Chương 18: chương 18
Tang Thượng
25/02/2014
Lớp
đất cát nhanh chóng tụt xuống do lực đẩy dần biến mất, chỉ một lúc
sau, mũi bàn chân tôi đã chạm mặt sàn, rồi từ từ đứng thẳng người
lên.
Tôi vẫn còn chút hoài nghi, không dám tin vào mắt mình, liền mượn chiếc gương Dạ Minh của Lão Ngũ, ngồi sụp xuống quan sát tỉ mỉ khe rãnh giữa những phiến đá. Chị Giai Tuệ thấy vậy cũng chạy tới quan sát cùng với tôi.
Dưới ánh sáng của chiếc gương Dạ Minh, tôi không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của lớp đất cát kia. Đưa tay ra lần khắp mặt phiến đá, thì chỉ có cảm giác mát mẻ và nhẵn thín, giống như chúng đã được mài giũa rất kỹ. Thế nhưng từ phía dưới, một luồng khí nhỏ mát lạnh đang không ngừng thổi qua khe rãnh nối các phiến đá lại với nhau. Đương lúc những phiến đá này chưa kịp khép lại với nhau, tôi nheo mắt nhòm xuống phía dưới, nhưng chỉ thấy một màu đen kịt.
Chị Giai Tuệ cũng quỳ gối, áp tai xuống mặt sàn, vẻ mặt hơi khác thường, rồi chị vẫy tôi lại gần. Tôi làm theo chị, quỳ hai gối rồi áp một bên tai xuống khe rãnh nhỏ gần đó. Luồng khí mát lạnh phả vào trong tai hơi ngưa ngứa. Thế nhưng, tôi vẫn có thể nhận ra, phía dưới sàn đá là một khoảng không rộng lớn bất thường, và từ đó không ngừng dội lên những tiếng động lạ, giống như tiếng gió vi vút thổi đến từ một nơi bằng phẳng rộng lớn như chúng tôi đang đứng.
Đúng chỗ tôi hạ xuống có vài tia sáng xanh le lói lách mình qua lớp cát, đó chính là tia sáng của chiếc gương Dạ Minh. Nhìn thấy nó, tôi cảm thấy yên tâm hơn hẳn, trong tình thế này, nếu như trước mắt vẫn chỉ là một màu tối đen thì thật khiến người ta cảm thấy khó chịu vô cùng.
Dù chỉ có vài tia sáng le lói nhưng cũng đủ căn phòng sáng bừng lên, tôi nhìn thấy Lão Ngũ và chị Giai Tuệ đứng cách tôi không xa. Lão Ngũ nhanh chân chạy đến chỗ chiếc gương Dạ Minh, rồi sục tay vào lớp cát cầm chiếc gương lên, phủi phủi những hạt cát bám trên bề mặt. Lão giơ gương về phía hai đứa tôi rồi khoái chí nói:<>
- Cũng may là hạ ở đây, chứ nếu rơi vào miệng động Hắc ưng thì coi như tiêu mạng.
Tôi vẫn chưa hiểu rõ về cái gọi là động Hắc ưng mà Lão Ngũ vừa nhắc đến, đang định quay sang hỏi thì mặt sàn dưới chân lại rung lên lần nữa. Tôi vội cúi đầu nhìn xuống, lớp đất cát giờ như dòng nước óng ánh ánh bạc nhanh chóng len qua những khe nhỏ chảy xuống dưới sàn. Chỉ một lúc sau, căn hầm đầy cát đã trống trơn, toàn bộ bề mặt sàn đá không để lại một chút vết tích gì, giống như vừa có ai đó lau chùi rất cẩn thận và sạch sẽ.
Căn hầm cứ thế đưa chúng tôi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, tôi và chị Giai Tuệ ngơ ngác dõi theo mà không hiểu vì sao lớp đất cát kia lại có thể biến mất một cách nhanh gọn và sạch sẽ đến như vậy? Nếu như tất cả những điều kì lạ này đều được một cỗ máy bí mật nào đó điều khiển, thì chắc chắn đó phải là một cỗ máy cực kì thần diệu và vĩ đại.
Chị Giai Tuệ đứng dậy, nói với Lão Ngũ:
- Lão Ngũ, cỗ máy này thực sự thần kỳ quá tưởng tượng, lão nhanh nói cho chúng cháu biết đi.
Lão Ngũ đang hướng mắt về một nơi xa xăm nào đó, vẻ như đang đăm chiêu, nghe tiếng chị Giai Tuệ hỏi, lão mới ngẩng đầu nhìn lên phía đỉnh hầm.
Tôi cũng bất giác ngửa cổ nhìn theo lão, trên phía đỉnh hầm vẫn là một màu đen kịt, không hiểu rằng những con hắc ưng kia đã bay về phương nào.
Lão Ngũ nhìn một hồi lâu, rồi quay sang ngó nghiêng mặt đá xung quanh, sau đó đặt đít ngồi phịch xuống sàn. Lão duỗi hai chân cho thoải mái rồi nói với chị Giai Tuệ:
- Mẹ kiếp! Mệt quá đi mất. Kiếm cái gì ăn đã, rồi ta sẽ kể cho hai đứa nghe về cái đống đất cát kia, ta luôn có linh cảm rằng sự việc này sẽ rất phức tạp mà. Phải rồi, hai đứa bay kiểm tra lại xem, áo quần hay trong giày dép có giữ được thứ gì linh tinh không, nếu có thì coi như nhặt được báu vật đấy.
Nghe lão nói vậy, tôi vội đưa tay lần khắp cơ thể tìm kiếm.
Thật kỳ quặc, lúc nãy rõ ràng lớp đất kia còn phủ kín người tôi, thế mà đến giờ trên quần áo tôi không có đến một hạt cát, thậm chí những vết bẩn trên quần áo giờ cũng biến mất theo, lẽ nào chúng lại có tác dụng như bột giặt?
Chị Giai Tuệ bỗng reo lên, rồi quay người sang phía tôi, kín đáo đưa tay lần vào trong lớp áo lót, một lúc sau chị từ từ đưa tay ra, hồ hởi nói:
- Hình như là sót vài hạt cát thật.
Lão Ngũ vội lao tới, nắm chặt bàn tay của chị Giai Tuệ rồi hốt hoảng nói:
- Nắm chặt! Nắm chặt tay vào! Đừng để nó tuột mất!
Bộ dáng kì quái của Lão Ngũ khiến tôi và chị Giai Tuệ không khỏi bật cười, mấy hạt cát bé tí ấy cũng có thể chạy mất sao? Thế nhưng nghĩ lại cảnh tượng ban nãy, tôi lập tức thấy sự lo lắng của Lão Ngũ không phải là không có lí, biết đâu những hạt cát này lại có phép thuật cũng nên.
Lão Ngũ như bắt được vàng, vẫn nắm chặt lấy tay chị Giai Tuệ, hứng khởi nói với hai chị em tôi:
- Loại cát này vốn là bảo vật vô cùng quý hiếm, không ngờ chúng lại được chôn ở dưới này nhiều như thế. Vừa nãy, ta cuống quá nên không nghĩ tới chuyện giữ lại vài nắm. May mà còn sót lại vài hạt trên người con nhỏ Giai Tuệ. Nếu như có nhiều thì chúng ta chia nhau mỗi người một hạt, khi nào ra khỏi đây thì giữ lại, xem như kỉ niệm chiến tích anh hùng. Còn nếu như ít thì xin lỗi hai đứa bây, đừng cố gắng giành giật, Lão Ngũ ta sẽ giành cho bằng được. Ha ha ha ha, hay đấy, hay đấy!
Tôi và chị Giai Tuệ cũng cười phá lên, đồng thanh nói:
- Không giành, không giành đâu, tất cả là của Lão Ngũ hết. Hi hi!
