Chương 18
Tào Đình
14/12/2013
Con trai Tào Lợi Hồng vừa gọi là Đạm Ngọc cuống lên đi ngay.
Tôi nghĩ, nếu tôi cứ si tình ngồi đây đợi nàng hồi tâm chuyển ý thì sẽ mãi ôm cuộc sống đau khổ của một kẻ hèn kém mà thôi.
Vật vã đau đớn một lúc, tôi quyết định từ bỏ. bởi vì, đối phương là Tào Lợi Hồng. Tình địch của tôi không phải người thường, tình địch của tôi đại diện cho đỉnh cao quyền lực và tiền bạc.
Thứ tình yêu như vậy, cho dù có vật đổi sao dời thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn sẽ mãi là chiếc cây khô trong tiết trời xuân mà thôi.
Bỗng nhớ lại cuộc điện thoại bố gọi sáng nay, con trai bị ốm.
Con trai tôi bốn tuổi, cho đến tận bây giờ, theo như trí nhớ của tôi thì mới được gặp bố khoảng ba lần. lần thứ nhất là năm nó hai tuổi, đòi tôi mua cho chiếc xe tăng đồ chơi. Nhưng lần đó, tôi vội quá không kịp mua. Lần thứ hai là năm nó gần ba tuổi, lại đòi tôi mua xe tăng, tôi liền mua cho nó.
Lần cuối cùng là cách đây nửa năm, lúc tôi gặp thì nó đang quỳ trên vũng bùn mân mê chiếc xe tăng đã rỉ sét sứt mẻ, miệng reo lên những tiếng vui sướng.
Lúc đó, tôi thật không dám nhìn vào hàng lông mi thưa vàng và đôi mắt nhạt màu của nó.
Con trai tôi thật buồn! Bốn tuổi, nó trông thật đúng là một đứa con riêng với cái đầu vĩnh viễn cúi gầm chẳng bao giờ dám ngẩng cao, nói năng lí nhí, đôi mắt luôn như e sợ điều gì.
Đôi mắt bối rối của con trai luôn luôn quanh quẩn trong đầu tôi.
Tôi móc từ trong túi ra lọ nước hoa, ngửi ngửi, vô tình nhớ tới mùi hương Đạm Ngọc… bỗng cảm thấy như bị những cú đánh vào đầu tàn nhẫn – người ta đã chạy về phía người khác rồi, còn nhớ làm gì nữa?
Thế nên, nhân lý do đó, tôi bèn quyết định xin nghỉ làm ở văn phòng, ngay sáng sớm hôm sau lên máy bay về Tế nam.
Khi gần đến bệnh viện, tôi lập tức nhìn thấy đôi mắt của bố trông ngóng từng chiếc xe ô tô đi qua. Nhìn thấy tôi xuống xe, bố vội sải những bước chân dài tiến đến, vừa kéo tay tôi về phía bệnh viện vừa nói: “Mệt không? Tí nữa vào đến phòng bệnh thì nghỉ đi một lát! Hân Hân cứ nhắc mày mãi, nhớ mày lắm đấy! Ầy!” Bố nhìn quần áo tôi mặc, nhíu mày: “Sao mặc ít thế con? Mấy hôm nay nhiệt độ xuống thấp lắm!”
Tôi cười nói mấy hôm nay thời tiết Thượng Hải cũng ấm áp.
- Tí nữa về bảo mẹ mày tìm cho ít quần áo ấm mà mặc! Lớn thế này rồi vẫn còn chưa biết tự chăm sóc mình, toàn thân làm tội đời!
Bố càu nhàu, kéo tôi lên phòng bệnh ở tầng ba:
- Hân Hân xem ai đến này!
Bước vào cửa, tôi chưa kịp quan sát gì rõ ràng thì bố đã vui mừng gọi to.
- Bố!
Con trai tôi gọi yếu ớt, giơ cánh tay vẫn còn gắn ống kim lên.
- Ừ.
Tôi đáp dửng dưng. Không biết vì sao, lâu quá rồi không gặp con trai, nhưng tôi vẫn chỉ có cảm giác xa lạ. tóm lại là tôi có phần sợ nó, mà cũng hận nó, thật là một cái nợ.
