Chương 1: Đề Tựa Sách Thọ Khang Bảo Giám
Ấn Quang Đại Sư
27/07/2021
Chẳng có ai không muốn trường thọ, mạnh khỏe, yên ổn, con cháu đông đảo, công nghiệp lẫy lừng, vận may đưa tới; cũng không có ai muốn bị đoản mạng, chết yểu, bệnh tật, con cháu tuyệt diệt, gia đạo suy đồi, hung thần ngự đến. Đấy là niềm mong ước thường tình của con người trong khắp cõi đời, dẫu là đứa trẻ mới cao ba thước (thước Tàu), không ai là chẳng [mong muốn] như vậy. Dẫu là kẻ chí ngu, cũng hoàn toàn chẳng vui mừng vì bị tai họa, chán phước, ghét lành; nhưng kẻ hiếu sắc tham dâm thì những điều tâm họ mong mỏi và những chuyện thân họ làm, đích thực là trái nghịch nhau. Rốt cuộc đến nỗi chuyện chẳng mong muốn lại bị, chuyện mong muốn không có cách nào đạt được, chẳng đáng buồn ư? Khoan hãy nói đến kẻ buông tuồng nơi hoa, nơi liễu, chỉ mong mỏi chuyện ấy; ngay trong vòng vợ chồng, nếu cứ tham đắm, ắt sẽ bị táng thân, mất mạng! Cũng có kẻ chẳng quá mức tham đắm, nhưng do không biết kiêng kỵ (những chuyện kiêng kỵ được ghi đầy đủ ở phần sau cuốn sách, cho nên ở đây, tôi không ghi rõ) cứ mạo muội theo đuổi, đến nỗi bị tử vong, thật quá đáng thương! Vì thế, tiền hiền soạn sách Bất Khả Lục thuật rõ cặn kẽ mối hại sắc dục, [sưu tập] những câu cách ngôn khuyên răn kiêng dâm, bớt dục, những câu chuyện chứng tỏ “phước thiện, họa dâm”[2], phương pháp trì giới, như ngày tháng, những lúc, những nơi chốn, những người, những việc nên kiêng kỵ, chẳng ngại phiền phức, đều được trình bày cặn kẽ, ngõ hầu người đọc biết phải nên kiêng dè những gì. Tâm giác thế cứu dân ấy, có thể nói là “khẩn thiết, châu đáo, thiết tha hết mực!” Ấn Quang lại tăng đính[3] sách ấy, đặt tên là Thọ Khang Bảo Giám và quyên mộ để in ra, hòng lưu truyền rộng rãi, là vì có nỗi đau lòng chẳng thể chịu được!
Một đệ tử [của Quang] là La Tế Đồng, người Tứ Xuyên, bốn mươi sáu tuổi, có thuyền buôn ở Thượng Hải, tánh tình khá trung hậu, tin sâu Phật pháp, cùng với nhóm ông Quan Quýnh Chi v.v… đồng sáng lập Tịnh Nghiệp Xã. Trong những năm Dân Quốc 12, 13 (1923-1924), thường muốn đến núi [Phổ Đà] quy y, do bận việc, nên chưa được thỏa nguyện. Năm Dân Quốc 14 (1925), ông ta mắc bệnh cổ trướng mấy tháng, tình thế cực nguy hiểm, chữa thuốc Tàu, thuốc Tây đều vô hiệu. Đến ngày Mười Bốn tháng Tám, thanh toán tiền thuốc, vì số tiền quá lớn, liền bực mình nói: “Từ đây dù có chết, ta cũng không uống thuốc nữa”. Bà vợ bèn đối trước Phật cầu đảo khẩn thiết, nguyện suốt đời ăn chay, niệm Phật, cầu cho chồng được lành bệnh. Ngay trưa hôm ấy, bệnh liền chuyển biến, đi tiêu xả ào ạt nước ứ ra, không thuốc gì mà hết bệnh.
