Thiếp Định Chàng Rồi Quyết Chẳng Buông
Chương 45
Cố Liễu Chi
13/03/2021
Lục Thời Khanh nhanh chóng hối hận, cái tay đáng ăn đòn này! Chưa kể đây không phải chuyện Từ Thiện nên làm, y quên mất cảm giác sống trong nỗi sợ dưới cái bóng người ta à.
Tiếc là cơ thể luôn nhanh hơn đầu óc, nàng đã va vào ngực, y cũng không tiện đẩy nàng xuống sông, thấy nàng đứng vững liền lập tức buông ra, lùi lại một bước:
– Từ mỗ thất lễ rồi.
Nguyên Tứ Nhàn vẫn chưa hết hoảng, khoát tay nói “đa tạ”, cũng lùi về sau một bước, không hiểu sao hơi chột dạ vì sự thân mật ngoài ý muốn này, bèn quay đầu nhìn lại. Dưới cái nhìn ấy, nàng thấy nữ tử phía sau đứng lặng ở đuôi thuyền, ánh mắt xuyên thẳng qua nàng, nhìn người đối diện nàng.
Nàng thấy rõ, vành mắt Hứa Như Thanh đỏ lên, hình như vì nghe tiếng “Từ mỗ” kia.
Nàng chợt cảm thấy chật vật khó hiểu, gật nhẹ đầu với hai người họ rồi vội vã rời đi.
Lục Thời Khanh cố duy trì hướng cổ, kiềm chế bản thân không nhìn nàng, theo Hứa Như Thanh vào trong thuyền ô bồng.
Nguyên Tứ Nhàn còn chính sự muốn bàn với Từ Thiện nên không rời đi ngay mà ở trên bờ chờ hai người. Xa xa nàng nhìn thấy người lái thuyền chống mái chèo đưa con thuyền nhỏ từ từ ra giữa sông.
Tình huống trong thuyền ô bồng không như nàng tưởng tượng. Hứa Như Thanh mời Lục Thời Khanh ngồi vào bên trong xong thở dài:
– Tử Chú, là con à?
Lục Thời Khanh hình như cũng không có ý định giấu giếm, y gỡ mặt nạ xuống, khôi phục giọng nói của mình, áy náy nói:
– Sư mẫu, để người đi uổng công một chuyến rồi.
– Không tính là uổng công, ba năm không nghe giọng chàng, con bắt chước giống lắm.
Hứa Như Thanh rót cho y chén rượu, cười khổ:
– Chỉ có con mới thừa nhận “sư mẫu” này, đừng để chàng nghe thấy, bằng không chàng lại không vui.
Lục Thời Khanh nuốt khan khó nhọc, cau mày.
Hứa Như Thanh tự nói:
– Một ngày ba năm trước, ta nhận được thư chàng, trong thư nói chàng muốn vân du tứ hải, ngắn thì năm năm mười năm, dài thì vĩnh viễn không có ngày về. Ta không tìm được chàng mới chạy đến Trường An hỏi con, kết quả lời giải thích của con lại y hệt chàng.
Sau đó nàng không về nhà.
Chàng nói muốn vân du tứ hải, nàng sẽ lật tung cả tứ hải để tìm chàng.
– Ba tháng trước, lúc nghe tổ phụ nói đến kỳ phổ, kỳ thực ta cũng biết không phải là chàng, nhưng sợ lỡ như phải thì sao, dù khả năng là một phần vạn, ta cũng không dám để mất. Người mang ta tới đây bảo ta đợi hơn hai tháng, mãi đến khi con đi công vụ về kinh, vị tiểu nương tử ban nãy mới mang tin cho ta. Ta liền đoán có lẽ đó là con.
Nói tới đây, nàng cười:
– Tử Chú, mất chàng, ta nhớ đến mức như vậy đấy, con hà tất lại giúp chàng gạt ta. Con nói ta biết với, chàng ra đi thế nào? Trước khi đi… chàng có đau không?
