Chương 15: Chương 15: Nhất tộc, Nhị thị, Tam gia
Hắc Long
03/07/2018
Trên Đế quốc Đại Nam, học sinh luôn là mục tiêu tranh đoạt của các thế lực. Những học sinh giỏi luôn được nhắm tới từ sớm, và được ra sức chiêu dụ. Bởi vậy, các thế lực luôn phải chú ý mối quan hệ với học viện. Mỗi học viện, dù là yếu kém nhất, cũng được đóng góp tới hàng triệu, hàng tỉ hào một năm. Thành tích học sinh càng cao, giá trị của học viện lại càng cao, các tổ chức đóng góp vào cũng sẽ tăng lên. Bởi vậy, thành tích luôn là chủ trương tối quan trọng của mỗi học viện, truyền đạt xuống từng giáo viên. Dần dần, học viện là nơi để vun đắp những hạt giống tốt trở nên tốt hơn, chứ không phải giúp cho những hạt giống yếu kém cố gắng nảy mầm. Như cô giáo thằng Văn vậy, thà tập trung sức lực để bồi dưỡng cho học sinh giỏi như Linh, chứ không bao giờ giúp đỡ những đứa kém như thằng Văn tiến bộ.
Trường liên hợp Kình Ngư đặt tại khu vực xa trung tâm, gần cảng biển. Trong trường gần một nửa số học sinh là con nhà lao động, nửa còn lại là xuất xứ trung lưu, chỉ có một số ít là có gia cảnh tốt.
Tại Đại Nam, tầng lớp lao động hầu hết là những người học chưa quá Sơ trung, nhiều người mới chỉ tốt nghiệp Tiểu học. Bọn họ không có tư chất, không có tiềm năng, lại bị hệ thống Giáo dục thờ ơ, nên không cách nào tiến xa hơn được. Con cái họ cũng không có tư chất gì, cũng không được nhà trường xem trọng. Mà trường Kình Ngư, vốn có một nửa sĩ số là con nhà lao động, hiển nhiên thành tích chung của nhà trường không cao được đi đâu.
Tuy nhiên, đó chỉ là thành tích chung, về thành tích bậc cao, nhà trường lại vô cùng hãnh diện. Tầng lớp học sinh xuất xứ trung lưu, thượng lưu, vốn có nguồn gen khá, lại được gia đình đầu tư, chăm chút, học lực vô cùng cao, thành tích vô cùng khả quan. Trong những năm gần đây, thành tích của Kình Ngư trong các kì thi đều chễm chệ trong top 20, năm vừa qua còn có Trần Thiên Anh đạt top 10 Hội thao Thành phố, suýt chút nữa là có thể tham dự Tổng Hội thao Toàn quốc.
Học sinh xuất thân thượng lưu, hầu như sau này sẽ phục vụ gia tộc của mình, các tổ chức khác đừng mơ chiêu dụ nổi. Nhưng những học sinh trung lưu, học lực khá, xuất thân vừa phải, là nhân tố quá phù hợp để các thế lực nhắm tới.
Cộng thêm yếu tố địa bàn hoạt động, trường Kình Ngư nằm gần phố cảng, luôn giữ mối quan hệ rất tốt với các thế lực tại cảng. Trong đó, lớn mạnh nhất phải kể tới Hắc Long và Thanh Hải, 2 công ty cạnh tranh tại cảng. Hằng năm, mỗi ngày khai giảng, đại diện 2 công ty luôn đến tham dự, cũng lên phát biểu nhằm hứa hẹn cho các em học sinh một tương lai huy hoàng nếu gia nhập công ty. Danh sách các học sinh phù hợp cũng được học viện như có như không dúi vào tay bọn họ, cũng như thông tin liên lạc. Những việc này được mọi người ngầm công nhận với nhau, mà học viện nào cũng như vậy cả.
Nghe đồn, Hắc Long có chỗ dựa rất lớn là Phạm thị, một trong Tam đại gia tộc ở Kinh đô, bởi không phải vô duyên vô cớ mà nó cạnh tranh nổi với Thanh Hải, cả trong tối lẫn ngoài sáng. Mà Thanh Hải, càng kinh người hơn, trực tiếp là công ty con của Tập đoàn Vương Triều Kiến Nghiệp, tập đoàn do thế lực thống trị cả Đế quốc lập ra. Chủ tịch của nó, cũng chính là Đại Nam Đế vương, Vương Vũ Hoành.
