Thiên Thanh Thiển, Thả Hành Thả Luyến
Chương 54: Ba người
Triệu Kiền Kiền
18/08/2014
Ngày kế, ta tỉnh dậy, thấy Phạm Thiên Hàm đang say giấc, liền vươn tay sờ sờ tay chân chàng, cuối cùng đưa ngón tay đến dưới mũi chàng thăm dò hơi thở, không thiếu tay thiếu chân gì, cũng vẫn còn sống.
Thế là ta vỗ vỗ mặt chàng hô lên: “Hôm nay không cần đi triều sớm sao?”
Chàng phủi tay ta ra, mắt vẫn nhắm nói: “Không cần.”
Ừm, ta lại nằm xuống, ngẫm nghĩ thấy không đúng, lại bò lên ngực chàng hỏi: “Hôm qua chàng có thấy sư phụ thiếp không?”
Chàng khẽ hé mắt một chút, đáp: “Sư phụ nàng bây giờ còn đang ở khách phòng mé Tây kìa.”
Ta leo qua chàng, nhảy xuống giường, mặc đồ xong xuôi liền chạy tới hướng khách phòng của sư phụ, trên đường đi qua căn phòng trước đây Khương Trăn từng ở, cửa phòng khép hờ, ta bèn đẩy cửa vào. Khương Trăn đang cầm kim thêu trong tay nở nụ cười ngọt ngào với ta, “Tỷ tỷ, tỷ dậy sớm thật đấy.”
Ta dụi dụi mắt, lắc lắc đầu, cô ấy vẫn ở đó.
Ta chỉ đành hỏi: “Sao muội lại ở đây?”
Khương Trăn đu đưa cái kim thêu trong tay nói: “Thêu nè, muội nhớ ra Thanh minh thượng hà đồ của muội còn chưa thêu xong, bèn trở lại thêu tiếp, muội vốn cũng định mang về Tiêu phủ thêu, tiếc là ở đó muội không tìm được cảm giác, hơn nữa muội rất nhớ tỷ tỷ.”
Khương Trăn trở lại, ta đương nhiên là vui sướng rồi, nhưng nhớ tới cô ấy là thê tử tương lai của Tiêu phó tướng, lại bởi vì ta mà tách khỏi hắn dường như cũng không ổn lắm, dù rằng không phải ta cuỗm cô ấy về, nhưng ta không câu dẫn Bá Nhạc, Bá Nhạc lại chân chân thực thực theo ta về.
Ta hết nước hết cái khuyên: “Muội như thế thì đặt Tiêu phó tướng vào đâu nữa? Nếu muội không trở về nữa chắc anh ta đau khổ lắm đó.”
Cô ấy tỏ vẻ lơ mơ: “Chàng, chàng ở Tiêu phủ đấy thôi, hằng ngày muội qua thêu một canh giờ rồi về, sao chàng lại khổ sở?”
Chậc, hóa ra cô nàng này coi bên ta là phòng thêu thôi, mới sớm ra mà ta đã phát bệnh rồi.
Ta tùy tiện nói với cô mấy câu lấy lệ rồi sầm sập chạy tới phòng sư phụ, lúc tới nơi thì ông ấy đang ở hành lang tán gẫu với Bảo nhi. Ta bước tới trước nghe ngóng, hai người đang vung vít bình luận về đoạn nhân duyên của Đoạn Triển Tu và Tiêu Tử Vân.
Bảo nhi: “Sư phụ, người nuôi đại sư huynh được ngọc thụ lâm phong như thế, sao có thể cho cô con gái giết người không chớp mắt ấy vớ bở được.”
Sư phụ: “Ta cũng thấy rất đáng tiếc, con có biện pháp nào hay không?”
Bảo nhi: “Biện pháp thì con cũng có một, nhưng không biết được hay không nữa.”
Sư phụ nổi hứng thú: “Nói thử xem.”
Bảo nhi cười bỉ ổi: “Con có một bình thuốc, người lừa đại sư huynh uống vào, đến lúc huynh ấy dục hỏa đốt người, con sẽ dùng thân hình mạn diệu của con giúp người khi hoạn nạn, đợi gạo nấu thành cơm rồi, với tính tình của đại sư huynh, huynh ấy nhất định sẽ phụ trách đến cùng với con, người thấy thế nào?”