Lục Thời Khanh cảm thấy lưỡi mình đắng chát, trầm mặc một hồi mới nói:
– Lão sư bị ám sát trên đường vào kinh, lúc con chạy đến, người chỉ còn chút hơi thở cuối cùng, gắng gượng viết thư cho sư mẫu, bảo con thay người đưa đến Giang Châu. Con an táng người ở Lạc Dương phụ cận.
Hứa Như Thanh nghe xong, trầm mặc rất lâu, lúc mở miệng lần nữa là nở nụ cười:
– Người chàng nhớ nhất cõi đời này, quả nhiên vẫn là ta.
Rồi lại nói:
– Lạc Dương tốt lắm, mẫu đơn nở đẹp, đúng lúc ta muốn đi xem xem.
Nói xong, nàng ngửa đầu uống chén rượu nóng, sau khi đặt chén xuống thì hỏi:
– Là ai làm?
Lần này, ngữ khí lạnh đi rất nhiều.
Lục Thời Khanh thoáng cau mày:
– Sư mẫu, mấy chuyện này đã có con, người đừng quan tâm, lão sư cũng không mong người nhúng tay vào.
Nàng gật đầu, không khăng khăng nữa, cười cảm khái:
– Con nói chàng kìa, theo ta làm một đôi dã uyên ương không lo không nghĩ tốt biết mấy, cứ đòi quản thiên hạ dân sinh chi không biết.
Lục Thời Khanh mím môi:
– Thế gian không thiếu người “hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn” (1), chỉ thiếu người chí sĩ “vô đạo tắc hiện” (2) như lão sư. Chuyện mà lão sư chưa kịp làm, con sẽ hoàn thành thay lão sư.
(1) Trích “Luận ngữ” của Khổng Tử, nghĩa: lúc thiên hạ có đạo thì ra mặt, lúc thiên hạ vô đạo thì ẩn mình.
(2) Vô đạo tắc hiện: lúc thiên hạ vô đạo, nhiễu nhương loạn lạc thì xuất hiện, đứng ra giúp đời.
Hứa Như Thanh liếc y:
– Làm khó con rồi.
Y lắc đầu:
– Lý tưởng của lão sư cũng là lý tưởng của con, không có gì khó cả.
– Mùa xuân năm ngoái, Giang Châu mất mùa, con phụng mệnh đi thị sát, có biết bách tính nơi đó nói gì về con sau lưng không?
Lục Thời Khanh ngẫm nghĩ, hứng thú hỏi:
– Chó săn của thánh nhân?
– Biết rõ nhỉ.
Nàng nhìn y dò xét:
– Sao, con không để bụng chút nào à?
– Vì sao con phải để bụng?
Y cười:
– Con dùng phương thức “chó săn” để làm chuyện con nên làm. Thế nhân càng hiểu lầm con, chứng tỏ thánh nhân càng tín nhiệm con.
Hứa Như Thanh đáp khẽ, hất cằm về phía bờ sông ở xa xa:
– Cũng không để bụng Nguyên tiểu nương tử người ta nhìn con thế nào à?
Lục Thời Khanh nghẹn.
Mới đầu y đương nhiên không để bụng, cho nên bất luận nàng khách sáo thăm dò lập trường chính trị của y thế nào, y đều mang dáng vẻ “ờ, được, ta sẽ chuyển lời cho thánh nhân”, nhưng lần xuôi nam này, vì để đắp nặn hình tượng hào quang chính nghĩa, giá của y không còn, mà bài bản cũng mất luôn.
Thấy y á khẩu, Hứa Như Thanh bật cười.
Lục Thời Khanh nhìn nàng ấy:
– Sao người biết là nàng, lúc nãy nàng tự giới thiệu với người à?
Hứa Như Thanh lắc đầu:
– Nàng chưa nói. Ta nhìn phản ứng của con mà đoán thôi. Dù sao chuyện Lan Thương huyện chúa theo đuổi Lục thị lang đã đồn khắp phố lớn ngõ nhỏ rồi.