Cuối tháng Tám, Quang đến đất Thân (Thượng Hải), ngụ tại chùa Thái Bình. Ngày mồng Hai tháng Chín, đến Tịnh Nghiệp Xã họp mặt cùng ông Quan Quýnh Chi, ông Tế Đồng cũng có mặt. Tuy thân thể chưa hoàn toàn khỏe hẳn, nhưng khí sắc thuần tịnh, tươi tắn không ai bằng. Gặp Quang, ông ta vui mừng thưa: “Sư phụ đến rồi! Con xin quy y tại đất Thân, chẳng cần phải lên núi nữa!” Ông ta chọn ngày mồng Tám, cùng vợ đến chùa Thái Bình, cùng thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Lại thỉnh các cư sĩ Trình Tuyết Lâu, Quan Quýnh Chi, Đinh Quế Tiêu, Âu Dương Thạch Chi, Từ Trĩ Liên, Nhậm Tâm Bạch v.v… bồi tiếp Quang dùng cơm. Ngày mồng Mười, lại mời Quang đến nhà dùng cơm, và nói: “Sư phụ chính là cha mẹ của bọn đệ tử, bọn đệ tử chính là con cái của sư phụ”. Quang nói: “Cha mẹ chỉ lo khi con bệnh, nay bệnh ông tuy khá, nhưng chưa bình phục, hãy nên thận trọng”. Tiếc là chưa nói rõ “chuyện phải thận trọng” chính là chuyện phòng sự (ân ái). Đến hôm cuối tháng, tại Công Đức Lâm mở hội Cảm Hóa Nhà Tù, ông ta cũng dự hội. Buổi hội giải tán xong, có mười mấy người giữ Quang lại dùng cơm. Ông ta vừa mới đến, bèn cùng người trông coi sổ sách trao đổi mấy câu rồi đi, sắc mặt giống hệt như người chết, Quang biết là do ông ta phạm phải phòng sự mà ra. Rất hối tiếc lúc đó chỉ nói “cha mẹ chỉ lo khi con bệnh”, chưa từng nói rõ duyên do, đến nỗi ông ta lại bị nguy ngập.
Muốn tu chỉnh sách này để khẩn thiết khuyên răn, nhưng do bận bịu, chưa làm được. Ngày mồng Sáu tháng Chín, Quang về núi, bèn gởi ngay một lá thư, trình bày hết sức tường tận lẽ lợi, hại, nhưng đã không còn thuốc gì cứu được nữa, mấy ngày sau [ông ta] mất. Lúc mất, ông Quan Quýnh Chi mời các vị cư sĩ đều đến niệm Phật, ông La có được vãng sanh Tây Phương hay không, chưa thể biết, nhưng không đến nỗi đọa lạc. Ôi! Bị bệnh nặng mấy tháng, do Tam Bảo gia bị, nên không dùng thuốc mà được lành bệnh, trong vòng mười mấy ngày, khí sắc tươi tỉnh vượt xa người bình thường. Do không biết thận trọng, lầm lẫn phạm phải phòng sự mà chết. Không chỉ là tự tàn hại cuộc đời, mà còn cô phụ từ ân của Tam Bảo quá đỗi! Quang nghe tin cáo phó, tâm đau xót, nghĩ cõi đời chẳng biết kiêng kỵ, cứ mạo muội theo đuổi chuyện đó, đến nỗi mất mạng nhiều vô số! Nếu chẳng lập cách ngăn ngừa, gìn giữ trước, đúng là đã đánh mất đạo từ bi cứu khổ của đức Như Lai. Tính đem Bất Khả Lục tăng đính, ấn loát lưu truyền rộng rãi, ngõ hầu cả thế gian đều biết kiêng kỵ, chẳng đến nỗi lầm lẫn, đánh mất tánh mạng.
Một vị cư sĩ đem số tiền do mẹ để lại là một ngàn sáu trăm đồng, tính in thiện thư để thí tặng. Quang bảo ông ta dùng hết số tiền ấy để in Thọ Khang Bảo Giám, hòng cứu vớt thanh niên nam nữ chưa gặp cảnh nguy hiểm. Tức là do cái chết của một mình ông La Tế Đồng, sẽ khiến cho hết thảy những người đọc sách này trong hiện tại và vị lai, đều biết phải nên răn dè, thận trọng, cũng như do xoay vần lưu thông, lần lượt khuyên bảo lẫn nhau, sẽ khiến cho cả thế gian đều cùng hưởng trường thọ, mạnh khỏe, bình yên, nỗi khổ “quan, quả, cô, độc”[4] ngày càng ít thấy. Như vậy thì do cái chết của một mình ông La Tế Đồng, lại khiến cho hết thảy mọi người đều được sống thọ, khỏe mạnh, thì cái chết của ông Tế Đồng sẽ có công đức. Nhờ công đức ấy, hồi hướng vãng sanh, ắt sẽ từ tạ Sa Bà, cao đăng Cực Lạc, làm đệ tử của Phật Di Đà, làm bạn lành trong hải chúng. Mạnh Tử nói: “Dưỡng tâm giả, mạc thiện vu quả dục” (Dưỡng tâm thì không gì tốt bằng bớt ham muốn). Tuy cũng có kẻ thiểu dục mà đoản mạng, nhưng cũng rất ít. Cũng có người đa dục, vẫn sống lâu, nhưng [người như vậy] ít lắm! Lúc mạnh khỏe còn nên tiết dục, huống chi lúc bệnh nặng mới lành!