Lão Ngũ an tâm hẳn, lão từ từ gỡ từng ngón tay chị Giai Tuệ, để lộ ra ba hạt cát trắng đang tự cuộn tròn trong lòng bàn tay chị.
Tay trái lão nắm chặt cổ tay phải của chị Giai Tuệ, đôi mắt sáng quắc nhìn vào lòng bàn tay, rồi nói với vẻ ngập tràn hạnh phúc.
- May quá, vừa đủ ba hạt, mỗi người một hạt, không ai giành của ai nữa.
Tôi chiếu chiếc gương Dạ Minh vào tay chị Giai Tuệ rồi cúi đầu xuống nhìn. Ba hạt cát trắng muốt như ngọc, to bằng hạt vừng, tròn xoe và nhẵn mịn, dưới ánh sáng của chiếc gương Dạ Minh, chúng tỏa sáng lung linh và không ngừng chuyển động.
Lão Ngũ khẽ lắc đầu, ngó chằm chằm vào chúng với vẻ hí hửng thấy rõ, một lúc sau lão mới quay sang nói với chúng tôi:
- Để ta cho hai đứa bay xem tuyệt chiêu này! - Nói rồi, tay phải của lão bỗng lắc nhẹ, ba hạt cát trắng tự chuyển động tròn trong lòng bàn tay chị Giai Tuệ, rồi trượt đi mỗi lúc một nhanh hơn, theo những đường chỉ tay di chuyển khắp mọi hướng, cứ như ba con trùng nhỏ đang tinh nghịch bò đi khắp nơi.
Thấy chúng có vẻ muốn tìm đường thoát ra ngoài, Lão Ngũ vội khép chặt tay lại, rồi phấn khích ngẩng đầu hỏi chúng tôi:
- Thế nào, hay không?
- Hay, hay… - Tôi vội kéo tay Lão Ngũ, dò hỏi. - Lão Ngũ, chúng là sinh vật sống thật sao, chúng từ đâu ra thế?
Lão Ngũ vừa cười vừa quay sang nói với chị Giai Tuệ, không thèm đếm xỉa gì đến tôi:
- Lấy đồ ra ăn đi, chúng ta phải ăn chút gì đã, rồi ta sẽ kể về lũ đất bay cát chuyển cho hai đứa bay nghe.
Chị Giai Tuệ lấy ra ba gói lương khô và ba chai nước khoáng đưa cho tôi và Lão Ngũ. Chúng tôi ngồi khoanh chân trên sàn đá, vừa ăn lương khô vừa nghe Lão Ngũ kể chuyện.
Lão Ngũ chiêu một ngụm nước lớn rồi chậm rãi kể:
- Giờ nói đến cái gọi là cát bay trước nhé, Giai Tuệ, chắc mi cũng biết huyện Cẩm thành phố Cẩm Châu, đúng không?
- Huyện Cẩm? - Chị Giai Tuệ suy nghĩ một lúc rồi mới ngần ngừ nói. - Lão Ngũ, lão đang nói đến địa danh Lăng Hải đúng không? Huyện Cẩm là tên cũ, giờ nó đã được lên cấp thành phố rồi mà.
- Ừ, ta cũng nghe nói nó đã đổi thành cái tên gì gì đó, nghe chói tai không chịu được. - Lão Ngũ quay sang nói với tôi, nói tiếp. - Huyện Cẩm… hay còn gọi là Hải Lăng, nó là một huyện nhỏ nằm phía dưới chân Cẩm Châu, vốn được gọi là tòa thành cổ từ nhiều đời nay.
Rồi lão vỗ nhẹ lên trán như muốn lục tìm điều gì đó trong trí nhớ.
- Những thứ khác về huyện Cẩm ta không nhắc đến, chỉ muốn nói một nơi nhỏ bé như vậy mà lại có thể sản sinh ra cát bay, một loại bảo vật vô cùng hiếm có trên thế gian này. Trong huyện Cẩm có xã Thạch Sơ chuyên sản xuất đá xây dựng, chủ yếu là đá hoa cương, từ bao đời nay dân xã này đã sinh sống bằng nghề khai thác và sản xuất đá hoa cương cho tới tận bây giờ, nghe nói sau khi Trung Quốc mới được thành lập, nhà nước đã cho vận chuyển đá hoa cương ở đây để xây dựng quảng trường Thiên An Môn.
- Sau khi Trung Quốc mới được thành lập… - Chị Giai Tuệ nhắc lại với vẻ mặt rất đỗi ngạc nhiên. Tôi cũng cảm thấy tò mò, không nhịn được phải hỏi lại.- Tại sao lại liên quan đến việc Trung Quốc mới thành lập, Lão Ngũ… lẽ nào Cố Cung ở Bắc Kinh cũng có bí mật như thế này sao?
- Mẹ kiếp! Chúng bay nghĩ xa xôi thế! - Lão Ngũ lắc đầu ra chiều bực bội vì bị ngắt lời rồi nói tiếp. - Nghe sư phụ ta kể lại rằng, hình như từ thời Minh Thành Tổ[1], sau khi dẹp loạn, thống nhất đất nước, ông ta đã quyết định đóng đô tại Nam Kinh và đã ra lệnh vận chuyển đá hoa cương tới đó để xây cung điện. Lúc đó, vùng đấy gọi là huyện Cẩm hay Thạch Sơn, ta cũng không rõ, dù sao ranh giới ở vùng đó cũng không thay đổi là mấy. Minh hoàng đế đã ra lệnh tất cả mọi ngóc ngách dù là nhỏ nhất trong cung điện đều phải lát bằng đá hoa cương của huyện Cẩm. Phải mất một lượng nhân công rất lớn để phục vụ cho công trình kiến trúc khổng lồ này, hàng vạn người đã phải vất vả ngày đêm khai thác, chạm trổ đá hoa cương tại vùng này. Trong lúc khai thác, người ta đã vô tình đào được một tảng đá khá lớn ngay giữa lòng núi, nó có màu trắng đục rất giống ngọc. Hằng trăm thợ đá có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm cũng không rõ đây là loại đá gì. Điều ngạc nhiên hơn cả là, khi tảng đá này rơi xuống, đã vỡ thành hàng trăm nghìn hạt cát nhỏ li ti như hạt vừng, mỗi viên đều tròn xoe, nhẵn nhụi như được mài giũa công phu...
[1]Tức Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra vương triều nhà Minh.
Nghe thấy vậy, chị Giai Tuệ nhanh miệng hỏi lại:
- Đó có phải là cát bay không ạ?
Lão Ngũ gật đầu, kể tiếp:
- Nghe ta nói hết đã. Những người thợ đá đều cảm thấy hết sức ngạc nhiên, có người đã gắn bó cả đời với nghề khắc đá mà đây cũng là lần đầu tiên được chứng kiến sự việc lạ lùng đến vậy. Lúc đó, một vị quan phụ trách việc khai thác đá là Lưu Bác Ôn, nghe nói ông ta cũng là một người có biệt tài tiên đoán tương lai, nên được nhân dân vinh là thánh sống, sau khi tận mắt nhìn thấy đống cát kì lạ này, ông đã lập tức tuyên bố đây chính là loại tinh cát vô cùng hiếm có.
Nghe Lão Ngũ nhắc đến tên Lưu Bác Ôn, đầu óc tôi lờ mờ nhận ra đó là một cái tên khá quen, vội nói chen vào:
- Lão Ngũ, cháu biết Lưu Bác Ôn là ai rồi, hồi cấp Một, cháu đã được học một bài tập đọc có tên là Người bán mía, tác giả chính là Lưu Bác Ôn, nội dung là về cá vàng cá bạc gì gì đó, cô giáo cháu còn giảng thêm Lưu Bác Ôn chính là người giúp Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương dẹp loạn và giành được ngai vàng.