Lục Thời Khanh sững sờ:
– Chuyện này đã đồn tới Giang Châu rồi hả?
– Chưa, sau khi đến Trường An, ta mới nghe.
Thấy y thở phào nhẹ nhõm, Hứa Như Thanh cười nói:
– Có điều ta thấy tin tức của lão bá tánh không đúng, Lan Thương huyện chúa theo đuổi con chỗ nào chứ, rõ ràng là con nhung nhớ người ta mà.
Lục Thời Khanh lại nghẹn.
Hứa Như Thanh tiếp tục nói không tim không phổi:
– Không phải ta đả kích con, ta thấy thái độ của nàng đối với lão sư con không bình thường, ta nhìn mà ghen rồi.
Phải đó!
Lục Thời Khanh cuối cùng tìm được đồng minh có thể kể ra chuyện này, sắc mặt khó coi:
– Đừng nhắc nữa.
Hứa Như Thanh cũng hơi giận:
– Con nói con kìa, mượn tên tuổi lão sư thì cứ mượn, sao còn rước hoa đào cho chàng chứ? Ta mặc kệ vì sao con phải mượn tên chàng, trước đây ta không biết thì thôi, chứ bây giờ biết rồi thì nhất định phải gỡ sạch đóa hoa đào này.
Lục Thời Khanh thầm nhủ vậy hóa ra lại tốt, bèn hỏi:
– Sư mẫu có thượng sách gì?
Hứa Như Thanh vén mớ tóc rối trên trán, tự tin nói:
– Có.
– Xin sư mẫu chỉ giáo.
Một khắc sau, Nguyên Tứ Nhàn chống quai hàm ngồi bên bờ nhìn lòng sông ở xa xa, chợt thấy chiếc thuyền ô bồng nhỏ ấy bắt đầu dao động kịch liệt, trước sau trái phải, lắc qua lắc lại như sắp vỡ ra.
Nàng khiếp sợ nhìn chằm chằm từng vòng gợn sóng dập dềnh giữa sông, lát sau đưa mắt nhìn Thập Thúy cũng vô cùng kinh ngạc bên cạnh.
Thập Thúy đưa tay che mắt nàng, như khẳng định suy nghĩ của nàng:
– Tiểu nương tử, Từ tiên sinh quá lỗ mãng, người đừng nhìn thì hơn…
“Từ tiên sinh” “lỗ mãng” đang đen mặt, luống cuống ngồi trong khoang thuyền, nhìn Hứa Như Thanh đối diện đang ra sức đạp lắc thuyền mà không nỡ nhìn:
– Sư mẫu, người làm vừa vừa phải phải thôi…
Hứa Như Thanh thở hổn hển:
– Không được…! Ta nói con hay, nữ nhân hiểu nữ nhân nhất, sau lần này, đảm bảo tâm tư gì của nàng cũng đều bay biến sạch!
Lục Thời Khanh nghiến răng nghiến lợi:
– Nếu có ngày nàng biết thân phận của con, nhớ lại cảnh này, người bảo nàng nghĩ về con thế nào? Người như vầy không phải giúp con mà là đang đào hố cho con nhảy.
Hứa Như Thanh hùng hồn nói:
– Ta vốn dĩ đâu có giúp con. Ta chỉ không cho phép nàng ngấp nghé lão sư con thôi. Nếu con không để ta làm xong vở diễn này thì ta sẽ mật báo với nàng, vạch trần hết chuyện của con!
Nói rồi, chân nàng càng ra sức đạp mạnh hơn, vừa đạp vừa nói:
– Ta không bảo con cùng lắc với ta đã là rất biết “làm sư mẫu” rồi.
Lục Thời Khanh bất lực nhìn trời, thở dài, cảm nhận độ lắc của thuyền, khó xử:
– Nhưng có phải người đạp hơi quá không, làm gì…
Làm gì mà kịch liệt dữ vậy.
Hứa Như Thanh phì cười:
– Tử Chú, chắc không phải con là gà tơ chưa ăn mặn hả?
