Chương 769: Hình cờ ổn định
Hắc Long
27/07/2024
Chương 769: Hình cờ ổn định
Xét theo chỉ tiêu năm nay, Kim Tinh Hội có lẽ cấp bằng cho 500 - 1000 Thạc sĩ là vừa đủ. Kì thực đối với việc cấp bằng Chứng nhận Học vị kiểu này, chỉ tiêu cũng chỉ là khái niệm tương đối. Nếu có 2000 người đạt đúng chuẩn Chiến lực Thạc sĩ, thì phải cấp bằng cho họ, chẳng lẽ chỉ vì chỉ tiêu không đủ mà bác bỏ năng lực của người ta?
Vấn đề là, tiêu chí để đánh giá 1 người có đủ tiêu chuẩn Thạc sĩ hay không, tới nay vẫn chưa đồng nhất, kể cả ở riêng Bắc Hà, vẫn sẽ có nhiều quan điểm sai khác.
Dễ xét nhất, là môn sinh của các môn phái, Học viện lớn, có hệ thống đào tạo được quy chuẩn, chỉ cần hoàn thành chương trình đào tạo là gần như chắc chắn sẽ đạt được trình độ tương đương. Học viện lớn vì giữ gìn hình ảnh uy tín của mình, đương nhiên đầu ra vô cùng chất lượng, tỉ lệ vượt khảo hạch cao tới gần như tuyệt đối. Các chủ khảo thường cũng không quá khắt khe với số thí sinh này.
Nhưng trên toàn đất Bắc Hà cũng lắm thể loại kì dị, môn phái tự phát, học viện nhỏ, thậm chí là tán tu các kiểu, tự mình tu luyện thành tài, phải khảo hạch kĩ càng mới dám cấp bằng.
Để đạt tới trình độ Thạc sĩ, quan điểm chung của cả hệ thống giáo dục Đại Nam và Bắc Hà đều là: hoàn toàn làm chủ Chiến lực của bản thân, phát huy tối đa cực hạn của 1 cá thể, và tiến được bước tiến đầu tiên trong việc vượt qua giới hạn của chính mình, tác động được vào ngoại giới.
Ví dụ điển hình mà người Đại Nam vẫn đem ra để mô tả, chính là khoảng cách giữa Bộc Phá Quyền và Phá Không Quyền. Bộc Phá Quyền là sử dụng toàn bộ sức lực mà bản thân có thể khai phát để tung nắm đấm. Phá Không Quyền lại là đưa nắm đấm ấy vượt ra khỏi giới hạn vật lí của cơ thể, phóng ra ngoài không trung.
Tuy vậy thì đây cũng chỉ là cách phân định dựa trên lí thuyết. Thực tiễn đã chứng minh khoảng cách giữa Cử nhân và Thạc sĩ mong manh đến khó ngờ. Nếu nói Thạc sĩ là đã viên mãn sức mạnh của bản thân, bước đầu vượt qua giới hạn mà tác động vào ngoại giới, nhưng nếu so với 1 Cử Nhân chỉ đang phát huy sức mạnh cá nhân tới cực hạn, mà cá nhân đó lại mạnh mẽ hơn hẳn kẻ vừa đạt cấp Thạc sĩ kia, vậy thì rõ ràng hắn vẫn mạnh hơn. 1 kẻ 9 điểm mà phát huy được 110% sức mạnh bản thân, thì mới 9,9 điểm thôi, còn kẻ 10 điểm mà phát huy được 100% thì vẫn là 10 điểm.
Dần dần, việc phân định đẳng cấp Thạc sĩ cũng không còn quá bám sát định nghĩa ban đầu nữa. Chỉ cần đạt được chiến lực tương đương Thạc sĩ, vậy thì cấp cho ngươi bằng Thạc sĩ, tinh thần khảo hạch hiện tại là như vậy.
Chính vì việc trao bằng cấp qua quýt như vậy, nên bằng Thạc sĩ vẫn là bằng cấp gây nên nhiều tranh cãi nhất tại các lục địa. Nhiều tổ chức tuyển dụng sẽ không quá quan trọng sự khác biệt giữa Cử nhân và Thạc sĩ, đặc biệt là những người ở gần vùng xám nhập nhằng.