Sư phụ nhíu mày nhìn Bảo nhi nói rằng: “Vậy chẳng phải thiệt thòi cho con rồi ư? Không ổn không ổn.”
Bảo nhi lắc đầu quầy quậy, e thẹn nói: “Kỳ thực, người không thấy con và đại sư huynh là một đôi trời sinh sao ạ?”
Sư phụ bày ra cái vẻ nguyện nghe cho tường cho tận.
Bảo nhi xoắn xoắn vạt áo, nói: “Đại sư huynh nho nhã có lễ, con thoải mái hào phóng; đại sư huynh tranh tranh thiết cốt, con đình đình ngọc lập; đại sư huynh phong độ phiên phiên, con đây đại phúc tiện tiện…”
Rốt cuộc ta đã biết cuốn đại từ điển thành ngữ của ta biến đi đằng nào rồi.
Ta vỗ vỗ bờ vai Bảo nhi, cất lời: “Bảo nhi, nếu em với đại sư huynh thành đôi, cuốn đại từ điển thành ngữ ấy của ta coi như của hồi môn cho em.”
Sư phụ thấy ta tới, vội vàng nói: “Thiển nhi, con cân nhắc thế nào rồi?”
Ta quả quyết cự tuyệt: “Con không đồng ý.”
Ông còn muốn khuyên nữa, ta vội cướp lời, hỏi: “Tối qua người với Thiên Hàm có xung đột gì không ạ?”
Ông lắc đầu, “Phạm Thiên Hàm nói cậu ta về sau có sai người điều tra kỹ lại về ngọn nguồn sự việc năm đó, nhưng quả thật không tra ra nguyên cớ gì, bởi vậy cậu ta cũng quyết định ‘nhất tiếu mẫn ân cừu’, ta nói, sao cậu lại vô dụng đến thế chứ, ngay cả cái án cũng không tra ra hồn.”
Ta bật ra một tiếng “Quá đúng”, dù sao thì Phạm Thiên Hàm vẫn đang ngủ, vi thê nhàn rỗi vô sự muốn nói xàm, đâm sau lưng lại khổ nỗi không có đối tượng, nếu đã là ‘chim cùng rừng’, đâm một tí cũng đâu có sao.
Thế nên ta lại tiếp: “Thật ra cũng không phải con không muốn giúp người, nhưng con người Phạm Thiên Hàm bụng dạ hẹp hòi, lòng khoan dung rất nhỏ, đến mức không thể tưởng tượng cơ, nếu con nói chuyện với người đàn ông khác mấy câu, chàng đã muốn rút lưỡi người ta; nếu gã nào liếc mắt nhìn con, chàng liền muốn móc mắt hắn ta; nếu có người đàn ông nào không cẩn thận chạm vào con, chàng đã muốn đánh gãy tay chân người ta, chàng thật sự là hung ác lắm.”
Sư phụ vòng hai tay trước ngực, dựa vào lan can, nhìn ta vừa lạnh lùng vừa khinh bỉ.
Ta bị ông ấy nhìn như thế, lửa xèo xèo bốc lên, bịa đặt càng hăng say hơn, “Người trong thiên hạ đều nói chàng bình định biên cương, đánh đâu thắng đó, nhất là trận chiến cuối cùng với Bạch tộc ấy, quả thật khiến chàng nhất chiến thành danh, nhưng thật ra mọi người đều không biết, đại tướng quân Bạch Nhiên của Bạch tộc có ý với con, Phạm Thiên Hàm biết được thì ghen tuông bùng lên, suốt đêm san bằng Bạch quân. Bảo nhi, chuyện Bạch nhiên có ý với ta em biết mà?”
Bảo nhi đang nghe đến mê mẩn bỗng bị gọi tên, ngơ ngác gật đầu nói: “Biết ạ, trên dưới phủ Tướng quân đều biết, cô gia và tiểu thư còn ầm ĩ một trận mà.”
Sư phụ nửa tin nửa ngờ hỏi: “Thật á?”
Ta nghiêm túc gật đầu: “Thật trăm phần trăm, Phạm Thiên Hàm vì con, tuyệt đối có thể khuynh thiên hạ. Chàng thâm tình nhường ấy, thử hỏi sao con có thể làm chuyện mảy may có lỗi với chàng được đây?”