– …
Lục Thời Khanh nhẫn nại nói:
– Xin người chú ý cách dùng từ của sư mẫu.
Hứa Như Thanh vừa lắc vừa cười:
– Lão sư con không còn, đương nhiên phải do ta chỉ bảo con rồi. Con nhớ lấy, đây là lão sư con lắc, con phải trò giỏi hơn thầy, bằng không Nguyên tiểu nương tử sẽ chê con.
– …
Lục Thời Khanh nghe không nổi nữa, khóe môi giật giật, nói qua loa:
– Học sinh xin nghe giáo huấn của sư mẫu.
Nhưng Hứa Như Thanh vẫn chưa xong, bảo ban tiếp:
– À đúng, con nhớ canh giờ nữa, phải để ý giờ giấc đấy.
Y nghiến răng nghiến lợi:
– Người mau mau lên, nay trời lạnh, nàng mặc ít lắm.
Hứa Như Thanh nhìn y:
– Không cho phép dùng danh nghĩa lão sư con quan tâm nàng.
– Biết mà.
Hứa Như Thanh cuối cùng cũng chịu dừng, gọi người lái thuyền ở mũi thuyền bị lắc tới đầu óc choáng váng đưa thuyền về, sau đó giả vờ bước chân phù phiếm, khom người xuống thuyền đi vào bờ, khi đến trước mặt Nguyên Tứ Nhàn thì cười nói:
– Nghe nói huyện chúa và A Thiện có chuyện quan trọng cần thương lượng, ta về trước.
Nguyên Tứ Nhàn không thấy lạ khi nàng ấy biết thân phận mình, nghĩ là Từ Thiện nói, nhưng trong lòng vẫn còn chút lúng túng với cảnh ban nãy nên không nhiều lời, chỉ gật đầu với nàng ấy.
Hứa Như Thanh gật nhẹ đầu rồi rời đi, được mấy bước hình như nhớ ra gì đó, quay đầu nói nhỏ vào tai nàng:
– Chuyện giữa cô và Lục thị lang, ta ở thành Trường An nghe được không ít. Ta dạy cô này, miệng nữ nhân chúng ta không phải dùng để dỗ ngọt bên tai nam nhân, phí hết tâm tư nói một ngàn lời ân ái cũng không hữu ích bằng hôn người ta một cái. Nếu không tin, lần sau cô thử xem, bảo đảm làm ít ăn nhiều, tóm gọn vào tay.
Hứa Như Thanh tự cảm thấy mình làm chuyện tốt giúp Lục Thời Khanh, nói xong thì bỏ đi “không màng danh lợi”, để lại Nguyên Tứ Nhàn đơ người tại chỗ.
Lục Thời Khanh xuống thuyền đúng lúc thấy cảnh hai người kề tai nói nhỏ, không biết Hứa Như Thanh nói gì, lòng tò mò ngứa ngáy nhưng không thể dùng thân phận Từ Thiện để hỏi, đành kiềm chế lại, thong thả bước đến trước mặt Nguyên Tứ Nhàn, vừa định mở miệng thì thấy mặt nàng hơi ửng đỏ, giống như bị gió lạnh thổi.
Y vốn định hỏi nàng, hôm nay trừ dẫn Hứa tam nương đến gặp y thì còn chuyện gì muốn thương lượng với y không, nhưng bây giờ y dừng lại. Y cực kỳ muốn nói: trên bờ lạnh lắm, có lời gì để lên thuyền hẵng nói nhé.
Nhưng y đã hứa với Hứa Như Thanh là không dùng thân phận lão sư để quan tâm nàng.
Nguyên Tứ Nhàn thấy y muốn nói lại thôi, bèn hỏi:
– Tiên sinh muốn nói gì? Cứ nói thẳng là được.
Dứt lời, đúng lúc nàng bị gió lạnh thổi hắt hơi một cái.
Lục Thời Khanh lần này không nhịn nữa, nói:
– Bên ngoài trời lạnh, huyện chúa theo ta lên thuyền nói chuyện tốt hơn.