Mười năm trước, con của một vị đại thương gia, học Tây Y ở Nhật Bản, đỗ đầu, ngồi xe điện. Xe chưa ngừng, đã nhảy xuống, ngã gãy cánh tay. Do chính anh ta là bác sĩ, nên chữa trị ngay. Phàm bị thương ở xương, ắt phải kiêng nữ sắc trong vòng một trăm mấy mươi ngày. Cánh tay của anh ta lành chưa được bao lâu, do mừng thọ mẹ, liền trở về nước, đêm ngủ cùng vợ, ngày hôm sau liền chết. Anh chàng này khá thông minh, sắp thành bác sĩ, sao lại đối với chuyện kiêng kỵ này lại ngờ nghệch chẳng biết, để đến nỗi khoảnh khắc khoái lạc cướp mất tánh mạng rất trọng? Đáng buồn quá sức!
Năm trước, một thương nhân đang gặp vận may, hôm trước giành được mối lợi sáu bảy trăm đồng, khá đắc ý. Ngày hôm sau, từ chỗ người thiếp đi đến chỗ vợ cả, người vợ vui lắm. Lúc đó, nhằm tháng Năm, trời rất nóng, vợ bật quạt điện, sắp đặt chậu tắm, lấy nước đá pha mật cho uống. Chỉ biết giải nhiệt cho mát, nào biết: Hễ muốn ân ái, không được dùng chất lạnh. Chưa đầy ba tiếng sau, đau bụng chết tốt! Do vậy biết: Vì thế gian chẳng biết kiêng kỵ, cứ làm bừa đi, đến nỗi tử vong chẳng biết mấy ngàn vạn ức! Nhưng từ xưa đến nay, người có phước lớn nhất, không ai hơn hoàng đế. Phước lớn thì thọ cũng phải dài! Thử xét kỹ xem: Mười ông vua, có tám chín ông không thọ; chẳng phải là vì dục sự quá nhiều, lại do chẳng biết kiêng kỵ, đến nỗi tự rút ngắn tuổi thọ đó ư? Người đại thông minh trong thế gian, đa phần thường chẳng thọ, là vì không hiểu kỹ chuyện này mà nên nỗi! Quang thường nói: “Người đời trong mười phần, có đến bốn phần do sắc dục mà chết. Bốn phần tuy chẳng chết trực tiếp vì sắc dục, thì cũng vì do tham sắc dục mà bị hao tổn, chịu đủ mọi thứ cảm xúc gián tiếp khác mà chết. Người vốn do số mạng mà chết, bất quá chỉ là một hai phần trong mười phần mà thôi!” Thế giới mênh mông, nhân dân đông đảo, mười phần có tới tám chín phần chết vì sắc dục, chẳng đáng buồn ư? Đấy chính là lý do Quang lưu thông sách Thọ Khang Bảo Giám. Mong những người yêu thương con cái trong cõi đời, cũng như những ai vì đồng bào tạo hạnh phúc, ngăn ngừa họa hoạn, thảy đều phát tâm ấn tống, xoay vần lưu thông, khiến cho ai nấy đều biết những điều kiêng kỵ, ngõ hầu chẳng đến nỗi lầm lạc, đánh mất tánh mạng, cũng như chẳng bị tàn tật, đến nỗi không thể thành tựu. Những kẻ buông tuồng tìm hoa kiếm liễu, đa số là vì không có chánh kiến, bị lầm lạc bởi bè bạn phóng túng hoặc dâm thư, đến nỗi hãm thân trong biển dục, không thể thoát được! Nếu chịu đọc kỹ [sách này], sẽ biết lợi hại sâu xa, đối với những điều quan hệ đến sự vinh diệu hay nhục nhã của tổ tông, cha mẹ, cũng như đối với sự “sống, chết, thành, bại” của bản thân lẫn gia đình, cũng như con cháu hiền hay ngu, tuyệt diệt hay hưng vượng, sẽ đều hiểu rõ như nhìn vào ngọn lửa. Nếu thiên lương chưa hoàn toàn mê muội, có ai hễ mắt nhìn đến, mà tâm chẳng kinh hoàng, nỗ lực đau đáu kiêng dè ư? Sẽ thấy từ đó về sau, ai nấy vui hưởng mối thiên luân vợ chồng, chẳng đến nỗi tham dục tổn thân, sẽ tề mi giai lão[5], vừa thọ, vừa khỏe mạnh. Người ít dục thường đông con. Con của họ chắc chắn thể chất mạnh mẽ, tâm chí trinh lương, không chỉ chẳng mắc lỗi tự tổn hại thân thể, mà chắc chắn còn trở thành hạng lanh lợi làm rạng mày nở mặt cha mẹ. Đấy chính là điều Quang thơm thảo mong mỏi dài lâu. Nguyện người đọc cùng thể hiện sự đồng tình, tùy duyên lưu truyền, thì nhân dân may mắn lắm, mà nước nhà cũng may mắn lắm thay!