Bịa tới đoạn cuối, ngay cả ta cũng cảm động đến lệ nóng doanh tròng, phảng phất như Phạm Thiên Hàm thật sự dẫn ta tới đỉnh núi, chỉ vào nghìn dặm non nước nói với ta: hãy nhìn thiên hạ này đi, ta đánh nó vì nàng, nếu nàng không muốn, vậy chắp tay dâng kẻ khác ta cũng không thèm chớp mắt. Lúc đó ta sẽ phải ra vẻ ngân ngấn nước mắt, thâm minh đại nghĩa mà nói: Thiên Hàm, chàng tội gì phải vậy? Tội gì vì thiếp mà phụ thiên hạ, thiếp, thiếp yêu chàng, nhưng đây, đây không phải là kết cục thiếp muốn. Sau đó nhún người nhảy xuống vách núi, đằng sau vọng tới tiếng gào xé ruột xé gan của chàng: Không…không…vì cớ gì ta đoán được mở đầu, lại đoán sai kết cục….không…
“Tiểu thư!” Bảo nhi ra sức vỗ vào lưng ta một cái, thiếu tí nữa ta phun một búng máu ra.
Nàng nói: “Người nghĩ cái gì thế? Sư phụ đi rồi kìa.”
Ta lau lau nước mắt nơi khóe mắt, nói: “Sư phụ đi đâu thế?”
Bảo nhi nói: “Người nghe nói Lý tổng quản có mảnh đất trồng rau trong vườn, hớn hở đi ngắm rau rồi.”
Sư phụ đối với trồng rau có một thứ chấp niệm đến quái lạ, con người có tín niệm, rất tốt.
******
Giờ cơm trưa, Phạm Thiên Hàm thuận miệng hỏi sư phụ có tin tức của Tiêu Tử Vân không, sư phụ bảo không có.
Cơm nước xong ta kéo sư phụ sang bên, nhỏ giọng hỏi ông ấy: “Sư phụ, đại sư huynh và Tiêu Tử Vân giờ đang ở đâu?”
Sư phụ lẽ thẳng khí hùng đáp: “Sao mà ta biết được?”
Ta cẩn thận quan sát thần sắc ông ấy, không giống như đang nói dối, bèn nói: “Đến cả việc hai người đó ở đâu người cũng không biết, vậy mà còn phí bao nhiêu công phu thuyết phục con làm gậy đánh uyên ương à?”
Sư phụ gãi gãi đầu đáp: “Thật ra ta cũng chưa nghĩ tới chỗ đó, nhưng dù gì con cũng không đồng ý, coi như ta chưa nhắc tới đi.”
Ta bực tới mức giậm chân: “Sao có thể coi như chưa nhắc tới chứ.”
Sư phụ thực không ngại học hỏi kẻ dưới: “Vì sao không được?”
Phải nha…sao lại không được, cuộc đời ta rộng lớn mà, bao la mà, độ lượng mà. Không có gì là không không thể cả…
****
Sư phụ ở lại hai ngày, lòng nhớ nhung rau dưa nơi đáy sơn cốc của ông, bèn trở về.
Trước khi đi ông ấy dặn đi dặn lại, đừng quên phải chia cắt đôi uyên ương, để mau mau tống khứ ông ấy, ta liền gật bừa. Quả tình là ông ấy làm Trạng nguyên phủ loạn tới gà chó không yên, đặc biệt là mảnh vườn rau của Lý tổng quản, sư phụ từ sáng đến tối bón phân cho nó, làm một vườn rau đang tươi tốt héo quắt lại, khiến mỗi lần ta gặp Lý tổng quản đều không ngẩng đầu nổi. Hơn nữa trong lòng ta còn ôm hy vọng, chỉ cần đôi uyên ương rồ dại là đại sư huynh và Tiêu Tử Vân nổi lên mặt nước, ta sẽ có lý do rằng nơi xa nước sâu, cậy gậy lớn là ta đây cũng không khuấy đảo được hai con thủy sinh vật kia đâu.
Chẳng là ông trời nếu đã có thể ngồi vào cái vị trí ông trời này, ông ta đương nhiên phải nhiệt tình gây mưa làm gió rồi.