Nói xong, y thật muốn đánh mình một bạt tai.
Xảy ra chuyện như vậy, y cũng đâu có muốn.
Tiếc là cơ thể luôn nhanh hơn đầu óc, nàng đã va vào ngực, y cũng không tiện đẩy nàng xuống sông, thấy nàng đứng vững liền lập tức buông ra, lùi lại một bước:
– Từ mỗ thất lễ rồi.
Nguyên Tứ Nhàn vẫn chưa hết hoảng, khoát tay nói “đa tạ”, cũng lùi về sau một bước, không hiểu sao hơi chột dạ vì sự thân mật ngoài ý muốn này, bèn quay đầu nhìn lại. Dưới cái nhìn ấy, nàng thấy nữ tử phía sau đứng lặng ở đuôi thuyền, ánh mắt xuyên thẳng qua nàng, nhìn người đối diện nàng.
Nàng thấy rõ, vành mắt Hứa Như Thanh đỏ lên, hình như vì nghe tiếng “Từ mỗ” kia.
Nàng chợt cảm thấy chật vật khó hiểu, gật nhẹ đầu với hai người họ rồi vội vã rời đi.
Lục Thời Khanh cố duy trì hướng cổ, kiềm chế bản thân không nhìn nàng, theo Hứa Như Thanh vào trong thuyền ô bồng.
Nguyên Tứ Nhàn còn chính sự muốn bàn với Từ Thiện nên không rời đi ngay mà ở trên bờ chờ hai người. Xa xa nàng nhìn thấy người lái thuyền chống mái chèo đưa con thuyền nhỏ từ từ ra giữa sông.
Tình huống trong thuyền ô bồng không như nàng tưởng tượng. Hứa Như Thanh mời Lục Thời Khanh ngồi vào bên trong xong thở dài:
– Tử Chú, là con à?
Lục Thời Khanh hình như cũng không có ý định giấu giếm, y gỡ mặt nạ xuống, khôi phục giọng nói của mình, áy náy nói:
– Sư mẫu, để người đi uổng công một chuyến rồi.
– Không tính là uổng công, ba năm không nghe giọng chàng, con bắt chước giống lắm.
Hứa Như Thanh rót cho y chén rượu, cười khổ:
– Chỉ có con mới thừa nhận “sư mẫu” này, đừng để chàng nghe thấy, bằng không chàng lại không vui.
Lục Thời Khanh nuốt khan khó nhọc, cau mày.
Hứa Như Thanh tự nói:
– Một ngày ba năm trước, ta nhận được thư chàng, trong thư nói chàng muốn vân du tứ hải, ngắn thì năm năm mười năm, dài thì vĩnh viễn không có ngày về. Ta không tìm được chàng mới chạy đến Trường An hỏi con, kết quả lời giải thích của con lại y hệt chàng.
Sau đó nàng không về nhà.
Chàng nói muốn vân du tứ hải, nàng sẽ lật tung cả tứ hải để tìm chàng.
– Ba tháng trước, lúc nghe tổ phụ nói đến kỳ phổ, kỳ thực ta cũng biết không phải là chàng, nhưng sợ lỡ như phải thì sao, dù khả năng là một phần vạn, ta cũng không dám để mất. Người mang ta tới đây bảo ta đợi hơn hai tháng, mãi đến khi con đi công vụ về kinh, vị tiểu nương tử ban nãy mới mang tin cho ta. Ta liền đoán có lẽ đó là con.
Nói tới đây, nàng cười:
– Tử Chú, mất chàng, ta nhớ đến mức như vậy đấy, con hà tất lại giúp chàng gạt ta. Con nói ta biết với, chàng ra đi thế nào? Trước khi đi… chàng có đau không?
Lục Thời Khanh cảm thấy lưỡi mình đắng chát, trầm mặc một hồi mới nói:
– Lão sư bị ám sát trên đường vào kinh, lúc con chạy đến, người chỉ còn chút hơi thở cuối cùng, gắng gượng viết thư cho sư mẫu, bảo con thay người đưa đến Giang Châu. Con an táng người ở Lạc Dương phụ cận.