Cuối Xuân năm Dân Quốc 16 (1927), tức năm Đinh Mão, Thường Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang kính soạn
Một đệ tử [của Quang] là La Tế Đồng, người Tứ Xuyên, bốn mươi sáu tuổi, có thuyền buôn ở Thượng Hải, tánh tình khá trung hậu, tin sâu Phật pháp, cùng với nhóm ông Quan Quýnh Chi v.v… đồng sáng lập Tịnh Nghiệp Xã. Trong những năm Dân Quốc 12, 13 (1923-1924), thường muốn đến núi [Phổ Đà] quy y, do bận việc, nên chưa được thỏa nguyện. Năm Dân Quốc 14 (1925), ông ta mắc bệnh cổ trướng mấy tháng, tình thế cực nguy hiểm, chữa thuốc Tàu, thuốc Tây đều vô hiệu. Đến ngày Mười Bốn tháng Tám, thanh toán tiền thuốc, vì số tiền quá lớn, liền bực mình nói: “Từ đây dù có chết, ta cũng không uống thuốc nữa”. Bà vợ bèn đối trước Phật cầu đảo khẩn thiết, nguyện suốt đời ăn chay, niệm Phật, cầu cho chồng được lành bệnh. Ngay trưa hôm ấy, bệnh liền chuyển biến, đi tiêu xả ào ạt nước ứ ra, không thuốc gì mà hết bệnh.
Cuối tháng Tám, Quang đến đất Thân (Thượng Hải), ngụ tại chùa Thái Bình. Ngày mồng Hai tháng Chín, đến Tịnh Nghiệp Xã họp mặt cùng ông Quan Quýnh Chi, ông Tế Đồng cũng có mặt. Tuy thân thể chưa hoàn toàn khỏe hẳn, nhưng khí sắc thuần tịnh, tươi tắn không ai bằng. Gặp Quang, ông ta vui mừng thưa: “Sư phụ đến rồi! Con xin quy y tại đất Thân, chẳng cần phải lên núi nữa!” Ông ta chọn ngày mồng Tám, cùng vợ đến chùa Thái Bình, cùng thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Lại thỉnh các cư sĩ Trình Tuyết Lâu, Quan Quýnh Chi, Đinh Quế Tiêu, Âu Dương Thạch Chi, Từ Trĩ Liên, Nhậm Tâm Bạch v.v… bồi tiếp Quang dùng cơm. Ngày mồng Mười, lại mời Quang đến nhà dùng cơm, và nói: “Sư phụ chính là cha mẹ của bọn đệ tử, bọn đệ tử chính là con cái của sư phụ”. Quang nói: “Cha mẹ chỉ lo khi con bệnh, nay bệnh ông tuy khá, nhưng chưa bình phục, hãy nên thận trọng”. Tiếc là chưa nói rõ “chuyện phải thận trọng” chính là chuyện phòng sự (ân ái). Đến hôm cuối tháng, tại Công Đức Lâm mở hội Cảm Hóa Nhà Tù, ông ta cũng dự hội. Buổi hội giải tán xong, có mười mấy người giữ Quang lại dùng cơm. Ông ta vừa mới đến, bèn cùng người trông coi sổ sách trao đổi mấy câu rồi đi, sắc mặt giống hệt như người chết, Quang biết là do ông ta phạm phải phòng sự mà ra. Rất hối tiếc lúc đó chỉ nói “cha mẹ chỉ lo khi con bệnh”, chưa từng nói rõ duyên do, đến nỗi ông ta lại bị nguy ngập.