Ngày ấy trời mưa phùn lắc rắc, dưới sự xúi giục của Bảo nhi, hai chúng ta quyết định đi tản bộ trong mưa tiện đường bắt hai con ếch thả vào vườn rau của Lý tổng quản, dạo vòng quanh khu rừng sau phủ cả nửa ngày không thấy đến một con, vậy nên ta hỏi Bảo nhi: “Khu rừng này chẳng lẽ là không có ếch?”
Bảo nhi đang bận gỡ tóc mắc trên nan ô, nghe thấy thế thuận miệng trả lời ta: “Sao em biết được? Không phải ếch sống trong rừng sao ạ?”
Ta cũng chẳng biết, lại không muốn biểu hiện ra, chỉ đành nói: “Con ếch trời sinh tính tùy ý, chuyện gì cũng tùy vào vui buồn, hôm nay ở trong rừng, mai không chừng lại chuyển chỗ ở rồi.”
Bảo nhi ngẩng đầu không đáp lời ta mà lại gọi một tiếng ‘cô gia’, ta cũng đưa mắt lên nhìn, Phạm Thiên Hàm đang cưỡi ngựa chầm chậm tiến về phía chúng ta, ta hừ một tiếng ngoảnh mặt đi chỗ khác, tối qua chúng ta cãi nhau, cụ thể vì sao ta cũng quên mất rồi, ta chỉ biết hiện giờ ta không muốn để ý tới chàng.
Thế là ta và Bảo nhi giương ô giấy dầu đi trước, Phạm Thiên Hàm cưỡi ngựa thong thả theo sau, tiếng vó ngựa lộc cộc quanh quẩn trong rừng, dập dờn trong tĩnh mịch.
Mưa tuy nhỏ, nhưng đến khi dạo được hai vòng cũng làm ướt gấu váy ta, trộm liếc Phạm Thiên Hàm đang ngồi trên lưng ngựa một cái, mà thôi, không bằng đi về luôn cho xong.
Ta chưa kịp mở miệng, Bảo nhi bỗng kéo kéo tay áo ta, nói: “Tiểu thư, chúng ta mau về đi.”
Ta đang định cảm thán đây chính là ‘tâm hữu linh tê nhất điểm thông’* trong truyền thuyết, nhưng một tiếng tiểu đồ đệ đã hoàn toàn làm ta sững sờ tại chỗ, phía trước có ba người đi đến, có cái gọi là ‘ba người đi tất có thầy ta’**, trong đó quả nhiên có sư phụ ta, ông ấy đang nhảy lên nhảy xuống vẫy tay với ta. Khổng Tử quả đúng là một trí giả.
*như tâm ý tương thông (giữa hai người yêu nhau)
**Xuất từ “Luận ngữ – Thuật nhi” của Khổng Tử ý là vài người đồng hành, trong đó tất có người có thể làm thầy cho mình, nhìn thấy điều tốt thì học, thấy điều xấu có thể so sánh và tự sửa đổi khuyết điểm bản thân.
Ta liếc hai người bên cạnh một cái, một nam một nữ, theo lý mà đoán, cũng chỉ có đôi cẩu nam nữ kia thôi, chả có gì để bàn.
Ta thầm thở dài trong bụng, khoác lên bộ mặt tươi cười, vẫy tay làm ra vẻ vui mừng khôn xiết kêu to: “Sư phụ, đại sư huynh, biểu muội…”
Bảo nhi ọe một tiếng: “Tiểu thư, hơi quá rồi đấy, trông quái lắm.”
Ta vội rụt tay lại, đợi bọn họ tới trước mặt, nhẹ nhàng thỏ thẻ nói: “Lâu rồi không gặp, vô vàn nhung nhớ.”
Đại sư huynh đảo mắt lên xuống chầm chậm đánh giá ta một phen, rồi cười nói: “Thiển nhi, lâu rồi không gặp, muội càng thêm động lòng người đó.”
Chao ôi, khen đến nỗi ta cũng phải thẹn thùng mất.
Ta đang cố nặn cho ra hai đóa mây hồng trên mặt, Phạm Thiên Hàm bỗng nhiên nhảy từ trên ngựa xuống, vô cùng chuẩn xác đạp vào vũng nước trên đất, nước bẩn vừa khéo bắn tung tóe khắp người ta cùng đại sư huynh.
Thế là ta cũng chẳng thèm mây hồng gì nữa, vừa phủi quần áo vừa dắt cổ họng lên mắng Phạm Thiên Hàm: “Chàng có mắt không thế? Bồi thường quần áo toàn thân cho thiếp!”