===
Chỉ tiêu đề ra chính là vì lí do như vậy. Đối với những người có chiến lực nổi bật rõ ràng, đương nhiên phải trao bằng cho họ. Còn thừa lại bao nhiêu chỉ tiêu, thì chủ khảo có thể căn cứ vào đó để du di thêm cho những người trong vùng xám. Thường thì số lượng du di này sẽ vừa đủ hết chỉ tiêu giao xuống, vì chủ khảo nào chẳng muốn nâng thêm số liệu thành tích cho chính mình?
Nói là vậy, nhưng hôm nay vẫn là ngày đầu tiên. Đinh Kiến Châu thừa hiểu rằng không nên trao bằng quá nhiều trong giai đoạn đầu, tránh việc xuất hiện những người thực sự xứng đáng trong những ngày cuối mà chỉ tiêu thì lại hết. Trao thêm bằng thì vượt quá chỉ tiêu, cấp trên sẽ không hài lòng, mà không trao bằng cho người ta, họ lại đâm đơn khiếu nại lên thì mình cũng móm. Nhập nhằng vùng xám thì chả nói làm gì, nếu người ta thật sự mạnh mẽ thì mình trăm miệng cũng không thanh minh được.
Ngày đầu tiên thí sinh tới thật đông. 726 người! Muốn sàng lọc nhanh nhất, đúng là chỉ có thể gom hết 1 chỗ để loạn chiến. Sau đó có thể tiến hành khảo hạch sâu hơn cho 200 kẻ sinh tồn cuối cùng chẳng hạn.
===
726 thí sinh được đưa vào nhà thể chất. Nhà thể chất này có chất lượng cao nhất Kim Hành Kinh, độ rộng chẳng kém gì 1 sân bóng, bình thường vốn được chia thành nhiều khu thi đấu, nay được gộp lại thành 1 sàn đấu khổng lồ. Vừa được “lùa” vào sân, hầu như tất cả mọi người đã lao tới chiếm 4 góc. Thi đấu sinh tồn, tứ phương vi địch, càng đứng giữa sân lại càng nhận nhiều hướng nguy cơ. Nếu đứng sát cạnh biên, sẽ chỉ cần chú ý 2 bên trái phải và phía trước mắt. Nếu đứng tại góc sẽ càng an toàn hơn nữa, phạm vi cần chú ý sẽ được thu hẹp. Đây cũng là nguyên tắc trong bộ môn cờ vây, ai cũng sẽ ưu tiên giành góc, cạnh, rồi mới tới trung tâm.
Tuy vậy, đứng quá sát góc cũng không phải điều hay ho. Mục đích của sinh tồn là phải đứng được trên sân càng lâu càng tốt. Đứng ngay sát biên, dù có tự tin trụ vững tới mấy, những kẻ còn lại chỉ cần đồng tâm hiệp lực đẩy mình, chắc chắn sẽ văng ra ngoài chỉ trong 1 nốt nhạc.
Vậy nên vị trí thuận lợi nhất kì thực không phải ngay sát góc, mà là cách góc không xa, tương đương điểm 3-3 hoặc 4-4 trên bàn cờ. Thế là sân thi đấu sinh tồn bỗng nhiên tạo nên hình thù không khác gì 1 bàn cờ vây. 4 nhóm người túm tụm lại thành 1 núi người chồng chất nhau quanh 4 điểm ưu thế này.
Tuýt! Tuýt!!!!
Chủ khảo Đinh Kiến Châu miệng ngậm còi, chạy tới can thiệp:
- Tuyệt đối nghiêm cấm chen lấn xô đẩy! Cách người khác tối thiểu 1 sải tay. Chỗ đã có người đứng tuyệt đối không được tranh giành! Còn vi phạm nữa là truất quyền tham gia khảo hạch!
Nhờ vậy, đám đông mới tản ra. Những kẻ nhanh chân xí được chỗ tốt từ ban đầu đương nhiên sẽ không di dời 1 li. Những người còn lại cũng lầm lũi tranh được chút nào thì tranh, dần dần phân bố ra thành 1 hình vuông nhỏ nằm trong hình vuông lớn là sân thi đấu, cách lề 1 khoảng đủ an toàn để không lo bị đánh văng ra ngoài.