Lão Ngũ vốn là người không được học hành gì, nên chỉ lắc đầu, cười xòa, nói:
- Bán gì thì bán, cá gì thì cá, ta không quan tâm, ta chỉ biết người này là một vị thánh sống.
Chị Giai Tuệ vừa vịn vai tôi vừa cười nắc nẻ, nói:
- Đúng là nàng ngốc, cái gì mà bán mía với bán khoai, nghe là đã biết lười học rồi. Bài văn đó có tên là Lời người bán cam rong, kể về câu chuyện của một người bán cam.
Tôi và Lão Ngũ đều là những người ít học, chỉ biết mấy chuyện mở khóa, chứ những thứ như kiến thức văn học hay điển tích thì chẳng biết là bao. Tôi không rõ lời giải thích của chị Giai Tuệ lắm, nhưng có vẻ như là chính xác. Mặt tôi đỏ ửng lên vì xấu hổ, ngại ngùng nói:
- À, thì ra là bán cam, em lại cứ tưởng là bán mía cơ đấy.
Lão Ngũ hắng giọng kéo sự chú ý của chúng tôi về phía mình, rồi kể tiếp:
- Mặc mẹ nó bán cái gì, chỉ biết rằng Lưu Bác Ôn sau khi nhìn thấy những hạt cát trắng này liền tuyên bố, đây chính là loại tinh cát có tìm hàng trăm năm cũng không thấy, rồi lập tức sai quân lính gói hết lại, tự mình mang về báo cáo với Chu Nguyên Chương. Câu chuyện sau đó mới gay cấn, chỉ vài ngày sau, quân triều đình lại được lệnh tiếp tục khoét sâu vào lòng núi, họ tìm ra những tảng đá trắng khác và phải mất một năm ròng mới khai thác hết mỏ đá trắng quý hiếm kia. Nhưng chỗ cát trắng đó được vận chuyển đi đâu thì không ai biết, hơn nữa, tất cả những người thợ trực tiếp khai thác đá đều bị chặt đầu, còn đám binh sĩ thì bị đày đi biên giới, ngay cả bản thân Lưu Bác Ôn cũng không có kết thúc tốt đẹp gì, chỉ vài năm sau ông ta đã bị Chu Nguyên Chương sát hại.
Tôi nghe mà choáng váng cả người, lập tức mở miệng thắc mắc:
- Lão Ngũ, nói đi nói lại, những viên tinh cát kia là cái gì, tại sao vì nó mà phải giết hại bao nhiêu người như vậy.
Lão Ngũ lắc đầu rồi nói tiếp:
- Sự tình như thế nào ta cũng không rõ, có lẽ đó là một loại bảo vật vô cùng quý hiếm, hoặc nó có những công dụng khác mà ta vẫn chưa biết, nếu không Chu Nguyên Chương đã không thể giết nhiều người như thế. Về lịch sử của loại Cát bay này, ta nghe sư phụ kể từ rất lâu rồi, nhưng đó cũng chỉ là những lời người được nghe kể lại từ tổ tiên, chỉ biết chắc rằng đó là một loại bảo bối vô cùng lợi hại. Vừa xong hai đứa bay đều nhìn thấy rồi đấy, những viên cát trắng đó chính là tinh cát, hay còn gọi là cát bay, điểm kì diệu nhất của chúng chắc có lẽ là khả năng tự chuyển động như một sinh vật sống, ngoài ra bản thân nó còn có thể tự sản sinh ra một lực đẩy rất mạnh. Đặc biệt là khi kết hợp với Đất chuyển, cho dù là vật nặng cỡ bao nhiêu, nó vẫn có thể khiến trôi bồng bềnh như trong nước vậy. Còn một điều nữa, chúng tuy có sức mạnh kì diệu là thế, nhưng lại rất sợ tiếng động và va chạm, chỉ cần một tiếng động nhỏ thôi cũng khiến mối liên kết của chúng bị đứt gãy trong tức khắc. Lúc nãy, vừa nhìn thấy chúng là ta đã nhận ra ngay, nên mới bảo chúng bay phải bám chặt vào ta, không được động đậy cũng như không được thốt ra bất cứ lời nào, thế nhưng tiếng hắt xì của Lan Lan đã làm kinh động tới chúng, vô tình thả con hắc ưng xổng ra.
Nghe Lão Ngũ nói vậy, lòng tôi cực kì lo lắng, cát bay đã lợi hại như vậy thì không biết lũ hắc ưng kia còn ghê gớm tới mức nào nữa? Tôi vội ngẩng đầu nhìn lên trần nhà, vẫn là một khoảng không vắng lặng, không rõ lũ hắc ưng đang trốn ở đâu?
Bỗng có tiếng chị Giai Tuệ nói với Lão Ngũ:
- Lão Ngũ, cho cháu xem lại mấy hạt cát bay kia với.
Lão Ngũ cẩn trọng hé lòng bàn tay lấy ra một hạt đưa cho chị Giai Tuệ rồi nói:
- Cầm lấy, đừng có làm rơi đấy.
Chị Giai Tuệ cũng cẩn thận không kém, giữ chặt hạt cát giữa hai đầu ngón tay, qua ánh sáng của chiếc gương Dạ Minh, chị nghiêng nghiêng đầu ngắm nghía thật kỹ. Một lúc sau, chị vê vê đầu ngón tay rồi nói với tôi:
- Cái này hay lắm, không rõ nó làm từ chất liệu gì, không hề giống với bất kỳ loại đá nào trước đây mà ta từng nhìn thấy. Nhưng cháu nghĩ rằng đó là kết quả của sự biến hóa môi trường qua hàng nghìn năm, ví dụ như do lực nén hay nhiệt độ môi trường khiến chúng bị thay đổi kết cấu vật lí. Hai người chắc đều biết kim cương và đá graphite chứ, chúng đều được cấu thành từ nguyên tử cacbon nhưng bề ngoài của chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Một thứ thì cứng tuyệt đối với vẻ ngoài trong suốt, còn một cái thì lại rất mềm với một màu đen tuyền. Nguyên nhân là do thành phần và cấu trúc của nguyên tử cacbon trong kim cương và đá graphite không giống nhau.
Lão Ngũ nghe lời giải thích của chị Giai Tuệ thì liền gật đầu tán thành:
- Ừ, mi nói hình vuông hình tròn gì thì ta không hiểu lắm, nhưng về kim cương với đá graphite thì ta biết rõ, hai đứa nhìn đây. - Nói rồi, lão rút chuỗi hạt Ô Kim từ trong túi ra. - Cái này làm từ kim cương và đá graphite ra đấy, lúc cứng lúc mềm, ta đoán đó là nhờ vào cái thành phần cấu trúc gì gì đó mà mi vừa giải thích đấy.
Chị Giai Tuệ nhìn chuỗi hạt rồi nói:
- Cũng có thể là vậy. Vừa rồi nghe lão kể về chuyện cát bay với Lưu Bác Ôn, cháu đã lờ mờ hiểu được chút ít, đúng như lời lão vẫn nói, dưới cung này chắc chắn còn rất nhiều chuyện kì lạ đang xảy ra.
Tôi hỏi xen vào:
- Chuyện gì cơ, lẽ nào đám đất cát này lại nhiều chuyện kỳ quái đến vậy sao?
Chị Giai Tuệ lắc đầu, nói tiếp:
- Hai thứ cát này lạ lắm, nhưng chủ yếu vẫn là… - Chị dừng lại một lúc rồi mỉm cười nói với Lão Ngũ. - Đấy là cháu đoán bừa thế thôi, Lão Ngũ kể tiếp về loại Đất chuyển kia đi.
