ vì cho rằng những phần tốt sẽ đấu trang với phần xấu trên con người nên chúng ta cần phải chiến thắng những thứ tình cảm phiến diện đó và cần tống chúng ra khỏi đầu óc. Nhưng thực ra điều đó không đúng. Đau khổ và bất hạnh không phải là ác quỷ. Chúng chỉ là một bộ phận hữu cơ. Và con chỉ cần chuyển hóa chúng và biết cách tận dụng chúng sao cho tốt hơn.
Một buổi chiều, đồ đệ của pháp sư Tính Không - chính là chú tiểu Tuệ Quang cùng ngồi đánh cờ với pháp sư hôm nọ - chặn tôi lại trước cổng chùa và thông báo pháp sư đang bệnh.
Tôi dừng bước bên bậc cửa đá xanh của chùa, mặt đầy ngạc nhiên, "Pháp sư Tính Không mắc bệnh gì? Có nặng không?".
"Hôm qua thầy bị trúng gió, đã uống thuốc tự sắc lấy. Cũng không nặng lắm", Tuệ Quang nói.
Nghe vậy, tôi mới hơi yên tâm.
Đúng lúc đó Tuệ Quang phải tới một ngôi chùa khác - chùa Phổ Kỳ trên Đảo Nam Đoạn để lấy kinh, tôi do không có việc gì làm nên cũng đi theo. Đường đi phải qua một đoạn núi nhấp nhô, cả hai vừa đi vừa trò chuyện.
Tôi hỏi Tuệ Quang tại sao lại xuất gia. Chú kể mẹ chú là tín đồ Phật giáo trung thành. Do nhiều năm trước không sinh nở được nên từng phát nguyện trước tượng Phật rằng, nếu sinh được con trai, nhất định sẽ dâng cho Phật làm hòa thượng; nếu sinh được con gái, sẽ gửi đi làm ni cô.
"Thế bao năm qua, chú có nhớ mẹ không?", tôi hỏi.
Tuệ Quang cúi đầu không trả lời. Trên gương mặt trắng xanh của chú thoắt hiện lên một nỗi kiềm chế thường tháy trên gương mặt các tăng lữ. Chiếc áo cà sa màu vàng nhạt của chú khẽ bay bay trong gió biển ẩm ướt. Chiếc đầu được cạo bóng loáng của chú làm mất đi chất hóc môn vốn có của lứa tuổi thanh niên.
Biểu hiện của chú đã nói rằng chú rất nhớ mẹ. Nỗi nhớ đó thật đau khổ, có lúc có thể đã tới mức oán hận.
Tới cổng chùa Phổ Kỳ, Tuệ Quang nói với người gác cổng điều gì đó, tôi đi theo chú mà không cần phải mua vé. Khách dâng hương ở chùa này đông hơn ở chùa Pháp Vũ rất nhiều. Đi lại chốc chốc lại va phải nhau hoặc bị người bên cạnh xéo phải. Trang trí kiến trúc ở đây nom cũng huy hoàng và rực rỡ hơn. Tuệ Quang nhanh chóng tìm được một chú tiểu cùng học tại Phật học viện với chú, pháp danh là Thần Điền. Tại chỗ của Thần Điền, Tuệ Quang lấy kinh và một miếng bánh ga tô. Đó là món quà của Thần Điền dành cho chú. Họ đều là bạn thân.
Trên đường về, Tuệ Quang xách tòng teng miếng bánh ga tô đặt trong hộp giấy. Chú không nỡ ăn, định mang về biếu pháp sư Tính Không.
Chú nói đó là thứ duy nhất mà sư phụ chịu phá lệ ăn, ngoài cơm chay. Pháp sư Tính Không vốn là một công tử từng được yêu chiều trong một gia tộc nổi tiếng ở Thượng Hải. Dân Nga lang thang làm thuê cho gia đình họ có thể làm được những chiếc bánh ga tô bơ ngon nhất Thượng Hải. Và pháp sư rất mê bánh ga tô từ nhỏ. Sau khi xuất gia, ông rũ bỏ tất cả, trừ phi hiếm hoi lắm mới ăn bánh ga tô, và ông gọi đó là "phần không hoàn chỉnh trong sự hoàn chỉnh của tôi".
Tôi bật cười, hỏi Tuệ Quang: "Hòa thượng được phép ăn bánh ga tô không?".
"Nếu là loại bơ do con người làm thì được ăn", chú đáp.
"Thế có ăn được trứng gà không?".
"Cài này, gần đây đang được các hòa thượng trên đảo tranh luận. Một nửa số người cho rằng có thể, một nửa số còn lại cho rằng không thể".
Sau khi quay về chùa Pháp Vũ, chúng tôi không dám đi quấy rối pháp sư Tính Không. Tuệ Quang pha một bình trà, dạy tôi vài ván cờ dưới cây Phổ Đề.
Loại cờ hai màu đen - trắng thực ra là sự thể hiện trực quan của trí tuệ phương Đông và nó không cần yêu cầu phải diệt hết toàn bộ kẻ thù hoặc bắt vua của bên kia. Phần chiến thắng chỉ cần chiếm được nhiều hơn bên thua một ít địa bàn. Nhưng về mặt kĩ thuật cũng không thể chiếm toàn bộ phần địa bàn của kẻ thù. Vì vậy, việc chiến thắng này chỉ mang tính tương đối, rất khoan dung và tạo nên kẻ chiến thắng dưới tiền đề cùng chung sống hòa bình.
Thời gian trôi qua thật mau. Mấy tiếng mõ khô gọn từ gáo dừa vang lên. Đã đến giờ các hòa thượng phải quay về trai phòng niệm kinh ngồi thiền. Chú tiểu Tuệ Quang thu dọn bàn cờ. Tôi uống nốt chỗ trà dở. Hai bên tạm biệt nhau. Tôi chậm rãi đi trên con đường mòn, quay về nhà nghỉ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.