“Nhất tộc, Nhị thị, Tam gia”. Đây là câu cửa miệng của người dân Đại Nam, miêu tả các thế lực thống trị Đế quốc. Nhất tộc, chính là Vương tộc, thống trị Vương quyền đã 3 ngàn năm nay. Nhị thị, là Phạm thị, Tam gia, là Trần gia.
Kinh tế quyết định chính trị, bởi vậy không một thế lực chính trị nào buông tha cho kinh tế, bởi vậy mà Vương tộc đã lập nên Tập đoàn Vương Triều Kiến Nghiệp, chi phối gần như mọi lĩnh vực trên cả nước, mà người dân vẫn gọi tắt là Vương Nghiệp. Tuy nhiên, 3 thế hệ gần đây, Vương Nghiệp tập trung quá nhiều vào kĩ thuật và công nghệ quân sự, đồng thời là công nghiệp nặng, để hổng một thị phần quá lớn cho 2 gia tộc khác vươn lên. Công nghiệp thực phẩm, có Trần gia, hàng tiêu dùng, có Phạm thị.
Có người cho rằng Vương tộc đã quá tập trung vào quân sự mà buông lỏng nội tình trong nước rồi, có người lại nói, Vương tộc cố tình để 2 gia tộc kia lo chuyện lặt vặt phục vụ người dân, Vương tộc lại càng rảnh tay tập trung vào quân sự và đối ngoại. Nắm quân đội trong tay, 2 gia tộc kia nào dám ho he. Vạn chúng phân vân, tình hình 3 đại gia tộc cũng là càng đồn đại càng mơ hồ, lan truyền một lượt rồi ai lại về nhà nấy. Với đám người buôn chuyện, họ còn phải lo cơm áo gạo tiền, việc đấu đá chính trị cũng không ảnh hưởng tới bữa sáng của họ. Hắc Long và Thanh Hải đã đầu tư cho trường Kình Ngư đã là số tiền khổng lồ, họ cũng nhận về một nguồn nhân lực tương xứng. Trường Kình Ngư vừa lá mặt với Hắc Long, vừa lá trái với Thanh Hải, mỗi bên đều rõ ràng, nhưng cũng đều vui vẻ.
Lại nói, trong khu Cao trung Kình Ngư có một khu nhà nhỏ được Hắc Long đầu tư để xây dựng và quyên tặng. Về danh nghĩa, đây là khu nhà Câu lạc bộ Kinh doanh, do Hắc Long tài trợ để tạo một sân chơi bàn luận cho các học sinh đam mê ngành này. Nhưng qua quá nhiều năm không ai gia nhập, học sinh cũng chả nhớ có câu lạc bộ này tồn tại, quên luôn cái khu nhà ấy dùng để làm gì. Mọi người chỉ quen gọi nó là khu nhà 3E, còn đồn rằng trong đó có ma. Trần Thiên Anh rời phòng tập, đi xuống tầng hầm. Tầng hầm là nơi để xe cho học sinh, bao quát cả 3 khu học. Nơi đây có rất nhiều cầu thang dẫn thẳng lên các khu nhà, lại có nhiều cầu thang khoá cửa, không cho học sinh bước lên. Hắn đi trong tầng hầm rộng lớn ấy, vẫn mặc trên người bộ võ phục lúc trước, người nhễ nhại mồ hôi. Cuối cùng, hắn tới trước một chiếc cầu thang cũng được khoá như rất nhiều những cầu thang khác. Hắn tra chìa vào ổ, cách một tiếng, bước lên. Đây chính là cầu thang dẫn lên nhà 3E. Khác biệt với vẻ ngoài tồi tàn rêu phong, bên trong nhà 3E vô cùng khang trang. Có hẳn 1 phòng khách, 3 phòng làm việc, và 1 phòng tắm. Hắn bước tới một chiếc tủ có mã số, tra mã số dành riêng cho hắn, rồi mở tủ lấy ra một túi đồ lớn. Từ trong túi, hắn lấy ra một bộ thường phục sẫm màu. Bộ quần áo này giúp hắn hoạt động linh hoạt vào ban đêm, nhưng cũng không quá nổi bật vào ban ngày. Trong túi còn lỉnh kỉnh rất nhiều trang thiết bị.