Muốn tu chỉnh sách này để khẩn thiết khuyên răn, nhưng do bận bịu, chưa làm được. Ngày mồng Sáu tháng Chín, Quang về núi, bèn gởi ngay một lá thư, trình bày hết sức tường tận lẽ lợi, hại, nhưng đã không còn thuốc gì cứu được nữa, mấy ngày sau [ông ta] mất. Lúc mất, ông Quan Quýnh Chi mời các vị cư sĩ đều đến niệm Phật, ông La có được vãng sanh Tây Phương hay không, chưa thể biết, nhưng không đến nỗi đọa lạc. Ôi! Bị bệnh nặng mấy tháng, do Tam Bảo gia bị, nên không dùng thuốc mà được lành bệnh, trong vòng mười mấy ngày, khí sắc tươi tỉnh vượt xa người bình thường. Do không biết thận trọng, lầm lẫn phạm phải phòng sự mà chết. Không chỉ là tự tàn hại cuộc đời, mà còn cô phụ từ ân của Tam Bảo quá đỗi! Quang nghe tin cáo phó, tâm đau xót, nghĩ cõi đời chẳng biết kiêng kỵ, cứ mạo muội theo đuổi chuyện đó, đến nỗi mất mạng nhiều vô số! Nếu chẳng lập cách ngăn ngừa, gìn giữ trước, đúng là đã đánh mất đạo từ bi cứu khổ của đức Như Lai. Tính đem Bất Khả Lục tăng đính, ấn loát lưu truyền rộng rãi, ngõ hầu cả thế gian đều biết kiêng kỵ, chẳng đến nỗi lầm lẫn, đánh mất tánh mạng.
Một vị cư sĩ đem số tiền do mẹ để lại là một ngàn sáu trăm đồng, tính in thiện thư để thí tặng. Quang bảo ông ta dùng hết số tiền ấy để in Thọ Khang Bảo Giám, hòng cứu vớt thanh niên nam nữ chưa gặp cảnh nguy hiểm. Tức là do cái chết của một mình ông La Tế Đồng, sẽ khiến cho hết thảy những người đọc sách này trong hiện tại và vị lai, đều biết phải nên răn dè, thận trọng, cũng như do xoay vần lưu thông, lần lượt khuyên bảo lẫn nhau, sẽ khiến cho cả thế gian đều cùng hưởng trường thọ, mạnh khỏe, bình yên, nỗi khổ “quan, quả, cô, độc”[4] ngày càng ít thấy. Như vậy thì do cái chết của một mình ông La Tế Đồng, lại khiến cho hết thảy mọi người đều được sống thọ, khỏe mạnh, thì cái chết của ông Tế Đồng sẽ có công đức. Nhờ công đức ấy, hồi hướng vãng sanh, ắt sẽ từ tạ Sa Bà, cao đăng Cực Lạc, làm đệ tử của Phật Di Đà, làm bạn lành trong hải chúng. Mạnh Tử nói: “Dưỡng tâm giả, mạc thiện vu quả dục” (Dưỡng tâm thì không gì tốt bằng bớt ham muốn). Tuy cũng có kẻ thiểu dục mà đoản mạng, nhưng cũng rất ít. Cũng có người đa dục, vẫn sống lâu, nhưng [người như vậy] ít lắm! Lúc mạnh khỏe còn nên tiết dục, huống chi lúc bệnh nặng mới lành!
Mười năm trước, con của một vị đại thương gia, học Tây Y ở Nhật Bản, đỗ đầu, ngồi xe điện. Xe chưa ngừng, đã nhảy xuống, ngã gãy cánh tay. Do chính anh ta là bác sĩ, nên chữa trị ngay. Phàm bị thương ở xương, ắt phải kiêng nữ sắc trong vòng một trăm mấy mươi ngày. Cánh tay của anh ta lành chưa được bao lâu, do mừng thọ mẹ, liền trở về nước, đêm ngủ cùng vợ, ngày hôm sau liền chết. Anh chàng này khá thông minh, sắp thành bác sĩ, sao lại đối với chuyện kiêng kỵ này lại ngờ nghệch chẳng biết, để đến nỗi khoảnh khắc khoái lạc cướp mất tánh mạng rất trọng? Đáng buồn quá sức!