“Thật lâu không thấy, biểu tẩu vẫn hào sảng như xưa.” Tiêu Tử Vân nhăn mặt nói.
Thế là ta vỗ vỗ mặt chàng hô lên: “Hôm nay không cần đi triều sớm sao?”
Chàng phủi tay ta ra, mắt vẫn nhắm nói: “Không cần.”
Ừm, ta lại nằm xuống, ngẫm nghĩ thấy không đúng, lại bò lên ngực chàng hỏi: “Hôm qua chàng có thấy sư phụ thiếp không?”
Chàng khẽ hé mắt một chút, đáp: “Sư phụ nàng bây giờ còn đang ở khách phòng mé Tây kìa.”
Ta leo qua chàng, nhảy xuống giường, mặc đồ xong xuôi liền chạy tới hướng khách phòng của sư phụ, trên đường đi qua căn phòng trước đây Khương Trăn từng ở, cửa phòng khép hờ, ta bèn đẩy cửa vào. Khương Trăn đang cầm kim thêu trong tay nở nụ cười ngọt ngào với ta, “Tỷ tỷ, tỷ dậy sớm thật đấy.”
Ta dụi dụi mắt, lắc lắc đầu, cô ấy vẫn ở đó.
Ta chỉ đành hỏi: “Sao muội lại ở đây?”
Khương Trăn đu đưa cái kim thêu trong tay nói: “Thêu nè, muội nhớ ra Thanh minh thượng hà đồ của muội còn chưa thêu xong, bèn trở lại thêu tiếp, muội vốn cũng định mang về Tiêu phủ thêu, tiếc là ở đó muội không tìm được cảm giác, hơn nữa muội rất nhớ tỷ tỷ.”
Khương Trăn trở lại, ta đương nhiên là vui sướng rồi, nhưng nhớ tới cô ấy là thê tử tương lai của Tiêu phó tướng, lại bởi vì ta mà tách khỏi hắn dường như cũng không ổn lắm, dù rằng không phải ta cuỗm cô ấy về, nhưng ta không câu dẫn Bá Nhạc, Bá Nhạc lại chân chân thực thực theo ta về.
Ta hết nước hết cái khuyên: “Muội như thế thì đặt Tiêu phó tướng vào đâu nữa? Nếu muội không trở về nữa chắc anh ta đau khổ lắm đó.”
Cô ấy tỏ vẻ lơ mơ: “Chàng, chàng ở Tiêu phủ đấy thôi, hằng ngày muội qua thêu một canh giờ rồi về, sao chàng lại khổ sở?”
Chậc, hóa ra cô nàng này coi bên ta là phòng thêu thôi, mới sớm ra mà ta đã phát bệnh rồi.
Ta tùy tiện nói với cô mấy câu lấy lệ rồi sầm sập chạy tới phòng sư phụ, lúc tới nơi thì ông ấy đang ở hành lang tán gẫu với Bảo nhi. Ta bước tới trước nghe ngóng, hai người đang vung vít bình luận về đoạn nhân duyên của Đoạn Triển Tu và Tiêu Tử Vân.
Bảo nhi: “Sư phụ, người nuôi đại sư huynh được ngọc thụ lâm phong như thế, sao có thể cho cô con gái giết người không chớp mắt ấy vớ bở được.”
Sư phụ: “Ta cũng thấy rất đáng tiếc, con có biện pháp nào hay không?”
Bảo nhi: “Biện pháp thì con cũng có một, nhưng không biết được hay không nữa.”
Sư phụ nổi hứng thú: “Nói thử xem.”
Bảo nhi cười bỉ ổi: “Con có một bình thuốc, người lừa đại sư huynh uống vào, đến lúc huynh ấy dục hỏa đốt người, con sẽ dùng thân hình mạn diệu của con giúp người khi hoạn nạn, đợi gạo nấu thành cơm rồi, với tính tình của đại sư huynh, huynh ấy nhất định sẽ phụ trách đến cùng với con, người thấy thế nào?”
Sư phụ nhíu mày nhìn Bảo nhi nói rằng: “Vậy chẳng phải thiệt thòi cho con rồi ư? Không ổn không ổn.”