Hứa Như Thanh nghe xong, trầm mặc rất lâu, lúc mở miệng lần nữa là nở nụ cười:
– Người chàng nhớ nhất cõi đời này, quả nhiên vẫn là ta.
Rồi lại nói:
– Lạc Dương tốt lắm, mẫu đơn nở đẹp, đúng lúc ta muốn đi xem xem.
Nói xong, nàng ngửa đầu uống chén rượu nóng, sau khi đặt chén xuống thì hỏi:
– Là ai làm?
Lần này, ngữ khí lạnh đi rất nhiều.
Lục Thời Khanh thoáng cau mày:
– Sư mẫu, mấy chuyện này đã có con, người đừng quan tâm, lão sư cũng không mong người nhúng tay vào.
Nàng gật đầu, không khăng khăng nữa, cười cảm khái:
– Con nói chàng kìa, theo ta làm một đôi dã uyên ương không lo không nghĩ tốt biết mấy, cứ đòi quản thiên hạ dân sinh chi không biết.
Lục Thời Khanh mím môi:
– Thế gian không thiếu người “hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn” (1), chỉ thiếu người chí sĩ “vô đạo tắc hiện” (2) như lão sư. Chuyện mà lão sư chưa kịp làm, con sẽ hoàn thành thay lão sư.
(1) Trích “Luận ngữ” của Khổng Tử, nghĩa: lúc thiên hạ có đạo thì ra mặt, lúc thiên hạ vô đạo thì ẩn mình.
(2) Vô đạo tắc hiện: lúc thiên hạ vô đạo, nhiễu nhương loạn lạc thì xuất hiện, đứng ra giúp đời.
Hứa Như Thanh liếc y:
– Làm khó con rồi.
Y lắc đầu:
– Lý tưởng của lão sư cũng là lý tưởng của con, không có gì khó cả.
– Mùa xuân năm ngoái, Giang Châu mất mùa, con phụng mệnh đi thị sát, có biết bách tính nơi đó nói gì về con sau lưng không?
Lục Thời Khanh ngẫm nghĩ, hứng thú hỏi:
– Chó săn của thánh nhân?
– Biết rõ nhỉ.
Nàng nhìn y dò xét:
– Sao, con không để bụng chút nào à?
– Vì sao con phải để bụng?
Y cười:
– Con dùng phương thức “chó săn” để làm chuyện con nên làm. Thế nhân càng hiểu lầm con, chứng tỏ thánh nhân càng tín nhiệm con.
Hứa Như Thanh đáp khẽ, hất cằm về phía bờ sông ở xa xa:
– Cũng không để bụng Nguyên tiểu nương tử người ta nhìn con thế nào à?
Lục Thời Khanh nghẹn.
Mới đầu y đương nhiên không để bụng, cho nên bất luận nàng khách sáo thăm dò lập trường chính trị của y thế nào, y đều mang dáng vẻ “ờ, được, ta sẽ chuyển lời cho thánh nhân”, nhưng lần xuôi nam này, vì để đắp nặn hình tượng hào quang chính nghĩa, giá của y không còn, mà bài bản cũng mất luôn.
Thấy y á khẩu, Hứa Như Thanh bật cười.
Lục Thời Khanh nhìn nàng ấy:
– Sao người biết là nàng, lúc nãy nàng tự giới thiệu với người à?
Hứa Như Thanh lắc đầu:
– Nàng chưa nói. Ta nhìn phản ứng của con mà đoán thôi. Dù sao chuyện Lan Thương huyện chúa theo đuổi Lục thị lang đã đồn khắp phố lớn ngõ nhỏ rồi.
Lục Thời Khanh sững sờ:
– Chuyện này đã đồn tới Giang Châu rồi hả?
– Chưa, sau khi đến Trường An, ta mới nghe.