Tuy vậy, sau khi hình vuông nhỏ hình thành, 1 số người nhận ra nếu bước vào bên trong, tạo thành 1 hình vuông nhỏ hơn, sẽ tạm thời không cần lo ngại phía sau lưng, mà lại an toàn hơn hẳn vòng ngoài. Vậy là số đông lại lao vào bên trong tạo thành hình vuông nhỏ, khiến cho mật độ người ở hình vuông nhỏ tăng lên tối đa, vô hình trung lại khiến cho hình vuông lớn được giãn cách, dễ thở hơn rất nhiều.
Sau 1 hồi nhốn nháo nhộn nhạo, hình thù cuối cùng của sân đấu coi như đã ổn định. Hình vuông nhỏ nằm bên trong với mật độ cao, không lo ngại bị đánh văng sàn nhưng lại nhiều nguy cơ nhận đòn từ những kẻ kề bên. Hình vuông ngoài rộng rãi thoải mái, nhưng nguy cơ bị đánh văng sàn cũng cao hơn. Nếu người bên ngoài thấy nguy cơ bên mình có vẻ cao hơn, sẽ lập tức chạy vào trong. Tương tự người bên trong cũng sẽ chạy ra ngoài nếu cảm thấy mật độ quá dày. 2 hình vuông này sẽ tự động điều chỉnh cho tới khi tổng 2 loại nguy cơ này vừa đúng bằng nhau, trong hay ngoài đều có tương đương cơ hội, sẽ không còn ai muốn đổi chỗ nữa. Đây chính là 1 điểm cân bằng trong Lý thuyết trò chơi.
Hình cờ như vậy tưởng chừng đã ổn định. Ngờ đâu chui ra 3 đứa ất ơ nào đấy, mặt đeo mặt nạ, ăn mặc chẳng rõ môn phái vùng miền, ngang nhiên đứng ở giữa sân, cũng tương đương với điểm Thiên Nguyên trên bàn cờ.
Xét theo chỉ tiêu năm nay, Kim Tinh Hội có lẽ cấp bằng cho 500 - 1000 Thạc sĩ là vừa đủ. Kì thực đối với việc cấp bằng Chứng nhận Học vị kiểu này, chỉ tiêu cũng chỉ là khái niệm tương đối. Nếu có 2000 người đạt đúng chuẩn Chiến lực Thạc sĩ, thì phải cấp bằng cho họ, chẳng lẽ chỉ vì chỉ tiêu không đủ mà bác bỏ năng lực của người ta?
Vấn đề là, tiêu chí để đánh giá 1 người có đủ tiêu chuẩn Thạc sĩ hay không, tới nay vẫn chưa đồng nhất, kể cả ở riêng Bắc Hà, vẫn sẽ có nhiều quan điểm sai khác.
Dễ xét nhất, là môn sinh của các môn phái, Học viện lớn, có hệ thống đào tạo được quy chuẩn, chỉ cần hoàn thành chương trình đào tạo là gần như chắc chắn sẽ đạt được trình độ tương đương. Học viện lớn vì giữ gìn hình ảnh uy tín của mình, đương nhiên đầu ra vô cùng chất lượng, tỉ lệ vượt khảo hạch cao tới gần như tuyệt đối. Các chủ khảo thường cũng không quá khắt khe với số thí sinh này.
Nhưng trên toàn đất Bắc Hà cũng lắm thể loại kì dị, môn phái tự phát, học viện nhỏ, thậm chí là tán tu các kiểu, tự mình tu luyện thành tài, phải khảo hạch kĩ càng mới dám cấp bằng.
Để đạt tới trình độ Thạc sĩ, quan điểm chung của cả hệ thống giáo dục Đại Nam và Bắc Hà đều là: hoàn toàn làm chủ Chiến lực của bản thân, phát huy tối đa cực hạn của 1 cá thể, và tiến được bước tiến đầu tiên trong việc vượt qua giới hạn của chính mình, tác động được vào ngoại giới.