Lão Ngũ nhìn ra xung quanh, gật đầu nói:
- Với tình hình này, xem ra lũ Hắc ưng tạm thời sẽ không làm phiền tới chúng ta đâu. Thôi được, để ta kể chuyện cho hai đứa bay nghe để giết thời gian vậy.
Lão cắn một miếng lương khô, rồi uể oải chuyển sang tư thế khác một lúc rồi mới từ từ kể tiếp:
- Loại Đất chuyển kia thực ra cũng có mối liên qua đến vùng đất Đông Bắc này. Hai đứa có biết vì sao ba tỉnh Đông Bắc lại được gọi là vùng đất đen hay không? Điều này bắt nguồn từ ba vùng đất lớn là Hắc Long Giang, Nộn Giang và Tùng Hoa Giang, những vùng đất này đều được phủ bằng lớp đất đen dày xốp và phì nhiêu, nên hoa màu luôn cho vụ mùa bội thu. Trong đó vùng màu mỡ nhất là vùng phía bắc Hắc Long Giang, nghe nói lớp đất ở đấy dày tới hơn một mét, được khai phá từ thời nhà Thanh. Sau đó, thằng chó Tổng binh Sơn Hải quan Ngô Tam Quế đã vì con nha đầu Trần Viên Viên mà dẫn bọn cẩu Thanh vượt qua cửa ải, trơ mắt cam chịu để bọn nó cướp mất giang sơn, mẹ kiếp, toàn lũ ăn hại…
Từ khi cùng Lão Ngũ vào trong lòng Cố Cung, tôi đã cảm thấy hình như lão có một mối thù không đội trời chung với nhà Thanh, giờ nghe những lời miệt thị này, tôi lại càng khẳng định những ý nghĩ ban đầu của mình là đúng. Thế nhưng có một điều tôi vẫn không sao hiểu nổi, tại sao lão lại mang nỗi hận thù lớn đến như thế với những người đã khuất núi từ lâu?
Đúng lúc đó, tôi nghe thấy tiếng chị Giai Tuệ ho nhẹ, liền vội quay đầu nhìn sang, thấy sắc mặt chị nhợt nhạt nên vội vàng hỏi:
- Chị Giai Tuệ, chị làm sao thế? Trong người không khỏe sao?
Chị Giai Tuệ cười xòa rồi nói:
- Chị không sao, chắc do lúc nãy nhiệt độ thay đổi thất thường, lúc lạnh lúc nóng, nên họng chị hơi đau rát một chút. Lão Ngũ cứ kể tiếp đi. - Nói rồi chị cởi chiếc áo đang buộc quanh eo, khoác lên vai.
Tôi cũng không để ý nữa mà quay sang nghe Lão Ngũ kể chuyện:
- Sau khi quân Thanh chiếm thành, chúng đã quy hoạch và biến nơi đây thành vùng đất cấm, ngày đêm có lính canh gác với lí do bên trong có chứa long mạch.
- Long mạch? - Nghe thấy có “long mạch”, tôi bỗng hào hứng hẳn lên, rồi lập tức liên tưởng tới bộ phi Lộc Đỉnh Ký do Huỳnh Hiểu Minh thủ vai chính, hình như nội dung phim cũng nhắc đến long mạch. Tôi vội vàng hỏi lại. - Có phải là một loại bảo bối không ạ?
Lão Ngũ gật đầu.
- Bảo bối hay không thì ta không dám chắc, chỉ có điều sau khi chiếm được thành, bọn lính đã chém giết tất cả, nên chắc chắn ở đó có không ít vật báu đâu, thế nhưng sau đó những thứ này được chuyển đi đâu thì không ai có thể đoán ra. Có lẽ lũ cẩu quan đã luồn chúng qua một đường hầm bí mật, vì sợ rằng nếu để lại đây thì chẳng mấy chốc sẽ bị đánh cắp, nếu không thì niêm phong thành lại làm gì? Cái thứ long mạch của nợ đó, chắc chỉ là cái cớ.
Chị Giai Tuệ ngẫm nghĩ một lúc rồi lầm bầm:
- Hoặc chính là cái cớ! - Giọng chị có vẻ hoang mang.
Lão Ngũ xua tay ra chiều không quan tâm rồi nói tiếp:
- Thời đó, trong thành vô cùng náo loạn, chẳng có người dân nào muốn tôn tên đầu trọc tết tóc kia làm hoàng đế cả, cả đất nước hỗn loạn, khắp nơi nổ ra bạo loạn. Vài nhân vật trong giới giang hồ cũng không thể ngồi yên, đám đạo tặc thì ra sức mài gươm vào thành ăn trộm, thậm chí còn hi vọng chặt đứt long mạch của bọn chó Thanh, họ đều đồng lòng phản Thanh phục Minh, vì một đất nước bình yên. Cho dù bên trong không có long mạch thì nhất định cũng phải cất giấu vô số vàng bạc và châu báu, nếu thành công thì có thể ăn sung mặc sướng cả đời. Thế nhưng bao nhiêu năm trôi qua, đã rất nhiều người ra đi mà không thấy bóng dáng một ai sống sót trở về chứ đừng nói gì đến đống của cải “tăm” được. Cho tới năm Sùng Trinh niên nguyên, Bả Thế Gia đại thúc Lão Cửu quyết định đích thân tìm kiếm thì đến lúc đó loại bảo bối vô cùng quý hiếm này mới được lộ diện.
Chị Giai Tuệ nghe vậy, liền sốt sắng hỏi lại:
- Lão Ngũ, theo như những gì lão vừa kể thì loại bảo bối Đất chuyển kia là do những người trong phái Đạo môn tìm ra tại Bắc Đại Hoang[2] từ rất lâu rồi?
[2] Chỉ vùng bình nguyên Đông Bắc với ba tỉnh Hắc Long Giang, Tùng Hoa Giang và Nộn Giang.
Chưa kịp để lão trả lời, tôi đã vội cướp lời chị hỏi tiếp:
- Lão Ngũ, cháu thấy cách phân thứ bậc trong Đạo môn rất lạ, tại sao phải phân thành lão này lão kia vậy. Lão là Lão Ngũ, nhưng em trai lão lại là Lão Tam, đây chẳng phải là ngược đời sao? Hơn nữa, tại sao gọi Bả Thế Gia là đại thúc Lão Cửu? Phải dựa vào quy tắc gì vậy ạ?
Chị Giai Tuệ cũng gật đầu rồi hỏi tiếp:
- Đúng thế, Lão Ngũ, có phải Đạo môn phân thứ bậc theo số không? Vậy thì người được gọi là Bả Thế Gia có nghĩa là gì ạ?
Lão Ngũ mỉm cười, vuốt chòm râu, nói:
- Theo quy tắc của môn phái thì ta không được phép tiết lộ bí mật này cho bất kì kẻ ngoại đạo nào, đặc biệt con nhỏ Giai Tuệ còn là cảnh sát, các ngươi thừa hiểu cảnh sát và đạo chích không bao giờ đi chung một đường. Thế nhưng, ông trời đã có duyên để ta và hai đứa gặp nhau, trong mắt ta hai đứa bay chẳng khác gì con cháu cả. Vả lại chúng ta cũng đã vào sinh ra tử mấy phen, vậy hôm nay ta sẽ phá giới giải thích cho hai đứa hiểu rõ.
Thấy Lão Ngũ đồng ý tiết lộ bí mật, tôi vội dỏng tai tập trung lắng nghe những lời của lão. Thực ra về bản chất, Kiện môn ban đầu cũng là một nhánh trong phái Đạo môn, lúc học về lịch sử mở khóa, ông nội tôi cũng đã giới thiệu qua lai lịch cũng như những thủ thuật của phái Đạo môn, nhưng sau khi phân thành các phái khác nhau thì những thông tin cũng không còn nhiều và cụ thể cho lắm. Hôm nay được chính một cao thủ trong phái Đạo môn kể lại hẳn là một cơ hội hiếm có.