Mẹ tôi ngồi bên thằng cháu nội, đút cho nó ăn từng thìa từng thìa, cũng hiền từ và kiên nhẫn như đối với tôi hồi nhỏ. Mẹ vừa đút vừa nhìn tôi:
- Dù sao cũng biết quay về rồi! Con nó bệnh đến thế này…
Bà quay sang đứa cháu nội, lại đút một thìa nữa, xót xa:
- Con xem, hành thằng bé đến mức này! Thành ra que tăm mất rồi, vừa vàng vừa gầy!
Mẹ chọc thằng bé làm nó cười khanh khách.
Thằng nhóc vốn đã vừa đen vừa gầy rồi còn gì. – Tôi thản nhiên lẩm bẩm, tìm một chỗ ngồi xuống.
- Nói vớ vẫn! – Mẹ giận dữ mắng tôi.
Tôi cười cười quay người nhìn ra phía cửa sổ, hình như có vật gì màu xanh nhàn nhạt, bước đến nhặt lên xem, hóa ra là cái xe tăng rỉ sét đến mức đã hoàn toàn đáng cho vào sọt rác.
Tôi vừa nghe bố kể lể những chuyện nhà chuyện vườn, vừa mân mê chiếc xe tăng vẻ hờ hững. thật ra tôi đang nghĩ về Đạm Ngọc, liệu nàng có tìm tôi không? Nếu tìm liệu nàng có thấy được tờ giấy tôi viết lại không? Điện thoại thì hết pin, tôi đi vội quá quên mang cái sạc điện.
Tôi lo nàng sẽ cuống lên tìm tôi khắp nơi.
- Bố! Bố!
Lúc đó thằng bé gọi tôi. Mãi sau tôi mới trả lời, hỏi chuyện gì.
- Bố, Hân Hân bây giờ ngoan lắm, Hân Hân bị tiêm cũng không khóc đâu!
Nó giơ lên cánh tay bị cắm ống tiêm tĩnh mạch, lắc lắc tay tôi.
- Ừ, ngoan lắm.
Tôi khen có một câu tượng trưng, làm thằng bé vui khôn xiết.
Lúc này tôi mới nhận ra thằng bé quả là nhỏ hơn những đứa trẻ cùng tuổi rất nhiều. cánh tay như cành cây khô của nó đã đọng lại trong tôi những ấn tượng chua xót.
- Nhưng mà Hân Hân phải ăn nhiều vào mới béo lên được!- Mẹ lại đưa chiếc thìa ra trước mặt nó, động viên.
- Đúng rồi. – Hơi chút áy náy, tôi cũng góp vào. – con trai à, con phải ăn nhiều vào mới to như bố được chứ!
- Ăn rồi thì thành bé ngoan phải không ạ? – Thằng bé dường như rất xem trọng việc phải trở nên thật ngoan.
- Tất nhiên rồi! – Tôi nói theo, giả vờ trừng mắt.
Sau đó, con trai tôi biến thành ông ba mươi, há miệng thật to ăn hết ngay những thìa cơm canh mẹ tôi đút, làm cả nhà đều khen.
Thằng bé no rồi, miệng phòng lên, nói to sung sướng:
- Bố ơi, con ngoan lắm rồi! Hân Hân là bé ngoan! Sau này bố sẽ không đi nữa!
Nhìn thằng bé vỗ tay reo hò, tôi cảm thấy hoang mang.
- Ông nội nói rồi, chỉ cần Hân Hân thật ngoan là bố sẽ về! Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiếp tục hỏi.
Tôi nhìn bố. bố đang hút thuốc, đối diện với ánh mắt tôi, ông cũng không quay lại.
Tôi lại nhìn thằng bé, nhìn hàng mi thưa vàng của nó, đôi mắt ươn ướt, ánh nhìn vừa hồn nhiên vừa ngây thơ, nhìn tôi đầy mong chờ. Niềm khoa khát ấy của nó làm tôi chợt liên tưởng ngay đến người đẹp Nhậm Đạm Ngọc, lúc nàng nhìn đôi giày cao gót giá 100 ngàn, sự ngưỡng mộ và ham muốn của nàng cũng hiện rõ ràng y như con trai tôi bây giờ.