Thấy y thở phào nhẹ nhõm, Hứa Như Thanh cười nói:
– Có điều ta thấy tin tức của lão bá tánh không đúng, Lan Thương huyện chúa theo đuổi con chỗ nào chứ, rõ ràng là con nhung nhớ người ta mà.
Lục Thời Khanh lại nghẹn.
Hứa Như Thanh tiếp tục nói không tim không phổi:
– Không phải ta đả kích con, ta thấy thái độ của nàng đối với lão sư con không bình thường, ta nhìn mà ghen rồi.
Phải đó!
Lục Thời Khanh cuối cùng tìm được đồng minh có thể kể ra chuyện này, sắc mặt khó coi:
– Đừng nhắc nữa.
Hứa Như Thanh cũng hơi giận:
– Con nói con kìa, mượn tên tuổi lão sư thì cứ mượn, sao còn rước hoa đào cho chàng chứ? Ta mặc kệ vì sao con phải mượn tên chàng, trước đây ta không biết thì thôi, chứ bây giờ biết rồi thì nhất định phải gỡ sạch đóa hoa đào này.
Lục Thời Khanh thầm nhủ vậy hóa ra lại tốt, bèn hỏi:
– Sư mẫu có thượng sách gì?
Hứa Như Thanh vén mớ tóc rối trên trán, tự tin nói:
– Có.
– Xin sư mẫu chỉ giáo.
Một khắc sau, Nguyên Tứ Nhàn chống quai hàm ngồi bên bờ nhìn lòng sông ở xa xa, chợt thấy chiếc thuyền ô bồng nhỏ ấy bắt đầu dao động kịch liệt, trước sau trái phải, lắc qua lắc lại như sắp vỡ ra.
Nàng khiếp sợ nhìn chằm chằm từng vòng gợn sóng dập dềnh giữa sông, lát sau đưa mắt nhìn Thập Thúy cũng vô cùng kinh ngạc bên cạnh.
Thập Thúy đưa tay che mắt nàng, như khẳng định suy nghĩ của nàng:
– Tiểu nương tử, Từ tiên sinh quá lỗ mãng, người đừng nhìn thì hơn…
“Từ tiên sinh” “lỗ mãng” đang đen mặt, luống cuống ngồi trong khoang thuyền, nhìn Hứa Như Thanh đối diện đang ra sức đạp lắc thuyền mà không nỡ nhìn:
– Sư mẫu, người làm vừa vừa phải phải thôi…
Hứa Như Thanh thở hổn hển:
– Không được…! Ta nói con hay, nữ nhân hiểu nữ nhân nhất, sau lần này, đảm bảo tâm tư gì của nàng cũng đều bay biến sạch!
Lục Thời Khanh nghiến răng nghiến lợi:
– Nếu có ngày nàng biết thân phận của con, nhớ lại cảnh này, người bảo nàng nghĩ về con thế nào? Người như vầy không phải giúp con mà là đang đào hố cho con nhảy.
Hứa Như Thanh hùng hồn nói:
– Ta vốn dĩ đâu có giúp con. Ta chỉ không cho phép nàng ngấp nghé lão sư con thôi. Nếu con không để ta làm xong vở diễn này thì ta sẽ mật báo với nàng, vạch trần hết chuyện của con!
Nói rồi, chân nàng càng ra sức đạp mạnh hơn, vừa đạp vừa nói:
– Ta không bảo con cùng lắc với ta đã là rất biết “làm sư mẫu” rồi.
Lục Thời Khanh bất lực nhìn trời, thở dài, cảm nhận độ lắc của thuyền, khó xử:
– Nhưng có phải người đạp hơi quá không, làm gì…
Làm gì mà kịch liệt dữ vậy.
Hứa Như Thanh phì cười:
– Tử Chú, chắc không phải con là gà tơ chưa ăn mặn hả?
– …
Lục Thời Khanh nhẫn nại nói:
– Xin người chú ý cách dùng từ của sư mẫu.