Tôi vẫn còn chút hoài nghi, không dám tin vào mắt mình, liền mượn chiếc gương Dạ Minh của Lão Ngũ, ngồi sụp xuống quan sát tỉ mỉ khe rãnh giữa những phiến đá. Chị Giai Tuệ thấy vậy cũng chạy tới quan sát cùng với tôi.
Dưới ánh sáng của chiếc gương Dạ Minh, tôi không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của lớp đất cát kia. Đưa tay ra lần khắp mặt phiến đá, thì chỉ có cảm giác mát mẻ và nhẵn thín, giống như chúng đã được mài giũa rất kỹ. Thế nhưng từ phía dưới, một luồng khí nhỏ mát lạnh đang không ngừng thổi qua khe rãnh nối các phiến đá lại với nhau. Đương lúc những phiến đá này chưa kịp khép lại với nhau, tôi nheo mắt nhòm xuống phía dưới, nhưng chỉ thấy một màu đen kịt.
Chị Giai Tuệ cũng quỳ gối, áp tai xuống mặt sàn, vẻ mặt hơi khác thường, rồi chị vẫy tôi lại gần. Tôi làm theo chị, quỳ hai gối rồi áp một bên tai xuống khe rãnh nhỏ gần đó. Luồng khí mát lạnh phả vào trong tai hơi ngưa ngứa. Thế nhưng, tôi vẫn có thể nhận ra, phía dưới sàn đá là một khoảng không rộng lớn bất thường, và từ đó không ngừng dội lên những tiếng động lạ, giống như tiếng gió vi vút thổi đến từ một nơi bằng phẳng rộng lớn như chúng tôi đang đứng.
Đúng chỗ tôi hạ xuống có vài tia sáng xanh le lói lách mình qua lớp cát, đó chính là tia sáng của chiếc gương Dạ Minh. Nhìn thấy nó, tôi cảm thấy yên tâm hơn hẳn, trong tình thế này, nếu như trước mắt vẫn chỉ là một màu tối đen thì thật khiến người ta cảm thấy khó chịu vô cùng.
Dù chỉ có vài tia sáng le lói nhưng cũng đủ căn phòng sáng bừng lên, tôi nhìn thấy Lão Ngũ và chị Giai Tuệ đứng cách tôi không xa. Lão Ngũ nhanh chân chạy đến chỗ chiếc gương Dạ Minh, rồi sục tay vào lớp cát cầm chiếc gương lên, phủi phủi những hạt cát bám trên bề mặt. Lão giơ gương về phía hai đứa tôi rồi khoái chí nói:<>
- Cũng may là hạ ở đây, chứ nếu rơi vào miệng động Hắc ưng thì coi như tiêu mạng.
Tôi vẫn chưa hiểu rõ về cái gọi là động Hắc ưng mà Lão Ngũ vừa nhắc đến, đang định quay sang hỏi thì mặt sàn dưới chân lại rung lên lần nữa. Tôi vội cúi đầu nhìn xuống, lớp đất cát giờ như dòng nước óng ánh ánh bạc nhanh chóng len qua những khe nhỏ chảy xuống dưới sàn. Chỉ một lúc sau, căn hầm đầy cát đã trống trơn, toàn bộ bề mặt sàn đá không để lại một chút vết tích gì, giống như vừa có ai đó lau chùi rất cẩn thận và sạch sẽ.
Căn hầm cứ thế đưa chúng tôi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, tôi và chị Giai Tuệ ngơ ngác dõi theo mà không hiểu vì sao lớp đất cát kia lại có thể biến mất một cách nhanh gọn và sạch sẽ đến như vậy? Nếu như tất cả những điều kì lạ này đều được một cỗ máy bí mật nào đó điều khiển, thì chắc chắn đó phải là một cỗ máy cực kì thần diệu và vĩ đại.
Chị Giai Tuệ đứng dậy, nói với Lão Ngũ:
- Lão Ngũ, cỗ máy này thực sự thần kỳ quá tưởng tượng, lão nhanh nói cho chúng cháu biết đi.
Lão Ngũ đang hướng mắt về một nơi xa xăm nào đó, vẻ như đang đăm chiêu, nghe tiếng chị Giai Tuệ hỏi, lão mới ngẩng đầu nhìn lên phía đỉnh hầm.
Tôi cũng bất giác ngửa cổ nhìn theo lão, trên phía đỉnh hầm vẫn là một màu đen kịt, không hiểu rằng những con hắc ưng kia đã bay về phương nào.
Lão Ngũ nhìn một hồi lâu, rồi quay sang ngó nghiêng mặt đá xung quanh, sau đó đặt đít ngồi phịch xuống sàn. Lão duỗi hai chân cho thoải mái rồi nói với chị Giai Tuệ:
- Mẹ kiếp! Mệt quá đi mất. Kiếm cái gì ăn đã, rồi ta sẽ kể cho hai đứa nghe về cái đống đất cát kia, ta luôn có linh cảm rằng sự việc này sẽ rất phức tạp mà. Phải rồi, hai đứa bay kiểm tra lại xem, áo quần hay trong giày dép có giữ được thứ gì linh tinh không, nếu có thì coi như nhặt được báu vật đấy.
Nghe lão nói vậy, tôi vội đưa tay lần khắp cơ thể tìm kiếm.
Thật kỳ quặc, lúc nãy rõ ràng lớp đất kia còn phủ kín người tôi, thế mà đến giờ trên quần áo tôi không có đến một hạt cát, thậm chí những vết bẩn trên quần áo giờ cũng biến mất theo, lẽ nào chúng lại có tác dụng như bột giặt?
Chị Giai Tuệ bỗng reo lên, rồi quay người sang phía tôi, kín đáo đưa tay lần vào trong lớp áo lót, một lúc sau chị từ từ đưa tay ra, hồ hởi nói:
- Hình như là sót vài hạt cát thật.
Lão Ngũ vội lao tới, nắm chặt bàn tay của chị Giai Tuệ rồi hốt hoảng nói:
- Nắm chặt! Nắm chặt tay vào! Đừng để nó tuột mất!
Bộ dáng kì quái của Lão Ngũ khiến tôi và chị Giai Tuệ không khỏi bật cười, mấy hạt cát bé tí ấy cũng có thể chạy mất sao? Thế nhưng nghĩ lại cảnh tượng ban nãy, tôi lập tức thấy sự lo lắng của Lão Ngũ không phải là không có lí, biết đâu những hạt cát này lại có phép thuật cũng nên.
Lão Ngũ như bắt được vàng, vẫn nắm chặt lấy tay chị Giai Tuệ, hứng khởi nói với hai chị em tôi:
- Loại cát này vốn là bảo vật vô cùng quý hiếm, không ngờ chúng lại được chôn ở dưới này nhiều như thế. Vừa nãy, ta cuống quá nên không nghĩ tới chuyện giữ lại vài nắm. May mà còn sót lại vài hạt trên người con nhỏ Giai Tuệ. Nếu như có nhiều thì chúng ta chia nhau mỗi người một hạt, khi nào ra khỏi đây thì giữ lại, xem như kỉ niệm chiến tích anh hùng. Còn nếu như ít thì xin lỗi hai đứa bây, đừng cố gắng giành giật, Lão Ngũ ta sẽ giành cho bằng được. Ha ha ha ha, hay đấy, hay đấy!
Tôi và chị Giai Tuệ cũng cười phá lên, đồng thanh nói:
- Không giành, không giành đâu, tất cả là của Lão Ngũ hết. Hi hi!
Lão Ngũ an tâm hẳn, lão từ từ gỡ từng ngón tay chị Giai Tuệ, để lộ ra ba hạt cát trắng đang tự cuộn tròn trong lòng bàn tay chị.