Năm trước, một thương nhân đang gặp vận may, hôm trước giành được mối lợi sáu bảy trăm đồng, khá đắc ý. Ngày hôm sau, từ chỗ người thiếp đi đến chỗ vợ cả, người vợ vui lắm. Lúc đó, nhằm tháng Năm, trời rất nóng, vợ bật quạt điện, sắp đặt chậu tắm, lấy nước đá pha mật cho uống. Chỉ biết giải nhiệt cho mát, nào biết: Hễ muốn ân ái, không được dùng chất lạnh. Chưa đầy ba tiếng sau, đau bụng chết tốt! Do vậy biết: Vì thế gian chẳng biết kiêng kỵ, cứ làm bừa đi, đến nỗi tử vong chẳng biết mấy ngàn vạn ức! Nhưng từ xưa đến nay, người có phước lớn nhất, không ai hơn hoàng đế. Phước lớn thì thọ cũng phải dài! Thử xét kỹ xem: Mười ông vua, có tám chín ông không thọ; chẳng phải là vì dục sự quá nhiều, lại do chẳng biết kiêng kỵ, đến nỗi tự rút ngắn tuổi thọ đó ư? Người đại thông minh trong thế gian, đa phần thường chẳng thọ, là vì không hiểu kỹ chuyện này mà nên nỗi! Quang thường nói: “Người đời trong mười phần, có đến bốn phần do sắc dục mà chết. Bốn phần tuy chẳng chết trực tiếp vì sắc dục, thì cũng vì do tham sắc dục mà bị hao tổn, chịu đủ mọi thứ cảm xúc gián tiếp khác mà chết. Người vốn do số mạng mà chết, bất quá chỉ là một hai phần trong mười phần mà thôi!” Thế giới mênh mông, nhân dân đông đảo, mười phần có tới tám chín phần chết vì sắc dục, chẳng đáng buồn ư? Đấy chính là lý do Quang lưu thông sách Thọ Khang Bảo Giám. Mong những người yêu thương con cái trong cõi đời, cũng như những ai vì đồng bào tạo hạnh phúc, ngăn ngừa họa hoạn, thảy đều phát tâm ấn tống, xoay vần lưu thông, khiến cho ai nấy đều biết những điều kiêng kỵ, ngõ hầu chẳng đến nỗi lầm lạc, đánh mất tánh mạng, cũng như chẳng bị tàn tật, đến nỗi không thể thành tựu. Những kẻ buông tuồng tìm hoa kiếm liễu, đa số là vì không có chánh kiến, bị lầm lạc bởi bè bạn phóng túng hoặc dâm thư, đến nỗi hãm thân trong biển dục, không thể thoát được! Nếu chịu đọc kỹ [sách này], sẽ biết lợi hại sâu xa, đối với những điều quan hệ đến sự vinh diệu hay nhục nhã của tổ tông, cha mẹ, cũng như đối với sự “sống, chết, thành, bại” của bản thân lẫn gia đình, cũng như con cháu hiền hay ngu, tuyệt diệt hay hưng vượng, sẽ đều hiểu rõ như nhìn vào ngọn lửa. Nếu thiên lương chưa hoàn toàn mê muội, có ai hễ mắt nhìn đến, mà tâm chẳng kinh hoàng, nỗ lực đau đáu kiêng dè ư? Sẽ thấy từ đó về sau, ai nấy vui hưởng mối thiên luân vợ chồng, chẳng đến nỗi tham dục tổn thân, sẽ tề mi giai lão[5], vừa thọ, vừa khỏe mạnh. Người ít dục thường đông con. Con của họ chắc chắn thể chất mạnh mẽ, tâm chí trinh lương, không chỉ chẳng mắc lỗi tự tổn hại thân thể, mà chắc chắn còn trở thành hạng lanh lợi làm rạng mày nở mặt cha mẹ. Đấy chính là điều Quang thơm thảo mong mỏi dài lâu. Nguyện người đọc cùng thể hiện sự đồng tình, tùy duyên lưu truyền, thì nhân dân may mắn lắm, mà nước nhà cũng may mắn lắm thay!
Cuối Xuân năm Dân Quốc 16 (1927), tức năm Đinh Mão, Thường Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang kính soạn
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.