Hứa Như Thanh vừa lắc vừa cười:
– Lão sư con không còn, đương nhiên phải do ta chỉ bảo con rồi. Con nhớ lấy, đây là lão sư con lắc, con phải trò giỏi hơn thầy, bằng không Nguyên tiểu nương tử sẽ chê con.
– …
Lục Thời Khanh nghe không nổi nữa, khóe môi giật giật, nói qua loa:
– Học sinh xin nghe giáo huấn của sư mẫu.
Nhưng Hứa Như Thanh vẫn chưa xong, bảo ban tiếp:
– À đúng, con nhớ canh giờ nữa, phải để ý giờ giấc đấy.
Y nghiến răng nghiến lợi:
– Người mau mau lên, nay trời lạnh, nàng mặc ít lắm.
Hứa Như Thanh nhìn y:
– Không cho phép dùng danh nghĩa lão sư con quan tâm nàng.
– Biết mà.
Hứa Như Thanh cuối cùng cũng chịu dừng, gọi người lái thuyền ở mũi thuyền bị lắc tới đầu óc choáng váng đưa thuyền về, sau đó giả vờ bước chân phù phiếm, khom người xuống thuyền đi vào bờ, khi đến trước mặt Nguyên Tứ Nhàn thì cười nói:
– Nghe nói huyện chúa và A Thiện có chuyện quan trọng cần thương lượng, ta về trước.
Nguyên Tứ Nhàn không thấy lạ khi nàng ấy biết thân phận mình, nghĩ là Từ Thiện nói, nhưng trong lòng vẫn còn chút lúng túng với cảnh ban nãy nên không nhiều lời, chỉ gật đầu với nàng ấy.
Hứa Như Thanh gật nhẹ đầu rồi rời đi, được mấy bước hình như nhớ ra gì đó, quay đầu nói nhỏ vào tai nàng:
– Chuyện giữa cô và Lục thị lang, ta ở thành Trường An nghe được không ít. Ta dạy cô này, miệng nữ nhân chúng ta không phải dùng để dỗ ngọt bên tai nam nhân, phí hết tâm tư nói một ngàn lời ân ái cũng không hữu ích bằng hôn người ta một cái. Nếu không tin, lần sau cô thử xem, bảo đảm làm ít ăn nhiều, tóm gọn vào tay.
Hứa Như Thanh tự cảm thấy mình làm chuyện tốt giúp Lục Thời Khanh, nói xong thì bỏ đi “không màng danh lợi”, để lại Nguyên Tứ Nhàn đơ người tại chỗ.
Lục Thời Khanh xuống thuyền đúng lúc thấy cảnh hai người kề tai nói nhỏ, không biết Hứa Như Thanh nói gì, lòng tò mò ngứa ngáy nhưng không thể dùng thân phận Từ Thiện để hỏi, đành kiềm chế lại, thong thả bước đến trước mặt Nguyên Tứ Nhàn, vừa định mở miệng thì thấy mặt nàng hơi ửng đỏ, giống như bị gió lạnh thổi.
Y vốn định hỏi nàng, hôm nay trừ dẫn Hứa tam nương đến gặp y thì còn chuyện gì muốn thương lượng với y không, nhưng bây giờ y dừng lại. Y cực kỳ muốn nói: trên bờ lạnh lắm, có lời gì để lên thuyền hẵng nói nhé.
Nhưng y đã hứa với Hứa Như Thanh là không dùng thân phận lão sư để quan tâm nàng.
Nguyên Tứ Nhàn thấy y muốn nói lại thôi, bèn hỏi:
– Tiên sinh muốn nói gì? Cứ nói thẳng là được.
Dứt lời, đúng lúc nàng bị gió lạnh thổi hắt hơi một cái.
Lục Thời Khanh lần này không nhịn nữa, nói:
– Bên ngoài trời lạnh, huyện chúa theo ta lên thuyền nói chuyện tốt hơn.
Nói xong, y thật muốn đánh mình một bạt tai.
Xảy ra chuyện như vậy, y cũng đâu có muốn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.