Tay trái lão nắm chặt cổ tay phải của chị Giai Tuệ, đôi mắt sáng quắc nhìn vào lòng bàn tay, rồi nói với vẻ ngập tràn hạnh phúc.
- May quá, vừa đủ ba hạt, mỗi người một hạt, không ai giành của ai nữa.
Tôi chiếu chiếc gương Dạ Minh vào tay chị Giai Tuệ rồi cúi đầu xuống nhìn. Ba hạt cát trắng muốt như ngọc, to bằng hạt vừng, tròn xoe và nhẵn mịn, dưới ánh sáng của chiếc gương Dạ Minh, chúng tỏa sáng lung linh và không ngừng chuyển động.
Lão Ngũ khẽ lắc đầu, ngó chằm chằm vào chúng với vẻ hí hửng thấy rõ, một lúc sau lão mới quay sang nói với chúng tôi:
- Để ta cho hai đứa bay xem tuyệt chiêu này! - Nói rồi, tay phải của lão bỗng lắc nhẹ, ba hạt cát trắng tự chuyển động tròn trong lòng bàn tay chị Giai Tuệ, rồi trượt đi mỗi lúc một nhanh hơn, theo những đường chỉ tay di chuyển khắp mọi hướng, cứ như ba con trùng nhỏ đang tinh nghịch bò đi khắp nơi.
Thấy chúng có vẻ muốn tìm đường thoát ra ngoài, Lão Ngũ vội khép chặt tay lại, rồi phấn khích ngẩng đầu hỏi chúng tôi:
- Thế nào, hay không?
- Hay, hay… - Tôi vội kéo tay Lão Ngũ, dò hỏi. - Lão Ngũ, chúng là sinh vật sống thật sao, chúng từ đâu ra thế?
Lão Ngũ vừa cười vừa quay sang nói với chị Giai Tuệ, không thèm đếm xỉa gì đến tôi:
- Lấy đồ ra ăn đi, chúng ta phải ăn chút gì đã, rồi ta sẽ kể về lũ đất bay cát chuyển cho hai đứa bay nghe.
Chị Giai Tuệ lấy ra ba gói lương khô và ba chai nước khoáng đưa cho tôi và Lão Ngũ. Chúng tôi ngồi khoanh chân trên sàn đá, vừa ăn lương khô vừa nghe Lão Ngũ kể chuyện.
Lão Ngũ chiêu một ngụm nước lớn rồi chậm rãi kể:
- Giờ nói đến cái gọi là cát bay trước nhé, Giai Tuệ, chắc mi cũng biết huyện Cẩm thành phố Cẩm Châu, đúng không?
- Huyện Cẩm? - Chị Giai Tuệ suy nghĩ một lúc rồi mới ngần ngừ nói. - Lão Ngũ, lão đang nói đến địa danh Lăng Hải đúng không? Huyện Cẩm là tên cũ, giờ nó đã được lên cấp thành phố rồi mà.
- Ừ, ta cũng nghe nói nó đã đổi thành cái tên gì gì đó, nghe chói tai không chịu được. - Lão Ngũ quay sang nói với tôi, nói tiếp. - Huyện Cẩm… hay còn gọi là Hải Lăng, nó là một huyện nhỏ nằm phía dưới chân Cẩm Châu, vốn được gọi là tòa thành cổ từ nhiều đời nay.
Rồi lão vỗ nhẹ lên trán như muốn lục tìm điều gì đó trong trí nhớ.
- Những thứ khác về huyện Cẩm ta không nhắc đến, chỉ muốn nói một nơi nhỏ bé như vậy mà lại có thể sản sinh ra cát bay, một loại bảo vật vô cùng hiếm có trên thế gian này. Trong huyện Cẩm có xã Thạch Sơ chuyên sản xuất đá xây dựng, chủ yếu là đá hoa cương, từ bao đời nay dân xã này đã sinh sống bằng nghề khai thác và sản xuất đá hoa cương cho tới tận bây giờ, nghe nói sau khi Trung Quốc mới được thành lập, nhà nước đã cho vận chuyển đá hoa cương ở đây để xây dựng quảng trường Thiên An Môn.
- Sau khi Trung Quốc mới được thành lập… - Chị Giai Tuệ nhắc lại với vẻ mặt rất đỗi ngạc nhiên. Tôi cũng cảm thấy tò mò, không nhịn được phải hỏi lại.- Tại sao lại liên quan đến việc Trung Quốc mới thành lập, Lão Ngũ… lẽ nào Cố Cung ở Bắc Kinh cũng có bí mật như thế này sao?
- Mẹ kiếp! Chúng bay nghĩ xa xôi thế! - Lão Ngũ lắc đầu ra chiều bực bội vì bị ngắt lời rồi nói tiếp. - Nghe sư phụ ta kể lại rằng, hình như từ thời Minh Thành Tổ[1], sau khi dẹp loạn, thống nhất đất nước, ông ta đã quyết định đóng đô tại Nam Kinh và đã ra lệnh vận chuyển đá hoa cương tới đó để xây cung điện. Lúc đó, vùng đấy gọi là huyện Cẩm hay Thạch Sơn, ta cũng không rõ, dù sao ranh giới ở vùng đó cũng không thay đổi là mấy. Minh hoàng đế đã ra lệnh tất cả mọi ngóc ngách dù là nhỏ nhất trong cung điện đều phải lát bằng đá hoa cương của huyện Cẩm. Phải mất một lượng nhân công rất lớn để phục vụ cho công trình kiến trúc khổng lồ này, hàng vạn người đã phải vất vả ngày đêm khai thác, chạm trổ đá hoa cương tại vùng này. Trong lúc khai thác, người ta đã vô tình đào được một tảng đá khá lớn ngay giữa lòng núi, nó có màu trắng đục rất giống ngọc. Hằng trăm thợ đá có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm cũng không rõ đây là loại đá gì. Điều ngạc nhiên hơn cả là, khi tảng đá này rơi xuống, đã vỡ thành hàng trăm nghìn hạt cát nhỏ li ti như hạt vừng, mỗi viên đều tròn xoe, nhẵn nhụi như được mài giũa công phu...
[1]Tức Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra vương triều nhà Minh.
Nghe thấy vậy, chị Giai Tuệ nhanh miệng hỏi lại:
- Đó có phải là cát bay không ạ?
Lão Ngũ gật đầu, kể tiếp:
- Nghe ta nói hết đã. Những người thợ đá đều cảm thấy hết sức ngạc nhiên, có người đã gắn bó cả đời với nghề khắc đá mà đây cũng là lần đầu tiên được chứng kiến sự việc lạ lùng đến vậy. Lúc đó, một vị quan phụ trách việc khai thác đá là Lưu Bác Ôn, nghe nói ông ta cũng là một người có biệt tài tiên đoán tương lai, nên được nhân dân vinh là thánh sống, sau khi tận mắt nhìn thấy đống cát kì lạ này, ông đã lập tức tuyên bố đây chính là loại tinh cát vô cùng hiếm có.
Nghe Lão Ngũ nhắc đến tên Lưu Bác Ôn, đầu óc tôi lờ mờ nhận ra đó là một cái tên khá quen, vội nói chen vào:
- Lão Ngũ, cháu biết Lưu Bác Ôn là ai rồi, hồi cấp Một, cháu đã được học một bài tập đọc có tên là Người bán mía, tác giả chính là Lưu Bác Ôn, nội dung là về cá vàng cá bạc gì gì đó, cô giáo cháu còn giảng thêm Lưu Bác Ôn chính là người giúp Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương dẹp loạn và giành được ngai vàng.