Bảo nhi lắc đầu quầy quậy, e thẹn nói: “Kỳ thực, người không thấy con và đại sư huynh là một đôi trời sinh sao ạ?”
Sư phụ bày ra cái vẻ nguyện nghe cho tường cho tận.
Bảo nhi xoắn xoắn vạt áo, nói: “Đại sư huynh nho nhã có lễ, con thoải mái hào phóng; đại sư huynh tranh tranh thiết cốt, con đình đình ngọc lập; đại sư huynh phong độ phiên phiên, con đây đại phúc tiện tiện…”
Rốt cuộc ta đã biết cuốn đại từ điển thành ngữ của ta biến đi đằng nào rồi.
Ta vỗ vỗ bờ vai Bảo nhi, cất lời: “Bảo nhi, nếu em với đại sư huynh thành đôi, cuốn đại từ điển thành ngữ ấy của ta coi như của hồi môn cho em.”
Sư phụ thấy ta tới, vội vàng nói: “Thiển nhi, con cân nhắc thế nào rồi?”
Ta quả quyết cự tuyệt: “Con không đồng ý.”
Ông còn muốn khuyên nữa, ta vội cướp lời, hỏi: “Tối qua người với Thiên Hàm có xung đột gì không ạ?”
Ông lắc đầu, “Phạm Thiên Hàm nói cậu ta về sau có sai người điều tra kỹ lại về ngọn nguồn sự việc năm đó, nhưng quả thật không tra ra nguyên cớ gì, bởi vậy cậu ta cũng quyết định ‘nhất tiếu mẫn ân cừu’, ta nói, sao cậu lại vô dụng đến thế chứ, ngay cả cái án cũng không tra ra hồn.”
Ta bật ra một tiếng “Quá đúng”, dù sao thì Phạm Thiên Hàm vẫn đang ngủ, vi thê nhàn rỗi vô sự muốn nói xàm, đâm sau lưng lại khổ nỗi không có đối tượng, nếu đã là ‘chim cùng rừng’, đâm một tí cũng đâu có sao.
Thế nên ta lại tiếp: “Thật ra cũng không phải con không muốn giúp người, nhưng con người Phạm Thiên Hàm bụng dạ hẹp hòi, lòng khoan dung rất nhỏ, đến mức không thể tưởng tượng cơ, nếu con nói chuyện với người đàn ông khác mấy câu, chàng đã muốn rút lưỡi người ta; nếu gã nào liếc mắt nhìn con, chàng liền muốn móc mắt hắn ta; nếu có người đàn ông nào không cẩn thận chạm vào con, chàng đã muốn đánh gãy tay chân người ta, chàng thật sự là hung ác lắm.”
Sư phụ vòng hai tay trước ngực, dựa vào lan can, nhìn ta vừa lạnh lùng vừa khinh bỉ.
Ta bị ông ấy nhìn như thế, lửa xèo xèo bốc lên, bịa đặt càng hăng say hơn, “Người trong thiên hạ đều nói chàng bình định biên cương, đánh đâu thắng đó, nhất là trận chiến cuối cùng với Bạch tộc ấy, quả thật khiến chàng nhất chiến thành danh, nhưng thật ra mọi người đều không biết, đại tướng quân Bạch Nhiên của Bạch tộc có ý với con, Phạm Thiên Hàm biết được thì ghen tuông bùng lên, suốt đêm san bằng Bạch quân. Bảo nhi, chuyện Bạch nhiên có ý với ta em biết mà?”
Bảo nhi đang nghe đến mê mẩn bỗng bị gọi tên, ngơ ngác gật đầu nói: “Biết ạ, trên dưới phủ Tướng quân đều biết, cô gia và tiểu thư còn ầm ĩ một trận mà.”
Sư phụ nửa tin nửa ngờ hỏi: “Thật á?”
Ta nghiêm túc gật đầu: “Thật trăm phần trăm, Phạm Thiên Hàm vì con, tuyệt đối có thể khuynh thiên hạ. Chàng thâm tình nhường ấy, thử hỏi sao con có thể làm chuyện mảy may có lỗi với chàng được đây?”