- Bố, Hân Hân không ngoan sao? – Thấy tôi không có phản ứng gì, thằng bé lo sợ hỏi.
Giây phút đó, tôi có một niềm thôi thúc mãnh liệt, muốn ôm chặt thằng bé đã bốn tuổi mà chỉ được gặp cha có mấy lần vào lòng.
- Ngoan! Con lúc nào cũng rất ngoan! – Tôi vuốt má nó, nói.
- Vậy, bố còn đi nữa không? – Nó lại hỏi.
Tôi bỗng sợ cái việc phải gặp thằng bé. Tôi bỗng sợ đôi mắt đầy mong mỏi của nó. Tôi sợ lúc lớn lên nó sẽ phát hiện ra rằng từ khi nó sinh ra đến giờ, tôi đều không làm tròn bổn phận nên có của người cha, thậm chí đến cái tên “Hân Hân” của nó cũng là do người mẹ trình độ văn hóa tiểu học của tôi tiện miệng đặt ra, người nào không biết có khi còn tưởng là tên gọi một chú cẩu.
- Bố… ừ, bố phải kiếm tiền! bố kiếm tiền thì mới… – Tôi nghĩ đến những thứ đồ chơi nó thích, chỉ có duy nhất chiếc xe tăng. – mới mua được xe tăng cho Hân Hân chứ! Con thích xe tăng không?
- Thích! Nhưng con thích bố hơn. – Thằng bé nhìn tôi nói tha thiết.
Tôi lặng đi, tôi cảm thấy không đứng vững nổi nữa. Tôi không thể chịu nổi cái tình cảm thân thiết đột ngột xuất hiện của con trai khi nó ốm thế này, nó càng yêu tôi thì tôi lại càng thấy không chịu nổi.
Nhớ đến lúc bố gọi điện thoại, ông có nói thằng bé lúc bệnh cứ nhắc tôi mãi… tôi liền kiếm cớ trời hơi lạnh, nói muốn về nhà một lúc.
Mẹ cũng muốn đi cùng tôi về.
- Hân Hân cũng phải ngủ bây giờ, đợi nó ngủ rồi cùng về một thể!
Nửa tiếng sau, cô y tá đến tiêm.
Mũi tiêm vừa chạm vào mông, thằng bé liền khẽ kêu lên một tiếng, thuốc ào bắp thịt chắc là đau lắm, thằng bé tỏ vẻ muốn khóc. Nhưng nó bỗng ngẩng đầu lên, thấy tôi đang nhìn, nó bèn cắn răng lại không kêu một tiếng.
- Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiêm xong liền hỏi tôi.
- Con còn dũng cảm hơn cả bố đấy! – Tôi nói chắc chắn.
Tôi đã nói sự thật. Thằng con bốn tuổi dũng cảm hơn tôi.
Chẳng bao lâu sau, thằng bé liền say ngủ yên lành.
Lúc tôi đi cùng mẹ ra khỏi phòng bệnh, nắng chiều liền vào tràn ngập phòng bệnh, chiếu vào chiếc xe tăng, cũng chiếu vào cả thằng bé đang say giấc, trông nó rất thanh thản, rất yên tâm, giống y như một thiên thần trong trắng đang nhẹ nhàng đón nhận những an ủi của Thượng đế.
Con trai tôi đấy.
Cùng mẹ quay về con ngõ nhỏ nơi tôi đã sinh ra, nơi chẳng có những ồn ào và xa hoa của Thượng Hải, nơi chỉ có những con đường yên tĩnh và những con người hiền lành.
Ban ngày những người đàn ông đều ra ngoài đi làm, phụ nữ ngồi dưới ánh nắng trước cửa nhà chậm rãi đan len, thinh thoảng chạy qua chạy lại, nói chuyện về những tin tức nhà này nhà khác. Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thì cả ngày ngồi cởi truồng chạy nhông nhông.