Ví dụ điển hình mà người Đại Nam vẫn đem ra để mô tả, chính là khoảng cách giữa Bộc Phá Quyền và Phá Không Quyền. Bộc Phá Quyền là sử dụng toàn bộ sức lực mà bản thân có thể khai phát để tung nắm đấm. Phá Không Quyền lại là đưa nắm đấm ấy vượt ra khỏi giới hạn vật lí của cơ thể, phóng ra ngoài không trung.
Tuy vậy thì đây cũng chỉ là cách phân định dựa trên lí thuyết. Thực tiễn đã chứng minh khoảng cách giữa Cử nhân và Thạc sĩ mong manh đến khó ngờ. Nếu nói Thạc sĩ là đã viên mãn sức mạnh của bản thân, bước đầu vượt qua giới hạn mà tác động vào ngoại giới, nhưng nếu so với 1 Cử Nhân chỉ đang phát huy sức mạnh cá nhân tới cực hạn, mà cá nhân đó lại mạnh mẽ hơn hẳn kẻ vừa đạt cấp Thạc sĩ kia, vậy thì rõ ràng hắn vẫn mạnh hơn. 1 kẻ 9 điểm mà phát huy được 110% sức mạnh bản thân, thì mới 9,9 điểm thôi, còn kẻ 10 điểm mà phát huy được 100% thì vẫn là 10 điểm.
Dần dần, việc phân định đẳng cấp Thạc sĩ cũng không còn quá bám sát định nghĩa ban đầu nữa. Chỉ cần đạt được chiến lực tương đương Thạc sĩ, vậy thì cấp cho ngươi bằng Thạc sĩ, tinh thần khảo hạch hiện tại là như vậy.
Chính vì việc trao bằng cấp qua quýt như vậy, nên bằng Thạc sĩ vẫn là bằng cấp gây nên nhiều tranh cãi nhất tại các lục địa. Nhiều tổ chức tuyển dụng sẽ không quá quan trọng sự khác biệt giữa Cử nhân và Thạc sĩ, đặc biệt là những người ở gần vùng xám nhập nhằng.
===
Chỉ tiêu đề ra chính là vì lí do như vậy. Đối với những người có chiến lực nổi bật rõ ràng, đương nhiên phải trao bằng cho họ. Còn thừa lại bao nhiêu chỉ tiêu, thì chủ khảo có thể căn cứ vào đó để du di thêm cho những người trong vùng xám. Thường thì số lượng du di này sẽ vừa đủ hết chỉ tiêu giao xuống, vì chủ khảo nào chẳng muốn nâng thêm số liệu thành tích cho chính mình?
Nói là vậy, nhưng hôm nay vẫn là ngày đầu tiên. Đinh Kiến Châu thừa hiểu rằng không nên trao bằng quá nhiều trong giai đoạn đầu, tránh việc xuất hiện những người thực sự xứng đáng trong những ngày cuối mà chỉ tiêu thì lại hết. Trao thêm bằng thì vượt quá chỉ tiêu, cấp trên sẽ không hài lòng, mà không trao bằng cho người ta, họ lại đâm đơn khiếu nại lên thì mình cũng móm. Nhập nhằng vùng xám thì chả nói làm gì, nếu người ta thật sự mạnh mẽ thì mình trăm miệng cũng không thanh minh được.
Ngày đầu tiên thí sinh tới thật đông. 726 người! Muốn sàng lọc nhanh nhất, đúng là chỉ có thể gom hết 1 chỗ để loạn chiến. Sau đó có thể tiến hành khảo hạch sâu hơn cho 200 kẻ sinh tồn cuối cùng chẳng hạn.
===
726 thí sinh được đưa vào nhà thể chất. Nhà thể chất này có chất lượng cao nhất Kim Hành Kinh, độ rộng chẳng kém gì 1 sân bóng, bình thường vốn được chia thành nhiều khu thi đấu, nay được gộp lại thành 1 sàn đấu khổng lồ. Vừa được “lùa” vào sân, hầu như tất cả mọi người đã lao tới chiếm 4 góc. Thi đấu sinh tồn, tứ phương vi địch, càng đứng giữa sân lại càng nhận nhiều hướng nguy cơ. Nếu đứng sát cạnh biên, sẽ chỉ cần chú ý 2 bên trái phải và phía trước mắt. Nếu đứng tại góc sẽ càng an toàn hơn nữa, phạm vi cần chú ý sẽ được thu hẹp. Đây cũng là nguyên tắc trong bộ môn cờ vây, ai cũng sẽ ưu tiên giành góc, cạnh, rồi mới tới trung tâm.