Bịa tới đoạn cuối, ngay cả ta cũng cảm động đến lệ nóng doanh tròng, phảng phất như Phạm Thiên Hàm thật sự dẫn ta tới đỉnh núi, chỉ vào nghìn dặm non nước nói với ta: hãy nhìn thiên hạ này đi, ta đánh nó vì nàng, nếu nàng không muốn, vậy chắp tay dâng kẻ khác ta cũng không thèm chớp mắt. Lúc đó ta sẽ phải ra vẻ ngân ngấn nước mắt, thâm minh đại nghĩa mà nói: Thiên Hàm, chàng tội gì phải vậy? Tội gì vì thiếp mà phụ thiên hạ, thiếp, thiếp yêu chàng, nhưng đây, đây không phải là kết cục thiếp muốn. Sau đó nhún người nhảy xuống vách núi, đằng sau vọng tới tiếng gào xé ruột xé gan của chàng: Không…không…vì cớ gì ta đoán được mở đầu, lại đoán sai kết cục….không…
“Tiểu thư!” Bảo nhi ra sức vỗ vào lưng ta một cái, thiếu tí nữa ta phun một búng máu ra.
Nàng nói: “Người nghĩ cái gì thế? Sư phụ đi rồi kìa.”
Ta lau lau nước mắt nơi khóe mắt, nói: “Sư phụ đi đâu thế?”
Bảo nhi nói: “Người nghe nói Lý tổng quản có mảnh đất trồng rau trong vườn, hớn hở đi ngắm rau rồi.”
Sư phụ đối với trồng rau có một thứ chấp niệm đến quái lạ, con người có tín niệm, rất tốt.
******
Giờ cơm trưa, Phạm Thiên Hàm thuận miệng hỏi sư phụ có tin tức của Tiêu Tử Vân không, sư phụ bảo không có.
Cơm nước xong ta kéo sư phụ sang bên, nhỏ giọng hỏi ông ấy: “Sư phụ, đại sư huynh và Tiêu Tử Vân giờ đang ở đâu?”
Sư phụ lẽ thẳng khí hùng đáp: “Sao mà ta biết được?”
Ta cẩn thận quan sát thần sắc ông ấy, không giống như đang nói dối, bèn nói: “Đến cả việc hai người đó ở đâu người cũng không biết, vậy mà còn phí bao nhiêu công phu thuyết phục con làm gậy đánh uyên ương à?”
Sư phụ gãi gãi đầu đáp: “Thật ra ta cũng chưa nghĩ tới chỗ đó, nhưng dù gì con cũng không đồng ý, coi như ta chưa nhắc tới đi.”
Ta bực tới mức giậm chân: “Sao có thể coi như chưa nhắc tới chứ.”
Sư phụ thực không ngại học hỏi kẻ dưới: “Vì sao không được?”
Phải nha…sao lại không được, cuộc đời ta rộng lớn mà, bao la mà, độ lượng mà. Không có gì là không không thể cả…
****
Sư phụ ở lại hai ngày, lòng nhớ nhung rau dưa nơi đáy sơn cốc của ông, bèn trở về.
Trước khi đi ông ấy dặn đi dặn lại, đừng quên phải chia cắt đôi uyên ương, để mau mau tống khứ ông ấy, ta liền gật bừa. Quả tình là ông ấy làm Trạng nguyên phủ loạn tới gà chó không yên, đặc biệt là mảnh vườn rau của Lý tổng quản, sư phụ từ sáng đến tối bón phân cho nó, làm một vườn rau đang tươi tốt héo quắt lại, khiến mỗi lần ta gặp Lý tổng quản đều không ngẩng đầu nổi. Hơn nữa trong lòng ta còn ôm hy vọng, chỉ cần đôi uyên ương rồ dại là đại sư huynh và Tiêu Tử Vân nổi lên mặt nước, ta sẽ có lý do rằng nơi xa nước sâu, cậy gậy lớn là ta đây cũng không khuấy đảo được hai con thủy sinh vật kia đâu.
Chẳng là ông trời nếu đã có thể ngồi vào cái vị trí ông trời này, ông ta đương nhiên phải nhiệt tình gây mưa làm gió rồi.
Ngày ấy trời mưa phùn lắc rắc, dưới sự xúi giục của Bảo nhi, hai chúng ta quyết định đi tản bộ trong mưa tiện đường bắt hai con ếch thả vào vườn rau của Lý tổng quản, dạo vòng quanh khu rừng sau phủ cả nửa ngày không thấy đến một con, vậy nên ta hỏi Bảo nhi: “Khu rừng này chẳng lẽ là không có ếch?”