Hắn cầm bộ quần áo, bước vào phòng tắm. Đúng như thằng Văn đã nghĩ, hắn cũng cần thay đồ sau khi tập luyện. Và hắn phải có nơi để cất quần áo. Nơi đó là nhà 3E.
Khu nhà 3E này giống như 1 địa bàn nhỏ của Hắc Long trong chính trường Kình Ngư, là căn cứ bí mật để những nhân tuyển của Hắc Long đang học tại Kình Ngư dễ dàng hoạt động.
Trần Thiên Anh, mỗi lần chuẩn bị cho nhiệm vụ, hắn đều tới đây.
Tối nay, hắn lại có nhiệm vụ.
Trường liên hợp Kình Ngư đặt tại khu vực xa trung tâm, gần cảng biển. Trong trường gần một nửa số học sinh là con nhà lao động, nửa còn lại là xuất xứ trung lưu, chỉ có một số ít là có gia cảnh tốt.
Tại Đại Nam, tầng lớp lao động hầu hết là những người học chưa quá Sơ trung, nhiều người mới chỉ tốt nghiệp Tiểu học. Bọn họ không có tư chất, không có tiềm năng, lại bị hệ thống Giáo dục thờ ơ, nên không cách nào tiến xa hơn được. Con cái họ cũng không có tư chất gì, cũng không được nhà trường xem trọng. Mà trường Kình Ngư, vốn có một nửa sĩ số là con nhà lao động, hiển nhiên thành tích chung của nhà trường không cao được đi đâu.
Tuy nhiên, đó chỉ là thành tích chung, về thành tích bậc cao, nhà trường lại vô cùng hãnh diện. Tầng lớp học sinh xuất xứ trung lưu, thượng lưu, vốn có nguồn gen khá, lại được gia đình đầu tư, chăm chút, học lực vô cùng cao, thành tích vô cùng khả quan. Trong những năm gần đây, thành tích của Kình Ngư trong các kì thi đều chễm chệ trong top 20, năm vừa qua còn có Trần Thiên Anh đạt top 10 Hội thao Thành phố, suýt chút nữa là có thể tham dự Tổng Hội thao Toàn quốc.
Học sinh xuất thân thượng lưu, hầu như sau này sẽ phục vụ gia tộc của mình, các tổ chức khác đừng mơ chiêu dụ nổi. Nhưng những học sinh trung lưu, học lực khá, xuất thân vừa phải, là nhân tố quá phù hợp để các thế lực nhắm tới.
Cộng thêm yếu tố địa bàn hoạt động, trường Kình Ngư nằm gần phố cảng, luôn giữ mối quan hệ rất tốt với các thế lực tại cảng. Trong đó, lớn mạnh nhất phải kể tới Hắc Long và Thanh Hải, 2 công ty cạnh tranh tại cảng. Hằng năm, mỗi ngày khai giảng, đại diện 2 công ty luôn đến tham dự, cũng lên phát biểu nhằm hứa hẹn cho các em học sinh một tương lai huy hoàng nếu gia nhập công ty. Danh sách các học sinh phù hợp cũng được học viện như có như không dúi vào tay bọn họ, cũng như thông tin liên lạc. Những việc này được mọi người ngầm công nhận với nhau, mà học viện nào cũng như vậy cả.
Nghe đồn, Hắc Long có chỗ dựa rất lớn là Phạm thị, một trong Tam đại gia tộc ở Kinh đô, bởi không phải vô duyên vô cớ mà nó cạnh tranh nổi với Thanh Hải, cả trong tối lẫn ngoài sáng. Mà Thanh Hải, càng kinh người hơn, trực tiếp là công ty con của Tập đoàn Vương Triều Kiến Nghiệp, tập đoàn do thế lực thống trị cả Đế quốc lập ra. Chủ tịch của nó, cũng chính là Đại Nam Đế vương, Vương Vũ Hoành.
“Nhất tộc, Nhị thị, Tam gia”. Đây là câu cửa miệng của người dân Đại Nam, miêu tả các thế lực thống trị Đế quốc. Nhất tộc, chính là Vương tộc, thống trị Vương quyền đã 3 ngàn năm nay. Nhị thị, là Phạm thị, Tam gia, là Trần gia.