Đấy là một ngày đẹp đẽ.
Những ngôi nhà đều không cao, cao nhất là bốn tầng. dây điện thoại, dây tivi chăng ngang ngang dọc dọc suốt những con đường, nối từ nơi này đến nơi khác. Nhà nào có lắp cửa chống trộm thì nhà đó đương nhiên sẽ được coi là giàu có. Những bức tường vốn màu trắng, qua bao năm nhuốm bụi thời gian, giờ đều đen sì sứt mẻ, lại còn bị lũ trẻ con vẽ lên đủ những thứ chúng thích. Những tờ thông báo, truyền đơn dán khắp nơi khiến khung cảnh càng đặc trưng tỉnh lẻ.
Đồng hồ nước lắp ở mỗi tòa nhà, phủ đầy bụi tích tụ bao năm, bụi lẫn với dầi mỡ, khiến những màng nhện chăng đầy cũng dính cả lại.
Con đường đá bao năm bị những bàn chân giẫm lên, giờ thành ra nhẵn bóng. Con đướng đi giữ hai dãy nhà rất hẹp, người đàn bà ở tần một lúc nấu cơm thậm chí có thể nhìn được rõ cả những thức ăn của nhà đối diện.
Nhà thấp, nên bầu trời lại thành ra cao hơn những nơi khác.
Bầu trời quê tôi không phải màu xanh xám mờ đục như ở Thượng Hải mà cao và xanh ngắt.
Một thiếu nữ cong lưng cúi xuống gọi đầu bên giếng nước. dưới ánh mặt trời, những giọt nước nhỏ xuống từ mái tóc cô lóng lánh. ở đầu ngõ, những cụ già chọn những chỗ có ánh mặt trời mà đàm đạo. cụ ông châm điếu thuốc lào, nhìn cụ bà đang cằn nhằn kêu ca.
Những tiếng rao vang lên không ngớt: “Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, đồ điện hỏng bán đêêê!” Tiếng rao từ đầu nhánh sông dội lại, xuyên qua những con ngõ nhỏ yên tĩnh, nghe rất đặc biệt, lanh lảnh mà xa xôi.
Quê tôi đấy!
Giống như bát mì mẹ làm vội buổi sáng, (không có xa xỉ, không có phồn hoa, không được tô điểm những màu sắc rực rỡ), chỉ là một bát thân tình sâu đậm tụ lại, tỏa một mùi phụ nữ đang nấu cơm.
- A! Chị Thục Bích à, con giai về rồi đấy hả?
- Vâng! Ha ha!
- Thế là coi như gia đình đoàn tụ rồi nhỉ!
- Vâng, đúng rồi, đúng rồi!
Mẹ thường không thích nói nhiều, mẹ chỉ gậu đầu vui vẻ.
Mẹ năm nay 60 tuổi, tôi là con trai nhỏ của bà. Vốn trước tôi, mẹ cũng có một câu con trai, hồi trước nhà khó khăn quá, anh trai tôi vì đói quá ăn nhầm đồ độc, đã mất. sau này chỉ còn lại mình tôi.
Tôi giờ 30 tuổi, tôi đi sau mẹ, thấy mẹ thật sự đã già rồi.
Mái tóc bạc phơ, búi chặt một búi, chiếc kẹp tóc sắt đã dùng hơn mười năm nay vẫn cài trên tóc mai của bà.
Một tay mẹ xách làn, trong làn là cân thịt nạc vừa tiện mua trên đường, tay kia vắt sau lưng, chân đi đôi giày vải, chậm rãi bước trong nắng chiều.
Lưng mẹ hơi còng rồi.
Giây phút đó, tôi chợt muốn ghi lại hình ảnh mẹ lúc ấy, ghi lại hình ảnh mẹ sáu mươi tuổi chậm bước trên con ngõ nhỏ. Trong mắt con trai, mẹ già đi đàng trước, cũng cũ kỹ như ánh nắng chiều, làm lóe ra những luồng ánh sáng rực rỡ, soi sáng cho con trai.