Lão Ngũ vốn là người không được học hành gì, nên chỉ lắc đầu, cười xòa, nói:
- Bán gì thì bán, cá gì thì cá, ta không quan tâm, ta chỉ biết người này là một vị thánh sống.
Chị Giai Tuệ vừa vịn vai tôi vừa cười nắc nẻ, nói:
- Đúng là nàng ngốc, cái gì mà bán mía với bán khoai, nghe là đã biết lười học rồi. Bài văn đó có tên là Lời người bán cam rong, kể về câu chuyện của một người bán cam.
Tôi và Lão Ngũ đều là những người ít học, chỉ biết mấy chuyện mở khóa, chứ những thứ như kiến thức văn học hay điển tích thì chẳng biết là bao. Tôi không rõ lời giải thích của chị Giai Tuệ lắm, nhưng có vẻ như là chính xác. Mặt tôi đỏ ửng lên vì xấu hổ, ngại ngùng nói:
- À, thì ra là bán cam, em lại cứ tưởng là bán mía cơ đấy.
Lão Ngũ hắng giọng kéo sự chú ý của chúng tôi về phía mình, rồi kể tiếp:
- Mặc mẹ nó bán cái gì, chỉ biết rằng Lưu Bác Ôn sau khi nhìn thấy những hạt cát trắng này liền tuyên bố, đây chính là loại tinh cát có tìm hàng trăm năm cũng không thấy, rồi lập tức sai quân lính gói hết lại, tự mình mang về báo cáo với Chu Nguyên Chương. Câu chuyện sau đó mới gay cấn, chỉ vài ngày sau, quân triều đình lại được lệnh tiếp tục khoét sâu vào lòng núi, họ tìm ra những tảng đá trắng khác và phải mất một năm ròng mới khai thác hết mỏ đá trắng quý hiếm kia. Nhưng chỗ cát trắng đó được vận chuyển đi đâu thì không ai biết, hơn nữa, tất cả những người thợ trực tiếp khai thác đá đều bị chặt đầu, còn đám binh sĩ thì bị đày đi biên giới, ngay cả bản thân Lưu Bác Ôn cũng không có kết thúc tốt đẹp gì, chỉ vài năm sau ông ta đã bị Chu Nguyên Chương sát hại.
Tôi nghe mà choáng váng cả người, lập tức mở miệng thắc mắc:
- Lão Ngũ, nói đi nói lại, những viên tinh cát kia là cái gì, tại sao vì nó mà phải giết hại bao nhiêu người như vậy.
Lão Ngũ lắc đầu rồi nói tiếp:
- Sự tình như thế nào ta cũng không rõ, có lẽ đó là một loại bảo vật vô cùng quý hiếm, hoặc nó có những công dụng khác mà ta vẫn chưa biết, nếu không Chu Nguyên Chương đã không thể giết nhiều người như thế. Về lịch sử của loại Cát bay này, ta nghe sư phụ kể từ rất lâu rồi, nhưng đó cũng chỉ là những lời người được nghe kể lại từ tổ tiên, chỉ biết chắc rằng đó là một loại bảo bối vô cùng lợi hại. Vừa xong hai đứa bay đều nhìn thấy rồi đấy, những viên cát trắng đó chính là tinh cát, hay còn gọi là cát bay, điểm kì diệu nhất của chúng chắc có lẽ là khả năng tự chuyển động như một sinh vật sống, ngoài ra bản thân nó còn có thể tự sản sinh ra một lực đẩy rất mạnh. Đặc biệt là khi kết hợp với Đất chuyển, cho dù là vật nặng cỡ bao nhiêu, nó vẫn có thể khiến trôi bồng bềnh như trong nước vậy. Còn một điều nữa, chúng tuy có sức mạnh kì diệu là thế, nhưng lại rất sợ tiếng động và va chạm, chỉ cần một tiếng động nhỏ thôi cũng khiến mối liên kết của chúng bị đứt gãy trong tức khắc. Lúc nãy, vừa nhìn thấy chúng là ta đã nhận ra ngay, nên mới bảo chúng bay phải bám chặt vào ta, không được động đậy cũng như không được thốt ra bất cứ lời nào, thế nhưng tiếng hắt xì của Lan Lan đã làm kinh động tới chúng, vô tình thả con hắc ưng xổng ra.
Nghe Lão Ngũ nói vậy, lòng tôi cực kì lo lắng, cát bay đã lợi hại như vậy thì không biết lũ hắc ưng kia còn ghê gớm tới mức nào nữa? Tôi vội ngẩng đầu nhìn lên trần nhà, vẫn là một khoảng không vắng lặng, không rõ lũ hắc ưng đang trốn ở đâu?
Bỗng có tiếng chị Giai Tuệ nói với Lão Ngũ:
- Lão Ngũ, cho cháu xem lại mấy hạt cát bay kia với.
Lão Ngũ cẩn trọng hé lòng bàn tay lấy ra một hạt đưa cho chị Giai Tuệ rồi nói:
- Cầm lấy, đừng có làm rơi đấy.
Chị Giai Tuệ cũng cẩn thận không kém, giữ chặt hạt cát giữa hai đầu ngón tay, qua ánh sáng của chiếc gương Dạ Minh, chị nghiêng nghiêng đầu ngắm nghía thật kỹ. Một lúc sau, chị vê vê đầu ngón tay rồi nói với tôi:
- Cái này hay lắm, không rõ nó làm từ chất liệu gì, không hề giống với bất kỳ loại đá nào trước đây mà ta từng nhìn thấy. Nhưng cháu nghĩ rằng đó là kết quả của sự biến hóa môi trường qua hàng nghìn năm, ví dụ như do lực nén hay nhiệt độ môi trường khiến chúng bị thay đổi kết cấu vật lí. Hai người chắc đều biết kim cương và đá graphite chứ, chúng đều được cấu thành từ nguyên tử cacbon nhưng bề ngoài của chúng lại có sự khác biệt rất lớn. Một thứ thì cứng tuyệt đối với vẻ ngoài trong suốt, còn một cái thì lại rất mềm với một màu đen tuyền. Nguyên nhân là do thành phần và cấu trúc của nguyên tử cacbon trong kim cương và đá graphite không giống nhau.
Lão Ngũ nghe lời giải thích của chị Giai Tuệ thì liền gật đầu tán thành:
- Ừ, mi nói hình vuông hình tròn gì thì ta không hiểu lắm, nhưng về kim cương với đá graphite thì ta biết rõ, hai đứa nhìn đây. - Nói rồi, lão rút chuỗi hạt Ô Kim từ trong túi ra. - Cái này làm từ kim cương và đá graphite ra đấy, lúc cứng lúc mềm, ta đoán đó là nhờ vào cái thành phần cấu trúc gì gì đó mà mi vừa giải thích đấy.
Chị Giai Tuệ nhìn chuỗi hạt rồi nói:
- Cũng có thể là vậy. Vừa rồi nghe lão kể về chuyện cát bay với Lưu Bác Ôn, cháu đã lờ mờ hiểu được chút ít, đúng như lời lão vẫn nói, dưới cung này chắc chắn còn rất nhiều chuyện kì lạ đang xảy ra.
Tôi hỏi xen vào:
- Chuyện gì cơ, lẽ nào đám đất cát này lại nhiều chuyện kỳ quái đến vậy sao?
Chị Giai Tuệ lắc đầu, nói tiếp:
- Hai thứ cát này lạ lắm, nhưng chủ yếu vẫn là… - Chị dừng lại một lúc rồi mỉm cười nói với Lão Ngũ. - Đấy là cháu đoán bừa thế thôi, Lão Ngũ kể tiếp về loại Đất chuyển kia đi.
Lão Ngũ nhìn ra xung quanh, gật đầu nói:
- Với tình hình này, xem ra lũ Hắc ưng tạm thời sẽ không làm phiền tới chúng ta đâu. Thôi được, để ta kể chuyện cho hai đứa bay nghe để giết thời gian vậy.