Tuy vậy, đứng quá sát góc cũng không phải điều hay ho. Mục đích của sinh tồn là phải đứng được trên sân càng lâu càng tốt. Đứng ngay sát biên, dù có tự tin trụ vững tới mấy, những kẻ còn lại chỉ cần đồng tâm hiệp lực đẩy mình, chắc chắn sẽ văng ra ngoài chỉ trong 1 nốt nhạc.
Vậy nên vị trí thuận lợi nhất kì thực không phải ngay sát góc, mà là cách góc không xa, tương đương điểm 3-3 hoặc 4-4 trên bàn cờ. Thế là sân thi đấu sinh tồn bỗng nhiên tạo nên hình thù không khác gì 1 bàn cờ vây. 4 nhóm người túm tụm lại thành 1 núi người chồng chất nhau quanh 4 điểm ưu thế này.
Tuýt! Tuýt!!!!
Chủ khảo Đinh Kiến Châu miệng ngậm còi, chạy tới can thiệp:
- Tuyệt đối nghiêm cấm chen lấn xô đẩy! Cách người khác tối thiểu 1 sải tay. Chỗ đã có người đứng tuyệt đối không được tranh giành! Còn vi phạm nữa là truất quyền tham gia khảo hạch!
Nhờ vậy, đám đông mới tản ra. Những kẻ nhanh chân xí được chỗ tốt từ ban đầu đương nhiên sẽ không di dời 1 li. Những người còn lại cũng lầm lũi tranh được chút nào thì tranh, dần dần phân bố ra thành 1 hình vuông nhỏ nằm trong hình vuông lớn là sân thi đấu, cách lề 1 khoảng đủ an toàn để không lo bị đánh văng ra ngoài.
Tuy vậy, sau khi hình vuông nhỏ hình thành, 1 số người nhận ra nếu bước vào bên trong, tạo thành 1 hình vuông nhỏ hơn, sẽ tạm thời không cần lo ngại phía sau lưng, mà lại an toàn hơn hẳn vòng ngoài. Vậy là số đông lại lao vào bên trong tạo thành hình vuông nhỏ, khiến cho mật độ người ở hình vuông nhỏ tăng lên tối đa, vô hình trung lại khiến cho hình vuông lớn được giãn cách, dễ thở hơn rất nhiều.
Sau 1 hồi nhốn nháo nhộn nhạo, hình thù cuối cùng của sân đấu coi như đã ổn định. Hình vuông nhỏ nằm bên trong với mật độ cao, không lo ngại bị đánh văng sàn nhưng lại nhiều nguy cơ nhận đòn từ những kẻ kề bên. Hình vuông ngoài rộng rãi thoải mái, nhưng nguy cơ bị đánh văng sàn cũng cao hơn. Nếu người bên ngoài thấy nguy cơ bên mình có vẻ cao hơn, sẽ lập tức chạy vào trong. Tương tự người bên trong cũng sẽ chạy ra ngoài nếu cảm thấy mật độ quá dày. 2 hình vuông này sẽ tự động điều chỉnh cho tới khi tổng 2 loại nguy cơ này vừa đúng bằng nhau, trong hay ngoài đều có tương đương cơ hội, sẽ không còn ai muốn đổi chỗ nữa. Đây chính là 1 điểm cân bằng trong Lý thuyết trò chơi.
Hình cờ như vậy tưởng chừng đã ổn định. Ngờ đâu chui ra 3 đứa ất ơ nào đấy, mặt đeo mặt nạ, ăn mặc chẳng rõ môn phái vùng miền, ngang nhiên đứng ở giữa sân, cũng tương đương với điểm Thiên Nguyên trên bàn cờ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.