Người mẹ tóc đã bạc của tôi đấy.
Tôi nghĩ, nếu tôi cứ si tình ngồi đây đợi nàng hồi tâm chuyển ý thì sẽ mãi ôm cuộc sống đau khổ của một kẻ hèn kém mà thôi.
Vật vã đau đớn một lúc, tôi quyết định từ bỏ. bởi vì, đối phương là Tào Lợi Hồng. Tình địch của tôi không phải người thường, tình địch của tôi đại diện cho đỉnh cao quyền lực và tiền bạc.
Thứ tình yêu như vậy, cho dù có vật đổi sao dời thế nào đi chăng nữa, cũng vẫn sẽ mãi là chiếc cây khô trong tiết trời xuân mà thôi.
Bỗng nhớ lại cuộc điện thoại bố gọi sáng nay, con trai bị ốm.
Con trai tôi bốn tuổi, cho đến tận bây giờ, theo như trí nhớ của tôi thì mới được gặp bố khoảng ba lần. lần thứ nhất là năm nó hai tuổi, đòi tôi mua cho chiếc xe tăng đồ chơi. Nhưng lần đó, tôi vội quá không kịp mua. Lần thứ hai là năm nó gần ba tuổi, lại đòi tôi mua xe tăng, tôi liền mua cho nó.
Lần cuối cùng là cách đây nửa năm, lúc tôi gặp thì nó đang quỳ trên vũng bùn mân mê chiếc xe tăng đã rỉ sét sứt mẻ, miệng reo lên những tiếng vui sướng.
Lúc đó, tôi thật không dám nhìn vào hàng lông mi thưa vàng và đôi mắt nhạt màu của nó.
Con trai tôi thật buồn! Bốn tuổi, nó trông thật đúng là một đứa con riêng với cái đầu vĩnh viễn cúi gầm chẳng bao giờ dám ngẩng cao, nói năng lí nhí, đôi mắt luôn như e sợ điều gì.
Đôi mắt bối rối của con trai luôn luôn quanh quẩn trong đầu tôi.
Tôi móc từ trong túi ra lọ nước hoa, ngửi ngửi, vô tình nhớ tới mùi hương Đạm Ngọc… bỗng cảm thấy như bị những cú đánh vào đầu tàn nhẫn – người ta đã chạy về phía người khác rồi, còn nhớ làm gì nữa?
Thế nên, nhân lý do đó, tôi bèn quyết định xin nghỉ làm ở văn phòng, ngay sáng sớm hôm sau lên máy bay về Tế nam.
Khi gần đến bệnh viện, tôi lập tức nhìn thấy đôi mắt của bố trông ngóng từng chiếc xe ô tô đi qua. Nhìn thấy tôi xuống xe, bố vội sải những bước chân dài tiến đến, vừa kéo tay tôi về phía bệnh viện vừa nói: “Mệt không? Tí nữa vào đến phòng bệnh thì nghỉ đi một lát! Hân Hân cứ nhắc mày mãi, nhớ mày lắm đấy! Ầy!” Bố nhìn quần áo tôi mặc, nhíu mày: “Sao mặc ít thế con? Mấy hôm nay nhiệt độ xuống thấp lắm!”
Tôi cười nói mấy hôm nay thời tiết Thượng Hải cũng ấm áp.
- Tí nữa về bảo mẹ mày tìm cho ít quần áo ấm mà mặc! Lớn thế này rồi vẫn còn chưa biết tự chăm sóc mình, toàn thân làm tội đời!
Bố càu nhàu, kéo tôi lên phòng bệnh ở tầng ba:
- Hân Hân xem ai đến này!
Bước vào cửa, tôi chưa kịp quan sát gì rõ ràng thì bố đã vui mừng gọi to.
- Bố!
Con trai tôi gọi yếu ớt, giơ cánh tay vẫn còn gắn ống kim lên.
- Ừ.
Tôi đáp dửng dưng. Không biết vì sao, lâu quá rồi không gặp con trai, nhưng tôi vẫn chỉ có cảm giác xa lạ. tóm lại là tôi có phần sợ nó, mà cũng hận nó, thật là một cái nợ.