Lão cắn một miếng lương khô, rồi uể oải chuyển sang tư thế khác một lúc rồi mới từ từ kể tiếp:
- Loại Đất chuyển kia thực ra cũng có mối liên qua đến vùng đất Đông Bắc này. Hai đứa có biết vì sao ba tỉnh Đông Bắc lại được gọi là vùng đất đen hay không? Điều này bắt nguồn từ ba vùng đất lớn là Hắc Long Giang, Nộn Giang và Tùng Hoa Giang, những vùng đất này đều được phủ bằng lớp đất đen dày xốp và phì nhiêu, nên hoa màu luôn cho vụ mùa bội thu. Trong đó vùng màu mỡ nhất là vùng phía bắc Hắc Long Giang, nghe nói lớp đất ở đấy dày tới hơn một mét, được khai phá từ thời nhà Thanh. Sau đó, thằng chó Tổng binh Sơn Hải quan Ngô Tam Quế đã vì con nha đầu Trần Viên Viên mà dẫn bọn cẩu Thanh vượt qua cửa ải, trơ mắt cam chịu để bọn nó cướp mất giang sơn, mẹ kiếp, toàn lũ ăn hại…
Từ khi cùng Lão Ngũ vào trong lòng Cố Cung, tôi đã cảm thấy hình như lão có một mối thù không đội trời chung với nhà Thanh, giờ nghe những lời miệt thị này, tôi lại càng khẳng định những ý nghĩ ban đầu của mình là đúng. Thế nhưng có một điều tôi vẫn không sao hiểu nổi, tại sao lão lại mang nỗi hận thù lớn đến như thế với những người đã khuất núi từ lâu?
Đúng lúc đó, tôi nghe thấy tiếng chị Giai Tuệ ho nhẹ, liền vội quay đầu nhìn sang, thấy sắc mặt chị nhợt nhạt nên vội vàng hỏi:
- Chị Giai Tuệ, chị làm sao thế? Trong người không khỏe sao?
Chị Giai Tuệ cười xòa rồi nói:
- Chị không sao, chắc do lúc nãy nhiệt độ thay đổi thất thường, lúc lạnh lúc nóng, nên họng chị hơi đau rát một chút. Lão Ngũ cứ kể tiếp đi. - Nói rồi chị cởi chiếc áo đang buộc quanh eo, khoác lên vai.
Tôi cũng không để ý nữa mà quay sang nghe Lão Ngũ kể chuyện:
- Sau khi quân Thanh chiếm thành, chúng đã quy hoạch và biến nơi đây thành vùng đất cấm, ngày đêm có lính canh gác với lí do bên trong có chứa long mạch.
- Long mạch? - Nghe thấy có “long mạch”, tôi bỗng hào hứng hẳn lên, rồi lập tức liên tưởng tới bộ phi Lộc Đỉnh Ký do Huỳnh Hiểu Minh thủ vai chính, hình như nội dung phim cũng nhắc đến long mạch. Tôi vội vàng hỏi lại. - Có phải là một loại bảo bối không ạ?
Lão Ngũ gật đầu.
- Bảo bối hay không thì ta không dám chắc, chỉ có điều sau khi chiếm được thành, bọn lính đã chém giết tất cả, nên chắc chắn ở đó có không ít vật báu đâu, thế nhưng sau đó những thứ này được chuyển đi đâu thì không ai có thể đoán ra. Có lẽ lũ cẩu quan đã luồn chúng qua một đường hầm bí mật, vì sợ rằng nếu để lại đây thì chẳng mấy chốc sẽ bị đánh cắp, nếu không thì niêm phong thành lại làm gì? Cái thứ long mạch của nợ đó, chắc chỉ là cái cớ.
Chị Giai Tuệ ngẫm nghĩ một lúc rồi lầm bầm:
- Hoặc chính là cái cớ! - Giọng chị có vẻ hoang mang.
Lão Ngũ xua tay ra chiều không quan tâm rồi nói tiếp:
- Thời đó, trong thành vô cùng náo loạn, chẳng có người dân nào muốn tôn tên đầu trọc tết tóc kia làm hoàng đế cả, cả đất nước hỗn loạn, khắp nơi nổ ra bạo loạn. Vài nhân vật trong giới giang hồ cũng không thể ngồi yên, đám đạo tặc thì ra sức mài gươm vào thành ăn trộm, thậm chí còn hi vọng chặt đứt long mạch của bọn chó Thanh, họ đều đồng lòng phản Thanh phục Minh, vì một đất nước bình yên. Cho dù bên trong không có long mạch thì nhất định cũng phải cất giấu vô số vàng bạc và châu báu, nếu thành công thì có thể ăn sung mặc sướng cả đời. Thế nhưng bao nhiêu năm trôi qua, đã rất nhiều người ra đi mà không thấy bóng dáng một ai sống sót trở về chứ đừng nói gì đến đống của cải “tăm” được. Cho tới năm Sùng Trinh niên nguyên, Bả Thế Gia đại thúc Lão Cửu quyết định đích thân tìm kiếm thì đến lúc đó loại bảo bối vô cùng quý hiếm này mới được lộ diện.
Chị Giai Tuệ nghe vậy, liền sốt sắng hỏi lại:
- Lão Ngũ, theo như những gì lão vừa kể thì loại bảo bối Đất chuyển kia là do những người trong phái Đạo môn tìm ra tại Bắc Đại Hoang[2] từ rất lâu rồi?
[2] Chỉ vùng bình nguyên Đông Bắc với ba tỉnh Hắc Long Giang, Tùng Hoa Giang và Nộn Giang.
Chưa kịp để lão trả lời, tôi đã vội cướp lời chị hỏi tiếp:
- Lão Ngũ, cháu thấy cách phân thứ bậc trong Đạo môn rất lạ, tại sao phải phân thành lão này lão kia vậy. Lão là Lão Ngũ, nhưng em trai lão lại là Lão Tam, đây chẳng phải là ngược đời sao? Hơn nữa, tại sao gọi Bả Thế Gia là đại thúc Lão Cửu? Phải dựa vào quy tắc gì vậy ạ?
Chị Giai Tuệ cũng gật đầu rồi hỏi tiếp:
- Đúng thế, Lão Ngũ, có phải Đạo môn phân thứ bậc theo số không? Vậy thì người được gọi là Bả Thế Gia có nghĩa là gì ạ?
Lão Ngũ mỉm cười, vuốt chòm râu, nói:
- Theo quy tắc của môn phái thì ta không được phép tiết lộ bí mật này cho bất kì kẻ ngoại đạo nào, đặc biệt con nhỏ Giai Tuệ còn là cảnh sát, các ngươi thừa hiểu cảnh sát và đạo chích không bao giờ đi chung một đường. Thế nhưng, ông trời đã có duyên để ta và hai đứa gặp nhau, trong mắt ta hai đứa bay chẳng khác gì con cháu cả. Vả lại chúng ta cũng đã vào sinh ra tử mấy phen, vậy hôm nay ta sẽ phá giới giải thích cho hai đứa hiểu rõ.
Thấy Lão Ngũ đồng ý tiết lộ bí mật, tôi vội dỏng tai tập trung lắng nghe những lời của lão. Thực ra về bản chất, Kiện môn ban đầu cũng là một nhánh trong phái Đạo môn, lúc học về lịch sử mở khóa, ông nội tôi cũng đã giới thiệu qua lai lịch cũng như những thủ thuật của phái Đạo môn, nhưng sau khi phân thành các phái khác nhau thì những thông tin cũng không còn nhiều và cụ thể cho lắm. Hôm nay được chính một cao thủ trong phái Đạo môn kể lại hẳn là một cơ hội hiếm có.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.