Bảo nhi đang bận gỡ tóc mắc trên nan ô, nghe thấy thế thuận miệng trả lời ta: “Sao em biết được? Không phải ếch sống trong rừng sao ạ?”
Ta cũng chẳng biết, lại không muốn biểu hiện ra, chỉ đành nói: “Con ếch trời sinh tính tùy ý, chuyện gì cũng tùy vào vui buồn, hôm nay ở trong rừng, mai không chừng lại chuyển chỗ ở rồi.”
Bảo nhi ngẩng đầu không đáp lời ta mà lại gọi một tiếng ‘cô gia’, ta cũng đưa mắt lên nhìn, Phạm Thiên Hàm đang cưỡi ngựa chầm chậm tiến về phía chúng ta, ta hừ một tiếng ngoảnh mặt đi chỗ khác, tối qua chúng ta cãi nhau, cụ thể vì sao ta cũng quên mất rồi, ta chỉ biết hiện giờ ta không muốn để ý tới chàng.
Thế là ta và Bảo nhi giương ô giấy dầu đi trước, Phạm Thiên Hàm cưỡi ngựa thong thả theo sau, tiếng vó ngựa lộc cộc quanh quẩn trong rừng, dập dờn trong tĩnh mịch.
Mưa tuy nhỏ, nhưng đến khi dạo được hai vòng cũng làm ướt gấu váy ta, trộm liếc Phạm Thiên Hàm đang ngồi trên lưng ngựa một cái, mà thôi, không bằng đi về luôn cho xong.
Ta chưa kịp mở miệng, Bảo nhi bỗng kéo kéo tay áo ta, nói: “Tiểu thư, chúng ta mau về đi.”
Ta đang định cảm thán đây chính là ‘tâm hữu linh tê nhất điểm thông’* trong truyền thuyết, nhưng một tiếng tiểu đồ đệ đã hoàn toàn làm ta sững sờ tại chỗ, phía trước có ba người đi đến, có cái gọi là ‘ba người đi tất có thầy ta’**, trong đó quả nhiên có sư phụ ta, ông ấy đang nhảy lên nhảy xuống vẫy tay với ta. Khổng Tử quả đúng là một trí giả.
*như tâm ý tương thông (giữa hai người yêu nhau)
**Xuất từ “Luận ngữ – Thuật nhi” của Khổng Tử ý là vài người đồng hành, trong đó tất có người có thể làm thầy cho mình, nhìn thấy điều tốt thì học, thấy điều xấu có thể so sánh và tự sửa đổi khuyết điểm bản thân.
Ta liếc hai người bên cạnh một cái, một nam một nữ, theo lý mà đoán, cũng chỉ có đôi cẩu nam nữ kia thôi, chả có gì để bàn.
Ta thầm thở dài trong bụng, khoác lên bộ mặt tươi cười, vẫy tay làm ra vẻ vui mừng khôn xiết kêu to: “Sư phụ, đại sư huynh, biểu muội…”
Bảo nhi ọe một tiếng: “Tiểu thư, hơi quá rồi đấy, trông quái lắm.”
Ta vội rụt tay lại, đợi bọn họ tới trước mặt, nhẹ nhàng thỏ thẻ nói: “Lâu rồi không gặp, vô vàn nhung nhớ.”
Đại sư huynh đảo mắt lên xuống chầm chậm đánh giá ta một phen, rồi cười nói: “Thiển nhi, lâu rồi không gặp, muội càng thêm động lòng người đó.”
Chao ôi, khen đến nỗi ta cũng phải thẹn thùng mất.
Ta đang cố nặn cho ra hai đóa mây hồng trên mặt, Phạm Thiên Hàm bỗng nhiên nhảy từ trên ngựa xuống, vô cùng chuẩn xác đạp vào vũng nước trên đất, nước bẩn vừa khéo bắn tung tóe khắp người ta cùng đại sư huynh.
Thế là ta cũng chẳng thèm mây hồng gì nữa, vừa phủi quần áo vừa dắt cổ họng lên mắng Phạm Thiên Hàm: “Chàng có mắt không thế? Bồi thường quần áo toàn thân cho thiếp!”
“Thật lâu không thấy, biểu tẩu vẫn hào sảng như xưa.” Tiêu Tử Vân nhăn mặt nói.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.