Mẹ tôi ngồi bên thằng cháu nội, đút cho nó ăn từng thìa từng thìa, cũng hiền từ và kiên nhẫn như đối với tôi hồi nhỏ. Mẹ vừa đút vừa nhìn tôi:
- Dù sao cũng biết quay về rồi! Con nó bệnh đến thế này…
Bà quay sang đứa cháu nội, lại đút một thìa nữa, xót xa:
- Con xem, hành thằng bé đến mức này! Thành ra que tăm mất rồi, vừa vàng vừa gầy!
Mẹ chọc thằng bé làm nó cười khanh khách.
Thằng nhóc vốn đã vừa đen vừa gầy rồi còn gì. – Tôi thản nhiên lẩm bẩm, tìm một chỗ ngồi xuống.
- Nói vớ vẫn! – Mẹ giận dữ mắng tôi.
Tôi cười cười quay người nhìn ra phía cửa sổ, hình như có vật gì màu xanh nhàn nhạt, bước đến nhặt lên xem, hóa ra là cái xe tăng rỉ sét đến mức đã hoàn toàn đáng cho vào sọt rác.
Tôi vừa nghe bố kể lể những chuyện nhà chuyện vườn, vừa mân mê chiếc xe tăng vẻ hờ hững. thật ra tôi đang nghĩ về Đạm Ngọc, liệu nàng có tìm tôi không? Nếu tìm liệu nàng có thấy được tờ giấy tôi viết lại không? Điện thoại thì hết pin, tôi đi vội quá quên mang cái sạc điện.
Tôi lo nàng sẽ cuống lên tìm tôi khắp nơi.
- Bố! Bố!
Lúc đó thằng bé gọi tôi. Mãi sau tôi mới trả lời, hỏi chuyện gì.
- Bố, Hân Hân bây giờ ngoan lắm, Hân Hân bị tiêm cũng không khóc đâu!
Nó giơ lên cánh tay bị cắm ống tiêm tĩnh mạch, lắc lắc tay tôi.
- Ừ, ngoan lắm.
Tôi khen có một câu tượng trưng, làm thằng bé vui khôn xiết.
Lúc này tôi mới nhận ra thằng bé quả là nhỏ hơn những đứa trẻ cùng tuổi rất nhiều. cánh tay như cành cây khô của nó đã đọng lại trong tôi những ấn tượng chua xót.
- Nhưng mà Hân Hân phải ăn nhiều vào mới béo lên được!- Mẹ lại đưa chiếc thìa ra trước mặt nó, động viên.
- Đúng rồi. – Hơi chút áy náy, tôi cũng góp vào. – con trai à, con phải ăn nhiều vào mới to như bố được chứ!
- Ăn rồi thì thành bé ngoan phải không ạ? – Thằng bé dường như rất xem trọng việc phải trở nên thật ngoan.
- Tất nhiên rồi! – Tôi nói theo, giả vờ trừng mắt.
Sau đó, con trai tôi biến thành ông ba mươi, há miệng thật to ăn hết ngay những thìa cơm canh mẹ tôi đút, làm cả nhà đều khen.
Thằng bé no rồi, miệng phòng lên, nói to sung sướng:
- Bố ơi, con ngoan lắm rồi! Hân Hân là bé ngoan! Sau này bố sẽ không đi nữa!
Nhìn thằng bé vỗ tay reo hò, tôi cảm thấy hoang mang.
- Ông nội nói rồi, chỉ cần Hân Hân thật ngoan là bố sẽ về! Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiếp tục hỏi.
Tôi nhìn bố. bố đang hút thuốc, đối diện với ánh mắt tôi, ông cũng không quay lại.
Tôi lại nhìn thằng bé, nhìn hàng mi thưa vàng của nó, đôi mắt ươn ướt, ánh nhìn vừa hồn nhiên vừa ngây thơ, nhìn tôi đầy mong chờ. Niềm khoa khát ấy của nó làm tôi chợt liên tưởng ngay đến người đẹp Nhậm Đạm Ngọc, lúc nàng nhìn đôi giày cao gót giá 100 ngàn, sự ngưỡng mộ và ham muốn của nàng cũng hiện rõ ràng y như con trai tôi bây giờ.