Kinh tế quyết định chính trị, bởi vậy không một thế lực chính trị nào buông tha cho kinh tế, bởi vậy mà Vương tộc đã lập nên Tập đoàn Vương Triều Kiến Nghiệp, chi phối gần như mọi lĩnh vực trên cả nước, mà người dân vẫn gọi tắt là Vương Nghiệp. Tuy nhiên, 3 thế hệ gần đây, Vương Nghiệp tập trung quá nhiều vào kĩ thuật và công nghệ quân sự, đồng thời là công nghiệp nặng, để hổng một thị phần quá lớn cho 2 gia tộc khác vươn lên. Công nghiệp thực phẩm, có Trần gia, hàng tiêu dùng, có Phạm thị.
Có người cho rằng Vương tộc đã quá tập trung vào quân sự mà buông lỏng nội tình trong nước rồi, có người lại nói, Vương tộc cố tình để 2 gia tộc kia lo chuyện lặt vặt phục vụ người dân, Vương tộc lại càng rảnh tay tập trung vào quân sự và đối ngoại. Nắm quân đội trong tay, 2 gia tộc kia nào dám ho he. Vạn chúng phân vân, tình hình 3 đại gia tộc cũng là càng đồn đại càng mơ hồ, lan truyền một lượt rồi ai lại về nhà nấy. Với đám người buôn chuyện, họ còn phải lo cơm áo gạo tiền, việc đấu đá chính trị cũng không ảnh hưởng tới bữa sáng của họ. Hắc Long và Thanh Hải đã đầu tư cho trường Kình Ngư đã là số tiền khổng lồ, họ cũng nhận về một nguồn nhân lực tương xứng. Trường Kình Ngư vừa lá mặt với Hắc Long, vừa lá trái với Thanh Hải, mỗi bên đều rõ ràng, nhưng cũng đều vui vẻ.
Lại nói, trong khu Cao trung Kình Ngư có một khu nhà nhỏ được Hắc Long đầu tư để xây dựng và quyên tặng. Về danh nghĩa, đây là khu nhà Câu lạc bộ Kinh doanh, do Hắc Long tài trợ để tạo một sân chơi bàn luận cho các học sinh đam mê ngành này. Nhưng qua quá nhiều năm không ai gia nhập, học sinh cũng chả nhớ có câu lạc bộ này tồn tại, quên luôn cái khu nhà ấy dùng để làm gì. Mọi người chỉ quen gọi nó là khu nhà 3E, còn đồn rằng trong đó có ma. Trần Thiên Anh rời phòng tập, đi xuống tầng hầm. Tầng hầm là nơi để xe cho học sinh, bao quát cả 3 khu học. Nơi đây có rất nhiều cầu thang dẫn thẳng lên các khu nhà, lại có nhiều cầu thang khoá cửa, không cho học sinh bước lên. Hắn đi trong tầng hầm rộng lớn ấy, vẫn mặc trên người bộ võ phục lúc trước, người nhễ nhại mồ hôi. Cuối cùng, hắn tới trước một chiếc cầu thang cũng được khoá như rất nhiều những cầu thang khác. Hắn tra chìa vào ổ, cách một tiếng, bước lên. Đây chính là cầu thang dẫn lên nhà 3E. Khác biệt với vẻ ngoài tồi tàn rêu phong, bên trong nhà 3E vô cùng khang trang. Có hẳn 1 phòng khách, 3 phòng làm việc, và 1 phòng tắm. Hắn bước tới một chiếc tủ có mã số, tra mã số dành riêng cho hắn, rồi mở tủ lấy ra một túi đồ lớn. Từ trong túi, hắn lấy ra một bộ thường phục sẫm màu. Bộ quần áo này giúp hắn hoạt động linh hoạt vào ban đêm, nhưng cũng không quá nổi bật vào ban ngày. Trong túi còn lỉnh kỉnh rất nhiều trang thiết bị.
Hắn cầm bộ quần áo, bước vào phòng tắm. Đúng như thằng Văn đã nghĩ, hắn cũng cần thay đồ sau khi tập luyện. Và hắn phải có nơi để cất quần áo. Nơi đó là nhà 3E.
Khu nhà 3E này giống như 1 địa bàn nhỏ của Hắc Long trong chính trường Kình Ngư, là căn cứ bí mật để những nhân tuyển của Hắc Long đang học tại Kình Ngư dễ dàng hoạt động.
Trần Thiên Anh, mỗi lần chuẩn bị cho nhiệm vụ, hắn đều tới đây.
Tối nay, hắn lại có nhiệm vụ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.