- Bố, Hân Hân không ngoan sao? – Thấy tôi không có phản ứng gì, thằng bé lo sợ hỏi.
Giây phút đó, tôi có một niềm thôi thúc mãnh liệt, muốn ôm chặt thằng bé đã bốn tuổi mà chỉ được gặp cha có mấy lần vào lòng.
- Ngoan! Con lúc nào cũng rất ngoan! – Tôi vuốt má nó, nói.
- Vậy, bố còn đi nữa không? – Nó lại hỏi.
Tôi bỗng sợ cái việc phải gặp thằng bé. Tôi bỗng sợ đôi mắt đầy mong mỏi của nó. Tôi sợ lúc lớn lên nó sẽ phát hiện ra rằng từ khi nó sinh ra đến giờ, tôi đều không làm tròn bổn phận nên có của người cha, thậm chí đến cái tên “Hân Hân” của nó cũng là do người mẹ trình độ văn hóa tiểu học của tôi tiện miệng đặt ra, người nào không biết có khi còn tưởng là tên gọi một chú cẩu.
- Bố… ừ, bố phải kiếm tiền! bố kiếm tiền thì mới… – Tôi nghĩ đến những thứ đồ chơi nó thích, chỉ có duy nhất chiếc xe tăng. – mới mua được xe tăng cho Hân Hân chứ! Con thích xe tăng không?
- Thích! Nhưng con thích bố hơn. – Thằng bé nhìn tôi nói tha thiết.
Tôi lặng đi, tôi cảm thấy không đứng vững nổi nữa. Tôi không thể chịu nổi cái tình cảm thân thiết đột ngột xuất hiện của con trai khi nó ốm thế này, nó càng yêu tôi thì tôi lại càng thấy không chịu nổi.
Nhớ đến lúc bố gọi điện thoại, ông có nói thằng bé lúc bệnh cứ nhắc tôi mãi… tôi liền kiếm cớ trời hơi lạnh, nói muốn về nhà một lúc.
Mẹ cũng muốn đi cùng tôi về.
- Hân Hân cũng phải ngủ bây giờ, đợi nó ngủ rồi cùng về một thể!
Nửa tiếng sau, cô y tá đến tiêm.
Mũi tiêm vừa chạm vào mông, thằng bé liền khẽ kêu lên một tiếng, thuốc ào bắp thịt chắc là đau lắm, thằng bé tỏ vẻ muốn khóc. Nhưng nó bỗng ngẩng đầu lên, thấy tôi đang nhìn, nó bèn cắn răng lại không kêu một tiếng.
- Bố, Hân Hân ngoan không? – Thằng bé tiêm xong liền hỏi tôi.
- Con còn dũng cảm hơn cả bố đấy! – Tôi nói chắc chắn.
Tôi đã nói sự thật. Thằng con bốn tuổi dũng cảm hơn tôi.
Chẳng bao lâu sau, thằng bé liền say ngủ yên lành.
Lúc tôi đi cùng mẹ ra khỏi phòng bệnh, nắng chiều liền vào tràn ngập phòng bệnh, chiếu vào chiếc xe tăng, cũng chiếu vào cả thằng bé đang say giấc, trông nó rất thanh thản, rất yên tâm, giống y như một thiên thần trong trắng đang nhẹ nhàng đón nhận những an ủi của Thượng đế.
Con trai tôi đấy.
Cùng mẹ quay về con ngõ nhỏ nơi tôi đã sinh ra, nơi chẳng có những ồn ào và xa hoa của Thượng Hải, nơi chỉ có những con đường yên tĩnh và những con người hiền lành.
Ban ngày những người đàn ông đều ra ngoài đi làm, phụ nữ ngồi dưới ánh nắng trước cửa nhà chậm rãi đan len, thinh thoảng chạy qua chạy lại, nói chuyện về những tin tức nhà này nhà khác. Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thì cả ngày ngồi cởi truồng chạy nhông nhông.
Đấy là một ngày đẹp đẽ.
Những ngôi nhà đều không cao, cao nhất là bốn tầng. dây điện thoại, dây tivi chăng ngang ngang dọc dọc suốt những con đường, nối từ nơi này đến nơi khác. Nhà nào có lắp cửa chống trộm thì nhà đó đương nhiên sẽ được coi là giàu có. Những bức tường vốn màu trắng, qua bao năm nhuốm bụi thời gian, giờ đều đen sì sứt mẻ, lại còn bị lũ trẻ con vẽ lên đủ những thứ chúng thích. Những tờ thông báo, truyền đơn dán khắp nơi khiến khung cảnh càng đặc trưng tỉnh lẻ.
Đồng hồ nước lắp ở mỗi tòa nhà, phủ đầy bụi tích tụ bao năm, bụi lẫn với dầi mỡ, khiến những màng nhện chăng đầy cũng dính cả lại.
Con đường đá bao năm bị những bàn chân giẫm lên, giờ thành ra nhẵn bóng. Con đướng đi giữ hai dãy nhà rất hẹp, người đàn bà ở tần một lúc nấu cơm thậm chí có thể nhìn được rõ cả những thức ăn của nhà đối diện.
Nhà thấp, nên bầu trời lại thành ra cao hơn những nơi khác.
Bầu trời quê tôi không phải màu xanh xám mờ đục như ở Thượng Hải mà cao và xanh ngắt.
Một thiếu nữ cong lưng cúi xuống gọi đầu bên giếng nước. dưới ánh mặt trời, những giọt nước nhỏ xuống từ mái tóc cô lóng lánh. ở đầu ngõ, những cụ già chọn những chỗ có ánh mặt trời mà đàm đạo. cụ ông châm điếu thuốc lào, nhìn cụ bà đang cằn nhằn kêu ca.
Những tiếng rao vang lên không ngớt: “Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, đồ điện hỏng bán đêêê!” Tiếng rao từ đầu nhánh sông dội lại, xuyên qua những con ngõ nhỏ yên tĩnh, nghe rất đặc biệt, lanh lảnh mà xa xôi.
Quê tôi đấy!
Giống như bát mì mẹ làm vội buổi sáng, (không có xa xỉ, không có phồn hoa, không được tô điểm những màu sắc rực rỡ), chỉ là một bát thân tình sâu đậm tụ lại, tỏa một mùi phụ nữ đang nấu cơm.
- A! Chị Thục Bích à, con giai về rồi đấy hả?
- Vâng! Ha ha!
- Thế là coi như gia đình đoàn tụ rồi nhỉ!
- Vâng, đúng rồi, đúng rồi!
Mẹ thường không thích nói nhiều, mẹ chỉ gậu đầu vui vẻ.
Mẹ năm nay 60 tuổi, tôi là con trai nhỏ của bà. Vốn trước tôi, mẹ cũng có một câu con trai, hồi trước nhà khó khăn quá, anh trai tôi vì đói quá ăn nhầm đồ độc, đã mất. sau này chỉ còn lại mình tôi.
Tôi giờ 30 tuổi, tôi đi sau mẹ, thấy mẹ thật sự đã già rồi.
Mái tóc bạc phơ, búi chặt một búi, chiếc kẹp tóc sắt đã dùng hơn mười năm nay vẫn cài trên tóc mai của bà.
Một tay mẹ xách làn, trong làn là cân thịt nạc vừa tiện mua trên đường, tay kia vắt sau lưng, chân đi đôi giày vải, chậm rãi bước trong nắng chiều.
Lưng mẹ hơi còng rồi.
Giây phút đó, tôi chợt muốn ghi lại hình ảnh mẹ lúc ấy, ghi lại hình ảnh mẹ sáu mươi tuổi chậm bước trên con ngõ nhỏ. Trong mắt con trai, mẹ già đi đàng trước, cũng cũ kỹ như ánh nắng chiều, làm lóe ra những luồng ánh sáng rực rỡ, soi sáng cho con trai.
Người mẹ tóc đã bạc của tôi đấy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.